You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KSCL NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

MỤC TIÊU
- Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể:
+ Kiến thức tiếng việt, làm văn
+ Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
+ Kiến thức đời sống.
- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản:
+ Kỹ năng đọc hiểu.
+ Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học).

I. ĐỌC HIỂU (ID: 540610)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Triết gia Aristotle quan niệm rằng: “Mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân
mình một cách toàn diện, phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình. Cuộc
sống tốt đẹp là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của con người. Một cá nhân
không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình. Sự suy sụp tinh thần ấy bộc lộ qua
các biểu hiện buồn chán, đau khổ, những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Còn người nào nhận thức và
phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện”.
Như vậy, mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. Nhưng nếu chỉ ngồi yên, thì
tiềm năng không thể nào trở thành tài năng. Ngôi sao trong ta sẽ lụi tàn theo năm tháng. Nếu không hành động,
thì ta không thể nào có được cuộc sống viên mãn theo đúng khả năng của mình. Nếu không nỗ lực, thì những tố
chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài. Nuôi dưỡng ngôi sao trong
mình, vun trồng những tiềm năng tố chất. Để một ngày nào đó, tỏa sáng rực rỡ. Cuộc đời là một bộ phim mà
trong đó ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình?
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2019, trang 77-78)
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (TH). Theo tác giả, mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là gì?
Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu thế nào về câu “Nếu không nỗ lực, thì những tố chất bên trong mỗi người chúng ta sẽ
không thể nào hé lộ, mãi mãi tiềm ẩn phí hoài.”?
Câu 4 (VD). Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh / chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN:
Câu 1 (ID: 540615 - VDC). Từ nội dung phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của mình về việc cần làm để “tỏa sáng trong vở diễn đời mình” của thanh niên hiện nay.
Câu 2. (ID: 540616 - VDC)
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

1
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.

2
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt trong đoạn trích là phương thức nghị luận.
Câu 2
Phương pháp: Đọc kỹ tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, “mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản thân mình một cách toàn diện,
phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn, và từ đó hoàn thiện mình.”
Câu 3
Phương pháp: Áp dụng các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ.
Cách giải:
- “Không nỗ lực” tức là không cố gắng, không phấn đấu, phó mặc vào những khả năng sẵn có mà không trau dồi,
rèn luyện bản thân. - Khi con người “không nỗ lực”, những tố chất bên trong không có điều kiện để bộc lộ, phát
triển. Như vậy, dù tố chất xuất sắc thế nào thì cũng trở nên hoài phí, theo thời gian sẽ dần mai một.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh rút ra một thông điệp
Có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
- Cần cố gắng, nỗ lực, hành động để những tố chất của bản thân có cơ hội phát huy, có cơ hội khẳng định mình,
không hoài phí những khả năng thiên bẩm đã được tạo hóa ưu ái ban cho.
- Cần bồi đắp, nuôi dưỡng những tố chất của bản thân để đến khi có cơ hội thì sẵn sàng thể hiện, tỏa sáng.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Trình bày suy nghĩ về vấn đề Tỏa sáng trong vở diễn đời mình.
* Phân tích:

3
- Giải thích: Tỏa sáng trong vở diễn đời mình nghĩa là sống một cuộc đời ý nghĩa; cống hiến, học tập, làm việc hết
mình; nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
- Bàn luận:
+ Con người sinh ra đều muốn một cuộc sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đời. Mỗi người chỉ sống một lần
duy nhất, cần quý trọng từng giây phút, từng cơ hội để không lãng phí, không hối tiếc cuộc đời vốn hữu hạn.
+ Cần xác định rõ lí tưởng, mục tiêu, mục đích cho từng khoảng thời gian của cuộc đời.
+ Cần chuẩn bị và hoàn thiện các hành trang từ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất...
- Phản đề:
+ Phê phán những người sống không có mục tiêu, lí tưởng. “Tỏa sáng” đối với mỗi người không giống nhau,
không phải chạy theo những điều phù phiếm, đánh đổi mọi thứ để “tỏa sáng”.
- Rút ra bài học liên hệ:
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
- Việt Bắc được viết vào tháng 10/1954 nhân một sự kiện có tính lịch sử, các cơ quan trung ương Đảng rời chiến
khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là một bản hùng ca kháng
chiến vừa là khúc tình ca cách mạng.
- Đoạn thơ nằm ở khúc mở đầu, diễn tả nỗi lòng người ở lại – đồng bào các dân tộc Việt Bắc, là lời nhắc nhớ kỉ
niệm những tháng ngày tiền khởi nghĩa, khẳng định tấm lòng gắn bó sâu nặng thủy chung, ân tình cách mạng, ân
nghĩa cội nguồn. Nội dung trữ tình ấy được biểu hiện bằng một hình thức nghệ thuật giàu tính dân tộc từ thể thơ,
ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu…
* Khái quát vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn trích. Từ đó nhận xét tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
II. Phân tích.
1. Cảm nhận đoạn thơ:
* Những câu lục – câu hỏi: “mình đi/mình về, có nhớ/còn nhớ” để:
- Khơi gợi nỗi nhớ của người ra đi: “những ngày, chiến khu, những nhà, núi non”.
- Tự trải lòng về một miền kí ức không quên.
- Cảnh báo, nhắc nhở bởi thói thường lúc đủ đầy dễ dàng quên đi nghĩa cũ tình xưa.
-> Chú ý câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”: “ta” đã chuyển thành “mình”.
* Những câu bát đã gợi nhắc những kỉ niệm cụ thể:
- Những khắc nghiệt đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

4
+ Mưa nguồn suối lũ.
+ Mây – mù.
- Con người Việt Bắc: Nghệ thuật đối
+ Miếng cơm chấm muối >< Mối thù/ nặng vai chi tiết thực trừu tượng.
-> Hữu hình, cụ thể cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn hình khối, trọng lượng nhận trách nhiệm cứu nước, lòng
yêu nước, tinh thần trách nhiệm.
+ Hắt hiu lau xám >< Đậm đà lòng son không gian sống hoang vu, hiu hắt.
- Dấu mốc thời gian buổi ban đầu: Khởi nghĩa Bắc Sơn – 1940, Việt Minh ra đời – 1941.
- Địa danh thân thuộc: -> Người ở lại thể hiện tình cảm dành cho người ra đi.
+ Rừng núi nhớ ai -> Biện pháp nhân hóa Việt Bắc cán bộ kháng chiến.
-> Lối nói tế nhị, duyên dáng.
+ Diễn tả nỗi nhớ: Trám bùi để rụng, măng mai để già.
-> Cả rừng núi trống vắng - lòng người trống trải hụt hẫng.
2. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
* Tính dân tộc của văn học: thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học với văn hóa và tinh thần của dân tộc.
+ Sự biểu hiện tập trung của truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ vào nội dung và hình
thức của tác phẩm làm nên tính dân tộc của văn học.
+ Tính dân tộc thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên, nhịp điệu đời sống, cái nhìn và tính cách dân tộc; đặc biệt là ở các
hình thức thể loại và phương tiện ngôn từ mà dân tộc ấy ra chuộng. Tính dân tộc đã trở thành một trong những
đặc điểm phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu.
- Tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc được thể hiện trên cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện
* Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
- Thể thơ: Việt Bắc đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ ca cổ điển
khi sử dụng đặc biệt nhuần nhuyễn thể thơ lục bát thuần túy dân tộc. Thể thơ này vốn có truyền thống trong ca
dao, dân ca của người Việt và được phát triển tới đỉnh cao nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Âm
điệu của lời thơ lục bát vốn ngọt ngào tha thiết, thân thuộc gần gũi dễ thấm sâu vào tâm hồn người Việt, lại được
Tố Hữu sử dụng nhiều phép tiểu đối, nhất là ở các dòng thơ 8 chữ như “Bát cơm sẻ nữa, chăn sai đắp cùng”,
“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”..., tạo nên một vẻ đẹp cân đối hài hoà, nhịp nhàng uyển chuyển, vừa giản
dị, mộc mạc mang âm điệu của dân ca, vừa có vẻ đẹp cổ điển bác học giống lời thơ của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều.
- Kết cấu đối đáp: Việt Bắc cũng kế thừa và sử dụng nhuần nhuyễn hình thức đối đáp dân gian, một hình thức rất
phổ biến và đặc trưng cho đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hình thức đối đáp dân gian giúp cho
mọi câu hỏi, mọi niềm băn khoăn đều được giải đáp cặn kẽ, và tạo nên một cuộc biệt li được nhìn từ cả hai phía,
nỗi lòng của cả kẻ ở lẫn người đi đều sâu nặng thắm thiết như nhau. Cái hay của Việt Bắc chính là ở chỗ tình cảm
đáp lại tình cảm, kỉ niệm đáp lại kỉ niệm.
- Lối xưng hô: Thuận theo kết cấu đối đáp là lối xưng hô “mình ta” vốn rất riêng tư của lứa đôi và rất phổ biến
trong ca dao dân ca đã được Tố Hữu tiếp thu, sử dụng một cách sáng tạo để chỉ kẻ ở, người đi trong một cuộc
biệt li tập thể, giúp tình cảm trong bài thơ có sự thống nhất hài hòa giữa cái riêng và cái chung, vừa lớn lao cao
cả, vừa sâu sắc thấm thía.
- Tố Hữu sử dụng phổ biến và thành công những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ
ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt như “Mình về rừng núi nhớ ai”... Nhìn chung, sáng tạo

5
hình ảnh ở bài thơ Việt Bắc thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thiên về cổ điển hơn là hiện
đại thậm chí còn có nhiều hình ảnh trớc lệ tượng trưng khá quen thuộc.
- Nhạc điệu: Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu nói chung, bài thơ Việt Bắc nói Tiếng là ở nhạc điệu.
Lời thơ Việt Bắc đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bỗng nhịp nhàng nên dễ ngấm, dễ thuộc.
Nhạc điệu trong bài thơ Việt Bắc còn được tạo nên qua hàng loạt các cấu trúc trùng điệp, các phép liệt kê liên
tiếp, các điệp từ "nhớ", các lời hỏi "có nhớ", “còn nhớ”... Đặc biệt trong nhiều đoạn thơ của Việt Bắc có sự láy
đi láy lại của cái điệp khúc "Mình đi" - "mình về" nhất là ở đầu các dòng thơ sáu chữ tạo thành phép láy đầu.
Trong tiếng Việt các từ "đi", "về" thường chỉ sự vận động trái hướng nhưng đây lại chỉ cùng một hướng về xuôi,
tuy vẫn bảo lưu được ý nghĩa trái hướng ban đầu. Sự láy lại của các từ "đi", "về" như thế đã tạo nên cái nhịp hồi
hoàn chao qua liệng lại của lời Tu. Cả thế giới Việt Bắc triền miên trong nhịp ru, một nhịp ru lây lan từ miền này
sang miền khác, từ kỉ niệm này sang kỉ niệm khác như ôm ấp vỗ về niềm thương nhớ khôn nguôi của con người
trong cuộc biệt li.
3. Đánh giá:
Tính dân tộc đậm đà trong sáng tác của Tố Hữu là biểu hiện sâu sắc của tình yêu quê hương đất nước, và qua đó
đã bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ bạn đọc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay, việc giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học là một con đường làm cho văn học dân tộc giữ được sức hấp dẫn riêng
với thế giới. Đồng thời cũng góp phần làm nên sự phong phú cho văn học nhân loại.
III. Kết luận
- Khái quát lại nhận định.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

You might also like