You are on page 1of 15

1

TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG


Tổ: Ngữ văn
……………………………………………………………………………………………………………

Tuần 1: 6/9/2021 – 11/9/2021


TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I . Các bộ phận hợp thành của VHVN:


1.Văn học dân gian :
- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Các tri thức có thể tham
gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm
chung của nhân dân.
+ Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ,
câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .
- Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể, và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời
sống cộng đồng.
2. Văn học viết :
- Khái niệm: Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân. Tác phẩm văn học viết
mang dấu ấn của tác giả.
- Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại chủ yếu bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ .
- Thể loại:
+ Từ thế kỉ X -XIX có ba nhóm thể loại chủ yếu:
* Văn xuôi ( truyện, kí tiểu thuyết chương hồi).
* Thơ ( thơ cổ phong đường luật, từ khúc).
* Văn biền ngữ ( phú, cáo, văn tế).
* Chữ Nôm có thơ Nôm đường luật, từ khúc, ngâm khúc, hát nói…
+ Từ đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình thể loại văn học có ranh giới tương đối rõ ràng hơn: loại hình tự
sự, trữ tình, kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
1.Văn học trung đại: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) :
+ XHPK hình thành ,phát triển và suy thoái,công cuộc xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm
- Chữ Hán du nhập vào VN từ đầu công nguyên nhưng đến thế kỷ X khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập,
văn học viết mới thực sự hình thành .
- Văn học thời kì này được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm do ảnh hưởng chủ yếu văn học trung đại Trung
Quốc (Phong kiến xâm lược). Văn học chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho giáo, Phật
giáo, Lão Tử. Sáng tạo các thể loại trên cơ sở ảnh hưởng các thể loại của văn học Trung Quốc. Văn học Chữ
Nôm phát triển là bằng chứng hùng hồn cho ý thức xây dựng 1 nền văn học độc lập của dân tộc ta.
- Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
+ Chữ Hán.
+ Chữ Nôm.
=> Sự phát triển chữ Nôm và văn học chữ Nôm luôn gắn với những truyền thống của dân tộc: lòng yêu nước,
tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện thinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao
2.Văn học hiện đại : (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :
* Bối cảnh lịch sử: Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học để đổi
mới. Đặc biệt là tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Âu – Mĩ, làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ,
cách cảm và cách nói của người Việt Nam.
* Chia 4 giai đoạn:
+ Từ đầu XX đến năm 1930
+ Từ 1930 đến năm 1945
+ Từ 1945 đến năm 1975
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
2

+ Từ 1975 đến nay


* Đặc điểm chung:
- Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa
của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.
* Sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam:
- Về tác giả: Đã xuất hiện nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ là nghề nghiệp.
- Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn,
mối quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
- Về thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… thay thế hệ thống thể loại cũ.
- Về thi pháp: Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã, của VHTD không còn thích hợp và lối viết hiện thực đề cao cá
tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.
III.Con người Việt Nam qua văn học:
Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người
Việt Nam trong nhiều mối quan hệ:
1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Văn học dân gian:
+Tư duy huyền thoại, kể về quá trình nhận thức, ... tích lũy hiểu biết thiên nhiên.
+Con người và thiên nhiên thân thiết.
- Thơ ca trung đại: Thiên nhiên gắn lý tưởng, đạo đức, thẩm mỹ
- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện qua tình yêu đất nước, cuộc sống, lứa đôi
→Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể
hiện chính mình.
2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc:
- Người Việt Nam mang một tấm lòng yêu nước thiết tha.
- Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Yêu làng xóm, quê hương.
+ Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.
- Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”
3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội:
- Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.
- Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với số phận con người bị áp bức.
- Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp.
→Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.
4. Con người Việt Nam và ý thức về cá nhân:
Văn họcdân tộc thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam (nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị
tha, đức hi sinh,…), đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực
đoan…
-> Văn học dân tộc tập trung xây dựng một đạo lí làm người tốt đẹp.

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ


1. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội,
được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức,
tình cảm, hành động...
2. Hoạt động giao tiếp bao gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện), lĩnh hội văn
bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra đồng thời, trong sự tương tác với nhau.
3. Hoạt động giao tiếp chịu sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao
tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức gia
--------------------------------------------------------------
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
3

CHUYÊN ĐỀ: ÔN LUYỆN – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ NLXH


Phần lý thuyết:
 ĐỌC HIỂU:
DẠNG 1: CÂU HỎI PHÁT HIỆN
1. Thể thơ, phương thức biểu đạt, câu chủ đề, kết cấu văn bản, thao tác lập luận, phong cách
ngôn ngữ, thể thơ,....
2. Trong văn bản, theo tác giả...
+ Phát hiện nguyên câu: Tìm, chép lại câu văn, câu thơ.
+ Phát hiện Từ ngữ, hình ảnh :Tìm, câu văn, câu thơ => lặt ra từ ngữ, hình ảnh ( cụm
từ)
DẠNG 2: CÂU HỎI THÔNG HIỂU
1. Hiểu, có nghĩa là gì?
- Nghĩa đen (chép lại, thêm từ)
- Nghĩa bóng (tác giả: thái độ, thông điệp)
2. Theo anh/chị, tại sao ,vì sao? ...
- Giải thích nghĩa (Đen)
- Lí giải tại sao ( nhận xét thái độ tác giả)
3. Nội dung:
- Ý 1: Những cái hiện lên trên bề mặt câu chữ (… như thế nào?)
- Ý 2: Nhìn thấy những vấn đề được suy ra, hoặc nâng cao từ bề mặt câu chữ (Ý nghĩa)
-> Tác giả (thái độ , thông điệp)
4. Biện pháp tu từ:
- Phát hiện: câu hỏi tu từ, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, liệt kê, phóng đại, nói giảm, đảo
ngữ, điệp (từ, ngữ, cấu trúc),...-> gọi tên bptt ( dẫn chứng)
- Tác dụng:
+ Nội dung: bptt trên nhằm nổi bật/ nhấn mạnh (ai/ cái gì - như thế nào?)
+ Nghệ thuật: tăng tính gợi hình, tạo sự nhịp nhàng, suy tư trăn trở, ...
DẠNG 3: CÂU HỎI VẬN DỤNG
1. Đồng ý/ đồng tình?
-> Chọn ý kiến
-> Lí giải vì sao? ( dựa theo đề, diễn nghĩa ra...)
2. Suy nghĩ, ý kiến...
-> Nhận xét về vấn đề
-> Liên hệ bản thân...(bài học, hành động...)
3. Thông điệp nào?
-> Lựa chọn thông điệp, lí giải, rút ra bài học ... ( Nên, Hãy, Đừng...)
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác khi thấy điều gì đó xảy ra không như
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
4

mong muốn, cho dù sai lầm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mình. Đó là cách giúp ta
nhanh chóng giải tỏa nỗi bức xúc trong lòng. Tuy nhiên, khi làm vậy, ta không chỉ tự làm xấu
đi hình ảnh mình trong mắt người khác mà còn chẳng giải quyết được vấn đề gì. Bên cạnh đó,
thói xấu đổ lỗi còn che mờ sự sáng suốt của ta, khiến ta trở thành kẻ hèn nhát không dám đối
diện với chính mình. Nó lôi cuốn ta rơi vào vòng tròn luẩn quẩn để rồi sau đó, ngay bản thân
ta cũng không thể nhớ chính xác những cuộc tranh cãi và chỉ trích đó là vì mục đích gì.
Đổ lỗi là cách ta dùng để che đậy lỗi lầm của bản thân. Khi có vấn đề gì đó xảy ra
không như mong muốn, bạn hãy ngồi xuống, dành thời gian thấu hiểu những cảm xúc của bản
thân và xem xét chúng có ý nghĩa thế nào với bạn trước khi đổ lỗi cho người khác.
(Đổ lỗi – Trang 139 - Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton Ph.D.;
NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1. Theo tác giả, vì sao ta thường có thói quen đổ lỗi cho người khác?
Câu 2. Thói quen đổ lỗi cho người khác có tác hại gì?
Câu 3. Theo anh/ chị, ta cần phải làm gì khi có vấn đề xảy ra không như mong muốn?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến sau đây của tác giả: Đổ lỗi là cách ta dùng để
che đậy lỗi lầm của bản thân? Vì sao?
--------------------------------------------------------------

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


5

Tuần 2: 13/9/2021 – 18/9/2021

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- Truyền miệng: là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho
người khác nghe, xem.
- Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, từ khi chưa có chữ viết nên được lưu truyền chủ yếu bằng
phương thức truyền miệng. Mặt khác, phương thức truyền miệng cũng xuất phát từ chính nhu cầu
sáng tác và thưởng thức văn học một cách trực tiếp của người dân lao động xưa. Đây cũng chính là
điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.
- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức diễn xướng dân gian (trình bày tác phẩm
một cách tổng hợp thông qua các hình thức nói, kể, hát, diễn).
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
- Tập thể: một nhóm người, một cộng đồng người.
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể vì:
+ Trong quá trình sáng tác, lúc đầu, tác phẩm có thể do một cá nhân khởi xướng.
+ Khi tác phẩm được hình thành, nó sẽ được tập thể đón nhận và tiếp tục lưu truyền qua nhiều địa
phương, nhiều thế hệ khác nhau.
+ Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian tiếp tục được các thế hệ người dân bổ sung,
biến đổi nhằm giúp cho tác phẩm hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
+ Dần dần, qua lưu truyền, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai đã từng là tác giả, tác
phẩm văn học dân gian trở thành của chung.
=> Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo
và lưu truyền tác phẩm dân gian. Hai đặc trưng này có quan hệ mật thiết, thể hiện sự gắn bó của văn
học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
- Văn học dân gian Việt Nam bao gồm 12 thể loại chính: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
- Thần thoại:
+ Tác phẩm tự sự dân gian.
+ Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự
nhiên của con người thời cổ đại.
- Sử thi:
+ Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn.
+ Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng.
+ Kể về một hoặc nhiều biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại.
- Truyền thuyết:
+ Tác phẩm tự sự dân gian.
+ Kể về các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử có thật theo hướng lí tưởng hóa.
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân.
- Truyện cổ tích:
+ Tác phẩm tự sự dân gian.
+ Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định.
+ Kể về số phận người dân lao động trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và tinh thần lạc quan
của người lao động.
- Truyện ngụ ngôn:
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
6

+ Tác phẩm tự sự dân gian ngắn.


+ Kết cấu chặt chẽ.
+ Thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người.
+ Nêu lên các bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh.
- Truyện cười:
+ Tác phẩm tự sự dân gian ngắn.
+ Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
+ Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí, phê phán.
- Tục ngữ:
+ Câu nói ngắn gọn, hàm súc.
+ Có hình ảnh, vần, nhịp.
+ Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.
- Câu đố:
+ Bài văn vần hoặc câu nói có vần.
+ Mô tả đồ vật bằng cách ám chỉ để người nghe lí giải, nhằm rèn luyện tư duy, khả năng liên tưởng,
suy đoán.
- Ca dao, dân ca:
+ Tác phẩm trữ tình dân gian.
+ Thường kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người.
- Vè:
+ Tác phẩm tự sự dân gian bằng vần.
+ Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.
- Truyện thơ:
+ Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ.
+ Giàu chất trữ tình.
+ Phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng bị tước đoạt.
- Chèo:
+ Tác phẩm sân khấu dân gian.
+ Kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích
cái xấu trong xã hội.
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
- Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người. Đó
là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân lao động được đúc kết từ thực tiễn.
- Văn học dân gian có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết rất phong phú và đa dạng về đất
nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Văn học dân gian góp phần bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp, mang lại cho ta những
bài học về đạo lí, về lẽ sống, về cách ứng xử, làm người; hướng ta đến những tình cảm cao đẹp.
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân
tộc
- Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các tác phẩm văn học dân gian đã được mài giũa, chắt lọc, trở
thành những viên ngọc sáng, có giá trị thẩm mĩ to lớn.
- Từ lâu, văn học dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho văn học viết, là mảnh đất
màu mỡ cho văn học viết hình thành và phát triển.
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
7

--------------------------------------------------------------

VĂN BẢN
I. Khái niệm, đặc điểm
`1. Khái niệm
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu, nhiều đoạn.
2. Đặc điểm
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu
mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề
và kết thúc bằng các hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định .
II. Các loại văn bản
- Theo lĩnh vực giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ NLXH
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia
thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự
BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong
mình những giá trị nhất định.
(2) Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu
bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi
người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác
vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ
bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
(3) Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng
lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.”
(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 45)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2. Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Theo em, “tự biết mình” là biết những gì về bản thân?
Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì
hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


8

Câu 1. (2.0 điểm)


Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin.
--------------------------------------------------------------

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


9

Tuần 3: 20/9/2021 – 25/9/2021


CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Trích “Sử thi Đăm – San”
I. Tìm hiểu chung
1. Khái quát về sử thi
a. Khái niệm
- Sử thi là thể loại tác phẩm tự sự cỡ lớn, có vần và nhịp, xuất hiện sớm trong lịch sử văn học của các
dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng, những sự kiện trọng đại có nghĩa với toàn dân tộc trong
buổi bình minh của lịch sử.
b. Phân loại
- Có hai loại sử thi: sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
+ Sử thi thần thoại: đi vào các đề tài chính của thần thoại như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn
loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa.
+ Sử thi anh hùng: miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự
kiện lớn có nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
2. Sử thi “Đăm săn”
- Là bộ sử thi anh hùng của người Ê đê.
- Tóm tắt (sgk).
3. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”
- Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm săn đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ về.
- Bố cục: 3 phần
+ Trận đánh giữa hai tù trưởng.
+ Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
+ Cảnh Đăm săn ăn mừng chiến thắng.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Đăm săn khiêu chiến: thách đấu (ta thách nhà ngươi đọ dao với ta), đe dọa (ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà
ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra), sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường
Mtao Mxây (đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là).
- Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo).
- Diễn biến cuộc chiến:
* Hiệp 1:
ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra), sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường Mtao
Mxây (đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là).
- Mtao Mxây đáp lại, bộc lộ rõ sự run sợ (sợ bị đâm lén, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo).
- Diễn biến cuộc chiến:
* Hiệp 1:
- Mtao Mxây múa khiên trước. Khiên hắn lạch xạch như quả mướp khô => bộc lộ rõ sự kém cỏi.
- Đăm săn đứng xem Mtao Mxây múa khiên, không nhúc nhích => thái độ bình tĩnh, thản nhiên, bộc
lộ rõ bản lĩnh của chàng.
* Hiệp 2:
- Đăm săn múa: một lần xốc tới chàng vượt đồi tranh; chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía
tây.
- Mtao Mxây: bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
- Mtao Mxây đuối sức, cầu cứu Hơ Nhị cho miếng trầu nhưng Đăm săn đã đớp được miếng trầu, sức
mạnh của chàng tăng lên gấp bội.

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


10

* Hiệp 3:
- Đăm săn múa khiên: chàng múa trên cao, gió như bão, chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chàng
dùng cây giáo thần đâm vào Mtao Mxây nhưng không được => cầu xin sự trợ giúp của thần linh.
* Hiệp 4:
- Được sự trợ giúp của thần linh, Đăm săn đuổi theo và giết chết kẻ thù.
=> Cuộc giao chiến cho thấy bản lĩnh, tài năng của Đăm săn cũng như sự kém cỏi, huênh hoang của
Mtao Mxây. Làm nên chiến thắng của Đăm săn, có sự trợ giúp của miếng trầu của Hơ nhị, sự ủng hộ
của thần linh. Trên thực tế, sự trợ giúp, ủng hộ này chính là biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của
cộng đồng đối với người anh hùng của mình.
2. Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng
- Cảnh Đăm săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại giữa Đăm săn
với dân làng (nô lệ) của Mtao Mxây khi chàng đến từng nhà kêu gọi mọi người đi theo mình.
- Số lần đối đáp: 3 => trong tác phẩm tự sự dân gian, con số 3 tiêu biểu cho số nhiều, không tính xuể.
- Ba lần đối đáp có sự khác nhau:
+ Lần 1: Đăm săn gõ vào 1 nhà.
+ Lần 2: Đăm săn gõ vào tất cả các nhà.
+ Lần 3: Đăm săn gõ vào mỗi nhà trong làng.
=> Cả ba lần, dân làng đều ủng hộ, đi theo Đăm săn => Mọi người ra về đông và vui như đi hội.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi,
khát vọng của cộng đồng.
+ Thể hiện sự yêu mến, tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
3. Cảnh Đăm săn ăn mừng chiến thắng
- Phần cuối của đoạn trích chủ yếu hướng đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với những trường
đoạn dài, những câu cảm thán, hô ngữ, những kiểu so sánh trùng điệp liệt kê sự vui sướng, tấp nập,
giàu có
=> sự lựa chọn của nghệ nhân sử thi là có dụng ý: kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống
thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết và thống nhất, lớn mạnh của cộng đồng tộc người.
=> Sự lựa chọn ấy nói lên khát vọng lớn lao mà tộc người cùng thời đại gửi gắm vào những cuộc
chiến tranh bộ tộc, vào người anh hùng sử thi. Trong cảnh ăn mừng chiến thắng, hình tượng Đăm săn
trở thành hình tượng trung tâm miêu tả của bức tranh với sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến
công.
III. Tổng kết ( Ghi nhớ SGK)

--------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ NLXH (tt)
Đề 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
...Tôi có mang được giá trị đến cho mọi người không? Bạn sẽ không đánh giá cao ý tưởng
của một người nếu bạn không tôn trọng chính người đó. Bạn đã bao giờ nghĩ đến sự khác
biệt về hành động của bạn với những người mà bạn tôn trọng và những người bạn không tôn
trọng? Đây là những điểm khác biệt cơ bản:
Nếu tôi tôn trọng mọi người Tôi muốn dành thời gian cho họ Tôi lắng nghe họ
Tôi muốn giúp đỡ họ
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
11

Tôi bị ảnh hưởng bởi họ Tôi quan tâm đến họ

Nếu tôi không tôn trọng mọi người


Tôi không muốn ở bên họ Tôi từ chối lắng nghe
Tôi từ chối giúp đỡ
Tôi phớt lờ họ Tôi thờ ơ với họ
(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt – John Maxwel)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, có những biểu hiện nào cho thấy sự khác biệt về thái độ tôn trọng mọi
người và không tôn trọng mọi người?
Câu 3. Mở đầu văn bản có câu “Tôi có mang được giá trị đến cho mọi người không?”. Vậy
theo anh/ chị, “giá trị” mà tác giả muốn nói tới ở đây là gì?
Câu 4. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Bạn sẽ không đánh giá cao ý tưởng của một người nếu
bạn không tôn trọng chính người đó.”?
II. Làm văn
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vai trò cũng
như sự cần thiết của việc phải tôn trọng mọi người trong cuộc sống hiện nay.
--------------------------------------------------------------

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


12

Tuần 4: 27/9/2021 – 02/10/2021


TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU, TRỌNG THUỶ
I. Giới thiệu chung
1. Thể loại
Truyền thuyết
+ Không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử
+ Phản ánh lịch sử - nhuốm màu thần kì nhưng vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường
2. Văn bản
a. Xuất xứ
- Trích “Rùa Vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái”
- Truyện có nhiều bản kể:
+ Truyện Rùa Vàng
+ Sự tích nỏ thần
+ Ngọc trai – nước giếng
+ Sự tích Cổ Loa thành
→ Tên gọi nào cũng biểu hiện đựơc chủ đề tác phẩm, ít hoặc nhiều. Nhưng tên gọi của bài học là đầy
đủ hơn cả
b. Chủ đề
Miêu tả quá trình xây thành ,chế nỏ bảo vệ đất nước của ADV và bi kịch nước mất nhà tan.Đồng thời
thể hiện thái độ,tình cảm của tác giả dân gian đối với từng nhân vật và bài học về dựng nước và giữ
nước.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật An Dương Vương
a. Xây dựng và bảo vệ đất nước(Là người có công lớn)
*Xây dựng:-Xây dựng Loa thành
-Chế tạo vũ khí: chế nỏ thần
*Bảo vệ đất nước:- Đánh bại quân Triệu Đà
=> Sự nghiệp ấy được phản ánh bằng những chi tiết kì ảo
- Thành đắp tới đâu lại lở tới đó → lập bàn thờ giữ mình trong sạch để cầu đảo bách thần
- Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng từ Biển Đông lên giúp ADV xây thành, chế nỏ,
chiến thắng Triệu Đà → Những chi tiết đó nhằm khẳng định việc làm của ADV “được lòng trời, hợp
lòng dân”. Tức là ADV biết tập hợp sức mạnh đoàn kết và trí tuệ của nhân dân, chứng tỏ ADV là một
ông vua anh minh,có lòng yêu nước
→Sự giúp đỡ thần kì của rùa vàng không hề che lấp vai trò của ADV mà nhằm kì diệu hóa, ca ngợi
công tích lịch sử, sự cố gắng, sức mạnh trí tuệ, khả năng của ADV cũng là của nhân dân ta thời đó.Vì

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


13

thế,thành Cổ loa là công trình văn hóa, quân sự vĩ đại là niềm tự hào của cha ông và dân tộc chúng ta
b.Bi kịch mất nước-(Là người có tội lớn)
*. Những sai lầm dẫn đến mất nước
- Từ cầu hòa đến cầu hôn rồi gởi rể … đó là những bước phát triển của một âm mưu nhằm mục đích
xâm lược của Triệu Đà. ADV mất cảnh giác nhận lời,rước kẻ thù vào ở chung , tạo cơ hội cho kẻ thù
vào sâu lãnh thổ
- Nghe tin Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc, ADV chủ quan, khinh địch,cậy vào sức mạnh nỏ thần vẫn
điềm nhiên đánh cờ.
- Hậu quả: Âu Lạc chìm trong khói lửa, ADV phải bỏ chạy cùng con gái
*. Bi kịch nước mất nhà tan
- ADV thất bại cũng là lúc Âu Lạc bị diệt vong. Cuối cùng nhờ Rùa Vàng, ADV nhận ra "kẻ ngồi sau
ngựa..."và đã chém Mị Châu.
- Hành động giết con gái cũng là hành động chuộc tội, là hành động công lí:đặt cái chung lên cái
riêng-một sự thức tỉnh muộn màng -đau xót"Nước mất nhà tan"
- Nhân dân để cho ADV bất tử chứng tỏ sự công minh của nhân dân.Đó cũng là tư tưởng nhân đạo-
nhìn ADV ở hai khía cạnh: Có công- Có tội. Nhưng sự bất tử của ADV khác sự bất tử của Thánh
Gióng (ngẩng nhìn lên trời) còn ADV phải cúi xuống.
→ Những chi tiết trên đã phản ánh một biến cố mất nước bi thảm đầu tiên xảy ra trong lịch sử nước ta
và nêu ra một phản đề trong bài học giữ nước, chủ quan, tự mãn, coi khinh kẻ thù, không thường
xuyên chăm lo, phòng bị chu đáo thì sẽ không tránh khỏi thất bại đau đớn.
2.Nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy và bi kịch Tình yêu
a, Mị Châu
+ Là người con gái đầu tiên trong lịch sử cũng như trong văn học vô tình để kẻ thù lợi dụng cướp
nước khiến nàng trở thành kẻ có tội với vua, với nước
+ Sai lầm của ADV cũng là nguyên cớ dẫn đến sai lầm của MC
 Cho TT xem nỏ thần là việc làm có hại cho quốc gia, trực tiếp tiếp tay cho giặc, tùy tiện sử dụng bí
mật quốc gia như là của riêng
 Rắc dấu vết lông ngỗng là hành động đưa đường cho giặc đuổi theo truy sát cha mình(Mất cảnh
giác trước những lời chia tay đầy ẩn ý của Trọng Thủy)
→ Cho nên tiếng thét của Rùa Vàng gọi MC là giặc chính là lời kết tội đanh thép của công lý, của
nhân dân về hành động phản quốc của nàng
- Tuy nhiên MC quá ngây thơ trong trắng phạm tội vì vô tình, vì tin tình yêu mù quáng. Lời khấn
trước khi chết của MC đã chứng thực: đến giây phút cuối đời nàng mới nhận ra mình "một lòng trung
hiếu mà bị người lừa dối"
+ Bài học: không thể đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc, không giữ được bí mật

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn


14

quốc gia thì không những tình yêu cũng không giữ đựơc mà còn gây tai họa cho mình, cho đất
nước .=>Đây vừa là bi kịch mất nước,vừa là bi kịch tình yêu.
b. Trọng Thủy
+ Cuộc hôn nhân giữa Trọng Thủy- Mị Châu là một cuộc hôn nhân mang mục đích chính trị:
Đây là một nhân vật phức tạp bởi trong TT có nhiều con người mâu thuẫn
 Với Triệu Đà: TT là một đứa con , một bề tôi trung thành
 Với ADV: TT là một tên rể gian
 Với MC: Trước là tham vọng của một tên giặc, sau là tình yêu của người chồng đã yêu vợ. Chính
cái tình của phần người đã khiến TT phải hối hận, đau khổ khiến TT tìm đến cái chết để đền tội và
trừng trị mình
+ Cái chết của TT là kết cục tất yếu của một mâu thuẫn không thể nào giải quyết được giữa một bên
là tình cảm, tình yêu một bên là tình cha – con.
=> Cái chết của MC-TT là kết cục của mối tình éo le bị tác động- chi phối bởi chiến tranh,tham vọng
của kẻ thù
* Chi tiết Ngọc trai- giếng nước:
+ Không khẳng định tình yêu chung thủy của Trọng Thủy- Mị Châu...
+ Minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.
+ Chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy, có thể y đã tìm được sự hóa giải
trong tình cảm của Mị Châu nơi thế giới bên kia...
+ Cho thấy lòng nhân hậu, bao dung của nhân dân ta.
III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK)
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ NLXH (tt)

Đề 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông

đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng


bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn
15

mong mai sau nên vóc nên hình


[….]
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Trích "Cương thổ" - Nguyễn Đức Dũng, Quảng Nam 19/8/2011)
Câu 1. (0.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. (0.5 điểm): Hãy tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất
chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam trong đoạn trích trên.
Câu 3. (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung”
Câu 4. (1.0 điểm): Theo em những ước mong mà tác giả nói đến trong câu thơ: “mong mai
sau nên vóc nên hình” là gì? Riêng bản thân em sẽ làm gì để góp phần thực hiện được những
ước mong đó?
II. Làm văn
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý của câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh” trong phần Đọc hiểu, em hãy
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý chí nghị lực của con
người trong cuộc sống.

Trường THPT Phước Long – Tổ Ngữ văn

You might also like