You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2022-2023

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
Câu 1. (4,0 điểm)
QUẢ BÓNG BAY LÊN, KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO MÀU SẮC
Vị bác sĩ tâm lí nổi tiếng người Mỹ - Tiến sĩ Keane, thường kể cho bệnh nhân của mình
về những gì mà ông đã trải qua từ khi còn nhỏ. Những điều đã làm thay đổi cuộc đời ông:
Một hôm, mấy đứa trẻ da trắng đang chơi trong công viên, có một ông lão bán bóng bay
đẩy xe hàng vào công viên. Mấy đứa trẻ da trắng chạy ùa ra, mỗi đứa mua một quả bóng và
mừng rỡ chạy theo những quả bóng đang bay cao. Sau khi chúng chạy đi, tôi lúc đó vì là một
đứa trẻ da đen, mới rụt rè đi đến bên cạnh xe hàng của ông lão, hỏi với giọng điệu có chút
khẩn cầu: “Ông có thể bán cho cháu một quả bóng không ạ?”
“Đương nhiên là được rồi,” ông già nhìn tôi rất hiền từ, rồi nói rất nhẹ nhàng, “Cháu
muốn bóng màu gì?”
Tôi lấy hết can đảm và nói: “Cháu muốn một quả bóng đen.”
Ông lão từng trải đó rất ngạc nhiên nhìn một đứa trẻ da đen, xoay xoay tìm kiếm và đưa
cho tôi một quả bóng màu đen.
Tôi nhận lấy quả bóng rất vui vẻ, tay vừa thả ra, thì quả bóng từ từ bay lên trong gió nhẹ.
Ông lão vừa nhìn quả bóng đang bay lên, vừa vỗ nhẹ vào vai tôi, ông nói rằng: “Hãy
nhớ nhé, bóng bay có thể bay lên không, không phải là do màu sắc, hình dáng của nó mà là do
trong quả bóng có đầy khí Hidro. Sự thành bại của một người, không phải là ở chủng tộc, sự
xuất thân, mà quan trọng là trong lòng cháu có tự tin hay không.”
(Câu chuyện nhỏ ý nghĩa lớn, Tập 1, Dương Minh Hào chủ biên, NXB Văn học, 2019, tr.170-171)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 2. (6,0 điểm)
Lép Tônxtôi cho rằng: Mục đích chủ yếu của nghệ thuật […] là thể hiện, diễn tả sự thật
về tâm hồn con người, diễn tả những điều bí ẩn không nói ra được bằng lời lẽ đơn giản.
(Dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, NXB Văn học, 1999, tr.19-20)
Phân tích bài thơ Ánh trăng để cảm nhận “sự thật về tâm hồn con người”, “những điều bí
ẩn không nói ra được bằng lời lẽ đơn giản” được Nguyễn Duy thể hiện.
Hồi nhỏ sống với đồng Thình lình đèn điện tắt
với sông rồi với bể phòng buyn-đinh tối om
hồi chiến tranh ở rừng vội bật tung cửa sổ
vầng trăng thành tri kỉ đột ngột vầng trăng tròn
Trần trụi với thiên nhiên Ngửa mặt lên nhìn mặt
hồn nhiên như cây cỏ có cái gì rưng rưng
ngỡ không bao giờ quên như là đồng là bể
cái vầng trăng tình nghĩa như là sông là rừng
Từ hồi về thành phố Trăng cứ tròn vành vạnh
quen ánh điện, cửa gương kể chi người vô tình
vầng trăng đi qua ngõ ánh trăng im phăng phắc
như người dưng qua đường đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155-156)
- Hết -

Họ và tên thí sinh:………………………Số báo danh:…………..Phòng thi:………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2022-2023

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN


Câu 1. (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết gọn, bố cục rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung
Học sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ, trình bày và diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
a) Giải thích
- Màu sắc, hình dáng của quả bóng bay; chủng tộc, xuất thân của một con người: là những yếu tố
bên ngoài, không có tác dụng giúp quả bóng bay lên, không ảnh hưởng đến sự thành bại của con người.
- Khí Hidrô là điều kiện sẵn có bên trong để quả bóng bay lên; sự tự tin là niềm tin của mỗi người
vào những năng lực, phẩm chất, giá trị của chính mình.
- Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khẳng định sự tự tin là yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công. Mỗi người cần chuẩn bị, bồi dưỡng và tin tưởng vào những năng lực, sức mạnh, giá trị của chính
mình.
b) Bàn luận
- Mỗi người là một cá thể với những năng lực, phẩm chất riêng. Muốn thành công, mỗi cá nhân cần
nhận thức đầy đủ về bản thân và không ngừng tự bồi đắp, nâng cao, khai phá sức mạnh của chính mình
để chinh phục những mục tiêu đề ra.
- Sự tự tin giúp con người bình tĩnh, chủ động và quyết đoán khi đối diện, giải quyết khó khăn;
dám bộc lộ và phát huy những thế mạnh của bản thân; nỗ lực tạo dựng thành tích để khẳng định giá trị
của chính mình; được những người xung quanh tin tưởng, yêu mến;…
- Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự mãn. Để niềm tin vào bản thân trở thành sức mạnh, mỗi
người cần trang bị cho mình những điều kiện, năng lực sẵn có từ bên trong.
- Phê phán quan niệm sai lầm về bản chất của thành công; những người thiếu niềm tin vào giá trị
của bản thân, tự ti, ỷ lại, thiếu nghị lực, ý chí,…
c) Rút ra bài học
- Hiểu được sự cần thiết, ý nghĩa của sự tự tin; có ý thức bồi dưỡng năng lực, phẩm chất của chính
mình để tạo nên sức mạnh, giá trị của bản thân.
- Không ngừng nỗ lực để hoàn thiện chính mình; tự tin hành động để khẳng định bản thân và đóng
góp cho xã hội.
3. Biểu điểm
- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, lập luận sắc sảo, diễn đạt linh hoạt, có
những dẫn chứng phù hợp.
- Điểm 3: Nắm vững yêu cầu đề, bài làm đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ
ràng, chặt chẽ; đôi chỗ kĩ năng còn hạn chế, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ…
- Điểm 2: Hiểu ý nghĩa câu chuyện, nhưng giải thích và bàn luận chưa sâu, thiếu dẫn chứng, mắc
một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…
- Điểm 1: Hiểu mơ hồ, bàn luận chung chung, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 2. (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết cần có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
a) Giải thích ý kiến, giới thiệu về Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng và nêu vấn đề nghị luận:
- Ý kiến của Lép Tônxtôi khẳng định văn học khám phá, phản ánh chiều sâu đầy bí ẩn, những tâm tư
tình cảm ẩn giấu trong tâm hồn con người và thể hiện thông qua những hình thức nghệ thuật độc đáo. “sự
thật về tâm hồn con người”, “những điều bí ẩn không nói ra được bằng lời lẽ đơn giản” là những tư
tưởng tình cảm sâu kín, những suy tư chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời chỉ có thể được
diễn tả bằng những hình thức tinh tế, giàu tính nghệ thuật.
- Giới thiệu về Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Vấn đề nghị luận: Trong bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy bộc lộ, gửi gắm những tình cảm tư
tưởng sâu sắc trong những hình thức nghệ thuật đặc sắc: những suy tư, trăn trở về thái độ, tình cảm của
của con người đối với những gì bình dị, gần gũi; những chiêm nghiệm về lẽ sống, cách ứng xử của con
người đối với quá khứ, cội nguồn.
b) Cảm nhận về “sự thật về tâm hồn con người”, “những điều bí ẩn không nói ra được bằng
lời lẽ đơn giản” trong Ánh trăng:
- Ánh trăng thể hiện những suy tư, trăn trở, tình cảm, chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời:
+ Bài thơ là lời kể về mối quan hệ giữa con người và vầng trăng từ quá khứ đến hiện tại và bộc lộ nỗi
trăn trở, day dứt, ân hận của nhân vật trữ tình về thái độ hờ hững, phụ bạc, lãng quên vầng trăng - người bạn
tri kỉ một thời quá khứ.
+ Nguyễn Duy đã diễn tả xúc động giây phút hội ngộ giữa người với trăng và những suy tư, chiêm
nghiệm sâu sắc về lẽ sống ân tình, thủy chung với quá khứ, cội nguồn.
- Những tâm tư tình cảm sâu kín, những chiêm nghiệm sâu sắc được diễn tả trong những hình thức
giàu tính nghệ thuật: sự kết hợp chặt chẽ giữa mạch tự sự, chất trữ tình và chất triết lí; tình huống bất ngờ;
hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ mộc mạc mà tinh tế;…
c) Đánh giá:
- Những tư tưởng, tình cảm sâu kín được tác giả thể hiện qua hình thức thơ điêu luyện, tinh tế đã
tạo nên giá trị đặc sắc cho bài thơ và để lại nhiều suy tư, gợi nhiều bài học sâu sắc về thái độ sống, cách
sống trong lòng người đọc.
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến của Lép Tônxtôi và những đóng góp của Nguyễn Duy.
3. Biểu điểm
- Điểm 6: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết có cảm xúc. Có thể còn mắc một vài sai sót
nhỏ.
- Điểm 4-5: Nhận thức đề đúng, biết phân tích theo định hướng vấn đề nghị luận, xác định được
một số ý cơ bản nhưng kĩ năng phân tích, cảm nhận vài chỗ còn hạn chế, chưa sâu. Bố cục rõ. Mắc một
số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2-3: Hiểu yêu cầu của đề nhưng kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Bài làm chủ yếu phân
tích chung chung, thiếu nhiều ý. Bố cục chưa rõ, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Hiểu yêu cầu của đề mơ hồ, kĩ năng nghị luận kém, bài viết lủng củng, phân tích chung
chung, thiếu định hướng, xa đề. Diễn đạt kém.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc hiểu sai yêu cầu của đề bài.

You might also like