You are on page 1of 331

TUYỂN CHỌN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI


TỪ NĂM 2018-2020
MÔN: NGỮ VĂN

1
Tuyển chọn đề thi HSG các tỉnh.

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM HỌC: 2019 – 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút

Ngày thi: 11/12/2019

Câu 1 (8,0 điểm):

Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến sau:

“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi...” (Trích lời bài hát Cát
bụi của Trịnh Công Sơn).

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để
in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”(Xukhômlinski)

| Câu 2(12,0 điểm)

Qua một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12, anh/chị hãy làm rõ quan
niệm sau đây của Lưu Quang Vũ về sáng tạo thơ ca:

“Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ” (Theo Mây
trắng của đời tôi – Lưu Quang Vũ).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (8,0 điểm):

1. Yêu cầu về kĩ năng

| Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt
chính xác, lưu loát; không mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp; biết vận dụng những hiểu
biết về đời sống xã hội, có khả năng bày tỏ thái độ, ý kiến cá nhân khi làm bài.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách, nhưng phải có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng,
được tự do trình bày ý kiến cá nhân nhưng thái độ phải chân thành, nghiêm túc, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:

a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

2
b. Giải thích:

- Ý kiến thứ nhất: quan niệm đời người nhỏ bé, mong manh, ngắn ngủi, hư vô.

- Ý kiến thứ hai: Con người không thể sống vô danh, mờ nhạt mà phải sống có ý
nghĩa. Đề cao khẳng định giá trị của con người bằng những đóng góp “in dấu” của họ
cho

đời.

Hai ý kiến tuy đối lập nhưng cũng có quan hệ bổ sung cho nhau.

c. Bàn luận, đánh giá

- Ý kiến thứ nhất:

+ Cái nhìn chưa tích cực về con người, kiếp người nhỏ bé, mong manh, hư vô được
hóa kiếp từ cát bụi, mờ nhạt trong cuộc đời.

+ Xuất phát từ suy nghĩ con người đến từ cát bụi và cũng trở về với cát bụi, con người
sống phải tuân theo quy luật: sinh – lão – bệnh – tử, đời người là hữu hạn.

Vì vậy ý kiến cũng mang ý nghĩa tích cực: hướng con người sống thiện, không tranh
giành, bon chen, thủ đoạn, hơn thua...; sống an nhiên trước cuộc đời.

- Ý kiến thứ hai:

+ Được đến và sống trong cuộc đời là điều hạnh phúc của mỗi người nhưng sống
không đồng nghĩa với sự tồn tại mà phải là sự tồn tại có ý nghĩa. Mỗi người là một
nhân cách riêng, cá tính riêng luôn được đề cao và tôn trọng.

Vì vậy con người không thể sống vô danh, mờ nhạt, vô vị mà phải sống có ý nghĩa và
giá trị trong cuộc đời.

+ Sông có giá trị, có ý nghĩa được biểu hiện ở lối sống tích cực, có hoài bão, có trách
nhiệm; ở việc không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân bằng chính năng
lực và bằng chính sự đóng góp có giá trị cho cuộc đời, đôi khi còn ở những việc làm
giản dị, chân thành từ tình yêu thương...

Đó cũng là cách mà chúng ta in dấu trên mặt đất và “in dấu trong trái tim mọi người -
được mọi người yêu mến và nhớ mãi.

- Hai ý kiến đối lập nhau (Ý kiến thứ nhất chưa có cái nhìn tích cực về con người,
hướng con người sống an phận. Ý kiến thứ hai thể hiện cái nhìn tích cực và đầy niềm
tin về con người, hướng con người không ngừng vươn lên để “in dấu trong đời.)

3
Thế nhưng, về ý nghĩa sâu xa, hai ý kiến cũng có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho
nhau cùng định hướng cho con người, sống tốt, biết cân bằng cuộc sống của mình.

Chính vì đời người là ngắn ngủi, mong manh, nên càng phải sống thân thiện, sống tích
cực, để biến từng khoảnh khắc trong cuộc đời trở nên đẹp nhất và giàu ý nghĩa nhất.

- Phê phán những người có suy nghĩ bị quan, tiêu cực về cuộc sống, sống vô nghĩa,
sống thừa,...

d. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)

e. Khái quát lại vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)

Câu 2(12,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, kết hợp các thao tác
nghị luận; lập luận chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát, không mắc lỗi về từ ngữ và
ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học kết hợp với những hiểu biết sâu sắc về
tác phẩm, biết chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu. Bài làm theo nhiều cách, nhưng cần đáp
ứng những yêu cầu sau:

a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

b. Giải thích(2,0 điểm)

- Giải thích từ/ngữ:

+ Nói lời riêng: tiếng nói tình cảm riêng tư từ cõi lòng; tiếng thơ mang đậm dấu ấn cá
tính sáng tạo với những đặc sắc nghệ thuật riêng.

+ Thấu triệu tâm hồn: có sức lay thức, tác động sâu xa, hòa điệu cùng tâm hồn và trái
tim nhân loại.

+ Một ban mai mới mẻ: sự sống tươi mới, vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, trong trẻo được tái
sinh; - Khái quát vấn đề: Ý kiến đề cập đến giá trị, thuộc tính và quy luật sống của thơ
ca. Thơ là tiếng nói tình cảm riêng, mang dấu ấn nghệ thuật riêng của con người
nhưng chạm vào tiếng lòng chung muôn đời, có khả năng khơi thức những tình cảm
thẩm mỹ cho con người.

c. Bình luận – chứng minh(7,0 điểm)

4
- Lí giải ý kiến:

+ Thơ ca là điệu hồn, là nhữn rung động tha thiết, những suy tư về cuộc sống của con
người. Thơ trước hết là viết cho chính mình, cho những cảm xúc bùng nổ trong trái
tim người nghệ sĩ, cho khát khao được giãi bày, thổ lộ, sau đó thơ dành cho mơ ước
được đối thoại, kết nối, tri âm. Chỉ khi tiếng thơ ấy tìm được những tâm hồn đồng
điệu, sẻ chia, thức dậy và lan tỏa trong người đọc những tình cảm mãnh liệt, có giá trị
khơi sáng nó mới thực sự được sống trọn vẹn.

+ Thơ ca có cách tổ chức, cấu trúc ngôn từ đặc biệt. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tạo
được dấu ấn phong cách độc đạo, tạo nên những “lời riêng” từ ngôn từ, hình ảnh,
giọng điệu thơ... Chính hình thức độc đạo của thơ có khả năng tác động, loi cuốn bạn
đọc tìm đến để lắng nghe tiếng lòng thi nhân, để tự mình khơi mở tâm hồn, cùng sẻ
chia, thấu cảm những điều trao gửi để lắng tụ lại những tình cảm chung muôn đời
trong thi ca và cuộc sống. .

- Phân tích biểu hiện của những “lời riêng và khả năng kết nối người đọc qua các tác
phẩm tự chọn. (Học sinh cần phân tích ít nhất 2 tác phẩm thơ có định hướng, làm rõ 2
phương diện: tiếng nói riêng trong nội tâm, những đặc sắc trong nghệ thuật, hướng
đến những tình cảm phổ quát của con người.)

- Gợi ý các tác phẩm:

+Những rung động, tình cảm trước thiên nhiên, cuộc sống, tâm hồn con người( Việt
Bắc, Tây Tiến, Tiếng hát con tàu)

+ Những suy tư về tình yêu (sóng)

+ Những cảm xúc, suy nghiệm về quê hương, đất nước (Đất nước – Nguyễn KHoa
Điềm, Đất nước – Nguyễn Đình Thi. Bên kia sông Đuống...)

+ Những quan hoài, nỗi niềm thân phận (Đàn ghi ta của Lorca, Đò lèn)

(Thí sinh có thể chọn bất kì tác phẩm nào trong chương trình, nhưng phải làm sáng tỏ
được luận điểm)

d. Đánh giá – mở rộng(2,0 điểm)

-Ý kiến thể hiện bản chất, giá trị của thơ ca, khẳng định sức sống mãnh liệt, bền lâu
của thơ ca.

-Ý kiến gợi ra những bài học bổ ích cho sáng tạo và tiếp nhận.

e. Khẳng định lại vấn đề nghị luận(0,5điểm)

5
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019

Môn: NGỮ VĂN - Lớp 11

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)

Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:

Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?". Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.

Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay.

Câu 2 (12 điểm).

Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: |

Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình.

(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí

Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (8.0 điểm)

Người Do Thái có một chuyện vui nói về vai trò của tri thức và tiền bạc như sau:

Có hai học giả nói chuyện với nhau. Một người nói: "Tri thức và tiền bạc cái nào
quan trọng hơn?" Người kia trả lời: "Tất nhiên là tri thức quan trọng hơn!". Vị học
giả đáp lại: "Vậy tại sao người có tri thức lại phải làm việc cho người giàu có nhiều
tiền bạc. Người giàu có lại không phải phục vụ người có tri thức!?”.

Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về
tri thức và tiền bạc trong cuộc sống hôm nay.

6
A. Yêu cầu chung:

- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.

- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.

B. Yêu cầu cụ thể :

Đây là một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có
tính thuyết phục.

1. Giải thích (1.0 điểm)

- Tri thức: là những thông tin, hiểu biết và những kĩ năng mà ta đạt được thông qua
giáo dục hay trải nghiệm thực tế.Người có tri thức: là người có trình độ học vấn, có
hiểu biết sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có kiến thức được thu
nhận từ sách vở hay cuộc sống.

- Tiền bạc: là của cải vật chất. Người có tiền bạc được xem là người giàu có, có điều
kiện để đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, tiền bạc là
phương tiện giúp con người có cuộc sống sung túc, thoải mái, tiện nghi...

=>Tri thức và tiền bạc đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Song yếu tố nào quan trọng hơn, yếu tố nào chi phối yếu tố còn lại là nỗi băn khoăn
của hai vị học giả trong câu chuyện. Lời đáp kết thúc câu chuyện có vẻ nghiêng về vai
trò của tiền bạc: Người có tri thức phải làm việc, phục vụ cho người giàu có nhiều tiền
bạc. Tiền bạc có thể sai khiến, điều khiển cả tri thức. Thực chất người thứ hai đã đánh
tráo khái niệm giữa tri thức và người có tri thức, tiền bạc và người có tiền bạc.

2. Bình luận, chứng minh (6.0 điểm)

- Vai trò của tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):

+ Vai trò của tiền bạc: Tiền bạc là phương tiện, là công cụ để thỏa mãn những nhu cầu
vật chất và cả tinh thần của con người, của cải tiền tài giúp cho con người có được
cuộc sống đầy đủ, thoải mái, tiện nghi, người nắm trong tay tiền bạc có thể làm được
nhiều việc thiện ích cho mình và cho người. Nhu cầu có được sự giàu có về vật chất,
tiền bạc là nhu cầu, mong muốn chính đáng của con người. Để có được của cải, tiền
bạc cho bản thân, con người phải nỗ lực học tập, lao động... không ngừng để biến tri
thức, kỹ năng, sự cần cù, sáng tạo của mình thành tiền tài vật chất cụ thể phục vụ cho
cuộc sống của bản thân.

7
+ Vai trò của tri thức: Tri thức không chỉ là sở hữu của cá nhân, nó là kết quả tích lũy
của cả loài người trong hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển, dựng xây. Tri thức giúp
mỗi con người có hiểu biết, có thể lý giải được các hiện tượng khi đối diện với tự
nhiên, xã hội...do đó giúp con người có thể tồn tại, phát triển. Tri thức giúp nhân loại
tạo nên những phát minh vĩ đại, những thành quả lớn lao. Tri thức giúp cho chúng ta
có thể thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân, giúp chúng ta tự tin khi đối
diện với những khó khăn. Ngược lại, không có tri thức hoặc không chịu tích lũy tri
thức sẽ khiến cho con người trở nên lạc hậu, gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Tri thức là sức mạnh. Người có tri thức luôn được xã hội kính nể, trọng vọng.

-Mối quan hệ giữa tiền bạc và tri thức (2.0 điểm):

+Tri thức và tiền bạc đều là những tài sản có giá trị và bổ trợ cho nhau.

Người có tri thức không thể không hiểu giá trị của tiền bạc, nên có thể làm việc cho
người giàu có để đem lại lợi nhuận cho bản thân là chuyện đương nhiên. Ngược lại,
người giàu có nhiều tiền bạc không đối lập với kẻ có tri thức, chính họ đã biến kho tri
thức kinh nghiệm phong phú vô tận của nhân loại trở thành trí tuệ của bản thân mình,
họ không chỉ biết giá trị của đồng tiền mà còn biết sử dụng nó để hợp tác với những
người có tri thức, biến nó thành vật chất tiền bạc để phục vụ cho bản thân và cộng
đồng. Nhờ có tri thức, cao hơn là nhờ có trí tuệ, con người tạo ra của cải vật chất tiền
bạc cho bản thân, làm giàu cho xã hội, làm cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, xã
hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Bản thân những của cải vật chất phục vụ cho
cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta ngày hôm nay cũng là sản phẩm của trí tuệ ngày
càng trở nên mẫn tiệp, thông thái của con người.

+ Thực chất, tri thức quan trọng hơn tiền bạc. Tri thức là tài sản vô hình và vô giá,
không thể đo đếm được. Tiền bạc là tài sản hữu hình và có thể đong đếm được.Tri
thức chỉ có thể đầy thêm. Tiền bạc có thể vơi đi. Đầu tư vào tri thức không bao giờ
thua thiệt. Đầu tư vào tiền bạc nhiều rủi ro. Có tri thức có thể kiếm được tiền bạc. Có
tiền bạc chưa chắc đã mua được tri thức. Tiền bạc có thể khiến người khác nể sợ. Tri
thức khiến người khác kính phục.

- Bàn bạc, mở rộng, liên hệ thực tế (2.0 điểm):

+Tri thức, trí tuệ làm nên giá trị con người chứ không phải tiền bạc. Những con người
tiếp thu tri thức, phấn đấu rèn luyện hình thành nên một bản lĩnh trí tuệ, nhằm tạo ra
tiền bạc, của cải, phục vụ cho bản thân và cộng đồng, thì đó là nguyện vọng, mong
muốn đúng đắn, chân chính của mỗi cá nhân.

+Người giàu có nhiều tiền bạc không hoàn toàn đồng nghĩa với người có trí tuệ được
trọng vọng. Bởi vật chất tiền tài họ có được có thể không xuất phát từ lao động chân
chính. Tri thức phải gắn liền với nhân cách, sự giàu sang phải gắn liền với đạo đức,

8
điều đó mới tạo nên giá trị của con người thực sự.

+ Phê phán hiện tượng xã hội chạy theo bằng cấp mà không coi trọng trí tuệ thực lực.
Lên án những người quá coi trọng đồng tiền, tìm cách làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn,
sử dụng đồng tiền với mục đích xấu xa...

3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm)

- Nhận thức đúng đắn vai trò của đồng tiền và tri thức đối với bản thân và xã hội.

- Tích lũy tri thức để làm giàu cho bản thân: cả về trí tuệ, nhân cách và cuộc sống vật
chất.

- Kiếm tiền và sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả, thiết thực, giúp ích cho bản thân và
cộng đồng để trở thành người có trí tuệ và đạo đức chân chính.

C. Biểu điểm.

- Điểm 7-8: Có hiểu biết phong phú, kiến thức vững vàng, kĩ năng viết văn tốt. Hành
văn trong sáng, có cảm xúc.

- Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động,
không mắc lỗi.

- Điểm 3-4: Hiểu đề, đáp ứng được khoảng 5 yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt,
chính tả.

- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.

Câu 2 (12 điểm)

Khi giới thiệu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng:

“Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với
những cạnh sắc của riêng mình.”

(Tư liệu văn học lớp 11- Tập một)

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên?Bằng việc phân tích truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.

A. Yêu cầu chung

- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

9
- Biết vận dụng kiến thức văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. B.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (1.0 điểm)

- Những năm 40 của thế kỉ XX, trên văn đàn hiện thực Việt Nam, Nam Cao nổi bật
với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau trong
bóng đêm của xã hội cũ, những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của Nam Cao đã
sống mãi với thời gian.

- Chí Phèo của Nam Cao ra mắt người đọc năm 1941, đã tố cáo bộ mặt vô nhân của xã
hội và phản ánh sự bế tắc cùng cực của người nông dân. Với tác phẩm Chí Phèo, Nam
Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói,
không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những
cạnh sắc của riêng mình.

2. Giải thích ý kiến (2.0 điểm)

- Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã
nói, không tả theo cái lối người ta đã tả

+Nam Cao không bắt chước, đi theo những công thức, những lối mòn dễ dãi đã có
săn.

+ Nam Cao cũng không uốn cong ngòi bút chiều theo thị hiếu của độc giả đương thời
lúc đó đang rất say sưa với những tiểu thuyết lãng mạn.

- Nam Cao đã bước chân vào làng văn với những cạnh sắc riêng: + Nam Cao đã tự
mình tìm ra một lối đi riêng, một phong cách riêng độc đáo.

+Sự sáng tạo của nhà văn thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật

=> Nghĩa cả câu: Khẳng định bản lĩnh và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam
Cao so với văn chương đương thời.

Ý kiến đề cập đến vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Phát hiện ra
những cái mới mẻ, độc đáo là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và
văn học nói chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể
lặp lại người khác và chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc
đáo, mới mẻ sẽ giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc
đáo, mới mẻ mới cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải

10
một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo
lập. (Macxen - Pruxt)

3. Phân tích - chứng minh (8.0 điểm)

a. Những sáng tạo ở phương diện nội dung tư tưởng (5.0 điểm)

- Giá trị hiện thực mới mẻ (2.0 điểm):

+ Dựng lên một bức tranh chân thực, sống động về nông thôn Việt Nam ngột ngạt,
đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

+ Nhà văn thường chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bị thảm.
Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh và số phận của những con người bị đày đọa vào
cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công . Viết
về quá trình tha hóa của những con người này, nhà văn có phát hiện thật sâu sắc : xã
hội tàn bạo đã hủy diệt cả thể xác lẫn linh hồn người nông dân lương thiện, đẩy họ vào
cuộc sống khốn cùng không lối thoát.

- Giá trị nhân đạo mới mẻ (3.0 điểm): nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp
của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt
người lần linh hồn người. (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác
chủ yếu thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa
phong kiến bóc lột tàn tệ người lao động, đẩy họ vào con đường bần cùng, ngợi ca
phẩm chất tốt đẹp của họ.)

b.Những sáng tạo ở phương diện nghệ thuật (3.0 điểm)

- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Chí Phèo và Bá Kiến là những nhân vật điển hình
sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn
tượng mạnh cho người đọc, là nhân vật “lạ mà quen”. Khi xây dựng những nhân vật
này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái
tâm lí phức tạp của nhân vật, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, dở khóc dở
cười, mấp mé ranh giới giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con
vật... (1.0 điểm) | - Kết cấu mới mẻ (0.5 điểm):

+ Truyện có kết cấu phóng túng thoải mái, gặp đâu nói đấy, không theo trình tự thời
gian, lúc đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể về lai lịch của nhân
vật nhưng thực chất lại rất chặt chẽ lôgic.

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng hiện đại, mở đầu và kết thúc là hình ảnh chiếc lò gạch
cũ gợi sự luẩn quẩn, bế tắc trong số phận của người nông dân.

- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay
cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ.(0.5 điểm)

11
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật vừa rất gần với lời ăn tiếng nói
trong đời sống. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn
nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai,
chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người
đọc, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo nhân vật Chí
Phèo, khi lại trần thuật theo nhân vật Bá Kiến, thị Nở (1.0 điểm)

4. Đánh giá (1.0 điểm)

- Với những sáng tạo trên, Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là “Một phát hiện về
hình thức, một khám phá về nội dung” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp), trở thành một kiệt tác của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của nhà văn.

- Ý kiến trên không chỉ làm nổi bật phong cách truyện ngắn Nam Cao mà còn góp
phần định hướng người đọc trong việc tiếp cận, khám phá tác phẩm cũng như đặt ra
cho người nghệ sĩ bài học quý giá trong sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương không cần
đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chi
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).

C. Biểu điểm.

- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng
từ.

- Điểm 8-9: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 6-7:Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi
hành văn, chính tả.

- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.

- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.

12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2018- 2019

Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8.0 điểm)

VAI KỊCH CUỐI CÙNG

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về
một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường
làng.

Vào buổi chiều, ông thường ra nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều
nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ
vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách
như một thế giới khác lạ, âm âm lướt qua thung lũng. Chú bé vật đứng dậy, háo hức
đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Những hành khách mệt
mỏi vì suốt một ngày trên đường chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn
không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn
viên già như thắt lại. Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất
vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.”

Hôm sau người em thấy ông mở chiếc vali hóa trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu
giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc veston cũ, mặc rồi chống gậy đi. Ông nhờ
chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông
thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường
phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa ban hành
khách đi tàu...”

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra
ctrời, đưa tay vây lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quát, nhảy cẫng lên, đưa
cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn
huy hoàng nào của nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai
không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp

13
lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

(http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/80.html)

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa được gợi ra từ
câu chuyện trên.

Câu 2 (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (8.0 điểm).

A. Yêu cầu chung:

- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội.

- Biết vận dụng hiểu biết xã hội để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.

B. Yêu cầu cụ thể :

Đây là một vấn đề mang tính chất gợi mở, HS có thể trình bày theo cách riêng của
mình. Khuyến khích sự sáng tạo, cá tính của học sinh dựa trên lập luận chặt chẽ, có
tính thuyết phục.

1. Ý nghĩa câu chuyện (3.0 điểm):

- Hình ảnh cậu bé đợi tàu, vui mừng đón chào chuyến tàu băng qua là biểu tượng của
khát khao giao hòa cùng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui, làm tươi sáng cuộc đời cậu
nơi vùng núi vắng vẻ. Trái tim đó không bình lặng mà luôn khao khát, luôn ấp ủ
những ước mơ trong cuộc sống. Bóng dáng bé nhỏ của chú bé đã ánh lên tinh thần,
niềm tin bất diệt của con người, không có một khó khăn hay trở ngại nào có thể làm
trái tim kia lung lay và từ bỏ khát vọng. Mỗi ngày trôi qua, ngóng chờ những chuyến
tàu vụt qua, cậu bé đang nuôi dưỡng, bồi đắp thêm cho hi vọng của cuộc đời cậu một
cách nhẫn nại.(0.75 điểm)

14
-Hình ảnh không hành khách nào trong chuyến tàu vẫy chào cậu gợi lên sự lạnh lùng,
thờ ơ và vô cảm của con người trong xã hội hiện nay. Sự ích kỉ cá nhân đã lấn át trái
tim yêu thương và sự sẻ chia của con người trong cuộc đời. Điều đó như một lưỡi dao
giết chết niềm tin, ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc sống.(0.75 điểm)

-Hình ảnh người diễn viên đó quyết định đóng một vai phụ - một hành khách trên
chuyến tàu và vẫy chào cậu bé là biểu tượng của tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu
hiểu sâu sắc, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh. Hành động tuy nhỏ
nhưng làm cuộc sống trở nên ấm áp, thức tỉnh bao trái tim con người. Việc làm rất
nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa. Nó đã khích lệ tinh thần cậu bé, tiếp thêm cho cậu sức
mạnh và niềm tin, là bệ đỡ cho những bước đường tương lai của cậu. (0.75 điểm)

=>Câu chuyện cảm động đã nêu lên bài học cuộc đời sâu sắc: Sống và nuôi dưỡng
niềm tin, kiên trì nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ, hãy luôn yêu thương thấu hiểu,
đừng lạnh lùng vô cảm.(0.75 điểm)

2. Bàn luận (4.0 điểm):

- Niềm tin và ước mơ giúp con người có ý chí và nghị lực vượt qua những trở ngại của
cuộc sống, đẩy lùi bóng tối và vượt qua được chính mình. Đánh mất niềm tin cuộc
sống, con người sẽ đánh mất tất cả. “Một người đánh mất niềm tin vào chính mình thì
còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. Giống như cậu bé trong câu chuyện,
trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng không được đánh mất niềm tin. “Hãy hướng về
phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất dần sau lưng bạn”.

- Sự thờ ơ, vô cảm đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay. “Nơi lạnh
nhất không phải là nơi Bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”. Sự dửng dưng
của những người hành khách trên chuyến tàu vô tình giết chết niềm tin và khát vọng
trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé. Sống lạnh lùng vô cảm, con người sẽ chìm trong
âm u, đen tối và hèn kém. Vô cảm khiến cái ác và cái xấu lên ngôi, giết chết niềm tin
của con người.

- Sự thấu hiểu và tình yêu thương là những tình cảm nồng nhiệt, đẹp đẽ của con người,
tình cảm cho đi không cần nhận lại, giúp con người có thêm nghị lực để vượt qua mọi
khó khăn thử thách, là động lực để con người ngày càng hoàn thiện hơn, khi đó đau
khổ vơi bớt, hạnh phúc được nhân đôi, giúp con người bước tới thành công. “Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không?/ để gió cuốn đi.../ để gió
cuốn đi...”. Dù chỉ là vai kịch, nhưng người diễn viên già đã giúp giữ lại niềm tin
trong ánh mắt và nụ cười của cậu bé và trong mỗi chúng ta.

- Tình yêu thương là cội nguồn của cuộc sống. Nó nâng đỡ ước mơ, củng cố niềm tin
và đẩy lùi sự thờ ơ, vô cảm của con người. Tuy nhiên, yêu thương phải được đặt đúng
nơi, đúng chỗ, tránh bị lợi dụng; niềm tin là cần thiết nhưng tránh niềm tin mù

15
quáng... (HS cần lấy được ví dụ cho mỗi luận điểm)

3. Bài học nhận thức và hành động (1.0 điểm):

- Câu chuyện về cậu bé đợi tàu và hành động của người diễn viên già đã cho chúng ta
có được bài học ứng xử quý giá trong cuộc sống. - Thấy được vai trò niềm tin và tình
yêu thương trong cuộc sống, mỗi người phải bồi đắp cho mình những tìm cảm nhân
văn cao đẹp để hoàn thiện bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Phê phán những con
người sống dửng dưng vô cảm...

C. Biểu điểm.

- Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị
luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú.
- Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động,
không mắc lỗi.

- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về
diễn đạt.

- Điểm 1-2: Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng
dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề.

Câu 2 (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

"Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy
cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực."

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu, hãy làm sáng tỏ.

A. Yêu cầu chung .

- Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận vấn đề một cách hợp lí.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, có cảm xúc. B.
Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách
nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Giải thích (1.0 điểm):

16
- Người nghệ sĩ đích thực: là những người sáng tạo nghệ thuật chân chính, có tài năng,
tâm huyết, khát vọng, nhân cách, là những người sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác
phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.

- Cái khác thường là cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ,...

- Cái bình thường: là cái giản dị, gần gũi, quen thuộc, vốn có...

=> Ý kiến bàn về vai trò của cái nhìn của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là
những người có khả năng phát hiện ra những cái độc đáo, đặc sắc, mới lạ ở
nhữngmảng đề tài, hình tượng, chủ đề...tưởng chừng như rất quen thuộc, bình thường.
Đồng thời cũng là người phải có khả năng khiến cho những cái độc đáo, mới lạ trở
nên gần gũi, chân thật với cuộc sống và người tiếp nhận.

2.Bình luận, chứng minh (10.0 điểm):

a.Bình luận(1.0 điểm): Khẳng định ý kiến trên là đúng.

+ Phát hiện ra những cái mới mẻ, độc đáo từ những điều bình thường, những đề tài
quen thuộc là yêu cầu bắt buộc của sáng tạo nghệ thuật nói riêng và văn học nói
chung. Bởi sự lặp lại là cái chết của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể lặp lại người
khác và chính bản thân mình. Chính việc phát hiện ra những điều độc đáo, mới mẻ sẽ
giúp cho nhà văn hình thành được phong cách riêng. Hơn nữa có độc đáo, mới mẻ mới
cuốn hút được người tiếp nhận. Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. (Macken -
Pruxt)

+ Người nghệ sĩ cũng cần làm cho những điều phi thường trở nên gần gũi chân thật.
Bởi vì xét đến cùng nghệ thuật sinh ra là để phục vụ đời sống, người tiếp nhận tìm đến
với tác phẩm nghệ thuật cũng vì tác phẩm mang bóng dáng của cuộc đời. Nếu chỉ mải
mê khai thác những cái phi thường, mới lạ, nghệ thuật sẽ trở nên xa lạ với cuộc đời, sẽ
không chinh phục được người tiếp nhận. Nghệ thuật là cái độc đáo, nhất là trong hình
thức thể hiện nhưng nó vẫn phải hướng đến những cái quen thuộc, gần gũi và nhân
văn trong đời sống con người.

b. Chứng minh qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (9.0
điểm):

HS có thể có nhiều cách làm khác nhau, nhưng cần phải đảm bảo các ý chính sau:

- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới cách
tân văn học. Ông là người mở đường "Tinh anh và tài năng" nhất của nền văn học
nước nhà. Ngòi bút của ông có sự chuyển biến từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế
sự đời tư.Chiếc thuyền ngoài xa (1983) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tự sự -

17
triết lí của ông sau năm 1975. Tâm điểm của những khám phá, sáng tạo của nhà văn là
con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc
và hoàn thiện nhân cách. Nhà văn cũng nhìn thẳng vào hiện thực với tất cả cái xù xì,
thô giáp của nó: một gia đình hàng chài đói nghèo, lam lũ, lạc hậu, thường xuyên diễn
ra bạo hành gia đình. Từ đó, tác phẩm đặt ra vấn đề: cần nhìn cuộc sống một cách đa
diện, đa chiều, khám phá bản chất thật của cuộc sống. (1.0 điểm)

- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn: nhìn thấy cái khác thường trong cái bình
thường.(3.5 điểm)

Nhân vật trung tâm là người đàn bà hàng chài, kiểu nhân vật tính cách - số phận quen
thuộc trong văn học. Từ kiểu nhân vật quen thuộc ấy,bình thường ấy, người đọc vẫn
nhận ra sự khác thường trong cái nhìn của nhà văn: đằng sau vẻ bề ngoài lam lũ, thất
học, dốt nát tăm tối ở người đàn bà lại là người phụ nữ sâu sắc, thấu trải lẽ đời; đằng
sau vẻ bề ngoài xấu xí, thô mộc lại là một người vợ vị tha, bao dung, nhân hậu, một
người mẹ giàu đức hi sinh, giàu tình thương con; đằng sau vẻ nhẫn nhục cam chịu lại
là một người phụ nữ cứng cỏi, can đảm. Chính chị đã khiến cho Phùng và Đầu bừng
tỉnh, giác ngộ, đặt cuộc sống vào cái nhìn nhiều chiều để phát hiện ra vô vàn những
nghịch lí. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác phẩm thể hiện tiếng nói nhân đạo
sâu sắc mới mẻ, phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những hạt ngọc khuất lấp trong lam lũ
đời thường...

- Cái nhìn mới mẻ, độc đáo của nhà văn:trong cái khác thường nhìn thấy cái bình
thường.(3.5 điểm)

Trong tác phẩm, có vô số cái khác thường, nhưng từ cái khác thường ấy, nhà văn đã
nhìn thấy cái bình thường, khám phá ra chân lí của đời sống: đằng sau sự cam chịu,
nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là tình mẹ thương con; đằng sau sự vũ phu tàn
độc của người đàn ông là gánh nặng mưu sinh trở thành ẩn ức; đằng sau sự đối lập của
cảnh con thuyền ở ngoài xa và con thuyền cập bờ là hiện thực cuộc sống như nó vốn
có, đằng sau cái cảm giác lạ lùng của Phùng mỗi khi nhìn lại tấm ảnh chiếc thuyền
ngoài xa chính là mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống...

- Đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện cái nhìn của nhà văn(1.0 điểm):

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

+ Đổi mới kết cấu tác phẩm.

+ Đổi mới về nghệ thuật trần thuật...

+ Sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh...

=> Nguyễn Minh Châu có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới văn học. Xứng

18
đáng là người mở đường tình anh và tài năng nhất.

3. Mở rộng, nâng cao(1.0 điểm):

- Vấn đề cái nhìn trong văn học rất quan trọng, là vấn đề sống còn của người nghệ sĩ.
Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ
thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó là một sự khám phá mà người ta không thể làm một
cách cố ý và trực tiếp; bởi đó là một sự khám phá về chất, chỉ có được trong cách cảm
nhận về thế giới , một cách cảm nhận không do nghệ thuật đem lại thì mãi mãi sẽ
không ai biết đến (Macxen - Pruxt).

- Để tạo được phong cách riêng, mỗi nhà văn còn cần tạo cho mình một giọng riêng và
phải thực sự là người nghệ sĩ ngôn từ. Muốn vậy, người nghệ sĩ cần có trong mình: tài
năng, phong cách, tâm huyết với nghề cũng như lòng tự trọng .

- Bài học đặt ra với người cầm bút: cần không ngừng khám phá, sáng tạo để làm ra
những sản phẩm độc đáo.

- Với người tiếp nhận: Cần trân trọng những đóng góp, khám phá sáng tạo của mỗi
nhà văn.

C. Biểu điểm:

- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo, diễn đạt lưu
loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng
từ.

- Điểm 8-9: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ);
bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ
về chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 6-7: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa
hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

- Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng khoảng 2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi
hành văn, chính tả.

- Điểm 2-3: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng; còn mắc nhiều
lỗi diễn đạt.

- Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Lạc để hoàn toàn hoặc không viết gì

19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI THI GIẢI THƯỞNG SAO
KHUÊ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 150 phút

Ngày thi: 08/01/2020

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3,0 điểm):

Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn.

(Publilius Syrus)

Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.

Câu 2(5,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng “Một truyện ngắn hay và vừa là
chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng hai truyện ngắn đã học
trong chương trình Ngữ văn 11.

Câu 3. (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy sang tác bài thơ theo các yêu cầu sau:

+Thể loại: Thơ lục bát.

+Số dòng: 4.

+Chủ đề: Quê hương, đất nước

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: 3.0 điểm

I. Yêu cầu về kĩ năng:

20
Trên cơ sở hiểu rõ ý kiến và yêu cầu nghị luận của đề. Học sinh thể hiện tốt kĩ năng
làm một bài văn nghị luận xã hội: Xác định đúng vấn đề nghị luận; biết cách triển khai
nội dung vấn đề; phối hợp nhiều thao tác trong bài làm; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt
chẽ; diễn đạt mạch lạc; dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ,
lỗi cậu. Văn viết có cảm xúc.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo

những ý cơ bản:

1.Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,5 điểm)

2.Giải thích: (0,5 điểm)

- Đi quá nhanh: là cách nói ẩn dụ để chỉ việc con người mất bình tĩnh, nôn nóng muốn
đạt được thành công. Sự nhanh chóng này có thể hiểu là sự chuẩn bị không kĩ càng,
mặt khác nhanh chóng còn là cách con người tìm kiếm những lối đi tắt, những con
đường không chính đáng.

- Đến quá muộn: là cách nói ẩn dụ để chỉ việc con người đạt được thành công muộn
hơn dự định, kết quả không như mong muốn hoặc đơn giản là không thể hoàn thành
một công việc gì đó.

- Ý kiến Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn: Thể hiện chân lí của cuộc sống, nếu
con người không bình tĩnh trải qua quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, không đi bằng chính
đối chân của mình mà lại tìm những con đường tắt, không chính đáng thì không
những không đạt được công việc mình muốn một cách nhanh chóng như dự định mà
trái lại còn gây ra những hậu quả không lường trước được.

3. Phân tích, bình luận ý kiến(1,5 điểm)

+ Tại sao quá nóng vội khi làm một việc gì đó sẽ khiến con người khó đến được thành
công?

- Đi quá nhanh là khi con người không có những sự chuẩn bị cần thiết để đi tới thành
công. Không có sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết sẽ dẫn tới việc con người không
giải quyết được những tình huống khó khăn mà cuộc sống mang lại. Trong những
trường hợp như vậy, con người sẽ đánh mất nhiều cơ hội đáng quý trong cuộc sống.

- Đi quá nhanh không chỉ thể hiện ở việc không chuẩn bị kĩ càng những điều kiện
thích hợp mà còn được hiểu là không biết dung hòa trong cuộc sống, luôn mong muốn
mọi thứ ở mức cao hơn có thể mà không chú ý đến năng lực và cảm xúc của bản thân.
Điều này thể hiện ở việc con người không bình tĩnh giải quyết mọi chuyện (có thể là

21
một cuộc tranh luận, có thể là việc thực hiện một công việc trong cuộc sống...) để làm
mọi chuyện trở nên rối tung vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

(Dẫn chứng...)

- Đi quá nhanh còn là việc con người cố gắng tìm những con đường tắt, những con
đường không chính đáng, chỉ mong đạt tới thành công mà không phải bỏ ra nhiều
công sức. Điều này không thể đem lại một thành công xứng đáng mà chỉ là những
thành công tạm thời, không bền vững.

+ Tại sao bình tĩnh trong mọi việc lại có thể đem ta đến với thành công sớm hơn so
với dự định?

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rào cản bất ngờ mà ta không lường trước được, một
người bình tĩnh đi đến thành công sẽ dễ dàng trải qua những khó khăn đó bởi họ có sự
chuẩn bị kĩ càng, sự lường trước những điều có thể xảy ra trong cuộc sống của họ.
Những người như vậy thường đến với thành công theo cách mà họ mong muốn.

- Người bình tĩnh trong mọi chuyện, không vội vàng sẽ đem đến những lựa chọn đúng
đắn, không phụ thuộc vào những cảm xúc nhất thời, không bỏ lỡ những cơ hội trong
cuộc sống.

(Dân chứng...)

+ Để đi đến thành công, con người cần có những phẩm chất gì?

- Trước hết là sự chuẩn bị chu đáo trên con đường đi tới thành công. Để chuẩn bị chu
đáo, cần có thời gian nhất định, sự kiên nhẫn và lòng tin tưởng khi làm một việc gì đó.

- Bất cứ điều gì cũng được tích lũy dần dần, một thành công đạt đến không phải là tự
dưng mà có, trái lại, muốn có nó con người phải trải qua nhiều thứ, kể cả những thất
bại. Do đó, muốn làm một việc gì đó, không được ngại khó, ngại khổ, ngại lâu thực
hiện, không được nản lòng trước những thất bại trước mắt mà không cố gắng nỗ lực
cho tương lai.

(Dẫn chứng...)

4. Mở rộng, nâng cao (0,25 điểm)

- Quá nhanh sẽ đến quá muộn là đề cao sự cẩn trọng, tuân thủ từng bước trong công
việc. Những câu nói trên không khuyến khích thái độ chậm tiến, ỷ lại, nếu cứ kiếm cớ
chậm cho chắc, bền rồi lại trở nên không cầu tiến thì lại biến thành những kẻ thụ
động.

- Con người cũng phải nhanh chóng trong một số công việc, một số hoàn cảnh, trường
hợp. Phải biết vạch ra những kế hoạch, những dự định và thực hiện đúng kế hoạch, dự

22
định đó.

Như vậy, nhanh – chậm là do năng lực của các nhân từng người, thích nghi với từng
hoàn cảnh. Nhưng trong đó, lí trí cần phải kiểm soát để đạt được thành công như
mong đợi.

5. Bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm)

Cuộc sống là không chờ đợi nhưng không có nghĩa nó là một cuộc đua, cuộc cạnh
tranh không hồi kết. Câu nói tưởng như mâu thuẫn lại ẩn chứa một bài học vô cùng ý
nghĩa về việc con người phải vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách trong cuộc
sống, tìm thấy cho mình một con đường đi đến thành công là một quá trình tích lũy
dần dần, trải nghiệm và phát trien dần dần. Đó không phải là điều dễ dàng đối với mỗi
người nhưng nếu ý thức được ý nghĩa của nó thì mỗi người hoàn toàn có thể làm
được.

Câu 2: 5,0 điểm.

I. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 11
trên cơ sở chọn lọc để làm nổi bật vấn đề yêu cầu của đề bài. Phối hợp tốt các thao tác
giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh một vấn đề mang tính chất lí luận văn
học.

- Xử lí tư liệu có hiệu quả trong chứng minh làm nổi bật vấn đề.

- Kết cấu bài làm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, trong
sáng, giàu chất văn. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm
nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm.

II. Yêu cầu về kiến thức:

HS chọn 02 truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11(khuyến khích các bài
viết có mở rộng sang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 nâng cao). Ở mỗi
tác phẩm tập trung vào việc phân tích tác phẩm đó là chứng tích của một thời và hiện
thân của một chân lý giản dị của mọi thời

HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu
cầu sau:

1.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)

2.Giải thích(0,5 điểm)

“Một truyện ngắn hay và vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một

23
chân lý giản dị của mọi thời”.

+ Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn
đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số
phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh..)

+ là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời: tác phẩm đặt ra, chạm tới được
những chân lí giản dị - những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất,
mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở.

=>Ý kiến nêu ra yêu cầu đối với một truyện ngắn hay phải là nhữn tác phẩm hài hòa
hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại - vừa
có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lý bình thường, phổ quát, muôn đời.

3. Bàn luận và chứng minh (4,0 điểm)

* Cơ sở lí luận (1,25 điểm)

Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá
trị và sức sống lâu dài.

- Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là
khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời; hiện thực cuộc sống, đời sống con
người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp....

- Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:

+ Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về |
hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển
hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương
thời.

+ là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều
sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường
nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật. là chân lí phổ quát muôn đời. Vì vậy mỗi
tác phẩm còn chứa đựng những thông điệp, những tư tưởng đúng đắn cho mọi thời.
Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhân sinh,
thực sự có giá trị và sức sống lâu dài.

Truyện ngắn với dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết
cô đúc... nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình sẽ kết tinh hài
hòa hai giá trị: là chứng tích của một thời, và là hiện thân của một chân lý giản dị của
mọi thời”.

* Phân tích, chứng minh (2,5 điểm)

24
- Hs chọn 02 truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 (khuyến khích các
bài viết có mở rộng sang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 nâng cao).
Trong mỗi tác phẩm tập trung vào việc phân tích tác phẩm đó là chứng tích của một
thời và hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời.

Ví dụ

Truyện hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Tác phẩm là chứng tích của một thời:

+ Truyện kể, tả về diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ trong một buổi chiều tàn đến đêm
xuống và về khuya trên một phố huyện nhỏ, từ đó mở ra bức tranh cuộc sống triền
miên trong đói nghèo, tăm tối, quẩn quanh của phố huyện nói riêng, xã hội Việt Nam
nói chung những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945;

+ Truyện làm hiện lên những mảnh đòi nơi phố huyện, tuy mỗi nhân vật một vài nét
chấm phá nhưng đủ cho người đọc hình dung những cuộc đời chìm trong đói nghèo,
tăm tối, những kiếp người sống mờ mờ nhân ản, đơn điệu, buồn chán, quần quanh...

+ Qua đó, nhà văn Thạch Lam vừa bộc lộ niềm thương cảm, xót xa vừa gửi gắm sự
trân trọng, nâng niu với những con người tuy chìm trong đói nghèo, tăm tối, quẩn
quanh những tâm hồn luôn nhạy cảm, nhân ái và chưa bao giờ nguôi hi vọng về một
thế giới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn, Tinh thần nhân đạo này là kết quả của sự thức tỉnh
của ý nghĩa cá nhân, về ý nghĩa sự sống của con người trong đời sống và văn học
những năm đầu thế kỉ XX

- Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: Học sinh có thể
chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của mọi thời trong
thiên truyện:

+ Nỗi khổ lớn nhất của con người không chỉ là sự đói nghèo về vật chất mà là sự buồn
chán, đơn điệu, quẩn quanh của đời sống tinh thần.

+ Dù cuộc sống lay lắt, tăm tối, quấn quanh, dù mong manh thì con người
vẫn không nguôi hi vọng, tha thiết chờ đợi, hướng tới một thế giới tươi sang hơn, tốt
đẹp hơn. Sự nhạy cảm, nhân ái, giàu hi vọng của con người chính là chất thơ, vẻ đẹp
muôn đời để cuộc sống không chìm hẳn trong tăm tối, tuyệt vọng.

*Truyện Chí Phèo (nam Cao)

- Truyện ngắn Chí Phèo là chứng tích của một thời:

25
+ Qua câu chuyện về làng Vũ Đại, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân
thực về nông thôn Việt nam nghèo đói, xơ xác, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, bọn thống
trị tàn bạo, thâm độc đầy người nông dân vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, đến
bước đường cùng, hoặc để yên thân thì trở nên vô cảm với bi kịch của đồng loại.

+ Truyện xây dựng thành công nhân vật vừa sống động, cụ thể vừa tiêu biểu,
điển hình, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo - hiện tượng khái quát, có tính quy luật cho
tình trạng tha hóa bị thảm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân
nói riêng, con người nói chung trong xã hội đương thời.

+ Qua đó, nam Cao gửi gắm thông điệp mang tinh thần nhân đạo sâu sắc của
thời đại: nỗi xót xa trước bị kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người, lòng tin vào
sự bất diệt của nhân sinh và sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh của nhân tính trong một xã
hội bạo tàn, vô nhân đạo.

- Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: Học
sinh có thể chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của
mọi thời trong thiên truyện:

+ Bi Kịch đau khổ nhất của con người không chỉ là bị bần cùng hóa, bị đe
dọa bởi đói nghèo, áp bức bất công, mà là sự tha hóa, bị hủy hoại nhân hình và nhân
tính đến mức thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ. Đây là bi kịch bị thảm không chỉ
của một thời mà còn của muôn đời.

+ Niềm tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa của nhân tình
mộc mạc, chân thành, nhân tình của con người không dễ gì bị hủy diệt, bản tính hiền
lành, lương thiện và khát vọng hướng thiện khi gặp nhân tình sẽ thức tỉnh và bất diệt:
tình người, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương mộc mạc, chân thành sẽ có sức mạnh
cảm hóa, thức tỉnh để phần người hồi sinh.

* Bàn bạc, mở rộng vấn đề (0,25 điểm)

- Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện
ngắn ở phương diện ý nghĩa nội dung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu
cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng chuyện, kể chuyện hấp dẫn; xây dựng
nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn....

4.Nhận xét, đánh giá (0,25 điểm)

- Ý kiến trên đòi hỏi, yêu cầu khi sáng tác truyện ngắn:

26
+ Đối với người sáng tác, phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên
những vấn đề thiết cốt nhất của thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích
của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản chất, chân lí của nhân sinh để
tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

+ Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay
giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của
tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng ta và thời đại mình đang
sống.

Câu 3: 2,0 điểm

Học sinh sáng tác được bài thơ đảm bảo yêu cầu:

-Hình thức:

+ Số dòng: 4 dòng (0,5 điểm)

+ Đúng thi luật thơ lục bát, cách trình bày thơ lục bát (0,5 điểm)

+ Hình ảnh thơ đẹp, biện pháp tu từ phong phú, từ ngữ chính xác, gợi cảm (0,5 điểm)

- Nội dung: Đúng chủ đề quê hương đất nước (0,5 điểm)

* Trên đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể cảm nhận, sắp xếp hoặc trình bày theo nhiều
cách khác nhau; giám khảo căn cứ vào tính chất hợp lím thuyết phục, sáng tạo để đánh
giá và cho điểm. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, văn có độ cảm xúc.

27
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI THI GIẢI THƯỞNG SAO KHUÊ
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2019 – 2020

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 11 GDTX

Thời gian làm bài: 150 phút

Ngày thi: 08/01/2020

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (3,0 điểm):

Một cô bé 8 tuổi gửi thư lên tờ The New York Sun hỏi “Ông già noel có
thực không? biên tập viên kì cựu của tờ báo đã trả lời bằng một bài báo có tiêu đề:
“Ông già Noel có thực!”

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tiêu đề bài báo mà biên tập viên trả lời cô
bé.

Câu 2(5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng “Nhà văn lớn là người có khả năng khám phá, miêu tả
tinh tế, đồng thời có thể lí giải sâu sắc thế giới nội tâm con người”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng hai truyện
ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

Câu 3. (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy sáng tác bài thơ theo các yêu cầu sau:
- Thể loại: Thơ lục bát.
- Số dòng: 4.
- Chủ đề: Mẹ

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: 3.0 điểm

I. Yêu cầu về kĩ năng:

Trên cơ sở hiểu rõ ý kiến và yêu cầu nghị luận của đề. Học sinh thể hiện tốt kĩ
năng làm một bài văn nghị luận xã hội: Xác định đúng vấn đề nghị luận; biết cách

28
triển khai nội dung vấn đề; phối hợp nhiều thao tác trong bài làm; bố cục rõ ràng, kết
cấu chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi về chính tả, lỗi
dùng từ, lỗi câu. Văn viết có cảm xúc.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo những
ý cơ bản:

1.Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,25 điểm)

2.Giải thích: (0,5 điểm)

- Ông già noel: Nhân vật huyền thoại xuất hiện trong đêm noel để tặng quà cho trẻ
em, hiện thực hóa ước mơ, khao khát của các em nhỏ. Ông là biểu tượng cho phép
nhiệm màu, cho những điều đẹp đẽ của cuộc đời.

- Cuộc hỏi – đáp

+ Câu hỏi của cô bé 8 tuổi biểu hiện sự hoài nghi về sự màu nhiệm, về kì tích và sâu
xa hơn là về những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

+ Câu trả lời – tiêu đề bài báo cảu biên tập viên đa gieo niefm tin vào tâm hồn trẻ thơ
về sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống

3, Bình luận (2,0 điểm)

*Khẳng định vấn đề(1,25 điểm)

Câu trả lời của người biên tập là rất đúng đắn, sâu sắc vì:

- Niền tin của trẻ em là vô cùng quan trọng:

Trẻ em luôn có cái nhìn trong trẻo, ngây thơ và tin vào mọi điều. Tuy ông già
Noel chỉ là huyền tích, nhưng đó là kết tinh của cái thiện, cái đẹp mà các em hằng tin
tưởng. nếu niềm tin ấy bị đổ vỡ, chặng đường dài trong đời các em sẽ ảm đạm và khô
khan. Vì vậy không nên khiến trẻ thơ đổ vỡ niềm tin. Trong quá trình sống và lớn lên,
những nhận thức sẽ sâu sắc hơn, những hình ảnh đẹp khác sẽ thay thế biểu tượng ông
già Noel.

- Niềm tin vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong thế giới này

29
Mặc dù cái ác, cái xấu vẫn tồn tại nhưng cái thiện, cái đẹp vẫn hiện diện, ngay cả
khi ta không thể dung giác quan nhận biết mà chỉ có thể cảm nhận. Trong đời thường,
những giá trị đẹp đẽ ấy hiện diện ở nhiều nơi, với người lớn thì đó là chính nghĩa
thắng phi nghĩa, với trẻ em thì đó đơn giản là ông già Noel. Khẳng định “ông già Noel
có thật là khẳng định niềm tin vào những điều tốt đẹp trong con người và trong cuộc
đời,

- Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì điều tốt đẹp mới có thể xuất
hiện và con người mới có thể hạnh phúc

Kì tích không phải là điều ngẫu nhiên, đó là kết quả của niềm tin, sự kiên trì và
lòng tốt trong mỗi con người. Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì
tích, và hơn nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh của những
giá trị tốt đẹp. Tạo niềm tin cho trẻ em là góp phần vun đắp tương lai tốt đẹp cho các
em.

*Mở rộng, nâng cao (0,25 điểm)

- Niềm tin là điều quan trọng, niềm tin của trẻ em càng quan trọng hơn nhưng
nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên cho trẻ em niềm tin mù quáng, thiếu căn
cứ bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu
lí tưởng sau này.

- Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của những giá trị tốt đẹp, cần có một
cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ. Hơn nữa cần phải có lập trường kiên định,
có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách nhân văn, tự tạo nên những điều tốt
đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.

- Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng, chẳng hề có
niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ... thì vẫn có những người có lí tưởng, có
niềm tin và chính họ đã định hướng cho sự phát triển của xã hội.
- Tạo niềm tin cho trẻ em khác biệt với lừa dối trẻ em.
* Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
Thí sinh rút ra bài học phù hợp với bản thân.
4. Nhận xét, đánh giá (0,25 điểm)
- Câu trả lời của biên tập viên dành cho cô bé giúp chúng ta củng cố niềm tin vào
điều tốt đẹp trong cuộc đời.
- Cảm nghĩ riêng.
Câu 2: (5,0 điểm)

30
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Xác định đúng yêu cầu đề: Giải thích một vấn đề mang tính lí luận văn học và
| làm rõ điều đó qua một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn .
- Biết kết hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận,
chứng minh ......một cách nhuần nhuyễn.
- Kết cấu bài làm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc,
trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những
cảm nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm.
II. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
1.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
2.Giải thích(0,5 điểm).
Ý kiến nêu lên một quan niệm về “nhà văn lớn”, đó là những nhà văn tài năng,
có vị trí đặc biệt trong văn học một dân tộc, là người có biệt tài trong việc nắm bắt và
miêu tả sống động khám phá, miêu tả tinh tế) những diễn biến tâm trạng phong phú,
phức tạp trong tâm hồn con người đồng thời có đủ vốn sống, vốn tri thức, có tư tưởng
tiến bộ để lí giải những biến đổi của thế giới nội tâm ấy.
3. Bàn luận và chứng minh (4,0 điểm)
* Cơ sở lí luận (1,25 điểm)
- Đặc trưng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống, trung tâm
cuộc sống là con người nên nhà văn phải luôn có ý thức phản ánh con người với tất cả
mối quan hệ xung quanh con người...
- Con người là một bản thể phức tạp nhưng phức tạp nhất là thế giới tâm hồn
với những cung bậc tình cảm, cảm xúc phong phú, đa dạng (vui, buồn, yêu, thương,
căm ghét...). Nhiệm vụ của văn học là khám phá, miêu tả và phân tích lí giải được thế
giới tâm hồn ấy.
- Văn học khám phá về con người, nhưng sự khám phá chỉ đạt được giá trị
đích thực khi nhìn con người ở cả bên ngoài lẫn bên trong. Đặc biệt phát hiện, miêu tả
và lí giải sâu sắc thế giới nội tâm con người, nhà văn sẽ đưa đến cho người đọc nhiều
nhận thức mới về cuộc sống, cắt nghĩa được nhiều điều bí ẩn..., từ đó sẽ tạo nên giá trị
của tác phẩm và nâng cao tầm vóc của nhà văn. Đồng thời điều này giúp cho người
đọc hiểu đời, hiểu người, hiểu mình, có những kiến giải sâu sắc về cuộc sống giúp
người gần người hơn.
- Muốn “khám phá, miêu tả tinh tế” và “lí giải sâu sắc thế giới nội tâm con
người nhà văn cần phải có sự quan sat tinh tế, những hiểu biết sâu sắc về con người,

31
vốn ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ... giúp nhà văn miêu tả tinh tế và sống
động thế giới tâm hồn con người. Không những thế, nhà văn cũng cần có tư tưởng tiến
bộ, đúng đắn vì chỉ khi có tư tưởng tiến bộ đúng đắn mới giúp nhà văn có những kiến
giải sâu sắc, thuyết phục về thế giới tâm hồn ấy. Như vậy, việc miêu tả, phân tích nội
tâm con người sẽ cho thấy tư tưởng và bút lực của nhà văn
* Phân tích, chứng minh (2,5 điểm)
- Hs chọn 02 truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11 (khuyến
khích các bài viết có mở rộng sang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 nâng
cao). Tập trung vào việc phân tích thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm đó để
thấy được khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thể lí giải sâu sắc thế giới
nội tâm con người của nhà văn.
Ví dụ
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, cần phân tích được:
-Nam Cao miêu tả tinh tế, sống động thế giới nội tâm nhân vật Chí Phèo qua
những hình thức nghệ thuật đặc sắc. (Học sinh có thể phân tích diễn biến tâm trạng
của Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp Thị Nở, khi bị Thị Nở cự tuyệt... với diễn
biến nội tâm phong phú, phức tạp qua nghệ thuật miêu tả tâm lí, kuawj chọn chi tiết
đặc sắc...)
- Nam Cao lí giải sâu sắc về những biến đổi trong tâm hồn nhân vật: Sự thay
ddooir tâm trạng của nhân vật là do những nguyên nhân nào? Tác giả gửi gắm những
thông điệp gì qua sự thay đổi đó? Qua sự thay đổi đó người đọc hiểu thêm về những
điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, về số phận người nông dân trong đêm trước cách mạng
tháng Tám.
- Việc diễn tả nội tâm nhân vật cảu nam Cao đưa ông lên vị trí của một cây bút
hiện thực tâm lí xuất sắc, khẳng định Nam Cao là nhà văn lớn của nền văn học Việt
nam
* Bàn bạc, mở rộng vấn đề(0,25 điểm)
- Diễn tả, phân tích, lí giải thành công thế giới tâm hồn người là phương diện
làm nên tầm vóc của một cây bút lớn
- Những diễn tả, lí giải nội tâm nhân vật phải theo đúng chân lí khách quan
cảu ời sống, phù hợp với sự vận động của tính cách nhân vật.
- Một cây bút lớn cũng cần nhiều yếu tố khác ngoài việc diễn tả, lí giải nội tâm
con người.
- Bài học cho người cầm bút và tiếp nhận văn học
4.Nhận xét, đánh giá (0,25 điểm)

32
- Bàn về thế nào là “nhà văn lớn” đã có rất nhiều ý kiến đưa ra. Ý kiến trên là
một ý kiến đúng đắn và sâu sắc, ý kiến đó có giá trị không chỉ đóng góp và làm phong
phú thêm cho lí luận văn học mà còn giúp ích rất nhiều cho nhà văn trong thực tiễn
sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học.
- Cảm nghĩ riêng của bản thân.
Câu 3: 2,0 điểm
Học sinh sáng tác được bài thơ đảm bảo yêu cầu:
-Hình thức:
+ Số dòng: 4 dòng (0,5 điểm)
+ Đúng thi luật thơ lục bát, cách trình bày thơ lục bát (0,5 điểm)
+ Hình ảnh thơ đẹp, biện pháp tu từ phong phú, từ ngữ chính xác, gợi cảm (0,5 điểm)
- Nội dung: Đúng chủ đề Mẹ (0,5 điểm)
* Trên đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể cảm nhận, sắp xếp hoặc trình bày theo
nhiều cách khác nhau; giám khảo căn cứ vào tính chất hợp lí thuyết phục, sáng
tạo để đánh giá và cho điểm. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, văn
có độ cảm xúc.

33
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM 2019
Khóa ngày 22 tháng 9 năm 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời
gian giao đề

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (8,0 điểm):
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng
bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà
làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải
cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem
có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. .
Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như
những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm
đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh
thích bánh mì cháy mà”.
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh
mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng
thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác
không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”...
(Dẫn theo báo điện tử Người đưa tin, 03/11/2016)
Suy nghĩ của Anh/Chị về bài học rút ra từ mẩu chuyện trên.
Câu 2(1,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
“Văn học lãng mạn không quan tâm đến thế giới như nó đang là mà quan tâm đến thế
giới như nó có thể là và phải là”.

34
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua hai tác phẩm Hai đứa
trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
............... Hết............

35
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM 2019
Khóa ngày 22 tháng 9 năm 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 THPT


(Đáp án – thang điểm gồm có 05 trang)
A.HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Cán bộ chấm thi cần phải nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và đáp án để
đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên
cán bộ chấm thì cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang
điểm nêu trong hướng dẫn chấm và đáp án, tránh cách chấm đếm ý cho điểm,
khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng càn đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản nêu trong đáp án, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo; chấp nhận những ý ngoài đáp án nhưng phải có kiến giải hợp lý,
thuyết phục
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý trong đáp án phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm cảu mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm.
4. Điểm bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn điểm số.
B.HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1 Có ý kiến cho rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để 8,0
buông tay khỏi những điều chắc chắn”
Trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý kiến trên.

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Sáng tạo là phải có bản lĩnh từ bỏ cái đã có
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Thí sinh có

36
thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ chấm
thi tham khảo gợi ý sau:
 ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện là kí ức cảu người con về cách ứng xử của cha mình đối
với miếng bánh mì cháy mà người mẹ sau một ngày làm việc vất vả,
mệt nhọc đã chuẩn bị cho bữa tối của gia đình. Thay vì chê trách,
người cha tỏ ra cảm thông, đã ăn miếng bánh mì cháy ấy...
- Mâu chuyện gợi lên cho mỗi người bài học về sự cảm thông trong
cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết cảm thông với những
khuyết điểm, hạn chế, những tính cách khác nhau của những người
thân trong gia đình cũng như của những người xung quanh.
 bàn luận
- Cuộc đời đầy rẫy những thứ không toàn vẹn, con người không ai là
hoàn hảo cả, bản thân mỗi người chúng ta có những khuyết điểm, sai
lầm... Đừng vội chê bai, trách móc, làm tổn thương những người xung
quanh, đặc biệt là những người thân yêu khi ta chưa hiểu họ đã trải
qua những gì.
- Cảm thông, thấu hiểu giúp cho ta sống bao dung hơn, dễ tha thứ với
những sai lầm, thiếu sót của những người xung quanh, có thể giúp họ
thay đổi và sống tốt hơn. 3,0

- Khi biết cảm thông, yêu thương, thấu hiểu, bản thân mỗi người cũng
nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh
mình, giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.
 Mở rộng:
- Mẩu chuyện cũng là một bài học về bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc |
gia đình, là chìa khóa giúp cho mỗi người có một cuộc sống dung hòa
- Cảm thông, bao dung không có nghĩa là tạo điều kiện dung túng cho
những thói quen xấu, những hành động sai lầm.
- Cần phê phán lối sống vô tâm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân làm tổn
thương người khác, vô tình bỏ qua tình yêu thương, những tình cảm
tốt đẹp của những người xung quanh.
*Bài học nhận thức và hành động
- hãy thấu hiểu, biết quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt
là những người thân, người yêu thương của chúng ta. Bởi sự cảm
thông chỉ có được khi mọi người biết yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu.
- Cần nhìn vấn đề một cách thấu tình đạt lý, không phán xét người

37
khác khi chưa thực sự hiểu gì về họ.

1,0

0,75
d. Sáng tạo: 0.5
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
2 Có ý kiến cho rằng: 12,0
“Văn học lãng mạn không quan tâm đến thế giới như nó đang là mà
quan tâm đến thế giới như nó có thể là và phải là”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua hai tác
phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý: đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề. 0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5


Văn học lãng mạn thoát li hiện thực khách quan, hoặc nếu có viết về
hiện thực thì cũng nhằm hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn trong mơ
ước chủ quan.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp lí.
Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5
*Giải thích ý kiến: 1,0
- Thế giới như nó đang là: thế giới của hiện thực khách quan nhiều
mẫu thuẫn, suy đồi đang diễn ra, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con

38
người. - Thế giới có thể là và phải là: thế giới trong mơ ước, trong
khát vọng, thế giới tốt đẹp thể hiện mong muốn chủ quan của tác giả.
 Như vậy, ý kiến đề cập đến một đặc điểm cảu văn học lãng mạn là
thoạt li hiện thực khách quan, hoặc nếu viết về hiện thực thì cũng
nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn trong mơ ước, mong muốn
hiện thực hóa thế giới mơ ước ấy theo ý muốn chủ quan
*Lí giải vấn đề: 1,0
- Bối cảnh xã hội của văn học lãng mạn: Xa hội có nhiều mâu thuẫn,
bất công, suy đồi.
- Nguyên tác xây dựng tác phẩm: Các nhà văn lãng mạn có xu hướng
thoát li hiện thực – Thế giới như nó đang là, tìm về những giá trị tốt
đẹp đã có trong quá khứ hoặc hướng đến điều tốt đẹp hơn trong tương
lai – thế giới có thể là và phải là.
 Chứng minh 6,0
- Hai đứa trẻ:
+ Thế giới như nó đang là: một phố huyện nghèo xơ xác, im lìm đầy
óng tối với những con người sống cầm chừng, lay lát, những số phận
người nhỏ bé, tội nghiệp đáng thương. (Những đứa trẻ con nhà nghèo,
mẹ con chị Tý, bác phở Siêu, gia đình bác hát xẩm, chị em Liên). Dù
không thoát ly hiện thực như các nhà văn lãng mạn, đương thời nhưng
hiện thực mà Thạch Lam phản ánh không nhức nhối, khổ đau, cần lên
án riết róng như trên trang văn của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa.
+ Thế giới có thể là, phải là: Thế giới của hạnh phúc, sung túc, êm
đềm trong quá khứ (qua hồi ức của Liên); thế giới đông đúc, nhộn
nhịp đầy ánh sáng, niềm vui (qua hình ảnh chuyến tàu đêm). Đó cũng
là mong muốn sự thay đổi của tác giả để con người thoát khỏi kiếp
sống lay lắt, đắm chìm trong bóng tối, được đến với thế giới đầy ánh
sáng và hạnh phúc.
-Chữ người tử tù:
+ Thế giới như nó đang là: Thế giới của bất công, người đấu tranh
cho tự do công lí bị tù đày, mọi giá trị bị đảo lộn, nhà tù đầy bóng tối,
độc ác, dơ bẩn...
+ Thế giới có thể là, phải là:Thế giới của những bậc tài hoa, nghệ sĩ,
yêu cái đẹp, quý trọng cái tài, cái thiện lương. Đấy là thế giới của cái
đẹp chiến thắng thế giới của cái ác cái xấu, chiến thắng thế giới như
nó đang là. “Cảnh cho chữ” diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó

39
là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Vượt lên sự khắc nghiệt
của hoàn cảnh, cái tài, cái đẹp cái thiện lương của Huấn Cao, Viện
quản ngục, thầy thơ lại đã lên ngôi và tỏa sáng.

 Đánh giá và mở rộng 1,0


- Nhận định trên đã nêu được bản chất, đặc trưng quan trọng của chủ
nghĩa lãng mạn. Hai đứa trẻ và chữ người tử tù đã tạo ra được thế giới
như nó có thể là, phải là – thế giới tốt đẹp trong mơ ước, đặt niềm tin
vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho con người.
- Mặc dù còn những hạn chế nhất định do phương pháp sáng tác của
chủ nghĩa lãng mạn nhưng qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người
tử tù, Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã thể hiện được tài năng, định
hình được phong cách; góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam
d. Sáng tạo: 1,0
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

40
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA
THPT NĂM HỌC 2019 – 2020, MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 22/10/2019

ĐỀ THI SỐ 1
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (8,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những
điều chắc chắn”
Trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý kiến trên.
Câu 2(12,0 điểm)
Bàn về thơ, nhà thơ Tố Hữu từng nhận định: “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ.
Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và
tinh tế”.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên
1 Có ý kiến cho rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông 8,0
tay khỏi những điều chắc chắn”
Trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
Sáng tạo là phải có bản lĩnh từ bỏ cái đã có
c. Triển khai vấn đề nghị luận 2,0
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp lí,
Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:

41
 Giải thích ý kiến:
-Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách làm mới mà không bị gò bó, phụ
thuộc vào cái cũ, cái đã có sẵn.
- Can đảm: thể hiện bản lĩnh, sự quyết đoán trong tinh thần và hành
động.
- Buông tay: từ bỏ một cách dứt khoát, không đi theo những lối mòn,
thậm chí là đi ngược lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì đã quen
thuộc.
- Những điều chắc chắn: là những cái đã có sẵn, đã biết, đã được
thừa nhận, đã trở thành cân lí, thành thói quen, thành nếp nghĩ khó
thay đổi. Những điều đó có thể do bản thân tạo ra hoặc được thừa
hưởng thành những điều mới lạ, có giá trị, mang lại thành quả tốt đẹp
cho cuộc sống của cá nhân và xã hội.
 Phân tích, chứng minh
- Cuộc sống luôn vận động và phát triển dòi hỏi con người không
ngừng thiết lập các giá trị mới, những quan hệ mới.... Vì thế, mỗi
chúng ta luôn phải nỗ lực tìm tòi, làm mới mình, thay đổi bản thân từ
suy nghĩa cho đến hành động để kịp với sự phát triển của thời đại,
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2,0
- Sáng tạo bao giờ cũng là con đường nhiều gian nan. Đi trên con
đường này, con người phải có bản lĩnh vượt qua những tiền đề,
những thuận lợi sẵn có để dấn thân và chấp nhận thất bại để vượt qua
khó khăn và cả sự cô đơn.....
- Khi dám can đảm buông tay khỏi những điều chắc chắn để sáng tạo
chúng ta sẽ:
+Có thể khám phá và tạo ra được giá trị mới cả về vật chất lẫn tinh
thần.
+ Có cơ hội đến với những thành công, những bước ngoặt lớn lao có
thể làm thay đổi nhận thức, hành động của mỗi người, đem lại điều
tốt đẹp cho xã hội.
 Mở rộng:
- Khẳng định được ý nghĩa quan trọng cảu sáng tạo và bản lĩnh của
con người.
- Tuy nhiên, muốn sáng tạo, ngoài sự can đảm, chúng ta cần trang bị
đầy đủ kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm thực tế...
- Sáng tạo không đồng nghĩa với liều lĩnh, bất chấp, không giống ai,

42
sáng tạo cần dựa trên hành trang mà mỗi người có.
- Phê phán những người không sáng tạo, không có tư duy snags tạo.
Bản thân sẽ trở nên máy móc, lười biếng, thụ động 1,0
 Bài học nhận thức và hành động
Thí sinh liên hệ và rút ra bài học cho bản thân

1,0
d. Sáng tạo: 1,0
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

2 Bàn về thơ, nhà thơ Tố Hữu từng nhận định: “Thơ là cái đó: sự im 12,0
lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có
những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Thơ là nghệ thuật ngôn từ với nhiều khoảng trống, khoảng trắng...
mang nhiều tầng ý nghĩa.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 9,75
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Thí sinh có

43
thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp lí. Cán bộ
chấm thi tham khảo gợi ý sau:

 Giải thích ý kiến: 1,5


Thơ là một thể loại trữ tình, là sự thỏ lộ một cách mãnh liệt những
cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ.
- “Sự im lặng giữa các từ”: đề cập đến chất thơ của thơ. Thơ không
chỉ bộc lộ ở những điều chưa được viết ra mà còn ở những chỗ trống,
những khoảng trắng, ở sự im lặng giữa các chữ, các lời; đó là những
điều được cảm qua ý nghĩa ngoài lời chứ không phải ở ý nghĩa mặt
chữ của câu thơ.
- “nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó”: thái độ đồng cảm, biết
phát hiện trong quá trình cảm thơ, tiếp nhận thơ của người đọc.
- “tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”: đề cập đến giá trị của thơ
ca. Thơ đọng lại trong lòng người đọc sự sâu sắc về nội dung và sự
tinh tế về hình thức thể hiện. Thơ còn để lại những thông điệp, những
dư âm, có những tác động nhất định vào tâm hồn người đọc, đánh
thức những tình cảm sâu kín nhân bản.
 Ý kiến của Tố hữu đã chỉ ra được thơ là nghệ thuật ngôn từ với
nhiều khoảng trống, khoảng trắng... mang nhiều tầng nghĩa..

 Bàn luận 2,25


Nhận định của Tố Hữu về thơ là một nhận định hoàn toàn xác đáng.
- Văn học nói chung và thơ ca nói riêng đều sử dụng ngôn từ nghệ
thuật làm phương tiện biểu hiện. Ngôn ngữ của thơ ca là ngôn ngữ
đòi hỏi sự cố đọng, hàm súc. Đôi khi chỉ là một hình ảnh thơ, một tứ
thơ mà lại ra nhiều ý nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau.
- Một bài thơ có tiếng vang, là bài thơ thể hiện được những tình cảm
sâu kín, nhân bản dưới hình thức thơ điêu luyện, tinh tế. Để làm được
điều đó, nghệ sĩ phải thật sự là một tấm lòng đôn hậu, nhân văn và
phải có tài năng nhất định.
- Sự lắng nghe của người đọc chính là quá trình giải mã, suy ngẫm,
phát hiện ra được vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của thơ ca. Ngời đọc ngoài
năng lực rung cảm, thẩm bình và nhạy bén trước ngôn ngữ thì sự
đồng điệu với tác giả, trải nghiệm sống phong phú cùng vốn văn hóa
sâu sắc là con đường để đến với thơ.

44
 Chứng minh 5,0
Học sinh chọn và phân tích một số bài thơ hoặc khổ thơ tiêu biểu dể
minh họa. Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong các tác phẩm
để cảm nhận được cảm xúc, tâm trạng, ước mơ, khát vọng, tư
tưởng.... mà mỗi nhà thơ đã gửi gắm trong sự im lặng cảu ngôn từ.
 Đánh giá và mở rộng 1,0
- Ý kiến trên đã khẳng định một đặc điểm nghệ thuật quan trọng của
thơ trữ tình, là một lời nhắc nhở có tính nguyên tắc đối với người làm
thơ” Thơ là nghệ thuật biểu hiện thế giới nội tâm của con người bằng
ngôn từ nghệ thuật.
- Ý kiến trên là một gợi ý cho bạn đọc về cách đánh giá, nhận diện
một tác phẩm thơ đặc sắc, đặt ra thử thách đối với tác giả khi cầm bút
sáng tác.
d. Sáng tạo: 1,0
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Ghi Trong phân phân tích, dân chúng phải làm rõ thơ là nghệ thuật Ghi |
chú ngôn từ với nhiều khoảng trắng, khoảng trống... mang nhiều tầng ý
nghĩa. chú Tùy vào mức độ phân tích để cho điểm. Nếu chỉ nêu ra
mà không phân tích là không đạt yêu cầu về phân tích dẫn chứng.

45
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 04/3/2018
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Trên thế giới này y mỗi một con người đều là độc nhất vô nhị. Giá trị của các
em thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa
chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em.
Các em đừng có thấy người khác nằm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ,
bị người khác ảnh hưởng giấc mơ, từ đó mà mơ cung một loại giấc mơ giống như
người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình.
Cần phải lựa chọn trở thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng
mà vươn lên bản thân mình. Các em cần phải không ngừng mà tìm lại chính mình, hỏi
lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất
cho mình. Cuộc đời chúng ta cũng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này.
Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ. Thế hệ này của các em đã từng có một
tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải doi mặt với
những biến cố và cải cách to lớn của xã hội...
(Trích Diễn văn của Giáo sư Tùng Nhật Vân tại lễ tốt nghiệp khóa 2013,
Trường Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, nguồn:
trithucvn.net ngày 30/4/2017)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, để “trở thành chính bản thân mình tuổi trẻ cần phải làm gì?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: “Mỗi một người đều có giấc mơ của bản
thân mình”? Vì sao?
Câu 4. “Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ”. Vậy, theo anh/chị, “vận mệnh” của
thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là gì? (Viết khoảng từ 5 đến 7 dòng).
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Làm người
“Ngồi thì co
đứng thì thẳng

46
làm người thật khó”
(Lời người Dáy)
để trở thành một người biết sinh con đẻ cái
như thế chưa khó
để trở thành người biết ăn ngon mặc đẹp
như thế cũng chưa khó
để trở thành một người giàu có như thế
vẫn chưa khó
để trở thành một người sống lâu trăm tuổi như thế
cũng vẫn chưa khó
vậy làm người khó nhất là gì?
nghĩ đi nghĩ lại
nghĩ gần nghĩ xa
nghĩ cao nghĩ thấp

nghĩ hẹp nghĩ rộng


có người đẹp ngoài mà xấu
trong
có người xấu ngoài mà đẹp
trong
có người già mà vẫn trẻ
có người trẻ mà đã già
có người sống mà đã chết
có người chết mà vẫn sống
làm người khó nhất là: sống!
(Lò Ngân Sủn - Người trên đá, Nxb Văn hóa - dân tộc, 2000, tr.6)
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ: “có người sống mà đã chết có
người chết mà vẫn sống”?
Câu 7. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản trên và nêu hiệu quả
nghệ thuật.

47
Câu 8. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “làm người khó nhất là: sống!”? Vì sao?
(Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng).
II. LÀM VĂN: (14,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm)
“Rất nhiều người tìm kiếm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ
nghĩ rằng số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng”
(John Maxwell, Tổi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội, 2012)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm
“tư duy số đông” ở trên.
Câu 2. (8,0 điểm)
Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Một
chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng
trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà
văn về cuộc sống và con người
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực
tiễn thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
Qua việc cảm nhận chi tiết “tiếng sáo” trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
và chi tiết “bát cháo hành ” trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao), anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chung)
1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính
xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó.
2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm
không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.
I. Đáp án và thang điểm
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích.
- Thao tác phân tích. 0,5
Câu 2. Theo tác giả, để trở thành chỉnh bản thân mình”, tuổi trẻ cần phải làm gì?
- Có ước mơ, hoài bão, lí tưởng để theo đuổi;
- Không ngừng vươn lên bản thân mình, không ngừng mà tìm lại chính mình, hỏi lại
chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho
mình... 0,5

48
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm “Mơi một người đều có giấc mơ của bản
thân mình”? Vì sao?
- Có thể trả lời: đồng tình/ không đồng tình.
- Lí giải vì sao đồng tình/ không đồng tình. 1,0
Câu 4. “Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ”. Vậy, theo anh/chị, vận mệnh” của
thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là gì? (Viết khoảng từ 5 đến 7 dòng)
Thí sinh có thể trình bày những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với nhận
thức tiến bộ của tuổi trẻ hiện nay. Không nên đánh giá cao những cách trả lời công
thức, máy móc; cần tôn trọng những ý tưởng sáng tạo, mới lạ nhưng hợp lí, xuất phát
từ suy nghĩ, tình cảm chân thực của người viết. 1,0
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: - Phương thức biểu đạt
nghị luận 0,5
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ: “có người sống mà đã chếưcó người
chết mà vẫn sống”.
- “có người sóng mà đã chết: sống cuộc đời mờ nhạt, nhàm chán, vô ích,...
- “có người chết mà vẫn sống”: sống cống hiến, có ý nghĩa cho cuộc đời, lưu lại tiếng
thơm cho mai sau.
Câu thơ là một lời khuyên về sống đẹp - sống có ích, có ý nghĩa với cá nhân, với cuộc
đời. 0,5
Câu 7. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản trên và nêu hiệu quả
nghệ thuật.
- Biện pháp tu từ cú pháp: điệp, đối, liệt kê, câu hỏi tu từ,... 1,0
+ Điệp: Để trở thành..., như thế vẫn chưa khó, nghĩ..., có người...
+ Đối: gần - xa, cao - thấp, rộng - hẹp, già trẻ, đẹp - xấu,...
+ Liệt kê: biết sinh con đẻ cái, biết ăn ngon mặc đẹp; một người giàu có, một người
sóng lâu trăm tuổi,...
+ Câu hỏi tu từ: Vậy làm người khó nhất là gì?
- Hiệu quả thẩm mĩ:
+ Thể hiện suy tư, trăn trở của nhà thơ để đúc kết thành chiều sâu triết lí: làm người
khó nhất là: sống!
+ Câu thơ nhịp nhàng, đăng đối...
Câu 8. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “làm người khó nhất là: sống ĩ”? w sao?
(Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

49
- HS đồng tình hoặc không đồng tình.
- Lí giải hợp lí. 1,0
II. LÀM VĂN 14,0
Câu 1. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về quan niệm: “Rất nhiều người tìm kiếm sự an toàn và chắc chắn trong
tư duy số đông. Họ nghĩ rằng số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc
chắn phải đúng”. (6,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu đoạn văn: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mở bài nêu
được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Quan niệm về “tư duy số đông”. 0,5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giải thích:
- Giải thích từ ngữ “tư duy số đônglà cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số,
của đại bộ phận các tầng lớp người trong xã hội về một vấn đề, hiện tượng nào đó.
- Ý cả câu: Nhiều người không dám bộc lộ chính kiến mà luôn nghĩ và làm theo số
đông cho an toàn, chắc chắn vì họ cho ràng số đông thì bao giờ cũng tốt, cũng đúng.
1,0
* Bàn luận:
- Trong thực tế, khi số đông tham gia bàn bạc, giải quyết một vấn đề nào đó thường
đưa ra được những quyết định, giải pháp sáng suốt, hợp lí. Điều đó tạo cho nhiều
người có suy nghĩ rằng số đông bao giờ cũng đúng.
- Tuy vậy, “tư duy số đông” không phải bao giờ cũng đúng. Mặt khác, nó dễ tạo ra
đường mòn, hạn chế những tìm tòi riêng trong suy nghĩ và hành động của mỗi cá
nhân.
- Tư duy số đông là sản phẩm của trí tuệ tập thể nên ít gắn với trách nhiệm của một cá
nhân. Đe đảm bảo an toàn và chắc chắn, những người thiếu bản lĩnh và sự tự tin đã
dựa vào “tư duy số đông” như một cách hành xử khôn ngoan. Đấy là quan niệm cần
phải chấn chỉnh. 2,0
Bài học nhận thức và hành động:
- Trước một vấn đề, cần bình tĩnh xem xét, nhìn nhận và mạnh dạn đề xuất chính kiến
riêng. Tránh tâm lí a dua theo đám đông, cần có bản lĩnh để thoát khỏi áp lực đám
đông nếu nhận thấy vấn đề mà đám đông đồng tình chưa thoả đáng.

50
- “Tư duy số đông” không hẳn luôn đúng nhưng con người cũng cần lắng nghe, xem
xét, phân tích để định hướng cho mình cách nghĩ, cách làm đúng. 1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận. 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
Câu 2. Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, Bùi Việt Thắng cho
rằng: “Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới
ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực
tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người”
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb
ĐHQG Hà Nô ̣i, 2011, tr 76)
Qua việc cảm nhận chi tiết “tiếng sáo” trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
và chi tiết “bát cháo hành” trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao), anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên. 8,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mở bài
nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn
đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận chi tiết “tiếng sáo” trong truyện
ngắn
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và chi tiết “bát cháo hành” trong truyện ngắn Chí Phèo
(Nam Cao) để làm sáng tỏ ý kiến: “Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết
chân thực còn cần đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách
đảnh giả và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con người. ” 0,5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giải thích:
- “Chi tiết”: là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”
(Từ điển thuật ngữ văn học).
- “Chỉ tiết đắt giá là một chi tiết chân thực chi tiết phải phản ánh sự vật một cách
chính xác, tôn trọng hiện thực đời sống, phù hợp với quy luật sáng tạo nghệ thuật.
-"... đạt tới ý nghĩa tượng trưng”: chi tiết không chỉ tái hiện sự vật mà còn có ý nghĩa
khái quát, biểu trưng. hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá... về cuộc sống và con
người”: chi tiết còn thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn về cuộc sống.

51
Chi tiết đắt giá là những chi tiết “mang nhiều ẩn ý”, khơi gợi được chiều sâu ý nghĩa,
thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện được tài năng sáng tạo của
người
nghệ sĩ. 1,0
3* Phân tích- chứng minh:
- Chi tiết “tiếng sáo” trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài):
+ Chi tiết gần với đoạn đời khi Mị làm dâu nhà Thống lí. Mị bị chà đạp về thể xác và
đày đọa về tinh thần khiến cố sống mà như chết.
+ Trong đêm tình mùa xuân ”, tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha, bồi hồi. Tiếng sáo với
Mị là tiếng ca hạnh phúc, là biểu tượng của tình yêu đôi lứa.
+ Tiếng sáo xuyên qua hàng rào băng giá bên ngoài để vọng vào miền sâu thẳm bên
trong tâm hồn, đánh thức sức sống vẫn tiềm ẩn trong cõi lòng Mị, đưa cô vượt thoát ra
khỏi nghịch cảnh dù trong phút giây ngắn ngủi.
+ Chi tiết giàu chất thơ, góp phần thể hiện ngòi bút nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài,
khẳng định tài năng sáng tạo của nhà văn.
 Từ chi tiết “tiếng sáo” quen thuộc gắn với vẻ đẹp văn hóa Tây Bắc, Tô Hoài
vận dụng sáng tạo mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao.
- Chi tiết “bát cháo hành” trong Chỉ Phèo (Nam Cao):
+ Chi tiết “bát cháo hành” xuất hiện với hình ảnh thị Nở và sự chăm sóc ân cần, chu
đáo mà thị dành cho Chí Phèo. Đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà quan
tâm và yêu thương.
+ Chi tiết có ý nghĩa tình thương vô cùng to lớn: giải cảm, giải độc cho Chí Phèo để
Chỉ rũ bỏ lớp vỏ quỷ dữ mà trở lại với bản tính người vốn có.
+ Chi tiết khơi dậy bản tính lương thiện, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc và mơ về
mái ấm gia đình của Chí.
+ Chi tiết “bát cháo hành” góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao khi phát
hiện vai trò, giá trị và sức mạnh của tình thương trong cuộc sống của con người; sự
cảm thông với những khát khao chính đáng, trân trọng những giá trị người trong con
người.
 Từ hình ảnh “bát cháo hành” quen thuộc dân dã của người dân Bắc Bộ đã đi
vào tác phẩm của Nam Cao và trở thành một chi tiết nghệ thuật “đắt giá” giàu
tính thẩm mĩ.
3,5
* Đánh giá:

52
- Chi tiết “tiếng sáo” và “bát cháo hành” đều là những chi tiết nghệ thuật đắt giá, giàu
tính biểu tượng góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, tình cảm của nhà
văn; từ những hình ảnh đời sống dân dã, quen thuộc đi vào sáng tác văn chương qua
lăng kính của người nghệ sĩ lại được thể hiện sinh động mang dấu ấn cá nhân.
- Ý kiến hoàn toàn chính xác, góp phần định hướng cho nhà văn trong quá trình sáng
tác và độc giả khi tiếp nhận. Chi tiết đắt giá là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm
tự sự. Đó không chỉ là tế bào, mạch máu của tác phẩm mà còn có sức dung chứa lớn
về ý nghĩa. Một tác phẩm đặc sắc là một tác phẩm có những chi tiết nghệ thuật độc
đáo, sáng tạo. 1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận 1,0
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

53
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2019
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019
Câu 1 (8,0 điểm)
Ngày 05/01/2018, chương trình WeChoice Awards 2019- chủ đề Mặt trời ẩn trong
tim đã được tổ chức với thông điệp:
Có những người mang trong mình trái tim như mặt trời. Họ truyền cảm hứng và lòng
tin, giúp chúng ta mỉm cười vì được chiếu rọi dù là giữa những mịt mù của cuộc sống.
Họ giống như chúng ta, có xuất phát điểm như bất cứ ai, họ đến từ bất cứ nơi nào
trong xã hội – thế nhưng, họ khiêm nhường giấu trong tim mình những mặt trời rực
rỡ đó, để nó âm thầm lan toả hơi ấm của mình cho tất cả những người ở cạnh bên. Họ
là những người có mặt trời ẩn trong tim.
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim.
Câu 2(12,0 điểm)
Bàn về văn học, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng:
Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu
đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn.
(Theo Nhà văn nói về môn Văn - Văn học và tuổi trẻ, NXB Giáo dục, 2015)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10

A. YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách
hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo,

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản
của

đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.

54
B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm

1 Ngày 05/01/2018, chương trình WeChoice Awards 2019 chủ đề 8,0


Mặt trời ẩn trong tim đã được tổ chức với thông điệp:

Có những người mang trong mình trái tim như mặt trời. Họ truyền
cảm hứng và lòng tin, giúp chúng ta mỉm cười vì được chiếu rọi dù
là giữa những mịt mù của cuộc sống. Họ giống như chúng ta, có
xuất phát điểm như bất cứ ai, họ đến từ bất cứ nơi nào trong xã hội
– thế nhưng, họ khiêm nhường giấu trong tim mình những mặt trời
rực rỡ đó, để nó âm thầm lan toả hơi ấm của mình cho tất cả những
người ở cạnh bên. Họ là những người có mặt trời ân trong tim.

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lẽ sống với mặt
trời ẩn trong tim

* Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ, bố cục luận
điểm rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được
các ý chính sau:

1.1. Giải thích 4,0

- Mặt trời tự thân nó đã có sức lan toả mạnh mẽ, là biểu tượng bất
diệt của ánh sáng, sự sống, niềm hy vọng...

- Mặt trời ẩn trong tim là một biểu tượng rất đẹp đẽ và ý nghĩa. Mặt
trời vĩ đại ấy lại khiêm nhường được ẩn sâu trong trái tim. Những
mặt trời ấy âm thầm toả sáng và sưởi ấm, mang đến cảm hứng và
lòng tin cho chúng ta - dù là giữa đêm đông mịt mù của cuộc sống

- Đây là một lẽ sống đẹp, cao quý, có ý nghĩa truyền cảm hứng về
tình người, về niềm tin, sự quyết tâm và khát vọng để biến giấc mơ
thành hiện thực.

55
1.2. Bình luận

- Trong cuộc sống, ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi buồn, cái
tốt và cái xấu... luôn là những cặp phạm trù song song tồn tại. Thế
nhưng, sứ mệnh của con người là luôn hướng về ánh sáng để đẩy lùi
bóng tối hướng tới những niềm vui, những điều tốt đẹp để vượt lên
nỗi buồn, chiến thắng cái xấu, cái ác... Những điều đó cần bắt nguồn
từ nhận thức của mỗi cá nhân, từ đó lan tỏa giá trị sống tốt đẹp đến
cả cộng đồng.

- Sống với mặt trời ẩn trong tim là sống với những trái tim chứa đầy
tình yêu thương, lòng nhiệt thành, sự đam mê nghị lực,niềm tin,
niềm lạc quan...,có những việc làm, hành động tốt đẹp nhưng thầm
lặng, khiêm nhường, không mưu cầu được người khác ngợi ca, tôn
vinh.

- Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim ấy có nhiều ý nghĩa tích cực:

+ giúp bản thân mỗi người có đủ sức mạnh và nghị lực chiến thắng
những khó khăn, vượt qua chông gai bão tố, gặt hái được thành
công, tạo nên những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.Đó làlẽ sống đẹp
tự thân lung linh tỏa sáng.

+ góp phần vào sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng, làm cho cuộc
sống của bản thân mỗi người trở nên có ý nghĩa.

+ góp phần lan tỏa giá trị sống, truyền cảm hứng sống tốt đẹp tới
cộng đồng,thắp lửa dẫn đường cho những hành động đáng quý.

(Học sinh cần lấy dẫn chứng để làm rõ luận điểm; ví dụ: bé Hải An,
hoa hậu H'hen Niê...)

1.3. Liên hệ, rút ra bài học 2,0

- Mỗi người hãy sống tích cực, có ý nghĩa với mặt trời ẩn trong tim
để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

- Tôn vinh những hành động đẹp, những con người, việc làm truyền
cảm hứng tích cực trong xã hội.

- Cảnh tỉnh, phê phán những người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản
thân hoặc không dám xông pha, dâng hiến, tỏa sáng..

56
2 Bàn về văn học, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: 12,0
Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và
những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “ra
người” hơn, sống tốt hơn.
(Theo Nhà văn nói về môn Văn - Văn học và tuổi trẻ – NXB GD,
2015)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý
kiến trên.
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết làm bài nghị luận văn học; vận dụng tốt các thao tác giải thích,
phân tích, chứng minh văn học; biết kết hợp kiến thức lí luận với
kiến thức về tác phẩm để bàn luận, đánh giá; văn viết có hình ảnh và
giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
2.1. Giải thích 2,0

- Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và
những chiều sâu đáng kinh ngạc: Nhờ văn chương mà con người
được trải nghiệm cuộc sống, sống thêm nhiều cuộc đời, biết thêm
nhiều thời đại, khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống và chính
mình. Từ đó, trí tuệ, tâm hồn con người được mở rộng ra, lớn thêm
lên, sâu sắc hơn.

- Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn:văn học tác
động sâu sắc đến con người, khơi dậy chất người trong con người,
làm nảy nở những xúc cảm cao đẹp, giúp con người hướng thiện,
sống tốt đẹp hơn, hướng đến những giá trị nhân đạo cao cả.

 Ý kiến trên khẳng định, đề cao các chức năng của văn học: Văn
chương có sứ mệnh cao cả là làm giàu thêm nhận thức của con
người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình; bồi đắp, giáo
dục, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người.
2.2. Bình luận

- Xuất phát từ đặc trưng của văn học:Văn học phản ánh cuộc sống

57
một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đa dạng, phức tạp.
Tác phẩm văn học là kết quả nhận thức, khám phá mới mẻ, sâu rộng
của nhà văn về cuộc sống, con người. Nhờ đó, văn học đem đến cho 2,0
người đọc một thế giới trí thức mênh mông về đời sống vật chất và
tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay.

- Văn học giúp người đọc được trải nghiệm, hình dung, liên tưởng,
tưởng tượng, thấu hiểu..., mở rộng, nâng cao nhận thức, đem đến
những hiểu biết, khám phá lớn rộng, sâu sắc, mới mẻ.

- “Văn học là nhân học” (Gorki). Đến với tác phẩm văn học, con
người được thanh lọc tâm hồn. Một tác phẩm văn học chân chính
phải lấy con người làm gốc, làm cho tâm hồn con người trở nên
trong sạch, nhân ái, lạc quan yêu đời, biết lên tiếng đấu tranh chống
lại cái xấu cái ác, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, hướng con
người tới Chân, Thiện, Mĩ, góp phần nhân đạo hóa con người.
2.3. Chứng minh 6,0

Học sinh có thể chọn những dẫn chứng khác nhau để làm rõ ý kiến
trên, quá trình chọn và phân tích dẫn chứng cần đảm bảo những yêu
cầu sau:

+ Chọn được dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện

+ Phân tích dẫn chứng cần chỉ ra được những trải nghiệm về cuộc
sống, thấu hiểu về số phận, nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con
người trong tác phẩm (ở “những tầng mức” và “những chiều sâu
đáng kinh ngạc như thế nào); nhận ra giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm
hồn con người của tác phẩm.

2.4. Đánh giá, mở rộng 2,0


- Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý
và trân trọng văn chương, ý thức được sứ mệnh cao cả của văn
chương với con người.
- Tuy nhiên, những sứ mệnh cao cả của văn chương chỉ thực sự
thấm thía khi được chuyển tải bằng những hình thức nghệ thuật độc
đáo, sáng tạo, giàu tính thẩm mỹ...
- Từ đó đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ: có cảm quan hiện thực
sắc sảo, có tầm tư tưởng lớn lao, chan chứa tình yêu thương con
người, có tài năng sáng tạo nghệ thuật...

58
- Ý kiến cũng là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác
phẩm trong tầm cao, bề rộng nhận thức, chiều sâu vẻ đẹp tư tưởng,
tình cảm. Người đọc luôn phải có khát vọng hướng thiện, có ý thức
nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm...

TÔNG ĐIÊM TOÀN BÀI 20,0

59
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ

LẦN THỨ XII, NĂM 2019


ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (8,0 điểm)
Có một gã khổng lồ đang say ngủ trong mỗi con người. Khi gã khổng lồ đó
thức giấc, những phép màu sẽ xảy ra.(Frederick Faust)
(Dẫn theo Ba người thầy vĩ đại, Robin Sharma, Nguyễn Xuân Hồng dịch, NXB Lao
động, 2017, tr.127)
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ về một gã khổng lồ trong con người.
Câu 2(12,0 điểm)
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng:
Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và
thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà
văn.
(Bông hồng vàng và Bình minh mưa, NXB Văn học, 1999,
tr.56)
Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách
hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câ Ý Yêu cầu cần đạt Điểm

60
u
1 Có một gã khổng lồ đang say ngủ trong mỗi con người. Khi gã 8,0
khổng lồ đó thức giấc, những phép màu sẽ xảy ra (F. Faust)
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy chia sẻ suy nghĩ về một gã khổng lồ
trong con người.
(TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC)
* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn
chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức
1.1 Giải thích 2,0
- Một gã khổng lồ đang say ngủ:cách diễn đạt hình ảnh, chỉ một
trong những năng lực, phẩm chất có sức mạnh lớn lao vẫn tiềm ẩn
trong mỗi con người (học sinh có thể nêu những năng lực, phẩm
chất khác nhau, ví dụ như: sự sáng tạo, sự dũng cảm, sự chủ động
dấn thân, sự tự tin, sự quyết liệt theo đuổi mục tiêu, tình yêu
thương...)
- Khi gã khổng lồ đó thức giấc, những phép màu sẽ xảy ra: khi
một trong những năng lực, phẩm chất tiềm ẩn trên được đánh
thức, bộc lộ, con người có khả năng làm được nhiều điều kì diệu,
phi thường, làm thay đổi chính bản thân mình và cuộc sống xung
quanh.
 Ý kiến khẳng định, khích lệ mỗi người biết khơi dậy, đánh
thức những năng lực, phẩm chất tiềm ẩn để tạo nên những thành
quả, biến chuyển kì diệu, phi thường trong cuộc sống.

1.2. Bình luận


* Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của ý kiến. Lý giải bằng 2,0
những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục:
- Năng lực, phẩm chất của con người được hình thành, bồi đắp
dần theo hành trình sống, quá trình trưởng thành. Trong đó, có
những năng lực, phẩm chất tiềm ẩn, chưa được bộc lộ.

61
- Có những hoàn cảnh, điều kiện thử thách mà ta tưởng mình
không thể vượt qua, đòi hỏi sự bộc lộ của những năng lực, phẩm
chất đặt biệt.
- Khi những năng lực, phẩm chất ấy được bộc lộ, đánh thức, sẽ có
những phép màu kì diệuxảy ra, như: những thành công tốt đẹp,
những giá trị xuất sắc, những kì tích đỉnh cao, những bước ngoặt
thay đổi lớn lao, những tác động và lan tỏa mạnh mẽ...
* Chia sẻ suy nghĩ về một gã khổng lồ trong con người:
Vì đây là dạng đề mở, nên học sinh có thể lựa chọn các năng lực,
phẩm chất khác nhau. Tuy nhiên, học sinh cần làm rõ được vấn đề
trọng tâm: năng lực, phẩm chất tiềm ẩn ấy là gì? Được đánh thức
trong hoàn cảnh nào? Khi năng lực, phẩm chất đó được đánh 2,0
thức, con người có thể làm được những điều kì diệu gì?
(Học sinh đưa ra được những dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng để
làm sang tỏ. Khuyến khích học sinh chia sẻ gắn với trải nghiệm
của bản thân.)
1.3. Mở rộng vấn đề 2,0
- Để đánh thức được phẩm chất tiềm ẩn của mình, mỗi người cần
nỗ lực, cố gắng hiểu mình, tin mình mình là ai? có điểm mạnh
điểm yếu gì?, cần làm gì để sống tốt hơn?...
- Những năng lực, phẩm chất tốt đẹp, cần thiết không có sẵn mà
cần mỗi người tự nỗ lực hình thành, bồi đắp, biết cách đánh
thức...
- Giúp mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá người khác toàn
diện, tích cực hơn: hiểu, tin, trân trọng năng lực, phẩm chất của
người khác, biết khơi dậy điều tốt đẹp, có sức mạnh lớn lao của
những người xung quanh.
- Tránh: ảo tưởng vào sự khổng lồ của những năng lực, phẩm chất
không có sẵn và những phép màu không dễ dàng xuất hiện, xảy
ra; tránh dựa dẫm, ỷ lại vào những sức mạnh bên ngoài mà quên
rèn luyện, bồi đắp, tin tưởng vào những năng lực, phẩm chất của
chính mình...
2 Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K. Pauxtopxki cho rằng: 12,0
Chỉ có người nào nói được với mọi người những điều mới mẻ, có
ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác không nhận
ra, người đó mới có thể là nhà văn.

62
(Bông hồng vàng và Bình minh mưa, NXB Văn học, 1999,
tr.56) Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
(TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA – HÀ NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN CHÍ THANH - ĐĂK
NÔNG)
* Yêu cầu vềkĩ năng
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các
kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa
học, văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng, diễn đạt lưu loát,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, songcần đạt được
những nội dung cơ bản sau:
2.1. Giải thích 2,0
- nói được những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị: nhà văn phải
có những khám phá mới mẻ về cuộc sống, con người, bộc lộ
những tư tưởng, tình cảm có ý nghĩa sâu sắc, lớn lao, được thể
hiện qua những hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn.
- nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra: nhà văn phải
có cái nhìn mang tính khám phá và phát hiện về cuộc sống, con
người (phát hiện những điều mới mẻ hoặc có khám phá mới trước
những điều đã quen, đã cũ).
 Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn, đòi hỏi
để trở thành nhà văn phải có cá tính sáng tạo, phong cách nghệ
thuật độc đáo.
Bình luận: Khẳng định ý kiến đúng đắn, sâu sắc.
- Nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, độc đáo, mới mẻ.
2.2. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có
(Nam Cao).
- Văn học lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, con người. Hiện
thực cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng, là mảnh đất
màu mỡ khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn. Cũng có
khi viết về một đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái nhìn khám

63
phá, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị, nhờ đó tác phẩm mới
có giá trị và khơi gợi được hứng thú ở người đọc.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn được biểu hiện qua
tác phẩm với những sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức: điểm
nhìn độc đáo, mang đến những đề tài mới, chủ đề mới, những
quan niệm, triết lí mới mẻ, sâu sắc, giàu ý nghĩa; được thể hiện
bằng những phương thức, phương tiện nghệ thuật độc đáo, thú
vị...
- Phong cách nghệ thuật độc đáo khẳng định phẩm chất, tầm vóc 3,0
của nhà văn, tạo nên những sáng tác giàu giá trị, góp phần làm
nên diện mạo phong phú và sự phát triển cho văn học.
2.3. Chứng minh 6,0
Học sinh có thể lựa chọn phân tích một số tác giả, tác phẩm tiêu
biểu: song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những
điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài:
- Qua những tác phẩm ấy, các tác giả đã mang đến những cái
nhìn, phát hiện mới mẻ gì về hiện thực cuộc sống, con người?
- Nhà văn đã gửi gắm đến bạn đọc những tư tưởng gì mới mẻ, sâu
sắc ?
- Nhà văn đã chuyển tải bức thông điệp của mình bằng những
hình thức nghệ thuật độc đáo như thế nào?
- Từ đó đánh giá về những giá trị mới mẻ, ý nghĩa của tác phẩm
và khái
quát phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
2.4. Đánh giá, mở rộng 1,0
- Đây là ý kiến đúng đắn, giúp ta thấy được tầm quan trọng của cá
tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong
quá trình sáng tác.
- Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp
nhận:
+ Với người sáng tác: phải sống sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, trí tưởng tượng phong phú và có tài năng nghệ thuật độc
đáo...
+ Với người tiếp nhận: phải biết phát hiện, trân trọng những đóng
góp mới mẻ, giá trị của nhà văn qua tác phẩm.

64
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20,0

65
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2020
Môn: Ngữ văn - Bảng B
Ngày thi : 13/12/2019
Câu 1: Nghị luận xã hội (8.0 đ)
Vào cuối ngày, những câu hỏi duy nhất tôi sẽ hỏi bản thân là...
Tôi có yêu thương đã không?
Tôi có cười đó không?
Tôi có tạo ra sự khác biệt nào không?
(Katrina Mayer)
Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa văn bản trên và đặt câu hỏi cho bản thân vào
cuối ngày?
Câu 2: Nghị luận văn học (12.0đ)
Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử. (Shelly)
Bằng sự trải nghiệm về thơ yêu nước Việt Nam giai đoạn 1945-1975,anh/chị hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá chất
lượng bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn nên giám khảo cần linh hoạt vận
dụng đáp án, các thành phần điểm trong từng câu; lưu tâm và khuyến khích những bài
làm sáng tạo, độc đáo.
2. Nếu có chi tiết hóa điểm số của các câu, các phần trong Hướng dẫn chấm cụ
thể thì phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm.
Bài thi được chấm theo thang điểm 20, lấy điểm lẻ 0,25; không làm tròn điểm.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THẺ
Câu 1: Nghị luận xã hội Nội dung
Nô ̣i Dung Điểm
Vào cuối ngày, những câu hỏi duy nhất tôi sẽ hỏi bản thân là... 8,0
Tôi có yêu thương đã không?
Tôi có cười đủ không?

66
Tôi có tạo ra sự khác biệt nào không?
(Katrina Mayer)
Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa văn bản trên và đặt câu hỏi cho bản thân
vào cuối ngày?
1.Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1,0
- Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận xã hội.
- Sử dụng các thao tác lập luận phù hợp.
- Lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát.
- Không mắc các lỗi hình thức và diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
-Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa cuộc sống của mỗi người sau một
ngày.
- Yêu cầu bài làm không đi ngược lại chuẩn mực đạo lý.
3. Triển khai nội dung nghị luận: Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình 7,0
theo hệ thống luận điểm phù hợp với yêu cầu của đề nhưng dẫn chứng phải
xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu được nội dung nghị luận 0,5
b.Nội dung nghị luận 1,0
*Giải thích:
- Ý nghĩa của mỗi câu hỏi:
+ Tôi có yêu thương đủ không?: Có trao đủ tình cảm cho mọi người xung
quanh hay không?
+ Tôi có cười đủ không?: Có cảm thấy hạnh phúc'yêu đời/lạc quan hay không?
+ Tôi có tạo ra sự khác biệt nào không?: Có sáng tạo gì trong cuộc sống (lao
động, học tập...) hay không?
- Ý nghĩa văn bản: Mỗi người sẽ có những đánh giá về ý nghĩa cuộc sống của
bản thân sau mỗi ngày.
*Phân tích: 2,0
- Những biểu hiện cụ thể và ý nghĩa mỗi câu hỏi của Katrina Mayer:
+ Sống đủ yêu thương mỗi ngày là trao đi tình cảm, sự chia sẻ, giúp đỡ, lắng
nghe, thấu hiểu với mọi người xung quanh. Từ đó sẽ được nhận lại yêu thương
và cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
+ Cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày là biết yêu thương bản thân, làm những điều

67
mình thích. Điều này sẽ giúp mỗi người cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống.
+Tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống mỗi ngày là sáng tạo trong suy nghĩ và
hành động. Điều đó sẽ giúp mỗi người tạo ra những giá trị vượt trội, những kì
tích cho bản thân và xã hội...
- Chọn một số dẫn chứng cụ thể (trong đời sống) để làm sáng tỏ những ý trên.
*Bình luận: 2,0
- Những câu nói của Katria Mayer thể hiện một quan điểm sống tích cực,
khuyên con người sống có ý nghĩa mỗi ngày:
+ Biết sống yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với mọi người và cuộc đời.
+ Biết yêu thương bản thân và tạo ra niềm vui hạnh phúc, lạc quan cho chính
mình.
+ Biết sáng tạo trong công việc để tạo ra những giá trị mới.
- Phê phán những người để mỗi ngày của mình trôi qua một cách vô nghĩa, tẻ
nhạt...
*Liên hệ bản thân 1,0
- Đặt ra câu hỏi cho bản thân sau mỗi ngày.
- Sống có ý nghĩa mỗi ngày theo quan điểm cá nhân.
c. Khẳng định vấn đề nghị luận 0,5
Câu 2: Nghị luận văn học (12.0đ)
Nội dung Điểm
Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử 12,0
(Shelly)
Bằng sự trải nghiệm về thơ yêu nước Việt Nam giai đoạn 1945-
1975,anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1,0
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của bài văn nghị luận.
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
và phương thức biểu đạt.
- Triển khai hệ thống ý rõ ràng, mạch lạc; hành văn lưu loát, truyền cảm.
- Không mắc các lỗi trình bày và diễn đạt.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thơ ca yêu nước Việt Nam 1945-
1975 tập trung phản ánh cái đẹp, cái cao cả của con người và thời đại; xây

68
dựng thành những hình tượng thơ bất tử.
- Yêu cầu về cứ liệu: Biết huy động kiến thức, lựa chọn cứ liệu hợp lí để
thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu bài làm đảm bảo chuẩn mực đạo lí, không biểu hiện vi phạm
pháp luật.
3. Triển khai nội dung nghị luận: Thí sinh có thể triển khai bài làm của
mình theo hệ thống luận điểm phù hợp với yêu cầu của đề nhưng dẫn
chứng phải xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được những
yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0
b. Giải thích vấn đề nghị luận 1,5
- Thơ là những sáng tác văn học có vần điệu, ngắn gọn, súc tích. Thơ ca
là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung
động của trái tim trước cuộc đời.
- Những gì tốt đẹp nhất trên đời là “cái đẹp”, “cái cao cả” mà đề tài thơ ca
hướng tới.
- Bất tử là tồn tại mãi với thời gian và trong tâm trí của độc giả.
->Ý kiến nhấn mạnh thơ ca yêu nước Việt Nam tập trung phản ánh cái đẹp,
cái cao cả của con người và thời đại; xây dựng thành những hình tượng thơ
ca bất tử, trường tồn với thời gian, sống mãi trong trái tim con người.
Lưu ý: Nếu thí sinh không giải thích từng từ ngữ mà giải thích được nội
dung của ý kiến thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa.
c. Phân tích, bình luận một số tác phẩm thơ yêu nước Việt Nam giai đoạn 7.5
1945- 1975 để làm sáng tỏ vấn đề.
* Phân tích dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những hình tượng thơ”bất tử”: 1.0
- Thơ ca yêu nước giai đoạn này tập trung phản ánh và tôn vinh cuộc
kháng chiến thần thành của dân tộc, những con người có phẩm chất tốt đẹp,
anh hùng; những bức tranh thiên nhiên, cuộc sống gắn liền với kháng
chiến; những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc…
4.5
- Thơ ca tái hiện và xây dựng những hình tương thơ “bất tử” qua:
+Vẻ đẹp hình tượng về Tổ quốc và con người trong kháng chiến…
+Sự kết tinh từ tư tưởng , tình cảm của tác giả về con người và thời đại
trong kháng chiến (tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào, lạc quan, niềm tin tưởng
sắc son vào nền độc lập, tự do của Tổ quốc…)
+Những thủ pháp nghệ thuật tinh xảo về: ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu và
các biện pháp tu từ độc đáo…

69
(Gợi ý một số tác phẩm thơ của văn học yêu nước Việt Nam 1945-1975:
Đồng chí (Chính Hữu), Tây tiến ( Quang Dũng), Việt Bắc ( Tố Hữu), Đất
nước (Nguyễn Đình Thi), đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điền)…
* Bình luận (Đánh giá, mở rộng) vấn đề nghị luận:
2.0
- Khẳng định giá trị của tác phẩm thơ yêu nước 1945-1975 đã góp phần
xây dựng nên những hình tượng thơ bất tử, tạo nên những phong cách thơ
độc đáo, góp phần làm nên diện mạo mới cho văn học dân tộc…
- Những hình tượng thơ bất tử có tác dụng cổ vũ thế hệ về lòng yêu nước, ý
thức và trách nhiệm đối với Tổ quốc…
- So sánh hình tượng thơ yêu nước trong giai đoạn 1945-1975 với các giai
đoạn văn học trước và sau đó…
d. Khẳng định vấn đề nghị luận 1.0

70
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2018-2019

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
(1) Cuộc sống này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và về thơ mộng của
dòng sông, nó bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tứa máu hoặc vẫy vùng
giữa dòng nước chảy xiết nữa. Những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ, chỉ cần ta
lơ là và mất cảnh giác sẽ xô tới, nhào nặn ta thành những vật thể đôi khi chúng ta cũng
không thể hình dung.
(2) Sẽ có những lúc bạn loay hoay, hoang mang và vô định, cảm giác chông chênh,
mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi
sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao. Đó cũng có thể là khi người yêu ngàn năm của
bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa. Đó cũng có thể là khi bạn làm cha mẹ
thất vọng về mình vì bạn không nghe theo họ. Đó cũng có thể là khi con đường sự
nghiệp của bị khựng lại sau nhiều năm phấn đấu…
(3) Sẽ có nhiều, rất nhiều những khoảnh khắc bạn hoang mang, lo sợ và run rẫy vì
không biết bám víu vào đâu. Vì những gì bạn tin tưởng đều tan biến. Đó thật sự là một
cảm giác đáng ghét và tồi tệ. Làm cách nào để ta luôn hiên ngang vững vàng trên đôi
chân mình và luôn mở rộng vòng tay chào đón những điều dễ thương của cuộc đời?
Liệu có thứ gì luôn ở bên và giúp ta vượt qua những trở ngại? Thứ gì đó dẫn đường
chỉ lối cho ta xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt điều mong muốn? Thì đây, cuộc
sống, ngay cả khi có một ngàn lý do để làm cho bạn khóc, bạn vẫn phải tìm một triệu
lý do để giử nụ cười.
(Phi Tuyết, dẫn theo http://soha.vn/xa-hoi/, 08/8/2014)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra một câu văn diễn tả những trạng thái đối lập của cuộc sống. Anh/chị
hiểu gì về nội dung cụ thể của câu văn đó ?
Câu 2. Ở đoạn (2), người viết trình bày đoạn văn theo cách nào ?
Câu 3. Theo tác giả, vì sao bạn rơi vào trạng thái loay hoay, hoang mang và vô định ?
Câu 4. Bài học nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị sau khi đọc văn bản trên ?
LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
Có người cho rằng:
Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2 ( 10,0 điểm )
Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung
động trái tim.
Bằng việc lựa chọn một số tác phẩm thơ trung đại Việt Namtrong chương trình Ngữ
Văn 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định.

HƯỚNG DẪN CHẬM NGÔN NGỮ VĂN LỚP 10


YÊU CẦU CHUNG

71
- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng đọc hiểu,
làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt ché, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và
cảm xúc.
- Hướng dân chấm thi nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ
không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt vận dụng. Cần đánh giá bài làm
của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích
những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách
kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có
sức thuyết phục.

YÊU CẦU CỤ THỂ


I. ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)
1. Kĩ năng: thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch
lạc.
2. Kiến thức
Câu 1. (1,0 điểm)
- Chỉ ra một câu văn diễn tả những trạng thái đối lập của cuộc sống: Cuộc sống
này vốn không chỉ là hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó
bao gồm cả những phút giây bạn bị gai đâm cho tửa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng
nước chảy xiết .
(0,25 điểm)
- Nội dung cụ thể của câu văn:
Giải thích các hình ảnh:
+ Hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông: những điều tươi
đẹp, lãng mạn của cuộc sống.
+ Phút giây bạn bị gai đâm cho tửa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy
xiết : khoảnh khắc gặp khó khăn, thất bại trong cuộc đời
 Nội dung: Sự phong phú muôn màu, những trạng thái đối lập nhau của cuộc
sống: cuộc sống rất thơ mộng đẹp đẽ nhưng cũng đầy khó khăn thử thách,
có khả năng tôi luyện ý chí, bản lĩnh của con người (0,75 điểm)
Câu 2. (0,5 điểm)
- Đoạn văn (2) người viết trình bày theo cách diễn dịch. (0.5 điểm)
Câu 3. (1,0 điểm)
- Theo tác giả, bạn loay hoay, hoang mang và vô định vì :
+ Bạn cảm thấy thất vọng vào bản thân khi không đạt được mục tiêu: thi trượt
cuộc thi quan trọng, con đường sự nghiệp của bạn bị khựng lại. (0,5 điểm)
+ Bạn cảm thấy tổn thương và khi bạn làm người khác thất vọng: Người bạn thân
nhất quay lưng, người yêu ngàn năm của bạn nói rằng không còn yêu thương bạn nữa,
bạn làm cho cha mẹ thất vọng về mình. (0.5 điểm)
Câu 4. (0.5 điểm)
- Học sinh rút ra một bài học ý nghĩa nhất cho bản thân song phải hợp lý và
thuyết phục. Dưới đây là một vài gợi ý:
+ Thái độ lạc quan trước khó khăn.
+ Cuộc sống phong phú muôn màu: tươi đẹp, thơ mộng nhưng cũng đầy những khó
khăn thử thách, điều quan trọng là cách con người ứng xử trước những khó khăn thử
thách đó.

72
(0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (17,0 ĐIỂM)
Câu 1 (7,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng,
hợp lí;lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp; khuyến khích
những bài viết sáng tạo
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí
sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là
một hướng giải quyết:
a) Mở bài: dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
b) Thân bài
Giải thích (1,0 điểm)
- Người nổi tiếng: người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.
- Người có ích: Người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cần thiết và có giá trị đối
với người khác, gia đình, xã hội.
=> Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người:
Hãy sống với mục đích sống chân chính, đừng cố gắng bằng mọi giá theo đuổi tiếng
tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, sống có ích, có ý nghĩa
cho cuộc đời.
* Phân tích, chứng minh (2,5 điểm)
- Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng vì:
+ Tiếng tăm, danh vọng thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc
sống.
+ Sự nổi tiếng, danh vọng có thể làm tha hóa con nguoiwfm làm băng hoại đạo
đức và đẩy con người ta vào tội lỗi: Để cố trở thành người nổi tiếng, để đạt được danh
vọng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những hương
cách xấu xa.
- Trước hết, hãy là người có ích vì:
+ Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống
+ Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống
+ Người có ích dù không được nổi tiếng, nhưng cuộc sống của họ là cần thiết
có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội.
(HS lấy dẫn chứng để chứng minh)
* Bình luận (2,0 điểm)
- Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng. Nổi tiếng cũng có mặt tốt,
tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối
với người khác, với xã hội. Tuy nhiên, đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người
nổi tiếng bằng mọi cách bởi con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thanam
thậm chí gây hại cho xã hội.
- Làm sao để là người có ích: cần sống có lý tưởng; sống có đạo đức, có trách
nhiệm vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng; có năng lực làm người, làm việc
- Ý kiến này cũng là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc
sống con ngườii. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh
và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.
- Đánh giá:

73
+ Ý kiến đúng đắn, có ý nghĩa thiết thực bởi mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc
làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho
cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng.
+ Ý kiến có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay
đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá.
- Phê phán: Những người tìm cách nổi tiếng bằng mọi giá hoặc những người
bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng.
* Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Cần xác định rõ mục đích sống, khẳng định giá trị của bản thân bằng những
đóng góp tích cực cho xã hội.
- Không ngừng nuoioi dưỡng khát vọng `vươn lên trong cuộc sống.
c) Kết bài (0,25 điểm)
Câu 2 (10,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý
kiến; bố cục rõ ràng , hợp lí, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn
chứng phù hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng
tao.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cacahs làm bài nghị luận về
một vấn đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách
khác nhau song về cơ bản cần có những ý sau:
a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn nguyên văn ý kiến (0,25 điểm)
b) Thân bài
b.1. Giải thích (1,5 điểm)
Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung
động trái tim.
- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh ( thiên nhiên, cuộc sống, con người…) để
biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.
- Thơ cần có ý: ý nghĩa nội dung, tư tưởng; có tình: tình cảm, cảm xúc. Đây là
phương diện nội dung thơ.
=> Ý nghĩa: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hào giữa hình, ý, tình ( hình ảnh,
tư tưởng, tình cảm, cảm xúc…) Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương
diện nội dung và hình thức.
b.2. Cơ sở lí luận. (1,0 điểm)
- Đặc trung của văn chương nói chung và thơ ca nói tiêng là phản ánh, biểu đạt thông
qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu
hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một
cách trọn vẹn ấn tượng đến người đọc.
- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thể giới chủ quan con
người bằng nhiều cách thức khác nhau, nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình
cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng,
thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình ý, tình mới cảm nhận
dduocj.
- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ.
+ Hình ảnh ( thiên nhiên, cuộc sống, con người…) những hình ảnh đó phải chọn
lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu
sắc.

74
+ Ý, tình ( tư tưởng, cảm xúc, tình cảm…) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân
văn, hướng con người tới các giá trị Chân-Thiện-Mĩ…
+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được
những hình ảnh phù hợp, để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên,
sâu sắc có sức lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói tiêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài
hào giữa hình, ý, tình ( nội dung và hình thức).
b.3. Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn 10 (6,0 điểm)
Yêu cầu:
- Đúng giới hạn: Một số bài thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn
10.
- Đủ số lượng: Thí sinh chọn ít nhất 02 tác phẩm.
- Quá trình cảm thụ, phân tích:
+ Có thể triển khai ý theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà
cần bám sát vấn đề lí luận đã lí giải.
+ Sự cảm thụ, phân tích, phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục, làm nổi bật được vấn
đề.
b.4. Đánh giá (1,0 điểm)
- Nhận định trên đã khái quát được đặc trung cơ bản của thơ nói tiêng, văn học
nói chung.
- Ý nghĩa có vấn đè dối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Với người sáng tác: trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài,
thực tâm để tạo nên những tác phẩm hài hòa về hình, ý, tình ( nội dung và hình thức).
+ Với người tiếp nhận: cần cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên
cả hai phương diện, tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả và người đọc.
- Đánh giá của tác giả, tác phẩm được lấy làm dẫn chứng.
c) Kết bài (0,25 điểm)

75
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 11
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Tất cả những gì bạn có là hiện tại. Thước đo sự bình an tinh thần và hiệu quả cá
nhân được thể hiện ở khả năng sống cho hiện tại của chúng ta. Bây giờ là lúc bạn
đang hiện hữu, không cần biết cái gí đã xãy ra ngày hôm qua và cái gì sẽ ra ngày
mai. Từ quan điểm này, chìa khóa cho hạnh phúc và sự thỏa mãn là tập trung đầu óc
chúng ta vào thời khắc hiện tại.
Một điều tuyệt vời ở trẻ em là chúng hoàn toàn đắm mình trong giờ phút hiện
tại.Chúng cố gắng tập trung hoàn toàn vào việc chúng đang làm dù cho việc đó là
ngắm một con bọ, vẽ một bức tranh hay xây lâu đài trên cát, bất cứ cái gì mà chúng
muốn dành hết sức lực để làm. Khi trở thành người lớn, nhiều người trong chúng ta
học nghệ thuật suy nghĩ và lo lắng nhiều việc cùng một lúc. Chúng ta để cho những
mối quan tâm về quá khứ và tương lai đan xen vào hẹn tại và làm cho chúng ta khổ
sở, kém cỏi.
Sống cho hiện tại có nghĩa là chúng ta thích thú bất kì điều gì chúng ta đang làm
chứ không phải kết quả của nó. Nếu bạn đang sơn hiên nhà của mình thì có thể
thưởng ngoạn từng đường cọ, thích thú học hỏi làm sao để làm tốt nhất công việc,
đồng thời thưởng thức ngọn gió mát mơn man trên mặ bạn và tiếng chim hót líu lo
trên cây và bất kì cái gì khác xảy ra xung quanh bạn.
Sống trong hiện tại là mở rộng tầm hiểu biết để làm cho giây phút hiện tại trở nên
quý giá hơn là luôn khép kín. Mỗi chúng ta có một sự lựa chọn của mình, lúc này hay
lúc khác, rằng chúng ta sống và hấp thụ, cho phép mình xúc cảm và lôi cuốn.
(Theo Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Andrew Matthews,
NXB Trẻ, 2004, trang 48,49)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra quan điểm của tác giả về hiện tại, sống cho hiện tại, sống trong hiện
tại được nêu trong văn bản.
Câu 2. Theo người viêt, sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn trong giờ phúc hiện
tại là gì? Vì sao có sự khác biệt ấy?
Câu 3. Hãy chọn trong văn bản một câu thể hiện được thông điệp của người viết
và người trình bày cách hiểu của anh/chị về thông điệp đó
Câu 4. Theo anh/chị, việc sống cho hiện tại và sống trong hiện tại có ý nghĩa gì?
(trình bày khoảng 10 dòng)
II. LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
Có người cho rằng: Con đường gần nhất để ra khỏi giai nan là đi xuyên qua nó.
Nhưng có người lại khuyên. Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó
vòng đi đường khác.
Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên.
Câu 2 ( 10,0 điểm)
Bàn về quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, có ý kiến khẳng định:

76
Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa tạo
gương mặt mình. (L…Tônxitôi)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh qua một số tác phẩm đã học
trong chương trình Ngữ văn 11.
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 11
Yêu cầu chung
- Học sinh có kiến thức văn học và xác hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng
đọc hiểu, làm văn tốt; bố cục rõ ràng, lập luận chặt ché, diễn đạt trong sáng, giàu hình
ảnh và cảm xúc
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng
chứ không định lượng. giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá
bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng. Khuyến
khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng: chấp nhận
các cách kiến giải khác, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và
có sức thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Kĩ năng: Thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng,
mạch lạc
2. Kiến thức
Câu 1. (0,75 điểm)
Quan điểm của tác giả về hiện tại, sống cho hiện tại, sống trong hiện tại được nêu
trong đoạn trích sau:
+ Hiện tại: Tất cả những gì bạn có là hiện tại. (…) Bây giờ là lúc bạn đang hiện
hữu, không cần biết cái gì đã xảy ra ngày hôm qua và cái gì sẽ sảy ra ngày mai. (0,25
điểm)
+ Sống cho hiện tại: có nghĩa chúng ta thích thú bất kì điều gì chúng ta đang làm
chứ không phải kết quả của nó. (0,25 điểm)
+ Sống trong hiện tại: là mở rộng tầm hiểu biết để làm cho giây phút hiện tại trở
nên quý giá hơn là luôn khép kín. (0,25 điểm)
Câu 2. (0,75 điểm)
- Sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn trong giờ phút hiện tại là:
+ Trẻ em: Chúng cố gắng tập trung hoàn toàn vào việc chúng đang làm dù cho
việc đó là ngắm một con bọm vẽ một bức tranh hay xây lâu đài trên cát, bất cứ cái gì
mà chúng muốn dành hết sức lực để làm.
+ Người lớn: Chúng ta để cho những mối quan tâm về quá khứ và tương lai đan
xen vào hiện tại và làm cho chúng ta khổ sở, kém cỏi; không phải chúng ta thích
thú bất kì điều gì chúng ta đang làm mà chỉ chú ý đến kết quả của nó. (0,5 điểm)
- Lý do của sự khác nhau ấy:
+ Trẻ em: Chúng hoàn toàn đắm mình trong giờ phút hiện tại.
+ Người lớn: Nhiều người trong chúng ta học nghệ thuật suy nghĩ và lo lắng nhiều
việc cùng một lúc. (0,25 điểm)
Câu 3. (0,75 điểm)
- Thí sinh có thể chọn một trong các câu sau:
+ Tất cả những gì bạn có là hiện tại

77
+ Thước đo sự bình an tinh thần và hiệu quả cá nhân được thể hiện ở khả năng
sống cho hiện tại của chúng ta.
+ Chìa khóa cho hạnh phúc và sự thỏa mãn là tập trung đầu óc chúng ta vào thời
khắc hiện tại…(0,25 điểm).
- Thí sinh trình bày cách hiểu của mình về một câu đã chọn.
Thông điệp của người viết là: đề cao giá trị của hiện tại đối với cuộc sống của mỗi
chúng ta. Hiện tại là thước đo, là chìa khóa, là tất cả những gì chúng ta có và cần
có để đi tới thành công và hạnh phúc. (0,5 điểm)
Câu 4. (0,75 điểm)
Thí sinh bày tỏ suy nghĩ hợp lí, thuyết phục, sâu sắc về ý nghĩa của việc sống cho
hiện tại và sống trong hiện tại.
Thí sinh có thể trình bày theo hướng: Người sống cho hiện tại và sống trong hiện
tại sẽ:
+ Tự đặt ra cho mình những mục tiêu, tự sắp xếp những kế hoạch, phương hướng
cụ thể cho cuộc sống, từ đó sẽ phát huy, được năng lực, thể mạnh của bản thân trở
thành người năng động, sáng tạo.
+ Tận dụng được mọi thời gian để mỗi ngày đều trở nên có ý nghĩa, cuộc sống
luôn tươi đẹp, tâm hờn thư thái, không nuối tiếc, lo lắng.
+ Không đắm chìm trong quá khứ, không nuôi ảo tưởng về tương lai. Sống tốt ở
hiện tại là chúng ta đã có một quá khứ và một tương lại tốt đẹp.
II. LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng,
hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng thực tế phù hợp; khuyến
khích những bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí
sinh có thể trình bayfm diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần có
những ý sau:
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
* Giải thích hai ý kiến (2,0 điểm)
- Ý kiến 1: Với cách nói ẩn dụ, ý kiến khẳng định cách tốt nhất để vượt qua gian
nan là hãy dũng cảm chập nhận, chủ động đối mạt với nó và vượt qua nó.
- Ý kiến 2: Mượn một hình ảnh có trong tự nhiên là dòng sông khi gặp trở ngại
không thể tiếp tục chảy thẳng nó sẽ chuyển hướng đổi dòng để cuối cùng vẫn có thể
chảy ra biển hoặc hòa vào dòng sông khác, ý kiến đã đựa ra một cách ứng xử của con
người trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đó là không đối mặt và cũng không
bỏ cuộc mà hãy tìm một cách khác có thể mất thời gian hơn, chậm hơn những vẫn tới
đích và an toàn. Đó là lời khuyên con người cần có cách ứng xử linh hoạt, mền dẽo,
khôn ngoan, khôn khéo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng tình huống gặp phải
trong cuộc sống.
 Hai ý kiến đề cập tới hai cách ứng xử của con người trước những khó khăn thử
thách trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
* Bình: (2,0 điểm)
- Hai ý kiến đều đúng:
+ Ý kiến thứ nhất: đề cao bản lĩnh, ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm, dám chấp
nhận, dám đối mặt với gian nan thử thách, khắc phục và vượt lên chiến thắng.

78
+ Ý kiến thứ hai: đề cao cách ứng xử linh hoạt, mên dẻo khi cần thiết để đạt được
mục đích trong cuộc sống.
(Lấy dẫn chứng thực tế đời sống để chứng minh)
* Luận: (2,0 điểm)
- Cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn thử thách nhiều khi vô cùng khắc nghiệt
và bất ngờ, không phải lúc nào con người cũng có thể đối mặt và vượt qua. Do đó cần
có cách ứng xử linh hoạt, mền dẻo, không nên cứng nhắc, cố chấp, tránh những thất
bại, sai lầm đáng tiếc.
- Khi gặp khó khăn, không nên có tư tưởng ngại khó bi quan, tuyệt vọng, cần phải
có thái độ và suy nghĩ tích cực, bình tĩnh, tự tin để có thể chủ động linh hoạt, tìm ra
cách ứng xử không ngoan nhất, đạt hiểu quả cao nhất. Muốn vậy con người cần không
ngừng học hỏi, trau đổi, trải nghiệm…
- Phê phán những kẻ hoạc đầu hàng gục ngã truocwskhos khăn thử thách, hoặc
ứng xử nguyên tắc, máy móc dẫn đến nhiều hậu quả, hệ lụy… đồng thời cũng phê
phán những kẻ đi còng, đi tắt, bất chấp pháp luật và đạo đức, bằng mọi thủ đoạn để
đạt được điều mình muốn.
(Lấy dẫn chứng thực tế đời sống để chứng minh)
*Bài học nhận thức, hành động (0,5 điểm)
Câu 2 (10,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học về một ý kiến;
bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù
hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một vấn
đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau
song về cơ bản cần có những ý sau:
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
*Hiểu ý kiến: (2,5 điểm)
- Sáng tạo nghệ thuật: là quá trình nhà văn tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng tài
năng và tâm huyết, bằng cảm hứng dồi dào, mãnh liệt…
- Quá trình kép: thực chất là hai quá trình trong một quá trình
- Sáng tạo ra thế giới: từ hiện thực đời sống, nhà văn tái tạo, nhào nặn chất liệu,
qua lăng kính chủ quan của người viết hiện thực sẽ mang một diện mạo mới, khác với
hiện thực ngoài đời.
- Kiến tạo gương mặt mình: nhà văn để lại dấu ấn, nét phong cách riêng, khẳng
định vị trí trong nền văn học.
=>Ý kiến bàn về bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật, đó vừa là sự tái tạo
hiện thực vừa thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo – phong cách nghệ thuật của người
nghệ sĩ. Có thể nói đây là ý kiến đúng, vì:
+ Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nhưng văn học không phải là sự
chép nguyên xi hiện thực. Hiện thực chỉ là chất liệu, là tiền đề của sáng tạo. Hiện thực
phải chọn lọc qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được tổ chức lại theo những quy
luật nghệ thuật riêng, để dạt đến những mục đích thẩm mĩ nhất định. Vì thế, hiện thực
trong tác phẩm trở thành một thế giới mới, vừa giống lại vừa không giống thế giới

79
thực, bởi thế giới đó giàu khả năng khái quát hóa đời sống hơn chính bản thân đời
sống.
+ Sáng tạo nghệ thuật không chỉ để phản ánh thực tại mà còn là cách thức để
người nghệ sĩ thể hiện cá tính nghệ thuật, phong cách nghệ thuật độc đáo. Chính quá
trính sángtạo với hệ thống các tác phẩm sẽ dần dần hình thành diện mạo nghệ thuật
riêng biệt của nhà văn, làm nên dấu ấn, sức thu hút của nhà văn, xác lập vị trí không
thể thay thế của nhà văn trong nền văn học. Nếu sáng tác không để lại dấu ấn riêng có
giá trị, tên tuổi nhà văn lập tức sẽ bị lu mờ.
*Chứng minh ý kiến: (6,0 điểm)
HS tự chọn và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn
11 để chứng minh ý kiến. Trong quá trình phân tích chứng minh cần lưu ý làm rõ
được:
- Thế giới mới, hiện thực đời sống được tái tạo trong tác phẩm
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện qua: cái nhìn mới mẻ giàu tính khám
phá đối với đời sống chi phối sự lựa chọn đề tài; xác minh chủ đề; cách sử dụng ngôn
ngữ; kiểu nhân vât; kiểu kết cấu; giọng điệu riêng không thể trộn lẫn,…
*Nhận xét đánh giá: (1,0 điểm)
- Đây là ý kiến xác đáng khi đánh giá quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ
- Ý kiến rất có ý nghĩa đối với cả người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: đặt ra yêu cầu sáng tạo là phải đem đến cái mới, cái
riêng, cái độc đáo cả trong công việc phản ánh hiện thực và thể hiện phong cách nghệ
thuật. Muốn vậy nhà văn cần không ngừng trau dối tài năng và nhân cách (tài và
tâm).
+ Đối với người tiếp nhận: đến với tác phẩm không chỉ để khám phá xem nhà
văn viết cái gì mà là viết như thế nào, cần trân trọng, đánh giá đúng những nỗ lực tạo
ra cái
riêng trên hành trính sáng tạo của nhà văn. Người tiếp nhận cũng cần phải có
năng lực và tấm lòng, từ đó mới có thể tạo ra tiếng nói tri âm của tác giả

80
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn 12
(Đề thi gồm 01 trang) Thời Gian Làm Bài: 180 Phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu:
Cậu chăn cừu Santiago mở mắt khi vầng đông ló rạng ở chân trời. Đêm trước nơi
đó còn lấp lánh ánh sao, giờ đây là một hàng cây chà là dài ngút mắt.
“Chúng ta đến nơi rồi”, chàng người Anh nói và thấy nhẹ cả người. Anh ta cũng
mới vừa thức giấc
Cậu không nói gì. Cậu đã học được sự nín lặng của sa mạc và hài lòng với việc
ngắm hàng chà là nơi chân trời kia. Cậu còn phải đi xa nữa mới tới được Kim Tự
Tháp và một ngày nào đó buổi sáng hôm nay sẽ chỉ còn là kỉ niệm. Nhưng lúc này đây
nó là khoảnh khắc của hiện tại, là ngày hội mà người phu lạc đà đã nói. Cậu thưởng
thức nó, nhớ lại những bài học của quá khứ và những ước mơ cho tương lai. Một
ngày kia cả nghìn cây chà là này sẽ chỉ là kỉ niệm, nhưng giờ đây, với cậu, chúng là
bóng mát, là nước và nơi tránh chiến tranh. Hôm qua, tiếng kêu của con lạc đà có thể
gây nguy hiểm, thì giờ đây rừng chà là có thể báo hiệu sự kì diệu.
          “Thế giới nói bằng nhiều thứ ngôn ngữ”, cậu nghĩ.
      “Đoàn lữ hành tới cũng hối hả như thời gian trôi”, nhà luyện kim đan thầm nghĩ
khi nhìn cả trăm người và thú vật đến được ốc đảo. Dân chúng lớn tiếng hò reo chạy
về phía đoàn người mới tới. Bụi bay mù trời. Lũ trẻ reo hò, nhảy như choi choi khi
thấy đoàn người lạ. Nhà luyện kim đan thấy tù trưởng ốc đảo lại chào trưởng đoàn lữ
hành và hai người trò chuyện hồi lâu.
          Nhưng nhà luyện kim đan không quan tâm mấy đến những điều ấy. Ông đã
từng thấy nhiều người đến rồi đi, trong khi ốc đảo và sa mạc vẫn là ốc đảo và sa mạc.
Ông đã thấy vua chúa và kẻ ăn xin đi qua biển cát này, cái biển cát thường xuyên thay
hình đổi dạng vì gió thổi nhưng vẫn mãi mãi là biển cát mà ông đã biết từ thuở nhỏ.
Tuy vậy, tự đáy lòng mình, ông không thể không cảm thấy vui trước hạnh phúc của
mỗi người lữ khách, sau bao ngày chỉ có cát vàng với trời xanh nay được thấy chà là
xanh tươi hiện ra trước mắt. “Có thể Thượng Đế tạo ra sa mạc chỉ để cho con người
biết quý trọng cây chà là”, ông nghĩ.
(Trích Nhà giả kim, Paulo Coelho, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.121-
123)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 2. Khi đứng trước hàng cây chà là dài ngút mắt, cậu chăn cừu Santiago đã có
những cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Các hình ảnh sa mạc, cây chà là trong đoạn văn biểu tượng cho điều gì? (0,5
điểm)
Câu 4. Tại sao chứng kiến cảnh reo hò, mừng rỡ của dân chúng trên ốc đảo, nhà
luyện kim đan không quan tâm mấy nhưng lại không thể không cảm thấy vui trước
hạnh phúc của mỗi người lữ khách? (1,0 điểm)

81
Câu 5. Anh/Chị có đồng ý với suy nghĩ của nhà luyện kim đan: “Có thể Thượng Đế
tạo ra sa mạc chỉ để cho con người biết quý trọng cây chà là” không? Vì sao? (0,75
điểm)
II. LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1. (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn với chủ đề: Khoảnh khắc của hiện tại.
Câu 2. (10,0 điểm)
          Trong Nhân gian từ thoại, Vương Quốc Duy, nhà từ luận đời Thanh của
Trung Quốc có đưa ra nhận định: “Nhà thơ, đối với vũ trụ nhân sinh, nên bước vào
bên trong, mà lại nên đi ra bên ngoài. Bước vào bên trong mới có thể viết được. Đi ra
bên ngoài mới có thể quan sát được. Bước vào bên trong mới có sinh khí. Đi ra bên
ngoài mới đạt cao siêu.” (Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, Khâu Chấn Thanh –
Mai Xuân Hải dịch, NXB Văn học, 2001, tr 67)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số bài
thơ trong chương trình Ngữ văn 12.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
YÊU CẦU CHUNG
- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng đọc hiểu, làm
văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt ché, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm
xúc.
- Hướng dẫn chấm thi nêu những nội dung cơ bản, co tính định hướng chứ không
định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của
thí sinh trong tính chỉnh thể , không đem ý cho điểm; trân trọng , khuyến khích
những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách
kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn nhưng phải hợp lí và có sức
thuyết phục.
YÊU CẦU CỤ THỂ
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Kĩ năng: Thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch
lạc.
2. Kiến thức
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự. (0,25 điểm)
Câu 2. Khi đứng trước hàng cây chà là dài ngút mắt, cậu chăn cừu Santiago đã có
những cảm xúc và suy nghĩ:
- Cậu hài lòng khi đứng trước hàng chà là, khi đã vượt qua một chặng đường đầy
gian khổ và tiếp tục ước mơ cho tương lai.
- Cậu nghĩ lại những khó khăn đã qua, ý thức được chặng đường phía trước còn
nhiều thử thách và trân trọng niềm hành phúc hiện tại (0,5 điểm)
Câu 3. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh sa mạc, cây chà là:
- Sa mạc: là con đường mà đoàn lữ hành phải vượt qua, là biểu tượng cho những
khó khăn, thử thách, hiểm nguy trong cuộc sống.

82
- Cây chà là là ngày hội, là bóng mát, là nước, là nơi tránh chiến tranh trong suy
nghĩ của cậu chăn cừu. Đó chính là biểu tượng cho niềm vui sự sống, nơi che chở,
chốn yêu bình,…(0,5 điểm)
- Phê phán những người thờ ơ với quá khứ, ảo tưởng về tương lai và vô trách
nhiệm với hiện tại,…
* Bài học nhận thức và hành động. 
(0,5 điểm)
c) Kết bài.           
(0,25 điểm)
Câu 2 (10,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý
kiến; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù
hợp làm nổi bật được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một
vấn đề lí luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau
song về cơ bản cần có những ý sau:
a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn nguyên văn ý kiến.   (0,25 điểm)
b) Thân bài
b.1. Giải thích  (1,5 điểm)                            
– Vũ trụ nhân sinh: hiện thực đời sống
– Bước vào bên trong: đi sâu vào, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm để thẩm thấu,
chiếm lĩnh hiện thực
– Đi ra bên ngoài: tạo ra một độ lùi, một sự gián cách với đối tượng để khám phá
hiện thực dưới nhiều góc độ và mang tính khái quát hơn.
-> Ý kiến đề cập đến động thái của người nghệ sĩ với hiện thực đời sống trong
quá trình sáng tạo. Người nghệ sĩ phải thâm nhập để thấu hiểu hiện thực, đồng thời
cũng phải vượt lên hiện thực để chiêm nghiệm, từ đó mới tạo nên được sinh khí cho
tác phẩm, đưa tác phẩm đạt đến ngưỡng cao siêu.
 b.2. Cơ sở lí luận  (1,0 điểm)
– Văn học bao giờ cũng là sự nhận thức và phản ánh hiện thực. Hiện thực là
nguồn gốc, là mảnh đất dồi dào, màu mỡ của nghệ thuật. Thơ ca cũng không nằm
ngoài quy luật đó.
– Nhà thơ muốn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc thì phải bước vào, phải
thâm nhập vào hiện thực trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đời sống bao giờ cũng phức
tạp, đa chiều, luôn biến chuyển đòi hỏi  người nghệ sĩ cần phải trải nghiệm mới có đủ
vốn sống, mới hiểu sâu để sáng tác.
– Tuy nhiên, không chỉ đắm mình trong thế giới hiện thực để khai thác chất liệu
đời sống, người nghệ sĩ phải biết đi ra khỏi môi trường chất liệu ấy, dùng chính lí trí
và xúc cảm để quan sát, soi ngắm một cách kĩ lưỡng, thấu suốt, để khám phá mọi
ngóc ngách, mọi giá trị của hiện thực, đồng thời, khái quát hóa lên tầm triết lí, tầm tư
tưởng để đạt đến ngưỡng cao siêu.
– Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện
cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, nhận thức thế giới mà còn bày tỏ thái
độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống.
– Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Hiện thực cuộc sống không
được bê nguyên xi vào tác phẩm mà được kiến tạo lại dưới một cái nhìn mới, một cách

83
cảm mới của người nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan. Trong quá trình lao động nghệ thuật, nhà văn chân chính luôn có ý thức
tạo ra cho mình một dấu ấn riêng. Bởi đó là đòi hỏi tất yếu của hoạt động sáng tạo…
b.3. Làm sáng tỏ qua một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 12  (6,0điểm)     
   Yêu cầu:
– Đúng giới hạn: Các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 12.
– Đảm bảo số lượng tác phẩm:  chọn được một số tác phẩm hay và đặc sắc
– Đúng, trúng, làm nổi bật được vấn đề,…
b.4. Ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác và người đọc.  (1,0 điểm)
c) Kết bài   (0,25 điểm)

84
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10,11
THPT
HÀ TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1. (8.0 điểm)


Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta vượt qua nó.
(Albert Einstein)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị,
phiếm chi với những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng, tình cảm chung
của nhiều người.
(Dẫn theo Nguyễn Xuân Kinh, Thi pháp ca dao, NSB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2007).
Bằng những hiểu biết về ca dao trữ tình Việt Nam, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
I.Hướng dẫn chung
- Do đặc trưng của kỳ thi, giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài
để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng,
sáng tạo vàkhả năng tạo lập văn bản.
- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể
để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ vản
hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì Giám khảo vẫn có thể cho
điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy
phản biến; kết cấu chặt chẽm, mạch lạc.
- Những bài mắc vào lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tùy vào mức độ
để cho điểm.
II. Hướng dẫn cụ thể
Câu Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm

Câu Suy nghĩ về ý kiến: Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình 8,0
1 chúng ta đã vượt qua nó.
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh phải biết huy động vốn hiểu biết về
đời sống và kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài
viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi
chính tả và ngữ pháp
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở vận dụng vốn hiểu biết về những

85
vấn đề xã hội, con người và những quy luật cuộc sống, những giới
hạn, trong cuộc sống con người, cũng như những trải nghiệm của 1,0
bản thân, thí sinh cần đảm bảo những ý cơ bản sau.
1. Giải thích ý kiến
- Giới hạn: Phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được
phêp vượt qua.
- Chấp nhận: Đồng ý nhận điều được yêu cầu hoặc đề ra
- Vượt qua: Ra khỏi giới hạn 3,0
- Ý cả câu: Nhấn manh, đề cao việc con người nhận thức được
những giới hạn trong cuộc sống. Khi con người chấp nhận một
ngưỡng nào đó do con người tự đặt ra cho mình hoặc do cuộc sống
đặt ra, con người đã chiến thắng được nó.
2. Bình luận ý kiến
a. Cuộc sống có những giới hạn do chính con người tạo ra
- Những giới hạn thuộc phạm trù đạo đức
- Những giới hạn thuộc phạm vi pháp luật
- Những giới hạn thuộc phạm vi năng lực, khả năng của con người
b. Chấp nhận giới hạn là con người đã vượt qua nó
- Chấp nhận giới hạn là vượt qua được ảo tưởng, ngộ nhận về bản
thân, biết thừa nhận phạm vi năng lực, khả năng của mình. Con
người không chấp nhận giới hạn có nghĩa phải luôn luôn đối diện,
ám ảnh bởi những trở ngại, rào cản, khó khăn khiến con người luôn
mặc cảm mình kém cỏi, thất bại. Khi con người chấp nhận nó, con
người dường như đã vượt qua hoặc quên nó đi, họ sẽ cảm thấy tự do
và ý nghĩa cuộc sống.
- Có những giới hạn bên ngoài và giới hạn bên trong, có những giới
hạn hữu hình và giới hạn vô hình. Chấp nhận nhận giới hạn bên
ngoài, giới hạn hữu hình nghĩa là con người biết tuân thủ những luật
lệ, trật tự xã hội đặt ra. Biết chấp nhận giới hạn bên trong, giới hạn
vô hình nghĩa là con người biết nghiêm khắc với chính bản thân,
biết tự trọng, biết xấu hổ, để không đánh mất chính mình. Con
người biết đặt ra những giới hạn và chấp nhận nó như một lẽ
thường cũng là con đường tốt nhất để trở thành con người chân
chính.
2.0
- Con người vốn có nhiều khát vọng, tham vọng: tiền tài, quyền lực,
danh vọng,… Song thực tế điều kiện, khả năng của con người cũng
có một ngưỡng nhất định. Do đó, biết giới hạn trong cuộc sống là
biết đủ, biết bằng lòng với những gì mình đang có, cũng là cách con
người có được hạnh phúc.
- Chấp nhận giới hạn là vược qua được lối sống tùy tiện của cá
nhân, tôn trọng cộng đồng, biểu hiện của lối sống văn hóa, văn
minh.
- Phê phán những người sống tham vọng, phá vỡ những giới hạn
thuộc phạm trù chuẩn mực đạo đức xã hội, chà đạp lên pháp luật.

86
- Giới hạn không chỉ được đặt ra với từng cá nhân con người, mà
còn được đặt ra đối với mỗi quốc gia dân tộc. Trong thời đại ngày
nay, không chỉ đối với mỗi con người mà mỗi quốc gia dân tộc đều
phải biết chấp nhận giới hạn hay phá vỡ giới hạn để hội nhập phát
triển mà không đánh mất bản sắc.
c. Chấp nhận giới hạn đi đôi với việc biết phá vỡ giới hạn đúng lúc,
đúng chỗ
- Không phải lúc nào cũng tuân thủ giới hạn, nhất là khi chúng là
những yếu tố cũ kĩ, lạc hậu, đi ngược với xu thế tiến bộ chung của
nhân loại cản trở sáng tạo của con người. Lúc này con người biết
phá vỡ giới hạn là tiền đề dẫn đến thành công, thậm chí tạo nên
những bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử nhân loại.
- Có những giới hạn trở thành định kiến tư tưởng, hoặc do thói quen
xã hội hoặc do chính con người đặt ra để gò ép, ép buộc con người,
biến con người thành những thứ công cụ, vô cảm, hành động theo
những quy tắc, kỉ luật. Trong trường hopwk đó, chấp nhận giới hạn
nghĩa là hèn nhát, yếu đuối, nhu nhược. Nếu biết phá vỡ giới hạn ấy
thì con người mới được sống đúng nghĩa là chính mình, tự do cá với
cá tính và sự khác biệt, có thêm bản lĩnh, vượt qua những nghịch
cảnh, khó khăn,…
- Sự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người buôn xui theo
những cảm xúc, những khao khát mang tính bản năng, sống gấp,
sống vội, đốt cháy mình trong một vài khoảnh khắc, không màng
quá khứ, không tưởng đến tương lai, bỏ qua những chuẩn mực đọa
đức, chà đạp lên pháp luật…
- Kể cá khi vượt qua giới hạn mà không đạt được thành công thì con
người cũng có những trãi nghiệm quý giá, trưởng thành hơn. Có
những giới hạn là đường cùng, nhưng cũng có những giới hạn chỉ là
ranh giới, điều quan trọng là con người có đủ sức mạnh để vượt qua.
d. Làm thế nào để nhận thức rõ lúc nào cần tuân thủ giới hạn, lúc
nào cần vượt qua giới hạn
- Con người cần trang bị cho mình những tri thức, bãn lĩnh, kỹ năng
sống…
- Một nền giáo dục khai phóng, một môi trường tự do, dân chủ, một
cộng đồng đề cao giá trị con người.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Giới hạn trong cuộc sống có nhiều loại, con người cần nhận thức
rõ lúc nào ở trong giới hạn, lúc nào vượt qua giới hạn. Bứt phá giới
hạn đúng lúc là tiền đề quan trọng dẫn tới thành công.
- Giới hạn của người này không phải là giới hạn của người khác,
không áp đặt giới hạn của người khác vào bản thân mình và ngược
lại. Mọi giới hạn đều chỉ có ý nghĩa tương đối, có những giới hạn tại
thời điểm này lại không còn là giới hạn ở thời điểm khác...

Câu Bình luận nhận định: Không gian trong ca dao chủ yếu là không 12,0

87
2 gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật
chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều
người.

a. Về hình thức và kĩ năng:

- Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận văn
học.

- Bài có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có chất văn; không mắc
lỗi chính | tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Về kiến thức:Trên cơ sở hiểu biết về nhận định của Nguyễn Xuân 1,0
Kính về một đặc điểm của thi pháp ca dao, cụ thể là hai phương diện
không gian nghệ thuật và nhân vật trữ tình trong ca dao trữ tình Việt
Nam, thí sinh có nhiều cách triển khai khác nhau, nhưng cần đảm
bảo những yêu cầu cơ bản sau:

1.Giải thích

- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có thể kết hợp với âm nhạc khi
diễn xướng để diễn tả đời sống tình cảm, nội tâm của người bình
dân.

- Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp văn học,
nó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng
nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một
nền cảnh nào đó.
2,0
- Nhân vật trữ tình là chủ thể trực tiếp bộc lộ, giãi bày thể hiện nội
tâm, cảm xúc, tâm trạng...

- Nhận định đề cập đến một đặc trưng thi pháp ca dao, đó là không
gian đời thường, gắn bó gần gũi với cuộc sống lao động sinh hoạt
hàng ngày của người bình dân Việt Nam xưa, ứng với không gian ấy,
là những nhân vật trữ tình phiếm chỉ, mang tính phổ quát, đại diện
cho những kiểu tâm trạng, cảm xúc...của đời sống nội tâm con người
muôn thuở.

2. Bình luận

2.1. Đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca dao

a. Các hình thức không gian của ca dao

- Không gian trần thế, đời thường gắn với làng quê, thân thuộc, gần

88
gũi như

mái đình, cây đa, bến nước, dòng sông, con đò...

- Không gian gắn với tên đất tên làng, với những địa danh của quê
hương đất

nước

- Không gian gắn với môi trường lao động, sản xuất...

-> Đó là những không gian mang tính chung chung, phiêm chỉ có thể 3,0
phù hợp | với nỗi lòng, trạng huống, hoàn cảnh... của nhiều đối tượng
khác nhau.

b. Ý nghĩa

- Không gian nghệ thuật ấy thể hiện những đặc trưng hoàn cảnh ra
đời của ca dao: nảy sinh từ cuộc sống lao động hàng ngày của người
bình dân; gắn với những cuộc hát giao duyên của những đôi lứa...

- Không gian nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân
xưa: yêu và gắn bó với quê hương, đất nước; tâm hồn nghệ sĩ biết
phát hiện những vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên, của mảnh đất nơi
mình sinh ra...;

-Không gian nghệ thuật thể hiện hồn quê, màu sắc dân tộc, tính chất
thuần Việt của ca dao trữ tình, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mang
đặc trưng truyền thống, làm tiền đề cho sự phát triển của nền thơ ca
trữ tình của dân tộc... 2,0
- Cùng một không gian, sắc cảnh, sự vật... nhưng có thể gắn với
nhiều sắc thái tình cảm, cung bậc nội tâm khác nhau của con người,
thể hiện những quan niệm, tư tưởng khác nhau của con người... Điều
này thể hiện ở việc tồn tại các mô típ không gian: bến nước- con đò,
thuyền- bến, muối- gừng, mái đình- cây đa... Rõ ràng có rất nhiều
câu dao có sự lặp lại của những hình ảnh không gian này nhưng ở
mỗi câu lại thể hiện những vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo, khác biệt...

2.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao


3,0
a. Một số đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao

- Nhân vật trữ tình xuất hiện trong những không gian trần thế, bình
dị, phiếm chỉ, họ là những người bình dân trong cuộc sống lao động,
sinh hoạt hàng ngày với những vất vả, lo toan, những yêu thương,

89
hờn giận, buồn tủi...

- Nhân vật trữ tình đồng thời là chủ thể sáng tạo của ca dao không
phải là một nhân vật cá biệt cụ thể mà là mà nhân vật phiếm chỉ, đại
diện cho một kiểu người, kiểu thân phận, kiểu tâm trạng...Ví dụ: kiểu
người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp là nạn nhân của chế độ phong kiến
bất công, kiểu chàng trai, cô gái lỡ duyên, bi kịch trong tình yêu,
những người chồng, người vợ nghĩa tình sâu 3,0 nặng; những người
nông dân chân lấm tay bùn, nghèo đói nhưng lạc quan,hóm hỉnh,...

b. Ý nghĩa

- Tính chiếm chỉ của nhân vật trữ tình thể hiện một đặc điểm của ca
dao nói riêng và văn học dân gian nói chung, đó là tính tập thể. Ca
dao cũng như các thể loại văn học dân gian khác, nó được ra đời từ
môi trường diễn xướng và không phải là sản phẩm của cá thể riêng lẻ
mà là của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Nó được gọt giũa,
sáng tạo, trau chuốt thêm qua nhiều thế hệ để trở nên hoàn thiện, đẹp
đẽ như bây giờ.

90
91
92
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HÀ TĨNH LỚP 10, 11 THPT
NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 1 trang, gồm 2 câu)

Câu 1. (8,0 điểm)

“Chỉ trong sự tự do cá nhân, tình thương yêu và sự tử tế mới có thể đơm hoa kết trái”

(J. Krishnamurti, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, NXB Hồng Đức, 2017)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (12,0 điểm)

“Đến Thơ mới, trong thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi sĩ
Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn”.

(Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, tr145)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các bài Thơ mới trong chương trình Ngữ
Văn 11, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Hướng dẫn chung

- Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề
bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận
dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản;

- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để
cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản
hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho
điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm;

- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy
phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- Những bài viết mắc vào lối kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức
độ để cho điểm.

Hướng dẫn cụ thể

93
- Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời sống và kĩ
năng làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong
sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.

- Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau đây

Câu 1 (8,0 điểm)

Chỉ trong sự tự do cá nhân, tình thương yêu và sự tử tế mới có thể đơm hoa kết trái.

1. Giải thích

- Tự do cá nhân là một khái niệm dùng trong triết học mô tả tình trạng khi một cá
nhân không bị ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí,
nguyện vọng của chính mình, trên cơ sở nhận thức được qui luật phát triển của tự
nhiên và của xã hội.

- Tình thương yêu là một dạng tình cảm tốt đẹp của con người được bộc lộ trong mối quan hệ
của con người đối với chính mình hoặc đối với thế giới xung quanh.

- Sự tử tế là biểu hiện thành hành động, lời nói.. của lòng tốt thuần khiết, sự lương
thiện trong con người.

- Ý cả câu: Chính sự tự do cá nhân là nguyên nhân bên trong, động lực và môi trường
để phát triển, nảy nở những tình cảm và hành động tốt đẹp của con người trong cuộc
sống.

2. Bình luận

- Sự tự do cá nhân ở đây được hiểu là sự tự do bên trong của con người, tự do về tâm
hồn và tự do về tư tưởng.

- Con người được tự do về tâm hồn: Chỉ có tâm hồn mới thuần túy là của chính con
người. Khi con người được phát triển bằng đường chỉ dẫn của tâm hồn sẽ trở thành
chính mình. Lúc ấy, con người được tự do.

- Con người được tự do về tư tưởng: Con người tự do thoát khỏi những khuôn mẫu tư
duy, thoát khỏi tư duy số đông, độc lập với đám đông, có khả năng đưa ra cách nhìn,
cách suy nghĩ, kiến giải của bản thân.

2.2 Vì sao sự tự do cá nhân làm nảy nở và phát triển tình yêu thương và hành động
tử tế.

a. Sự tự do cá nhân làm nảy nở và phát triển tình yêu thương và hành động tử tế

- Con người từ nhỏ cho đến khi trưởng thành đều có một khát vọng được tự do,nghĩa
là được sống với những tâm tư, nguyện vọng, ưu điểm và nhược điểm. Nghĩa là, khi

94
đó con người được sống với sự tôn trọng chính mình một cách cao nhất, yêu thương
mình một cách trọn vẹn nhất. Tình yêu thương theo đó cũng được hình thành cùng với
sự tôn trọng chính mình và tôn trọng tự do của người khác. Yêu thương chính mình là
gốc rễ của sự yêu thương người khác, thương người như thể thương thân.

- Khi con người được tự do, họ ý thức được mỗi con người là một cá thể đơn nhất,
duy nhất không lặp lại ở phiên bản thứ hai. Chính vì thế, con người biết nhận ra và tôn
trọng sự khác biệt của người khác, đó là cội nguồn sâu xa của lòng tốt, của tình
thương yêu và hành động tử tế. Tình yêu thương và hành động tử tế nhất chính là giúp
người khác được sống là chính mình, với những sở trường, sở đoản, mong ước, khát
vọng riêng...

- Khi con người thực sự tự do, con người sẽ tự mình giải phóng khỏi những định kiến,
những ràng buộc của xã hội, hiểu được những giá trị khác nhau của cuộc sống và của
bản thân, sống bằng những trải nghiệm của bản thân. Khi đó, tình cảm thương yêu
được nảy nở một cách tự nhiên, hành động tử tế không xuất phát từ động cơ , mục
đích vụ lợi nào. Khi đó tình yêu thương và sự tử tế mới có thể đơm hoa kết trái.

b. Mất sự tự do cá nhân sẽ hủy diệt tình yêu thương và sự tử tế

- Nếu không có sự tự do cá nhân, con người sẽ bị ám ảnh, chi phối bởi những định
kiến, ràng buộc, hoặc phải tuân thủ những khuôn mẫu lý tưởng của cộng đồng hoặc
những giá trị được đặt ra ở ngoài mình, điều đó khiến cho họ luôn có sự so sánh bản
thân với người khác, tạo nên một xã hội với những cạnh tranh, xung đột, ghen ghét, đố
kị... Về lâu dài, điều này cản trở sự phát triển của những tình cảm tốt đẹp, lương thiện
và hành động tử tế của con người đối với con người...

- Con người không được tự do nghĩa là không có cơ hội được sống với những khát
vọng, ý nguyện, mong muốn của bản thân. Họ buộc phải hành động theo kỉ luật, sự
cưỡng ép. Và vì thể, hành động của họ có thể được chấp nhận như một hành động tử
tế nhưng đó chỉ là nhất thời, đối phó, nó không xuất phát từ tình cảm thực sự chân
thành bên trong. Hành động đó di liền với sự trống rỗng của tâm hồn, và tình yêu
thương chỉ là giả tạo, giả dối.

- Con người không được tự do luôn có xu hướng trở thành con người công cụ, nô lệ,
hành động theo số đông, theo những nguyên tắc, máy móc và điều này khiến cho con
người trở nên vô cảm, theo đó tình yêu thương và hành động tử tế cũng bị triệt tiêu
dần...

2.2. Mở rộng

- Sự tự do cá nhân không chỉ là gốc rễ bên trong của việc phát triển tình yêu thương và
sự tử tế của mỗi người mà còn là nền tảng để phát triển một xã hội tử tế.

- Muốn có tự do cá nhân thực sự, con người cần có tri thức, bản lĩnh. Càng hiểu biết
con người càng tự do.

95
- Cần xây dựng một môi trường giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội hướng tới
sự khai phóng con người cá nhân. Bởi sự tự do cá nhân không chỉ là cội nguồn của
tình yêu thương và hành động tử tế mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân
loại.

- Phân biệt tự do cá nhân thực sự với tự do hoang dã. Tự do hoang dã là thứ tự do


thoát khỏi lương tâm, tự do không có văn hóa. Tự do không đồng nghĩa với việc bất
chấp luật pháp cùng những chuẩn mực giá trị, đạo đức bền vững của nhân loại. Tự do
đi liền với trách nhiệm.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Cần đảm bảo sự dung hòa giữa tự do cá nhân và sự kiểm soát của xã hội trong việc
điều chỉnh tình cảm, hành vi của mỗi con người.

- Tình yêu thương cần xuất phát từ sự chân thành, trong sáng của lương tâm mới thực
sự bền vững và có giá trị.

- Hành động tử tế của mỗi con người bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong đời sống
hàng ngày, được thực hiện một cách tự nhiên như những thói quen tốt.

Câu 2 (12,0 điểm)

Đến Thơ mới, trong thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi sĩ
Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn”

1.Giải thích:

1.1 Giải thích thuật ngữ :

– Thơ mới: Thuật ngữ được Phan Khôi dùng đầu tiên, để chỉ một lối thơ tự do, phân
biệt với Thơ cũ – thứ thơ cách luật gò bó, chặt chẽ về niêm luật. Sau đó, thuật ngữ này
được dùng để chỉ một phong trào thơ ca lãng mạn Việt Nam (1932 – 1945).

– Cái tôi trữ tình: là sự thể hiện cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con
người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh
thần độc đáo, mang tính thẩm mĩ. Cái tôi trữ tình thống nhất chứ không đồng nhất với
cái tôi tác giả

- Ý nghĩa nhận định: Nhận định được tạo nên bởi hai mệnh để có quan hệ bổ sung ý
nghĩa cho nhau nhằm khẳng định: Thơ mới là một cuộc cách mạng trong lịch sử thi ca
Việt Nam với đóng góp nổi bật là sự xuất hiện của từng cái tôi trữ tình cá thể. Mỗi thi
sĩ tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn riêng cũng góp phần làm nên phong
cách một trào lưu văn học.

1.2. Cơ sở hình thành nên phong trào Thơ mới và cái tôi trữ tình cá thể trong Thơ mới

96
- Văn học dân tộc tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ. Suốt tiến trình của thơ ca trung
đại, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, nhiều nhà thơ phá
vỡ tính qui phạm, không còn sáng tác thơ ca để nói chí tỏ lòng mà đề cập những khát
khao đời thường bình dị, nhân bản.

- Đầu thế kỉ XX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều
biến chuyển kéo theo đó là sự chuyển biến của văn học. Một lớp công chúng có đời
sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới.

- Nhân vật trung tâm của văn học là bộ phận trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng của văn
hóa phương tây. Đó là các trí thức trẻ muốn bứt phá, đạp tung xiềng xích để khẳng
định cái tôi cá nhân. Cái tôi cá nhân này là một trrong những động lực tạo nên một
thời đại mới trong thi ca.

- Nằm trong mạch vận động ấy, Thơ mới ra đời như một tất yếu lịch sử. Sự thoát khỏi
hệ thống thi pháp trung đại cùng với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã giải phóng sự
sáng tạo của người nghệ sĩ.

1.3. Vì sao nói đến Thơ mới, thơ ca Việt Nam mới có từng cái tôi trữ tình cá thể, mỗi
thi sĩ Thơ mới tiêu biểu là một gương mặt, một điệu tâm hồn không thể lẫn

- Thơ ca trung đại là thơ của cái ta, thơ nói chí tỏ lòng. Các nhà thơ trung đại chưa lấy
con người cá nhân làm đối tượng phô bày và bộc lộ cảm xúc, cũng chưa nhìn thế giới
bằng con mắt của cá nhân mình. Toàn bộ thế giới tinh thần của thơ trung đại năm
trong vòng chữ ta, thể hiện ý thức, cảm xúc của con người cộng đồng.

- Thơ mới thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại, tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc
của dòng chảy nội tâm. Đối tượng trung tâm của Thơ mới là thế giới nội cảm của con
người. Cho nên, nếu thơ trung đại là thơ hướng ngoại thì thơ mới là thơ hướng nội. Đó
là cái tôi nội cảm, cái tôi cá thể với muôn vàn cảm xúc vừa tự nhiên, vừa độc đáo.

- Thơ mới là thơ giải phóng cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi nhà thơ đều nhìn
thế giới bằng con mắt của cá nhân mình. Mỗi nhà thơ mới là một chủ thể sáng tạo độc
đáo trong nghệ thuật với việc cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới và cách biểu hiện
thế giới.

Vì vậy, thi đàn Thơ mới xuất hiện những gương mặt tiêu biểu mang điệu tâm hồn
không thể lẫn: Thế Lữ rộng mở, Lưu Trọng Lư mơ màng, Huy Thông hùng tráng,
Nguyễn Bính quê mùa, Chế Lan Viên kỳ dị...

2. Chứng minh sự thể hiện của cái tôi trữ tình cá thể, với điệu tâm hồn không thể
lẫn trong các bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 11:

97
* Vội vàng của Xuân Diệu :

- Cái tôi điển hình cho thời đại Thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng. Đó là cái
tôi tích cực, mãnh liệt. Cái tôi ấy bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, lúc
nào cũng thèm yêu, khát sống. Cái tôi ấy lúc nào cũng khao khát tận hưởng và tận
hiến ngay trên thiên đường trần thế này, không chỉ giãi bày cảm xúc mà còn thể hiện
quan niệm, triết lý về con người, về cuộc đời.

- Cái tôi ấy nhìn cuộc sống vừa như mảnh vườn tình ái (xuân sắc, xuân tình, quyến rũ)
vừa như sa mạc cô liêu ( tàn phai, rơi rụng mất mát). Vì vậy, dòng cảm xúc được vận
động từ khát khao mãnh liệt sang niềm vui sướng ngất ngây đến lo sợ tiếc nuối và vội
vàng cuống quýt.

- Cái tôi độc đáo cá thể hóa trong cách biểu đạt : sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và
mạch luận lý, những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ tân kỳ, mới lạ, chiuh ảnh hưởng
của thơ ca lãng mạn Pháp, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ, nhịp điệu....

* Tràng giang của Huy Cận :

- Cái tôi Huy Cận là cái tôi cô đơn được hình dung như một kẻ lữ thứ bơ vơ trong
không gian vô cùng thời gian vô thủy vô chung. Đó là cái tôi khao khát hòa điệu
(được đồng điệu và được hòa nhập giữa con người với con người, con người với thiên
nhiên và thiên nhiên tạo vật với nhau, nhưng không tìm thấy sự hòa điệu. Đó là tiếng
nói sầu tui của một cái tôi không được hòa điệu đang bơ vơ trong cõi người.

- Cái tôi ấy nhìn thế giới là một cõi trời đất mênh mang, trống vắng, với không gian vô
cùng vô tận, thời gian vô thủy vô chung. Đó là một thế giới phi hòa điệu trong đó
thiên nhiên, con người, tạo vật rơi vào trạng thái phân li,lạc lõng, rời rạc, không giao
cảm. Vì vậy, cảm xúc bao trùm là nỗi buồn mà Huy Cận gọi đó là nỗi sầu vạn kỉ, nỗi
buồn sâu vũ trụ và thể nhân. Đó là nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn,
trong đó còn phảng phất nỗi buồn sông núi.

- Cái tôi độc đáo trong cách biểu đạt : Sử dụng nhuần nhuyễn những yếu thơ cổ điển
trong một bài thơ mới, về đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.

* Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

- Cái tôi Hàn Mặc Tử yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc. Một hồn thơ
quằn quại yêu và đau. Đó là lời bày tỏ tình yêu đối với cuộc đời của một tâm tình
tuyệt vọng

98
- Cái tôi ấy chia thế giới thành hai không gian đối lập: trong này (là địa ngục bóng tối,
là mất mát, khổ đau...) và ngoài kia (là trần gian tràn đầy thanh sắc, là ánh sáng, là
niềm vui, là hạnh phúc...). Thôn Vĩ là hình ảnh thu nhỏ của ngoài kia mà Hàn Mặc Tử
khao khát hướng về bằng tình yêu tuyệt vọng. Càng tuyệt vọn, thế giới ấy hiện lên
càng đẹp, càng đẹp càng  khiển thị nhân tuyệt vọng. Vì vậy, cảm xúc của bài thơ vận
động từ nỗi nhớ thôn Vĩ đến mặc cảm chia lìa và tình yêu tuyệt vọng.

- Cái tôi độc đáo trong cách biểu đạt : Hình ảnh sáng tạo, gắn với trí tưởng tượng
phong phú, vừa thực vừa ảo, chịu ảnh hưởng của tư duy tượng trưng siêu thực, ngôn
ngữ thơ cực tả....

3. Đánh giá

- Đây là một nhận định chính xác, mang tính khoa học. Sự xuất hiện của cái tôi trữ
tình cá thể với gương mặt, điệu tâm hồn riêng, với sự cách tân trên phương diện nội
dung và nghệ thuật đã tạo nên bước ngoặt mới trong tiến trình phát triển của thơ ca
dân tộc.

- Mang tinh thần chung của thời đại Thơ mới nhưng mỗi tác giả, mỗi bài thơ mới có
nét riêng độc đáo không lặp lại. Cái riêng kết hợp với cái chung tạo nên sự đa dạng,
phong phú, độc đáo của Phong trào Thơ mới. Thơ Mới làm nên thành tựu hết sức vĩ
đại nhưng không quay lưng đoạn tuyệt mà kết tinh và bám rễ sâu sắc với thơ ca dân
tộc –

Sự xuất hiện của cái tôi với ý thức cá nhân mạnh mẽ mang tính cách mạng đã đem lại
thành tựu rực rỡ cho phong trào Thơ mới. Tuy nhiên, cái tôi Thơ mới mang bị kịch về
nỗi cô đơn, sự bế tắc nên càng đi sâu càng lạnh...

- Từ đó đặt ra bài học cho người sáng tạo và tiếp nhận : bản chất của lao động nghệ
thuật là sáng tạo, người nghệ sĩ phải tạo được dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình.
Người đọc khi đến với tác phẩm biết khám phá, trân trọng những sáng tạo ấy, lấy hồn
ta để hiểu hồn người...

99
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
HÀ TĨNH THPT NĂM HỌC 2018-2019

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN LỚP


Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 1 trang, gồm 2 câu)

Câu 1. (8 điểm).

“Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác - đó là
thành tựu lớn nhất trong đời.”

(Ralph Waldo Emerson, Dẫn theo Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nhà
xuất bản Hội nhà văn, 2016, Tr.147)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (12 điểm)

“Người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng mang đến cho đời
một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có. Chính cái mới, cái riêng biệt đó
làm cho cuộc sống hiện lên luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn.”

(Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học, vấn đề và
suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1999, Tr. 24) .

Bằng hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung.

- Do đặc trưng của kì thi nên Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề
bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: Năng lực hiểu biết, vận
dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản;

- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để
cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản
hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho
điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm;

100
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy
phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- Những bài viết mắc vào lối kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp thì tùy vào mức
độ để cho điểm.

II. Hướng dẫn cụ thể

Câu Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điể


m

Câu “Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình 8,0
1 thành người khác - đó là thành tựu lớn nhất trong đời”

Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời 2,0
sống và kĩ năng 2,0 làm văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài
viết. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi
chính tả và ngữ pháp

Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau 6,0
đây

1. Giải thích ý kiến: 1,0

- Sống như chính mình: Là sống với ý thức về giá trị cá nhân, sống
trung thực, thẳng thắn với cái tôi của mình, là sự khẳng định bản
ngã trước người khác, trước cộng đồng xã hội.

- Một thế giới có biến mình thành người khác: Là hoàn cảnh xã hội,
là những yếu tố bên ngoài tác động khiến con người không được là
chính mình, đánh mất mình.

- Thành tựu: Cái đạt được, có ý nghĩa lớn sau một quá trình hoạt
động thành công.

- Ý kiến khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc con người vượt
lên những cản trở của yếu tố tác động bên ngoài để sống là chính
mình. Đó là điều có ý nghĩa nhất, kết quả lớn nhất mà con người thu
được trong hành trình sống của bản thân.

2. Bình luận ý kiến: 4,5

2.1 Bình: 4,0

101
Sống như chính mình được biểu hiện như thế nào: 0,5

- Sống có hành trang, tài năng và trí tuệ

- Sống có bản lĩnh, ý chí và nghị lực


- Sống có mục đích, lý tưởng, có đạo đức, nhân cách.
- Sống có cá tính, dám sống với những nhu cầu bản thể của mình,
đồng nhất giữa bên ngoài và bên trong...
b. Nguyên nhân quan trọng khiến con người không được sống như 1.0
chinh mình là bởi con người phải sống trong một thế giới luôn cố biến
mình thành người khác:
- xã hội việt Nam chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến tập quyền
nên ý thức cá nhân cá thể không có điều kiện phát triển. Con người
phải triệt tiêu cá tính, khép mình theo những qui tắc, chuẩn mực
chung. Người có tư duy mới mẻ, có chủ kiến cá nhân, khác biệt với
mọi người thường phải chịu cái nhìn mang tính định kiến của cộng
đồng xã hội.
- Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến con người dể biến mình thành
người khác:
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ
làm tha hóa con người. Con người quá coi trọng vật chất, sống thực
dụng, sống theo hình thức, hướng ngoại, đua đồi theo những giá trị vật
chất. Con người sống lệ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, không làm
chủ được mình.
+ Nền kinh tế thị trường chi phối khiến con người sống nhanh, sống
gắp, sống già, con người sống theo bề rộng mà bỏ qua chiều sâu,
không bồi đắp, đi dưỡng những giá trị tinh thần.
+ Sự phất triển của mạng xã hội, việc sản sinh ra các sản phẩm công
nghệ cao khiến con người bị đấm chìm trong thế giới ảo, tôn thờ cái ảo
mà đánh mất giá trị thực.
+ Chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp của cuộc sống dẫn đến sự
mất phương hướng, bi quan, sự suy giảm lòng tin vào lý tưởng của con
người.
c. Vì sao sống như chính mình trong một thế giới cố biến mình thành 2.0
người khác là thành tựu lớn nhất trong đời:
- Khi con người dám là mình trong một thế giới cố biến mình thành
người khác, từ suy nghĩ đến hành động thì sẽ không còn bị môi trường
chi phối, trở nên độc lập, không hòa lẫn vào đám đông, không còn mặc
cảm tự ti, không dễ bị tổn thương, sống an nhiên, tự tại, tự tin đối diện
với thế giới xung quanh, vượt qua những thách thức, những tác động
tiêu cực của cuội sống.

102
- Khi vượt qua được những cản trở của yếu tố bên ngoài, con người
vượt qua những giới hạn của bản thân, phát triển và sáng tạo, khai
phóng được tất cả mọi khả năng, sức mạnh tiềm ẩn, khẳng định được
sự tồn tại có ý nghĩa trong cuộc đời.
- Khi vượt qua sự chi phối của ngoại cảnh, sống là chính mình, con
người sẽ vun đắp được những nét đăc sắc của riêng mình, vẻ đẹp của
riêng mình, in dấu được cái tôi bản thể.
d. Làm thế nào để sống là chính mình trong một thế giới luôn biến 0.5
mình thành người khác:

- Không thể tự khẳng định bản thân bằng cách dựa dẫm vào ngoại
lực hay bằng những hình thức, phương tiện vay mượn từ bên ngoài,
trước hết và chủ yếu phải phụ thuộc vào chính nội lực của mình,
Con người cần có bản lĩnh được hun đúc nên từ trí tuệ, tâm hồn và
nhân cách.
- Mặt khác con người chĩ có thể trở thành chính mình trong một môi
trường tự do dân chủ. Một xã hội chuyên chế là xã hội trệt tiêu sự
sáng tạo của cá nhân và của cả cộng đồng. Cái tôi chĩ có thể tồn tại
trong môi trường mà con người cá nhân được tôn trọng.
2.2 Luận: 0.5
- Cần có ý thức khẳng định cái tôi cái nhân vượt lên sự chi phối của
môi trường sống nhưng không tự cao tự đại. Sống là chính mình
nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức cộng đồng, xã hội.
- Sống là chính mình được đánh giá cáo khi nó không chỉ hướng đến
sự phát triển của riêng cá nhân mà còn gắn với tinh thần phụng sự
vô tư cho lợi ích cộng đồng.
- Sự khẳng định mình của mỗi cá nhân luôn quan hệ gắn bó với sự
khẳng định mình của mổi quốc gia dân tộc. Từ đó đặt ra vấn đề bản
lĩnh của mỗi quốc gia dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- Phê phán những con người đánh mất chính mình với lối sống hèn
nhát, thụ động, lối sống trong bao, lối sống giả tạo, hình thức... hay
những cách sống là chính mình đi ngược với chuẩn mực đạo đức xã
hội.
3. Bài học nhận thức và hành động: 0.5
- Nhận thức được vai trò quan trọng việc sống là chính mình trong
bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.
- Bồi đắp , rèn luyện các năng lực của bản thân để kiến tạo một cuộc
sống có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội.

103
Câu “Người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài năng bao giờ cũng 12.0
2 mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa tửng
có. Chính cá mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống hiện lên
luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn”.
Yêu cầu về kĩ năng: HS phải biết huy động vốn hiểu biết về đời 3.0
sống và kĩ năng làm văn nghị luận để hoàn chỉnh bài viết. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả và
ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể chuyển khai bài làm theo 9.0
nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số
yêu cầu cơ bản sau:
1. Giải thích nhận định: 1.0
- Người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ tài năng: Chỉ những người
có năng lực xuất sắc, có khả năng sáng tạo nên những tác phẩm văn
học có giá trị.
- Cái mới, cái riêng biệt: cái được làm ra mà chưa từng có, khác hẳn
với những
gì trước đó.
- Cuộc sống hiện lên luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn: Cuộc
sống được kiến tạo trong tác phẩm bằng những hình ảnh và màu sắc
riêng. Thế giới trong tác phẩm của nhà văn là thế giới độc đáo,
mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ.
- Ý kiến đề cập đến vấn đề phong cách văn học. Người nghệ sĩ tài
năng là người có phong cách nghệ thuật độc đáo, có khả năng sáng
tạo nên một thế giới mới trong tác phẩm của mình. Đó là tài nghệ
của nghệ sĩ trong việc đem đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về
cuộc sống.
2. Bình 6.5
a. Vì sao người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ tài năng bao giờ 1.0
cũng mang đến cho đời một cái nhìn mới, một cái gì riêng biệt chưa
từng có:
- Xuất phát từ chình nhu cầu của cuộc sống, cuộc sống luôn đồi hỏi
sự xuất hiện của những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại.
- Xuất phát từ đặc trưng của quá trình sáng tạo văn học. Sự phát
triển của văn học xét đến cùng là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới tạo
nên sức sống cho tác phẩm. Mỗi tác phẩm ra đời là một khám phá
về nội dung, một phát minh về hình thức nghệ thuật.

104
- Xuất phát từ đặc trưng lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ là
lao động cá thể. Đồng thời, người nghệ sĩ là người có những tố chất
đặc biệt có khả năng sáng tạo nên cái mới..
b. Cái mới , cái riêng biệt chưa từng có được biểu hiện như thể nào 1.0
trong sáng tác của những người nghệ sĩ tài năng:
- Đó là cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá đối với cuộc
đời. Cái nhìn thể hiện quan điểm độc đáo về con người, về thế giới.
Phong cách của nhà văn được phân biệt đầu tiên ở cách nhìn, cách
cảm thụ con người và đời sống.
- Cái mới của nhà văn thể hiện ở giọng điệu riêng gắn với cảm hứng
sáng tác. Giọng điệu là thái độ, là lập trường của nhà văn được thể
hiện qua phương thức nghệ thuật.
- Cái mới của nhà văn thể hiện ở cách lựa chọn, xây dựng, xử lý đề
tài, chủ đề.
- Đó là cái mới biểu hiện ở tính thống nhất, ổn định trong cách sử
dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật, từ việc tổ chức kết
cấu, định vị thể loại, sử dụng ngôn ngữ... cho đến cách kể chuyện,
miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm...
- Các biểu hiện nói trên không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau,
tồn tại thông qua nhau đem lại cho tác phẩm văn học tính chỉnh thể
toàn vẹn.
c. Cái mới, cái riêng biệt đã làm cho cuộc sống trong tác phẩm hiện 4.0
lên phong phú, lạ lùng, hấp dẫn như thế nào:

- Đứng trước hiện thức cuộc sống, mỗi người nghệ sĩ có cách suy
ngẫm, lý giải khác nhau, cách lựa chọn những mảng đề tài khác nhau
để đặt ra những vấn đề khác nhau. Nhờ đó, cuộc sống hiện lên trong
tác phẩm của nhà văn là thế giới riêng, độc đáo, được kiến tạo bằng
hình ảnh, màu sắc, phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn chủ quan
của người nghệ sĩ.
- Cuộc sống hiện lên phong phú, lạ lùng, hấp dẫn còn được biểu hiện ở
chỗ cùng viết về một đề tài nhưng mỗi nhà văn tài năng lại có những
cach nhìn, cách khám phá riêng khiến cuộc sống hiện lên như lần đầu
được khám phá.
d. Làm thế nào để người nghệ sĩ mang đến cho đời những cái mới mẻ, 0.5
riêng biệt

105
- Người nghệ sĩ cần giàu trải nghiệm, giàu vốn sống, hiều người và
hiểu đời.
- Người nghệ sĩ phải có cái tâm, có tình yêu sâu nặng đối với con
người và cuộc đời, chính tình đời sâu nặng tạo nên chiều sâu nhân văn
trong sáng tác của người nghệ sĩ.
- Người nghệ sĩ phải có bản lĩnh, cá tính sáng tạo mới có thể phát hiện
cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, mang đến cho người đọc bài học trông
nhìn và thưởng thức.
3. Luận 1.5
- Ý kiến đúng đắn khẳng định vai tro2cua3 hướng đi riêng trong khám
phá sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn phải tự làm mới mình, quan trọng
nhất là đối với cách nhìn trước cuộc đời, Tuy nhiên, không phải sự độc
đáo nào cũng có giá trị tạo nên phong cách của nhà văn. Mọi sự đổi
mới đều không vượt ra ngoài qui luật chân – thiện – mĩ, những vấn đề
mang tính nhân bản của co người.
- Người nghệ sĩ sáng tạo nên cái mới nhưng đồng thời cũng phải kế
thừa, phát huy tinh hoa của truyền thống.
- Nhận định này không chỉ đúng cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn
mà còn là một trong những tiêu chí đánh giá một trào lưu, khuynh
hướng văn học, thời kỳ văn học và một nền văn học.
- Ý kiến đặt ra bài học cho người sáng tạo và tiếp nhận văn học: Người
sáng tạo phải coi việc tạo nên dấu ấn riêng, định hình phong cách là sự
sống; người đọc khi đến với tác phẩm văn học phải không ngừng năng
cao tầm đón nhận để cảm nhận vẽ đẹp độc đáo trong sáng tạo nghệ
thuật.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


3. Bài học nhận thức và hành động
- Giới hạn trong cuộc sống có nhiều loại, con người cần nhận thức rõ
lúc nào ở trong giới hạn, lúc nào vượt qua giới hạn. Bứt phá giới hạn
đúng lúc là tiền đề quan trọng dẫn tới thành công.
- Giới hạn của người này không phải là giới hạn của người khác,
không áp đặt giới hạn của người khác vào bản thân mình và ngược lại.
Mọi giới hạn đều chỉ có ý nghĩa tương đối, có những giới hạn tại thời

106
điểm này lại không còn là giới hạn ở thời điểm khác...

Câu Bình luận nhận định: Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian 12,
2 trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa 0
được cá thể hóa, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người.

a. Về hình thức và kĩ năng:

- Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận văn
học.

- Bài có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có chất văn; không mắc
lỗi chính | tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

b. Về kiến thức:Trên cơ sở hiểu biết về nhận định của Nguyễn Xuân


Kính về một đặc điểm của thi pháp ca dao, cụ thể là hai phương diện
không gian nghệ thuật và nhân vật trữ tình trong ca dao trữ tình Việt 1,0
Nam, thí sinh có nhiều cách triển khai khác nhau, nhưng cần đảm bảo
những yêu cầu cơ bản sau:

1.Giải thích

- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có thể kết hợp với âm nhạc khi
diễn xướng để diễn tả đời sống tình cảm, nội tâm của người bình dân.

- Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp văn học, nó
là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nào
không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền
cảnh nào đó.

- Nhân vật trữ tình là chủ thể trực tiếp bộc lộ, giãi bày thể hiện nội
tâm, cảm xúc, tâm trạng...

- Nhận định đề cập đến một đặc trưng thi pháp ca dao, đó là không 2,0
gian đời thường, gắn bó gần gũi với cuộc sống lao động sinh hoạt
hàng ngày của người bình dân Việt Nam xưa, ứng với không gian ấy,
là những nhân vật trữ tình phiếm chỉ, mang tính phổ quát, đại diện cho
những kiểu tâm trạng, cảm xúc...của đời sống nội tâm con người
muôn thuở.

2. Bình luận

2.1. Đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca dao

a. Các hình thức không gian của ca dao

107
- Không gian trần thế, đời thường gắn với làng quê, thân thuộc, gần
gũi như

mái đình, cây đa, bến nước, dòng sông, con đò...

- Không gian gắn với tên đất tên làng, với những địa danh của quê
hương đất

nước

- Không gian gắn với môi trường lao động, sản xuất...

-> Đó là những không gian mang tính chung chung, phiêm chỉ có thể 3,0
phù hợp | với nỗi lòng, trạng huống, hoàn cảnh... của nhiều đối tượng
khác nhau.

b. Ý nghĩa

- Không gian nghệ thuật ấy thể hiện những đặc trưng hoàn cảnh ra đời
của ca dao: nảy sinh từ cuộc sống lao động hàng ngày của người bình
dân; gắn với những cuộc hát giao duyên của những đôi lứa...

- Không gian nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân
xưa: yêu và gắn bó với quê hương, đất nước; tâm hồn nghệ sĩ biết phát
hiện những vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên, của mảnh đất nơi mình
sinh ra...;

-Không gian nghệ thuật thể hiện hồn quê, màu sắc dân tộc, tính chất
thuần Việt của ca dao trữ tình, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mang
đặc trưng truyền thống, làm tiền đề cho sự phát triển của nền thơ ca
trữ tình của dân tộc... 2,0
- Cùng một không gian, sắc cảnh, sự vật... nhưng có thể gắn với nhiều
sắc thái tình cảm, cung bậc nội tâm khác nhau của con người, thể hiện
những quan niệm, tư tưởng khác nhau của con người... Điều này thể
hiện ở việc tồn tại các mô típ không gian: bến nước- con đò, thuyền-
bến, muối- gừng, mái đình- cây đa... Rõ ràng có rất nhiều câu dao có
sự lặp lại của những hình ảnh không gian này nhưng ở mỗi câu lại thể
hiện những vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo, khác biệt...

2.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao


3,0
a. Một số đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao

- Nhân vật trữ tình xuất hiện trong những không gian trần thế, bình dị,
phiếm chỉ, họ là những người bình dân trong cuộc sống lao động, sinh

108
hoạt hàng ngày với những vất vả, lo toan, những yêu thương, hờn
giận, buồn tủi...

- Nhân vật trữ tình đồng thời là chủ thể sáng tạo của ca dao không
phải là một nhân vật cá biệt cụ thể mà là mà nhân vật phiếm chỉ, đại
diện cho một kiểu người, kiểu thân phận, kiểu tâm trạng...Ví dụ: kiểu
người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp là nạn nhân của chế độ phong kiến
bất công, kiểu chàng trai, cô gái lỡ duyên, bi kịch trong tình yêu,
những người chồng, người vợ nghĩa tình sâu 3,0 nặng; những người
nông dân chân lấm tay bùn, nghèo đói nhưng lạc quan,hóm hỉnh,...

b. Ý nghĩa

- Tính chiếm chỉ của nhân vật trữ tình thể hiện một đặc điểm của ca
dao nói riêng và văn học dân gian nói chung, đó là tính tập thể. Ca dao
cũng như các thể loại văn học dân gian khác, nó được ra đời từ môi
trường diễn xướng và không phải là sản phẩm của cá thể riêng lẻ mà
là của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Nó được gọt giũa, sáng
tạo, trau chuốt thêm qua nhiều thế hệ để trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ
như bây giờ.

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT


NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn thi: NGỮ VĂN, Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu 1. (8,0 điểm)


Yêu bản thân: Lối sống ích kỉ hay bí quyết hạnh phúc?
Anh / chị hãy viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Trong tiểu luận Theo dòng, nhà văn Thạch Lam chia sẽ:
Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không
thành thực chỉ là một người thợ kéo tay mà thôi... Và không có gì đáng bỉ hơn cho
một nhà văn là mình tự dối mình.
(Trích Tuyển tập Thạch Lam, Nhà xuất bản văn học, 2015, Tr. 391)
Từ ý kiến trên, anh / chị hãy bàn luận về phẩm chất và sứ mệnh của một nhà văn đích
thực.
I. Hướng dẫn chung.
- Do đặc trưng của kỳ thi, giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài
để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng,
sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản.

109
- Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trưởng hợp củ thể
để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản
hoạt có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì Giám khảo vẫn có thể cho
điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy
phản biện; kết cấu chặc chẽ mạch lạc.
- Những bài mắc lổi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tùy vào mức độ để
cho điểm.
II. Hướng dẫn cụ thể
Câu Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức
Câu 1 Trả lời câu hỏi: Yêu bản thân là lối sống ích kỉ hay bí quyết hạnh
phúc?
a. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh phải biết huy động vốn hiểu biết về
đời sống và kĩ năng văn nghị luận xã hội để hoàn chỉnh bài viết.
Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trong sáng lưu loát, không mắc lỗi
chính tả và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau
đây:
1. Giải thích
- Yêu bản thân: Hiểu và chập nhận chính mình; yêu thương, tôn
trọng cá nhân mình; cư xử tốt với chính mình trên cả hai phương
diện tinh thần và thể xác.
- Lối sống ích kỉ: Là lối sống đặt lợi ích trước mắt của cá nhân lên
trên tất cả; chỉ nhầm mục đích thõa mãn những nhu cầu ham muốn
của bản thân; không suy nghỉ, quan tâm đến người khác.
- Bí quyết hạnh phúc: Là cách thức, phương pháp mà con người có
thể vận dụng, áp dụng để khiển bản thân mình trở nên hạnh phúc.
- Nghĩa khái quát của cả câu hỏi: Theo quan điểm của anh chị, yêu
bản thân là lối sống ích kỉ đáng phê phán, hay là lối sống tích cực
– bí quyết để sống hạnh phúc của con người.
- Theo như cách lí giải trên, khái niệm yeu bản thân về bản chất là
khác xa khái niệm lối sống ích kỉ nên vế thứ hai của câu hỏi là hợp
lí và đúng đắn hơn: Con người biết yêu thương bản thân mình sẽ
khiến cho cuộc sống trở nên hạnh phúc.
2. Biểu hiện của người biết yêu bản thân mình
- Người biết yêu bản thân mình là người hiểu rõ về bản thân mình
với tất cả ưu điểm và nhược điểm, hiểu được những nhu cầu mong
muốn của bản thân, biết chấp nhân và yêu thương chính mình với
tất cả những điều đó.
- Người biết yêu bản thân mình cũng đồng thời là người có lòng tự

110
trọng, biết tôn trọng giá trị và nhân cách của mình.
- Người biệt yêu bản thân mình cũng đồng thời hiểu rõ giá trị của
tự do, họ ít bị ràng buộc, chi phối bởi những nguyên tắc, giới hạn
mà họ cho là đi ngược lại với những lí tưởng mà họ theo đuổi.
3. Vì sao nói " yêu bản thân mình là bí quyết hạnh phúc ” ?
- Vì hiểu rõ những mong muốn, ưu và nhược điểm của bản thân
cho nên người biết yêu bản thân mình sẽ biết chấp nhận, bao dung,
rộng lượng với mình, biết lựa chọn hành vi, ứng xử phù hợp, biết
tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ, lạc quan, tích cực.
- Người biết yêu bản thân mình sẽ biết sống thực là chính mình,
vượt ra ngoài những định kiến, có thể phát huy và giải phóng sức
sáng tạo của bản thân để tạo ra thành tựu.
- Người biết yêu bản thân mình có lòng tự trọng, ý thức về nhân
phẩm, giá trị của bản thân, họ biết chọn hoặc tạo ra môi trường
sống phù hợp với giá trị, nhân cách của mình, từ đó biết cách hoàn
thiện chính mình, nâng tầm giá trị bản thân.
- Người biết yêu bản thân mình sẽ luôn mạnh mẽ vượt qua được
những tổn thương, nỗi buồn bởi họ không dễ để bị người khác làm
mình bị thương tổn hoặc vì thương tổn mà bỏ rơi chính mình.
- Nếu không biết yêu bản thân mình, con người sẽ luôn đối xử khắt
khe với bạn thân, không biết bao dung những hạn chế và nhược
điểm bản thân, sẽ thường xuyên lên án, phẫn nộ với chính mình nên
rất dễ rơi vào những sim cho âm tính; buồn bực, lo lắng, mệt mỏi,
thất vọng, hoang mang...
- Người không biết yêu bản thân mình sẽ luôn có xu hướng nghi
ngờ, từ chối những tình cảm, thiện ý, sự tử kể từ người khác khinh
cho mình. Bởi họ luôn nghĩ chưa chắc mình đã xứng đáng được
nhận những điều đó.
- Người không biết yêu bản thân mình cũng thường xuyên bị chi
phối, ràng buộc bởi những nguyên tắc, định kiến bên ngoài; nên họ
thường hi sinh con người cá nhân để phục vụ bổn phận; về lâu dài
điều này sẽ triệt tiêu mọi khát vọng, cũng như sự sáng tạo của bản
thân, khiến họ không thể phát huy những giá trị, năng lực của mình
trong cuộc sống.
4. Mở rộng, nâng cao
- Người biết yêu bản thân mình không chỉ tạo ra hạnh phúc cho
chính mình mà còn đem đến hạnh phúc cho người khác. Bởi khi
biết tôn trọng cá nhân mình với sự khác biệt và những khát vọng
của bản thân, con người sẽ hướng đến tôn trọng người khác với
những khác biệt và khát vọng của họ. Từ đó tạo ra một xã hội bình

111
ổn, hòa hợp trong nhiều mối quan hệ khác nhau.
- Người biết vều thương chính mình cũng biết yêu thương người
khác một cách sâu

sắc hơn, đúng cách hơn. Người biết yêu bản thân mình biết chăm
sóc tốt cho chính mình, đem đến sự an tâm, giảm bớt sự lo lắng của
người khác đối với mình, đó cũng là cách đem lại hạnh phúc và lợi
ích cho người khác.
- Phân biệt rõ ràng việc yêu bản thân với lối sống ích kỉ. Khi con
người có những biểu hiện yêu bản thân một cách thái quá và không
đúng cách, con người sẽ có xu hướng nuông chiều cảm xúc bản
thân mình, đáp ứng mọi ham muốn bản năng của cá nhân, bất chấp
mọi giới hạn và suy nghĩ của người khác, thì đó lại là lối sống ích
kỉ, buông thả rất nguy hại. Khi đó họ trở nên vô cảm, chỉ biết phục
vụ cho cái tôi nhỏ bé, luôn không ngừng đòi hỏi lợi ích cho cá nhân
mình.
- Phân biệt khái niệm yêu bản thân với hội chứng ải kỉ. Hội chứng
ải kỉ là một trạng thái không bình thường của nhân cách, biểu hiện
ở thái độ tự mãn, kiêu ngạo, thậm chí ảo tưởng về giá trị bản thân.
Người mắc chứng ái kỉ tự cảm thấy mình đáng được đối xử một
cách đặc biệt và có thể lợi dụng để thỏa mãn mong muốn của bản
thân, bất chấp chuẩn mực pháp luật và xã hội.
- Không phải ai cũng biết cách yêu bản thân một cách đúng đắn và
hợp lí, Xã hội càng dân chủ, công bằng thì con người càng có điều
kiện để yêu bản thân mình một cách sâu sắc và đầy đủ.
5. Bài học nhận thức và hành động
- Luôn ý thức được ý nghĩa của việc tôn trọng bản thân, yêu thương
bản thân một cách đúng nghĩa. Từ đó có những ứng xử, lựa chọn
hành vi phù hợp để trở thành người hạnh phúc và có ích.
- Luôn biết hài hòa giữa việc yêu bản thân mình với việc sống vì
người khác, tôn trọng giá trị bản thân với việc tôn trọng sự khác
biệt của người khác.
- Dung hòa giữa việc bộc lộ cá tính, sống là chính mình với việc
tuân thủ những giới hạn, chuẩn mực của đạo đức và xã hội.
- Phê phán những định kiến khắt khe, hủ tục ngăn cản con người
được yêu bản . thân mình một cách đúng đắn; phê phán những
người lấy cớ yêu bản thân mình mà chạy theo lối sống buông thả,
thỏa mãn những nhu cầu của bản năng một cách mù quáng ...
Câu 2 Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một
nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay mà

112
thôi... Và không có gì đáng bỉ hơn cho một nhà văn là mình tin
đối mình.
a. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:
- Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận văn
học.
- Bài có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có chất văn; không
mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết ý kiến của nhà văn
Thạch Lam về phẩm chất cần có của một một nhà văn đích thực là
“ sự thành thực ”, thí sinh phải bàn luận về những biểu hiện, ý
nghĩa về sự thành thực của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm
văn học, cũng đồng thời là lẽ tồn tại của nhà văn trên cõi đời. Thí
sinh cũng cần biết phân tích những dân chứng tiêu biểu để tăng sức
thuyết
phục cho bài viết.
I. Giải thích nhận định
- Thành thực: sự trung thực, chân thật của con người.
- Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ: nghệ sĩ đích
thực đúng nghĩa là người nghệ sĩ có tâm huyết, tài năng, có khả
năng sáng tạo nên những tác phẩm xuất sắc. Thành thực chỉ là một
biểu hiện trong cái Tâm của nghệ sĩ, chỉ có sự thành thực thì chưa
thể làm nên một nghệ sĩ thực sự.
- Người thợ khéo tay: “ chỉ làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho ",
sáng tạo dựa trên những mô hình, công thức có sẵn, thuần túy hình
thức; vị thế sản phẩm của người thợ khéo tay không mang giá trị
riêng, độc đáo, sinh động. Hủy diệt sự sáng tạo cũng là tự tước bỏ
tư cách nghệ sĩ của mình.
- Đối với nhà văn, điều đáng bỉ ( đáng khinh bỉ, xấu hổ ) nhất là
mình tự dối mình: Không thành thật với người khác có thể không bị
phát hiện, nhưng con người thường là không thể tự lừa dối chính
mình. Nhà văn nếu biết rõ là mình không thành thực nhưng vẫn tỏ
ra thành thực thì đó là mình lừa dối mình, đó là điều đáng khinh bỉ
nhất.
=> Nghĩa cả câu: Theo quan niệm của Thạch Lam, phẩm chất cần
có nhất của một người nghệ sĩ đích thực đó chính là sự trung thực.
Đây cũng là yếu tố quan trọng để nhà văn thực hiện được sứ mệnh
của mình trong việc phản ánh cuộc sống, hoàn thiện con người, tạo
nên được những tác phẩm có giá trị bền vững.
2. Bình
a. Tại sao nói “Để có thể trở nên một nghệ sĩ đích thực, nhà văn

113
không thể thiếu đi phẩm chất trung thực/ sự thành thực ? "
- Xuất phát từ quy luật sáng tạo của văn học là văn học phải phản
ánh hiện thực. Hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm qua lăng kính
thẩm mĩ của nhà văn, thể hiện cách nhìn nhận, khám phá của nhà
văn.
- Đó không phải là hiện thực đơn giản một chiều, bề mặt. Đó là một
hiện thực đa chiều, phong phú, phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn,
nghịch lí, Nhà văn không trung thực thì chỉ có thể phản ánh được
cái bề ngoài của hiện thực mà thôi, hoặc sẽ nể tránh một phần sự
thật đời sống: hoặc phản ánh một nửa sự thật, mà nửa sự thật là giả
dối.
- Văn học phản ánh hiện thực mà trung tâm là con người. Con
người với tất cả tính phong phú, đa diện và luôn luôn biến đổi luôn
là một thách thức đối với mọi nhà văn khi phản ánh. Nhà văn cân
trung thực để có thể phản ánh tất cả sự thật về con người như nó
vốn có.
b. Phẩm chất trung thực, thành thực của nhà văn biểu hiện như thế
nào ?
- Trước hết là sự trung thực với chính mình. Nhà văn trung thực với
những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Cảm xúc chân thực thì tác
phẩm truyền cảm, gây xúc động mãnh liệt ở người đọc. Suy nghĩ
chân thực thì tác phẩm có sức thuyết phục, sinh động. Cảm xúc,
suy nghĩ không chân thực thi hời hợt, nông cạn, nhạt nhẽo.
- Trung thực với hiện thực đời sống: Nhà văn trung thực phản ánh
được bản chất
của hiện thực, luôn khao khát khám phá phát hiện ra quy luật của
hiện thực, sự thật cuộc sống, sự thật bản chất con người ẩn ở chiều
sâu bên trong, có khi còn bị che đậy bởi vỏ hiện tượng bên ngoài
khác hẳn. Nhà văn phải đối diện với sự thật dù đó là sự thật nhức
nhối nhất.
- Trung thực với người đọc: Nhà văn trung thực với người đọc
không dùng văn chương của mình như một cách thức điều chỉnh
nhận thức, định hướng suy nghĩ của người đọc nhằm những mục
đích phản nhân văn, hoặc nhằm thỏa mãn, phục vụ lợi ích nào đó
của cá nhân. Nhà văn không trung thực là nhà văn bẻ cong ngòi
bút, chỉ tạo nên thứ văn chương giả dối, nguy hiểm cho cuộc sống
con người.
- Ba phương diện này không tách rời nhau mà có mặt trong nhau.
Nhà văn trung thực từ chỗ trung thực với chính tâm hồn mình thì
khám phá ra sự thật trong tâm hồn đồng loại, từ chỗ khám phá ra sự

114
thật tâm hồn đồng loại thì hưởng đến khải quát bản chất của hiện
thực đời sống.
c. Nhà văn cần phẩm chất trung thực/ thành thực để làm g? : Nhà
văn phải trung thực thì mới có thể thực hiện được sức mệnh của
mình.
- Sử mệnh của nhà văn được hiểu là mục đích, vai trò của nhà văn,
thể hiện ý nghĩa tồn tại của nhà văn đối với cuộc sống con người và
xã hội. Sử mệnh của nhà văn thống nhất với những giá trị, chức
năng của văn học nghệ thuật trong cuộc sống Con người.
- Nhà văn phản ánh trung thực hiện thực đời sống, phản ánh chân
thực bức tranh lịch sử mới tạo ra được giá trị hiện thực cho tác
phẩm, giúp người đọc nâng cao nhận thức , cung cấp những tri thức
khách quan, giúp người đọc tiếp cận và lĩnh hội được chân lí...
- Nhà văn trung thực phản ánh sự thật về con người chính là cách
để hoàn thiện con người . Con người với tất cả sự thật về nó được
thể hiện ở những khía cạnh: con người đa chiều ( thiện - ác; đạo
đức - bản năng; cao cả – thấp hèn; tâm hồn – thể xác;...); con người
không bất biến mà luôn luôn biến đổi; con người trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên, xã hội, tác động và bị tác động bởi hoàn
cảnh, môi trường. Nhà văn miêu tả, khám phá những sự thật về con
người sẽ giúp con người nhận ra những mặt trái, những hạn chế của
mình , nghiêm khắc soi vào mình để tự cảnh tỉnh, tự gớm ghiếc, tự
thức tỉnh từ đó hoàn thiện chính mình.
- Thông thường sự thật khó miêu tả nhất là sự thật cái ác, cái xấu.
Nhà văn cần miêu tả sự thật này với cái nhìn phê phán, thái độ lên
án mạnh mẽ, đó là cách nhà văn giúp con người đầu tranh với cái
ác cái xấu để tiêu diệt nó, làm cho xã hội trong sạch hơn.
- Nhà văn tự dối mình, bẻ cong ngòi bút là điều đáng khinh bỉ, đáng
xấu hổ nhất. Nhà văn không trung thực sẽ tô vẽ hiện thực, thi vị, mĩ
lệ hóa cuộc sống, biến nghệ thuật thành “+ánh trăng lừa dối " rất có
hại cho con người. Thứ nghệ thuật này sẽ dẫn dắt con người đi đến
địa hạt của sự u mê, mù quáng, càng ngày càng rời xa chân lí.
3. Mở rộng, nâng cao
- Phẩm chất trung thực, thành thực của nhà văn luôn đi liền với sự
dũng cảm, bản
lĩnh. Để khám phá ra sự thật, có những khi nhà văn phải dám dấn
thân, vượt qua nhiều giới hạn, rång buộc của xã hội. Phái dũng
cảm, thẳng thắn thì nhà văn mới dám phơi bày những sự thật đã bị
che giấu trong thời gian, trong sâu thẩm lòng người...Nhà văn düng
cảm không bị chi phối bởi những cám dỗ, những nỗi lo sợ. hay

115
những ràng buộc của thể chế, để có thể nói lên tiếng nói độc lập
nhất, chân thực nhất của mình.
- Nhà văn phơi bảy sự thật, nhưng đó không phải là thứ sự thật trần
trụi, khó cằn. thiếu tính nghệ thuật. Sự thật đó phải luôn gắn với cái
đẹp, nội dung tình cảm thẩm mĩ hay những bức tranh hiện thực đời
sống cần được thấm nhuần trong vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật, trong
những hình tượng nghệ thuật giàu sức sống.
- Có những nhà văn không phán ánh cái thực ở ngoài đời sống (ví
dụ những hiện thực không tưởng, hiện thực của ước mơ, khát vọng,
hiện thực chưa từng xẩy ra) nhưng không có nghĩa là nhà văn
không thành thực. Cái thành thực ở đây chính là thành thực của
"chân tâm- thực ý", thành thực với những tình cảm, suy nghĩ của
người cầm bút.
- Có những thời điểm do yêu cầu nào đó hoàn cảnh lịch sử - xã hội,
một thể hệ nhà văn không được nói tiếng nói chân thực của mình:
nhiều sự thật bị né tránh và nhiều tư tưởng, tình cảm chân thực của
nhà văn được gói kín sau mấy tầng nghĩa ngôn tử nghệ thuật.
- Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật, và phẩm chất của một nhà
văn đích thực không chỉ là sự thành thực, cũng như để thực hiện sứ
mệnh của mình thì nhà văn còn cần nhiều phẩm chất, năng lực khác
như: sự tinh tế và nhảy cảm của trực giác, trí tưởng tượng phong
phú, trải nghiệm cuộc sống sâu sắc, có cái tâm, tình yêu sâu nặng
với cuộc đời và con người, có năng lực khám phá, sáng tạo cái mới,
sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo hình thức nghệ thuật..
4. Bài học sáng tạo và tiếp nhận
- Ý kiển đặt ra yêu cầu đối với nhà văn đặc biệt là thế hệ nhà văn
trong cuộc sống hôm nay trước những vấn đề của thực trạng đời
sống.
+ Xã hội hiện đại với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng
xã hội gây nên hiện tượng nhiểu thông tin; con người ngày cảng bị
đấm chìm trong thế giới ảo dẫn đến tôn thờ các giả trị ảo, đánh mất
các giá trị thực và tiếp nhận chân lí một cách khó khăn. Hơn bao
giờ hết nhả văn phải trung thực, thành thực để có những trang viết
có giá trị, hưóng con người đến những giá trị nhân văn chân chính:
chân - thiện - mĩ.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của văn minh vật chất mang tới nhiều cám
dỗ về vật chất khiến con người rất dễ bị tha hóa. Nhà văn hơn bao
giờ hết cảng phải thành thực, dũng cảm để chống lại nguy cơ bị tha
hoa, làm chủ chính minh mới có thể thực hiện sứ mệnh của một
nghệ sĩ chân chính.

116
+ Nhà văn cũng cần được sống trong một môi trường dân chủ, ở đó
tôn trọng tiếng nói cá nhân, cá biệt của con người thì mới có thể
dũng cảm lên tiếng đấu tranh cho sự thật...
- Người đọc cũng phải nâng tấm đón đợi của mình, rèn luyện bản
lĩnh và luôn khao khát đón nhận sự thật, dám chấp nhận sự thật về
mặt trái của xã hội và con người để có thể tiếp nhận tác phẩm văn
học của nhà văn, kích thích sự sáng tạo của những nhà văn chân
chính.
Lưu ý: Thí sinh trong khi bàn luận về phẩm chất và sứ mệnh của
nhà văn thì cần kết hợp phân tích dẫn chứng từ tác giả, tác phẩm,
trào lưu văn học nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
-Thí sinh có thể có cách triển khai cấu trúc bài viết khác nhau,
miễn là đáp iứng được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trên.

117
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (4,0 điêm)
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay
nhất thể gian, có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được
mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực
vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa
hỏt vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải
ghen ti. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng cả tính mạng
mới có được. Nhưng cả thể gian lạng đi khi lắng nghe, và chính thượng đế trên
Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì, tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có
được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất... “
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen M.Cullough)
Anh, chị có suy nghĩ gi từ noi dung câu chuyện trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong Trang giấy trước đèn đã từng phát
biểu về tình yêu thương con người của người nghệ sĩ, đó "vừa là một niềm hân
hoan say mê, vira là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường
trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình".
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên ? Hãy làm sáng tỏ qua việc phân tích
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh,
tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều
mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Liru ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn
trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác
lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...dẫn chứng t tiêu biểu, chọn lọc.
b. Yêu cầu về kiến thức:

118
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những
yêu cầu cơ bản sau:
Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra trong câu chuyện: Những gì 0,25
tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta biết vượt qua
những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau
khổ “vĩ đại", bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.
2 Phân tích văn bản để rút ra ý nghĩa của câu chuyện: 0,75
Câu chuyện là lời ngợi ca lí tưởng sống cao đẹp của con người trên
thế gian này: mỗi người hãy biết vượt lên những gian khổ , bất hạnh
bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc
đời những điều đẹp đẻ, quý giá.
3 Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: 1,25
- Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống (tri thức, thành công, tình
yêu, hạnh phúc...) chỉ có thể có đưoc khi ta trải qua những khó khăn,
gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại", bằng
cả sự sống và sinh mạng của mình. Bởi vậy, mỗi người hãy biết vượt
lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng ý chí và khát vọng sống
mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời những điều đẹp đẽ, quý giá.
- Ý nghĩa của cuộc đời không phải là ta tồn tại được bao lâu mà ta đã
sống như thế nào và làm được gì trong cuộc đời.
4 Bàn bạc, mở rộng vấn đề: 1,25
- Câu chuyện là sự thức tỉnh cho những ai đã và đang bằng lòng với
cuộc sống tẻ nhạt, lãng phí cuộc đời vào những điều trống rỗng, vô
nghĩa. Bởi, thực tế, vẫn còn không ít bạn trẻ sống buông xuôi, bằng
lòng với cuộc sống tẻ nhạt trong cái ao đời phẳng lặng, hoặc lãng phí
cuộc đời vào những điều trống rỗng, vô nghĩa. Không ít người bằng
quan, thờ ơ, vô cảm với cuộc sống. Họ sống dựa dấm, ý lại nhưng lại
muốn thu về những lợi ích riêng mình.
- Có được những điều tốt đẹp đôi khi phải đánh đối bằng những thứ
quý giá nhưng trước khi quyết định đánh đối những thứ quý giá để
đạt được mục đích, kết quả...chúng ta phải hiểu giá trị của hành động
đó.
- Tuy phải trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất của mình để có được
điều tốt đẹp nhưng chúng ta hãy cố gắng dành những điều tốt những
đẹp.

119
5 Nêu phương hướng và hành động cho bản thân 0,5

Câu 2 (6.0 điểm)


a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác
lập luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng dể làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý
cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25

2 Giải thích ý kiến của Nguyễn Minh Châu 0,50

Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đề cập đến một số biểu hiện của
tư tưởng nhân đạo trong trái tim người nghệ sĩ. Đó chính là tình
yêu thương con người. Tình yêu ấy được thể hiện ở nhiều cung
bậc khác nhau:
- Niềm hân hoan, say mê: niềm vui khi được gắn bó, hòa mình
vào cuộc sống để phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của con người, nhất là
vẻ đẹp bề sâu của tâm hồn con người.
- Nỗi đau đón khắc khoải: xót xa, trăn trở trước những mảnh đời,
số phận, cảnh ngộ bất hạnh, éo le trong cuộc sống bằng tấm lòng
trắc ẩn, thương cảm.
- Mối quan hoài thường trực: luôn quan tâm, lo lắng, hướng về
cuộc sống con người, mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với
cuộc đời họ.
Như vậy nhà văn chân chính phải là người mang nặng tình yêu
thương con người. Thông qua tác phẩm, người nghệ sĩ thể hiện
niềm thiết tha, say đắm khi được khám phá, tìm kiếm về đẹp của
con người; đồng cảm, sẻ chia, ưu tư với những số phận bất hạnh
và luôn canh cánh một nỗi dẫn vặt, âu lo cho cuộc đời, hạnh phúc
của họ.

120
2 Chứng minh qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam 4,50

a. Niềm hân hoan, say mê đi tìm kiếm, ngợi ca vẻ đẹp của con 1,50
người, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn Liên.
- Thế giới nhân vật trong “Hai đứa trẻ" là những người lao động
bình dị, chất phác, ánh lên trong họ là vẻ đẹp của lôi sống hiển
hòa, tình cảm, chăm chỉ làm việc kiểm sống , mang những ước
mong dù chỉ nhỏ bé, mơ hồ: “một cái gì tươi sáng hơn" sẽ đến với
cuộc đời họ.
- Liên là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Bằng tài nghệ khám
phá thế giới nội tâm phong phú, tinh tế, Thạch Lam đã tái hiện
một cách chân thực, sống động những vẻ đẹp tiểm ẩn trong nhân
vật Liên:
+ Một tâm hôn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
đậm đà tình quê hương

+ Một tấm lòng thơm thảo, nhân hậu luôn biết yêu thưrơng, cảm
thông cho những nỗi khổ của con người: Liên động lòng trước
cuộc sống cơ cực của những người dân nghèo và cảm nhận được
cả sự bế tắc, tù đọng trong cuộc sống của họ.
+ Một trái tim luôn biết ước mơ, khát vọng, hướng đến những
điều tốt đẹp và tương lai tươi sáng: Liên luôn hoài niệm về quá
khứ tươi đẹp và ngóng vọng vào một thế giới khác hẳn phố huyện
nghèo tăm tối (nhớ đến những kĩ niệm về Hà Nội, tìm đến vũ trụ
đây trăng sao...)
b. Nỗi đau đớn, khắc khoải trước cuộc sống nghèo khổ của
con người, đặc biệt là những kiếp đời vô nghĩa, quần quanh,
bế tắc.
- Cảm thương sâu sắc với cuộc sống tối tăm, nhọc nhắn của
những con người đang ngày đêm vật lộn với cuộc mưu sinh, kể cả 1,50
những đứa trẻ thơ non nớt.
- Xót xa cho những kiếp đời tẻ nhạt và đơn điệu: Trên cái nền u
tối của cảnh ngày tàn, cái xơ xác tiêu điều của cảnh chợ tàn là
những kiếp đời tàn đang tồn tại trong nhịp sống từ túng, bể tắc
với những công việc tẻ nhạt. Cuộc đời họ dang có nguy cơ bị
chốn vùi, quên lãng.
- Trong thế giới nhân vật ấy, nhà văn đặc biệt quan tâm đến số
phận hai chị em Liên, An, hai đứa trẻ mới lớn, hai tâm hồn thơ
ngay vừa thoáng qua một thời khắc tuổi thơ đẹp nhu mơ giờ đã

121
phải chứng kiến và chịu đựng cảnh đời cơ cực. Hai đứa trẻ đã bị
đánh cấp mất tuổi thơ khi phải sống giữa một vũ trụ già nua
không lối thoát.
-> Tác giả đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh: những con người bất
hạnh rất dễ bị vùi quên trong đói nghèo, tăm tối, họ có thể vô
danh nhưng tuyệt đối đừng để sự tồn tại của họ trong cuộc đời
này trở thành vô nghĩa và trẻ em phải được sống đúng như tuổi
thơ hồn nhiên, trong sáng.
c. Mối quan hòa thường trực về những điều tốt đẹp cho cuộc
sống con người qua hình ảnh “chuyến tàu đêm"
Chuyến tàu đêm xuất hiện với sự rực rỡ, lấp lánh, giàu sang,
huyên náo. Nó đã thắp lên ánh sáng cho cuộc đời người dân phổ
huyện. Riêng với chị em Liên, đoàn tàu mang đến thế giới kỉ 1,50
niệm về Hà Nội. Đoàn tàu giúp hai đứa trẻ nhìn lại chính tuổi thơ
của mình, đưoc trở lại quả khứ tươi đẹp, dù chỉ trong giây lát và
được sống trong một thế giới tốn đẹp hơn. Nhà văn muốn gửi
niềm mong mỏi con người hãy sống khác đi, đánh thức những
tâm hồn uer oài dang lụi tắt ngọn lửa của lòng khao khát được
sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, thoát khỏi cuộc đời u tối
đang chôn vùi họ, thắp lên cho họ niềm tin dể vươn tới ánh sáng,
tương lai.
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam 1930 – 1945, khát vọng
ma Thạch Lam hướng tới chính là sự thức tỉnh của ý thức tỉnh
của ý thức tỉnh của ý thức cá nhân sâu sắc giúp con ngưrời vươn
tới một "thế giới khác", "sống cho ra sống" để xứng đáng với hai
tiếng Con Người. Đây chính là giá trị nhân bản có chiều sâu, gặp
gỡ với khát vọng sống của những nghệ sĩ lớn.
3. Đánh giá chung 0,75

- Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến những khía cạnh
sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của người nghệ sĩ. Bởi con người
chính là tâm điểm khám phá của văn học học và "nhà văn chân
chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Quan niệm này
không chỉ đúng với một thời, một nền văn học mà là vấn đề muôn
thưở của mọi thời dai, mọi nền văn chương nghệ thuật. Nhà văn
cần bằng tình yêu thương của mình đi sâu nhận thức, ngợi ca
những vẻ dẹp, thấu cảm những nỗi đau, ước mơ và khát vọng của
con người.
- Với Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện lòng trắc ẩn, nổi lo âu,

122
sự bắn khoăn, thương xót cho tình trạng sống mòn mỏi, quần
quanh, vô vọng của những con người nghèo khổ; phát hiện, trân
trọng những phẩm chất tốt đẹp; nâng niu những khát khao đổi
chính đáng của con người, hướng họ đến một tương lai tươi sáng,
tốt đẹp hơn.
- Tình yêu thương con người thiết tha, sâu nặng đưoc thể hiện
thông qua hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn chương
Thạch Lam: ngôn ngữ giàu chất thơ, giọng điệu tâm tình đầy
thương cảm, đi sâu vào những chi tiết đời thường, bịnh dị, phát
hiện những rung động mong manh, tinh tế trong tâm hồn con
người, bút pháp tưong phản nhuần nhị. Qua đó, có thể thấy một
tấm lòng trắc ẩn mênh mông mà thấm thía dành cho những con
người nhỏ bé trong cuộc sống nhọc nhằn ở những miền đời bị
quên lãng.

123
124
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề)
(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)

Câu 1 (3,0 điểm)


A. Schweitzer từng nói:
“Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó
cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn”.
Hãy bài tỏ quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 2 (7.0 điểm)


Bàn về thơ, tác giả xuân Diệu có ý kiến:
“Người đọc thơ muốn rằng, thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng
phải đi qua một tâm hồn, một rí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu
vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc lập càng hay”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kỉ ( Nguyễn Du)
và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chính phụ ( Trích”Chinh phụ ngâm” –
Đặng Trần Côn, dịch giả: Đoàn Thị Điểm).
A. Yêu cầu chung
- Giám khảo ph ải nắm chắc pương pahsp và nội dung kiến thức của từng
dạng câu trong đề để có sự đánh giá khách quan, chính xác.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách
hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết ohucj, văn
viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu
b. Về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội
dung cơ bản như sau:
/
Ý Nội dung Điểm
1 Nêu được vấn đề cần nghị luận hợp lí, rõ ràng. 0,25

125
2 Giải thích 0,5
- Sống vì người khác là lối sống biết quan tâm, chia sẽ, yêu thương; biết
bỏ qua những lợi ích của bản thân để chăm lo cho hạnh phúc của người
khác, sống vì lợi ích của người khác.
- Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác
nghĩa là khi ra chọn lối sống hi sinh cuộc sống của ta có thể sẽ có những
vất vả, khó khăn, phải đối măt với nhiều thử thách, thậm chí có thêm
những rắc rối, rủi ro.
- Nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Lỗi sống vì người
khác là cách sống cao quý, đáng trân trọng, mang đến cho mọi người
những điều tốt đẹp.
 Câu nói chỉ ra giá trị của lối sống vì người khác.

3 Phân tích, lí giải . 1,25


* Sống vì người khác có thể làm cho cuộc sống của bản thân trở nên
khó khăn hơn:
- Sống vì người khác đôi khi phải chịu những thiệt thòi, phải hi sinh
những quyền lợi của cá nhân, pahir dành cả những điều tốt đẹp cho
người khác. Vì người khác mà có thể phải nhận về mình những điều
không thuận lợi, may mắn, cơ hội có thể sẽ qua mất.
- Sống vì người khác còn có thể bị hiểu lầm, nghi ngờ, liên lụy,…
*Sống vì người khác tuy khó khăn nhưng cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ
và hạnh phúc:
- Sống vì người khác là lối sống vị tha, có ý nghĩa lớn lao cho xã hội.
Đó là cách hành xử đẹp giúp cho các mối quan hệ trở nên hài hóa, thân
thiện. Nếu ai cũng biết sống vì người khác thì những hận thù, ích kĩ,…
sẽ bị đẩy lui, cuộc sống sẽ đầy yêu thương và ấm áp.
- Đó là biểu hiện của nhân cách đpẹ, con người sẽ nhận được sự quý
mến, trân trọng, ngưỡng mộ của người khác. Cách sống đó mang lại
hạnh phúc cho chính mình, tìm thấy sự bình an, tự tại trong lòng.
- Lối sông biết hi sinh còn giúp mỗi người rèn được khả năng nhận nại,
ý chi, nghị lực,…
( Học sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ)

4 Bàn luận mở rộng. 0,5


- Mỗi con người cần xác định cho mình lối sống tích cực, biết sống vì
người khác nhưng cần có sự sáng suốt, trí tuệ, tránh những hi sinh mù
quáng vừa không giúp được cho người khác lại không có lợi cho bản
thân.
- Cũng cần có sự dung hòa giữa cách sống vì người khác với hạnh phúc
của bản thân

5 Bài học nhận thức và hành động, khái quát lại vấn đề. 0,5
- Lên án, phê phán lối sống thực dụng, ích kỉ, hẹp hòi, toan tính.

126
- Khích lệ, biểu dương những tấm gương có trái tim vị tha, luôn biết
cống hiến những điều tốt đẹp

Câu 2 (7,0 điểm)


a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ rangfm nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận, vận dụng tốt kiến thức lí luận văn học.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
được các ý cơ bản sau:.
Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,25
2 Giải thích 0,5
- “ Thơ”: là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nghiêng về thể
hiện thể giới nội tâm của con người, được tổ chức qua hình thức ngôn
ngữ đặc biệt gợi hình, gợi cảm, giàu nhạc điệu.
- “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống”: thơ ca phải bắ nguồn từ
hiện thực đời sống. HIện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu
vừa là mạch nguồn nuôi dưỡng thơ cơ.
- “Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ”: thơ ca phải in dấu tình cảm và tư
tưởng của tác giả. Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ thể hiện rõ cảm xúc
chủ quan của người nghệ sĩ
- “Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: nhận mạnh yêu cầu sự sáng
tạo của người nghệ sĩ.
 Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, có giá trị
tư tưởng sâu sắc. Nhưng tác phẩm thơ muốn độc đáo cần thể hiện rõ
những dấu ấn riêng của tác giả trên phương diện nội dung và hình
thức nghệ thuật,

3 Lí giải 1,0
- Cuộc sống là điểm xuất phát, là đích đến của văn học nghệ thuật nói
chung và thơ ca nói riêng. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát
triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội.
(Học sinh vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa văn học và hiện
thực đời sống để lí giải ngắn gọn)
- Cái riêng của thơ ca là luôn im đậm tình cảm, tư tưởng của nghệ sĩ.
(Học sinh vận dụng kiến thức lí luận về đặc trungw nội dung của sáng
tác thơ để lí giải)
- Thơ ca cũng khác các thể loại khác ở hình thức thể hiện. Mọi yếu tố
hình thức của thơ ca (thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu,…) đều
127
cần đến sự cách điệu, độc dáo riêng biệt. (Học sinh vận dụng kiến
thức lí luận về đặc trung hình thức của thơ ca để lí giải)

4 Phân tích chứng minh 4,5

4.1. Cả hai văn bản Đọc tiểu thanh kí và tình cảnh lẽ loi của người
chinh phụ đều xuất phát từ thực tại, đời sống: phản ánh số phận
bất hạnh của người phụ nữ, phơi bày hiện thực đời sống của xã hội
Việt Nam thế kỉ XVIII đến nữa đầu thể kỉ XIX.
- Hai văn bản cùng phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến:
+ Đọc Tiểu Thanh Kí dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc sống
nàng tiểu thanh, người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận bi kịch
+ Đoạn trích Tình cảm lẻ loi của người chinh phụ phản ánh thân
phận đáng thương của người phụ nữ có chồng ra trận, vì chiến tranh
phi nghĩa mà hạnh phúc bị chia lìa.
- Hai văn bản còn phản ánh khái quát một giai đoạn xã hội phong kiến
với nhiều bất công phi lí, nhiều biến động dữ dội:
+ Đọc tiểu thanh kí mượn câu chuyện nàng tiểu thanh phản ánh
những bất công của xã hội phong kiến nước ta thể kỉ XVIII. Từ số
phận nàng Tiểu Thanh tác phẩm còn khái quát bi kịch chung của thân
phận người
Phụ nữ trong xã hội phong kiến và bi kịch của người tài hoa.
+ Tình cảnh lẽ loi của người chinh phụ phản ánh mặt trái của chiến
tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến. Vì chiến tranh mà tuổi
xuân của con người vị đánh mất, hạnh phúc bị tước đoạt.
(Học sinh chọn phân tích những câu thơ tiêu biểu)

4.2. Hai văn bản in dấu tâm hồn, trí tuệ của hai tác giả với những
ngệ thuật biểu đạt đặc sắc.
- Đọc tiểu thanh kí:
+ Bài thơ thể hiện sự xót thương của tác giả với những người phụ nữ
tài hoa nhưng số phận ngang trái. Cái mới trong tư tưởng của bài thơ
là không chỉ bàn về những hiện tượng hồng nhan đa truân mà tác giả
còn nói đến bi kịch tài tử đa cùng. Cái mới của bài thơ còn ở chỗ từ
nỗi thương người nhà thơ tự thương mình, từ chỗ khóc người nhà thơ
tự khóc chính mình. Bài thơ vì thế đã manh nha thể hiện ý thức cái tôi
cá nhân của một cá tính sáng tạo, đồng thời mang đến những giá trị
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
+ Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô động
với những hình ảnh thơ ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nghệ
thuật tương phản đối lập, những câu hỏi tu từ day dứt,… Với khả năng
ngôn ngữ bậc thầy, bài thơ thể hiện tầm tư tưởng của một thi nhân có
con mắt trong thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.
(Học sinh chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

128
+ Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận của những
người phụ nữ có gia đình mà không được hưởng hạn phúc một cách
trọn vẹn. Thông qua nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận. Đặng
Trần Côn đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện tiếng nói phản chiền.
Chiến tranh không chỉ gây nỗi đau cho người ra trận mà còn gây
thương tổn cho người ở lại. Cái mới của đoạn trích còn nằm ở sự quan
tâm tới quyền sống, thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau và khát vọng về
hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ.
+ Đoạn trích được dịch giả Đoàn Thị Điểm thể hiện bằng thể thơ song
thất lục bát với âm hưởng mênh mang, dàn trài đầy réo rắt. Đoạn trích
cũng đặc biệt thành công với nghệ thuật miêu tả tâm lí, cách sử dụng
những từ láy, những phép so sánh độc đáo, phép điệp liên hoàn…(Học
sinh chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu).
Lưu ý: Học sinh có thể chọn cách phân tích, chứng minh khác
nhau nhưng cần nêu đượ những yêu cầu cơ bản trên.

5 Bàn luận và mở rộng 0,5


- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên đặc trưng của một tác phẩm văn
học, cũng yêu cầu đặt ra cho tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm có giá trị
phải Gắn bó với hiện thực cuộc sống, phải chứa đựng những tâm tư
tình cảm mãnh liệt, có những đóng góp mới mẻ về tư tưởng, nghệ
thuật.
- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận thơ ca:
+ Nhà thơ: phải gắn bó, có những trải nghiệm phong phú với cuộc
sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm cuar mình; cần trau dồi vốn
sống, lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng
tạo.
+ Người đọc: cần có sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt với thế giới cảm
xúc của tác giả, từ đó thấy hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ,
độc đáo của tác phẩm.

6 Khái quát lại vấn đề 0,25

129
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠO HẢI DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
NGÀY THI: 04/10/2018
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có: 02 câu, 01 trang)

Câu 1. (4,0 điểm)


Có ý kiến cho rằng:“Hãy quên mình đi để yêu thương người khác sâu sắc
hơn”. Nữ sĩ Quỳnh Dao trong một bài tản văn có nói: “Chỉ khi nào bạn biết tôn trọng
và yêu thương chính mình thì bạn mới thực sự biết yêu thương, quý trọng người khác
một cách sâu sắc.”
Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
“Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái đẹp của sự
thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.” (Dẫn theo Lí luận văn học, Hà
Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, trang 57)
Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề bằng một số
tác phẩm Thơ mới đã học.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh
đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một
cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
         Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh nắm vững và biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình
luận… dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, lí lẽ thuyết phục….
Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
hợp lý, có sức thuyết phục và cần tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm


1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25
2 Giải thích 1,0
– Ý kiến 1 nhắc nhở “hãy quên mình”, biết kìm nén, gác lại cái Tôi cá
nhân để tình yêu thương ở mức độ “sâu sắc hơn”.
-Ý kiến 2 nhấn mạnh biết “tôn trọng và yêu thương chính mình”, đề

130
cao và trân quí bản thân; từ “chỉ khi nào” khẳng định đó là yếu tố cơ sở
để mỗi cá nhân biết “thực sự” yêu thương người khác – thể hiện trọn
vẹn, đầy đủ và bản chất nhất của sự yêu thương.
=> Hai ý kiến trên đề cập đến lòng yêu thương người khác một cách
sâu sắc, tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn cho cả
những người xung quanh một cách sâu lắng, mãnh liệt.
– Mối quan hệ của hai ý kiến:
+ Hai ý kiến không đối lập mà có sự bổ sung cho nhau, phản ánh hai
cách ứng xử khác nhau của mỗi cá nhân với bản thân để hướng tới một
tình cảm nhân văn cao đẹp. Nhận định nhắc nhở, gợi mở cho mỗi
người những con đường khác nhau để yêu thương mọi người một cách
sâu sắc nhất.
+ Cả hai ý kiến đều đúng, đều là những lời khuyên thấm thía: Muốn
yêu thương người khác, trước hết cần yêu thương, trân trọng bản thân
mình; nhưng trong những hoàn cảnh cụ thể, cần biết quên mình để yêu
thương người khác.
3 Lý giải vấn đề 2,0
3.1. Tại sao phải biết“quên mình đi để yêu thương người khác một
cách sâu sắc hơn”?
– Bởi lẽ:
+ Cuộc sống không thể thiếu vắng tình yêu thương, bản chất của sự yêu
thương là san sẻ, độ lượng, bao dung, hi sinh…
+ Nhưng cái Tôi của mỗi người đôi khi lớn đến mức người ta không
còn biết đến ai ngoài chính mình.
+ Mặt khác, lợi ích cá nhân của mỗi con người luôn là cái thiết thực,
hấp dẫn khiến người ta thường sống cho mình hơn là hi sinh cho người
khác, nhất là khi đang gặp khó khăn.
– Quên mình để sống mình vì mọi người mới đặt lợi ích của người
khác cao hơn lợi ích, quyền lợi của chính mình, chấp nhận sự thiệt thòi
về mình…
– Quên mình mới có thể hi sinh, nhường nhịn, cống hiến cho mọi
người, cho cuộc đời một cách tự nguyện, thành tâm.
3.2. Tại sao “Chỉ khi nào biết yêu thương quý trọng chính mình,
chúng ta mới có thể yêu thương quý trọng người khác một cách sâu
sắc.”?
– Biết yêu thương quý trọng chính mình nghĩa là đề cao và quý trọng
những giá trị tốt đẹp của mình, biết giữ gìn những gì thuộc về chính
mình.
– Biết yêu thương quý trọng chính mình là cơ sở hiểu thấu giá trị của
người khác, biết trân trọng những gì thuộc về người khác.
– Yêu thương, trân trọng bản thân là cảm xúc chân thành nhất, là cội
nguồn nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ khác như: nâng niu, kính
trọng, quí mến những giá trị tốt đẹp của mọi người xung quanh; bao
dung tha thứ khi người khác mắc sai lầm; xúc động, cảm thương khi
thấy người khác gặp khó khăn, hoạn nạn….
– Có sự đồng cảm, nảy sinh cảm xúc với người khác như với chính bản

131
thân mình đã trải nghiệm: “Thương người như thể thương thân”.
– Khi vô cảm với bản thân, tâm hồn cũng sẽ chai lỳ, dửng dưng với
mọi người xung quanh. Nếu có tình yêu thương với người khác cũng
chỉ là tình cảm giả dối, hời hợt, xáo rỗng, gượng gạo mà thôi.
* (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có dẫn chứng kết hợp với lý lẽ để
làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng)
4 Liên hệ, mở rộng: 0,5
– Phê phán những người chưa biết quên mình trong mối quan hệ với
mọi người, hoặc những người chưa biết trân trọng mà coi thường bản
thân…
– Quên mình để yêu thương con người, khác với đánh mất bản thân
mình; Yêu thương tôn trọng bản thân khác với sự vị kỉ.
5 Đánh giá, rút ra bài học 0,25
– Quên mình và yêu thương, quý trọng chính mình để yêu thương, quý
trọng người khác một cách trọn vẹn, sâu sắc hơn.
– Từ quan niệm trên đặt ra vấn đề cần làm gì để có cách ứng xử nhân
văn và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp….

Câu 2 (6,0 điểm)


a.Về kỹ năng
Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập
luận.
Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không  mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
1. Về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ
bản sau:

1  Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25

2 Giải thích 0,50


- Cái đẹp mà văn học mang lại: là cái đẹp nghệ thuật được sáng tạo
do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ
yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả; hình thức nghệ thuật hấp
dẫn, độc đáo.

- Cái đẹp của sự thật cuộc sống: cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực; là
vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người được kết tinh, chắt lọc
từ hiện thực.

- Cái đẹp được khám phá một cách nghệ thuật: cái đẹp trong cuộc
sống được nhà văn khám phá và cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng,
tình cảm để rồi khắc họa qua sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo,
tạo nên sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật,
đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp....

132
=> Ý nghĩa khái quát: Khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật
trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống và tài năng của nhà văn
đối với việc

khám phá sáng tạo cái đẹp.

3 Lý giải vấn đề 1,0


- Ý kiến trên đề cập đến đặc trưng của văn chương, nghệ thuật: lấy
cái đẹp của hiện thực làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác. Mọi
sáng tạo nghệ thuật đều bắt nguồn từ đời sống. - Tác phẩm văn học
chỉ có thể làm rung động trái tim người đọc khi chứa đựng giá trị
thẩm mỹ: khả năng văn học phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của
cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận và biết
rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước vẻ đẹp đó. - Giá trị thẩm
mĩ của văn học được thể hiện ở nội dung: mang lại cho người đọc
vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời, khám phá vẻ đẹp sâu xa
trong nội tâm con người... - Cái đẹp trong nghệ thuật còn thể hiện ở
hình thức, được biểu đạt qua hình tượng nghệ thuật riêng biệt độc
đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú...

 Nhận định đúng đắn, sâu sắc, khẳng định tiêu chí để đánh giá
một tác phẩm văn học chân chính. Đồng thời, nhận định cũng đặt ra
yêu cầu đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của
cuộc sống nhưng đó không phải là cái đẹp thuần túy mà là cái đẹp
chân - thiện – mĩ.

4 Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu lựa chọn để phân tích. 0,25
 - Lựa chọn được ít nhất hai tác phẩm Thơ mới có giá trị thẩm mỹ
trong chương trình THPT đã học để làm sáng tỏ nhận định.

- Giới thiệu chung về tác giả, vị trí, giá trị...của tác phẩm.

5 Phân tích làm sáng tỏ ý kiến qua một số bài Thơ mới 3,5

5.1. Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là 2,5
cái đẹp của sự thật đời sống.
- Hiện thực đời sống được miêu tả tinh tế, gợi cảm (Có thể phân tích:
Bức tranh mùa xuân tươi đẹp trong Vội vàng; Cảnh sông Hồng mênh
mang sóng nước trong Tràng giang; Cảnh Vĩ Dạ thơ mộng hữu tình
trong Đây thôn Vĩ Dą...) - Bộc lộ chân thực tư tưởng, nhận thức sâu sắc
của nhà thơ về cuộc sống và con người (Có thể phân tích: quan niệm về
hạnh phúc, thời gian, quan điểm sống vội vàng trong thơ Xuân
Diệu; ...) - Thể hiện những tình cảm cao quý, sâu sắc của tác giả (như:
tình yêu nhiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc đời và con
người... trong các bài thơ)
1,0

133
=> Cho thấy rõ nhận thức của nhà thơ về vai trò của cá nhân trong sáng
tạo nghê ̣ thuâ ̣t.

5.2. Cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ
thuật qua sự sáng tạo phong phú của mỗi nhà thơ.
-Đề tài, thể thơ,
-Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới lạ…
-Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt…
6 Đánh giá 0,5

- Để tài, thể thơ...

- Cách diễn đạt, dùng từ, hình ảnh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, mới
lạ...

- Lời thơ giàu tính nhạc, cách ngắt nhịp linh hoạt...

134
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NINH BÌNH NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (4,0 điểm) Ngư phủ hả dạ

Một doanh nhân kinh ngạc khi thấy một ngư phủ nằm thả mình bên cạnh chiếc tàu
đánh cá, phì phò ống píp.

Doanh nhân hỏi:

- Tại sao ông không ra khơi đánh cá?

 - Bởi vì tôi đã đánh đủ cá cho ngày hôm nay rồi!

 - Tại sao ông không đánh thêm nữa đi?

 - Đánh thêm để làm gì?

- Ông được nhiều tiền hơn. Rồi thì ông có thể trang bị một động cơ cho chiếc tàu của
ông để đi ra xa hơn ngoài khơi và đánh cá được nhiều hơn. Nhờ đó ông có thể kiếm
thêm tiền mua nhiều lưới. Vì vậy, ông sẽ có nhiều cá và nhiều tiền. Chẳng mấy chốc
ông có thể dự tiền để mua hai chiếc tàu... và có thể cả một đoàn tàu đánh cá cũng
nên. Rồi ra ông sẽ trở thành một người giàu có như tôi đây.
- Khi đó tôi sẽ làm gì nào?

- Ông có thể thực sự vui hưởng cuộc đời!

- Vậy ông tưởng bây giờ tôi đang làm gì?


(Trích Những giá trị tinh thần- Nhà xuất bản Văn hóa thông tin)

Anh /chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên?

Câu 2 (6,0 điểm)

"Một truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo
người đọc một sức liên tưởng rộng rãi và bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ của
những trang truyện ít ỏi của bản thân nó". (Nguyễn Minh Châu)
Bằng những hiểu biết về truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.

135
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh,
tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ
điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu
cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
a. Về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn
viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
b.Về kiến thức :Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các nội dung cơ bản sau:

Ý Nô ̣i dung Điểm
1 Giới thiệu câu chuyện và quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc của 0,25
doanh nhân và ngư phủ
2 Giải thích ý nghĩa câu chuyện 0,5
Câu chuyện là cuộc đối thoại ngắn giữa doanh nhân và ngư phủ. Đó là
hai quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc khác nhau:
- Quan niệm của doanh nhân: Giá trị của cuộc sống chính là tiền bạc, vật
chất. Khi giàu có, con người sẽ hạnh phúc. Vì vậy, con người phải tận
dụng mọi thời gian, cơ hội để kiếm tiền, và không cho phép bản thân
lãng phí thời gian.
- Quan niệm của ngư phủ: Cuộc sống là tận hưởng những điều tốt đẹp
xung quanh ta. Ông không lao mình theo tiền bạc, không dành tất cả thời
gian của cuộc đời mình vào kiếm tiền. Ông làm việc vừa phải, dành thời
gian để nghỉ ngơi, thư giãn, biết thế nào là đủ để dừng lại và tận hưởng
cuô ̣c sống.
3 Phân tích, bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện 2,5
HS thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình, hoặc chỉ đồng tình một
phần với quan niệm hạnh phúc của doanh nhân và ngư phủ. Dù lựa chọn
theo hướng nào thì khi bàn luận cũng cần đưa ra những lập luận chặt
chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng hợp lí, thái độ nghiêm túc... để thuyết
phục.
* Quan niệm sống, quan niệm về hạnh phúc của doanh nhân
-Tích cực: 1,0

136
+ Nhận thức đúng đắn rằng sự đầy đủ về vật chất sẽ là nền tảng vững
chắc để con người có thể yên tâm hưởng thụ cuộc sống. Nhu cầu được
sống giàu có, đầy đủ là nhu cầu chính đáng của con người.
+ Vì vậy, con người cần không ngừng cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ, tận
dụng thời gian và cơ hội khi còn có thể để tích lũy của cải, tiền bạc,
nhằm có được cuộc sống thực sự viên mãn về sau.
- Hạn chế: Ngộ nhận chỉ có của cải, tiền bạc mới đem đến hạnh phúc
cho con người. Nếu lao theo nó thì con người sẽ tốn cả đời mình trong
cuộc đua không bao giờ tới đích. Hơn nữa, để giàu có, con người sẽ hao
tổn rất nhiều thời gian, sức lực và tình cảm, sẽ bỏ qua nhiều giá trị sống.
Mà thiếu những thứ này, con người sẽ không thể có hạnh phúc thực sự.
*Quan niệm sống, quan niệm hạnh phúc của ngư phủ
-Tích cực:
+ Vật chất không phải là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên hạnh phúc
thực sự.Nếu con người biết tự hài lòng, biết tự cân bằng sẽ có điều kiện
nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống.
+ Vì vậy, chúng ta cần biết dừng lại, sống chậm lại để có thể cảm nhận
được những điều tốt đẹp của cuộc sống.
- Hạn chế: Mang tâm lí tự thỏa mãn thái quá đến mức ỷ lại, lười 1,0
nhác.Ngư phủ chỉ nghĩ đánh đủ cá cho ngày hôm nay là được rồi, không
có ý thức đề phòng cho những lúc thiên tai, đau ốm, vì vậy sẽ có nhiều
nguy cơ bất trắc.Và trong một xã hội, con người ai cũng có tâm lí như
vậy thì sẽ không phát huy hết được năng lực bản thân và kìm hãm sự
phát triển của xã hội.
(Trong quá trình phân tích, bàn luận, học sinh đưa ra những dẫn chứng
hợp lí để chứng minh)
* Nhận xét, đánh giá:
- Cả hai quan niệm sống trên đều chưa hoàn toàn đúng đắn, toàn diện.
Mỗi cách nhìn đều có điểm tích cực và tiêu hạn chế riêng.
- Phê phán những người hoặc quá thực dụng, chỉ chú trọng đến vật chất,
tiền bạc hoặc quá chủ quan, tự mãn, ỷ lại, lười biếng. Cả hai lối sống này
đều không đem lại hạnh phúc thực sự.
4 Bài học nhận thức và hành động
- Cần có cái nhìn đúng đắn về giá trị cuộc sống, về hạnh phúc đích thực:
không mù quáng chạy theo những giá trị vật chất, biết “sống chậm” để
không lãng phí cuộc đời mình. Nhưng cũng cần có ý thức chuẩn bị nền
tảng vật chất để hạnh phúc được vững bền.
- Mỗi chúng ta cần biết tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống, có sự sắp
xếp hài hòa hợp lí giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn để cảm nhận
được hạnh phúc, từ đó cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.
5 Khái quát lại vấn đề nghị luận 0,25

137
* Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải hợp lý,
thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của
từng phần)
Câu 2 (6,0 điểm)
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao
tác lập luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được
các ý cơ bảng sau:

Ý Nô ̣i dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5
2 Giải thích 0,5
- Truyện ngắn hay: là tác phẩm truyện hấp dẫn, lôi cuốn có giá trị về
nội dung và nghệ thuật.
 - Sức liên tưởng rộng rãi và bao quát: những suy nghĩ, tưởng tượng,
những liên hệ rộng và mang tầm khái quát cao, mang tính phổ biến.
Điều đó có được là nhờ những tầng ý nghĩa, những giá trị tư tưởng sâu
sắc của tác phẩm đem lại.
- “Những trang truyện ít ỏi”: dung lượng ngắn, nội dung và đối tượng
phản ánh gần gũi, giản dị.
->Ý nghĩa cả câu: Một tác phẩm truyện ngắn có giá trị, đó phải là tác
phẩm mặc dù hình thức rất ngắn gọn, cô đọng, phản ánh những vấn đề
gần gũi, tưởng như bình thường nhưng lại có giá trị tư tưởng sâu sắc,
có sức khát quát; khơi gợi ở người đọc sự suy nghĩ, trăn trở, những
tưởng tượng sáng tạo để từ đó nâng tầm hiểu biết về cuộc sống, nhân
sinh. Nói cách khác, tác phẩm truyện ngắn hay phải thôi thúc được sự
đồng sáng tạo của bạn đọc, qua đó bạn đọc tìm thấy được những giá trị
sâu sắc của tác phẩm.
3 Lí giải 1,0
Học sinh vận dụng kiến thức lí luận (đặc trưng văn học, đặc trưng của
truyện, tiếp nhận văn học... ) để lí giải vấn đề:
 - Đặc trưng của văn học: Nhà văn phản ánh đời sống và tư tưởng,
138
tình cảm của mình thông qua hình tượng nghệ thuật. Tác phẩm văn
chương nghệ thuật không chỉ nói những điều viết ra trên bề mặt câu
chữ mà còn nói ở tầng sâu, tầng chìm. Vì thế nó thường chứa đựng
những giá trị tư tưởng và thông điệp sâu sắc, có ý nghĩa khát quát.
- Đặc trưng thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ, thường ít nhân vật, sự kiện, nó thường hướng tới một vài mảnh
nhỏ của cuộc sống, có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn đời, một
“chốc lát” của nhân vật, tất cả phải được cô đặc, dồn nén. Tuy nhiên,
dù trong phạm vi hạn hẹp và chỉ là những trang truyện ít ỏi vẫn có sức
bao quát hiện thực, vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện
những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Ý nghĩa của nó vượt ra ngoài khuôn
khổ của một đời người, một tầng lớp, một giai cấp...mà luôn luôn
hướng tới những giá trị nhân sinh rộng lớn, tới những vấn đề muôn
thuở mà con người phải trăn trở.
- Vai trò của hoạt động tiếp nhận và người đọc: Nhà văn chỉ sáng tạo
ra văn bản, để biến văn bản thành tác phẩm cần có quá trình tiếp nhận
của người đọc. Đó là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung
động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng
ngôn từ. Mỗi người đọc, bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn
văn hóa và bằng cả tâm hồn mình... sẽ có sức liên tưởng rộng rãi và
bao quát, để khám phá ý nghĩa, cảm nhận sức sống của hình ảnh, hình
tượng, nhân vật cũng như chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Như vậy, tác phẩm truyện ngắn hay phải mang tính đối thoại, yêu cầu
cao bạn đọc sự nỗ lực đồng sáng tạo để tự kiếm tìm giá trị của nó.
4 Chứng minh: Truyê ̣n ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) 3,0
* “Những trang truyện ít ỏi” với sự phản ánh hiện thực một cách cô 1,0
đọng.
- Cốt truyện đơn giản, truyện không có chuyện. Khoảnh khắc diễn ra
câu chuyện rất ngắn ngủi: từ chiều cho đến đêm khuya với một tình
huống duy nhất - tình huống đợi tàu của chị em Liên và người dân nơi
phố huyê ̣n.
- Truyện tái hiện chân thực bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện
nghèo: từ chiều tối đến đêm khuya
- Truyện tái hiện chân thực bức tranh đời sống của những người dân
phố huyệnthông qua những chi tiết ngắn gọn
+ Những người bán hàng về muộn, những đứa trẻ nhặt rác...
+ Chị em Liên với gian hàng tạp hóa bé xíu
+ Mẹ con chị Tí với hàng nước đơn sơ
+ Bác phở Siêu với gánh hàng ế ẩm
+ Bà cụ Thi hơi điên uống rượu với tiếng cười khanh khách đi lần vào
bóng tối

139
+ Gia đình bác xẩm với mạnh chiếu rách...
* Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” gợi “sức liên tưởng rộng rãi và bao
quáť
- Bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong
truyện ngắn có ý nghĩa khái quát cao: vừa mang hương vị đồng quê
man mác vừa hiện lên rất rõ những vất vả, lam lũ, sự nghèo nàn đơn
điệu. Nó tái hiện chân thực xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách
mạng Tháng 8 trì trệ, tù hãm.
- Truyện ngắn gửi gắm thông điệp, triết lí về ý nghĩa sự sống: Nhịp
sống ở phố huyện lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ
nhạt, số phận con người trôi dần vào bóng tối, trôi dần vào sự lãng
quên. Từ đó, tác phẩm có giá trị thức tỉnh ý thức cá nhân về quyền
sống của con người: dù ở bất cứ nơi đâu, dù ở thời đại nào hãy biết
vươn tới những điều tốt đẹp, đừng khuất chìm trong bóng tối của cuộc
đời.
- “Hai đứa trẻ” còn đặt ra vấn đề về cách nhìn, cách khám phá vẻ đẹp
cuộc sống và con người, hướng con người đến giá trị nhân văn cao cả,
gieo vào tâm hồn con người niềm tin bất diệt vào những giá trị của
cuộc sống:
+ Gieo vào lòng người đọc tình yêu thương gắn bó với thiên nhiên, với
quê hương đất nước (qua những bức tranh thiên nhiên quê hương gần
gũi mà không kém phần thơ mộng, qua sự gắn bó và tình yêu quê
hương của các nhân vật ...).
+ Phát hiện, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn, những mơ ước, khao
khát đổi đời tuy còn mơ hồ, niềm tin và niềm hi vọng vào tương lai (Vẻ
đẹp tình người qua sự yêu thương, gắn bó, chia sẻ với nhau của các
nhân vật; khát vọng về cuộc sống tốt đẹp qua hình ảnh chuyến tàu
đêm...).
- Truyện còn đem lại cho người đọc những rung động thẩm mĩ bởi
nghệ thuật viết truyện đậm sắc thái trữ tình, lãng mạn, giàu chất thơ
(giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, lời văn bình dị nhưng
cũng rất giàu hình ảnh, giàu chất nhạc, nghệ thuật miêu tả rất tinh tế
những biến thái tinh vi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của các
nhân vật...)
* Nhận xét chung 0,5
- Nội dung: "Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn hay. Truyện gợi nên
nhiều ám ảnh và trăn trở trong lòng bạn đọc, mang giá trị nhân sinh,
thấm đẫm tư tưởng nhân văn sâu sắc.
- Nghệ thuật: Thể hiện nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của
Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. Cốt truyện đơn giản, có sự
đan xen giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình. Nghệ thuật tương phản, tả
cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo. Ngôn ngữ súc tích, giàu tính

140
biểu cảm, câu văn mềm mại, trong sáng giản dị.
-Thể hiện phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: Thường viết những
truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật
với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.
Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc, chứa đựng biết
bao tình cảm mến yêu chân thành, sự nhạy cảm của tác giả trước
những biến thái của cảnh vật và lòng người.
5 Bàn luâ ̣n, mở rô ̣ng 0,75
- Khẳng định: Là ý kiến đúng đắn về giá trị tác phẩm văn học, đặc biệt
là về một truyện ngắn hay.
- Với nhà văn: Để lại bài học sâu sắc cho văn nghệ sĩ trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Để có tác phẩm truyện ngắn hay người nghệ sĩ cần
phải:
+ Có kĩ thuật viết truyện đạt đến trình độ điêu luyện: Làm sao cho cốt
truyện tinh giản nhất nhưng vẫn sâu sắc và bao quát. Tạo nên được
những khoảng trống cho sự liên tưởng, tưởng tượng của bạn đọc.
+ Cần có sự tinh nhạy, sâu sắc trước những vấn đề của đời sống, phải
có tình cảm mãnh liệt, có tài tư duy bằng hình tượng, biết sử dụng
thuần thục chất liệu ngôn từ, phải có vốn văn hóa rộng rãi, vốn sống
phong phú, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Khi đó tác phẩm mới có
giá trị và sức sống lâu bền.
- Với bạn đọc:
+ Hãy sống cùng tác phẩm để cảm thụ tác phẩm bằng tất cả tư tưởng,
tâm hồn mình để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm.
+ Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người đọc cần trau dồi vốn
sống, tích lũy kinh nghiệm; trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác
phẩm một cách khách quan, toàn vẹn; tiếp nhận một cách chủ động,
tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng, không nên suy
diễn tùy tiện.
+ Bạn đọc tăng khả năng liên tưởng và bao quát thì những điều bạn đọc
tìm thấy sẽ nằm ngoài dự kiến của nhà văn, khi đó tác phẩm đạt đến
“đa giá trị”
Kết thúc vấn đề 0,25

* Ghi chú:
- Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng
dẫn nhưng có căn cứ chính xác, lý lẽ thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho
điểm.

141
142
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN- BẢNG KHÔNG CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 01 trang) Ngày thi: 19/09/2019
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cứ thế, bằng lăng đã dâng những mùa tím nguyên vẹn mỗi độ hè về để đem
tặng cho nhân gian. Nhưng rồi sắc tím hoen nhanh. Chỉ ít ngày là bợt bạc hết. Nếu
mưa dông đầu mùa ập về thì bằng lăng tím sũng, váy áo mỗi cánh hoa như phẩm tím
nhạt dần trôi theo mưa lặn vào đất. Còn bao cánh rụng thì bị nát dần dưới chân
người và chân mưa. Cũng chẳng phải đợi đến lúc ấy, bằng lăng mới bị lãng quên.
Ngay lúc bằng lăng đang ríu ran mở vũ hội tím của mình, nó đã bị quên rồi. Thói cả
thèm chóng chán của con người đã nhanh chóng thấy ở bằng lăng một sắc tím thỏa
thuê, một sắc tím nhàm rồi. Mà bằng lăng nào có đòi hỏi gì. Vẫn nở yêu kiều thế, vẫn
khai hội tưng bừng thế, vẫn ríu ran hào phóng thế, hồn nhiên khi trổ cành, điềm nhiên
khi lìa cành, tỏa sáng một đời hoa, cháy tận một sắc tím, rồi băng. Bất chấp sự đơn
bạc của nhân gian. Đó là phận hoa. Đó là kiếp hoa. Đó là lẽ hoa rồi.
(Tự tình cùng Cái đẹp – Chu Văn Sơn, NXB hội nhà văn, 2019, tr.126-
127)
Câu 1(1,0 điểm): Nhận xét về nghệ thuật suwe dụng từ ngữ của tác giả
khi miêu tả màu tím của hoa bằng lăng.
Câu 2(2,0 điểm): Vẻ đẹp của hoa bằng lăng ngay cả khi bị lãng quên gợi
cho anh/chị suy nghĩ về điều gì trong cuộc sống?
II: Làm văn(7,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Đại đức Hae Min – một trong những người rất có ảnh hưởng ở Hàn
Quốc, đã xuất bản nhiều đầu sách để chữa lành vết thương lòng cho hàng triệu người
trẻ tuổi luôn tất bật với nhịp sống hiện đại hối hả. Trong một cuốn sách nổi tiếng của
mình, ông đã đưa ra lời khuyên “yêu những điều không hoàn hảo”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên trên.
Câu 2(4,0 điểm)
H.Heine, nhà thơ nổi tiếng người Đức quan niệm:
Thế giới chẻ làm đôi
Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ
(Trích theo Nhà văn và sáng tạo nghệ thuật, Lê Ngọc Trà, NXB Trẻ, 2018, tr.242)
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

143
Phần Câu Nô ̣i dung Điểm
1 Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả khi 1,0
miêu tả màu tím của hoa bằng lăng
-Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:
+ Từ ngữ tinh tế, trau chuốt, gợi hình, gợi cảm “tím hoen 0,25
nhanh”, bợt bạc”...
+ Từ ngữ phong phú biểu đạt những sắc thái, trạng thái
I khác nhau của màu tím hoa bằng lăng tím sũng”; tím
nhạt dần”, “tím nguyên vẹn”... 0,25
+ Từ ngữ mới lạ, độc đáo: “tím thỏa thuê”, sắc tím nhàm
rồi”...
- Hiệu quả: Thể hiện tình cảm, thái độ của nhà văn với 0,25
đối tượng được miêu tả và khơi gợi sự đồng điệu ở độc
giả.
2 Vẻ đẹp của hoa bằng lăng ngay cả khi bị lãng quên gợi 2,0
cho anh/chị suy nghĩ về điều gì trong cuộc sống?
- Vẻ đẹp của hoa bằng lăng ngay cả khi bị lãng 0,5
quên: “nở yêu kiều”, “tưng bừng”, “hào phóng”, “tỏa
sáng”, “cháy tận một sắc tím”, “bằng lăng nào có đòi
hỏi gì hồn nhiên... trổ cành, điềm nhiên khi lìa cành...
bất chấp sự đơn bạc của nhân gian”...
- Suy nghĩ về điều được gợi ra: Quy luật của tự
nhiên, của cái Đẹp và sự dâng hiến: dâng hiến hết mình
cho cuộc đời bất chấp sự đơn bạc của nhân gian”....
1,5
*Lưu ý: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ
khác nhưng bài làm cần đảm bảo:
+ Nêu được vấn đề : 0,5 điểm
+ Có lí lẽ thuyết phục: 0,5 điểm
+ Rút ra bài học: 0,5 điểm.
Làm văn
Trình bày suy nghĩ về lời khuyên của Hác Min 3,0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần 0,25
mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về vấn đề: 0,25
Yêu những điều không hoàn hảo
II
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng; út ra bài học nhận thức và hành động
(4,0đ).

144
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,
miễn là hợp lí. Có thể tham khảo gợi ý sau:
* Giải thích:
- Yêu những điều không hoàn hảo: chấp nhận, trân trọng
những điều còn thiếu sót, chưa hoàn thiện.
0,5
- Quan điểm sống nhân văn: Con người cần có tấm lòng
bao dung, cái nhìn rộng mở, thái độ tích cực đối với
những điều còn thiếu sót trong chính bản thân mình,
trong những người xung quanh và trong cuộc sống.

*Bàn luận 1,25


- Cuộc sống và con người vốn luôn hiện hữu những điều
không hoàn hảo mà dù không muốn ta vẫn phải chấp
nhận
- Khi biết yêu những điều không hoàn hảo, ta sẽ thoát ra
khỏi những cảm xúc tiếc nuối, thất vọng, tuyệt vọng, giữ
cho lòng thanh thản, tâm trí an nhiên, lạc quan, tin tưởng
vào cuộc sống, vào những người xung quanh và chính
mình, hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc.
- Cuộc sống đáng trân trọng vì vậy không nên lãng phí
vào việc ghét bỏ những điều chúng ta không vừa ý.
- Nếu cố chấp, chỉ nhận những điều thiếu sót, không
hoàn hảo thì con người sẽ luôn bị ràng buộc bởi định
kiến hẹp hòi.
- Yêu những điều không hoàn hảo không có nghĩa là
chấp nhận, thỏa hiệp với cái ác, cái xấu.
* Bài học nhận thức và hành động 0,5
Nhận thức đúng đắn, thái độ sống tích cực, hành động
phù hợp trước những điều không hoàn hảo.
d. Sáng tạo: 0,25
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn
đề cần nghị luận.
Bình luận ý kiến văn học 4,0
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu
được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều

145
ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhà văn và quá 0,25
trình sáng tạo
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm;
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:
*Giải thích
- Thế giới chẻ làm đôi/ Vết nứt xuyên qua trái tim nhà
thơ:
+Thế giới chẻ làm đôi: hiện thực cuộc sống với những
nỗi đau giằng xé về số phận con người, về cuộc đấu tranh
giữa hai phần tối – sáng, thiện- ác... 0,5
+ Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ: nỗi đau của chính
người nghệ sĩ khi đứng trước hiện thực cuộc sống
+ Thế giới chẻ làm đôi/ Vết nứt xuyên qua trái tim nhà
thơ: hiện thực cuộc sống được thẩm thấu qua lăng kính
người nghệ sĩ, mang theo những rung động sâu sắc của
trái tim. Trước hết, người nghệ sĩ phải đau nỗi đau của
chính mình. Nghệ sĩ không được phép chỉ nỗi đau chung
trừu tượng, văn học không yêu cầu nghệ sĩ đau hộ cho
người khác, cho cuộc đời mà bản thân mình trong lòng
lại nguội lạnh
Ý thơ đặt ra vấn đề người nghệ sĩ và quá trình sáng tạo
nghệ thuật.
*Bàn luận
- Vai trò của hiện thực cuộc sống trong quá trình sáng tạo
của người nghệ sĩ.
- Nghệ thuật nói bằng thứ tiếng của cảm xúc. Bản chất 1,0
người nghệ sĩ là giàu tình cảm và nhạy bén trước cuộc
đời.
- Hiện thực cuộc sống đi qua tâm hồn nhạy cảm, trí tuệ
sắc bén của người nghệ sĩ, hiện thực ấy phải in dấu tâm
hồn, trí tuệ sâu sắc, cá thể và độc đáo của người nghệ sĩ.
- Mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực cuộc sống và
quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn.
- Đòi hỏi nhà văn trong quá trình sáng tạo: +bám sát,
phản ánh chân thực, khách quan hiện thực cuộc sống.
+Người nghệ sĩ phải đau nỗi đau chung của con người,

146
thời đại
+ Nghệ sĩ không chỉ cần có trái tim lớn mà phải có trí tuệ
lớn, không phải chỉ cần có cảm xúc và tưởng tượng mà
còn cần phải có khả năng đọc, tìm hiểu, nghiền ngẫm,
trau dồi tài năng ngôn ngữ...
*Chứng minh: 1,0
Thí sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp để sáng tỏ vấn đề
nghị luận
*Đánh giá, mở rộng: 0,5
- Đây là ý kiến xác đáng về quá trình sáng tạo của nhà
văn. Ý kiến đặt ra vấn đề về thiên chức người nghệ sĩ:
người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với cuộc đời, có được
tình cảm chân thành, mãnh liệt, đồng thời phải luyện rèn
tài năng, làm phong phú, giàu có thêm vốn ngôn ngữ của
mình...
- Ý kiến cũng góp phần định hướng cho người tiếp nhận
văn học. Qua các tác phẩm văn học, người đọc sẽ khám
phá và lĩnh hội được những tình ý sâu kín mà nhà văn
gửi gắm, thấy được dấu ấn của người nghệ sĩ từ đó trân
trọng quá trình sáng tạo nghệ thuật lao khổ của nhà văn
d. Sáng tạo: 0,5
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận

147
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/10/2019
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao để)
(Đề gồm có: 02 câu, 01 trang)
Câu 1: (8,0 điểm):
Bàn về phẫu thuật thẩm mỹ, trong chương trình truyền hình “Mảnh ghép hoàn
hảo”, đạo diễn Lê Hoàng cho rằng: Phẫu thuật thẩm mỹ là nhân văn, nó giúp thay đổi
ngoại hình con người”
Cũng bàn về đề tài đó, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang trong bài viết “Cơ thể giả,
khát vọng thật” lại cho rằng: Phẫu thuật thẩm mỹ là một sự hủy hoại bản thân, xuất
phát từ sự chối bỏ cơ thể mình, chạy trốn những năm tháng mình đã sống, phần đời
mình đã trải qua.
(Nguồn: Internet)
Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về khát vọng của con người qua hai ý kiến trên?
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về thơ, trong bài Liên tưởng tháng hai Lưu Quang Vũ viết rằng:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên của Lưu Quang Vũ? Hãy lựa chọn hai
tác phẩm thơ thuộc chương trình Ngữ văn Trung học để chứng minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(8 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Xác định rõ vấn đề cần bàn luận.
- Đáp ứng yêu cầu về văn phong
- Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát.
- Hạn chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức
Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều
hướng, nhiều chiều. Từ hai ý kiến trái ngược nhau về phẫu thuật thẩm mỹ, học sinh

148
cần nắm bắt được đằng sau đó chính là nói đến khát vọng của con người về vẻ đẹp,
hạnh phúc, sự tự tin, tôn trọng bản thân.... Và trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề
đó một cách sâu sắc, chân thành, thuyết phục. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách
khác nhau nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
1. Những khát vọng của con người qua hai ý kiến
-Ý kiến thứ nhất: đạo diễn Lê Hoàng cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ là nhân
văn. Ý kiến này thể hiện khát vọng của con người được thay đổi ngoại hình của mình
theo chiều hướng đẹp hơn, từ đó cảm thấy tự tin hơn và góp phần làm cho mình hạnh
phúc hơn trong cuộc sống.
 -Ý kiến thứ hai: Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang không đồng tình với việc phẫu
thuật thẩm mỹ vì cho rằng như vậy là hủy hoại bản thân, khước từ và đánh mất chính
mình. Đằng sau ý này ẩn chứa khát vọng: con người phải được là chính mình với
nguyên vẹn những gì mình có, phải được tôn trọng với tất cả những giá trị sẵn có của
riêng bản thân mỗi người.
=>Hai ý kiến thể hiện quan niệm trái ngược nhau về phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhưng sâu Xa nó lại hướng đến những khát vọng rất gần nhau của con người. Khát
vọng được sống tự tin, được tôn trọng... Đây là những khát vọng chính đáng và cần
được tôn trọng của con người.
(Học sinh có thể phát hiện ra những vấn đề xã hội khác nhưng phải hợp lí,
có sức thuyết phục)
2. Bàn luận
-Khi con người cảm thấy mình thiếu khuyết, không được trọn vẹn thì
thường mang mặc cảm, tự ti, đau buồn. Khát vọng thay đổi đẻ chính mình đẹp hơn,
hướng đến những điều | đẹp đẽ trong cuộc sống là nhu cầu chính đáng và cần được tôn
trọng của con người. Khát vọng ấy sẽ giúp con người tự tin hơn, yêu đời hơn. Từ đó
con người cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống để sống vui, có ý nghĩa và cống
hiến nhiều hơn cho cuộc đời.
- Mỗi người sinh ra trong cuộc đời là một nguyên bản với tất cả những đặc
điểm về ngoại hình, về tính cách, năng lực, lịch sử cuộc đời... hết sức riêng biệt,
không trộn lẫn. Con người cần được xã hội, những người xung quanh tôn trọng nét
riêng biệt đó của mình. Đó là một khát vọng chính đáng. Mỗi người với một nét riêng,
màu sắc riêng sẽ tạo nên bức tranh cuộc sống sống động, đa màu, hấp dẫn.
- Tuy nhiên những khát vọng ấy của con người đó khi trở nên cực đoan
trong một số trường hợp: Thay đổi đến mức đánh mất chính mình. Hoặc giữ lấy nét
riêng biệt đến mức dị biệt, khác thường. Những thái cực ấy đều nên trách.
3. Bài học
- Mỗi người cần ý thức sâu sắc rằng việc thay đổi bản thân mình hay giữ
nguyên vẹn. Những nét riêng biệt đều phải hướng đến mục đích sâu xa là được sống
hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Xã hội cần tôn trọng những quyết định, những khát vọng chính đáng của
con người bằng thái độ công bằng và nhân văn,
C. Cho điểm

149
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B. Xác định vấn đề cần
bàn luận một cách thuyết phục, phù hợp; có dân chúng sinh động, cụ thể, thuyết phục.
-Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu, phần bình luận mở rộng có thể còn
chưa thật đầy đủ nhưng tình cảm chân thành; có dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
-Điểm 4: Bài làm đáp ứng được nữa các yêu cầu trên, tuy nhiên bàn luận
chưa thật toàn diện và thấu đáo.
- Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, chưa phát hiện vấn đề.
- Điểm 0: Bài lạc đề.
Câu 2: (12 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
- Xác định được nội dung vấn đề lí luận để giải thích, làm rõ; từ đó cụ thể
hóa vấn đề đó qua hai tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn Trung học.
- Đáp ứng yêu cầu về văn phong - Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu
loát.
- Hạn chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh cần phải hiểu được quan niệm của Lưu Quang Vũ về thơ
được nêu ở đề bài, có kiến thức lí luận văn học đặc biệt là về đặc trưng và giá trị của
thơ ca. Từ đó, chứng minh làm rõ các vấn đề đó qua hai tác phẩm thơ. Học sinh cần có
kiến thức về lí luận văn học, kết hợp hiểu biết sâu rộng về hai tác phẩm với những
phát hiện theo những yêu cầu của đề.
Sau đây là một số gợi ý:
1. Giải thích
- Ô cửa mở tới tình yêu: Mỗi bài thơ là một sự kết nối tình cảm, chứa
đựng tình cảm của tác giả và hướng đến trái tim, tình cảm của người đọc. Mỗi bài thơ
là một sự cởi mở và giao hòa cảu tình yêu, tâm tư, khát vọng mà người nghệ sĩ kí thác,
tìm đến tâm hồn người đọc để hòa điệu và tri âm.
- Ý kiến của Lưu Quang Vũ bàn về đặc trưng và giá trị của thơ ca. Thơ là
biểu hiện tâm hồn con người, thơ chứa đựng tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ và
chuyển tải được tình cảm ấy đến người đọc một cách sâu sắc. Mỗi bài thơ là một dây
tình yêu kết nối tâm hồn của mỗi người đến cuộc sống.
2. Bàn luận.
- Thơ ca ngoài việc phản ánh hiện thực đời sống còn thể hiện rõ tư
tưởng, tình cảm thái độ của tác giả. Mỗi bài thơ ra đời là một giãi bày tâm hồn của
người nghệ sĩ. Mỗi bài thơ chứa đựng tình yêu, niềm tin cuộc sống, những khát
vọng...để nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn và làm cho cuộc sống nhân văn hơn, tốt đẹp
hơn.
- Đến với mỗi bài thơ, người đọc bước vào một thế giới tâm hồn và họ
hiểu tâm hồn mình hơn, biết rung động và nhạy cảm với thế giới xung quanh. Người

150
đọc tìm thấy trong từng câu thơ sự vỗ về, chia sẻ, động viên, khích lệ...để đứng dậy,
để đi tới để thấy tâm hồn mình được thanh lọc à sống đẹp hơn. Thơ ca kết nối con
người bằng tình yêu và đưa con người xích lại gần nhau.
3. Phân tích hai tác phẩm thơ thuộc chương trình Ngữ văn Trung
học để chứng minh.
- Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh phân tích hai tác phẩm thơ theo
định hướng vấn đề lý luận văn học đã giải thích ở trên, thông qua việc phân tích hai
tác phẩm thơ cụ thể học sinh chứng minh được:
+ Tác phẩm bộc lộ được thế giới tâm hồn cảu tác giả, chứa đựng tình
yêu và cảm xúc mang giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Những cảm nhận chân thực, những ý nghĩa sâu sắc mà người đọc (bản
thân học sinh) nhận được từ hai bài thơ để từ đó biết yêu hơn cuộc sống và sống tích
cực, hạnh phúc.
-Thơ ca có một vai trò, giá trị quan trọng trong đời sống con người. Nhà
thơ cần ý thức sứ mệnh đó để mở những ô cửa hướng con người đến tình yêu và niềm
tin. Người đọc thơ cần mở những ô cửa tâm hồn mình đón nhận tình yêu ấy để vươn
đến những giá trị Chân-Thiện-Mỹ
C. Cho điểm
- Điểm 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B, tỏ ra nắm chắc vấn đề,
giải quyết đúng hướng, có vốn hiểu biết về vấn đề lí luận sâu sắc, vững vàng và phân
tích có trọng tâm để làm rõ vấn đề một cách tinh tế, mạch lạc; văn giàu chất tư duy,
văn phong nhuần nhuyễn, lí lẽ và lập luận thuyết phục
- Điểm 10: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu ở A và B; nắm được yêu cầu
đề, triển khai đúng hướng, có trọng tâm. Bài viết phải xây dựng luận điểm rõ ràng,
mạch lạc, có dẫn chứng tốt. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng.
- Điểm 8: Bài làm có định hướng đúng, hiểu vấn đề, có những phân tích tương
đối tốt. Tuy nhiên, bài vẫn chưa sâu sắc và toàn diện. Văn viết khá tốt, chữ sạch
- Điểm 6: Bài tỏ ra hiểu yêu cầu, xác định được hướng giải quyết vấn đề và
phân tích. Song chưa thuyết phục về lí lẽ và cứ liệu. Văn viết được, chữ rõ ràng
- Điểm 4: Bài tỏ ra chưa nắm chắc định hướng, có sự lệch ý, sa đà vào phân tích
suông tác phẩm. Văn vụng, mắc nhiều lỗi chính tả
- Điểm 2: Viết lan man, chưa hiểu vấn đề.
- Điểm 0: Bài lạc đề
Lưu ý:
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm hay tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra
độc đáo, sáng tạo.
- Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận định ra những ức điểm còn lại.

151
152
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. Họ nghĩ rằng
nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. Đó phải chăng
là một ý tưởng tốt? Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự
công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? Không hẳn. Tư duy số đông cho
rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các
hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác
trong thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh Mặt trời. Tư duy số đông cho
rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên
cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giờ! thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập
tức cứu được bao nhiêu mạng người. Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có
quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony
đã đấu tranh và giành được quyền đó. Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở
Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả
châu Âu. Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và
trí tuệ. Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số
đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.

(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt - John Maxwell, NXB Lao động - Xã
hội, 2012, tr.130-131)
Câu 1: Những dẫn chứng tác giả đưa ra trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
Câu 2: Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc “Tư duy số đông... nhưng tuy nhiên...”
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về sự chấp nhận và trí tuệ” trong câu văn “Chúng
ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ”.
Câu 4: Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số
đông. Anh/Chị có đồng tình với điều này không? Vì sao?
Phần II: Làm văn (16,0 điểm)
Câu 1(6,0 điểm): Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn ngắn trình bày
quan điểm của anh/chị về cách ứng xử với tư duy số đông.
Câu 2(10,0 điểm): Bàn về thơ, Thanh Thảo cho rằng: “Với tôi, thơ phải hiện đại
nhưng muôn đời thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình ra mà thôi”
Từ việc cảm nhận đoạn trích dưới đây, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
153
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

(Trích Đàn ghi ta của Lorca, Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2017, tr.16)
ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nô ̣i dung Điểm
ĐỌC HIỂU 4,0
1 Các dẫn chứng tác giả đưa ra trong đoạn trích có ý nghĩa:
- Bác bỏ quan điểm: Số đông người đang làm việc gì đó,
việc đó chắc chắn phải đúng. 0,75
- Giúp hệ thống lập luận trở nên sinh động, sâu sắc, thuyết
phục
0,25
2 Tác dụng của phép điệp cấu trúc
- Nhấn mạnh vấn đề đang bàn luận (tư duy số đông), tạo 0,75
giọng điệu hùng biện hấp dẫn, gây sự thu hút đối với
người đọc.
I
- Tạo sự liên kết về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn
văn 0,25
3  - Sự chấp nhận: Sự mặc nhiên thừa nhận một cách thụ 0,5
động; suy nghĩ và cách hành xử của các nhân bị điều khiển
bởi suy nghĩ, cách hành xử của số đông.
- Trí tuệ: Sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá, hành động
theo chính kiến của các nhân một cách hợp lý, không bị lệ
thuộc vào tư duy số đông 0,5
4 - Đồng tình 0,25
- Vì: Trong một số trường hợp, tư duy số đông là
nhận thức đúng đắn của nhiều người về một vấn đề; là 0,75
chân lí đáng tin cậy, được quy nạp từ trí tuệ tập thể.
*Lưu ý: Thí sinh có thể có quan điểm khác nhưng
phải đưa ra lí giải hợp lí
Làm văn 16,0
Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn 2,0

154
ngắn trình bày quan điểm của anh/chị về cách ứng xử
với tư duy số đông.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: 0,25
1 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
II quan điểm của bản thân về cách ứng xử với tư duy số
đông.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm;
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chúng; út ra bài học nhận thức và
hành động(4,0đ)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn
là hợp lí. Có thể tham khảo hợi ý sau:
* Giải thích: Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, 1,0
đánh giá xem xét vấn đề nào đó giống nhau của đa số
người, của nhiều tầng lớp trong xã hội.
* Quan điểm về cách ứng xử với tư duy số đông:
- Biết quan sát, lắng nghe, nhận thức được tính đúng hay
sai, ưu điểm và hạn chế của tư duy số đông để có cách ứng
xử phù hợp.
- Tư duy số động trong một số trường hợp mang tính đúng
đắn vì đó là sự kết hợp của trí tuệ tập thể, dẫn đến chân lí
đáng tin cậy. Trong trường hợp này, chúng ta cần tiếp thu,
đồng tình, tránh có những suy nghĩ, hành xử trái ngược,
lập dị để không gặp hậu quả đáng tiếc.
- Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, tư duy số đông
là sự a dua, sự “ăn theo”, sự lười nhác suy nghĩ và thiếu
chính kiến của nhiều người đối với một vấn đề. Trong
trường hợp này, cần có tinh thần phản biện, có chính kiến
để đi theo cái đúng, cái tích cực, không dãm lên sai lầm
của số đông.
- Tránh mọi cách ứng xử cực đoan: dễ dàng trở thành nô lệ
của tư duy số đông hoặc gàn dở, lập dị, không theo suy
nghĩ đúng đắn của cộng đồng.
Lưu ý: Thí sinh cần lấy dẫn chứng từ thực tế để làm rõ
vấn đề bàn luận
* Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân:
- Cần tích cực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ
năng sống để có một trí tuệ sáng suốt, bản lĩnh vững vàng,

155
cái tâm trong sáng, từ đó sống có nhân cách, có chính kiến,
ứng xử phù hợp với tư duy số đông.
(Thí sinh có thể có cách diễn đạt khác mà hợp lí, thuyết
phục thì vẫn cho điểm)
d. Sáng tạo: 0,25
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn
đề cần nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của cậu, ngữ
nghĩa của từ.
Từ việc cảm nhận đoạn trích trong bài Đàn ghi ta của 10,0
Lorca, bình luận ý kiến của Thanh Thảo
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5
2 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn
văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Ý kiến của Thanh Thảo: “Với tôi, thơ phải hiện đại nhưng
muôn đời thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình ra mà
thôi” và đoạn trích trong bài Đàn ghi ta của Lorca
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm;
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn
là hợp lí. Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:
*Giới thiệu: 0,5
Giới thiệu tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của
Lorca, trích dẫn ý kiến
*Giải thích ý kiến
- Thơ: là thể loại trữ tình, thể hiện những cảm xúc, rung 0,25
động mãnh liệt của chủ thể thông qua ngôn ngữ hàm súc,
giàu sức gợi, dồi dào hình ảnh và nhạc tính.
- Thơ phải hiện đại: Thơ phải có sự đổi mới, sáng tạo về
hình thức nghệ thuật, nhà thơ phải không ngừng tìm tòi,
cách tân cho thể loại. 0,25
- Nhưng muôn đời thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình
ra mà thôi: Dù diện mạo, hình thức nghệ thuật có cách tân
như thế nào thì xét cho cùng, ở thời nào cũng vậy, thơ
trước hết vẫn là tiếng lòng chân thành, sâu sắc của con 0,5
người, là sự giãi bày những tâm tư sâu kín mà mãnh liệt

156
của chủ thể trữ tình.
- Ý kiến của Thanh Thảo vừa nói lên đặc trưng muôn đời
của thơ ca, vừa nêu được yêu cầu về sự sáng tạo, đổi mới
của người nghệ sĩ. Ý kiến này là sự đúc kết từ chính hành
trình lao động nghệ thuật của ông luôn tích cực tìm tòi,
làm mới thơ ca và luôn đặt lên trang thơ những tiếng lòng
chân thành, tha thiết nhất 0,5
*Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Đàn ghi ta của Lorca”
theo những gợi ý từ quan điểm sáng tác của Thanh
Thảo.
- Khái quát về nội dung bài thơ Đàn ghi ta của Lorca: bài
thơ là niềm trận trọng, tiếc thương, tiếng lòng tri ân của 0,25
Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh của
đất nước Tây Ban Nha. Thị phẩm thể hiện rõ nỗ lực cách
tân thơ ca của Thanh Thảo với tư duy nghệ thuật độc đáo
của thơ tượng trưng, siêu thực.
- Đoạn thơ thuộc phần giữa của thi phẩm, là những cảm
xúc, suy tưởng của chủ thể trữ tình về cái chết bị phần của
Lorca, về tiếng đàn – sự nghiệp nghệ thuật của Lorca sau
khi ông chết.
0,25
- Về nghệ thuật: Cần làm rõ được tính hiện đại, mới mẻ
của đoạn thơ qua các yếu tố:
+ Sự tương giao giữa âm thanh với hình ảnh, màu sắc qua
nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu,
tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn…
+ Chuỗi chi tiết, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, đan
xen giữa ảo và thực, mở ra những liên tưởng đa chiều:
tiếng đàn, bầu trời cô gái, giọt nước mắt vầng trăng... 0,5
+ Sự đẩy mạnh nhạc tính trong đoạn thơ bằng hệ thống
điệp từ, điệp cấu trúc, phối trộn thanh điệu, vắt dòng câu
thơ... 0,5
+ Phá vỡ quy định ngữ pháp thông thường (không viết hoa
đầu dòng thơ), tạo suối cảm xúc liền mạch miên man như
vô tận.
-Về nội dung, cần làm nổi bật dược đoạn thơ là sự “rút 0,25
gan rút ruột” của Thanh Thảo, là những cảm xúc sâu sắc,
chân thành nhất của thi sĩ:
+ Cảm xúc xót thương vô hạn của nhà thơ vỡ òa trước cái 0,25
chết đầy bi phẫn của Lorca: Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ
tan...
+ Từ niềm cảm thương sâu sắc, Thanh Thảo nhìn tiếng đàn
(một biểu tượng của nghệ thuật Lorca) như một số phận

157
đau thương: ròng ròng máu chảy...
+ Tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với Lorca thể hiện ở
sự thấu hiểu, ngợi ca sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ, kiên
cường của tiếng đàn – nghệ thuật Lorca: không ai chôn cất
tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang..., vượt lên trên 0,5
hiện tực đầy tàn bạo, cả con người và nghệ thuật của Lorca
cùng đi vào cõi bất tử 0,5

1,0

*Bình luận ý kiến:


- Ý kiến của Thanh Thảo đúng đắn, sâu sắc, thể hiện khát
vọng cách tân, tâm huyết của ông trên con đường sáng tạo 0,5
thơ ca. Đoạn trích trên nói riêng, bài thơ Đàn ghi ta của
Lorca nói chung là minh chứng tiêu biểu cho quan niệm
nghệ thuật của Thanh Thảo.
- Đây không chỉ là tâm niệm đúng đắn của riêng ông mà
còn là yêu cầu chung của thơ ca chân chính.
- Lời phát biểu của Thanh Thảo gợi mở bài học cho người 0,5
sáng tác và người tiếp nhận:
+ Thi sĩ cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng
đổi mới, cách tân thơ ca; đồng thời cần sống sâu sắc với
cuộc đời, con người để có thể “rút ruột rút gan” làm nên 1,0
những áng thơ chan chứa tình đời, tình người.
+ Người đọc cũng phải sống hết mình với thơ, có đủ tầm
tiếp nhận để cảm nhận được những đổi mới, sáng tạo và
tâm huyết của nhà thơ gửi gắm vào câu chữ.
d. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,5
đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

158
159
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(8 điểm). Đọc câu truyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Có hai vợ chồng,
một người nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề ăn xin và góp nhặt được một
số vốn. Một hôm Thạch Sùng nhìn điềm trời đoán biết sẽ mưa lụt to, nên đem tiền lên
đong gạo. Tháng Tám năm ấy, trời làm một trận lụt lớn, làm giá gạo tăng vọt. Thạch
Sùng đem số gạo tích trữ của mình ra bán, trở nên giàu có và thôi nghề ăn xin.
Thạch Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia
tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận
công.
Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất,
khi gặp Thạch Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe
mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:
Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng có thì chúng
tôi mới tin. Hai ngài hãy trung của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho
bên được mười thắng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho...
- Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ
gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thuỷ
tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng... Vẫn không ai chịu kém ai.
Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phải mấy viên hoạn quan nhiều
mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Thạch Sùng đưa ra mẻ
kho.
Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cũng khổ lắm mới dùng để nấu
thức ăn, mà lúc đó Thạch Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có
nên đành thua cuộc.
Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô
tỳ... đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây
dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng. Rồi ông chết, hóa thành con thạch
sùng. Thạch sùng thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của.
Câu hỏi:
Qua câu truyện Sự tích Thạch Sùng, Anh/ Chị hãy rút ra vấn đề cần nghị
luận qua sự việc “cái mẻ kho” làm nên đoạn kết. Viết bài văn về vấn đề nghị luận đó.
Câu 2 (12 điểm). Qua các bài thơ, ca dao đã học hoặc đã đọc, anh(chị).
Hãy làm rõ thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến và phụ nữ
Việt Nam ngày nay.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11

160
Câu 1( 8 điểm):
1.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm)
• Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết
luận.
Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết
tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng
tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận
thức của cá nhân.
• Điểm 0,125: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận,
nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên, phần Thân
bài chỉ có 1 đoạn văn.
• Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc
cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
• Điểm 0, 5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
• Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
• Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề
khác.
3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp
giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phong phú, cụ thể và
sinh động (2,5 - 3,0 điểm).
4.Cụ thể:
Qua câu truyện Sự tích Thạch Sùng, vấn đề cần nghị luận qua sự việc
“cái mẻ kho” làm nên đoạn kết là: có mới nới cũ.
-Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận thông qua câu truyện Sự tích
Thạch Sùng (Thạch Sùng đã có mới, nới cũ như thế nào?)
-Thân bài:
+Giải thích thế nào là có mới và thế nào là nới cũ (Giải thích nghĩa đen
của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa,
nội dung 2 điểm vấn đề) 0,5 điểm
+ Phân tích và chứng minh những mặt sai của “có mới nới cũ”
+ Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến...):
• Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, 2 điểm
đóng 1 điểm
góp – hạn chế 1 điểm
• Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn
đề

161
• Mở rộng vấn đề

1,5 điểm
1 điểm
+Rút bài học nhận thức và hành động. 0,5 điểm
-Kết bài: 0,5 điểm
- Khẳng định chung về có mới nới cũ.
- Lời nhắn gửi đến mọi người
CÂU 2 ( 12 điểm):
-Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2 điểm
-Thân bài: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng 4 điểm
cần có các ý sau :
+Thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ xưa:
Họ không quyết định được tình duyên của mình, bị ép gả, bị
ngăn cản tình yêu trong sáng mà họ lựa chọn. Họ bị ràng buộc bởi “Tam
tòng, tứ đức”, những lễ giáo phong kiến khắt khe, lỗi thời. Họ thường
bộc lộ mình một cách kín đáo, tế nhị qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
Nhiều câu hát của họ thường mở đầu bằng cụm từ “Em như” hoặc
“Thân em như”. Những câu hát như thế thường gợi nhớ về những kỷ
niệm buồn, chất chứa bao thương cảm, tủi hờn.
Thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, bạc đãi, thậm chí bị chà đạp
phũ phàng. Nguyên nhân gây nên sự đau khổ, thiệt thòi ấy là do chế độ
trọng nam khinh nữ. Họ như một món hàng để trao đổi, mua bán, mua
vui. Mặc dầu vậy, họ vẫn luôn ý thức sâu sắc về bản thân mình, về vẻ
đẹp bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong. Nhiều câu ca dao thể hiện sự
oán trách, thương xót cho số kiếp của mình. Đó cũng chính là sự lên án 4 điểm
XH, lời đấu tranh cho quyền sống bình đẳng, hạnh phúc, quyền có địa
vị XH xứng đáng 4 điểm của người phụ nữ.
+ Thân phận người phụ nữ ngày nay:
Họ quyết định được tình duyên của mình...
Họ được tự do, được yêu thương, chia sẻ
Bình đẳng, bình quyền. Tham gia nhiều công việc xã hội...

2 điểm
-Kết bài: Nhận xét chung về những câu hát than thân, ca dao, bài thơ về
người phụ nữ. Đồng cảm với thân phận của người phụ nữ xưa, đồng
thời thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống hiện tại.

162
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC: 2019 – 2020

MÔN THI: NGỮ VĂN

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời
gian phát đề

I. Phần chung: Dành cho thí sinh hệ THPT và GDTX

Câu 1.(8 điểm)

Con người – bông hoa điếc

Có một câu chuyện dân gian về Con Người – Bông hoa điếc. Con người ấy thích
ca hát vui chơi, không thích ở lâu một chỗ. Tất cả thời gian người đó dùng để thưởng
ngoạn từ cánh đồng xanh đến bãi cỏ điểm hoa, từ bãi cỏ điểm hoa đến cánh rừng
xanh bát ngát. Rồi người đó sinh ra một caauju con trai. Con người hoa điếc treo nôi
con vào một cành cây sồi rồi ngồi và hát. Đứa con lớn lên không phải từng ngày mà
là từng giờ. Một ngày kia, đứa con bước ra khỏi nôi, đến canhjcha và nói:

- Cha ơi, cha chỉ cho con xem những gì cha đã làm ra với đôi bàn tay của chính
mình?

Người cha ngạc nhiên về lời khôn ngoan của đứa con và mim cười. Anh ta suy nghĩ
xem nên chỉ cái gì cho con... Đứa con chờ đợi, song người cha ngừng hát à im lặng.
Đứa con nhìn cây sồi cao và hỏi:

- Phải chăng cha đang trồng cây sồi này? NGười cha cúi đầu im lặng. Đúa con
dắt cha ra cánh đồng, nhìn bông lúa mạch mấy hạt, nó hỏi: - Phải chăng cha đã trồng
nên bông lúa này? Người cha lại cúi đầu thấp hơn và im lặng.

Đứa con cùng người cha đến một cái ao sâu. Nó nhìn bầu trời xanh thẳm phản chiếu
trong nước và nói:

- Cha ơi, cha hãy nói một lời khôn ngoan...

(...) Anh ta cúi đầu càng thấp hơn và im lặng... Vì thế là anh ta biến thành một cây có
hoa điếc. Cây cỏ này nở hoa từ mùa xuân đến mùa thu nhung không có hương vị,
không cho quả, cho hạt.

163
(Nguyễn Công Khanh, Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, NXB
Đại học Sư phạm, 2019, tr.99) Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gợi ra
từ câu chuyện trên.

II/Phần riêng

Câu 2a.(12,0 điểm) Dành cho thí sinh hệ GDTX

Trong “thơ - điệu hôn trong kiến trúc ngôn từ”, tác giả Chu Văn Sơn có viết: “Cái
hồn của thơ không phải là chữ, mà là cái vầng sáng tỏ mờ bao quanh mỗi chữ”

(Chu Văn Sơn, Thơ, điệu hồn và cấu trúc, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.10)

Bằng trải nghiệm thơ ca, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 2b. (12,0 điểm) Dành cho thí sinh hệ THPT

Nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn có viết: “Công việc sáng tác, nhất là làm thơ, hẳn bao
giờ cũng do sự bức xúc của nhu cầu bộc loại nội tâm...”

(Nguyễn Trọng Hoàn, Năng lượng của văn chương, NXB Văn học, 2019, tr.84)

Bằng trải nghiệm thơ ca, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu Hướng dẫn chấm Điể


m

Câu 1 Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gợi ra từ câu 8.0
chuyện Con người – bông hoa điếc

Yêu 1. Yêu cầu về kĩ năng


cầu
chun - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu rõ ràng; lập luận
g chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát, không mắc lỗi về từ ngữ và
ngữ pháp; biết vận dụng những hiểu biết về đời sống xã hội, có khả
năng bày tỏ thái độ, ý kiến cá nhân khi làm bài.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách, nhưng phải có lí lẽ và dẫn
chứng xác đáng, được tự do trình bày ý kiến cá nhân nhưng thái độ
phải chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội. Sau đây là một số định hướng:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.75

164
Yêu 2. Tóm tắt nội dung câu chuyện và rút ra bài học cuộc sống 1.0
cầu
cụ - Tóm tắt nội dung câu chuyện
thể
- Bài học cuộc sống: Mỗi người sinh ra trong cuộc đời cần phải tạo
ra giá trị sống: làm những việc có ích, có ý nghĩa cho bản thân và
cộng đồng (chứ không thể sống vô nghĩa như con người - bông hoa
điếc dành tất cả thời gian để thưởng ngoạn từ cánh đồng xanh đến
bãi cỏ điểm hoa, từ bãi cỏ điểm hoa đến cánh rừng xanh bát ngát.

3. Bàn luận vấn đề 4,5

- Bông hoa điếc là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những người sống hoài,
sống phí, sống không có mục tiêu, không tạo nên giá trị sống cho
đời. Cách sống vô vị này sẽ gây phiền toái cho người thân và xã hội.

-Tạo ra giá trị sống không nhất thiết phải là những việc lớn lao mà
có thể chỉ là những việc làm đơn giản, có ý nghĩa trong đời sống vật
chất và tinh thần

- Tạo ra giá trị sống không chỉ là niềm hạnh phúc, là ý nghĩa của

con người trong cuộc đời mà còn góp phần đem lại lợi ích cho cộng
đồng, xã hội.

- Phê phán những người sống một cuộc đời vô vị, không làm được
điều gì có ích, thiếu ý chí, niềm tin....

* Thí sinh cần lấy dẫn chứng từ văn bản và thực tế đời sống để minh
họa cho quan điểm của bản thân.

4. Bài học nhận thức và hành động 1.0

- Cách sống của mỗi người phản ánh các giá trị soongas mà người
đó theo đuổi.

- Mỗi người cần xác định mục tiêu sống phù hợp, có ý nghĩa và nỗ
lực thực hiện nó.

5. Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0.75

2a Trong “thơ - điệu hồn trong kiến trúc ngôn từ”, tác giả Chu Văn Sơn
có viết: “Cái hồn của thơ không phải là chữ, mà là cái vầng sáng tỏ
mờ bao quanh mỗi chữ”. (Chu Văn Sơn, Thơ, điệu hồn và cấu trúc,
NXB Hội nhà văn, 2019, tr.10). Bằng trải nghiệm thơ ca, anh/chị

165
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Yêu 1.Yêu cầu về kĩ năng


cầu
chu - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học, biết kết hợp
nhiều thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề.
Ng
- Bố cục bài viết rõ ràng, thuyết phục bằng các luận điểm; có khả
năng khái | quát, tổng hợp vấn đề cầu

- Diễn đạt trôi chay, câu văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc
lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

- Biết vận dụng kiến thức để phân tích và chứng minh một vấn đề lý
luận đặc trưng của thơ ca.

2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày
khác nhau, biết vận dụng kiến thức về lí luận, tác giả và tác phẩm
văn học để làm sáng tỏ vấn đề

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0

2. Giải thích 2,0

Yêu - Thơ: Là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ
cầu tình thường có vàn có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của
chu người viết.

ng - Cái hồn của thơ: là cảm xúc thấm nhuần trong thơ.

- Chữ: là hình thức bên ngoài của thơ.

- Cái vầng sáng tỏ mờ bao quanh mỗi chữ: là hiện thực cuộc sống
được lắng đọng và thanh lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ.

-> Ý kiến của Chu Văn Sơn khẳng định: Cái hồn của thơ là cảm xúc
đã hóa thân vào ngôn ngữ, song nó không thể đồng nhất với ngôn
ngữ.

3. Bình luận 2,0

- Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là cái do tình sinh ra (Viên Mai)

- Cái hồn của thợ phải gắn liền và góp phần sửa sang hiện thực cuộc
sống.

-Để tạo ra những vầng sáng tỏ mờ đòi hỏi người nghệ sĩ phải cso sự

166
trải nghiệm, cái nhìn sâu sắc, những rung cảm mãnh liệt trước cuộc
đời.

- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ phải có tính tiêu biểu, điểm hình.
Cam xúc trong thơ nhất định là của một con người - cá nhân trong
hoàn cảnh cụ thế nhưng đồng thời nó không đóng kín, khép lại cho
riêng nhà thờ mà CalII xúc đó còn là sự đại diện cho phát ngôn cho
tâm tình, suy nghĩ của nhiều người; cảm xúc thì càng có tính tiêu
biểu, điển hình thì càng tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt và quảng
đại.

- Bên cạnh cảm xúc, làm nên thành công cho tác phẩm thơ còn phụ
thuộc vào những yếu tố khác như thị tứ, hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu
của thơ...

 4. Chứng minh Thí sinh chọn và phân tích ít nhất hai tác phẩm thơ 4,0
của hai tác giả để làm rõ các ý ở phần 3

5. Mở rộng - nâng cao 2,0

- Thơ “có hồn” phải có sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật, phải là sự khám phá về nội dung và sáng tạo về
nghệ thuật

- Ý kiến trên mở ra định hướng cho người sáng tác và tiếp nhận

6. Khẳng định lại vấn đề 1,0

2a Nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn có viết: “Công việc sáng tác, nhất là
làm thơ, hơn bao giờ cũng do sự bức xúc của nhu cầu bộc lộ nội
tâm...” (Nguyễn Trọng Hoàn, Năng lượng của văn chương, NXB
Văn học, 2019, tr.84)

Yêu  1.Yêu cầu về kĩ năng


cầu
chu - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học, biết kết hợp
ng nhiều thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề.

- Bố cục bài viết rõ ràng, thuyết phục bằng các luận điểm; có khả
năng khái quát, tổng hợp vấn đề

- Diễn đạt trôi chảy, câu văn trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc
lỗi. chính tả, lỗ dùng từ và ngữ pháp.

- Biết vận dụng kiến thức để phân tích và chứng minh một vấn đề lý
luận đặc trưng của thơ ca.

167
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày
khác nhau, biết vận dụng kiến thức về lí luận, tác giả và tác phẩm
văn học để làm sáng tỏ vấn đề.

 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0

2. Giải thích 2,0

- Công việc sáng tác: là lao động sáng tạo của người nghệ sĩ ngôn từ

- Sự bức xúc của nhu cầu bộ loojo nội tâm: là nhu cầu giãi bày tình
cảm, cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn ->Ý kiến khẳng định tình cảm,
cảm xúc là yếu tố cốt lõi trong quá trình sáng tác thơ ca.

3. Bình luận 2,0

- Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là cái do tình sinh ra (Viên Mai)

- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ là những rung động mãnh liệt trước
cuộc

- Tình cảm trong thơ là thứ tình cảm được lắng đọng và thanh lọc
qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với sự suy nghĩ và chứa đựng tư
tưởng nhân sinh

- Bên cạnh cảm xúc, làm nên thành công cho tác phẩm thơ còn phụ
thuộc vào những yếu tố khác như thị tứ, hình ảnh, âm điệu, nhịpđiệu
của thơ...

4. Chứng minh: Thí sinh chọn và phân tích ít nhất hai tác phẩm thơ 4,0
của hai tác giả để làm rõ các ý ở phần 3

 5. Mở rộng - nâng cao 2,0

- Nhà thơ, trong quá trình sáng tác phải có xúc cảm mãnh liệt, chân
thành, tài năng nghệ thuật điêu luyện.

- Người đọc thơ phải cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn, có năng lực
rung cảm và nhạy bén trước ngôn từ nghệ thuật, có sự đồng điệu với
tác giả

6. Khẳng định lại vấn đề 1,0

*Lưu ý: Trân trọng, khuyến khích những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện
vấn đề và có cảm xúc văn chương thực sự.

168
169
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài:
150 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau: Napoleon - người chinh phục cả thế giới - đã nói: “Những ngày
hạnh phúc thực sự của tôi gặp lại chưa được một tuần”, còn Helen Keller - người
phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc - lại nói: “Cuộc đời tôi không có
một ngày nào là không hạnh phúc.”

Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của nguy khác.
Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của
riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn tới hạnh
phúc.

Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt
"người thứ ba” không rõ chân tướng mà bạn cứ phải nhìn trước ngó sau? Nổi bất
mãn ngày một lớn dân của bạn có phải xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác
không?

Tất nhiên, không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu
hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá đối với sự trưởng thành
của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta
vốn giống như một chiếc gương tạo nên từ sự đánh giá và công nhận của người khác.
Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới
có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc...

Tôi xin hỏi:

Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?

Triết lý sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí để biến triết lý đó thành sự
thật.

(Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, Rando Kim, Kim Ngân dịch, NXB Hà Nội
2016, tr.249-250)

170
- Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1(1,0 điểm): Theo tác giả, điều gì khiến con người tin vào cách sống của bản
thân và cảm thấy hạnh phúc?

Câu 2(1,5 điểm):Những câu hỏi mà người viết đặt ra trong đoạn trích hướng tới mục
đích gì?

Câu 3(1,5 điểm):Vì sao tác giả cho rằng: “Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá
trị quan và hạnh phúc của người khác”?

Câu 4 (2,0 điểm):Nêu triết lí sống của riêng anh/chị và lí giải vì sao chọn triết lí ấy?

II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): “Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay là nô lệ
của ánh mắt người đời?”

Từ trải nghiệm của bản thân, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận trả
lời câu hỏi trên.

Câu 2 (10,0 điểm):

Trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong
thơ, có lẽ chẳng ta tìm nó trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ
không những là nhịp điệu băng bằng, trắc trắc, lên bống xuống trầm như tiếng đàn
êm ; Nhạc của thơ không giới hạn ở thứ nhạc ngoài tai ấy. Thơ có một thứ nhạc nữa,

một thứ nhạc điệu bên trong, một thứ nhạc của hình ảnh, của tình ý, nói chung là của
tâm hồn.”

(Ngữ văn 12,Tập một, NXBGD 2016, tr.58-


59)

Anh/chị hãy lắng nghe nhạc điệu bên ngoài và nhạc điệu bên trong của bài thơ “Tây
Tiến”' (Quang Dũng).Từ đó, hãy chia sẻ kinh nghiệm lắng nghe tiếng nhạc kì diệu của
thơ

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc - hiểu (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, điều khiến con người tin vào cách sống của bản thân
và cảm thấy hạnh phúc là : tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác.

171
* Lưu ý: Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

Câu 2 (1,5 điểm): Những câu hỏi mà người viết đặt ra trong đoạn trích hướng tới mục
đích:

-Thể hiện sự suy tư, trăn trở của tác giả về hạnh phúc thật sự của con người.(0,75
điểm)

-Tăng tính đối thoại với người đọc về vấn đề cần bàn luận.(0,75 điểm)

* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai,
không trả lời thì không cho điểm.

Câu 3 (1,5 điểm): Tác giả cho rằng: “Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị
quan và hạnh phúc của người khác” vì:

- Mỗi con người đều có chủ kiến về giá trị bản thân và quan niệm riêng về hạnh phúc.
(1,0 điểm)

- Những lời bình phẩm tùy tiện có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận về hạnh phúc
của người khác.(0,5 điểm)

* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai,
không trả lời thì không cho điểm.

Câu 4 (2,0 điểm):

- HS nêu triết lí sống của riêng mình nhưng không ngược với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật (0,5 điểm)

- Lí giải: (1,5 điểm)

+ Lí giải hợp lí, thuyết phục, sâu sắc về vấn đề (1,5 điểm)

+Có ý thức lí giải hợp lí(1,0 điểm)

+Có ý thức lí giải nhưng còn chung chung, sơ sài(0,5 điểm)

+Không lí giải thì không cho điểm.

Phần II. Làm văn (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Yêu cầu chung:

- Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội

- Lập luận rõ ràng, có sức thuyết phục

172
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, có giọng điệu riêng.

Yêu cầu cụ thể:

-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: HS nêu câu trả lời riêng của bản thân:

+Hoặc thấy mình là chủ nhân của hạnh phúc bản thân.

+Hoặc thấy mình là nô lệ của ánh mắt người đời.

+Hoặc ý kiến khác.

- Triển khai vấn đề cần nghị luận: HS vận dụng phối hợp các thao tác lập luận và
trải nghiệm của bản thân để bày tỏ quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục, sâu
sắc theo những cách khác nhau. Sau đây là một số định hướng: + Nếu bạn là chủ
nhân của hạnh phúc bản thân:

++Là chủ nhân của hạnh phúc cá nhân, bạn được chủ động kiến tạo cuộc sống cho
mình; được sống là chính mình, được sống thật với những cảm xúc, giá trị, tài năng
vốn có; khám phá và phát huy được tiềm năng của bản thân, làm những điều mình
thích; cống hiến nhiều nhất cho cộng đồng và tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời.

++ Để trở thành chủ nhân của hạnh phúc bản thân, mỗi người cần xác định cho mình
mục đích, lí tưởng sống cao đẹp; đặt hạnh phúc cá nhân trong mối quan hệ với hạnh
phúc cộng đồng.

++ Là chủ nhân của hạnh phúc bản thân nhưng mỗi người cũng cần đặt mình dưới
ánh mắt người đời để ta soi vào, nhận diện và hoàn thiện bản thân, khi đó hạnh phúc
mới thực sự trọn vẹn.

+ Nếu bạn là nô lệ của ánh mắt người đời:

++ Là nô lệ của ánh mắt người đời, bạn không chủ động được cuộc sống của mình;
cách nhìn, cách suy nghĩ, đánh giá, thái độ, cảm xúc của người khác sẽ chi phối bản
thân bạn; khiến bạn đánh mất chính mình, trở thành cái bóng của người khác.

++ Để không trở thành nô lệ dưới con mắt người đời, con người cần có bản lĩnh, có
chính kiến, chủ động trong suy nghĩ, công việc... +Ý kiến riêng:HS nêu kiến giải
riêng một cách hợp lí, thuyết phục..

Gợi ý về thang điểm:

- Điểm 3,5 - 4,0: Viết đoạn văn có sức thuyết phục cao, ý tứ phong phú, lập luận chặt
chẽ, biết chọn lựa, khai thác dẫn chứng phù hợp. Diên đạt tốt. Có giọng điệu riêng.

- Điểm 2.75 - 3,25: Viết đoạn văn có sức thuyết phục, biết cách lập luận để làm sáng
tỏ vấn đề, đảm bảo về ý. Diễn đạt rõ ràng.

173
- Điểm 2,0 - 2,5: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, triển khai được vấn đề nghị luận nhưng
ý còn hạn chế hoặc lập luận chưa thực sự thuyết phục. Còn có một vài lỗi nhỏ trong
diễn đạt, chính tả.

- Điểm 0,25 - 1,75: Viết đoạn văn còn nhiều hạn chế về ý tứ, về lập luận, về diễn đạt.

- Điểm 0: Làm sai hoặc không làm.

Câu 2 (10,0 điểm) Yêu cầu chung:

- Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

- Bố cục bài mạch lạc, chặt chẽ.

- Biết cách phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển
khai vấn đề nghị luận.

- Diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc.

Yêu cầu cụ thể:HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một gợi ý

I. Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5 điểm)

-Giới thiệu nhận định của Nguyễn Đình Thi, tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

II. Giải thích ý kiến (1,5 điểm)

1.1. Giải thích:

-Nhạc điệu bên ngoài: là nhạc điệu được tạo nên bởi cách tổ chức các yếu tố ngôn
ngữ: thể thơ, thanh điệu, vần điệu, cách ngắt nhịp ...

- Nhạc điệu bên trong: là nhạc điệu của tâm hồn nhà thơ, được tạo nên bởi hình ảnh,
tình ý .

 Nội dung ý kiến: Nguyễn Đình Thi khẳng định nhạc điệu là yếu tố làm nên điều kì
diệu của ngôn ngữ thơ. Nhạc điệu của thơ là sự phối hợp giữa nhạc điệu bên trong và
nhạc điệu bên ngoài.

1.2.Cơ sở: Nhận định của Nguyễn Đình Thi bắt nguồn từ đặc trưng của thơ (Thơ là
một hình thức sáng tác văn học thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt,
giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm “Thi trung hữu nhạc”).

III. Lắng nghe nhạc điệu trong Tây Tiến -Quang Dũng (6,0 điểm)

1.Nhạc điệu bên ngoài(2,0 điểm ):HS biết cách chọn lọc DC, phân tích để làm sáng
tỏ vấn đề.

174
- Thể thơ: Thể thơ thất ngôn mang âm hưởng trầm hùng, cổ kính làm sống lại thể
hành cổ xưa. - Cách gieo vần: Bài thơ được gieo vần vừa liên tiếp vừa gián cách, với
những âm mở (ơi, chơi vơi, hơi, trời, khơi...) đặt cuối các câu thơ tạo âm hưởng ngân
dài, vang xa.

- Cách sử dụng từ ngữ:

+ Từ láy:Những từ láy: chơi vơi,thăm thẳm, chiều chiều, đêm đêm, đong đưa... như
những nốt nhạc luyến láy, hồi hoàn, da diết.

+ Từ Hán-Việt: đoàn binh, biên cương, viễn xứ, khúc độc hành... gợi âm hưởng hào
hùng, bi tráng, trang trọng, thiêng liêng của một khúc tráng ca.

- Cách phối thanh điệu: Phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng - trắc: thanh trắc
mang âm hưởng rắn rỏi, gân guốc, trúc trắc đan xen là những thanh bằng mang âm
hưởng nhẹ nhàng, êm đềm, mênh mang.

- Nhịp điệu: ngắt nhịp linh hoạt4/3, 2/2/3 ... cùng với nghệ thuật đối xứng tạo nên bản
hòa âm Tây Tiến.

Nhạc điệu bên ngoài đưa Tây Tiến trở thành bản nhạc ngôn ngữ, hội tụ những đặc
sắc trong nghệ thuật biểu hiện nhạc tính trong thơ.“Đọc Tây Tiến, có cảm giác như
ngậm âm nhạc trong miệng -Xuân Diệu. Nhạc điệu bên ngoài là yếu tố hình thức đầu
tiên lôi cuốn và lay thức người đọc, là chiếc chìa khóa giúp người đọc khám phá nhạc
tính của một thị phẩm,

2. Nhạc điệu bên trong (3,5 điểm):HS biết cách chọn lọc DC, phân tích để làm sáng
ta vấn đề.

2.1. Nhạc điệu hào hùng, bị trang (1,5 điểm):

- Hào hùng : Cảm xúc mãnh liệt về một thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hoang sơ
vừa dữ dội, khắc nghiệt ; cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp lí tưởng của người lính Tây Tiến.

- Bi tráng: Sự đồng cảm với những gian khổ của đời sống chiến trường; ca ngợi sự hi
sinh bi tráng, khẳng định sự bất tử của người lính Tây Tiến.

2.2. Nhạc điệutrữ tình, lãng mạn(2,0 điểm):

- Trữ tình: Nỗi nhớ da diết bao trùm, trải dọc bài thơ như những tia hội quang về miên
kí ức; cảm xúc bâng khuâng, man mác về một thiên nhiên miền Tây thơ mộng, trữ
tình.

- Lãng mạn: Cảm xúc nhớ nhung, khắc khoải về những kỉ niệm ấm tình quân dân;
cảm xúc nồng nàn, xao xuyến về những khoảnh khắc lãng mạn, tâm hồn đa tình, hào
hoa của người lính Tây Tiến.

175
Lắng nghe nhạc điệu trong thơ ta thấy âm vang tâm hồn thi sĩ, hòa nhịp cùng tiếng
lòng nhà thơ trước cuộc đời: “Thơ là tiếng lòng”- Diệp Tiếp. Nhạc điệu bên trong là
yếu tố để lại dư âm trong lòng người đọc, làm nên sức sống cho thi ca.

3.Sự hòa điệu giữa nhạc điệu bên ngoài và bên trong (0,5 điểm):

- Nhạc điệu bên ngoài là nhịp cầu nối để người đọc bước vào thế giới nhạc điệu bên
trong tâm hồn thi sĩ. Nhà thơ đã tìm thấy ở nhạc điệu bên ngoài một hình thức biểu
hiện mang xúc cảm thẩm mĩ. Tác phẩm thơ giá trị và có sức sống lâu bền phải là sự
cộng hưởng của hai điệu nhạc ấy. - Qua nhạc điệu trong thơ người đọc thấy được cái
tài và tình của người nghệ sĩ.

4. Đánh giá, bàn luận (1,0 điểm):

- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi ngắn gọn nhưng rất xác đáng, đã khẳng định được đặc
trưng cơ bản của thơ. Ý kiến trên là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu của
một nhà lí luận phê bình văn học và rung động thổ, thực tiễn sáng tác của một thi sĩ.

- Ý kiến là bài học cho người sáng tác thơ, đồng thời có tác dụng định hướng cho
người đọc trong quá trình tiếp nhận thơ.

IV. Chia sẻ kinh nghiệm lắng nghe tiếng nhạc kì diệu của thơ(1,0 điểm):

HS có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hợp lí, thuyết phục, sâu sắc. Tham khảo
một số gợi ý:-Cần tìm hiểu về đặc trưng của thơ và nhạc điệu trong thơ.

-Từ “nghe nhạc điệu bên ngoài để “lăng” vào thế giới nhạc điệu trong tâm hồn nhà
thơ.

-Cần có sự đồng điệu giữa người tiếp nhận thơ và người sáng tác thơ.

-Biết lắng nghe nhạc điệu của cuộc sống quanh ta để lắng nghe nhạc điệu trong thơ,
ngược lại qua nhạc điệu trong thơ để rung động với những giai điệu của cuộc sống.

Lưu ý :HS nêu được từ 2 ý trở lên cho 1,0 điểm.

Gợi ý về thang điểm:

- Điểm 8,0 - 10,0: Bài làm có sức thuyết phục cao, ý tứ phong phú, sâu sắc, lập luận
chặt chẽ, biết chọn lựa, khai thác dẫn chứng phù hợp, biết liên hệ, so sánh, mở rộng
và chia sẻ kinh nghiệm phù hợp, sâu sắc. Diễn đạt tốt, có giọng điệu riêng.

- Điểm 7,0 – 7,75: Bài viết có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề, đảm bảo về
ý, lập luận khá chặt chẽ, biết chia sẻ kinh nghiệm phù hợp. Diễn đạt rõ ràng.

176
- Điểm 5,0 - 6,75: Đảm bảo bố cục bài văn, triển khai vấn đề nghị luận nhưng ý còn
hạn chế hoặc lập luận chưa thực sự thuyết phục. Chia sẻ kinh nghiệm chung chung.
Còn có một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt.

- Điểm 3,5 - 4,75: Bài làm còn nhiều hạn chế về ý, về lập luận, về diễn đạt. Không
biết chia sẻ kinh nghiệm. - Điểm 0,25 - 3,25: Bài làm còn mắc quá nhiều lỗi về kiến
thức, về kĩ năng, không hoàn chỉnh.

- Điểm 0: Làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài.

Lưu ý:

+Người chấm tránh đếm ý cho điểm, cân nhắc toàn bài để đánh giá.

+ Khuyến khích những bài có kết cấu, ý tưởng sáng tạo, kiến giải riêng hợp lí, thuyết
phục.

+Thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi phần. Nếu thí sinh chưa đáp ứng được
những yêu cầu về kĩ năng làm bài, chỉ phân tích tác phẩm, không có định hướng thì
không cho điểm tối đa.

177
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài: 150
phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Tất cả chúng ta, mỗi người đều có một hình ảnh hoàn mỹ nhất. Để tiến dần đến hình
ảnh đó, con người đang nỗ lực đấu tranh với những giới hạn đặt ra với bản thân...

. Bởi thế, dù cho chẳng thể nào tạo ra những thay đổi to lớn làm xoay chuyển thế giới,
cuộc sống của bạn vẫn có giá trị. Chỉ cần bạn luôn nỗ lực hướng tới “một cái tôi”
mới mẻ hơn. - Nếu vậy làm thế nào để có thể trở thành tội hoàn mỹ nhất?

[...] Cũng không cần phải có sự công nhận của người khác, điểm then chốt là ở bản
thân. Do vậy, không phải lương bổng hay chức vụ khiến người khác ghen tị, cũng
không phải là thành công của con cái hay bạn đời, mà quan trọng là bản thân mình
không ngừng học hỏi và trưởng thành từng chút một để trở thành một con người toàn
vẹn. Nói cách khác, thứ làm nên giá trị của chúng ta không phải là đánh giá của
người đời,... Chúng ta là chính những gì mà bản thân nỗ lực hướng đến. .

|Nỗ lực đó thường được tạo dựng từng chút một. Vì vậy, quan trọng là phải cảm nhận
được niềm vui mỗi ngày mỗi ngày trôi qua mình lại trở thành con người tốt hơn một
chút. Hạnh phúc của con người không phải là giá trị tuyệt đối, mà được quyết định
bởi những giá trị tịnh tiến. Để hạnh phúc hơn, không nhất thiết phải sở hữu tới một
mức tuyệt đối nào đó, mà chỉ cần có thể có nhiều hơn bây giờ một chút, có nhiều hơn
mong đợi một chút, như thế là đã hạnh phúc rồi.

Làm thế nào để có thể làm cho bản thân mình giàu có hơn? Giàu có ở đây không
phải là của cải sở hữu, mà là cái tôi của mình giàu có hơn. Bởi vậy, quan trọng là trải
nghiệm chứ không phải là sở hữu. Vật sở hữu có thể mất đi bất cứ lúc nào, những trải
nghiệm sống sẽ trở thành một phần của bản thân, không ai có thể tước đoạt. Khám
phá, học hỏi thật nhiều để trưởng thành hơn, đó chính là sự giàu có của cuộc đời.

(Trích Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, Rando Kim, Kim Ngân dịch,

NXB Hà Nội, 2016, tr.87-88- 89)

Thực hiện các yêu cầu:

178
Câu 1 (1,0 điểm): Theo tác giả, điều làm nên giá trị cuộc sống của mỗi người là gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hạnh phúc của con người
không phải là giá trị tuyệt đối, mà được quyết định bởi những giá trị tịnh tiến.”?

Câu 3 (2,0 điểm): Nêu mối liên hệ giữa trải nghiệm, sở hữu và giàu có được nói đến
trong đoạn trích?

Câu 4 (3,0 điểm): Anh/chị có phải là người giàu có không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (12,0 điểm)

Trong Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã nhiều lần thay đổi điểm nhìn để khám
phá vẻ đẹp của Sông Đà: Khi ở trên tàu bay nhìn xuống: “Con Sông Đà tuôn dài
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”
- Khi lại là một du khách đi thuyền trên sông: “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô
nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi
đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.
Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích
tuổi xưa.”

(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục, 2008, tr.191)

Phân tích sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua hai điểm nhìn trên.

ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câ Nội dung Điể


u m

I Đọc hiểu 8.0

1 Theo tác giả, điều làm nên giá trị cuộc sống của con người là: 1.0
luôn nỗ lực hướng tới một cái tôi” mới mẻ hơn: -Điểm 1,0:
Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác nhưng đúng
vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không


trả lời.

2 Hạnh phúc của con người không phải là những giá trị đã được 2.0
định sẵn, bất biến,... mà là những giá trị thay đổi theo thời
gian, khiến con người mỗi ngày trở nên tốt hơn mong đợi,

179
đem đến cho con người niềm vui, sự mãn nguyện,...

- Điểm 2.0: Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác
nhưng phải nêu rõ được bản chất vấn đề:- Điểm 1,0: Trả lời
đúng được một nửa ý trên.

- Điểm 0,5: Trả lời còn chung chung, sơ


sài.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

3 Trải nghiệm, sở hữu và giàu có có mối liên hệ biện chứng với 2.0
nhau:

-Trải nghiệm giúp con người được sở hữu những giá trị không
thể bị tước đoạt, làm cho con người trở nên giàu có về mặt
tinh thần.

- Sự giàu có thông qua trải nghiệm là sự giàu có bền vững vì


con người được sở hữu những giá trị do chính mình tạo ra...

- Điểm 2.0: Trả lời đúng như trên hoặc có cách diễn đạt khác
nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm 1,0: Trả lời được một nửa ý trên.

- Điểm 0,5: Trả lời còn chung chung, sơ sài.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

4  - Thí sinh trả lời câu hỏi: có/ không ý kiến khác: -Điểm 1,0: 3.0
Đưa ra phương án trả lời.

- Điểm 0:
Không trả lời.

- Lí giải: phải hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội:- Điểm 2.0: Lí giải sâu sắc, thuyết phục.

- Điểm 1,5: Lí giải thuyết phục.

- Điểm 1,0: Lí giải chung chung.

- Điểm 0,5: Lí giải sơ sài.

- Điểm 0: Lí giải không thuyết phục hoặc không lí giải

180
II LÀM VĂN 12

1. Yêu cầu về kỹ năng 1,0

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở
bài : bài, kết bài. Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn
đề, thân triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài
kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và đưa dẫn
chứng.

2. Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể triển khai theo nhiều 11,0
cách khác nhau song cần hợp lí và đảm bảo những ý chính
sau:

 a. Giải thích: 1,0

- Tài hoa: những sáng tạo độc đáo thể hiện phong cách của
người viết. đem đến sự hấp dẫn cho người đọc.

- Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở cách sử dụng
từ ngữ, cách viết câu, dùng các biện pháp tu từ sáng tạo, mới
mẻ.

b. Phân tích sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của 8,0
Nguyễn Tuân qua hai điểm nhìn:

- Khi thể hiện vẻ đẹp Sông Đà từ trên tàu bay nhìn xuống:

+ Từ ngữ: độc đáo, tinh tế, gợi cảm,... (HS phân tích cụm từ:
“áng tóc trữ tình”, ...).

+ Câu văn: Câu văn dài chia làm nhiều vế, uyển chuyển, tầng
tầng lớp lớp, co duỗi nhịp nhàng,...

+ Các biện pháp tu từ: so sánh (Con Sông Đà tuôn dài tuôn
dài như một áng tóc trữ tình”), điệp ngữ (“tuôn dài tuôn dài”),
đảo ngữ (“bung nở hoa ban hoa gạo”, “cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân”), ...

Qua đó, nhà văn làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng,
gợi cảm, đầy sức sống của Sông Đà.

181
- Khi thể hiện vẻ đẹp Sông Đà từ điểm nhìn của một du khách
đi thuyền trên sông:

+ Từ ngữ: mới lạ, chính xác,... (HS phân tích những từ ngữ,
cụm từ: “lặng tờ”, “bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa”,...).

+ Câu văn: Những câu văn chủ yếu là thanh bằng như những
giai điệu trữ tình êm ái,...

+ Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp cấu trúc câu ("Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi
niềm cổ tích tuổi xưa"),...

> Qua đó, tác giả miêu tả vẻ đẹp vừa tươi mới, tràn đầy nhựa
sống vừa tĩnh lặng, hoang sơ, ... của Sông Đà.

c. Đánh giá:

- Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân công
phu trong lao động nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo
nhà văn.

- Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã góp
phần làm ngôn ngữ Tiếng Việt giàu có, tinh tế hơn.

- Sự tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân góp
phần thể hiện vẻ đẹp của một cái tôi nhạy cảm, tinh tế, đắm
say trước vẻ đẹp của non sông, đất nước.

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=20,00 ĐIỂM

Gợi ý về thang điểm:

- Từ 10,0 đến 12,0 điểm: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức
phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có sáng tạo.

- Từ 7,0 đến 9,75 điểm: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên những phân tích, đánh giá
chưa thật sâu sắc; còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Từ 4,0 đến 6,75 điểm: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài; phân tích chưa
sâu; mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Từ 100 đến 3,75 điểm: Bài viết còn mắc nhiều lỗi về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt,
chính tả.

182
- Dưới 1,0 điểm: Không hiểu đề, chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi về diễn đạt,
chính tả.

- Điểm 0,0: Làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài

183
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NINH BÌNH NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1(8đ) Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình
thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao
bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn

ban?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dân
lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi
sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ
tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt ngày đêm chưa?

- Chưa! Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi cá, là
một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật: Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bị
chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như
thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quá, những niềm vui mà bạn
vừa nói đến. (Trần Hoài Dương)

Bài học cuộc sống mà anh (chị) tâm đắc nhất từ câu chuyện
trên?

Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về truyện ngắn, nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lương cho
rằng: “Truyện ngăn giống như nước hoa quả cô đặc”, còn nhà văn Mĩ Truman
Capote khẳng định: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được
dài”. Anh (chị) hiểu như thế nào về những ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ thông qua
một số truyện ngắn đặc sắc.

Câu Nội dung Điể

184
m

1 1. Yêu cầu về kỹ năng (8,0)Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài;
biết cách làm bài văn nghị luận

về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, bố cục ba phần rõ
ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.

2.Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện
rõ nhận thức của mình về một bài học cuộc sống được rút ra từ câu
chuyện. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

b. Giải quyết vấn đề 7,0

* Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện 2,0

- Cuộc trò chuyện giữa chim sâu, chiếc lá và hoa: Chim sâu thấy 1,0
chiếc lá nhỏ nhoi bình thường lại được hoa rất biết ơn; chim sâu cứ
tưởng chiếc lá đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành ngôi sao,
thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người ... nhưng không,
cả đời chiếc lá vẫn là chiếc lá như thế, giản đơn, bình thường nhưng
đã sống một cuộc sống có ý nghĩa.

- Câu chuyện chứa đựng nhiều bài học cuộc sống sâu sắc: 1,0

+ Bài học 1: Mỗi con người trong cuộc đời đều đảm nhận một thiên
chức thiêng liêng. Chúng ta cần ý thức về cái tôi cá nhân, về giá trị
của bản thân mình. Mỗi người phải biết sống khiêm tốn, thầm lặng
cống hiến để cho cuộc đời có ý nghĩa.

+ Bài học 2: Giá trị của con người thực chất lại kết tinh ở những điều
vô cùng bình thường, giản dị.

+ Bài học 3: Cuộc sống là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
Giống như bông hoa phải đặt cạnh chiếc lá, chiếc lá tôn vinh nét đẹp
của bông hoa. Cái tôi phải đặt trong cái ta, cái ta là sự tổng hòa của
những cái tôi nhỏ bé. Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên tốt đẹp,
có ý nghĩa.

+ Bài học 4: Cần phải tri ân với những con người nhỏ bé, bình
thường, nhưng đã lặng lẽ hy sinh để làm nên mùa xuân cuộc đời và sự

185
sống, bất tận.

* Bàn luận về một bài học tâm đắc nhất 5.0

- Giải thích ngắn gọn bài học. 1.0

- Chứng minh:+ Lý lẽ sắc sảo, thuyết phục. 2.5

+ Dẫn chứng: ++ Từ thực tế đời sống. 1.0

++ Danh ngôn, những bài học ý nghĩa. 0,5

 - Bình luận: 1,5

+ Khẳng định lại bài học. 0,25

+ Nêu phản đề (nếu có) 0,5

+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (thí sinh 0,75
cần liên | 0,75 hệ với những trải nghiệm của chính mình trong cuộc
sống để rút ra những bài học cho việc hoàn thiện nhân cách)

c. Kết thúc vấn đề 0,5

1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề
văn học đúng và trúng theo điểm) yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố
cục mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong
phú, chính xác, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững đặc trưng của thể loại
truyện ngắn và kiến thức về một số truyện ngắn đã học và đọc thêm,
thí sinh có thể trình bày bài viết theo những cách khác nhau nhưng
cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

b. Giải quyết vấn đề 11,0

 * Giải thích 3,0

- Ý kiến của Trương Hiền Lương và Truman Capote đều là những 0,5
định nghĩa sâu sắc, độc đáo về truyện ngắn: + “Nước hoa quả cô đặc”
(Trương Hiền Lương): dung lượng ít nhưng lại tinh túy -> Truyện
ngắn tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất,
tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng có khả năng khái quát cao về hiện thực.

186
+ “Tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”
(Truman Capote):
0,5
++ Bề sâu của đời sống, bề sâu tự tưởng và tấm lòng của nhà văn
(chiêm nghiệm về hiện thực, tấm lòng nhân đạo)

++ Bể sâu về tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ (nhà văn phải dồn 0,25
nén tự tưởng trong những tình huống truyện đặc sắc, hình tượng nhân
vật độc đáo, chi tiết nhỏ như giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại
dương...). Thể loại này đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo của người
cầm bút..

Cả hai ý kiến tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều nêu lên đặc 0,25
trưng của thể loại truyện ngắn.

- Lí giải: Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn:

+ Sự giới hạn về dung lượng. 0,25

+ Thường chỉ xoay quanh một tình huống độc đáo, khắc họa một 0,25
khoảnh khắc nhân sinh, một lát cắt hiện thực.

+ Có ít nhân vật, ít sự kiện.


0,25
+ Kết cấu thường không phức tạp, cốt truyện diễn ra trong một thời
gian, không gian hạn chế. 0,25

+ Chứa những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho
tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
0,25
-> Tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng truyện ngắn có những phẩm chất
thẩm mĩ đặc trưng, kết tinh nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc. 0,25

*Chứng minh: Tập trung làm rõ 2 ý cơ bản: 6,0

-Về nghệ thuật: 2,5

+Cốt truyện 0,25

+Tình huống truyện 0,5

+Nhân vật 0,5

+Kết cấu 0,25

+Chi tiết nghệ thuật 0,5

187
+Ngôn ngữ 0,5

- Về nội dung: + Bề sâu hiện thực được phản ánh: 3,5

++ Những vấn đề cốt thiết nhất của đời sống xã hội. 1,0

++ Số phận con người.. 1,5

+ Tư tưởng nhân văn, nhân đạo lớn lao, cao cả của nhà văn. 1,0

* Yêu cầu về dẫn chứng

- Phải chọn được những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc; Phân tích định
hướng; Phân tích đúng đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, thi pháp
của thờiđại văn học...

*Bàn luận, mở rộng 2,0

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề. 0,25

- Cô đọng, hàm súc không phải là đặc trưng riêng của truyện ngắn, mà 0,25
còn

là một yêu cầu thiết yếu đối với các thể loại văn học khác, ca.

- Yêu cầu đối với người sáng tạo:

-Gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người, nắm bắt được những vấn 0,5
đề bản chất của đời sống nhân sinh.

-Phải không ngừng mài giũa tài năng, khổ luyện trong lao động chữ
nghĩa. 0,25

- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: khám phá tác phẩm theo đúng đặc 0,75
trưng thể loại, sống hết mình với thế giới nghệ thuật, tích cực đồng
sáng tạo với nhà văn.

Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,5

Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào bài viết của thí sinh để vận dụng khung điểm cho từng
có một cách linh hoạt, có thể thưởng điểm cho những bài làm sáng tạo, có chất văn
nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa.

188
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2018-2019
NINH BÌNH

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài: 180 phút

 Câu 1 (8,0 điểm)

“Trong xã hội đang có những diễn biến phức tạp, những tranh chấp dân sự, lao động,
hành chính ngày càng nhiều. Báo chí có trách nhiệm góp phần tham gia xử lý các vụ
tranh chấp đó, vì lẽ công bằng theo luật pháp, thúc đẩy hoặc góp phần vào giải quyết.
Nhưng nhiều vụ tranh chấp nếu được khơi nguồn trên phương tiện thông tin đại
chúng, có khi là việc nhỏ nhưng rất dễ gây nên sự lan truyền to chuyện, làm mất trật
tự, trị an xã hội, thậm chí gây mất ổn định chính trị ở một số nơi. Thông tin tới nhân
dân là việc cần thiết nhưng đưa vào lúc nào, đưa thế nào là một việc cần cân nhắc
của từng tờ báo, từng người viết báo vì sự ổn định và đồng thuận xã hội.”

(Trích “Được” và “nên” - Hữu Thọ dẫn theo Bình luận báo chí thời kỳ
đổi mới, NXBGD,

2000) Từ đoạn văn bản trên, anh (chị) hãy suy ngẫm về vấn đề: Báo chí đối với đời
sống.

Câu 2 (12,0 điểm)

Hilde Domin (1909-2006), nữ nhà văn Đức từng viết: “Văn chương không chỉ làm rõ
sự thật như nó vốn có; văn chương còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và
những gì có thể hoặc nên có.”

Bằng những hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

CÂU Nội dung Điểm

1 1.Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết
cách làm bài văn nghị luận điểm về một hiện tượng đời sống; bố
cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

189
b. Giải quyết vấn đề 7,0

* Khái quát vấn đề nghị luận: Báo chí có vai trò quan trọng đối với 0,5
đời sống, và có tác động hai chiều tới sự phát triển của xã hội.

* Bàn luận 4,5

Tác động tích cực 1,5

 - Báo chí đang phản ánh nhanh nhạy, chính xác những vấn đề thời 0,75
sự bức thiết, nóng bỏng nhất trong mọi lĩnh vực đời sống.

- Báo chí góp phần to lớn trong việc giải quyết những bức xúc của
dư luận theo công bằng pháp luật.-> Sự phát triển của báo chí thúc 0,5
đẩy tiến bộ xã hội.
0,25

Tác động tiêu cực. 3,0

 - Biểu hiện: Một số tờ báo lợi dụng quyền năng tự do ngôn luận 1,25
đăng tải những thông tin sai lệch, xuyên tạc, thổi phồng và bóp
méo sự thật.

 - Hậu quả: + Tác động xấu đến nhận thức, tư tưởng, hành động 0,25
của một bộ phận

không nhỏ người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.


0,25
+ Ảnh hưởng nặng nề đến đời sống riêng tư, xúc phạm danh dự của
cá nhân 0,25

+Làm nhiễu loạn trật tự xã hội, gây mất ổn định chính trị ở một số
nơi.

 - Nguyên nhân:+ Do cuộc sống hiện đại ngày càng vận động và 0,25
diễn biến phức tạp, với sự bùng nổ của thông tin.

+ Do một số nhà báo, tòa soạn đã đánh mất lương tâm nghề
nghiệp, chạy theo những toan tính vụ lợi. 0,25

+ Do một bộ phận độc giả không có chính kiến, lập trường tư


tưởng chưa vững vàng khi tiếp nhận thông tin, thích chạy theo
những tin đồn giật gân, vô bổ. 0,25

+ Các cơ quan chức năng còn lơ là, buông lỏng trong quản lý. 0,25

* Mở rộng, nâng cao vấn đề 2,0

190
 -Báo chí là vũ khí đắc lực trong công cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ 0,5
xã hội; Mặt khác, trước những hiện tượng tiêu cực của báo chí, cần
sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội với những giải pháp hữu
hiệu, cụ thể:

+Nâng cao sự giám sát của các cơ quan chức năng. 0,25

+Mỗi nhà báo phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. 0,5

+ Độc giả phải tỉnh táo, sáng suốt, chọn có thái độ và hành động 0,25
kiên quyết để loại trừ những tờ báo kém chi lượng. Đây là nhân tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của báo chí.

- Liên hệ bản thân rút ra bài học cụ thể, thiết thực. 0,5

* Kết thúc vấn đề 0,5

Lưu ý: Lập luận chặt chẽ kết hợp với dẫn chứng tiêu biểu, thuyết
phục, trung tính thời sự cập nhật. Trình bày được chính kiến, quan
điểm sắc sảo trước những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội.

2 a. Về kĩ năng :Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ
ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Biết cách phân tích dẫn
(12,0 chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Bài viết mạch lạc, trong
điểm sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
)
 b. Về kiến thức

* Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

*Giải quyết vấn đề 11,0

- Giải thích 3,0

 + Văn chương làm rõ sự thật như nó vốn có:

++ Văn học phản ánh chân thực cuộc sống muôn màu, nhà văn là 0,5
người thư kí trung thành của thời đại (H.Banzắc).

++ “Sự thật” trong nghệ thuật còn phải hiểu là sự thật của thái độ,
cách nhìn, cách đánh giá của nhà văn về cuộc sống. Nó phải mang 0,25
hơi thở của một thời nhưng cũng là trăn trở của mọi thời, được viết
ra từ tâm sự gan ruột của người nghệ sĩ.

+ Văn học còn chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và những

191
gì có thể hoặc nên có:

++ Thông qua việc miêu tả cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái ác và 0,5
cái thiện, xấu và đẹp, cao thượng và thấp hèn, bóng tối và ánh
sáng... thắp lên những mơ ước cao đẹp nhằm hướng bạn đọc đến 0,5
các giá trị chân, thiện, mỹ.

++ Nói đến chức năng dự báo của văn học Văn học không chỉ phản
ánh, mà còn tác động và sáng tạo thực tại xã hội.

-> Ý kiến bàn về chức năng và sứ mệnh của văn học chân chính. 0,25

Lí giải:

+ Văn chương làm rõ sự thật như nó vốn có bởi văn học bắt nguồn 0,25
từ hiện thực cuộc sống. --

+ Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhà văn
không bao giờ phản ánh hiện thực một cách dửng dưng, lạnh lùng, 0,25
không bao; chỉ chụp ảnh đời sống. Hiện thực được miêu tả trong
tác phẩm luôn chứa

đựng những tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhà văn.

+ Chức năng và nhiệm vụ của văn học không chỉ thể hiện sự thức
nhận, nghiền ngẫm, lí giải của nhà văn về hiện thực, mà còn chứa
đựng những giấc mơ về cuộc đời, là phương tiện để tác giả thực 0,25
hiện sứ mệnh của nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (T.Sekhốp), người
dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp (Pautopxki).

+ Tác phẩm nghệ thuật chân chính là một cấu trúc mở thu hút sự
kiếm tìm, . khám phá, lí giải của người đọc. Nó đặt ra sự giằng xé
giữa cái vốn có và có thể hoặc nên có để người đọc tự tìm câu trả 0,25
lời.

- Chứng minh . 6,0

+ Về nghệ thuật (Đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau) 2,0

++ Thơ: cấu tứ, thi từ, thi ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu, khoảng trống,
khoảng trắng... ++ Truyện ngắn: tình huống, nhân vật, kết cấu, chi
tiết... ++ Kịch: xung đột, nhân vật, hành động, ngôn ngữ...

+ Về nội dung: Tập trung phân tích làm sáng tỏ hai vấn đề: 4,0

++ Tác phẩm đã làm rõ sự thật như nó vốn có như thế nào?

192
+++ Bức tranh hiện thực đời sống. 0,75

+++ Số phận con người. 1,0

+ Tác phẩm đã chỉ rõ sự giằng xé giữa những gì vốn có và những


gì có thể hoặc nên có ra sao?

+++ Dự báo xu thế phát triển tất yếu của hiện thực.
0,75
+++ Ước mơ khát vọng về tương lai tươi sáng.
1,0
-> Tư tưởng nhân văn, nhân đạo lớn lao, cao cả của nhà văn.
0,5

+ Yêu cầu về dẫn chứng.

 - Phải chọn được những tác phẩm đặc sắc.

- Phân tích định hướng.

- Phân tích đúng đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, thi pháp
của thời đại văn học...

- Bình luận 2,0

 - Khẳng định lại vấn đề. 0,25

- Nhận định đúng nhưng chưa đủ, ý kiến mới đề cập đến phương 0,25
diện nội dụng tư tưởng, mà chưa đề cập đến giá trị nghệ thuật của
tác phẩm văn học.

- Phản ánh và dự báo về đời sống không phải là sứ mệnh riêng của 0,5
văn học. Nhưng văn chương lay động lòng người thông qua cái đẹp
của hình tượng nghệ thuật và cái hay của ngôn từ nghệ thuật. Văn
học nhận thức, khám phá, sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.

- Yêu cầu đối với nhà văn:


0,25
+ Không tuyệt đối hóa việc phản ánh hiện thực, mà coi nhẹ tính
năng động 0,25

của chủ thể sáng tạo, triệt tiêu cá tính, phong cách của nhà văn.

+ Sứ mệnh của nhà văn là những con chim báo bão,dự báo những 0,5
tai ương cần tránh, những cái đẹp cần nâng niu. Nhà văn không chỉ
cần có tấm lòng, tài năng, mà còn có một tầm tư tưởng lớn lao, cao

193
cả

- Yêu cầu đối với độc giả: phải tri âm phẩm, vừa kiến tạo nên con
người mình. an là những con chim báo bão, dự báo những tai ương

* Kết thúc vấn đề nghị luận 0,5

194
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NINH BÌNH NĂM HỌC 2019-2020

Môn: NGỮ VĂN( Bài độc lập). Lớp:

ĐỀ CHÍNH THỨC.
Thời gian làm bài: 180
phút

Câu 1 (8,0 điểm)

Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học
bay”.

Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu nói trên

Câu 2 (12,0 điểm)

Người Trung Quốc cho rằng: “Thơ hay như người con gái đẹp, cái làm quen là nhan
sắc nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ còn
tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”.

Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 1 (8,0 điểm)

A. Yêu cầu về kỹ năng

Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một
tư tưởng đạo lí. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn
đạt trong sáng, cảm xúc chân thành, tự nhiên, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp...

B. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận

2. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích

195
- Chúng ta là thiên thân chỉ có một chiếc cánh: mỗi con người trong cuộc sống đều có
những yếu điểm, khuyết thiếu » Cách nói biểu tượng cho sự không hoàn hảo, không
trọn vẹn ở mỗi người. Đó là trở ngại ngăn cản con người vươn tới thành công. hạnh
phúc.

- ôm lấy lẫn nhau: sự phối hợp, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, bù đắp, sẻ chia. An Hải
chỉ là sự gắn kết đơn thuần mà phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành, sự bao
dung và đùm bọc.

- học bay: cách sống vươn lên, vượt qua những khó khăn, trở ngại trên đường đời của
mỗi người để vươn tới những điều lớn lao, đẹp đẽ. Muốn làm được điều đó, chúng ta
phải gắn bó, nương tựa vào những người xung quanh.

=> Câu nói khẳng định: trong cuộc sống, con người phải đoàn kết, gắn bó và tương trợ
lẫn nhau bằng tình cảm yêu thương chân thành để cùng nhau vượt qua những khó
khăn, thử thách, vươn tới thành công, hạnh phúc.

b. Bàn luận, chứng minh

- Con người không ai là hoàn hảo, trọn vẹn, mỗi người đều có những khiếm khuyết,
những điểm yếu, những giới hạn của riêng mình. Khi hòa mình vào tập thể, điểm yếu
của người này sẽ được lấp đầy bằng điểm mạnh của người khác. Bởi vậy, con người
cần đến nhau để bù đắp những khiếm khuyết của nhau để tạo thành khối đoàn kết có
sức mạnh lớn lao.

- Trong cuộc sống con người đôi khi phải đối diện với khó khăn, thử thách, với khả
năng của cá nhân họ không thể vượt qua mà phải cần đến sự giúp đỡ, tương trợ của
người khác. Cá nhân vì vậy không thể sống tách mình khỏi tập thể.

- Trong môi trường tập thể, cá nhân sẽ hoạt động và được bộc lộ năng lực của mình
đồng thời cũng nhận ra những điểm yếu của mình để khắc phục và hoàn thiện.

- Vẫn còn có những cá nhân cố tách mình ra khỏi tập thể, tự cho mình đứng cao hơn
người khác, sống cá nhân, tư lợi, ích kỉ... thậm chí họ còn gây rối, phá hoại, làm mất
tinh thần đoàn kết tập thể.

- Nếu mỗi người sống trong tập thể không có trách nhiệm, không biết yêu thương,
không bao dung, độ lượng thì sẽ không đủ sức mạnh để có thể vượt qua những khó
khăn và không thể tiến tới thành công.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Câu nói mang đến thông điệp giàu ý nghĩa: sức mạnh đoàn kết, tình yêu thương là
đôi cánh để nâng đỡ con người, giúp chúng ta vươn tới thành công và có cuộc sống
hạnh phúc.

196
- Tuy nhiên, gắn kết với tập thể không có nghĩa là dựa dẫm, ỉ lại vào người khác hoặc
đánh mất bản ngã, cá tính, năng lực cá nhân, hòa nhập nhưng không hòa tan.

- Con người cần sống có trách nhiệm, hòa nhập với cộng đồng, biết mang sức mạnh cá
nhân cống hiến cho tập thể, từ đó tìm ra ý nghĩa sự sống cho chính bản thân mình.

3. Kết thúc vấn đề

C. Thang điểm

- Điểm 7,0 - 8,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng
kể.

- Điểm 5,0 - 6,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn một vài sai sót nhỏ.

- Điểm 3,0 – 4,0: Hiểu vấn đề, đáp ứng khoảng 1/2 yêu cầu; mắc một số lỗi dùng từ,
chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1,0 - 2,0: Chưa hiểu vấn đề, bài làm sơ sài, hời hợt, mắc quá nhiều lỗi.

Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về kĩ năng và kiến thức.

Câu 2 (12 điểm)


A. Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách làm bài nghị luận về bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng
theo yêu cầu
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác có cảm xúc, không mắc
lỗi các loại.
B. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo những nội
dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến
-Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc:
+ nhan sắc: vẻ đẹp hình thức bên ngoài thơ hay thu hút độc giả trước hết bởi hình
thức nghệ thuật.
+ Hình thức của thơ biểu hiện trên nhiều phương diện như: thể thơ, hình ảnh, giọng
điệu, các biện pháp tu từ, cấu tứ... nhưng trước hết là cách sử dụng ngôn từ (chữ nghĩa
là nhan sắc của thơ).
- Cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh:
+ đức hạnh: vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất bên trong 2 sức sống lâu bền của thơ hay là ở
nội dung.
+ Nội dung của thơ là hiện thực được phản ánh thiên nhiên, con người, cuộc sống...),
là tấm lòng, tình đời, tình người của người nghệ sĩ. Tấm lòng được hiểu là những rung

197
cảm, là tình đời mà nhà thơ gửi gắm bên trong câu chữ. Nó bắt nguồn từ tình cảm
mãnh liệt và chân thành của thi nhân với cuộc đời và con người
Tấm long mới là đức hạnh của thơ, là yếu tố then chốt có tính quyết định làm nên
giá trị của thơ hay.
- Thơ hay là thơ có sức hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc ngay từ phút ban đầu, đồng thời có
sức sống lâu bền. Tạo nên sức hấp dẫn ban đầu cho thơ là hình thức (chủ yếu là vẻ đẹp
ngôn ngữ), còn làm nên sức sống lâu bền cho thơ lại là nội dung chủ yếu là cảm xúc,
tình đời).
Tóm lại, bằng cách nói giàu hình ảnh, người Trung Quốc xưa đưa ra một quan niệm
về phẩm chất của thơ hay: đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội
dung, giữa lời đẹp và ý hay. Trong hai phẩm chất đó, nhấn mạnh yếu tố nội dung, cảm
xúc của thơ. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị và sức sống lâu bền của thơ.
2. Bình luận
- Khẳng định quan niệm trên là sâu sắc, thuyết phục.
- Lí giải:
+ Yếu tố đầu tiên của thơ hay hấp dẫn bạn đọc chính là nhan sắc, tức là vẻ đẹp của
hình thức nghệ thuật, cụ thể là ngôn từ. Bởi ngôn từ chính là chất liệu của văn chương
(Văn học là nghệ thuật ngôn từ), là yếu tố đầu tiên của văn học” (M.Gorki).
Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đã được những người nghệ sĩ lựa chọn, sàng lọc, tinh
luyện công phu. Bởi thế, ngôn từ của thơ ca mang vẻ đẹp hàm súc, giàu giá trị tạo
hình, biểu cảm, in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo...
+ Thơ ca đích thực bao giờ cũng là tiếng nói của những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt.
Bên cạnh những sáng tạo về hình thức nghệ thuật, mỗi bài thơ còn là nơi kí thác
những tâm sự, nỗi niềm, gửi gắm những thông điệp, khát vọng mang giá trị nhân văn
sâu sắc của người nghệ sĩ. Yếu tố này làm nên chiều sâu tư tưởng cho thơ, là đức hạnh
của thơ. Chính chiều sâu tư tưởng này đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống lâu dài cho
thơ trong tâm hồn bạn đọc.

+ Thơ hay luôn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên của lời đẹp với ý hay.
Hình thức nghệ thuật (trước hết là sáng tạo ngôn từ) hấp dẫn, kết hợp với chiều sâu tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ đã tạo nên vẻ đẹp đích thực cho thơ ca muôn đời.

3. Chứng minh

Thí sinh lựa chọn một số bài thơ để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghị luận nhưng phải
đảm bảo: - Bài thơ phải tiêu biểu, có giá trị, có sức sống lâu bền. - Phân tích để làm
nổi bật:

+ Những đặc sắc về hình thức nghệ thuật (thể thơ, kết cấu, hình ảnh, vần, nhịp, các
biện pháp tu từ...) đặc biệt là sáng tạo ngôn từ mang dấu ấn riêng của nhà thơ.

+ Chiều sâu nội dung tư tưởng, những thông điệp sâu sắc, giàu ý nghĩa nhân văn, tấm
lòng, tình đời của người nghệ sĩ được gửi gắm trong thi phẩm.

198
4. Mở rộng, nâng cao

- Ý kiến đã đề cập tới một đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của thơ là tiếng nói của
tình cảm, cảm xúc mãnh liệt và nội dung sâu sắc đó phải được biểu hiện qua những
sáng tạo hình thức đặc sắc. Điều này không chỉ đúng với thơ mà còn là đặc trưng của
sáng tạo văn học nói chung.

- Câu nói có ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cả người nghệ sĩ và người tiếp nhận thơ:

+ Với người nghệ sĩ: trong quá trình sáng tạo phải có ý thức sâu sắc về sứ mệnh nghệ
thuật của mình, không chỉ cần có tài mà còn phải có tâm; không chỉ coi trọng việc trau
chuốt câu chữ, mà phải đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp của ý và tình. Để làm được điều đó
người nghệ sĩ phải sống sâu sắc, gắn bó với cuộc đời, luôn tìm tòi, đổi mới, sáng tạo
không ngừng...127

+ Với người đọc: câu nói có ý nghĩa định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí
quan trọng để thấm bình, đánh giá một áng thơ hay: Thơ hay nhất thiết phải vừa có
nhan sắc (hình thức), vừa có đức hạnh (nội dung). Từ đó biết nâng niu, trân trọng
những sáng tạo nghệ thuật, đồng cảm với tấm lòng của người nghệ sĩ.

C. Thang điểm

- Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có thể còn mắc một
vài lỗi nhỏ không đáng kể. Khuyến khích những bài viết sắc sảo, sáng tạo, thuyết
phục, tạo ấn tượng riêng.

- Điểm 9 - 10: Đáp ứng được khá tốt các yêu cầu, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn
đạt và chính tả.
- Điểm 7 - 8: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt và
chính tả.
- Điểm 5 - 6: Đáp ứng khoảng 1/2 các yêu cầu, lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục,
mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3 - 4: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu của đề, thiếu nhiều ý, phân tích, chứng
minh còn chung chung, không đúng trọng tâm, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, trình bày quá sơ sài; diễn đạt lủng củng, tối nghĩa;
mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý:
Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết
có sáng tạo khi tổng điểm toàn bàn chưa đạt tối đa. Điểm hoàn bài cho lẻ đến 0,25.

199
200
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH KỲ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI
BÌNH
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN – GDTX
Ngày thi: 06/12/2019

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian
phát đề

Phần I: Đọc hiểu ( 4,0 điểm)


Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
4.12.1971
…Thỉnh thoảng mình cũng hay ao ước trở lại cuộc sống trẻ thơ. Muốn trở lại đứa lên
ba, cho một bàn tay êm dịu xoa đầu âu yếm. Muốn trở về một giọt mưa nhỏ từ mái rạ
vạch thành đường sáng bên cửa sổ… Muốn gặp cây chanh tím trong gió bấc…. kỉ
niệm trong lành quá khiến ta muốn đắm mình trong dĩ vãng, ta muốn quay về tô đậm
cho những gì tốt đẹp và xoa dịu những vết thương còn rỉ máu...“Người ta không sống
bằng kỉ niệm”…. Chỉ nên để kỉ niệm thoáng qua, đánh thức trong ý nghĩ long ham
muốn sống say sưa ở hôm nay và xây dựng toàn lâu đài kì vĩ cho hôm mai… Song đã
mấy ai thế. Dẫu hôm qua sống thờ ơ và bình thản, thời gian trôi, khoác lên quá khứ
tấm long bào, kiến nó trở nên rực rỡ. Con người vẫn bị đánh lừa và thương tiếc những
gì đã mất đi.
Phải, thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người
ta còn có. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang
than thở.
(Trích Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1: Nêu những hiểu biết của anh/chị về tác giả cuốn “Nhật kí Mãi mãi tuổi hai
mươi”?
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:
“Kỉ niệm trong lành quá khiến ta muốn đắm mình trong dĩ vãng…”
Câu 4: Theo anh/chị, vì sao tác giả viết: “Người ta không sống bằng kỉ niệm”
Phần II: Tạo lập văn bản (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)

201
Trình bày suy nghĩ của anh chị về lời tâm sự: “Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi,
còn rơi vãi trong tay những người đang than thở” trong văn bản Đọc – hiểu.
Câu 2 (10,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn, Tô Hoài nói:
“Dựng nhân vật là điều khó khan nhất đối với người viết”
Hãy phân tích một số nhân vật trong các truyện ngắn thuộc chương trình Ngữ văn lớp
12 để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câ Nội dung Điểm
u
Hiểu biết về tác giả cuốn “Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi”:
- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. 0,5
- Anh đã chiến đấu rất anh dung và hy sinh khi tuổi đời còn rất
trẻ. Anh đã dành trọn tuổi thanh xuân cho đất nước.
1 - Anh là người chiến sĩ có tâm hồn rất tinh tế, nhạy cảm, yêu văn
chương.
- …….
(Thí sinh có thể đưa ra nhiều hiểu biết khác nhau, tuy nhiên
cần chú ý những vấn đề cơ bản trên. Thí sinh nêu được từ 2 ý
trở lên cho điểm tối đa)
2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 0,5
Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Kỉ niệm trong lành; đắm
mình trong dĩ vãng. (Nếu thí sinh trả lời Ẩn dụ thì không cho điểm ý
này)
- Tác dụng: 0,25
3 + Tăng tính sinh động, hấp dẫn và tạo nên cách diễn đạt mới mẻ. 0,75
+ Cụ thể hóa khái niệm trừu tượng: Kỉ niệm, dĩ vãng thành những
hình ảnh có thể cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
+ Giúp người đọc cảm nhận được sự ngọt lành, trong trẻo, đáng
nhớ của miền kí ức khiến con người mong muốn trở về với nó.
Thí sinh có thể trình bày và lí giải theo quan điểm cá nhân, cần đảm 0,25
4 bảo tính rành mạch, chặt chẽ và thuyết phục. Một số gợi ý:
- Kỉ niệm là tất cả những gì đáng nhớ con người trải qua trong 0,5
quá khứ (có thể tốt đẹp có thể không), nhưng nó đã trôi qua 0,5
theo thời gian và con người không thể làm lại được.
- Con người huyễn hoặc, ảo tưởng tô màu cho kỉ niệm (khoác lên
quá khứ sống thờ ơ và bình thản tâm long bào, khiến nó trở nên
rực rỡ)

202
- Con người cần biết trân trọng, có những hành động thiết thực
trong hiện tại, không chỉ trông chờ vào hoài niệm.
I. Yêu cầu về kĩ năng 2,0

Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định rõ vấn
đề cần bàn luận. Đáp ứng yêu cầu về văn phong. Bố cục chặt chẽ; diễn
đạt chính xác, lưu loát. Hạn chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

2. Giải thích 0,75

- Thời gian thừa thãi, rơi vãi: thời gian không được sử dụng, bị mất 0,25
đi một cách vô ích.
- Người đang than thở: đang kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ
0,25
của mình
Lời tâm sự đã khẳng định một thực tế đang diễn ra: sự lãng phí
thời gian ở một số cá nhân 0,25

- Thời gian rất đáng quý, một đi không trở lại. 0,5
- Con người luôn cần chạy đua với thời gian bởi con người ai cũng 0,75
chỉ được sống một lần, cần phải sống sao cho khỏi ân hận xót xa vì
0,75
đã sống hoài sống phí.
- Cuộc sống chứa đựng những nghịch cảnh khiến con người phải 0,75
đau khổ, chán nản. Con người cần có bản lĩnh để vượt lên trên
những điều đó và sống có ý nghĩa, có ích hơn.
(Thí sinh cần lấy các dẫn chứng phù hợp để chứng minh)

1. Mở rộng 0,75

- Phê phán những con người sống ích kỉ, nhút nhát, thiếu ý chí (nhất 0,25
là một bộ phận giới trẻ ăn chơi, thiếu lí tưởng ước mơ…).
- Ca ngợi và trân trọng những tấm gương luôn vượt qua nghịch cảnh
0,25
để sống tốt đẹp hơn.
- Không than thở không có nghĩa là không chia sẻ, sống khép kín, 0,25
sống cô độc.

2. Liên hệ bản thân 0,75

- Chỉ ra phương hướng rèn luyện của bản thân để sử dụng thời

203
gian hợp lí.

3. Khái quát về đề nghị luận 0,5

I. Yêu cầu về kĩ năng


- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn
học. Xác định rõ vấn đề cần bàn luận. Đáp ứng yêu cầu về văn
phong.
- Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát. Hạn chế mắc lỗi về
từ ngữ và ngữ pháp.

II.
III. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là
một số gợi ý.

1. Giới thiệu về vấn đề nghị luận 0,5

2. Giải thích 1,0

- Nhân vật: là hình tượng nghệ thuật (có thể là con người, con 0,25
vật, đồ vật…) được nhà văn xây dựng trong tác phẩm bằng những
phương thức, phương tiện đặc thù (ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu…)
 Câu nói khẳng định trong lao động nghệ thuật của nhà văn, xây
dựng nhân vật là khâu khó khăn và quan trọng bậc nhất. Bởi nhân vật 0,75
là một yêu cầu cơ bản của quá trình sáng tác, nhân vật có ý nghĩa quan
trọng để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

3. Lí giải 2,0

Dựng nhân vật là điều khó khăn nhất đối với người viết vì: 1,0
- Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là cơ sở kết nối cốt truyện 1,0
và truyền tải nội dung tác phẩm.
- Nhân vật là phương tiện để nhà văn phản ánh hiện thực đời
sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm… của nhà văn,
góp phần quan trọng làm nên giá trị nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm.

4. Phân tích và chứng minh qua một số truyện ngắn 4,5

- Chọn ít nhất hai nhân vật thuộc các tác phẩm truyện ngắn trong 0,5
chương trình ngữ văn 12.

204
- Phân tích nhân vật theo đúng thể loại, đúng phong cách của nhà
văn. 0,5
- Phân tích chỉ ra được:
+ Vai trò của nhân vật với tác phẩm
0,5
+ Ý nghĩa tư tưởng của nhân vật, quan niệm của nhà văn về cuộc
1,5
sống, nghệ thuật gửi gắm qua nhân vật.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (nghệ thuật miêu tả tâm lí, sử
dụng chi tiết, xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…). 1,5

5. Mở rộng vấn đề bàn luận 1,5

- Nhân vật góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm và khẳng định tên 0,25
tuổi của nhà văn.
- Trong truyện ngắn, ngoài nhân vật còn yếu tố chi tiết, tình huống
0,25
truyện rất quan trọng.
- Bài học cho người sàng tác và tiếp nhận:
+ Với người sáng tác: nhà văn phải không ngừng sáng tạo, phải luôn 0,5
trau dồi vốn sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ, cá thể hóa nhân vật,
chọn lọc chi tiết đặc sắc, dựng truyện, dẫn truyện khéo léo…
0,5
+ Với bạn đọc: rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu để trở thành
những người tri âm, đồng điệu với những sáng tạo của nhà văn. Bên
cạnh đó người đọc cần chủ động tích cực trong quá trình chiếm lĩnh
tác phẩm

6. Kết thúc vấn đề nghị luận 0,5

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài
viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho điểm lẻ
đến 0,25.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH KỲ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI
BÌNH
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN – GDTX
Ngày thi: 06/12/2019

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian
phát đề
205
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đi học phải vui vẻ
12 năm đi học của mẹ được đánh giá là thành công rực rỡ trong mắt mọi
người. Ông bà luôn hãnh diễn, thầy cô giáo yêu quý, bạn bè rất tôn trọng và hình
như, những chàng trai đầu tiên viết thư tay cho mẹ cũng đều chung một lí do: Bạn ấy
học giỏi, bạn ấy ngoan hiền, bạn ấy viết văn hay…
Nhưng từ sâu thẳm, mẹ hiểu rất rõ ràng, đó là 12 năm không vui vẻ, 12 năm mà
những cảm xúc tích cực khi nhận giấy khen, khi được biểu dương ở chỗ này, chỗ khác
không nhiều bằng nỗi lo sợ trước những buổi sáng không học bài kĩ, những bài kiểm
tra không hoàn hảo, những giờ học có hai tiết toán liền nhau…
Giờ đây, khi đã thành một người phụ nữ ngoài 30, mẹ vẫn liên tục mơ một giấc mơ:
Mẹ học cấp 2, mẹ cuốn cuồng ôm vở bài tập và sợ hãi vì sao mình chưa làm bài về
nhà; sao lâu lắm rồi cô không gọi mình lên bảng; chắn chắn hôm nay sẽ kiểm tra 15
phút toàn…Bạn cũ trách mẹ vì mẹ rất ít tham gia nhóm cấp 2, cấp 3; rất ít đi hát hò,
hội họp…Tất nhiên, lí do chính đáng bởi lúc nào mẹ cũng bận đi dạy chỗ nọ, công tác
chỗ kia. Nhưng còn một lí do mơ hồ mà đầy sức mạnh: Mẹ không hứng thú nhiều với
những kỉ niệm trung học.
Điều này hoàn toàn đối lập với 4 năm đại học, mẹ được học Văn, được đọc và nghe
những thứ mình thích, ở với lũ bạn không kì thị các môn Khoa học xã hội…
Đừng sợ học sút, đừng cố học đều
Mẹ mong Hiểu Mai có 12 năm phổ thông vui tươi như 4 năm đại học của mẹ.
Sai lầm lớn nhất của mẹ (và cả ông bà) ngày xưa là nuôi hy vọng về sự “học đều”, để
suốt chặng đường dài, mẹ cứ phải gồng mình lên học Toán, học Hóa (thậm chí có lần
phải đi thi học sinh giỏi Toán) trong khi thực chất, mẹ không hề có năng khiếu và
hứng thú gì với nó.
Con cũng hãy nhớ rằng, đường học không bao giờ bằng phẳng hay tăng dần
đều, nên việc một giai đoạn nào đó, con học “sút” thì cũng đừng quá căng thẳng và
than trách bản thân…
Mẹ không dạy con thành một học sinh bất cần nhưng mẹ cũng không muốn con
trở thành một học trò giỏi ngoan toàn diện mà khổ sở vì những thành tích đó.
Đừng quá cả tin, đừng cố cãi gàn

206
Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng nhất trong quá trình học hành nhưng con
cũng nên nhớ rằng, không phải mọi điều trong bài học, trong sách giáo khoa đều
đúng… Đọc sách, nghe giảng, con có quyền nghi ngờ, thấy vô lí, con có quyền phản
bác nếu đủ lập luận và bình tĩnh.
Nhưng hãy nhớ, không phải lúc nào “tư duy bác bỏ” và những kẻ “hay cãi”
cũng được chào đón. Hãy sắc sảo đủ để không biến mình thành kẻ “gàn”, kẻ khác
người…
Mẹ mong 12 năm sau, sẽ đón con gái 18 tuổi của mẹ trở về khỏe mạnh, giỏi
giang và đầy hài lòng với những tháng ngày đi học…
(Trích Viết cho con nhân ngày tựu trường đầu tiên – Suối Linh, Báo Giáo dục
và thời đại số 222 ngày 16/9/2019)
Câu 1: Đoạn trích mở đầu là “12 năm đi học của mẹ” và kết thúc là “12 năm sau, sẽ
đón con gái 18 tuổi của mẹ trở về khỏe mạnh, giỏi giang và đầy hài lòng với những
tháng ngày đi học”. Hãy cho biết giá trị của kết cấu này.
Câu 2: Theo tác giả, những lí do gì khiến người mẹ “không hứng thú nhiều với những
kỉ niệm trung học”?
Câu 3: Anh/Chị có đồng tình với lời nhắn nhủ của mẹ “Con cũng hãy nhớ rằng,
đường học không bao giờ bằng phẳng hay tăng dần đều, nên việc một giai đoạn nào
đó, con học “sút” thì cũng đừng quá căng thẳng và than trách bản thân” không? Vì
sao?
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm tác giả đưa ra “Hãy sắc sảo đủ để
không biến mình thành kẻ “gàn”, “kẻ khác người”?
Phần II: Tạo lập văn bản (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)
Nội dung văn bản đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm “Hạnh phúc là
trạng thái của ý thức bắt nguồn từ sự thực hiện được các giá trị của chính mình”
(Ayn Rand)
Câu 2 (10,0 điểm
Đối với truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đặt ra yêu cầu:
“Về truyện ngắn, tôi hiểu tuy ngắn, nhưng chứa đừng một thực tế vừa lớn lao vừa bén
nhọn... Nó đòi hỏi nhà văn phải có khả năng thể hiện một cách tập trung và cô đọng,
phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt”.

207
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Phầ
Câu Nội dung Điểm
n
Giá trị của kết cấu:

- Tạo ấn tượng, sự lắng đọng và khơi gợi suy ngẫm ở người 0,25
đọc
0,25
- Khẳng định học tập là một quá trình có sự nối tiếp liên tục
1 giữa các thế hệ. 0,25
- Hàm ý về sự nối tiếp nhưng không lặp lại, có sự phát triển, 0,25
kế thừa và chuyển giao kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế
hệ sau.
- Mong ước của người mẹ về con đường học tập mới mẻ, thú
vị, vui vẻ hơn cho con.
Theo tác giả, những lí do gì khiến người mẹ “không hứng thú
nhiều với những kỉ niệm trung học”:

- 12 năm học của người mẹ thành công rực rỡ nhưng lại


0,25
phải chịu nhiều áp lức học tập và gánh nặng tâm lí của
2 một học sinh giỏi toàn diện.
- 12 năm học của người mẹ được mọi người yêu quý, tôn 0,25
trọng nhưng lại dành quá nhiều thời gian cho việc học
nên không có thời gian để tham gia các hoạt động xã
hội và xây dựng các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô
(không được sống là chính mình).
Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm không đồng tình/đồng
tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình. Yêu cầu lí giải hợp lí,
0,25
chặt chẽ, thuyết phục.
0,75
- Bày tỏ quan điểm
- Lí giải quan điểm

Một số gợi ý:
3 - Theo hướng đồng tình:

+ Vì con đường học tập luôn có nhiều thử thách, không phải
lúc nào cũng thành công.
+ Khi kết quả không như mong muốn (một giai đoạn học sút)
mà quá căng thẳng hay than trách sẽ khiến tâm lí người học
208
chán nản, mệt mỏi dẫn đến nhiều hậu quả.
+ Người học cần bình tĩnh để tìm ra phương pháp học tập hiệu
quả hơn.
….

- Theo hướng không đồng tình:

+ Học tập là yêu cầu bắt buộc với mỗi người, khi tham gia
học tập, người học cần có mục tiêu rõ ràng, không đầu
hàng trước khó khăn thử thách.
+ Nếu học sút mà coi đó là điều bình thường thì dễ nãy sinh
tâm lí chủ quan, ỷ lại, không thể tiến bộ.
…….
Quan điểm tác giả đưa ra “Hãy sắc sảo đủ để không biến mình
thành kẻ “gàn”, kẻ khác người” có ý nghĩa:
0,25
- Sắc sảo: chỉ sự khôn ngoan, hiểu biết. Kẻ gàn, kẻ khác
người chỉ sự lập dị, bảo thủ khiến người khác chán ghét
4 - Cần có sự tiếp nhận thông tin một cách tỉnh táo, bình 0,5
tĩnh, tư duy bác bỏ và chủ động, mạnh dạn đưa ra sự
phản biện một cách hợp lí, thuyết phục
0,5
Sự phản biện cần có cơ sở, phù hợp với các điều kiện, hoàn
cảnh, có tinh thần học hỏi, sự khiêm tốn, tránh thái độ kiêu
căng, thích thể hiện hoặc bảo thủ, cãi cùn gây ức chế cho
người khác.
I. Yêu cầu về kĩ năng 2,0
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. Xác
định rõ vấn đề cần bàn luận. Đáp ứng yêu cầu về văn
phong. Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát. Hạn
chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức

1 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5


2. Giải thích 0,75
3. Bàn luận 2,75
- Theo đuổi, tìm kiếm hạnh phúc là nguyện vọng chính đáng

209
của mỗi con người trong xã hội. Có nhiều con đường dẫn 0,5
đến hạnh phúc nhưng đều cần bắt đầu từ ý thức của bản thân
mình, từ “sự thực hiện được các giá trị của chính mình”
- Ý thức về bản thân sẽ mang lại hạnh phục đích thực cho con
người, bởi vì: sống với niềm yêu thích, đam mê riêng của 0,75
mình; khẳng định được giá trị của bản thân trước cuộc đời
bằng năng lực của mình; không sống theo mong muốn hay
trở thành cái bóng cho người khác… giúp cuộc sống trở nên
thú vị, hấp dẫn.
0,5
- Để thực hiện các “giá trị của chính mình” con người cần :
rèn luyện bản lĩnh, tự tin, quyết đoán; trân trọng bản thân
đồng thời cũng luôn đấu tranh vượt lên chính mình; tích cực
học hỏi, tìm tòi, sáng tạo (nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết)
để làm mới bản thân, tạo nên những giá trị sống đích thực.

(Thí sinh cần lấy các dẫn chứng phù hợp để chứng minh) 1,0

4. Mở rộng 0,75

- Khẳng định giá trị của bản thân không đồng nghĩa với quá đề 0,5
cao bản thân, sống dị biệt (khác người), đạp lên dư luận để
sống; đi ngược các chuẩn mực đạo đức hay vi phạm pháp
0,25
luật;
- Cần tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa cái tôi và cái ta, giữa
cá nhân và tập thể, quan tâm và chia sẻ với những người
xung quanh để cuộc sống có ích, có ý nghĩa.

5. Liên hệ bản thân 0,75

- Đã làm gì để tìm hiểu bản thân và năng lực cho bản thân 0,25
- Đã rèn luyện lối sống là chính mình, có cố gắng khẳng định 0,5
bản thân, đóng góp cho xã hội như thế nào…

6. Khái quát về đề nghị luận 0,5

I. Yêu cầu về kĩ năng


Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn
đề văn học. Xác định rõ vấn đề cần bàn luận. Đáp ứng yêu
cầu về văn phong. Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu
loát. Hạn chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.

210
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau
đây là một số gợi ý.

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5

2. Giải thích

- Thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn: chỉ hiện thực được phản 0,5
ánh trong tác phẩm, phải vừa phong phú, rộng lớn vừa có ý
nghĩa tiêu biểu,3 là hiện thực thưa hia soi chiếu chiếu qua
lăng kính chủ quan của nhà văn.
- Điển hình, chi tiết thật đắt: những hình tượng nghệ thuật đặc 0,25
sắc, những chi tiết tiêu biểu, được diễn đạt cô đọng chứa
đựng nội dung lớn, mang ý nghĩa sâu sắc trong toàn tác
phẩn.
 Nhận định đặt ra những yêu cầu về quá trình sáng tác 0,25
truyện ngắn, việc lựa chọn phạm vi hiện thực, hình tượng và
chi tiết để tạo nên chiều sâu tư tưởng và khám phá những giá
trị lớn trong một dung lượng nhỏ.

3. Lí giải 2,0

- Văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đều phản ánh 0,5
cuộc sống bằng hình tượng, thực hiện chức năng nhận thức
về đời sống và phục vụ cuộc sống.

- Đặc trưng của truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nên có 0,75
yêu cầu khắt khe về dung lượng, về việc xây dựng nhân vật
điển hình và chi tiết tiêu biểu. Chỉ có như vậy, truyện ngắn
mới có thể khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản
chất đời sống hay thể hiện những quan niệm nhân sinh lớn
lao, phát hiện các tầng sâu của các vấn đề trong đời sống.
- Những hình tượng điển hình và chi tiết tiêu biểu cũng mang
0,75
lại giá trị nghệ thuật lớn tạo nên bước ngoặt quan trọng cho
cốt truyện và khắc họa rõ tính cách nhân vật.

4. Phân tích và chứng minh qua một số truyện ngắn 5,0

Yêu cầu:
- Thí sinh lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc, đa

211
dạng về thời kì, tác giả, phong cách (khuyến khích thí sinh 0,5
lựa chọn tác phẩm truyện ngắn ngoài chương trình)
- Với mỗi tác phẩm cần: 1,0
+ Chỉ ra được những biểu hiện cụ thể về đặc điểm thể loại
truyện ngắn; dung lượng, số lượng nhân vật, các sự kiện…
1,75
+ Làm nổi bật được khả năng chứa đựng phản ánh hiện thực
đời sống lớn lao của truyện ngắn. Trong dung lượng hình
thức ngắn gọn người viết đã tái hiện bức tranh hiện thực đời
sống như thế nào, mang chở những quan niệm nhân sinh sâu
sắc gì về cuộc sống.
+ Nêu bật giá trị của những chi tiết đắt giá, những điển hình
1,75
bất hủ trong việc phản ánh hiện thực đời sống, khơi gợi
những suy ngẫm sâu sắc.

5. Mở rộng vấn đề bàn luận 1,0

- Truyện ngắn là một “lát cắt của đời sống”, là điểm nhìn thấy 0,25
diện nên sẽ có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Đó là những
tầng nghĩa chìm của tác phẩm (chứa đựng chiều sâu tư tưởng
của tác giả) không được bộc lộ trên câu chữ.
- Để tạo nên những truyện ngắn đặc sắc, nhà văn phải có vốn
sống, tài năng và tâm huyết; phải lao động trong sáng để xây 0,25
dựng được nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, chứa đựng nội
dung tư tưởng lớn, tạo nên phong cách nghệ thuật đặc sắc.
- Với người tiếp nhận: phải hiểu điều nhà văn gửi gắm trong
các hình tượng, các chi tiết qua việc giải mã được một cách
thấu đáo hành văn mang ẩn ý của tác giả để từ đó khám phá
0,25
được những chiều sâu của tác phẩm và vươn tới đồng sáng
tạo với nghệ sĩ.
- Ý kiến đúng nhưng cần được hiểu rộng và đầy đủ hơn:
Truyện ngắn bên cạnh yêu cầu về sức nặng, về hình tượng,
0,25
về chi tiết, còn một số yêu cầu khác như vấn đề tạo tình
huống truyện, nghệ thuật trần thuật…

6. Kết thúc vấn đề nghị luận 0,5

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài
viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho điểm lẻ
đến 0,25.
212
213
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ
YÊN KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HS GIỎI CẤP TỈNH THPT
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN THI: NGỮ VĂN – GDTX
Ngày thi: 05/10/2018
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (8,0 điểm)


Nếu không có đắng cay, liệu con người có tìm được chính mình?
Câu 2. (12,0 điểm)
Bàn về tác phẩm văn học, Huỳnh Như Phương cho rằng:
Tác phẩm văn học đi vào cuộc sống giống như một quả pháo bông bắn lên bầu
trời. Bản thân nó phải có thuốc pháo và các hợp chất hóa học khác mới tạo nên anh
sáng và màu sắc trên nền trời. Nhưng vẻ đẹp đó còn phụ thuộc vào chính không gian
bầu trời: trong sáng hay u ám, có ánh trăng hay không có ánh trăng, có sương mù
hay không có sương mù…
(Dẫn theo Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Tái bản lần thứ 2, NXB Giáo dục,
1999, tr.153)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm
xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất giữa các giám khảo trong Hội đồng
chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
Câu 1. (8,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí bằng các thao tác giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận…
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú, tiêu
biểu, hành văn trong sáng, có cảm xúc, thuyết phục, có nét riêng. Không mắc
lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu.

214
b) Yêu cầu về kiến thức
Đây là đề văn mở, học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn
là các ý đưa ra lập luận chặt chẽ, có cơ sở và có sức thuyết phục người đọc. Sau
đây là một số định hướng, không áp đặt đối với những bài làm có cách hiểu khác
với định hướng nhưng hay và thuyết phục.
- Giải thích:
+ Đắng cay: được hiểu là những khó khăn, thử thách, trở ngại, mất mát, buồn
đau… trong cuộc sống.
+ Tìm lại được chính mình: sống đúng với bản ngã, in đậm cá tính, dấu ấn tâm hồn
với những giá trị tích cực, tốt đẹp của bản thân.
 Những khó khăn, trở ngại thậm chí cả thất bại, buồn đau trong cuộc sống sẽ trở
thành những thử thách, trui rèn ý chí, bản lĩnh cá nhân; giúp bản thân mỗi
người phát huy tiềm lực, tài năng, có cơ hội bồi đắp hoàn thiện chính mình;
được sống thực, chính danh với mình để vươn tới những giá trị tốt đẹp, những
thành công rực rỡ.
- Bàn luận:
+ Cuộc sống hiện hữu luôn phong phú, đa chiều, tồn tại trong nhau và vì nhau
nhiều mâu thuẫn đối lập; thôi thúc, mời gọi con người khát khao khám phá, lí giải.
+ Để giải quyết hài hòa những mối quan hệ ấy, bản thân mỗi người không chỉ biết
tận dụng, phát huy những lợi thế, tốt đẹp mà còn phải biết hóa giải những khó
khăn, trở ngại; xem đó như một đòn bẩy, một cơ hội để thể hiện bản ngã, khẳng
định cá tính, tâm hồn.
+ Cuộc sống nếu chỉ có may mắn, hạnh phúc sẽ trở nên vô vị, nhàm chán; khiến
con người dễ ích kỉ, hẹp hòi, gục ngã khi vấp phải thách thức, khó khăn. Hạnh
phục của mỗi người là khi được sống thực với con người mình, trải nghiệm và đón
nhận cả niềm vui – nỗi buồn, đoàn viên – li biệt, hạnh phúc – khổ đau… như một
phần tất yếu của cuộc sống.
+ Phê phán những người sống bi quan, nhút nhát, đớn hèn, hễ gặp khó khăn, trở
ngại thì thở than, sợ hãi, né tránh hoặc gục ngã buông xuôi, đánh mất giá trị bản
thân.
- Bài học nhận thức và hành động: có ý thức xây dựng thái độ sống đúng đắn,
tích cực, lạc quan để lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp khi gặp những
khó khăn, gian khổ, thử thách, trở ngại trong cuộc đời.
c) Cách cho điểm
- Điểm 7 – 8: đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng; thể hiện rõ, xuất sắc năng lực
viết bài văn nghị luận xã hội, kiến thức phong phú, chính xác; diễn đạt mạch
lạc, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phong phú, bài viết có sự sáng tạo.

215
- Điểm 5 – 6: đảm bảo cơ bản các yêu cầu nêu trên; thể hiện được kĩ năng viết
bài văn nghị luận xã hội; diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, có thể mắc một số lỗi nhỏ
về diễn đạt, hành văn.
- Điểm 3 – 4: đảm bảo được một nửa yêu cầu nêu trên; kiến thức chưa sâu sắc;
kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội còn lúng túng; còn mắc một số lỗi về hành
văn, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1 – 2: viết sơ sài, ý nghèo nàn hoặc quá chung chung; yếu về kĩ năng viết
văn nghị luận xã hội; còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt…
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 2. (12,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng
- Đây là dạng đề nghị luận bàn về một ý kiến bàn về một vấn đề văn học. Học
sinh cần vận dụng kiến thức về lí luận văn học; vận dụng linh hoạt các thao tác
lập luận, các phương thức biểu đạt để làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học.
- Bố cục rõ ràng chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân
thực. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b) Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác
nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Dưới đây là một số
gợi ý chính:
- Giải thích:
+ Tác phẩm văn học đi vào đời sống giống như một quả pháo bông bắn lên bầu
trời. Bản thân nó phải có thuốc pháo và các hợp chất hóa học khác mới tạo nên
ánh sáng và màu sắc trên nền trời: Ý nghĩa, vẻ đẹp thẩm mĩ được tạo ra của một
tác phẩm văn học là nhờ vào cấu trúc thẩm mĩ nội tại của nó với một kiểu tổ chức
độc đáo, bao gồm các yếu tố thuộc về ngôn từ, hình tượng, kết cấu – thể loại, tư
tưởng.
+ Nhưng vẻ đẹp đó còn phụ thuộc vào chính không gian bầu trời: trong sáng hay u
ám, có ánh trăng hay không có ánh trăng, có sương mù hay không có sương mù…:
Vẻ đẹp của tác phẩm văn học khi đi vào đời sống còn phụ thuộc vào những yếu tố
bên ngoài tác phẩm như người đọc, thời gian, không gian, bối cảnh lịch sử, văn
hóa, xã hội…
 Nhấn mạnh mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và người đọc: số phận, vẻ đẹp,
ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải vĩnh hằng, phi thời gian mà được
hình thành trong tiến trình lịch sử. Khi điều kiện lịch sử và xã hội của sự tiếp
nhận biến đổi thì ý nghĩa của tác phẩm văn học cũng thay đổi theo.
- Phân tích, chứng minh:

216
+ Bản thân mỗi tác phẩm văn học là một kết cấu vẫy gọi, một cấu trúc nghệ thuật
đa trị và đa nghĩa, chứa đựng những khả năng lí giải khác nhau, có khả năng tạo
nên sự đa dạng trong tiếp nhận văn học (dẫn chứng).
+ Qua lăng kinh của sự tiếp nhận, số phận lịch sử, vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm
không vĩnh hằng, bất biến mà có thể thay đổi, biến động tùy thuộc vào không gian,
thời gian, độc giả (lớp công chúng, thế hệ người đọc, kinh nghiệm sống, vốn văn
hóa, trạng thái tâm lí…); vượt ra ngoài tầm chi phối của tác giả - người sáng tạo ra
nó (dẫn chứng).
- Mở rộng, nâng cao:
+ Tính da dạng, không thống nhất về vẻ đẹp, ý nghĩa của tác phẩm văn học khi đi
vào đời sống vừa là một đặc trưng của nghệ thuật, vừa thể hiện khả năng đồng
sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học. Thừa nhận sự đa dạng về ý nghĩa
của tác phẩm và khả năng đồng sáng tạo của độc giả trong tiếp nhận văn học góp
phần thể hiện cái nhìn dân chủ, tiến bộ; tránh được những sai lầm trong đánh giá
tác phẩm văn học; góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo của nhà văn (dẫn chứng).
+ Để tìm hiểu ý nghĩa, vẻ đẹp của tác phẩm văn học, người đọc cũng cần chú ý đến
mối quan hệ giữa tác phẩm – cấu trúc thẩm mĩ với nhà văn – chủ thể sáng tạo và
môi trường sinh thành của nó.
c) Cách cho điểm
- Điểm 11-12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc,
văn giàu hình ảnh, có cảm xúc; dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu.
- Điểm 9-10: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn
giàu hình ảnh, có cảm xúc; dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu.
- Điểm 7-8: cơ bản đáp ứng được các yêu cầu; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc;
dẫn chứng khá tiêu biểu, mắc ít lỗi diễn đạt về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 5-6: đáp ứng một nửa yêu cầu nêu trên; bố cục đầy đủ, hành văn trôi
chảy, rõ ràng, có dẫn chứng tiêu biểu, mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt
câu.
- Điểm 3-4: hiểu đề nhưng ý còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, có dẫn chứng, mắc
khá nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1-2: bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được
yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề.

217
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
KÌ THI CHON HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2019-2020
Khóa ngày 10 tháng 12 năm 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (4,0 điểm)
Hỏi
Tôi hỏi đất:

- Đất sống với đất như thế nào?


- Chúng tôi tôn cao nhau.
- Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
- Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh)
Anh/Chị hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trên bằng một bài văn nghị luận.
Câu 2 (6,0 điểm)
Nhà văn Pháp Buyphong cho rằng:
“Một nhà văn vĩ đại không giữ được một phong cách cố định, cái vết của chỉ một
dấu ấn rải khắp các tác phẩm khác nhau biểu lộ sự thiếu vắng của một thiên tài”.
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh /chị hãy bình luận ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHUNG

218
- Phần hướng dẫn chủ yếu để định hướng cho người chấm, học sinh có thể trình
bày, diễn đạt theo cách khác nhau.
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào mức độ triển khai,
trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Khi cho điểm toàn bài cần cân nhắc đến việc đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng.

Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0, 0,25; 0,5; 0,75… đến tối đa là 10.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cảm xúc, có chất văn; chấp nhận
những bài có cách giải riêng nhưng hợp lí.
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
A. Yêu cầu về kĩ năng
1. Biết cách làm bài văn nghị luận.
2. Xác định rõ các vấn đề cần bàn luận. Đáp ứng yêu cầu về văn phong.
3. Bố cục chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát. Hạn chế mắc lỗi về từ ngữ và ngữ
pháp.
B. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày, diễn đạt theo những cách khác nhau, miễn là
đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

Câu Nội dung Điểm


Anh/Chị hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trên bằng một bài văn nghị 4,0
luận.
A. Giải thích 1,0
B. Bàn luận 2,0
*Học sinh có thể chọn trả lời người sống với nhau theo cách của đất,
nước và cỏ.
(Sống nương dựa vào nhau, đoàn kết yêu thương nhau…)
*Học sinh có thể chọn câu trả lời khác cho câu hỏi “Người sống với
nhau như thế nào?” ví dụ như:
Sống với nhau chân thành, không giả dối; sống tôn trọng cái tôi, cá
tính của nhau, sống có niềm tin và trách nhiệm với nhau…
Lưu ý: Mỗi sự lựa chọn trả lời về cách sống đều có mức điểm tối
đa là 2,0, miễn là phù hợp chuẩn mực đạo đức, pháp luật và có
cách biện luận thuyết phục.

219
C. Bài học 1,0
- Dù chọn cách sống nào, con người cũng cần sống đẹp (đẹp 0,5
trong cuộc đời mình và hướng tới làm đẹp cho cuộc đời 0,5
chung)
- Sống đẹp không chỉ là suy nghĩ, mà cần có những hành động
ý nghĩa, để ỗi khoảnh khắc trôi qua đều không hối tiếc
- “Một nhà văn vĩ đại không được giữ một phong cách cố -
định, cái vết của chỉ một dấu ấn rải khắp các tác phẩm khác nhau
biểu lộ sự thiếu vắng của một thiên tài”.
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình
luận ý kiến trên
A. Giải thích 1,5
- Phong cách nhà văn là những nét độc đáo, có giá trị thẩm mĩ, có
ý nghĩa nghệ thuật tạo nên dấu ấn riêng, sự khác biệt trong sáng 0,5
tạo của nhà văn đó (phong cách của một nhà văn vĩ đại, bên cạnh
những nét ổn định sẽ luôn có những đổi mới qua mỗi tác phẩm,
qua mỗi giai đoạn trong lời văn).
- Cái vết của chỉ một dấu ấn rải khắp các tác phẩm khác nhau là
biểu hiện của một phong cách cố định (nghèo nàn lặp lại, thiếu 0,5
đổi mới sáng tạo của phong cách nhà văn trong tác phẩm).
 Ý kiến nhằm khẳng định phong cách nhà văn không phải là một
phạm trù bất biến mà luôn đổi mới, sáng tạo; nhà văn không
được lặp lại mình, giẫm lên lối mòn của chính mình và người 0,5
khác, sự đổi mới trong phong cách là thước đo đánh giá một nhà
văn.
B. Lí giải 3,5
Một nhà văn vĩ đại không được giữ một phong cách cố định vì: 1,25
1,0
- Giữ một phong cách cố định để: “cái vết của chỉ một dấu ấn
rải khắp các tác phẩm khác nhau” là đi ngược lại bản chất và
đặc trưng của văn học (lĩnh vực của sự độc đáo, sáng tạo).
(Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích)

- Cuộc sống luôn thay đổi, nhà văn giữ một phong cách cố
định sẽ không bắt kịp với những thay đổi của cuộc sống, như
vậy là đi ngược với quy luật phản ánh trong văn học.

220
(Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích)

- Đổi mới phong cách là sự khẳng định tài năng, đánh dấu sự
trưởng thành về phương diện nghệ thuật của nhà văn.
(Học sinh lấy dẫn chứng và phân tích)
C. Mở rộng nâng cao 1,0
- Đổi mới nhưng nhà văn phải luôn giữ cái gốc lõi, sự ổn định 0,5
của phong cách; đổi mới không đồng nghĩa với đánh mất
mình.
- Để luôn đổi mới, không giữ một phong cách cố định nhà văn
phải có tài, có tâm và luôn sống hết mình vì nghệ thuật; lao 0,5
động nghệ thuật một cách nghiêm túc, có trách nhiệm.

221
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC: 2019-2020
MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 06/12/2019

Câu 1 (8,0 điểm):


“Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được”
(Teruko Kobayashi, Giữ cho tâm sáng, giữ cho lòng yên, NXB Dân Trí 2019,
tr.47)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ thơ, có ý kiến cho rằng:
“Có thể xem ngôn ngữ thơ ca là tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học, bởi vì các đặc
điểm: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng đều được biểu hiện
một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong thơ ca”.
(Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr.189)”.
Anh/Chị hãy làm rõ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội bàn về
tư tưởng đạo lí để tạo lập văn bản; hiểu đúng ý nghĩa tư tưởng của các ý kiến
nêu ở đề bài và rút ra phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí cho mọi
người nói chung, cho bản thân nói riêng.
2. Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ để làm sáng rõ ý kiến, quan điểm trước
vấn đề đặt ra; biết huy động các kiến thức trong thực tế đời sống xã hội, lựa
chọn và phân tích dẫn chứng để làm nổi bật vấn đề; sử dụng phù hợp các thao
tác lập luận và phương thức biểu đạt.

222
3. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi
chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn
đạt…
4. Đánh giá năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải
thể hiện được kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng trình bày quan điểm riêng
của mình.
5. Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí
lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có
thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp
luật.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Giải thích nội dung, ý nghĩa vấn đề:
- “hòn đá lăn mãi”: những con người luôn năng động trong cuộc sống.
- “rêu sẽ không bám vào được”: những điều tồi tệ, tiêu cực, kìm hãm sự phát
triển của bản thân.
- Mượn cách nói ẩn dụ, tác giả muốn khẳng định những người luôn năng động
trong cuộc sống thì bản thân sẽ không bao giờ bị mai một, tụt hậu…
2. Bàn luận
- Thực tế cuộc sống luôn vận động và không ngừng phát triển, mỗi chúng ta cần
phải biết năng động để thích ứng với mọi hoàn cảnh.
- Trên hành trình phấn đấu, có rất nhiều thử thách và khó khăn, nếu chúng ta
không vận động thì những tiêu cực, bi quan, thất bại sẽ là thứ “rêu” bám lấy.
- Sự năng động của con người không chỉ thể hiện ở những hoạt động bên ngoài
mà còn cả trong tư duy.
- Phê phán một số người, đặc biệt là các bạn trẻ lười hoạt động, ngại khó, không
có ý thức phấn đấu.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được tầm quan trọng của sự năng động trong cuộc sống.
- Không ngừng “làm mới” bản thân trong mọi hoàn cảnh để cuộc đời tươi đẹp.

*Biểu điểm
- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận
thuyết phục
- Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ
năng và diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi
về kĩ năng và diễn đạt.

223
- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi
nhiều về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
*Lưu ý:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu
cầu của hướng dẫn chấm.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận bài viết có những ý ngoài
đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
Câu 2 (12,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Thí sinh kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học:
- Sử dụng kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề được đặt ra.
- Có phương pháp làm bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học, trên cơ sở
những hiểu biết về một số tác phẩm thơ.
2. Đề bài không yêu cầu nghị luận tác phẩm thơ một cách thuần túy, mà yêu cầu
lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề lí luận văn
học.
3. Thí sinh phải bám sát vào vấn đề lí luận văn học nêu ra ở đề bài để triển khai
các luận điểm. Cần tránh trường hợp chọn và phân tích lan man, dàn trải,
không xác định rõ hệ thống luận điểm, luận cứ.
4. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,
đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt….
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
1. Giải thích:
- Ngôn ngữ thơ ca là tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học: ngôn ngữ thơ ca mang tất
cả những đặc tính của ngôn ngữ văn học.
- Các đặc điểm: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng –
những đặc điểm của ngôn ngữ văn học được kết tinh cao nhất trong thơ ca.
- Ý kiến muốn nhấn mạnh: các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca.
2. Làm rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca qua một số dẫn chứng tiêu biểu:
- Tính chính xác:
+ Ngôn ngữ thơ ca thể hiện đúng điều mà thi nhân muốn nói, miêu tả đúng cái
mà thi sĩ cần tái hiện.
+ Để tạo nên tính chính xác, có thể chọn từ ngữ thích hợp nhất với đối tượng
được miêu tả, hoặc tạo ra từ ngữ thích hợp để bộc lộ đúng ý nghĩa của nó.
- Tính hàm súc:

224
+ Do đặc trưng của thơ ca thường có dung lượng ngắn nên việc miêu tả hiện
tượng của cuộc sống phải cô đọng, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời.
+ Để làm được điều đó, nhà thơ phải có cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá
trị nhất trong tác phẩm của mình.
- Tính biểu cảm:
+ Tính biểu cảm của thơ ca có thể biểu hiện cảm xúc của đối tượng được miêu
tả, có thể tác động tới người đọc, làm cho người đọc cũng nảy sinh thái độ, tâm
trạng như tác giả.
+ Tác dụng gợi cảm của thơ ca được tăng cường bởi có sự hoạt động của các
yếu tố nhịp điệu. Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có nhịp điệu. Đó là đặc trưng
chủ yếu, mang tính loại biệt rõ nét của thơ ca.
- Tính hình tượng:
+ Là khả năng tái hiện những hiện tượng của cuộc sống cụ thể, sinh động bằng
những từ ngữ gợi cảm, gợi thanh, gợi hình.
+ Là kết quả của khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú và
trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của người nghệ sĩ.
3. Mở rộng, đánh giá:
- Ý kiến trên hướng đến một trong những đặc trưng của văn học nói chung và
thơ ca nói riêng. Nó chẳng những có ý nghĩa đối với người cầm bút mà còn có
ý nghĩa đối với người tiếp nhận.
- Đây cũng là cơ sở để mở ra những định hướng cho các nhà phê bình văn học
nghiên cứu, tiếp nhận tác phẩm văn học một cách khoa học, sâu sắc, hợp lí hơn,
tránh được sự chủ quan trong cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm, nhất là về
phương diện ngôn từ.
*Biểu điểm

- Điểm 11-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Phân tích các dẫn chứng
tiêu biểu để làm rõ các luận điểm trên một cách sâu sắc. Hành văn có cảm
xúc, lập luận thuyết phục. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Có tính
sáng tạo cao.
- Điểm 9-10: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản. Phân tích các dẫn chứng
tiêu biểu để làm rõ các luận điểm trên một cách sâu sắc. Bố cục rõ ràng, văn
phong trôi chảy nhưng còn sai sót về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 7-8: Trình bày đủ các ý nhưng phân tích chưa thật sự sâu sắc. Hành
văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục, mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ,
đặt câu.
- Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, biết phân tích nhưng diễn
đạt còn lủng củng, mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.

225
- Điểm 3-4: Hiểu vấn đề chưa thấu đáo, văn viết thiếu cảm xúc, còn mắc một
số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận,
mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

*Lưu ý:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm
bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Chấp nhận bài viết có những ý
ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

226
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT
QUẢNG NINH NĂM HỌC 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN – Bảng A
Ngày thi: 04/12/2028
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian
ĐỀ CHÍNH THỨC
phát đề

Câu 1 (8,0 điểm)


Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:
Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân
mình còn tốt hơn.
(Theo sách Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ,
NXB Văn hóa – Thông tin 1999, tr.448)
Câu 2 (12,0 điểm)
Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng,
gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(SGK Ngữ văn 11 – Tập một, NXBGD năm 2014, tr.136)
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về nhận định trên? Làm sáng tỏ qua
việc cảm nhận các đoạn thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

227
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ Văn 11, Tập 1, NXBGD năm 2011, tr.
22)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD, năm 2014,
tr.88)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC
TỈNH QUẢNG NINH SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM 2018

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn


(BẢNG A) Ngày thi: 04/12/2018
(Hướng dẫn này có 04 trang)

I. Hướng dẫn chung:


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi phần khi
bài viết đảm bảo cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh
hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài
viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm, không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm:

CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM

228
1 1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một tư
(8,0
tưởng, đạo lí.
điểm
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết
)
phục; diễn đạt, văn phong trong sáng dùng từ, đặt câu chuẩn xác,
không mắc lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Bài làm cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
2.1. Giải thích 2,0
- Xấu hổ: là trạng thái tâm lí tự ý thức khi mắc phải khuyết điểm,
lỗi lầm trước người khác hoặc về hạn chế của bản thân.
- Xấu hổ trước mọi người: là sự hổ thẹn của bản thân khi vi phạm
những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Xấu hổ trước bản thân: là sự tự hổ thẹn với chính mình khi có lỗi
hoặc không thực hiện đúng những nguyên tắc do mình đề ra.
 Ý kiến của Lep Tôn-xtôi đã đánh giá cao tâm lí biết hổ thẹn
như là tính tự giác về ý thức danh dự của cá nhân.
2.2. Bình luận: khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc.
- Xã hội có những quan niệm, chuẩn mực chung buộc mỗi cá nhân
phải tuân thủ. Nhưng đã là con người không thể tránh khỏi
những sai lầm, hạn chế, điều đó thường khiến họ day dứt, dằn
vặt, hối hận.
- Xấu hổ trước mọi người: ý thức được hạn chế của bản thân, cảm
thấy thua kém trước người khác, day dứt, ăn năn khi mắc lỗi. Sự
cắn rứt lương tâm đó cũng là biểu hiện của lòng tự trọng.
- Xấu hổ trước bản thân: tình cảm hoàn toàn tự giác chịu sự kiểm
soát của lương tri, lương tâm. Tự nhìn nhận, đánh giá bản thân
một cách nghiêm khắc để thấy rõ những sai lầm, yếu kém của
mình.
- Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt:

+ Xấu hổ là cảm xúc tích cực vì nhận ra lỗi và biết hối lỗi.
+ Biết xấu hổ trước người khác, từ đó tự giác vươn lên để khắc
phục và hoàn thiện bản thân cả về năng lục, nhân cách.

- Xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn:

+ Xấu hổ trước bản thân là điều đáng quý. Nó thể hiện ý thức tu

229
thân, hướng thiện, phục thiện, thuộc bản chất của con người.
+ Biết rõ sai lầm, thiếu sót mới có thể tự sửa chữa được. Chiến
thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân
mình.
+ Người biết xấu hổ trước bản thân sẽ thường xuyên kiểm soát
được suy nghĩ, việc làm của mình và vì thế hạn chế được sai
lầm.
(Thí sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh)
II.3 Bài học nhận thức và hành động 2,0
- Phải ý thức rõ xấu hổ là tình cảm tốt, tạo động lực cho mỗi người
trong quá trình tự hoàn thiện bản thân.
- Biết phân biệt xấu hổ và tự trọng khác hẳn với tự ti.
- Phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tư cách, nâng cao lòng tự
trọng, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Biết xấu
hổ là tốt nhưng cần hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể để
giữ gìn danh dự, nhân phẩm.
- Lên án những người tự ti, thiếu niềm tin ở bản thân hoặc tự cao tự
đại, đánh mất lòng tự trọng, trốn tránh lỗi, không biết xấu hổ…

CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM

2 1. Yêu cầu về kĩ năng


(12,0 - Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề nghị luận văn học,
điểm sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm thụ
) văn chương để làm sáng tỏ vấn đề.
- Đánh giá cao những bài biết lập ý sáng rõ, mạch lạc; lập luận
thuyết phục; hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức


Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

2.1 Giải thích 1,0


- Nhận định đã khái quát đặc trưng của thể loại thơ ở hai phương
diện:
+ Nội dung: Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người.
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc

230
điệu.
- Nhận định nói lên đặc trưng, thế mạnh của thể loại thơ là khám
phá, diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của con người
bằng ngôn ngữ chắt lọc, biểu cảm, điêu luyện, hấp dẫn.

2.2 Bình luận

a. Cơ sở lí luận: Nhận định đúng đắn, sâu sắc về đặc trưng của thể 2,0
loại thơ.
- Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm, có phạm vi phổ
biến rộng và sâu. Cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca là tấm
gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những
rung động của trái tim trước cuộc đời, “Thơ là người thư kí
trung thành của những trái tim” (Đuy Be-lây).
- Đặc trưng của thơ:
+ Về nội dung: Thơ thuộc phương thức trữ tình nên thơ gắn với
chiều sâu thế giới nội tâm. Vì “Thơ phát khởi từ trong lòng
người” (Lê Quý Đôn) nên thơ là những rung động tâm hồn, suy
ngẫm sâu xa, những trạng thái tâm lí trước thiên nhiên, cuộc
sống, con người. Thơ còn có khả năng luồn sâu vào những ngóc
ngách sâu kín của tâm hồn, diễn tả những cung bậc cảm xúc tinh
vi của nhân vật trữ tình.
+ Về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ quen thuộc của đời sống nhưng
ngôn ngữ thơ ca đã tạo nên những năng lực mới rất kì diệu: gợi
cảm, tinh tế, biến hóa, sáng tạo. Ngôn ngữ thơ cô đọng, đòi hỏi
sự chắt lọc, gọt rũa trau chuốt tỉ mỉ. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh
chân thực, sinh động, đẹp đẽ từ đời sống, đồng thời có khả năng
gợi ra những tầng ý nghĩa sâu xa. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu
không chỉ bởi tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh mà còn là
nhạc điệu của tâm hồn.
 Đây là những đặc trưng, thế mạnh riêng của thơ so với các
thể loại văn học khác (truyện, kịch) khiến thơ có sức lay động,
lan tỏa sâu rộng, có sức sống lâu bền.

b. Cơ sở thực tế - làm sáng tỏ qua cảm nhận hai đoạn trích


trong Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Tây Tiến
(Quang Dũng)

231
- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định
hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

*Đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử): 4,0


a. Giới thiệu:
- Hàn Mặc Tử, hồn thơ đau thương, bí ẩn, có sức sáng tạo mãnh liệt
nhất trong phong trào Thơ mới, cuộc đời ngắn ngủi nhưng để lại
dấu ấn sâu sắc như một hiện tượng lạ. Đây thôn Vĩ Dạ (1938) được
khơi nguồn cảm hứng từ nỗi nhớ da diết với thiên nhiên và con
người xử Huế, qua đó gửi gắm những nỗi niềm sâu kín của hồn thơ
tài hoa, bất hạnh.
- Hai khổ thơ đầu: Bức tranh tuyệt đẹp bằng ngôn từ giàu tính tạo
hình, biểu cảm, đầy tính nhạc về thôn Vĩ trong trẻo, thanh bình và
dòng sông Hương thơ mộng, huyền ảo. Tất cả in đậm trong kí ức
nhà thơ bằng sự gắn bó sâu nặng và tình yêu tha thiết.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Nỗi khát khao cháy bỏng được về chơi thôn Vĩ, được
sống lại kí ức tươi đẹp với cảnh sắc thiên nhiên và
con người trong sáng, thanh sơ, hài hòa.
- Sông Hương gợi nên nổi buồn, dự cảm về sự chia lìa,
niềm hi vọng khắc khoải của một tâm hồn càng yêu
Huế, càng đau thương, tiếc nuối.
 Hai khổ thơ là dòng nội tâm vận động phức tạp, có
hẹn hò, chờ đợi, có phấp phỏng niềm hi vọng đau
đáu, có cả mặc cảm về thân phận, có thất vọng ngay
trong hi vọng, có rạo rực bâng khuâng và có cả niềm
đau thương…
b2. Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
- Ngôn ngữ chắt lọc, giàu hình ảnh và biểu cảm:
+ Hình ảnh chân thực mang nét đặc trưng về một thôn Vĩ
trù phú, yên ả: khu vườn vào buổi bình minh có ánh sáng
nắng hàng cau, nắng mới lên trong trẻo, tinh khôi; một
dòng sông Hương lững lờ buồn thiu, hắt hiu hoa bắp lay,
huyền ảo thơ mộng lai láng trong đêm trăng, bến sông
trăng, con thuyền chở trăng.
232
+ Từ ngữ tài hoa mang tính cách điệu, gợi lên màu sắc
xanh như ngọc, điểm xuyết lá trúc che ngang mặt chữ
điền duyên dáng, thuần phác đậm chất Huế.
- Nhạc điệu trầm lắng, khắc khoải: cách dùng đại từ
phiếm chỉ ai, các câu hỏi tu từ, cách ngắt nhịp 4/3….
 Ngôn ngữ thơ toàn bích, hàm súc, độc đáo, hình ảnh
thơ quen thuộc nhưng được cảm nhận một cách riêng
biệt, mới mẻ tạo nên một thế giới thơ trong trẻo, đẹp
đẽ lạ thường.
 Ngòi bút trong tay Hàn Mặc Tử có bút tả cảnh, bút tả người,
bút tả tính hài hòa, khéo léo; ngôn ngữ chắt lọc, trong sáng,
gợi cảm, tinh tế khiến người đọc vừa được thưởng lãm bức
tranh xứ Huế mộng mơ, vừa dấy lên bao nỗi thương cảm với
nhà thơ tài hoa yêu đời, yêu người, gắn bó thiết tha với xử
Huế.

*Đoạn trích Tây Tiến (Quang Dũng)


a. Giới thiệu
- Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn, tài hoa. Tây Tiến – tác phẩm xuất sắc nhất của
Quang Dũng, sáng tác năm 1948, thể hiện nỗi nhớ về miền đất Tây
Bắc và đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn trích mở đầu bài thơ với cảm hứng bao trùm là nỗi nhớ chơi
vơi được diễn tả bằng ngôn ngữ thơ phong phú, giàu chất hội họa,
âm nhạc của một thi sĩ đa tài.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Nỗi nhớ chơi vơi – da diết, mênh mang lan tỏa không
gian, thời gian.
- Đó là nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, thơ
mộng – bức phông nền tôn lên hình tượng người lính
Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ, hào
hùng.
 Đoạn thơ khắc sâu tình đồng đội yêu thương, gắn bó,
tình yêu thiên nhiên tha thiết được cảm nhận bằng

233
tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm.
b2. Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
- Lời gọi Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! thiết tha, tiếc
nuối.
- Hàng loạt các từ chỉ địa danh Sông Mã, Sài Khao,
Mường Lát, Pha Luông vừa tái hiện chặng đường
hành quân vừa gợi cảm giác về những vùng đất xa
xăm, hoang vu, lạ lẫm. Các từ láy khúc khuỷu, thăm
thẳm, heo hút có tính tượng hình cao. Đặc biệt, cách
diễn đạt mới mẻ sáng tạo, gợi nhiều hơn tả đêm hơi,
cồn mây, mưa xa khơi… Cách dùng động từ ngửi dân
dã, thô mộc gợi đúng chất lính trẻ trung, tinh nghịch,
hồn nhiên, lạc quan yêu đời.
- Nghệ thuật đối lập được dùng trên nhiều phương
diện: chất hội họa với nét đậm khi vẽ cảnh núi rừng
hiểm trở điệp trùng Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm
thẳm/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống; nét
nhạt khi tái hiện không gian huyền ảo nên thơ hoa về
trong đêm hơi, mưa xa khơi. Việc phối hợp đầy dụng
ý thanh bằng/trắc khiến trong thơ có nhạc, âm hưởng
khi gân guốc mạnh mẽ, khi mềm mại du dương.
 Vốn ngôn ngữ giàu có được sử dụng linh hoạt, biến
hóa, sáng tạo; bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp
lãng mạn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho đoạn thơ.
 Qua vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ, cóc thể thấy tài năng
sáng tạo của Quang Dũng: một cây bút rất tài hoa,
một hồn thơ vô cùng lãng mạn, yêu và gắn bó sâu
nặng với đất nước, quê hương.

2.3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề 1,0


- Nhận định chủ yếu khẳng định đặc trưng của thể loại thơ ở cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật
- Nhận định cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:
+ Đối với người sáng tác: phải có cả cái Tài và cái Tâm, phải
dày công sáng tạo, trau chuốt ngôn từ, phải có những rung
động tinh tế, những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, gắn bó sâu
sắc với cuộc đời, con người để tác phẩm thơ thật sự đặc sắc về

234
nghệ thuật và sâu sắc về nội dung, tư tưởng.
+ Đối với người đọc: hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Bồi dưỡng trí
tuệ, tâm hồn phong phú, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ để thêm
yêu quý, trân trọng vẻ đẹp cuộc sống, con người.

Tổng số điểm 20,0

235
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TỈNH QUẢNG NINH THPT NĂM 2018

Môn thi: NGỮ VĂN – Bảng B

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 4/12/2018

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi này có 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)


Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của Lép Tôn-xtôi:
Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bản thân mình
còn tốt hơn.
(Theo sách Danh ngôn thế giới Đông Tây kim cổ, NXB Văn hóa – Thông tin
1999, tr.448)
Câu 2 (12,0 điểm)
Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi
cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(SGK Ngữ văn 11 – Tập một, NXBGD, năm 2014,
tr.136)
Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua việc cảm nhận các đoạn thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXBGD năm 2011,
tr.22)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

236
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD, năm 2014, tr.88)
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi phần khi bài viết đảm
bảo cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất của hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm, không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm

CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM

1 1. Yêu cầu về kĩ năng


(8,0 - Thí sinh có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một tư
điểm) tưởng, đạo lí.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
thuyết phục; diễn đạt, văn phong trong sáng, không mắc lỗi
chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức


Bài làm cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

II.1. Giải thích 2,0


- Xấu hổ: là trạng thái tâm lí tự ý thức khi mắc phải khuyết
điểm, lỗi lầm trước người khác hoặc về hạn chế của bản
thân.
- Xấu hổ trước mọi người: là sự hổ thẹn của bản thân khi vi
phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Xấu hổ trước bản thân: là sự tự hổ thẹn với chính mình khi
có lỗi hoặc không thực hiện đúng những nguyên tắc do mình
đề ra.
 Ý kiến của Lep Tôn-xtôi đã đánh giá cao tâm lí biết hổ thẹn
như là tính tự giác về ý thức danh dự của cá nhân.

II.2. Bình luận: khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc. 4,0
- Xã hội có những quan niệm, chuẩn mực chung buộc mỗi cá
nhân phải tuân thủ. Nhưng đã là con người thì không thể
237
tránh khỏi những sai lầm, hạn chế, điều đó thường khiến họ
day dứt, dằn vặt, hối hận.
- Xấu hổ trước mọi người: ý thức được hạn chế của bản thân,
cảm thấy thua kém trước người khác, day dứt, ăn năn khi mắc
lỗi. Sự cắn rứt lương tâm đó cũng là biểu hiện của lòng tự
trọng.
- Xấu hổ trước bản thân: tình cảm hoàn toàn tự giác chịu sự
kiểm soát của lương tri, lương tâm. Tự nhìn nhận, đánh giá
bản thân một cách nghiêm khắc để thấy rõ những sai lầm, yếu
kém của mình.
- Xấu hổ trước mọi người là một tình cảm tốt:
+ Xấu hổ là cảm xúc tích cực vì nhận ra lỗi và biết hối lỗi.
+ Biết xấu hổ trước người khác, từ đó tự giác vươn lên để
khắc phục và hoàn thiện bản thân về cả năng lực, nhân cách.
- Xấu hổ trước bản thân mình còn tốt hơn:
+ Xấu hổ trước bản thân là điều đáng quý. Nó thể hiện ý thức
tu thân, hướng thiện, phục thiện, thuộc bản chất con người.
+ Biết rõ sai lầm, thiếu sót mới có thể tự sửa chữa được.
Chiến thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản
thân mình.
+ Người biết xấu hổ trước bản thân sẽ thường xuyên kiểm
soát được suy nghĩ, việc làm của mình và vì thế hạn chế được
sai lầm.
(Thí sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh)

II.3. Bài học nhận thức và hành động 2,0


- Phải ý thức rõ xấu hổ là tình cảm tốt, tạo động lục cho mỗi
người trong quá trình tự hoàn thiện bản thân.
- Biết phân biệt xấu hổ là tự trọng khác hẳn với tự ti.
- Phải không ngừng rèn luyện đạo đức, tư cách, nâng cao lòng
tự trọng, biết tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh.
Biết xấu hổ là tốt nhưng cần hiện thực hóa bằng những hành
động cụ thể để giữ gìn danh dự, nhân phẩm.
- Lên án những người tự ti, thiếu niềm tin ở bản thân hoặc tự
cao tự đại, đánh mất lòng tự trọng, trốn tránh lỗi, không biết
xấu hổ…

238
2 1. Yêu cầu về kĩ năng
(12,0 - Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học,
điểm) sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và cảm
thụ văn chương để làm sáng tỏ vấn đề.
- Đánh giá cao những bài viết lập ý sáng rõ, mạch lạc; lập
luận thuyết phục; hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về kiến thức


Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

2.1. Giải thích


- Nhận định đã khái quát đặc trưng của thể loại thơ ở hai
phương diện:
+ Nội dung: Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con
người. Cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ gắn với chiều sâu thế
giới nội tâm nên thơ là những rung động tâm hồn, suy nghĩ
sâu xa, những trạng thái tâm lí trước thiên nhiên, cuộc sống,
con người của nhân vật trữ tình.
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và
nhạc điệu, đòi hỏi sự chắt lọc, gọt rũa trau chuốt tỉ mỉ, hình
ảnh thơ chân thực, sinh động, đẹp đẽ từ đời sống, đồng thời
có khả năng gợi ra những tầng ý nghĩa sâu xa. Nhạc điệu của
thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do cách phối thanh mà
còn là nhạc điệu của tâm hồn.
 Nhận định nói lên đặc trưng, thế mạnh của thể loại thơ là
khám phá, diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của
con người bằng ngôn ngữ chắt lọc, biểu cảm, điêu luyện, hấp
dẫn.

2.2. Phân tích, chứng minh

Làm sáng tỏ nhận định qua cảm nhận hai đoạn trích trong
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Tây Tiến (Quang Dũng)
- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát
định hướng của đề, cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

*Đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):


a. Giới thiệu:

239
- Hàn Mặc Tử, hồn thơ đau thương, bí ẩn, có sức sáng tạo mãnh
liệt nhất trong phong trào Thơ mới, cuộc đời ngắn ngủi nhưng để
lại dấu ấn sâu sắc như một hiện tượng lạ. Đây thôn Vĩ Dạ (1938)
được khơi nguồn cảm hứng từ nỗi nhớ da diết với thiên nhiên và
con người xứ Huế, qua đó gửi gắm những nỗi niềm sâu kín của
hồn thơ tài hoa, bất hạnh.
- Khổ thơ đầu: Bức tranh tuyệt đẹp bằng ngôn từ giàu tính tạo
hình, biểu cảm, đầy tính nhạc về thôn Vĩ trong trẻo, thanh bình,
in đậm trong kí ức nhà thơ bằng sự gắn bó sâu nặng và tình yêu
tha thiết.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Nỗi khát khao cháy bỏng được về chơi thôn Vĩ, được sống lại
kí ức tươi đẹp với cảnh sắc thiên nhiên và con người trong sáng,
thanh sơ, hài hòa.
 Khổ thơ là dòng cảm xúc chân thành, mãnh liệt của một hồn
thơ yêu đời, yêu người tha thiết, nâng niu, trân trọng những vẻ
đẹp bình dị của cuộc sống.
b2. Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
- Hình ảnh chân thực mang nét đặc trưng về một thôn Vĩ trù phú,
yên ả: nắng hàng cau, khu vườn, lá trúc che ngang mặt chữ
điền; cách dùng từ tài hoa mang tính cách điệu, gợi lên sắc màu
xanh như ngọc, ánh sáng nắng mới lên trong trẻo, tinh khôi.
- Nhạc điệu trầm lắng, da diết: cách dùng đại từ phiếm chỉ ai,
câu hỏi tu từ, cách ngắt nhịp 4/3….
 Ngôn ngữ thơ toàn bích, hàm súc, độc đáo, hình ảnh thơ quen
thuộc nhưng được cảm nhận một cách riêng biệt, mới mẻ tạo nên
một thế giới trong trẻo, đẹp đẽ lạ thường.
 Ngòi bút trong tay Hàn Mặc Tử có bút tả cảnh, bút tả người,
bút tả tình hài hòa, khéo léo; ngôn ngữ chắt lọc, trong sáng, gợi
cảm, tinh tế khiến người đọc vừa được thưởng lãm bức tranh
thôn Vĩ thanh bình, tươi sáng, vừa dấy lên bao nỗi thương cảm
với nhà thơ tài hoa yêu đời, yêu người, gắn bó thiết tha với xứ
Huế.

*Đoạn trích Tây Tiến (Quang Dũng)


a. Giới thiệu
- Quang Dũng là nhà thơ – chiến sĩ với hồn thơ phóng khoáng,

240
hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Tây Tiến – tác phẩm xuất sắc nhất
của Quang Dũng, sáng tác năm 1948, thể hiện nỗi nhớ về miền
đất Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn trích mở đầu bài thơ với cảm hứng bao trùm là nỗi nhớ
chơi vơi được diễn tả bằng ngôn ngữ thơ phong phú, giàu chất
hội họa, âm nhạc của một thi sĩ da tài.
b. Phân tích
b1. Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Nỗi nhớ chơi vơi – da diết, mênh mang lan tỏa không gian, thời
gian.
- Đó là nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, thơ mộng –
bức phông nền tôn lên hình tượng người lính Tây Tiến trên
chặng đường hành quân gian khổ, hào hùng.
 Đoạn thơ khắc sâu tình đồng đội yêu thương, gắn bó, tình yêu
thiên nhiên tha thiết được cảm nhận bằng tâm hồn nghệ sĩ tinh
tế, nhạy cảm.
b2. Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
- Lời gọi Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! cất lên thiết tha, tiếc nuối.
- Hàng loạt các từ chỉ địa danh sông Mã, Sài Khao, Mường Lát
vừa tái hiện chặng đường hành quân vừa gợi cảm giác về những
vùng đất xa xăm, hoang vu, lạ lẫm.
- Nghệ thuật đối lập trên nhiều phương diện: Thiên nhiên khi
khắc nghiệt, dữ dội trong màn sương lấp dày đặc, khi bồng bềnh,
huyền ảo, nên thơ hoa về trong đêm hơi. Việc phối hợp đầy dụng
ý thanh bằng/trắc khiến trong thơ có nhạc, âm hưởng khi gân
guốc mạnh mẽ, khi mềm mại du dương.
- Cách diễn đạt mới mẻ sáng tạo, gợi nhiều hơn tả hoa về trong
đêm hơi tạo nên chất lãng mạn, bay bổng.
Vốn ngôn ngữ giàu có được sử dụng linh hoạt, biến hóa, sáng
tạo; bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn đã tạo nên
sức hấp dẫn riêng của đoạn thơ.
 Qua vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ, có thể thấy tài năng sáng
tạo của Quang Dũng: một cây bút rất tài hoa, một hồn thơ vô
cùng lãng mạn, yêu và gắn bó sâu nặng với đất nước, quê
hương.

2.3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề 0,5

241
- Nhận định chủ yếu khẳng định đặc trưng của thể loại thơ ở cả
hai phương diễn nội dung và nghệ thuật.
- Nhận định cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:
+ Đối với người sáng tác: phải có cả cái Tài và cái Tâm, phải
dày công sáng tạo, trau chuốt ngôn từ; phải có những rung động
tinh tế, những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, gắn bó sâu sắc với
cuộc đời, con người để tác phẩm thơ thật sự đặc sắc về nghệ
thuật và sâu sắc về nội dung, tư tưởng.
+ Đối với người đọc: hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Bồi dưỡng trí
tuệ, tâm hồn phong phú, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ để thêm yêu
quý, trân trọng vẻ đẹp cuộc sống, con người.

Tổng 20,0

242
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT
Khóa ngày 02 tháng 10 năm 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (8,0 điểm):
Phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2019-2020, GS-TS Phạm Quang Minh, hiệu
trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhắn nhủ sinh viên:
“Trong thế giới cách mạng công nghiệp 4.0, đúng là IQ (Intelligent Quotient – chỉ số
thông minh) và EQ (Emotional Quotient – chỉ số cảm xúc) là vô cùng quan trọng,
nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta lại cần đến LQ (Love Quotient) – chỉ số trắc ẩn, khả
năng đặt mình vào góc nhìn của người khác, thứ mà máy móc không bao giờ có”
(Dẫn theo https://tuoitre.vn/hieu-truong-nhan-nhu-sinh-vien-iq-eq-cao-chua-du)
Quan điểm của anh/chị về vấn đề trên như thế nào?
Câu 2 (12,0 điểm):
Sinh thời, nhà thơ Phùng Quán từng tâm sự:
“Những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý thơ
trên.

Câu Các ý cần nêu Điểm

Bình luận về sự cần thiết của LQ (Love Quotient)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết của LQ (Love 0,5
Quotient) – chỉ số trắc ẩn, khả năng đặt mình vào góc nhìn của
người khác.

Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn
đề, kết bài kết luận được vấn đề.

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp
lí. Có thể tham khảo gợi sau:

243
1. Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận 0,5

2. Triển khai vấn đề thành các luận điểm

a. Giải thích

CM 4.0 là cuộc CM của khoa học công nghệ, đòi hỏi nguồn lực lao 0,25
động chất lượng cao với sự tổng hòa nhiều phẩm chất, năng lực
khác nhau.

IQ là chỉ số thông minh; EQ là chỉ số cảm xúc còn LQ là chỉ số 0,25


trắc ẩn (TĐTV : trắc ẩn: tình thương sâu kín của con người).

Câu nói của GS-TS Phạm Quang Minh đặc biệt nhấn mạnh sự cần 0,5
thiết của chỉ số trắc ẩn, khả năng đặt mình vào góc nhìn của người
khác. Như vậy, lòng trắc ẩn, sự thấu cảm, yêu thương là một trong
những yếu tố cần thiết ở mỗi người, đặc biệt là trong thời đại ngày
nay, khi KHKT, nhất là kĩ thuật số đã can thiệp quá sâu vào đời
sống con người.

b. Bình luận

Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

Ở bất kì thời đại nào, để tồn tại, thành công, con người cũng đều 0,25
cần trí thông minh (IQ) để nắm bắt tri thức, cần năng lực phán
đoán, nhận biết cảm xúc (EQ) để điều chỉnh hành vi, thiết lập quan
hệ….

Trong thời đại ngày nay, khi KHKT phát triển với tốc độ như vũ 1,0
bão, những tố chất đó càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, khi các
phương tiện kĩ thuật số ra đời tuy hỗ trợ con người rất nhiều trong
cuộc sống nhưng cũng khiến họ gần mặt mà cách lòng; cái xấu, cái
ác có cơ hội lan tràn; chứng vô cảm trở nên phổ biến thì chỉ số LQ
– chỉ số trắc ẩn, tình yêu thương, sự thấu hiểu, cảm thông giữa
người với người lại càng cần thiết hơn bao giờ. Cũng với những tố
chất khác (IQ, EQ) LQ sẽ giúp chúng ta phát triển một cách hoàn
thiện và được tôn trọng, giúp họ khác với những cỗ máy thông
minh, tân tiến nhưng vô hồn vô cảm.

Khi có lòng trắc ẩn, biết thay đổi góc nhìn để tư duy, quan sát, 1,0
ta mới thấu hiểu, đồng cảm với người khác, chính điều này sẽ giúp
ta tự điều chỉnh hành vi của mình, nhờ đó ta sẽ sống vị tha, nhân

244
ái, gắn bó với mọi người… Những điều này góp phần giúp cuộc
sống ta trở nên tươi đẹp hơn

Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Sống không có lòng trắc ẩn, không có tình yêu thương sẽ dẫn 0,5
đến một xã hội vô cảm; con người chỉ hành động như một con rô
bốt mà thiếu sự gắn kết, sẻ chia…

Trong thế giới phẳng ngày nay, lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu, sẻ 0,25
chia là những giá trị có tính chất toàn cầu. Khi có lòng trắc ẩn, đặt
mình vào góc nhìn khác, con người có thể hợp tác, đối ngoại với
nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, từ đó xã hội ngày càng văn minh,
phát triển.

Lòng trắc ẩn, tình yêu thương, sự thấu cảm, sẻ chia… cần phải 0,5
xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính, vụ lợi mới thực
sự có ý nghĩa.

c. Bài học rút ra cho bản thân

Thí sinh tự rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân 1,0
(Ví dụ: Cần biết trau dồi cả về trí tuệ lẫn tâm hồn; phải biết lắng
nghe, thấu hiểu, đồng cảm với những người xung quanh, không
nên chủ quan duy ý chí, áp đặt suy nghĩ của bản thân vào người
khác…)

3. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai 0,5
lỗi chính tả

4. Bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu chữ, dẫn 0,5
chứng…)

2 Bình luận làm sáng tỏ ý thơ của Phùng Quán: Những phút ngã
lòng/tôi vịn câu thơ mà đứng dậy.

Xác định đúng trọng tâm vấn đề cần nghị luận: Vai trò của thơ ca 10,0
trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, 0,5
kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề
gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận, nâng cao vấn đề

245
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp
lí.
Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:

1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận 0,5

2. Giải thích ý nghĩa câu thơ của Phùng Quán

Những phút ngã lòng đó là khi ta hoang mang, dao động, khi rơi 0,25
vào trạng thái tuyệt lộ cùng đường….

Vịn là hoạt động của con người khi cầm, nắm, dựa vào một cái gì 0,25
đó để tạo sự chắc chắn, vững vàng.

Đứng dậy hiểu theo nghĩa bóng là vực dậy tinh thần, củng cố ý chí, 0,25
nghị lực, niềm tin…

Mượn cách nói ẩn dụ, tác giả khẳng định: Thơ luôn là điểm tựa 0,75
tinh thần vững vàng, giúp con người thoát khỏi nỗi cô đơn, đau
khổ, bế tắc, tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua thử thách của hoàn
cảnh…

3. Bình luận, khẳng định tính đúng của vấn đề

Phùng Quán là một nhà thơ và cũng là người có số phận riêng đầy 0,25
thăng trầm trong dòng chảy biến thiên của lịch sử. Hai câu thơ trên
vừa là lời tâm sự, vừa là những chiêm nghiệm được rút ra từ cuộc
đời của một nghệ sĩ đã trải qua nhiều bão giông.

Thơ là thể loại trữ tình có hình thức ngôn từ đặc biệt thiên về việc 0,5
bộc lộ tâm tư, tình cảm mãnh liệt của con người trước cuộc sống.
Nghệ sĩ làm thơ vừa là để giãi bày tâm trạng, vừa để tìm kiếm sự
tri âm, đồng điệu. Sự chuyển tải cảm xúc qua thơ giúp niềm vui
nhân đôi, nỗi buồn chia nửa. Nhờ đó, lòng người trở nên thanh
thản, nhẹ nhàng hơn.

Tình cảm được nói đến trong thơ vừa là tình cảm riêng của cá 0,75
nhân, vừa mang dấu ấn chung của cả thời đại nên có sức lan tỏa,
cộng hưởng mạnh mẽ. Có bài thơ sục sôi như lời cổ vũ, hiệu triệu
tranh đấu; có bài thơ thì thầm như lời an ủi, động viên; có bài thơ
như khúc hoan ca khiến hồn người trở nên trong trẻo… Chính vì

246
vậy, tùy vào tâm trạng, người đọc có thể tìm thấy trong thơ điểm
tựa riêng, phù hợp với mình.

Thơ như một liệu pháp tinh thần chữa lành mọi vết thương lòng, 1,0
giúp tâm hồn con người trở nên phong phú, nhạy cảm, trong sáng
hơn; họ như được tiếp thêm năng lượng để sống vững tin, lạc quan
hơn trước cuộc đời. Và như vậy, thơ đã thực sự trở thành điểm tựa
giúp con người đứng dậy.

4. Chứng minh 4,0


Thí sinh lựa chọn phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề yêu
cầu:
- Tác phẩm được lựa chọn phải đặc sắc, phù hợp với vấn đề cần
chứng minh.
- Quá trình phân tích phải chỉ ra: Với tác giả, với người đọc, câu
thơ/bài thơ ấy có sức ảnh hưởng, tác động như thế nào…
*Lưu ý:
- Nếu phần phân tích đáp ứng trọn vẹn yêu cầu thì cho điểm tối
đa.
- Nếu Thí sinh lựa chọn được tác phẩm/đoạn trích nhưng quá
trình phân tích chỉ tập trung làm rõ sức tác động của tác phẩm
với người đọc thì giám khảo cho không quá 3,0 điểm.
- Nếu thí sinh lựa chọn được tác phẩm/đoạn trích nhưng chưa
làm nổi bật vấn đề cần chứng minh thì giám khảo cho không quá
2,5 điểm.
- Nếu Thí sinh lựa chọn được tác phẩm/đoạn trích nhưng phân
tích sơ sài, không bám sát trọng tâm thì cho không quá 1,5 điểm.

5. Mở rộng, nâng cao vấn đề:


- Những câu thơ có thể vịn vào để đứng dậy phải là những câu
thơ đẹp về cả nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Để
viết được những tác phẩm/đoạn thơ như thế, người nghệ sĩ
không chỉ cần tài năng mà còn cần cả vốn sống, tình yêu với
cuộc sống con người….
- Để có thể vịn vào thơ mà đứng dậy, người đọc cần một trái tim
nhạy cảm, một tầm tiếp nhận vững vàng

247
6. Khái quá lại vấn đề 0,5

Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi 0,5
chính tả

Sáng tạo 1,0

TỔN CÂU I + CÂU II 20,0


G

248
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2019-2020
Khóa ngày 01 tháng 10 năm 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (8,0 điểm):
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:
“Điều kiện đầu tiên và cuối cùng để là một thiên tài là tình yêu thật sự”
(Goethe)
Câu 2 (12,0 điểm)
Sứ mệnh lớn lao của văn học nghệ thuật là nhận thức và phản ánh hiện thực đời sống
bằng con đường sáng tạo. Khi nói về điều đó, triết gia Đức Feucrbach đã khẳng định:
Nghệ thuật không bao giờ đòi hỏi phải thừa nhận nó như là hiện thực.
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên và tùy chọn một số tác phẩm văn học để chứng
minh.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: 12,0
“Điều kiện đầu tiên và cuối cùng để là một thiên tài là tình yêu thật
sự”
(Goethe)

I. YÊU CẦU CHUNG


- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã
hội. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả,
từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt….
- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của
mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.

II. Yêu cầu cụ thể: 0,5


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

249
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5


Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Điều kiện đầu tiên và cuối cùng
để là một thiên tài là tình yêu thật sự”

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, miễn là hợp lí.
Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:
* Giải thích ý kiến: 1,0

- Thiên tài là một danh từ, nghĩa là điều gì đó hoặc ai đó thông minh
một cách xuất sắc, làm việc một cách xuất sắc hoặc đạt được một thành
tựu vĩ đại.
 Ý kiến đề cập đến tình yêu và niềm đam mê là điều kiện quyết định
của một thiên tài.
2,0
*Làm sáng tỏ ý kiến
- Thiên tài được tạo nên do nhiều yếu tố: sự thông minh, sức sáng tạo,
lòng kiên trì, sự nỗ lực, tình yêu và niềm đam mê trong công việc. (0,5)

- Vì sao điều kiện đầu tiên và cuối cùng để là một thiên tài là tình yêu
thật sự?
- Có tình yêu và niềm đam mê công việc sẽ đem đến cho những người (1,0)
là thiên tài lòng kiên trì trong cuộc sống.
- Đem đến sức sáng tạo bất tận trong công việc.
- Đem đến khả năng làm việc hơn người.
- Ý kiến là một nhận định đúng đắn về điều kiện cần và đủ để trở
thành một thiên tài.
(0,5)
*Bài học nhận thức và hành động
- Cần ý thức được điều kiện để trở thành một thiên tài.
- Luôn luôn trau dồi ý thức tình yêu và niềm đam mê trong học tập,
công việc.

250
d. Sáng tạo: 1,0
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:


Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bình luận vấn đề được đề cập trong ý kiến của triết gia Đức
Fewerbach và tùy chọn tác phẩm phân tích để làm sáng tỏ. Thí sinh có
thể có cách trình bày khác nhau nhưng phải đạt được những nội dung
chính theo những gợi ý sau đây:
1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1,0

Văn học phản ánh hiện thực đời sống bằng con đường sáng tạo, đúng
như ý kiến của triết gia Đức: Nghệ thuật không bao giờ đòi hỏi phải
thừa nhận nó như là hiện thực
2. Bình luận – đánh giá vấn đề 3,0
Phân tích và bình luận làm rõ những khía cạnh của vấn đề được đề cập
trong ý kiến củ Feuerbach: Ý kiến của Feuerbach là một cách nói nhằm
nhấn mạnh bản chất sáng tạo của văn học nghệ thuật qua cách phản
ánh hiện thực đời sống.
a. Văn học phản ánh hiện thực đời sống bằng con đường sáng tạo
qua tài năng nghệ thuật của nhà văn (chỉ chung nhà văn, nhà thơ)
- Văn học phản ảnh hiện thực đời sống bằng hình tượng nghệ thuật qua
chất liệu ngôn ngữ:
+ Từ trải nghiệm thực tế đời sống, tùy vào đề tài, chủ đề có chủ đích
của mình, nhà văn biết chọn lọc những gì cần thiết và qua ngôn ngữ
mà xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm văn học là kết quả của quá trình chọn lọc, tổng hợp, hư
cấu, khái quát hóa. Phản ánh hiện thực đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật.
+ Những vấn đề hiện thực đời sống mà nhà văn (nhà thơ) lựa chọn để
xây dựng hình tượng, viết tác phẩm là những vấn đề có ý nghĩa quan
trọng của thời đại, của nhân sinh và là những vấn đề có tính chất bản
chất của đời sống, phù hợp với quy luật của đời sống…
- Văn học phản ánh hiện thực đời sống thông qua tư tưởng, tình cảm
của nhà văn, nhà thơ. Hiện thực trong tác phẩm văn học luôn là thứ
hiện thực đã được đánh giá theo một chiều hướng tư tưởng, tình cảm

251
nhất định.
+ Quá trình sáng tác là quá trình suy tư, trăn trở của nhà văn về đời
sống, về nhân sinh, là quá trình tìm hiểu và nhận thức rõ, đúng đắn về
hiện thức đời sống của nhà văn…
+ Khi phản ánh hiện thực đời sống, nhà văn đồng thời bày tỏ thái độ,
tình cảm rõ ràng của mình. Thái độ tình cảm của nhà văn chủ yếu được (2,0)
bộc lộ qua cách đánh giá hiện thực mà mình phản ánh…
+ Tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm là tư tưởng, tình cảm của cá nhân
nhà văn, nhà thơ nhưng phù hợp với chân lí khách quan của đời sống,
phù hợp với chuẩn mực đạo lí của xã hội, với lí tưởng nhân văn tiến bộ
của thời đại, của nhân loại.
b. Ý nghĩa của sự sáng tạo của văn học trong phản ánh hiện thực
đời sống
- Vì văn học phản ánh hiện thực đời sống bằng hình tượng nên hiện
thực đời sống hiện lên ấn tượng hơn, có sức hấp dẫn, tác động mạnh
hơn, giúp người đọc dễ nắm bắt bản chất đời sống qua việc tiếp nhận,
phân tích ý nghĩa của hình tượng. 6,0
3. Chứng minh
Học sinh tùy chọn một số tác phẩm văn học mà mình đã biết và biết
cách phân tích một cách có chọn lọc sao cho phù hợp nhằm làm rõ vấn
đề, có sức thuyết phục cao.

252
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (8,0 điểm):
Chia sẻ bí quyết thành công, Steve Jobs nói: “Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ
việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công”. Bill
Gates cho rằng: “Ca tụng thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều
quan trọng hơn”.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên bằng một bài văn
nghị luận (khoảng 600 chữ)
Câu 2 (12,0 điểm)
Tiến sĩ Đoàn Cẩm Thi cho rằng: “Cái đẹp của văn chương chính là cái mang nhiều
dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái riêng, cái độc đáo”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy lựa chọn một trong hai đoạn trích: Việt Bắc
của Tố Hữu hoặc Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (SGK Ngữ văn 12 – tập 1 –
NXB Giáo dục 2012) để làm sáng tỏ ý kiến trên
A. Hướng dẫn chung
1. Cán bộ chấm thi cần nắm bắt nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để
đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt
vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp.
2. Việc chi tiết hóa điểm số trong mỗi câu (nếu có) phải được thống nhất trong
Ban chấm thi và đảm bảo không sai lệch so với tổng điểm của mỗi câu. Khuyến
khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 20; lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
B. Hướng dẫn cụ thể
Câu 1 (8 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu rõ ràng; lập luận chặt
chẽ, diễn đạt chính xác, lưu loát; không mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
*Yêu cầu về kiến thức

253
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đạt được
những ý cơ bản sau:

Câu Nội dung Điểm

1 Chia sẻ bí quyết thành công, Steve Jobs nói: “Hãy nỗ lực hết 8,0
mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì
thế hãy khát khao thành công”. Bill Gates cho rằng: “Ca tụng
thành công là điều tốt, nhưng lưu tâm thất bại mới là điều quan
trọng hơn”.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên
bằng một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ)

a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: 0,5


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5


Bí quyết thành công là sự nỗ lực, khao khát thành công; biết
nhìn nhận lại những thất bại quan trọng hơn ca ngợi thành
công

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là
hợp lí. Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Giải thích 1,0
+ Ý kiến của Steve Jobs là lời khuyên hãy cố gắng hết khả năng
của bản thân trong mọi việc và phải luôn mang trong mình khát
khao thành công thì thành công sẽ nối tiếp thành công.
+ Ý kiến của Bill gates: là lời nhắc nhở bên cạnh việc ca ngợi,
tán dương khi thành công thì quan trọng hơn là cần phải nhìn
nhận, xem xét lại thất bại.
 Hai ý kiến trên bổ sung cho nhau, nêu lên bí quyết thành công:
sự nỗ lực, khát khao thành công; biết nhìn nhận lại những thất

254
bài quan trọng hơn ca ngợi thành công.

- Bàn luận: 3,0


+ Nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì giúp con người phát
huy hết khả năng của bản thân, cố gắng vượt qua mọi khó
khăn; tâm huyết với việc mình làm; hình thành thái độ nghiêm
túc, kiên trì trong mọi việc.
+ Khát khao thành công là động lực vươn tới thành công. Từ
đó giúp con người có phương hướng, có sự nỗ lực hết mình.
Thành công giúp con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc,
tìm thấy ý nghĩa, giá trị cuộc sống, là cơ sở để thành công nối
tiếp thành công.
+ Ca tụng thành công là điều tốt vì nó là sự động viên, cỗ vũ
khích lệ con người. Nhưng điều quan trọng hơn là phải lưu tâm
thất bại, vì khi đó ta sẽ rút ra cho mình những bài học kinh
nghiệm quý giá, đồng thời rèn luyện bản lĩnh, nghị lực để có
thể đối diện với mọi chông gai thử thách để tiếp tục vươn lên.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nỗ lực, khao khát thành công nhưng không có nghĩa là đạt 1,0
được bằng mọi cách, mọi giá.
+ Ca tụng thành công nhưng đừng ngủ quên trên chiến thắng,
lưu tâm thất bài nhưng không rơi vào thất vọng, chán
chường….
+ Phê phán những kẻ sống không có ước mơ, hoài bão, ngại
khó, ngại khổ.
+ Để đạt được thành công, ngoài những yếu tố trên cần thêm
những yếu tố khác…
- Bài học:
1,0
+ Phải không ngừng nỗ lực khi làm bất cứ điều gì và luôn có
khát khao thành công, có niềm tin vào bản thân, cuộc sống.
+ Nghiêm khắc rút ra những bài học cho bản thân từ những thất
bại, biết khắc phục khó khăn để vươn lên.
+ Luôn có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng sống, rèn luyện
bản lĩnh

255
d. Sáng tạo: 0,5
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề
cần nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,5


Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa
của từ.

Câu 2 (12 điểm)


*Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng linh hoạt các thao tác lập
luận.
- Bài viết phải có kết cấu rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt chính xác, lưu loát;
không mắc lỗi về từ ngữ và ngữ pháp.
*Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về giá trị văn học, phong cách tác giả, những kiến thức về
đoạn trích Việt Bắc (Tố Hữu) hoặc Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Học sinh có
thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản
sau:

2 Tiến sĩ Đoàn Cầm Thi cho rằng: “Cái đẹp của văn 12,0
chương chính là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng
tạo, là cái riêng, cái độc đáo”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy lựa chọn một
trong hai đoạn trích: Việt Bắc của Tố Hữu hoặc Người
lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
(SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục 2012) để làm
sáng tỏ ý kiến trên

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5


Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu
được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm
nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5

256
Làm sáng tỏ ý kiến: “Cái đẹp của văn chương chính
là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái
riêng, cái độc đáo”
Qua một trong hai đoạn trích: Việt Bắc của Tố Hữu
hoặc Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận


điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
miễn là hợp lí. Cán bộ chấm thi tham khảo gợi ý sau:
*Giải thích ý kiến: 2,0

- Nói tới cái đẹp của văn chương là nói tới giá trị
thẩm mĩ – một giá trị cơ bản của văn học. Cái đẹp của
văn chương rất phong phú, đa dạng.
- Cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là cái
riêng, cái độc đáo là những yếu tố tạo nên phong
cách tác giả. Những dấu ấn đó được thể hiện qua cách
nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, qua giọng
điệu riêng biệt, qua các phương thức biểu hiện…
- Ý kiến của Đoàn Cẩm Thi nêu lên một trong những
bình diện của cái đẹp trong văn chương: phong cách
tác giả. Chính những dấu ấn sáng tạo, độc đáo làm
nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tác
phẩm văn học.
*Làm sáng tỏ ý kiến
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 0,5
- Phân tích, chứng minh (Thí sinh chỉ được lựa chọn
một trong hai đoạn trích: Việt Bắc của Tố Hữu hoặc
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Yêu cầu có 6,0
dẫn chứng)
+ Đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu: Dấu ấn sáng
tạo, cái riêng, cái độc đáo làm nên cái đẹp của văn
chương thể hiện:
++ Viết về sự kiện có tính chất chính trị, lịch sử trọng

257
đại của dân tộc – cuộc chia tay giữa đồng bào, đồng
chí lại được nhà thơ thể hiện dưới hình thức thơ trữ
tình sâu lắng tạo nên nét riêng độc đáo của thơ Tố
Hữu: Thơ trữ tình chính trị.
++ Việt Bắc là khúc tình ca nồng nàn ghi đậm dấu ấn
giọng điệu tâm tình ngọt ngào của Tố Hữu.
++ Việt Bắc còn là khúc hùng ca mang khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
++ Qua đoạn trích, ta còn thấy thơ Tố Hữu đậm đà
tính dân tộc: Thể hiện qua những tình cảm, đạo lí tốt
đẹp, qua thể thơ lục bát truyền thống… mang đến
những rung động thẩm mĩ trong sáng cho người đọc.
+ Đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân: Dấu ấn sáng tạo, cái riêng, cái độc đáo làm
nên cái đẹp của văn chương thể hiện:
++ Việc xây dựng hình tượng sông Đà với cá tính độc
đáo: từ dòng chảy Chúng thủy giai đông tẩu _ Đà
giang độc bắc lưu đến tính cách hung bạo như kẻ thù
số một của con người đã tạo nên ấn tượng đậm nét về
con sông và cá tính của ngòi bút Nguyễn Tuân: nhà
văn của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt.
++ Nguyễn Tuân luôn khám phá sự vật ở phương
diện văn hóa, thẩm mĩ; con người ở góc độ tài hoa,
nghệ sĩ. Con sông Đà là công trình mĩ thuật kì diệu
của tạo hóa, mang vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn. Người
lái đò sông Đà như một dũng tướng tài giỏi, nắm chắc
binh pháp của thần sông thần đá, với tay lái ra hoa,
xứng đáng là một nghệ sĩ tài hoa.
++ Ấn tượng về cái đẹp trong mỗi trang văn của
Nguyễn Tuân còn là vốn tri thức tài hoa, uyên bác,
quân sự, võ thuật, lịch sử, địa lí, điện ảnh… Với tri
thức sâu rộng ấy có sức hấp dẫn, lôi cuốn độc giả
theo mạch kí, ghi dấu ấn độc đáo của Nguyễn Tuân.
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân rất phong phú, linh
hoạt. Câu văn giàu hình ảnh, đa dạng về ngữ điệu,
giọng điệu giúp người đọc cảm nhận đa chiều những
258
rung cảm mãnh liệt của nhà văn trước con sông. Ông
còn có biệt tài tổ chức những câu văn có cấu trúc
trùng điệp, góp phần tái hiện vẻ đẹp ấn tượng của
sông Đà.
+ Nguyễn Tuân lựa chọn thể loại tùy bút, một thể văn
phóng túng, linh hoạt, giúp nhà văn tự do phô diễn
được hết tài hoa và cá tính độc đáo của mình.
*Nhận xét, đánh giá:
- Những dấu ấn sáng tạo, độc đáo của tác giả đã đem 1,0
lại cho người đọc hưởng thụ mĩ cảm dồi dào qua tác
phẩm giàu tính nghệ thuật, sinh động, hấp dẫn
- Ý kiến của Đoàn Cẩm Thi giúp người đọc có thêm
tiêu chí để đánh giá về cái đẹp của văn chương và
trân trọng tài năng của nhà văn.
- Rút ra bài học đối với người sáng tác và người
thưởng thức văn chương.

d. Sáng tạo: 1,0


Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,5


Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

259
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG
TẠO THANH HÓA QUỐC GIA

ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi: 02/10/2018

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm có 02 câu, có 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)


Đọc câu chuyện sau:
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mĩ. Nó rất tự hào về thân hình tròn
trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị
mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó. Vì không
còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang
tỏa sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ… Một
ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi và nhận ra
mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm
cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó
dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.
(Dẫn theo http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/bai-hoc-tu-cuoc-song)
Suy nghĩ về bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Anatole France, nhà thơ Pháp đạt giải Nobel văn học năm 1921 cho rằng:
Thơ hay cũng giống như một sự ghép nối với những phần rung động trong bản
thể của chúng ta.
Bằng những trải nghiệm về thơ ca, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Câ Ý Nội dung Điểm


u

1 Suy nghĩ về bài học sâu sắc nhất rút ra từ câu chuyện 8,0

260
Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí
sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời
sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái
độ, chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan
niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể:

a Giải thích ý nghĩa câu chuyện về chiếc vòng tròn 1,5

- Vòng tròn rất hoàn mĩ: hình ảnh ẩn dụ cho sự hoàn hảo, trọn 0,25
vẹn của con người. 0,25
- Bị mất đi một góc lớn: hình ảnh ẩn dụ cho sự khiếm khuyết,
bất toàn của con người.
Từ việc cắt nghĩa, lí giải các chi tiết, hình ảnh trong câu chuyện
có thể rút ra một trong số các bài học sau đây:
- Sự khiếm khuyết, sự bất toàn chưa hẳn đã là một bất hạnh.
Biết chấp nhận sự không hoàn hảo sẽ khiến con người ta có
thể hòa nhập cùng cộng đồng, trân trọng những giá trị tốt
đẹp, hoàn thiện và vươn tới cuộc sống có ý nghĩa.
- Mải mê tìm kiếm sự hoàn hảo trong cuộc sống đôi khi lại là
khiếm khuyết lớn nhất của con người, dễ khiến con người bỏ
lỡ nhiều giá trị ý nghĩa của cuộc sống.
(Có thể chấp nhận những bài học khác, song phải dựa vào câu
chuyện và có sức thuyết phục)

b Suy nghĩ, bàn luận về bài học 5,0

Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ
của bản thân về bài học được rút ra từ câu chuyện. Sự bàn luận
cần hướng tới các thao tác sau:
2,0
- Đưa ra các lí lẽ để giải thích sự sâu sắc, đúng đắn
của bài học sống được rút ra.
- Nêu và phân tích được một số dẫn chứng, những 2,0
biểu hiện trong cuộc sống để làm rõ bài học sâu
261
sắc.
- Mở rộng, bổ sung, nêu phản biện để việc thực hiện 1,0
bài học sống thực sự có ý nghĩa.

c Bài học nhận thức, hành động 1,5

- Cần có nhận thức và thái độ đúng đắn trước sự 0,75


khiếm khuyết bất toàn cũng như sự hoàn hảo trong
cuộc sống.
0,75
- Định hướng hành động cho bản thân trên hành
trình tự hoàn thiện hướng tới cuộc sống ý nghĩa và
tốt đẹp.

Bằng trải nghiệm thơ ca, bình luận ý kiến của Anatole 12,0
France: Thơ hay cũng giống như một sự ghép nối với những
phần rung động trong bản thể của chúng ta.

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí
sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn
học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng
cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

Yêu cầu cụ thể:

a Giải thích ý kiến 2,0

-Thơ hay: là tác phẩm thơ ca sâu sắc về nội dung, độc đáo về hình 0,5
thức nghệ thuật, có sức lay động tới tâm hồn người đọc.
-Sự ghép nối với những phần rung động trong bản thể của chúng
0,5
ta: là khả năng khơi dậy những cảm xúc sâu kín, kết nối những
tình cảm tự nhiên và nhân bản nhất trong mỗi con người. Đó
có thể là sự rung cảm trước tạo vật, là sự soi ngắm nhận diện
bản thể trong quan hệ với thế giới.
 Bằng cách nói so sánh, ý kiến khẳng định khả năng khơi dậy
sự đồng cảm, đánh thức những rung động sâu xa trong con
người của những câu thơ hay, bài thơ hay. Thơ hay bao giờ
cũng đột lửa tâm hồn ta, tạo được dư ba trong lòng người.

262
b Bình luận ý kiến 8,0

- Thơ ca chân chính bao giờ cũng là sự bộc lộ những tình cảm 1,0
chân thành, sâu kín và mãnh liệt nhất của nhà thơ, là nơi lắng
đọng tinh chất sự sống mà người nghệ sĩ mang trong lòng.
Đó chính là phương tiện, là chất liệu để thơ hay tạo ra được
sự ghép nối với những phần rung động trong bản thể của
chúng ta. 1,0
- Thơ còn là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu, tiếng
lòng riêng luôn hướng tới sự hòa điệu với tiếng lòng chung.
Vì thế, thơ hay bao giờ cũng tạo ra được sự đồng cảm sâu
sắc và quảng đại nơi tâm hồn bạn đọc.
- Khi ghép nối với những phần rung động trong bản thể của
1,0
chúng ta, thơ ca sẽ bồi đắp và thanh lọc tâm hồn ta, sẽ trở
thành điểm tựa để ta vịn trong những phút ngã lòng. Khi đó,
thơ ca chân chính đã hoàn thành được thiên chức, sứ mệnh
của mình để ở lại mãi với con người cho tới ngày tận thế.
(Thí sinh cần lựa chọn, cảm nhận một số câu thơ, bài thơ hay.
5,0
Sự cảm nhận này có thể lồng ghép vào với các luận điểm trên
hoặc tách riêng. Song, dù trình bày theo cách nào cũng phải
làm nổi bật được khả năng tạo được sự ghép nối với những
phần rung động của thơ ca).

c Đánh giá, nâng cao 2,0

- Ý kiến của nhà thơ Anatole France đã đề cập đến một trong 0,5
những giá trị quan trọng, đặc trưng của thơ ca chân chính. Đó
là khả năng kết nối trái tim, tạo sự đồng cảm, khơi dậy những
0,5
rung động ở người đọc.
- Khi ghép nối với những phần rung động trong bản thể của
chúng ta, thơ ca cũng thức tỉnh, lay động, bồi đắp, thanh lọc
tâm hồn con người.
- Ý kiến cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người làm
thơ và người đọc thơ:
+ Đối với nghệ sĩ: để tạo được sự ghép nối trong thơ, người 0,5
nghệ sĩ phải sống thật sâu bằng trái tim; kết đọng những trăn
trở, suy tư qua sự tinh lọc câu chữ; lan truyền cảm xúc và lay
động tâm hồn người đọc, tạo nên sự đồng điệu sâu sắc và

263
quảng đại. 0,5
+ Đối với người đọc: phải lắng nhận, đón bắt những rung
động thơ, từ đó bồi đắp cảm xúc, thanh lọc tâm hồn.

Lưu ý chung:
1. Đây là hướng dẫn chấm mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng
ý nhỏ, chỉ nêu ở mức điểm của phần nội dung lớn nhất nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thơi phải được triển khai chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống
đáp án, có những ý ngoài đáp án những phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ
thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

264
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG
TẠO THANH HÓA QUỐC GIA

ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN THI: NGỮ VĂN

Ngày thi: 03/10/2018

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)


Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỉ kết thúc; sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì
người khác (Hermann Hesse)
Câu 2 (12,0 điểm)
Tác phẩm viết theo lối nào thì cảm thức bi cảm rất quan trọng. Nó dạy cho ta rằng
nỗi buồn là một phần của cuộc sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn.
Bằng những tác phẩm đã học và đã học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Câu Ý 1Nội dung Điểm

1 Suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỉ kết 8,0
thúc; sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì người khác
(Hermann Hesse)

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của
thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết
về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan
niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

265
Yêu cầu cụ thể:

a Giải thích ý kiến 1,5

- Tuổi trẻ: Trong nội hàm ý kiến, tuổi trẻ chỉ là khoảng 0,25
thời gian đầu trên hành trình cuộc đời, thường gắn với
sự non nớt, bồng bột, ấu trĩ.
0,25
- Tính vị kỉ: sự ích kỉ, chỉ vì bản thân mình.
- Sự trưởng thành: sự lớn lên của con người, đạt đến độ 0,25
chín chắn, sâu sắc trong suy nghĩ, tình cảm và hành
động.
0,5
- Sống vì người khác: lối sống hi sinh bản thân mình để
mang đến những điều tốt đẹp, có lợi cho người khác.
 Ý kiến đưa ra một quan niệm về lối sống nhân văn cao
đẹp: con người chỉ không còn non nớt khi loại bỏ được
lối sống ích kỉ, chỉ thực sự lớn lên khi biết hi sinh bản
thân để sống vì người khác.

b Bàn luận ý kiến 5,0

- Cuộc đời mỗi con người là một hành trình tự hoàn thiện. 0,75
Trong hành trình ấy có giai đoạn non nớt, ấu trĩ, có giai
đoạn sâu sắc, chín chắn. Mỗi người phải luôn nỗ lực tích
lũy, bồi đắp, hoàn thiện để loại bỏ sự non nớt, bồng bột,
đạt tới sự trưởng thành, chín chắn.
- Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỉ kết thúc:
+ Tuổi trẻ thường gắn với sự non nớt, bồng bột, thiếu 1,0
chín chắn trong suy nghĩ, nhận thức, hành động. Tuổi trẻ
thường có thiên hướng sống vì bản thân, theo đuổi những
sở thích, mối quan tâm, mơ ước riêng của cá nhân mà ít
quan tâm tới những người xung quanh.
+ Nếu cứ sống vì mình, con người sẽ mãi nhỏ bé, trẻ con 0,5
mà không thể lớn lên, trưởng thành.
+ Phê phán những người trẻ thiếu chín chắn, có lối sống
0,25
vị kỉ; trân trọng những người trẻ, song đã thực sự trưởng
thành bởi đã biết vượt lên cái tôi, sống vị tha, bao dung,
vì người khác.
- Sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì người khác: 1,0

266
+ Biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ, sống vì người khác
chính là biểu hiện đầu tiên của sự trưởng thành ở mỗi
người. Khi sống vì người khác, con người phải hi sinh
cái tôi của mình cho những điều tốt đẹp của mọi người; 0,5
sẽ trở nên chín chắn, trưởng thành trong cảm xúc, suy
nghĩ, hành động.
+ Sống vì người khác là lối sống đẹp. Khi có được lối 0,25
sống ấy, con người đã tự vượt lên chính mình, đồng thời
cũng sẽ được mọi người yêu quí, tôn trọng, cảm phục.
+ Phê phán những người không còn trẻ song vẫn giữ lối
sống bồng bột, ích kỉ.
- Sự trưởng thành là mong muốn của mỗi người trên hành 0,75
trình cuộc đời, tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải
khắc kỉ với bản thân. Cần dẹp bỏ cái tôi, sự ích kỉ nhưng
cũng cần phải biết yêu thương mình thì mới có thể yêu
thương sâu sắc con người.
(Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lấy dẫn chứng để
làm sáng tỏ quan điểm của bản thân)

c Bài học nhận thức, hành động: 1,5

- Mỗi người cần phải biết hi sinh cái tôi, vượt lên sự ích kỉ 0,75
để sống nhân ái, bao dung, vị tha, phải loại bỏ lối sống vị
kỉ để hướng tới lối sống vị tha.
0,75
- Để trưởng thành, người trẻ không chỉ cần xây dựng một
quan niệm sống đúng đắn, nhân văn mà còn cần tích lũy
tri thức, bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân cách.

2 Bằng những tác phẩm đã học và đã đọc, bình luận ý kiến: 12,0
Tác phẩm viết theo lối nào thì cảm thức bi cảm rất quan
trọng. Nó dạy cho ta rằng nỗi buồn là một phần của cuộc
sống, thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn.

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học
của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về
lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn
bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm

267
bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách
khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.

Yêu cầu cụ thể:

a Giải thích ý kiến 2,0

- Tác phẩm viết theo lối nào: sự tự do trong việc lựa chọn 0,5
hình thức thể loại, bút pháp thể hiện.
- Cảm thức bi cảm: là sự rung cảm, nhận thức về nỗi
0,5
buồn (thân thế, nhân thế, thời thế). Đây là một trong
những phương diện quan trọng tạo nên giá trị tư tưởng
của tác phẩm. 0,5
- Dạy cho ta rằng nỗi buồn là một phần của cuộc sống,
thấu hiểu nó cũng là khía cạnh nhân văn: biết chấp nhận
nỗi buồn như một điều tất yếu của cuộc sống, đồng thời 0,5
có sự hiểu biết và thấu cảm sâu sắc với nó.
 Ý kiến là sự khẳng định vai trò quan trọng của cảm
thức bi cảm trong việc bồi đắp những giá trị tình cảm
nhân văn cho con người. Theo ý kiến, tác phẩm khi thể
hiện cảm thức bi cảm của tác giả sẽ giúp người đọc
thấu hiểu và biết chấp nhận nỗi buồn đâu trong cuộc
sống.

b Bình luận ý kiến 8,0

- Văn học phản ánh cuộc sống với tất cả những bộn bề
phức tạp của thế giới đầy hỗn mang này. Vì thế nỗi buồn 1,0
của cuộc đời và con người luôn là mối ưu tư của biết bao
tâm hồn nghệ sĩ. Cái bi trong cuộc sống là nguồn gốc của
cái bi trong nghệ thuật.
- Khi viết về nỗi buồn đau, nhà văn bao giờ cũng gửi gắm 1,0
vào đó những cảm xúc, suy tư, trăn trở và nhận thức của
mình. Đó là cách nhìn, cảm cảm, cách cắt nghĩa và lý
giải của tác giả về nỗi buồn. Đây chính là biểu hiện cho
quan niệm nhân sinh – một phương diện quan trọng
trong tư tưởng nghệ thuật góp phần tạo nên gương mặt
nghệ thuật của tác giả.
- Khi thể hiện cảm thức bi cảm, tác phẩm sẽ hình thành ở

268
người đọc năng lực cảm nhận nỗi buồn đau. Có tác phẩm 1,0
dạy ta biết chấp nhận nỗi buồn, có tác phẩm gợi dậy
trong ta sự thương cảm, lại có những tác phẩm giúp ta
vượt lên nỗi buồn… Như vậy, thông qua cảm thức bi 2,0
cảm, nhà văn giúp người đọc thanh lọc tâm hồn, bồi đắp 3,0
những tình cảm nhân văn.
(Thí sinh cần lựa chọn và cảm nhận được một số tác
phẩm viết về nỗi buồn ở các thể loại khác nhau. Sự cảm
nhận này có thể lồng ghép vào với các luận điểm trên
hoặc tách riêng ra. Song, dù trình bày theo cách nào cũng
phải làm rõ được:
+ Cảm thức bi cảm được thể hiện trong tác phẩm là gì?
Cảm thức ấy được thể hiện như thế nào?
+ Cảm thức bi cảm đó tác động như thế nào đến người
đọc?

c Đánh giá, nâng cao 2,0

- Ý kiến đã đề cập đến vai trò của cảm thức bi cảm trong 0,5
việc bồi đắp những giá trị nhân văn cao đẹp cho tâm hồn
con người.
0,5
- Không chỉ cảm thức bi cảm, những cảm thức về cái Đẹp,
về niềm vui và hạnh phúc cũng hết sức quan trọng trong
việc bồi đắp những tình cảm nhân văn, gìn giữ chất
người ở con người.
- Ý kiến cũng gợi mở những bài học quan trọng cho người
sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn chương. 0,5

+ Người nghệ sĩ: cần phải sống thật sâu bằng trái tim yêu
thương để giữa bộn bề cuộc sống biết lắng nghe, thấu
hiểu những nỗi buồn đau của con người; lắng kết những
0,5
suy tư về phận người và cuộc đời qua câu chữ; bồi đắp
và thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người tới
những giá trị nhân văn cao đẹp.
+ Người đọc: tinh tế, nhạy cảm để lắng nghe trong tác
phẩm những nỗi buồn thương, những trăn trở suy tư của
nhà văn về con người, cuộc đời. Từ đó làm giàu tâm hồn,
trí tuệ, bản lĩnh của mình để biết chấp nhận, vượt lên
những nỗi buồn trong cuộc sống.

269
Lưu ý chung:
1. Đây là hướng dẫn chấm mở, thang điểm không quy
định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm
của phần nội dung lớn nhất thiết cần phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp
án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TÍNH

270
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ DỰ BỊ Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 11 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự
may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt
trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có
thể nỗ lực để tạo ra những thành quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì
như vậy là vít bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả,
vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống.
(...) Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như
một món quà (...) Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng
tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng
trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó... Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi
đầu..
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018, trang
166&167)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Lời khuyên của tác giả: đừng tìm kiếm, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi
cho vận may có ý nghĩa gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu ngạn ngữ được nêu trong đoạn trích:sự may mắn
chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau không? Vì sao? Đừng gọi thành quả
của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân.
PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) để
thuyết phục mình và mọi người nhận thức được mọi vận may chỉ là khởi đầu.

Câu 2 (10,0 điểm)


Phân biệt thơ cũ, thơ mới, điều quan trọng nhất không phải là ở phần “xác”,
mà ở phân “hồn” của nó, hay nói như Hoài Thanh, ở “tinh thần” của thơ mới.
(Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, trang 57)
Từ cảm nhận bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD Việt
Nam 2018), so sánh với bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, tập một,
NXBGD V Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

271
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
ĐỌC-HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận. 1,0
Lời khuyên của tác giả có ý nghĩa: Không nên sống thụ động,
2 trông chờ vào vận may, cũng không nên đổ lỗi cho số phận, cho 1,5
hoàn cảnh. Mỗi người hãy luôn sống chủ động, tích cực.
- Sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho
vay, cho một sự khởi đầu làm tiền đề, để từ sự may mắn đó, ta
tiếp tục đặt những mục tiêu cao hơn, tiếp tục bỏ công sức, sự tâm
huyết, kiên trì, nỗ lực để đạt những thành quả lớn lao hơn, đẹp đẽ
và ý nghĩa hơn. Sự may mắn đó là điều kiện mà cuộc sống đặt ra
3 1,5
để thử thách bản lĩnh của mỗi người.
- Thành quả chúng ta đạt được chính là sự trả lại cho cuộc sống
món quà ban đầu mà nó đã tặng cho ta.
I - Câu ngạn ngữ là lời khuyên sâu sắc về cách đón nhận “vận
may” trong cuộc sống.
Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần lí giải
vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Nếu đồng tình, thí sinh cần lí giải được vấn đề: Mỗi thành quả
đạt được, ngoài yếu tố may mắn bao giờ cũng là kết quả của một
quá trình cố gắng, quyết tâm. Có những thành quả đạt được sau
4 rất nhiều thất bại, thậm chí phải đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt. 2,0
Nếu coi thành quả của mình có được nhờ may mắn, nghĩa là đã
xem nhẹ, thậm chí phủ nhận sự cố gắng của mình, từ đó đứng
trước một mục tiêu mới ta sẽ quên đi việc phải làm gì, làm thế
nào để đạt được thành quả, lại càng không có ý chí, nỗ lực vượt
qua khó khăn thử thách để đạt thành quả tốt đẹp.
II LÀM VĂN 14,0
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
1 4,0
mọi vận may chỉ là khởi đầu
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải
huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn
bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng
của mình, nhưng phải, phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích 0,5
- Vận may; điều tốt đẹp đến hoàn toàn ngẫu nhiên, bất ngờ.

272
- Vận may chỉ là khởi đầu: điều tốt đẹp chúng ta có được một
cách tình cờ là điều kiện thuận lợi để từ đó ta đặt ra những mục
tiêu mới và bắt đầu bước vào một hành trình mới để hướng tới
thành quả lớn hơn. Vận may chỉ có ý nghĩa với những ai biết tận
dụng nó.
- Vận may không thể là yếu tố quyết định, cũng không thể là cơ
sở đánh giá sự thành công hay thất bại của một ai đó.
 Ý kiến khẳng định ý nghĩa của vận may đối với cuộc sống
mỗi người.
2. Bàn luận
Từ nhận thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh có thể bày tỏ
suy nghĩ riêng để thuyết phục mình và mọi người nhận thức
đượcmọi vận may chỉ là khởi đầu. Tuy nhiên, dù suy nghĩ theo
2,5
hướng nào cũng cần hướng đến việc làm rõ yêu cầu: Tại sao vận
may chỉ là khởi đầu? Yếu tố quyết định đến thành công của mỗi
người là gì? Điều gì mới làm nên sự phát triển vững bền cho một
con người, một xã hội?...
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ việc bàn luận về cách đón nhận vận may trong cuộc đời, thí
1,0
sinh cần nêu được những định hướng trong nhận thức và hành
động phù hợp, ý nghĩa cho bản thân.
Cảm nhận bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), so sánh với bài thơ
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) để làm sáng tỏ nhận định: Phân
2 biệt thơ cũ, thơ mới, điều quan trọng nhất không phải là ở phần 10,0
“xác”, mà ở phần “hồn” của nó, hay nói như Hoài Thanh, ở
“tinh thần” của thơ mới.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác
phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn
chương của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể 10,0
1. Giải thích nhận định 2,0
* Cắt nghĩa nhận định
- Ở Việt Nam, thơ cũ là thơ ca cổ điển, thơ ca trung đại; thơ mới
là trào lưu thơ ca hiện đại, tồn tại trong khoảng thời gian từ 1932
đến 1945.

273
- “Phân xác”: thuộc phạm trù hình thức như thể thơ, ngôn ngữ,
kết câu...; “phần hồn”: thuộc phạm trù nội dung như cảm xúc,
cách cảm, cách nhìn...
 Nhận định nêu lên sự khác biệt quan trọng nhất của thơ cũ và
thơ mới chính là ở “phần hồn”. “Phần hồn” của thơ cũ là cái
“ta”, “phần hồn” của thơ mới là cái “tôi”.Đối với thơ mới, “phần
hồn” chính là biểu hiện của cái tôi cá nhân- cái tôi nhìn đời, nhìn
thiên nhiên bằng cặp mắt “tươi trẻ, xanh non” đồng thời cảm
thấy cô đơn trước vũ trụ và cuộc sống.
* Lí giải nhận định
- Trong thơ ca trung đại, cái tôi hòa lẫn vào cái ta, lấy cái ta làm
hạt nhân trong cảm nhận và phản ánh. Còn thơ mới hướng đến
giải phóng trí tưởng tượng, tình cảm, cảm xúc con người khỏi sự
trói buộc của lí trí, đề cao cái tôi cá nhân.
- Thơ ca Việt Nam đi từ cổ điển sang hiện đại là đi từ chữ “ta”
đến chữ “tôi”. Thơ mới là sự phản ánh cái tôi cá nhân của người
nghệ sĩ với tất cả các cung bậc cảm xúc phong phú đa dạng,
phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều cách
tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Biểu hiện của cái tôi cá nhân trong thơ mới: tự do bộc lộ cảm
xúc trong thế giới nội tâm, có cách diễn đạt riêng, thể hiện cá
tính sáng tạo....
2. Cảm nhận bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), so sánh với bài
thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) để làm sáng tỏ nhận định.
a. Cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
* Vài nét về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng 0,5
* Vội vàng tiêu biểu cho tinh thần thơ mới
- Với cặp mắt xanh non, biếc rờn đầy vui sướng, Xuân Diệu như 1,0
lần đầu được nhìn thế giới, cuộc đời và vũ trụ, phát hiện ra bao
vẻ đáng yêu, đáng say đắm của con người và cuộc sống nơi trần
thế. - Với những cảm xúc mạnh mẽ, táo bạo, bài thơ bộc lộ lòng 1,0
yêu đời, ham sống, quyến luyến cảnh sắc trần gian của Xuân
Diệu trước vẻ đẹp của mùa xuân.
- Bài thơ bộc lộ nỗi buồn, sự cô đơn hẫng hụt, tiếc nuối của nhà 0,5
thơ trước cái hữu hạn nhỏ bé của đời người.
- Thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu đầy xuân sắc và tình tứ, 0,5
chuẩn mực, của cái đẹp không phải là thiên nhiên, mà là con
người. 0,5
- Bày tỏ quan niệm sống mới mẻ, tích cực về thời gian, tuổi trẻ,

274
hạnh phúc... 0,5
- Bài thơ có sự độc đáo trong cách sáng tạo cảm xúc thể hiện qua
ngon| ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. Điều đó đã thể hiện sự táo bạo,
đầy cá tính của Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới.
b. So sánh với bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Vài nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn 0,5
* Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm 1,5
sông nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao,
khí tiết cương trực, vượt lên những danh lợi tầm thường. Nhàn là
chủ đề phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư
tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng
lớp trí thức. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng
nhân cách. Biết sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học
thuyết triết học.
c. Sự tương đồng và khác biệt
- Tương đồng: Cả hai bài thơ đều thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn 0,25
con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống...
- Khác biệt:
+ Vội vàng là tiếng thở dào dạt của một tâm hồn trẻ trung, trong 0,25
đó cảm xúc được tác giả bộc lộ trực tiếp. Bài thơ là sự khám phá
đầy mới mẻ của nhà thơ về con người, cuộc đời, vũ trụ với
những rung động mãnh liệt, những khát vọng táo bạo.
+ Nhàn được viết bằng bút pháp cổ điển, cảm xúc của nhà thơ
được bộc lộ gián tiếp. Từ quan niệm sống nhàn, bài thơ thể hiện
bức chân dung một con người giản dị, mộc mạc, một nhân cách
cao quý, vẻ đẹp trí tuệ của một nhà nho ẩn dật - kiểu nhân vật trữ
tình thường thấy trong văn học trung đại.
 Sự khác biệt này xuất phát từ bối cảnh thời đại, văn hóa và
phạm trù văn học...
3. Bình luận, đánh giá 1,0
- Nhận định trên chỉ ra điểm khác biệt cơ bản nhất giữa thơ cũ và 0,25
thơ mới.
- Nhận định đó định hướng cho người đọc về con đường tiếp cận 0,5
thơ ca: đặt tác phẩm vào thời đại.
- Vội vàng và Nhàn là những thi phẩm đẹp, tiêu biểu cho hai thời 0,25
đại thi ca dân tộc với những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại
có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại, có giá trị
thẩm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc, làm phong phú tâm hồn con

275
người.
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng y nếu
mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có
cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án,
có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cân trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

276
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 11 THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ,
nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều (...)
Con người sinh ra và chết đi đều không theo ý mình. Chúng ta không được sinh ra với
ngoại hình, tính cách, tài năng hay gia cảnh mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta
đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất
để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi
điều mình khao khát, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là
cuộc đời này- một cái chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi
xoay theo những ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn 2018,
trang146&147)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Lời tâm sự của tác giả: Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này- một cái
chớp mắt so với những vì sao có ý nghĩa gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến
của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những, khác
hẳn còn tệ hơn nhiều?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin,
sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khao khát, yêu thương người mình
yêu.
PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) để
thuyết phục mình và mọi ngườilắng nghe lời thì thâm cua tu ""
Câu 2 (10,0 điểm)
Về thực chất, thơ là tiếng nói của tâm hồn... Lời thơ tuy biểu hiện những cảm
xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại,
có giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc, đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn
nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con người.
(Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, trang 18)

277
Từ cảm nhận bài thơ Tràng giang (Huy Cận, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD
Việt Nam 2018), so sánh với bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập
một, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
ĐỌC-HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận. 1,0
Lời tâm sự của tác giả có ý nghĩa: Cuộc đời con người là hữu
hạn so với cái vô cùng, vô tận của vũ trụ. Với mỗi người, được
2 1,5
sống là một cơ hội. Vì vậy phải tận dụng cơ hội đó để sống sao
cho có ý nghĩa.
Ý kiến đó có thể hiểu là: Tự mình không vượt qua được sự mặc
cảm, thiếu tự tin để sống đúng với con người mình đã là điều
đáng tiếc. Nếu chúng ta còn bị chi phối bởi những lời gièm pha,
3 sự phát xét của người khác thì cuộc sống sẽ càng tồi tệ, vì ta 1,5
không thể làm chủ được cuộc sống của mình và không thể sống
I một cách thanh thản. Vì vậy, ý kiến là lời khuyên sống theo cách
mình muốn.
Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần lí giải
vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật Nếu đồng
tình, thí sinh cần lí giải được được vấn đề:
- Mỗi người chỉ duy nhất một lần được sống.Cuộc sống là do
4 chính mình tạo ra. Quyết định làm điều gì đó hay không đều tùy 2,0
thuộc vào bản thân mỗi người.
- Phải luôn luôn tự tin vào chính mình. Mỗi con người là một
nguyên bản, duy nhất và đáng tôn trọng. Hãy sống với con người
thật và ước mơ đích thực của mình.
II LÀM VĂN 14,0
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) để thuyết phục mình và mọi
1 4,0
người lắng nghe lời thì thầm của trái tim.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo
lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng
của mình, nhưng phải, phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích 0,5
- Lời thì thầm của trái tim: là tiếng nói bên trong của con người,
những điều mình mong muốn, ước mơ, khát vọng, tiếng nói yêu

278
thương, thấu hiểu...
- Lắng nghe lời thì thầm của trái tim là cách nói hình ảnh về việc
phải nhận ra lẽ sống của đời mình và hãy sống là chính mình.
2. Bàn luận
Từ nhận thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh có thể bày tỏ
suy nghĩ riêng. Tuy nhiên, dù suy nghĩ theo hướng nào cũng phải
tập trung làm rõ yêu cầu: Vì sao nên lắng nghe lời thì thầm của 2,5
trái tim? Điều đó có ý nghĩa gì? Làm thế nào để có thể lắng nghe
lời thì thầm của trái tim? Việc lắng nghe lời thì thầm của trái tim
có đối lập với cách sống bằng lí trí hay không?
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ nội dung bàn luận ở trên, thí sinh cần nêu được định hướng 1,0
nhận thức và hành động phù hợp, ý nghĩa cho bản thân mình.
Cảm nhận bài thơ Tràng giang (Huy Cận), so sánh với bài
thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) để làm sáng tỏ nhận định:
Về thực chất, thơ là tiếng nói của tâm hồn... Lời thơ tuy biểu
2 hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại có ý nghĩa khái 10,0
quát về con người, về xã hội, nhân loại, có giá trị thẩm mĩ và giá
trị nhân văn sâu sắc, đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn
nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con người.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác
phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn
chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể 10,0
1. Giải thích nhận định 2,0
* Cắt nghĩa nhận định
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn: Thơ thể hiện cảm xúc, tình cảm, 0,25
tiếng nói nội tâm sâu kín.
- Lời thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng lại 0,25
có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại, có giá
trị thẫm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc: Thơ là tiếng nói của nội
tâm nhà thơ, nhưng qua đó vẫn toát lên những vấn đề của xã hội,
thời đại, nghĩa là hướng đến những vấn đề chung của con người,
tạo ra những rung động thẩm mĩ tích cực, gợi những tình cảm
cao đẹp. 0,25
- Nền tảng cho sự thông cảm lẫn nhau và phát triển đời sống nội

279
tâm phong phú của con người: Thơ ca đem đến sự hiểu biết, cảm
thông và chia sẻ giữa nhà thơ với người đọc, người đọc với
người đọc; tạo nên sự phong phú trong thế giới tình cảm, cảm
xúc của con người.
 Nhận định đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ. Đồng thời
cũng khẳng định ý nghĩa sâu xa của tiếng nói trữ tình trong thơ
đối với con người và thời đại.
* Lí giải nhận định 0,75
- Thơ là phương thức trữ tình, là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã
được ý thức, nơi nhà thơ chia sẻ, trút gửi tâm tư sâu kín, những
giày vò và chấn động bên trong. Đối với nhà thơ, hoạt động sáng
tạo thơ ca thực chất là sự giải phóng tâm hồn. Mặt khác, khi bộc
bạch tâm tình của mình vào thơ, nhà thơ mong muốn có được sự
đồng điệu, tri âm, thấu hiểu của người đọc để từ một người lan
tỏa đến muôn người. Như thế, với nhà thơ, làm thơ vừa là thổ lộ,
giãi bày tâm tình, vừa là tìm kiếm sự chia sẻ, đồng cảm. 0,5
- Tình cảm trong thơ vừa mang tính cá thể, vừa có tính điển hình,
vừa là nỗi lòng riêng, vừa là tiếng lòng chung. Bởi thế, khi đến
với thơ, lắng nghe tiếng lòng của nhà thơ, người đọc tìm được sự
chia sẻ, được khơi dậy những rung động, bồi đắp và tinh luyện
tình cảm.
2. Cảm nhận bài thơ Tràng giang (Huy Cận), so sánh với bài
7,0
thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) để làm sáng tỏ nhận định.
a. Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận
- Vài nét về nhà thơ Huy Cận và bài thơ Tràng giang 0,5
- Bài thơ Tràng giang là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc riêng 1,5
của Huy Cận. Toàn bộ bài thơ thấm đẫm nỗi buồn. Tràng giang
là nỗi buồn có sắc thái riêng, là “cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một
người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh”. Trong sự tương quan đối
lập giữa không gian tràng giang bao la rợn ngợp với cái nhỏ bé
của cõi nhân sinh, cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người trước
trời đất càng được tô đậm.
- Tiếng nói trữ tình trong bài thơ Tràng giang có ý nghĩa khái 1,0
quát, có giá trị thẩm mĩ và nhân văn. Tình cảm của nhà thơ được
gợi ra một cách kín đáo, đó là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước
cuộc đời của một con người yêu đời, yêu quê hương đất nước.
Tất cả hình ảnh hiện lên trong bài thơ, một dòng sông, một con
thuyền, những bến bờ, cánh bèo trôi nổi đều góp phần tạo nên vẻ
đẹp của bức tranh quê hương.

280
- Tiếng nói trữ tình của bài thơ Tràng giang là nền tảng cho sự
cam thông lẫn nhau, phát triển nội tâm phong phú của con người. 1,0
Huy Cận đã làm rung động tâm can người đọc bằng bài thơ
Tràng giang, bởi nó gợi lên những suy nghĩ về nhân sinh, gợi
tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi người.
- Bài thơ Tràng giang tiêu biểu cho đặc điểm phong cách thơ
Huy Cận, với giọng thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng, bút pháp cổ điển 0,5
và hiện đại. Điều đó đã góp phần đưa Huy cận trở thành một
trong những đỉnh cao thơ mới.

b. So sánh với bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi


* Vài nét về Nguyễn Trãi và bài Cảnh ngày hè 0,5
* Trong những tháng ngày dài nhàn nhã “bất đắc dĩ” ở Côn Sơn, 1,5
nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức
sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát
vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn
chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước
của một con người luôn lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái
vui của thiên hạ. Như thế, tâm sự riêng tư đã nhường chỗ cho
niềm khát khao có ý nghĩa thời đại, mang giá trị nhân văn sâu
sắc.
c. Sự tương đồng và khác biệt
- Tương đồng: Hai bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương đất 0,25
nước, những trăn trở về cuộc sống và con người.
- Khác biệt: Bài thơ Tràng giang là tâm sự của cái tôi tiểu tư sản 0,25
trong phong trào thơ mới trước sự cô đơn rợn ngợp. Bài thơ
Cảnh ngày hè là tâm sự của một nhà nho hành động, bậc trượng
phu hiện ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc
đời.
3. Bình luận, đánh giá 1,0
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn về bản chất, chức năng 0,25
cũng như tiếng nói trữ tình trong thơ. Thơ ca chân chính muôn
đời luôn là điểm tựa tinh thần của con người. Chừng nào con
người cần đến sự đồng cảm, sẻ chia, khi ấy, thơ ca sẽ còn ở lại.
- Nhận định đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với sáng tác 0,5
của nhà thơ. Đồng thời cũng định hướng về con đường tiếp nhận
thơ ca từ đặc trưng thể loại.
- Tràng giang và Cảnh ngày hè là những thi phẩm đẹp trong kho
tàng thơ ca Việt Nam với những cảm xúc, tâm sự riêng tư nhưng 0,25

281
lại có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội, nhân loại, có giá
trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc, làm nền tảng cho những
cảm thông sâu sắc và làm phong phú tâm hồn con người.
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng y nếu
mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có
cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án,
có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cân trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

282
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 11 BT THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa
xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới,
đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người
yếu kẻ khỏe, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực
tế của mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu
khó, phấn đấu liên tục, có lí tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường.
Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp,
nghịch cảnh là địa ngục.
Nói gọn lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ
thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là
học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là
phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.
(Mạnh Chiêu Quân, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, trang
155) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: Con người sinh ra có số phận khác nhau?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi
hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.

PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: nhẫn nhịn khiến con người từ bị
động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm
được vị ngọt ngào.
Câu 2 (10,0 điểm)
Từ việc phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập một,
NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu,
Ngữ văn 10, tập hai, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy bình luận ý kiến của
Nguyễn Đình Thi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu
mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói
một điều gì mới mẻ.
283
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
ĐỌC-HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận. 1,0
Con người sinh ra có số phận khác nhau vì có người đẹp kẻ xấu,
2 1,0
người yếu kẻ khỏe, có người không may lại bị tật nguyền.
- Người không biết nhẫn nhịn luôn nôn nóng đòi hỏi điều mình 1,0
mong muốn, không xem xét đến hoàn cảnh thực tế, thường chỉ
thấy vấn đề trước mắt.
- Người không biết nhẫn nhịn luôn bất chấp quy luật nên thường 1,0
3
I mắc sai lầm, có những sai lầm nghiêm trọng nên phải trả giá đắt
“nghịch cảnh là địa ngục”.
 Ý kiến khuyến mỗi người nên biết nhẫn nhịn để tránh những
hậu quả đáng tiếc.
Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cách lí
giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
4 - Nếu đồng tình, thí sinh cần lí giải được được vấn đề: Người 2,0
biết nhẫn nhịn sẽ có cơ hội hiểu vấn đề thấu đáo, toàn diện. Do
đó, họ chính là những người có tầm nhìn xa và dễ thành công.
II LÀM VĂN 14,0
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động,
1 4,0
từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị
ngọt ngào.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo
lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng
của mình, nhưng phải, phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích
- Nhẫn nhịn: kìm nén cảm xúc, hành vi trước những vấn đề mình 0,5
chưa hài lòng
- Bị động: bất ngờ, mất phương hướng trước một vấn đề của
cuộc sống.
- Chủ động: bình tĩnh, tự tin trước những thay đổi của bản thân,
cuộc sống.
- Đắng cay: thất bại, mất mát, tổn thương…
- Ngọt ngào: thành công, niềm vui, hạnh phúc...

284
 Ý kiến khuyên mọi người cần phải nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn sẽ
giúp ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, xoay chuyển tình thế và
đi đến thành công.
2. Bàn luận
Từ nhận thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh có thể bày tỏ
suy nghĩ riêng về ý nghĩa, giá trị của việc nhẫn nhịn trong cuộc
sống. Tuy nhiên, dù suy nghĩ theo hướng nào cũng cần làm rõ
2,5
các yêu cầu: Vì sao nhẫn nhịn khiến con người từ bị động
chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong
đắng cay nếm được vị ngọt ngào? Một số biểu hiện của sự nhẫn
nhịn? Nhẫn nhịn có phải là nhút nhát, nhu nhược không?...
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ việc bàn luận về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống, thí sinh cần
1,0
nêu được định hướng nhận thức và hành động phù hợp, ý nghĩa
cho bản thân.
Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), liên hệ với
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) để làm sáng tỏ ý
2 kiến: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật 10,0
liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã
có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác
phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn
chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể 10,0
1. Vài nét về tác phẩm văn học 1,0
- Văn học là loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu, 0,5
phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật theo quy luật của
cái đẹp nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết và thỏa
mãn tình cảm thẩm mĩ phong phú của con người.
- Tác phẩm văn học nào cũng đều được xây dựng dựa trên nền
tảng lịch sử, xã hội nhất định để từ đó nhà văn nói những điều 0,5
mới mẻ. Tác phẩm văn học vì thế lôi cuốn người đọc, giúp người
đọc vượt lên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, mơ
ước. Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực,
góp phần hướng con người đến những giá trị chân, thiện, mĩ.
2. Phân tích Hai đứa trẻ (Thạch Lam), liên hệ với Phú sông 7,0

285
Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
a. Phân tích Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
* Vài nét về Thạch Lam và Hai đứa trẻ 0,5
* Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Bức tranh phố huyện nghèo: Câu chuyện diễn ra trong khung 1,5
cảnh thiên nhiên được cảm nhận ở cả hai chiều thời gian và
không gian. Đó là không gian của phố huyện nghèo với khoảng
thời gian rất ngắn, có sự thay đổi từ cảnh chiều tàn cho đến khi
màn đêm buông xuống và đất trời về khuya. Màu sắc cảnh vật từ
nhờ nhờ chuyển sang đen sẫm. Màu của cuộc sống ban đêm càng
khuya càng tăm tối. Trên cái nền ấy nổi lên một số cảnh tình cứ
xoáy vào lòng người đọc. Đó là cảnh ngày tàn nơi phố huyện
nhỏ bé, một phiên chợ tàn, một góc chợ đơn sơ, quán nước
nghèo nàn, những kiếp người cơ cực và hình ảnh đoàn tàu vụt
qua trong đêm tối. 2,5
- Diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ
+ Tâm trạng hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức
tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
+ Tâm trạng hai đứa trẻ chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
Đoàn tàu tới trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của Liên và An.
Việc Liên và An đêm nào cũng đón đợi đoàn tàu xuất phát từ
nhu cầu bức thiết về tinh thần, muốn thoát khỏi cuộc sống buồn
chán hiện tại và khát khao được sống trong một thế giới mới tươi 1,5
đẹp. - Điều mới mẻ trong Hai đứa trẻ: Tác phẩm được viết bằng
bút pháp lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Đó là hiện
thực xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, nghèo đói, bế tắc, đặc biệt
là sự quẩn quanh, tù túng trong đời sống tinh thần con người.
Qua bức tranh hiện thực ấy, nhà văn nói điều mới mẻ về tình
người cao đẹp, về ước mơ khát vọng nhỏ bé mà tươi đẹp. Hai
đứa trẻ đã góp phần thanh lọc tâm hồn con người.
b. Liên hệ với bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
* Vài nét về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng 0,5
* Qua bài Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu ca ngợi sông 1,0
Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gắn liền với tên tuổi
bao vị anh hùng, gắn liền với chiến công oanh liệt của nhân dân
ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: tài đức
của con người đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự
vững bền của tổ quốc. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là
cảm hứng chủ đạo của Phú sông Bạch Đằng.

286
3. Bình luận, đánh giá 1,5
- Ý kiến nhấn mạnh về khả năng phản ánh hiện thực của tác 0,5
phẩm nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Từ hiện thực mà
tác phẩm phản ánh, nhà văn nói những điều mới mẻ về con
người với những giá trị nhân văn sâu sắc.
- Ý kiến đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với sáng tác của 0,5
người nghệ sĩ. Đồng thời cũng định hướng về con đường tiếp
nhận văn học.
- Hai đứa trẻ và Phú sông Bạch Đằng đã đem đến những điều 0,5
mới mẻ với người đọc. Phú sông Bạch Đằng đặt ra vấn đề có
chiều sâu trong việc đánh giá con người với vai trò quyết định
cho mọi thắng lợi “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Hai đứa
trẻ là niềm cảm thông cho những số phận nghèo khổ, ngợi ca
những ước mơ giản dị mà cao đẹp.
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng y nếu
mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có
cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án,
có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cân trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

287
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ DỰ BỊ Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 11 BT THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(...) Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người, đó là không tìm ra
được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thông với mình trong bất cứ lúc nào, về
những điều thầm kín hay những cảm xúc vui buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách
biệt ấy gọi là nỗi cô đơn.
Dù ta đang sống chung với những người trong gia đình hay không thiếu những
người bạn tốt ở xung quanh, nhưng dường như giữa họ và ta luôn có những bức
tường vô hình ngăn cách... Bức tường ấy có thể là tính cách, sở thích, kiến thức, quan
điểm sống hay vị trí trong xã hội. Nhưng đôi khi chính ta là chủ nhân của bức tường
ngăn cách ấy vì ta đã không dễ dàng tin tưởng để chấp nhận một người mà ta chưa
thấy hết tấm chân tình của họ. Ta đã tự làm khó mình bằng cách tự ban cho mình một
vị trí đặc biệt, mà phải một người bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua bức
tường kiên cố ấy.
(...) Thật khó tin rằng nguyên nhân đưa tới sự cô đơn chính là do thái độ sống
của ta. Ta hãy thử mở lòng ra làm quen với một người... Muốn có một người bạn tốt
thì trước hết ta hãy là người bạn tốt trước đã. Đừng trông chờ vào vận may hay ngồi
đó gặm nhấm nỗi cô đơn bất hạnh của mình một cách đáng tội nghiệp. Đó là thái độ
yếu đuối và thất bại không nên có.
(Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì tạo nên bức tường ngăn cách giữa ta với mọi người?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Muốn có một người bạn tốt thì trước hết ta
hãy là người bạn tốt trước đã?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Ta đã tự làm khó mình bằng cách tự ban cho mình một vị trí đặc biệt, mà phải
một người bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua bức tường kiên cố ấy.

PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm)

288
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu nguyên nhân đưa tới sự cô đơn chính là do thái độ
sống của ta….
Câu 2 (10,0 điểm)
Từ việc phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập một, NXBGD Việt
Nam 2018), liên hệ với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ, Ngữ văn 10,
tập hai, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy bình luận ý kiến của Nguyễn Hoàng
Thu: Văn học nghệ thuật không chỉ ngợi ca lòng cao thượng mà còn góp phần thúc
đẩy sự cao thượng vốn có của con người.
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
ĐỌC-HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận. 1,0
Nguyên nhân tạo ra bức tường ngăn cách giữa ta với mọi người
2 là do sự khác biệt về tính cách, sở thích, kiến thức, quan điểm 1,0
sống, vị trí trong xã hội và thái độ sống của chính ta.
Muốn có người bạn tốt thì trước hết bản thân mỗi người phải 2,0
thân thiện, chân thành, trung thực, sẵn sàng sẻ chia và cảm thông
3 với người khác, luôn ở bên cạnh họ khi họ cần, bước qua những
thành kiến về sự khác biệt để tạo dựng mối quan hệ tin cậy và
bền vững.
I Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cách lí
giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

- Nếu đồng tình, thí sinh cần lí giải thí sinh cần lí giải: Vị trí đặc
biệt nghĩa là ta tự cho mình hơn người, khác biệt với người khác
4 2,0
hoặc ta quá cầu toàn. Việc ban cho mình vị trí đặc biệt vô tình đã
tạo ra khoảng cảnh khiến người khác e ngại khi tiếp xúc hoặc
muốn xây dựng một mối quan hệ. Chỉ những ai thực sự có thiện
chí, bản lĩnh và sự kiên trì mới có thể xóa đi khoảng cách để gần
ta và hiểu ta.
II LÀM VĂN 14,0
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động,
1 4,0
từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị
ngọt ngào.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo
lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải

289
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng
của mình, nhưng phải, phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích
- Cô đơn: cảm giác lẻ loi đơn độc, không tìm được ai để chia sẻ 0,5
cảm thông
- Cô đơn không phải hoàn cảnh mà là trạng thái tâm lí.
 Ý kiến chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn là do thái độ
sống, cách ứng xử, thể hiện cảm xúc, thái độ với người khác.
2. Bàn luận
Từ nhận thức và trải nghiệm của bản thân, thí sinh có thể bày tỏ
suy nghĩ riêng về ý kiến: nguyên nhân đưa tới sự cô đơn chính
là do thái độ sống của ta. Tuy nhiên dù suy nghĩ theo hướng nào 2,5
cũng cần hướng đến việc làm rõ yêu cầu: Tại sao nguyên nhân
đưa tới sự cô đơn lại chính là do thái độ sống của bản thân? Làm
thế nào để có thái độ sống tích cực?...
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ việc bàn luận về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống, thí sinh cần
1,0
nêu được định hướng nhận thức và hành động phù hợp, ý nghĩa
cho bản thân.
Phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), liên hệ với
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) để bình
2 luận ý kiến của Nguyễn Hoàng Thu: Văn học nghệ thuật 10,0
không chỉ ngợi ca lòng cao thượng mà còn góp phần thúc đẩy sự
cao thượng vốn có của con người.
Yêu cầu chung
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác
phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn
chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác
nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể 10,0
1. Vài nét về chức năng của văn học 1,0
- Một trong những chức năng cao quý của văn học là bồi đắp và 0,5
định hướng lí tưởng, giá trị sống cho con người. Mỗi tác phẩm là
một thông điệp chứa trong đó tâm tư, tình cảm, khát vọng của
nhà văn truyền đến người đọc “cách sống của tâm hồn”.
- Thông qua hình tượng nghệ thuật và cảm xúc của nhà văn, tác
phẩm có khả năng tác động mạnh mẽ đến người đọc, khơi gợi 0,5

290
cuộc tự đấu tranh bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá trị
sống tích cực, đẹp đẽ.
2. Phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), liên hệ với
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) để làm sáng 7,0
tỏ ý kiến
a. Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
* Vài nét về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù 0,5
* Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù 2,5
- Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao: Nguyễn Tuân đã phát hiện ra trong
hoàn cảnh ngục tù, ở một nơi tăm tối, dù cận kề cái chết, vẻ đẹp
của Huấn Cao vẫn tỏa sáng, đặc biệt là vẻ đẹp nhân cách cao
thượng.
- Vẻ đẹp nhân vật quản ngục: Dù làm nghề coi ngục, sống nơi đề 2,0
lao, quản ngục vẫn giữ thú chơi tao nhã, có tấm lòng biệt nhỡn
liên tài, dám sống chết với sở nguyện của mình, là một thanh âm
trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật của nó đều xô bồ hỗn
loạn.
- Nhà văn ca ngợi và tôn vinh sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao 1,0
thượng qua cảnh cho chữu cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
b. Liên hệ với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn
Dữ).
* Vài nét về Nguyễn Dữ và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 0,5
* Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ca ngợi sự cương trực, 1,0
khảng khái, kiên quyết chống gian tà, đấu tranh đến cùng cho
công lí, chính nghĩa, dù phải đổi cả mạng sống cũng không bao
giờ khuất phục. Ý nghĩa đó được thể hiện qua hình tượng nhân
vật Ngô Tử Văn- một vẻ đẹp cao thượng.
3. Bình luận, đánh giá 1,5
- Ý kiến khẳng định chức năng to lớn của văn học nghệ thuật 0,5
trong việc ngợi ca lòng cao thượng, hơn thế còn góp phần thúc
đẩy sự cao thượng vốn có của con người. Quan niệm đó đã giúp
nhà văn nói điều mới mẻ về con người với những giá trị nhân
văn sâu sắc.
- Ý kiến đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với sáng tác của
nhà văn. Đồng thời cũng định hướng về một con đường tiếp 0,5
nhận văn học nghệ thuật.
- Hai tác phẩm đều ca ngợi cái cao thượng, từ đó giúp người đọc
thanh lọc tâm hồn, tìm đến chân, thiện, mĩ. Ở Chữ người tử tù là 0,5
thái độ trân trọng bảo vệ cái đẹp, tài hoa nghệ sĩ. Chuyện chức

291
phán sự đền Tản Viên là tinh thần chính nghĩa, cứng cỏi của kẻ sĩ
dám đâu tranh cho công bằng xã hội.
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

292
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC VIÊN GIỎI GIÁO DỤC T.X
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2018- 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 29/3/2019
Môn: Ngữ văn – Lớp 12

Câu A: Doanh nhân Hoa Kỳ Warren Buffett cho rằng: "Nếu muốn đi thật nhanh thì đi
một mình. Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau" (ngạn ngữ Châu Phi). Anh/ chị hãy
viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến trên?
Câu B: Nhà văn Nga Konstantin Georgiyevich Paustovsky từng nhận định: “Chi tiết
làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Từ nhận định trên, bằng trải nghiệm văn học anh/ chị
hãy bàn luận vị trí của chi tiết trong tác phẩm?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu A (4 điểm):
I. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG: Học viên biết cách viết một bài nghị luận xã hội
để phát biểu cảm nhận vấn đề về thực tế đời sống xã hội (Doanh nhân Hoa Kỳ Warren
Buffett đã từng phát biểu về câu ngạn ngữ Châu Phi: "Nếu muốn đi thật nhanh thì đi
một mình. Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau). Yêu cầu bài viết phải có bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không
mắc các lỗi về từ ngữ, câu văn, chính tả...
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC: Học viên có thể có nhiều cách trình bày, lý
giải khác nhau, nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản như sau:
1. Nêu vấn đề: Trong cuộc sống con người, mối tương quan trong quan hệ
giữa cá nhân với tập thể có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động... Doanh nhân Hoa
Kỳ Warren Buffett cho rằng: "Nếu muốn đi thật nhanh thì đi một mình. Nếu muốn đi
thật xa hãy đi cùng nhau" (ngạn ngữ Châu Phi).
2. Suy nghĩ gì về ý kiến trên:
- Vấn đề “muốn đi thật nhanh thì đi một mình”: vì người đi hoàn toàn chủ
động, không phải chờ đợi ai, do đó có thể tranh thủ thời gian.
- Vấn đề “Nếu muốn đi thật xa hãy đi cùng nhau”: trên con đường dài khám
phá và chứng tỏ bản thân mình, chúng ta không tránh khỏi những giới hạn cá nhân,
thậm chí có khi vấp ngã, quyết định sai lầm... Những lúc như vậy, rất cần có người ở
bạn, chia sẻ, động viên, truyền cho ta niềm tin mãnh liệt vượt qua thử thách, hoặc có
những việc khó khăn mà nếu chỉ có một cá nhân thì không thể vượt qua được nếu
không có sự giúp sức của tập thể....
3. Ý nghĩa thực tế: Học viên có thể có nhiều cách trình bày, lý giải khác nhau,
nhưng cần cho một vài ví dụ trong các lĩnh vực để thể hiện được các ý cơ bản:
- Trong cuộc sống đôi khi chúng ta muốn đi thật nhanh, đi một mình để giải
quyết vấn đề nhanh, gọn theo ý định chủ quan của bản thân vì lúc đó không chờ đợi
người khác.
293
- Tuy nhiên, với một số người còn hạn chế về năng lực, mạnh ai nấy làm, thì đi
một mình không thể đi nhanh, mà cũng không thể đi xa được; chúng ta cần phải đi
cùng nhiều người, nhiều bạn, để bổ khuyết cho những mặt hạn chế của mình. Đi cùng
nhau để cùng chia sẻ những khó khăn, vất vả của nhau trong cùng một tổ chức.
- Vấn đề cần vận dụng tùy theo tình huống cụ thể...
4. Ý nghĩa khái quát:
- Câu ngạn ngữ trên rất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày nay,
thời đại mà yêu cầu hoạt động nhóm là một hoạt động tất yếu để mang lại lợi ích cho
tập thể cũng như cho mỗi cá nhân.
- Sự gắn gó, đoàn kết giữa các cá nhân với tập thể có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển bền vững, là một quy luật tất yếu...
III. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 3- 4: Học viên thể hiện khá tốt các ý trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu
loát, dẫn chứng phù hợp, mắc các lỗi về từ, câu không đáng kể.
- Điểm 2: Tỏ ra hiểu vấn đề (đáp ứng tạm được ý 3). Bố cục tương đối rõ, diễn
đạt đôi chỗ còn lúng túng, ví dụ hoặc dẫn chứng tuy ít nhưng phù hợp, còn mắc tương
đối các lỗi về từ, câu, chính tả.
- Điểm 1: Bài làm sơ sài, chưa hiểu được vấn đề, bố cục không rõ ràng, diễn ý
lan man, mắc quá nhiều lỗi về từ, câu, chính tả.
- Điểm 0: không làm được gì, không hiểu đề, hoặc chỉ viết một vài câu không
đáng kể.
Câu B (6 điểm):
I. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG: Bằng các tác phẩm văn học trong chương trình
Ngữ văn giáo dục thường xuyên bậc Trung học phổ thông, học viên biết cách viết một
bài nghị luận văn học phát biểu cảm nhận về một vấn đề lý luận văn học (Nhà văn
Nga Konstantin Georgiyevich Paustovsky đã cho rằng chi tiết làm nên bụi vàng của
tác phẩm). Bài viết phải hướng theo yêu cầu đề; có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
dẫn chứng chính xác và phù hợp, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng,
không mắc các lỗi về từ ngữ, câu văn, chính tả...
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC: Học viên có thể có nhiều cách trình bày
khác nhau, nhưng cần thể hiện được những ý cơ bản là:
1. Đặt vấn đề: Mỗi tác phẩm văn học đều được tạo lên bằng một hệ thống các
chi tiết, tình tiết... nhằm chuyển tải thông điệp tư tưởng, nghệ thuật của tác giả... Vì
thế chi tiết luôn có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn học. Nhà văn Nga
Konstantin Georgiyevich Paustovsky đã cho rằng chi tiết làm nên bụi vàng của tác
phẩm...
2. Giải quyết vấn đề: Học viên có thể có nhiều cách trình bày khác nhau,
nhưng cần thể hiện được những ý cơ bản là:
a) Giải thích vấn đề:
294
- Chi tiết trong tác phẩm văn học “là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự
việc hoặc hiện tượng” (Theo trang 152, Từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên,
NXB Đà Nẵng).
- “Chi tiết nghệ thuật là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc
và tư tưởng” (Theo trang 59 của Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục); chi tiết
nghệ thuật vừa có tính miêu tả (VD: Cảnh vật, con người, hành động...), vừa có tính
thể hiện (VD: cảm xúc, nội tâm, thái độ... nhân vật); Có nhiều loại chi tiết nghệ thuật
(như chi tiết chính, trung tâm - chi tiết đắt, điển hình, tiêu biểu; chi tiết là hình ảnh -
chi tiết là tình tiết; chi tiết thực – chi tiết hư cấu – chi tiết kỳ ảo... ).
b) Tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm văn học:
- Chi tiết nghệ thuật là yếu tố phải có (không thể thiếu) trong tác phẩm văn
học; các chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm đan kết vào nhau (chi tiết này soi rọi
cho chi tiết kia) tạo nên kết cấu, hình tượng, làm cho tác phẩm trở nên sống động... chi
tiết còn là nơi tác giả thể hiện chủ đề tư tưởng, gửi gắm thông điệp tới độc giả....
- Hình ảnh ẩn dụ “bụi vàng” thể hiện chi tiết nghệ thuật được nhà văn góp nhặt
từ trong đời sống, đưa vào tác phẩm theo một phong cách sáng tạo riêng (thể hiện tài
năng của tác giả) để tạo nên giá trị của tác phẩm (như tạo nên một bông hồng vàng ;
cũng như nhà văn Maxim Goorky nhận định: “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”... ).
- Phân tích một số chi tiết trong tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn
giáo dục thường xuyên bậc Trung học phổ thông để làm rõ về vấn đề...
3. Khái quát ý nghĩa vấn đề:
- Trong sáng tạo văn học, để tạo nên giá trị tác phẩm, tác giả phải đặc biệt chú
ý đến xây dựng và liên kết thành hệ thống các chi tiết trong mối quan hệ chặt chẽ, đặt
trong tình huống để biểu thị thật đúng, thật chính xác ý tưởng muốn biểu đạt của mình
về chủ đề tư tưởng, dụng ý nghệ thuật, cũng như gửi gắm thông điệp tới độc giả...
- Do đó, khi cảm thụ, đánh giá tác phẩm văn học, ta phải lưu ý sự lựa chọn từ
ngữ, cách diễn đạt, cách sắp xếp bố cục, kết cấu để xây dựng chi tiết... từ đó mà hiểu
và đánh giá đúng tác phẩm..."
- Cảm nhận ý nghĩa quan trọng của chi tiết trong tác phẩm văn học, ta càng có
ý thức trân trọng từng chi tiết đắt giá mà nhà văn sáng tạo ....
III. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 5- 6: Học viên thể hiện cảm nhận khá tốt vấn đề, biết lựa chọn những
dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phù hợp để làm rõ yêu cầu đề, bố cục rõ ràng, chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, lập luận giàu sức thuyết phục; mắc các lỗi về từ, câu không
đáng kể.
- Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu vấn đề (có thể hiểu và đáp ứng được ý 2.2, 2.b). Bố cục
tương đối rõ, lập luận đôi chỗ còn lúng túng, dẫn chứng tuy ít nhưng được phân tích,
lý giải rõ ràng, chính xác, khá phù hợp, còn mắc các lỗi về từ, câu, chính tả.

295
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, chưa hiểu được vấn đề, thiếu dẫn chứng minh họa,
bố cục không rõ ràng, diễn ý tối nghĩa, còn lan man; mắc quá nhiều lỗi về từ, câu,
chính tả.
- Điểm 0: lạc để hoàn toàn, hoặc chỉ viết một vài câu không đáng kể.
NHỮNG LƯU Ý VỚI GIÁM KHẢO
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu khái quát, có tính định hướng, giám
khảo cần vận dụng linh hoạt vì trong quá trình làm bài, học viên có những cách trình
bày riêng về nội dung và hình thức bài làm của mình.
2. Với câu B, dù làm bài theo hình thức nào, học viên cũng phải theo các yêu
câu đề, sử dụng đúng kiến thức cơ bản và dẫn chứng từ các tác phẩm văn học trong
chương trình Ngữ văn giáo dục thường xuyên bậc Trung học phổ thông. Giám khảo
cũng cần đặc biệt khuyến khích những bài có ý hay, sáng tạo.
3.Giám khảo đánh giá, cho điểm từng câu. Điểm toàn bài là điểm tổng cộng các
câu và lấy đến 0,5 điểm, không quy tròn điểm.

296
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LẦN THỨ XV-SƠN LA 2019 Môn thi: NGỮ VĂN – KHỐI 10
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019

Câu 1(8.0 điểm):


Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong câu chuyện dưới đây muốn
nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói “bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của
con người”:
Mẹ tôi từng hỏi tôi rằng bộ phận nào là quan trọng nhất trên cơ thể, và qua
nhiều năm, tôi đã luôn đoán cái này cái nọ, mỗi lần tôi đều nghĩ mình đã có được câu
trả lời chính xác. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ đôi tai hay đôi mắt chính là bộ phận cơ thể
quý giá nhất của con người. Nhưng theo mẹ tôi, câu trả lời của tôi vẫn chưa thỏa
đáng vì nhiều người vẫn có thể sống bình thường và làm được nhiều việc dù họ khiếm
thính hay khiếm thị.
Những năm sau này, mẹ hỏi tôi thêm vài lần. Và sau khi tôi trả lời, mẹ vẫn đều
nói: “Không phải con ạ. Nhưng mỗi năm con đều đang trở nên thông minh hơn rồi
đấy”.
Thế rồi năm ngoái, ông tôi mất. Tất cả mọi người đều rất buồn. Ai cũng khóc.
Me nhìn tôi khi chúng tôi nói lời vĩnh biệt ông. Mẹ hỏi: “Con trai, con đã biết bộ
phận quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta chưa?”. Tôi rất sốc khi mẹ hỏi tôi vào
chính lúc, vì vốn tôi vẫn nghĩ đây chỉ là một trò chơi giữa hai mẹ con tôi. Mẹ thấy tôi
lúng túng nên bảo:
- Câu hỏi này rất quan trọng. Nó cho thấy rằng con thực sự hiểu cuộc sống
của mình. Với mỗi bộ phận cơ thể mà con từng trả lời mẹ trước đây, thì mẹ đều nói
với con là chưa đúng và cho con một ví dụ để giải thích. Nhưng hôm nay là thời điểm
con cân học được bài học này.
Mẹ nhìn vào mắt tôi theo kiểu mà chỉ một người mẹ mới làm được. Tôi thấy
mặt mẹ rất đỏ và nhiều nước mắt. Rồi mẹ nói:
- Con trai, bộ phận cơ thể quan trọng nhất là bờ vai của con đấy...
(Biên tập theo “Trà sữa tâm hồn”, Hoa học trò, 20.7.2018).

Câu 2 (12.0 điểm):


Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay vẫn là đi tìm “con
người bên trong con người” (chữ của nhà văn Nga Fyodor Dostoevsky, 18211881)?
Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” trong
Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến của mình về câu hỏi nêu trên.

297
ĐÁP ÁN
Câu 1 (8,0 điểm).
1. Yêu cầu chung về kỹ năng:
- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Thể hiện được sự tích lũy vốn sống, vận dụng linh hoạt các kiến thức thực tế trong
bài viết.
- Bố cục mạch lạc, có cá tính trong hành văn, ít mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu kiến thức
Ý Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà người mẹ trong Điểm
câu chuyện dưới đây muốn nhắn gửi tới con trai mình khi bà nói
“bờ vai là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của con người”
1 Giải thích
(2,0) - Câu chuyện xoay quanh hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi 1,0
của người mẹ đối với đứa trẻ: rốt cuộc thi “bộ phận nào quan trọng
nhất trong cơ thể cũng như điều gì quan trọng của đời người ? Và
câu trả lời chỉ được đưa ra khi đứa trẻ trưởng thành biết nghĩ về
người khác, và khi con người đối diện với mất mát lớn nhất: bà mẹ
mất cha, người cháu mất ông. Hóa ra không phải mắt, không phải
đội tại... mà bờ vai “mới chính là bộ | phận quan trọng nhất của con
người”. Nói cách khác bộ phận cơ thể quan trọng nhất không hẳn là
bộ phận đem đến những lợi thế, những sức mạnh cho riêng ta mà
thứ ta có thể trao cho cả người khác, làm cho người khác có thể
cũng mạnh mẽ hơn lên, làm cho người khác cảm thấy có thể đặt
niềm tin vào mình.
- Từ ngữ cảnh này có thể nói bờ vai, không chỉ là điểm tựa trong 1,0
cuộc sống mà còn là biểu tượng của lòng cảm thông, an ủi con
người, nâng đỡ họ trong những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt
nhất trong cuộc sống.
2 Bàn luận – chứng minh
(4,0)
2.1 - Bờ vai, điểm tựa là nơi tiếp sức cho con người trong cuộc sống. 0,5
(2,0) Cuộc sống là một mối quan hệ cộng sinh, người nương vào người,
đất tôn đất cao lên...Hơn thế nữa, cuộc sống luôn chấp chứa những
nghịch cảnh, trong những hoàn cảnh thử thách nên con người cũng
cần có những điểm tựa đê vượt qua sóng gió, hay vững tâm hơn.
- Có nhiều điểm tựa trong cuộc sống, bên trong và bên ngoài. Đó có 0,5
thể là những người yêu thương gần gũi với con người ngay trong
cuộc sống như người ông ốm yếu lại là nguồn yêu thương của bà
mẹ, người cháu; Hoặc có khi đứa con có thể lại là nơi nương tựa của

298
người mẹ lúc yếu lòng...Và hành trình trưởng thành của một đời
người là quá trình đi từ nương tựa vào bờ vai người khác đến chỗ trở
thành nơi dựa cho người khác.
-Tuy nhiên để hiểu ra được ý nghĩa của một bờ vai, một điểm dựa 1,0
quan trọng thế nào trong đời người cần rất nhiều trải nghiệm và sự
thấu hiểu. Con người chỉ thực sự được nhận ra ý nghĩa của nó, khi
chúng ta mất đi điểm tựa. Đó là khi bà mẹ mất cha, mới thấu hiểu
điểm tựa lớn nhất là người mình yêu thương. Và chỉ ở khoảnh khắc
đó, khi người con đủ thấu hiểu sự mất mát, và đủ cảm thông, biết
nghĩ về người khác bà mẹ mới cho người con hiểu con có thể và cần
trở thành bờ vai của bà mẹ.
2.2 - Câu chuyện còn có thông điệp về sức mạnh của lòng cảm thông. 0,5
(2,0) Bởi trong cuộc sống, ai rồi cũng phải đối mặt với những mất mát, ai
cũng có khoảnh khắc yếu đuối, ai cũng có thể có những nỗi niềm,
những tâm sự sâu kín... Sự thông cảm từ người khác khiến ta có cảm
giác được chia sẻ, được thấu hiểu mà không bị phán xét, được động
viên, được đặt niềm tin vào người khác. Tất cả những điều ấy sẽ
giúp con người sớm lấy lại tinh thần, vượt lên nghịch cảnh, bình tĩnh
hơn để sống tiếp.
- Trong câu chuyện, người con chỉ nhận được câu trả lời từ người 1,0
mẹ vào ngày gia đình có chuyện buồn, cũng là khi cậu đã lớn lên.
Nên từ đó, có thể thấy, biết cảm thông là dấu hiệu của sự trưởng
thành: hiểu được nỗi buồn đau của mẹ, của những người thân trong
gia đình, sẵn sàng trở thành điểm tựa để mọi người cùng vượt qua
mất mát. Như vậy, không chỉ sự thông minh mà để thấu hiểu ý nghĩa
đời sống, con người còn cần năng lực đồng cảm nữa.
- Thí sinh làm rõ những luận điểm bằng những dẫn chứng cụ thể. 0,5
Nên khai thác dẫn chứng theo hướng: nhờ được cảm thông, con
người có thể vượt qua được những thời khắc khó khăn trong cuộc
sống như thế nào; nhờ khả năng cảm thông với người khác, con
người ta hình thành được nhân sinh quan rộng rãi, làm cho đời sống
mình nói riêng và cuộc sống nói chung có thêm những điều tốt đẹp
như thế nào...
3 Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức
2,0 - Về điểm tựa: Suy nghĩ thêm về nhận thức của giới trẻ hôm nay về 1,0
điểm tựa trong cuộc sống.
- Cảm thông khác thương hại như thế nào? Làm thế nào để hình 1,0
thành được khả năng cảm thông? Làm thế nào ngay trong tình thế
khó khăn hay đau khổ mình đang trải qua, mình vẫn có khả năng

299
đồng cảm được với người khác?
Lưu ý: Đây là đề bài mở, đáp án chỉ có tính chất gợi ý, thí sinh hoàn
toàn có thể suy luận những thông điệp khác, thí dụ: ý nghĩa của nỗi
đau, của sự mất mát. Trường hợp này, suy nghĩ của thí sinh vẫn
được chấp nhận. Giám khảo nên chấm điểm dựa theo mức độ thuyết
phục trong lập luận, lý lẽ và dẫn chứng mà bài viết thí sinh thể hiện.
Câu 2:
1. Yêu cầu chung về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lý luận văn
học và cảm thụ tác phẩm văn học.
- Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt chính xác các thuật ngữ, các tri thức lý
luận văn học. Phân tích dẫn chứng phải làm rõ được vấn đề lý luận được nêu trong đề
bài.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Ý Phải chăng mối quan tâm lớn nhất của văn chương từ xưa đến nay Điểm
vẫn là đi tìm “con người bên trong con người” (chữ của nhà văn
Nga Fyodor Dostoevsky, 1821-1881)?
Từ cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi
thương mình” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy đưa ra ý kiến
của mình về câu hỏi nêu trên.
1 Giải thích
(2,0) - Giải thích cụm từ: con người bên trong con người: con người cá 2,0
nhân, con người tinh thần...
- Nhận định được nêu trong đề bài bàn đến đặc trưng đối tượng
của văn học. Văn học quan tâm khám phá muôn mặt của đời sống
nhưng con người vẫn là đối tượng quan trọng nhất của nó.
2 Bàn luận – chứng minh
(7,0)
2.1 Cơ sở lí luận 2,0
(2,0) -Văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm. Tuy nhiên văn 1,5
học muốn khám phá “con người bên trong con người”, tức nó
muốn đào sâu vào phần con người cá nhân, con người với thế giới
tinh thần phong phú, con người với phần tự ý thức sâu sắc. Phần
con người ấy chứa đựng những tâm sự, những cảm xúc, những
nếm trải riêng tư, đặc biệt, không trùng khít với vẻ bên ngoài, với
vai xã hội của họ. Phần con người ấy cũng dễ mâu thuẫn với
nhiều chuẩn mực xã hội đã sẵn có, không vừa vặn với những định
nghĩa, những quy luật đã được khái quát trước đó về con người.
- Khám phá con người bên trong con người, văn học không 0,5

300
ngừng làm nhận thức của chúng ta về con người trở nên sâu sắc
hơn, phức tạp hơn, sống động hơn. Văn học giúp chúng ta hiểu
người và hiểu mình.
2.2 - Với đoạn “Trao duyên”, phần “con người bên trong con người” 2,5
(5,0) của Thúy Kiều bộc lộ vào khoảnh khắc trao kỷ vật cho Thúy Vân.
Bởi chính vào khoảnh khắc ấy, Kiều nhận ra hy sinh tình cho
nghĩa không phải là điều có thể bù đắp được cho mình. Đó là lúc
con người cá nhân, con người riêng tư của nhân vật trỗi dậy. Từ
đây, Nguyễn Du đã miêu tả những nỗi đau đớn của nhân vật. (3,0
điểm)
- Với đoạn “Nỗi thương mình”, thí sinh cần hiểu toàn bộ đoạn thơ 2,5
là sự tự ý thức của Thúy Kiều về số phận tủi nhục, bị vùi dập của
mình, là những nỗi đau chỉ nhân vật tự cảm thấy khi nhận ra mình
không còn là mình, cuộc sống này không phải là cuộc sống mình
muốn sống. (2,0 điểm)
3 Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức
3,0 - Chính sự phát hiện về “con người bên trong con người” ở Thúy 1,0
Kiều khiến tác phẩm của Nguyễn Du đột phá so với nguyên tác
của Thanh Tâm Tài Nhân, khiến Truyện Kiều có thể xem là tác
phẩm tự sự trung đại đi xa nhất trong việc miêu tả tâm lý con
người. Điều này cũng gắn liền với những đổi mới về nghệ thuật
mà ta có thể thấy qua hai đoạn trích: sử dụng độc thoại nội tâm,
miêu tả bằng điểm nhìn bên trong của nhân vật.
- Việc khám phá “con người bên trong con người cũng thể hiện 1,0
những tự tưởng nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du.
- Nhìn xa hơn, chính khát vọng tìm kiếm và biểu hiện “con người 1,0
bên trong con người”, văn chương vẫn luôn có vị trí quan trọng
trong đời sống con người, không bị thay thế bởi các lĩnh vực khác
trong xã hội trong việc đem đến những nhận thức sâu sắc, phong
phú về con người.

Lưu ý: Nếu thí sinh làm cách khác mà cho kết quả chính xác, có chứng cứ khoa học
vẫn cho điểm tối đa.

301
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LẦN THỨ XV-SƠN LA 2019 Môn thi: NGỮ VĂN – KHỐI 11
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019

Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm.
Câu 1 (8 điểm):
Ở thời phong kiến, nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng viết trong bài thơ “Để đến Sâm
Nghi Đống”:
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
Còn ngày nay, Nguyễn Phương Mai (sinh năm 1976), phó giáo sư tại Đại học
Khoa học Ứng dụng Amsterdam - Hà Lan, trên trang đầu của cuốn du ký Tôi là một
con lừa (Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2013) đã viết: “Cảm ơn mẹ, vì đã
buông tay để con được tự do.”.
Từ hai trường hợp trên, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
anh/chị về khát vọng và cơ hội khẳng định giá trị bản thân của người phụ nữ Việt
Nam từ xã hội truyền thống đến hiện đại.
Câu 2 (12 điểm):
Bàn về nghệ thuật tự sự, có ý kiến cho rằng: Tự sự hiện đại có khi quan tâm
đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào.
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (8,0 điểm)
1. Yêu cầu chung về kỹ năng:
- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Thể hiện được sự tích lũy vốn sống, vận dụng linh hoạt các kiến thức thực tế trong
bài viết.
- Bố cục mạch lạc, có cá tính trong hành văn, ít mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu kiến thức
Ý Câu 1 (8 điểm): Bàn về khát vọng và cơ hội khẳng định giá trị bản Điểm
thân của người phụ nữ Việt Nam từ xã hội truyền thống đến hiện
đại.
1 Giải thích
(2,0) - Câu thơ của Hồ Xuân Hương: thể hiện sự tự ý thức của người phụ 1,0
nữ trong xã hội phong kiến về giá trị, tài năng của mình song đồng
thời cũng nhận thức được sự khó khăn của cơ hội để khẳng định giá
trị, tài năng ấy trong xã hội.
302
- Lời cảm ơn người mẹ của tác giả Nguyễn Phương Mai: thể hiện
sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ bởi chính bà đã tạo điều
kiện, trao cơ hội (“buông tay”) để con được “tự do” (được tự quyết
định cuộc sống của mình, theo đuổi đam mê, khát vọng, giá trị của
bản thân).
- Cả hai thông điệp đều gặp gỡ nhau khi nêu lên khát vọng khẳng 1,0
định bản thân của người phụ nữ, khát vọng muốn sống đời sống
xứng đáng với giá trị, tài năng, phẩm chất của mình nhưng nhận
thức về cơ hội để hiện thực hóa khát vọng ấy ở mỗi trường hợp là
khác nhau.
2 Bàn luận – chứng minh
(4,0)
2.1 - Câu thơ của Hồ Xuân Hương ghi nhận một thực tế về địa vị xã 1,5
hội của người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến. Xã hội
phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, không cho phép người phụ nữ
có cơ hội để khẳng định giá trị bản thân, nhiều lĩnh vực là đặc
quyền của đàn ông như học vấn, chính trị. Ngay cả trong không
gian duy nhất mà người phụ nữ được thừa nhận là có vai trò quan
trọng là gia đình thì không phải lúc nào tiếng nói của người phụ nữ
cũng được tôn trọng. Lĩnh vực mà người phụ nữ được phép thể
hiện tài năng là đàn hát hay thơ phú thì qua thơ văn trung đại, ta
cũng có thể nhận thấy, tài năng của họ nhiều khi đi liền với những
nỗi oan trái. Tuy nhiên, có thể nhận thấy giới hạn của câu thơ Hồ
Xuân Hương: chỉ khi là nam giới thì tài năng của người phụ nữ mới
được thừa nhận và hơn nữa người phụ nữ muốn khẳng định mình
theo hình mẫu của nam giới (sự anh hùng).
2.2 - Câu nói của Nguyễn Phương Mai đánh dấu sự trưởng thành, tự tin 1,5
và quyết liệt hơn của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Điều mà chị
mong muốn là “được tự do” – điều này rộng hơn nhu cầu khẳng
định tài năng như trong câu thơ của Hồ Xuân Hương. Trong sự tự
do ấy, người phụ nữ có thể khẳng định bản thân mình một cách đa
dạng và độc đáo hơn, không nhất thiết phải nói theo những hình
mẫu nam giới. Hơn nữa, nhận thức về “cơ hội” ở đây không phải là
một “ảo tưởng” mà đã là một thực tế.
2.3 - Xét cho đến cùng, để hiện thực hóa khát vọng khẳng định giá trị 1,0
bản thân của mình, người phụ nữ Việt Nam từ truyền thống là một
nỗ lực bền bỉ. Người phụ nữ giờ đây đã có thể thể hiện “tài năng
của mình trong nhiều lĩnh vực xưa nay chủ yếu do nam giới thống
lĩnh. Người phụ nữ hiện nay cũng “tự do” hơn trong việc xây dựng

303
giá trị bản thân, quyết định, tự chủ trong đời sống, không chỉ nương
theo những hình mẫu nam giới. Họ làm được không chỉ những việc
nam giới đã thành công, mà còn cả những việc nam giới chưa từng
làm; họ là người tiên phong trong một số lĩnh vực.
(Thí sinh cần nêu được một vài dẫn chứng tiêu biểu.)
3 Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức
(2,0) - Hiện thực hóa khát vọng khẳng định bản thân của người phụ nữ 1,0
chính là một khía cạnh cần quan tâm trong nỗ lực phấn đấu hướng
đến sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Ở đây, người phụ nữ
không chỉ nỗ lực vượt lên những định kiến của xã hội gia trưởng:
Hồ Xuân Hương có thể nhận thức rõ việc giá trị của người phụ nữ
được thừa nhận trong xã hội phong kiến là điều khó khăn nhưng bà
vẫn không ngần ngại che giấu cá tính hay kiêu hãnh về tài năng.
Song quan trọng hơn, người phụ nữ cũng phải giải phóng những áp
lực xã hội lên mình: việc người mẹ “buông tay, trên thực tế, là điều
không đơn giản bởi ở đây người mẹ chắc chắn cũng có những đấu
tranh tâm lý khi những khuôn thước truyền thống về phụ nữ (phụ
nữ nên an phận, sống ổn định, vì gia đình) vẫn còn phổ biến. Nên
khi “buông tay”, không chỉ con gái được “tự do”, mẹ cũng trở nên
“tự do”. Bình đẳng giới trong trường hợp này không chỉ cần đến sự
thay đổi từ phía nam giới mà còn cả từ chính phía nữ giới.
- Khi người phụ nữ được tự do nhiều hơn để khẳng định chính 1,0
mình, đó là dấu hiệu của những chuyển biến xã hội tích cực. Sự
năng động của người phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX chính là
bằng chứng sống động nhất của một xã hội chuyển mình sang hiện
đại.
Lưu ý: Đây là đề bài mở, đáp án chỉ có tính chất gợi ý, thí sinh
hoàn toàn có thể suy luận những thông điệp khác, thí dụ: ý nghĩa
của nỗi đau, của sự mất mát. Trường hợp này, suy nghĩ của thí sinh
vẫn được chấp nhận. Giám khảo nên chấm điểm dựa theo mức độ
thuyết phục trong lập luận, lý lẽ và dẫn chứng mà bài viết thí sinh
thể hiện.
Câu 2:
1. Yêu cầu chung về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học có sự kết hợp giữa kiến thức lý luận văn
học và cảm thụ tác phẩm văn học.
- Kết cấu bài viết mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt chính xác các thuật ngữ, các tri thức lý
luận văn học. Phân tích dẫn chứng phải làm rõ được vấn đề lý luận được nêu trong đề
bài.

304
- Hạn chế các lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Ý Bàn về nghệ thuật tự sự, có ý kiến cho rằng: Tự sự hiện đại có khi Điểm
quan tâm đến việc câu chuyện gì được kể ra ít hơn việc câu
chuyện ấy được kể như thế nào.
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm rõ quan điểm
của mình về vấn đề này.
1 Giải thích
Tự sự: Là một trong ba thể loại lớn văn học, bên cạnh trữ tình và 2,0
kịch. Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống thông qua các sự kiện, biến
cố, hành vi con người. Khái niệm tự sự hiện đại được nhắc đến ở
đây phân biệt với tự sự truyền thống trong văn học dân gian và văn
học trung đại.
2 Bàn luận – chứng minh
(7,0)
2.1 Cơ sở lí luận 2,0
(2,0) Đặc trưng về phương thức tái hiện đời sống khiến tác phẩm tự sự 1,5
trở thành câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó. Tác phẩm tự sự vì
thế thường có cốt truyện, có nhân vật được khắc họa đầy đặn hơn
trong tác phẩm trữ tình và kịch, có hệ thống chi tiết phong phú...
Đây có thể được xem là bình diện “câu chuyện được kể” của tác
phẩm tự sự. Nhưng mặt khác, nói tới nghệ thuật tự sự thì còn phải
quan tâm đến cách mà câu chuyện ấy được kể như thế nào. Ở bình
diện này, đọc tác phẩm tự sự, còn phải chú ý đến cách nhà văn xây
dựng kết cấu, tổ chức trần thuật (chọn người kể chuyện, chọn điểm
nhìn), ngôn ngữ và giọng điệu.
- Khi nói tự sự hiện đại “có khi quan tâm đến việc câu chuyện gì 0,5
được kê ra ít hơn việc câu chuyện ấy được kể như thế nào”, có
nghĩa là cách kể chuyện được nhà văn chú trọng hơn nội dung của
câu chuyện. Điều này là một thực tế khi ta có thể thấy nhiều tác
phẩm tự sự hiện đại, ngay cả tiểu thuyết – tác phẩm tự sự có dung
lượng lớn, có cốt truyện rất mỏng ít sự kiện, ít biến cố, nhưng vẫn
có sức hấp dẫn đặc biệt đến từ cách kể của nhà văn. Có những tác
phẩm mà bản thân cách nhà văn sắp xếp trật tự các sự kiện, cách
lựa chọn ngôi kể, tổ chức lời văn, tạo các ẩn dụ, biểu tượng, xác
lập giọng điệu... mới là yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của
chúng. Điều này làm cho tự sự hiện đại khác với truyện dân gian
hay truyện trung đại vốn chỉ quan tâm đến cốt truyện, đế kể nội

305
dung.
2.2 Chứng minh 2,5
(6,0) Thí sinh có thể chọn bất kỳ một truyện ngắn Việt Nam nào ở giai
đoạn 1930-1945 (có thể chấp nhận cả những tác phẩm không có
trong SGK Văn 11) nhưng khi phân tích dẫn chứng, thí sinh phải
làm nổi bật được những đặc sắc trong cách kể của truyện ngắn ấy.
Thí dụ, nếu thí sinh chọn phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
(Thạch Lam), thì cần nêu được những điểm: cốt truyện mỏng, chỉ
xoay quanh một sự kiện đợi tàu, nhưng tác giả lại gia tăng miêu tả
thiên nhiên, khung cảnh sinh hoạt và đặc biệt những cảm giác mơ
hồ, tinh vi của con người (một đặc điểm nổi bật của tự sự của hiện
đại là tham vọng kể lại cái không thể kể); người kể chuyện ở ngôi
thứ ba song chủ yếu điểm nhìn trần thuật lại nương theo điểm nhìn
của Liên, khiến lời văn giàu cảm giác, giàu ấn tượng chủ quan của
nhân vật – điều mà tự sự trung đại ít có (có lẽ chỉ đến Truyện Kiều
mới xuất hiện); tác giả chú trọng xây dựng nhịp điệu của lời văn...
Thí dụ, nếu thí sinh chọn phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 2,5
(Thạch Lam), thì cần nêu được những điểm: cốt truyện mỏng, chỉ
xoay quanh một sự kiện đợi tàu, nhưng tác giả lại gia tăng miêu tả
thiên nhiên, khung cảnh sinh hoạt và đặc biệt những cảm giác mơ
hồ, tinh vi của con người (một đặc điểm nổi bật của tự sự của hiện
đại là tham vọng kể lại cái không thể kể); người kể chuyện ở ngôi
thứ ba song chủ yếu điểm nhìn trần thuật lại nương theo điểm nhìn
của Liên, khiến lời văn giàu cảm giác, giàu ấn tượng chủ quan của
nhân vật – điều mà tự sự trung đại ít có (có lẽ chỉ đến Truyện Kiều
mới xuất hiện); tác giả chú trọng xây dựng nhịp điệu của lời văn...
3 Mở rộng đánh giá – bài học nhận thức
2,0 - Sở dĩ tự sự hiện đại có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cách kể 1,5
là vì nó chú ý nhiều hơn đến thế giới bên trong con người, nó đề
cao hơn tính cực, chủ động của nhà văn trong sáng tác, nó chú ý
nhiều hơn đến sức mạnh của ngôn từ, đến sự viết. Chính cách kể
mới làm nên tính nghệ thuật của tự sự hiện đại.
- Bài học đối với nhà văn, người đọc. 0,5
- Nếu thí sinh làm cách khác mà cho kết quả chính xác, có chứng cứ khoa học vấn cho
điểm tối đa.
- Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm.

306
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
VĨNH LONG VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP QUỐC GIA
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 23 tháng 9 năm 2018
Câu 1: (8.0 điểm)
Trong cuộc sống, cần biết buông bỏ.
Nên hay không?
Câu 2: (12.0 điểm)
“Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và
những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng, ngược lại, cũng không
một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương”.
(Nguyễn Văn Hạnh, Về bản chất và ý nghĩa của văn chương,
www.tapchisonghuong.com.vn, 15/11/2011)
Suy nghĩ của anh/ chị về nhận định trên?
A. Yêu cầu chung: Trên cơ sở vấn đề đặt ra, thí sinh tự do trình bày suy nghĩ theo
nhận thức, trải nghiệm, năng lực... bản thân những tư tưởng phải tích cực, không trái
pháp luật và đạo đức. Bố cục rõ, lập luận thuyết phục, văn mạch lạc, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng
nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho nội dung bài viết:
- Hiểu được một cách khái quát về “buông bỏ”: không cố chấp theo đuổi một
điều gì đó vượt quá khả năng, không mang lại lợi ích thiết thực hoặc không thuộc về
mình...
- Khẳng định và chứng minh ý nghĩa của việc sống biết buông bỏ:
+ Mỗi người đều có những ước muốn, những mục tiêu phấn đấu nhưng ít khi
tỉnh táo để nhận thức rõ giới hạn khả năng của bản thân hoặc những thử thách của
hoàn cảnh khách quan  tự tạo áp lực cho mình.
+ Biết buông bỏ  trí tỉnh táo, tâm nhẹ nhàng, không bị áp lực  tìm thấy
được sự an vui, thanh thản....
+ Biết buông bỏ  duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp bởi người đời vốn
thích hòa khí, thân ái.
+ Đôi khi, buông bỏ cũng là một cách để khẳng định bản lĩnh và giá trị bản
thân; buông bỏ để tìm kiếm một con đường, một “cánh cửa khác tốt đẹp hơn cho
chính mình.
+ Phê phán lối sống cố chấp đầy tai hại; “buông bỏ” không giống với “từ bỏ”
(“từ bỏ” là biểu hiện của hèn nhát, trốn chạy thử thách, ít có cơ hội thành công).
- Bài học cho bản thân, thông điệp cho mọi người...
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
307
- Điểm 7.0 – 8.0: Bài viết ý sâu sắc, thể hiện rõ quan niệm của bản thân. Văn
mạch lạc, linh hoạt, giàu cảm xúc, lập luận sắc bén, thuyết phục. Dẫn chứng gọn, rõ,
vừa đủ, thuyết phục. Cách viết sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5.0 – 6.0: Bài viết xác định được đối tượng bàn luận, ý khá sâu sắc, thể
hiện được quan niệm bản thân. Văn khá trôi chảy, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt
chẽ. Dẫn chứng phù hợp nhưng còn dài dòng, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt,
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung
chung. Hạn chế về dẫn chứng (chưa tiêu biểu, dài dòng...). Lập luận đôi chỗ lúng túng,
mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm chưa bám sát vào đề. Văn yếu, ý nghèo, mắc quá
nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Câu 2: (12.0 điểm)
A. Yêu cầu chung: Trên cơ sở tư tưởng lời nhận định cùng kiến thức bản thân, thí
sinh bày tỏ ý kiến về vấn đề được nêu ra. Bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng. Dẫn
chứng chọn lọc. Văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng
nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho bài viết:
1. Giải thích khái quát nhận định
- Cùng với nhiều lĩnh vực khác, văn chương là yếu tố không thể thiếu của cuộc
sống xã hội nói chung, con người nói riêng.
- “không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương”  khẳng định và
đề cao ý nghĩa quan trọng, “riêng biệt” của văn chương.
2. Suy nghĩ về ý nghĩa lời nhận định
Thí sinh kết hợp lí luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Trong đó, thí
sinh cần phải biết chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu (có thể là văn xuôi và/hoặc
thơ), phân tích sâu sắc, bám sát vào tư tưởng của lời nhận định.
- Cũng như các lĩnh vực khác, chính trị, kinh tế, văn hóa..., văn chương là yếu
tố cấu thành và duy trì sự ổn định của cuộc sống xã hội loài người nói chung...
- Đặc biệt với con người, văn chương có ý nghĩa quan trọng riêng mà không
một lĩnh vực nào có thể thay thế:
+ Giúp con người hiểu cuộc sống.
+ Giúp con người hiểu chính mình.
+ Hướng con người đến những giá trị sống tích cực, cái chân – thiện- mĩ... giúp
con người “tự cải tạo”, tiếp đến là cải tạo xã hội.
- Lí giải nguyên nhân tạo nên ý nghĩa đặc biệt của văn chương:

308
+ Văn chương ác động gián tiếp đến nhận thức, tư tưởng, đạo đức con người
thông qua các hình tượng nghệ thuật  khơi dậy những xúc cảm thẩm mĩ, hấp dẫn,
lôi cuốn người đọc một cách tự nhiên..
+ Cũng cần nói đến những “dụng công” của nhà văn trong việc lựa chọn ngôn
từ, giọng điệu, nhạc điệu... để tác phẩm văn học có thể “ru hồn”, thu hút người đọc.
3. Đánh giá chung
- Lời nhận định đã góp phần tôn vinh giá trị của văn chương trong cuộc sống
xã hội.
- Người nghệ sĩ văn chương cần không ngừng “trui rèn” ngòn bút, người đọc
cần có thái độ trân trọng, biết cách cảm thụ nghệ thuật, khám phá cái hay, cái đẹp của
văn chương... để văn chương mãi là một nhân tố không thể thiếu của nhân loại.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 11.0 – 12.0: Bài làm thể hiện tư duy sâu sắc. Bố cục chặt chẽ. Dẫn
chứng chọn lọc, phân tích sâu, lí giải rõ được vấn đề. Bài làm có nét riêng hoặc có
sáng tạo. Văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Có thể mắc một vài lỗi rất nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 9.0 – 10.0: Bài làm thể hiện tư duy khá sâu sắc. Bố cục rõ. Chọn và
phân tích dẫn chứng khá tốt. có lí giải khá tốt vấn đề. Văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Có
thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 7.0 – 8.0: Bài làm thể hiện tư duy tương đối sâu sắc. Dẫn chứng phù
hợp, nhưng phân tích chưa sâu sắc, có ý thức lí giải vấn đề nhưng còn sơ sài. Văn khá
mạch lạc, có cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
- Điểm 5.0 – 6.0: Bài làm tỏ ra hiểu đề. Biết chọn dẫn chứng nhưng phân tích
chưa sâu. Lập luận nhiều chỗ còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề. Dẫn chứng sơ sài. Phân tích
chung chung. Bài làm nặng về phân tích tác phẩm. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính
tả, dùng từ, ngữ pháp..
- Điểm 1.0 – 2.0: Bài làm bàn về nội dung hoàn toàn xa đề và không phù hợp.
Văn yếu, ý nghèo, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Lưu ý chung:
- Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm
của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.
- Đề hướng đến tính chất “mở”, giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có
nét riêng trong cảm thụ, suy nghĩ, nhận thức nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong
cách trình bày, diễn đạt...

309
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
VĨNH LONG VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP QUỐC GIA
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8.0 điểm)


Trong một lần trả lời phỏng vấn, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc phát biểu:
“Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống của mình miễn là hạnh phúc”.
(Hoàng Yến, Nghệ sĩ Thành Lộc: “Ai cũng có thể thay thế, kể cả tôi và Hoài
Linh”,www.news.zing.vn, 07/9/2019)
Suy nghĩ của anh/chị về phát biểu trên.
Câu 2: (12.0 điểm)
Mario Vargas Llosa, nhà văn Peru, quan niệm:
“Nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai”.
(Nguyễn Duy Bình, Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai, www.chungta.com.vn,
02/10/2018)
Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên
Câu 1: (8.0 điểm)
A. Yêu cầu chung: Trên cơ sở lời phát biểu, thí sinh tự do trình bày suy nghĩ theo
nhận thức, trải nghiệm, năng lực... bản thân những tư tưởng phải tích cực, không trái
pháp luật và đạo đức. Bố cục rõ, lập luận thuyết phục, văn mạch lạc, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng
nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho nội dung bài viết:
- Giải thích:
+ “hạnh phúc”: là trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một
nhu cầu nào đó thiên về tích cực; một cách sống giúp đem lại niềm vui, sự phấn khởi
cho bản thân.
+ “cách sống: hình thức mỗi người lựa chọn để thích ứng với môi trường, hoàn
cảnh.
 ý nghĩa khái quát của lời phát biểu: đề cao tính chất cá nhân trong việc lựa chọn
cách sống và xem hạnh phúc do cách sống đó mang lại là tiêu chí để bản thân theo
đuổi cách sống đó.
- Khẳng định và chứng minh ý nghĩa của quan niệm:
+ Mỗi người là một bản thể riêng biệt, độc đáo  có tính cách, tâm hồn, nhu
cầu cá nhân riêng  cách sống không giống nhau  chỉ tìm thấy hạnh phúc khi được
thỏa mãn những nhu cầu, tính cách riêng đó. .
+ Hoàn cảnh mỗi người khác nhau  niềm vui trong cuộc sống không giống
nhau y khó đem niềm vui của người này thay thế cho người khác...
310
+ Bị áp đặt vào mẫu số chung về cách sống  mọi người cảm thấy thiếu thoải
mái, thiếu sự hòa hợp; thụ động, không bộc lộ hết năng lực, cá tính sáng tạo...
+ Tự do chọn lựa cách sống không đồng nghĩa là sống buông thả, vô chừng,
trái với pháp luật và đạo đức, phi văn hóa...; trân trọng những góp ý, chịu học hỏi để
hoàn thiện bản thân...
- Bài học cho bản thân; thông điệp cho mọi người...
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 7.0 – 8.0: Bài viết ý sâu sắc, thể hiện rõ quan niệm của bản thân. Văn
mạch lạc, linh hoạt, giàu cảm xúc, lập luận sắc bén, thuyết phục. Dẫn chứng gọn, rõ,
vừa đủ, thuyết phục. Cách viết sinh động, có sáng tạo. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5.0 – 6.0: Bài viết xác định được đối tượng bàn luận, ý khá sâu sắc, thể
hiện được quan niệm bản thân. Văn khá trôi chảy, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt
chẽ. Dẫn chứng phù hợp nhưng còn dài dòng, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt,
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3.0 – 4.0: Bài viết trình bày được vấn đề nhưng chưa sâu, ý chung
chung. Hạn chế về dẫn chứng (chưa tiêu biểu, dài dòng...), chưa nhìn nhận vấn đề ở
nhiều góc độ. Lập luận đôi chỗ lúng túng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ,
ngữ pháp.
- Điểm 1.0 – 2.0: Bài viết chưa bám sát vào đề Văn yếu, ý quá sơ sài, mắc quá
nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Câu 2: (12.0 điểm)
A. Yêu cầu chung: Trên cơ sở lời nhận định cùng kiến thức bản thân, thí sinh bày tỏ
ý kiến về vấn đề được nêu ra. Bố cục chặt chẽ, lập luận vững vàng. Dẫn chứng chọn
lọc. Văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
B. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều hướng khác nhau, bằng
nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho bài viết:
1. Giải thích ý nghĩa nhận định
- “nhà văn”: nghệ sĩ sáng tác văn chương; “bạn đọc”: người tiếp nhận tác phẩm
văn học.
- “cuộc sống thứ hai”: không phải là hiện thực mà người đọc đang tồn tại.
 nhận định là cách nói ẩn dụ  đề cao ý nghĩa quan trọng của người nghệ sĩ văn
chương văn học: mang lại cho độc giả những “chân trời mới” trong tư tưởng, nhận
thức, tình cảm...
2. Suy nghĩ về ý nghĩa lời nhận định
(Thí sinh kết hợp lí luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề, trong đó, cần
biết chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, phân tích sâu sắc, bám sát vào tư tưởng lời
nhận định).

311
- Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, hiện thực là chất liệu của nhà
văn  cung cấp cho con người những hiểu biết về xã hội, cuộc sống  chức năng cơ
bản, quan trọng, bất biến của văn chương.
- Ở góc độ tiếp nhận, qua tác phẩm văn học, người đọc sẽ được sống cuộc sống
thứ hai”. Đó có thể là:
+ Hiện thực cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ hoặc thế giới tương lai qua
tưởng tượng, khát khao của người đọc.
+ “Thế giới đặc biệt” – nội tâm đầy phức tạp trong bản thân mỗi người đọc
được khơi gợi khi tiếp xúc với tác phẩm + xung đột thiện – ác, cao cả - thấp hèn, trăn
trở về thực tại xã hội...
+ Kết quả quá trình đối thoại hoặc “đồng sáng tạo” giữa độc giả với tác giả.
- Để tác phẩm văn học giúp người đọc “sống cuộc sống thứ hai”:
+ Người sáng tác, bên cạnh việc chọn lọc nội dung phản ánh còn phải “gia
công” về hình thức thể hiện, trải qua quá trình lao tâm khổ trí – tạo được sức hút, tác
động đến tư tưởng, đánh thức rung cảm của người đọc.
+ Người tiếp nhận cần có sự trải nghiệm, sự nhạy bén, tinh tế...
3. Đánh giá chung
- Nhận định đề cao thiên chức của nhà văn, ý nghĩa lớn lao của văn học.
- Văn học mãi là một người bạn không thể thiếu của con người.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 11.0 – 12.0: Bài làm thể hiện tư duy sắc sảo, bố cục chặt chẽ; dẫn
chứng chọn lọc, ý sâu sắc; có nét riêng hoặc sáng tạo; văn mạch lạc, giàu cảm xúc,
mắc một vài lỗi rất nhỏ.
- Điểm 9.0 – 10.0: Bài làm thể hiện tư duy khá sâu sắc, bố cục rõ; chọn và phân
tích dẫn chứng khá tốt; văn trôi chảy, cảm xúc; có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt,
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 7.0 – 8.0: Bài làm làm rõ được khoảng hai ý trong nội dung biểu hiện
của “cuộc sống thứ hai”; dẫn chứng phù hợp; văn khá mạch lạc, có cảm xúc, còn mắc
một số lỗi nhỏ về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. .
- Điểm 5.0 – 6.0: Bài làm tỏ ra hiểu đề; biết chọn nhưng còn lúng túng trong
khai thác dẫn chứng, chỉ phân tích sâu được một ý trong nội dung biểu hiện của “cuộc
sống thứ hai”; mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3.0 – 4.0: Bài làm chưa rõ yêu cầu đề; dẫn chứng đôi khi chưa phù hợp;
ý chung chung hoặc nặng về phân tích tác phẩm; còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1.0 - 2.0: Bài làm bàn về nội dung hoàn toàn xa đề và không phù hợp;
văn yếu, ý quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Lưu ý chung:

312
- Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt vào thực tế
bài làm của thí sinh để cân nhắc khi cho điểm.
- Giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ,
suy nghĩ, nhận thức nhưng vẫn hợp lí và có sự sáng tạo trong cách trình bày, diễn
đạt...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10, THPT
VĨNH PHÚC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10-THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (6,0 điểm)


VÔ ĐỀ
Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt qua nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!
(Nhà thơ Pimen Panchenko)
Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ bài thơ trên.
Câu 2 (14,0 điểm)
Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, những biểu hiện ở nơi tình.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), hãy làm sáng tỏ.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10


I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh
đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một
cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
1 Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về thông điệp 6,0

313
được gợi ra từ bài thơ Vô đề của nhà thơ Pimen Panchenko.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân 0,25
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: con người cần biết làm 0,25
chủ bản thân, tránh đố kị cũng đừng hợm hĩnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Tìm thông điệp của bài thơ
- Đố kị: cảm thấy khó chịu, ghen ghét một ai đó vì người ta hơn 0,5
mình.
- Hợm hĩnh: lên mặt, kiêu căng vì cho rằng mình có cái hơn hẳn
người khác (tiền của, địa vị...).
- Làm chủ bản thân: khả năng chi phối, điều khiển, quản lý chính
bản thân mình.
- Bài thơ Vô đề của Pimen Panchenko đưa ra cho chúng ta hai 0,5
lời khuyên về lẽ sống:
+ Lời khuyên thứ nhất: không nên ghen ghét, khó chịu với
những người hơn mình; cần biết tự chủ bằng bản lĩnh để tạo cho
tâm hồn sự thanh thản, an nhiên.
+ Lời khuyên thứ hai: không nên tự đắc với những gì mình đạt
được, chỉ nên xem nó như một nỗ lực, cố gắng để dâng hiến
trong muôn vàn những sự dâng hiến khác của bao người.
c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Không nên đố kị với những người hơn mình vì sự đố kị khiến 1,25
tâm hồn ta vẩn đục, nhân cách ta trở nên tầm thường và mất đi
sự tỉnh táo, sáng suốt. Kẻ đố kị sẽ luôn luôn sống trong trạng thái
căng thẳng, đau khổ không bao giờ tìm được sự thanh thản, bình
yên cho tâm hồn. Thay vì đố kị, cần xác định mục tiêu sống của
mình và dồn tâm sức để thực hiện mục tiêu ấy. Thay vì đố kị,
hãy học tập từ thành công của người khác để đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân, hướng đến thành công.
- Không nên hợm hĩnh, chìm đắm, tự thỏa mãn trong vinh quang 1,25
vì vinh quang, thành công chỉ có ý nghĩa nhất thời, không phải là
điều vĩnh viễn tồn tại. Nếu chìm đắm trong vinh quang, tự mãn
với thành công là ta đã dừng lại cuộc hành trình đáng ra cần tiếp
tục, đã tự giới hạn phạm vị thành công của chính mình. Cần nhìn
rộng ra xung quanh để thấy không chỉ thành công của mình mà
314
thấy cả những nỗ lực, cố gắng của người khác, để thấy đúng vị
trí của bản thân mà không ngừng cố gắng hoàn thiện mình hơn
nữa. 0,25
- Nhưng chúng ta cần hiểu đúng về đố kị và hợm hĩnh: cần phân
biệt thái độ đố kị với sự so sánh trên cơ sở ý thức thi đua để phấn
đấu vươn lên; cần phân biệt thái độ tự mãn, tự kiêu, ngủ quên
trên chiến thắng với niềm tự hào chính đáng.
c.3. Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi người là một cá thể độc lập, cân tự chủ để xác định đúng 0,5
năng lực, vị trí của bản thân mình dựa trên những mục tiêu và
giá trị sống đúng đắn. Đừng so sánh bản thân với người khác để
ganh ghét, đố kị hay tự mãn kiêu căng. Cả hai thái độ sống này
đều dẫn tới những sai lầm, giết chết khả năng của bản thân,
khiến con người đánh mất tương lai của chính mình.
- Để mọi cảm xúc không trở nên thái quá, để cách ứng xử có sự
chừng mực, hợp lý, rất cần bản lĩnh, sự hiểu biết để kiểm soát, 0,5
điều chỉnh bản thân.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2 Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, nhưng biểu 14,0
hiện ở nơi tình. Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng
hiểu biết của mình về hai bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn
Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), hãy làm sáng tỏ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được
vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thơ ca nói chí, tỏ lòng nhưng 0,5
không thể hiện một cách khô khan mà thông qua con đường tình
cảm, làm lay động cảm xúc, trái tim người đọc; chứng minh qua
Cảnh ngày hè và Nhàn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến: 0,75
- Chí: ý chí, khát vọng, mục tiêu, quan điểm, lí tưởng... con
người muốn hướng tới. Thơ là để nói chí: Khẳng định mục đích
của thơ ca là để bày tỏ ý chí, khát vọng, lí tưởng, quan điểm

315
sống... của nhà thơ trước cuộc
đời.
- Tình: tình cảm, cảm xúc, tấm lòng của người viết. Biểu hiện ở
nơi tình: Thơ ca nói chí, tỏ lòng nhưng không thể hiện một cách
khô khan mà thông qua con đường tình cảm, làm lay động cảm
xúc, trái tim người đọc.
> Nhận định của Nhữ Bá Sĩ khẳng định: nói chí là mục đích của
thơ ca nhưng biểu hiện ở nơi tình là đặc trưng, là cội nguồn, là
gốc của thể loại thơ.
* Lí giải ý kiến: 0,5
Ý kiến của Nhữ Bá Sĩ đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ quan điểm về mục đích sáng tác: quan điểm thời
trung đại là thi đĩ ngôn chí - dùng thơ để nói chí, tỏ lòng, cốt làm
nổi bật cái hùng tâm trang trí của con người.
- Xuất phát từ chức năng của văn học: văn học có nhiều chức 0,5
năng trong đó phải kể đến chức năng giáo dục. Gắn với chức
năng này, thơ văn suy cho cùng là phương tiện để nói chí, chở
đạo nhằm giáo dục người đọc có lí tưởng sống, mục đích sống,
quan điểm sống... lành mạnh, tiến bộ.
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: nhà thơ bao giờ cũng
muốn gửi gắm vào trong tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí 0,5
tưởng, cảm xúc... của mình và truyền đến cho người đọc để được
chia sẻ, thấu hiểu.
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh
liệt. Vì thế, thơ ca nói chí, chở đạo theo con đường riêng, đó là 0,5
cách thể hiện giàu cảm xúc với những rung động tình cảm mãnh
liệt (khác văn xuôi thiên về kể, tả sự việc...).
- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay,
những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu 0,25
sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút.
c.2. Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
* Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25
- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng của 0,75
Nguyễn Trãi là làm sao cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc
(Dân giàu đủ khắp đòi phương).
- Biểu hiện ở nơi tình: Khát vọng ấy của Nguyễn Trãi không nói
một cách khô khan mà được thể hiện gián tiếp thông qua tình

316
yêu với thiên nhiên, cuộc sống, con người, cũng mong ước của 0,25
ông:
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy âm thanh, màu sắc (Hòe
lục đùn đùn tán rợp giương/Thạch lựu hiện còn phun thức 1,25
đỏ/Hồng liên trì đã tiễn mùi hương...) cùng bức tranh sinh hoạt
đời sống sôi động (Lao xao chợ cá làng ngư phủ) đã gián tiếp
cho thấy tình cảm thiết tha của Nguyễn Trãi về một cuộc sống no
đủ cho nhân dân, yên bình cho đất nước.
+ Ước mong tha thiết có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy
khúc Nam phong cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân làm ăn no 0,5
đủ, khắp mọi người, khắp mọi nơi.
- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: ngôn ngữ trong sáng, giản dị,
hình ảnh thơ sinh động, giọng điệu giàu cảm xúc; sự cách tân ở
câu lục ngôn xen lẫn câu thất ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc 0,5
của bài thơ,... tất cả đã góp phần thể hiện cái chí của tác giả một
cách rất tình khiến người đọc xúc động.
* Chứng minh qua Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25
- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện quan niệm sống, triết lí sống 0,75
nhàn, lánh đục về trong của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là cái chí
của những nhà nho sống trong thời loạn, họ coi trọng nhân cách,
hành đạo bằng việc giữ gìn lối sống thanh cao, không chấp nhận
con đường công danh, phú quý mà giành giật, hãm hại nhau, hay
áp bức, bóc lột nhân dân.
- Biểu hiện ở nơi tình: Quan niệm sống, triết lí sống ấy của
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thể hiện đầy cảm xúc qua sự an 0,25
nhiên, phong cách thư thái khi hòa hợp với tự nhiên, cùng thái độ
vượt lên mọi cám dỗ danh lợi của một nhà nho ưu thời mẫn thế:
+ Sự ung dung, nhàn tản khi trở về với cuộc sống thuần hậu,
nguyên thủy (Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai 0,5
vui thú nào).
+ Thái độ xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền (Ta dại, ta tìm nơi
vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn lao xao).. 0,5
+ An nhiên hòa hợp với tự nhiên (Thu ăn măng trúc, đông ăn
giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao). 0,25
+ Xem công danh, phú quý tựa như giấc chiêm bao (Rượu, đến
cội cây, ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao). 0,5
- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: Thể thơ thất ngôn bát cú; ngôn
ngữ trong sáng, hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng 0,5

317
ngày, cách ngắt nhịp độc đáo, sử dụng điển tích chọn lọc, giọng
thơ nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc, chất trữ tình kết hợp chất triết
lí nhuần nhuyễn... đã khiến cái chí của tác giả được thể hiện rất
tình, có khả năng tác động sâu sắc đến tâm hồn người đọc.
c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa chí và tình 0,75
trong thơ: quan hệ tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau.
+ Cái chí nâng tầm vóc, vai trò của thơ ca trong đời sống.
+ Cái tình làm cho cái chí tỏa sáng, đọng lại trong trái tim người
đọc.
- Hai bài thơ Cảnh ngày hè và Nhàn được viết nên từ chí và tình 0,25
của những nhà nho có tư tưởng tiến bộ là minh chứng tiêu biểu
cho quan điểm của Nhữ Bá Sĩ. Cảnh ngày hè và Nhàn cũng như
tên tuổi của hai tác giả luôn bất tử với thời gian.
- Ý kiến là bài học ý nghĩa: 0,5
+ Với người sáng tác: tác phẩm văn học chỉ đọng lại nơi người
đọc khi nó chứa đựng những tư tưởng, triết lí sống đáng quý
cùng một tình cảm thiết tha, mãnh liệt của người sáng tạo; chí và
tình cần được thể hiện bằng những phương tiện nghệ thuật phù
hợp.
+ Với người tiếp nhận: cần thông qua các phương tiện nghệ thuật
của tác phẩm và bằng tấm lòng đồng cảm, tri âm với người viết
để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm; trân trọng tài năng
của tác giả; bồi dưỡng tâm hồn vươn đến Chân - Thiện - Mĩ.
- Ý kiến không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại
văn học khác (khuyến khích).
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 1,0
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

318
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10, THPT
VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2018-2019
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10-THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (6,0 điểm)


Theo Trang Tử:
Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó
nhưng nó không vơi; và đó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước đổ về mà nó
cũng chẳng đầy.
Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ triết lí trên của Trang Tử.
Câu 2 (14,0 điểm)
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:
Thơ là tình, nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt, mà là lí trí đã chín
muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ hay bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy
nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lí tinh tế của cuộc đời.
(Phương Lựu, Khơi dòng lý thuyết lí luận phê bình trên đà đổi mới văn hóa văn nghệ,
NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.71)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ
Vội vàng (Xuân Diệu) và Từ ấy (Tố Hữu), hãy làm sáng tỏ..

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11


I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh
đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một
cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về thông điệp 6,0
1
được gợi ra từ triết lí của Trang Tử.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân 0,25
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn
đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: con người phải biết cho đi, 0,25
biết sẻ chia để sống có ý nghĩa và rèn luyện bản lĩnh, an nhiên
trước những đổi thay của cuộc sống.

319
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích.
- Câu nói của Trang Tử xuất phát từ hiện tượng tự nhiên: Biển vừa 0,5
là nơi nhận nước, chứa nước (đón nhận) vừa là nơi cho nước đi
khắp thế gian (đi ra). Khi ấy, nước sẽ tham gia một vòng tuần
hoàn khép kín. Nước ở các đại dương bốc hơi lên, ngưng tụ tạo
thành mây. Gió đưa mây vào đất liền tạo mưa rơi xuống hình
thành nước ngầm, băng tuyết hoặc rơi xuống ao, hồ, suối, sông...
Sau đó, nguồn nước này lại đổ ra biển. Vì vậy, biển cả bao la dù
chia nước hay nhân nước nó cũng không vì thế mà thay đổi, vơi đi
hay đầy lên. 0,5
- Câu nói của Trang Tử gợi ra bài học triết lí nhân sinh sâu sắc:
+ Cần biết sẻ chia, cho đi để sống có ý nghĩa.
+ Cần rèn luyện để sống có bản lĩnh, an nhiên trước những đổi
thay của cuộc đời.
c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
- Triết lí của Trang Tử đúng đắn và sâu sắc vì nó gợi ra những lối
sống đẹp:
+ Biết cho đi: Nếu biển chỉ nhận nước mà không chia nước thì sẽ 1,5
thành biển Chết. Cũng giống như con người nếu chỉ biết nhận về,
thu mình vào lối sống cá nhân, nhỏ hẹp thì dù có tồn tại trong cuộc
đời cũng không có ý nghĩa gì. Hãy sống như biển kia biết cho đi,
sẵn sàng vì người khác, sẵn sàng sẻ chia để cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Sống có bản lĩnh: Biển cho nước đi mà không vơi, nhận nước về 1,5
mà không đầy. Cũng giống như con người luôn luôn kiên định,
vững vàng trước mọi hoàn cảnh. Hãy sống như biển kia, có bản
lĩnh, an nhiên trước mọi đổi thay, sóng gió của cuộc đời, luôn
hướng về lí tưởng sống tốt đẹp.
- Ca ngợi những con người vững vàng trước mọi hoàn cảnh, biết 0,25
sống vì người khác. Phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp
hòi, thiếu bản lĩnh dễ bị đổi thay trước những sóng gió, biến cố
của cuộc đời.
c.3. Bài học nhận thức và hành động.
- Con người cần biết sống đẹp, sống có ý nghĩa, biết sẻ chia, biết 0,5
cho đi.
- Cần rèn luyện bản lĩnh để vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5
320
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: 14,0
Thơ là tình, nhưng không phải là những cảm xúc hời
hợt, mà là lí trí đã chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ hay bao
giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, chứa đựng
ít nhiều chân lí tinh tế của cuộc đời.
2
(Phương Lựu, Khơi dòng lý thuyết lí luận phê bình trên
đà đổi mới văn hóa văn nghệ, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.71)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết
của mình về hai bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu) và Từ ấy (Tố
Hữu), hãy làm sáng tỏ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn
đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: một trong những đặc trưng của 0,5
thể loại thơ là tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình
cảm, cảm xúc mãnh liệt và chiều sâu suy tư, triết lí của nhà thơ;
chứng minh qua Vội vàng và Từ ấy.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến: 0,75
- Thơ là tình: so sánh đồng nhất này muốn khẳng định thơ là tiếng
nói | của những tình cảm mãnh liệt, những rung động sâu sắc trong
tâm hồn của nhà thơ.
- Lí trí chín muồi nhuần nhuyễn, chiều sâu suy nghĩ, chân lí tinh tế
của cuộc đời: thơ còn chứa đựng nội dung tư tưởng sâu xa, kết
tinh từ trí tuệ của nhà thơ nhằm thể hiện những chân lí, quy luật
của cuộc đời.
 Nhận định bàn về một trong những đặc trưng tiêu biểu của thể
loại thơ: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình cảm, cảm xúc mãnh
liệt và chiều sâu suy tư, triết lí của nhà thơ.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến trên đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ quan điểm về tác phẩm văn học: giá trị của một tác 0,5
phẩm văn học trước hết là giá trị tư tưởng của nó, nhưng không
phải là thứ tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy mà phải được
321
rung lên bởi những cung bậc cảm xúc của người sáng tạo; một tác
phẩm thật giá trị phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh
mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi...
- Xuất phát từ chức năng của văn học: văn học có nhiều chức năng 0,5
trong đó phải kể đến chức năng giáo dục. Gắn với chức năng này,
thơ văn suy cho cùng là phương tiện nhằm giáo dục người đọc, bồi
dưỡng những tình cảm cao đẹp, những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ
và bài học triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: nhà thơ bao giờ cũng 0,5
muốn gửi gắm vào trong tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí
tưởng, cảm xúc.... của mình và truyền đến cho người đọc để được
chia sẻ, thấu hiểu.
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh
liệt. Vì thế, thơ ca biểu hiện triết lí, tư tưởng theo con đường riêng, 0,5
đó là cách thể hiện giàu cảm xúc với những rung động tình cảm
mãnh liệt (khác văn xuôi thiên về kể, tả sự việc...).
- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay,
những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu 0,25
sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút.
c.2. Chứng minh qua Vội vàng (Xuân Diệu) và Từ ấy (Tố Hữu)
* Chứng minh qua Vội vàng (Xuân Diệu)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25
- Thơ là tình: Bài thơ thể hiện niềm khát khao giao cảm mãnh liệt 1,25
với cuộc đời, bộc lộ qua khát vọng ngông cuồng muốn đoạt quyền
tạo hóa để níu giữ những vẻ đẹp của trần gian, tình yêu đắm say
với vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất; nỗi lo sợ trước sự trôi
chảy của thời gian, sự tàn phai của mùa xuân và tuổi trẻ, niềm giục
giã cuống quýt tận hưởng đời sống của một tâm hồn cuồng nhiệt
yêu đời. 1,5
- Thợ còn là lí trí chín muồi, chiều sâu suy nghĩ, chân lí tinh tế của
cuộc đời: Vội vàng đem đến triết lý nhân sinh sâu sắc về thời gian
và tuổi trẻ (thời gian tuyến tính một đi không trở lại, tuổi xuân của
con người cũng không thắm lại hai lần); quan niệm thẩm mĩ mới
mẻ (con người là chuẩn mực của cái đẹp, là kiểu mẫu của muôn
loài); quan niệm nhân sinh đúng đắn (hạnh phúc ở ngay giữa trần
gian và ngay trong hiện tại); quan niệm sống tích cực (sống tận
hưởng nhưng đồng thời phải tận hiến, mỗi phút giây trôi đi phải
sống có ý nghĩa). 0,5
- Nghệ thuật thể hiện tình cảm và tư tưởng: Thể thơ tự do; kết hợp

322
nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; giọng điệu khi say
mê, sôi nổi lúc nuối tiếc, xót xa; thủ pháp trùng điệp tạo nên sự
mạnh mẽ và cuốn hút, nhiều câu thơ phá vỡ khuôn khổ cú pháp
thông thường, ngôn từ và hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo...
* Chứng minh qua Từ ấy (Tố Hữu)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,25
- Thơ là tình: Bài thơ thể hiện niềm vui lớn khi được giác ngộ lí 1,25
tưởng là tình cảm lớn tự nguyện yêu thương và gắn bó với những
kiếp cân lao, tạo nên những tình cảm bền chặt như một gia đình.
- Thơ còn là lí trí chín muồi, chiều sâu suy nghĩ, chân lí tinh tế của 1,5
cuộc đời: Từ ấy gửi gắm triết lí về vai trò của ánh sáng cách mạng
(phục sinh đời sống tâm hồn, khai sinh cuộc đời mới đồng thời
khai sinh hồn thơ mới), về tác dụng của lý tưởng (đem đến nhận
thức mới về lẽ sống: hòa cái tôi riêng với cái ta chung để tạo ra sức
mạnh đoàn kết; đem đến sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm:
vượt qua những tình cảm cá nhân ích kỉ để có được những tình
cảm bao la, rộng lớn).
- Nghệ thuật thể hiện tình cảm và tư tưởng: Thể thơ bảy chữ, hình 0,5
ảnh tươi sáng, mang tính biểu tượng cao, giọng thơ sảng khoái; sử
dụng nhiều biện pháp tu từ; ngôn ngữ giàu nhạc điệu; nhịp thơ dồn
dập, hăm hở...
c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến đã đề cập đến vai trò và mối quan hệ mật thiết giữa tình 0,75
và trí trong thơ. Tình giúp bài thơ chạm đến trái tim độc giả, chân
lí tinh tế về cuộc đời giúp làm giàu nhận thức cho độc giả, nâng
tầm giá trị của tác phẩm.
- Hai bài thơ Vội vàng và Từ ấy được viết nên từ tình và trí của 0,25
những nhà thơ có trái tim nhạy cảm và tư tưởng tiến bộ là minh
chứng tiêu biểu cho quan điểm nêu trên. Vội vàng và Từ ấy cũng
như tên tuổi của hai tác giả luôn bất tử với thời gian.
- Ý kiến là bài học ý nghĩa: 0,5
+ Với người nghệ sĩ: để có bài thơ hay cần có cảm xúc nồng nàn
kết hợp những suy tư sâu lắng, kết quả của yêu thương và trải
nghiệm sâu sắc với cuộc đời.
+ Với độc giả: đến với một bài thơ, cần đồng cảm với những rung
động của người nghệ sĩ, nhưng cũng cần cảm nhận được những
triết lí nhân sinh mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.
- Ý kiến không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn
học khác (khuyến khích).

323
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 1,0
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

324
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12-NH:2019-2020
VĨNH PHÚC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1.
Không đề
Con thuyền đi qua
để lại sóng
Đoàn thuyền đi qua
để lại tiếng
Đoàn người đi qua
để lại bóng
Tôi không đi qua tôi
để lại gì?
(Văn Cao, nguồn: Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách, Bích Thuận, NXB
Thanh Niên, 2007, tr.231)
Anh/Chị hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về triết lí sống được gợi ra từ
bài thơ trên.
Câu 2.
Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng,
gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
(Trích SGK Ngữ văn 11 - Tập một, NXBGD, năm 2016, tr.136).
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và
đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - THPT


A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh
đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một
cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo..
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Suy nghĩ về triết lí được gọi ra từ bài thơ Không đề 6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở 0,25
bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển

325
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người cần nhận 0,25
thức được giá trị sống, giá trị hiện hữu của chính mình, từ đó,
không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, rút
ra bài học nhận thức, hành động.
1 Giải thích.
- Con thuyền, đoàn thuyền, đoàn người đều là những hình ảnh 0,5
đời thường đi qua có thể là vội vàng, nhanh chóng nhưng vẫn
để lại: sóng, tiếng, bóng - dấu vết riêng.
- Tôi không đi qua tôi/ để lại gì?: Con người không đi qua 0,5
chính mình, tức là không lắng nghe, không thấu hiểu, không
khám phá được chính mình, không được sống đời sống riêng
của mình thì sẽ chẳng để lại dấu ấn gì cho cuộc đời.
- Bài thơ đem đến cho chúng ta triết lí sâu sắc về cách sống 0,5
có ý nghĩa:Con người cần nhận thức được giá trị sống, giá trị
hiện hữu của chính mình (giá trị về tài năng và nhân cách), từ
đó, không
ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân.
2 Bàn luận
- Con người nhận thức được giá trị sự sống, giá trị hiện hữu 0,75
của bản thân là khi chúng ta hiểu được chính mình, nắm bắt
được những hạn chế và khả năng của bản thân, lắng nghe
được những cảm xúc của mình thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
Khi đó, con người sẽ lưu lại dấu ấn riêng trong cuộc đời.
- Cuộc sống vốn rất phức tạp để có thể tồn tại và phát triển 0,75
được trước hết con người phải hiểu được chính mình. Đó là
cơ sở để tồn tại với thế giới và ứng phó với những biến động
của cuộc đời.
- Đi qua chính cuộc đời mình nhưng không phải đi qua một 0,5
cách hời hợt, thoáng chốc mà phải biết sống một cách sâu sắc,
sống cống hiến, hướng đến những giá trị nhân văn tích cực.
- Phê phán một bộ phận con người sống hời hợt, nhạt nhòa, 0,5
không hiểu giá trị đích thực bản thân...
3 Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc giá trị bản thân, giá trị của sự sống là 0,5
điều rất quan trọng đối với con người. Hiểu bản thân, sống là
chính mình mới là cuộc sống có ý nghĩa.
- Phải không ngừng nỗ lực tìm hiểu chính con người mình, 0,5

326
sống bằng chính những cảm xúc, khả năng của bản thân và để
lại những dấu ấn có ý nghĩa cho cuộc đời.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,25
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
2 Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng 14,0
ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu và đoạn trích Đất Nước (trích trường
ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở 0,5
bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng của thơ là 0,5
diễn tả đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc của con người
bằng ngôn ngữ, hình ảnh,... chắt lọc, biểu cảm, hấp dẫn;
chứng minh qua Vội vàng của Xuân Diệu và đoạn trích Đất
Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn
Khoa Điềm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng,
đánh giá khái quát vấn đề nghị luận.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
1 Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến
-Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người: Đề cập 0,25
đến phương diện nội dung của thơ.Cốt lõi của thơ là cảm xúc,
gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của con người nên tác
phẩm thơlànhững rung động tâm hồn, suy ngẫm sâu xa,
những trạng thái tâm lí của thi nhân trước thiên nhiên, cuộc
sống, con người. 0,25
- Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu: Đề
cập đến phương diện nghệ thuật của thơ. Ngôn ngữ thơ đòi
hỏi sự chắt lọc, gọt giũa trau chuốt tỉ mỉ, hình ảnh thơ chân
thực, sinh động, có khả năng gợi ra những tầng ý nghĩa sâu
xa, nhạc điệu của thơ không chỉ là tính nhạc trầm bổng do
cách phối thanh mà còn là nhạc điệu của tâm hồn. 0,5

327
- Nhận định nói lên đặc trưng của thơ là diễn tả đời sống nội
tâm phong phú, sâu sắc của con người bằng ngôn ngữ, hình
ảnh,...chắt lọc,biểu cảm, hấp dẫn.
*Lí giải ý kiến 0,25
Ý kiến trên đúng đắn và xác đáng vì xuất phát từ đặc trưng
thơ ca:
- Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống 0,25
không chỉ là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống
tâm hồn, tình cảm phong phú, là những suy nghĩ, tâm trạng
của chính nhà thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc,
nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo
nên những vần thơ hay, những câu thơ sẽ chỉ là xác chữ vô
hồn trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải: Xúc
động hồn thơ cho ngọn bút có thân.
- Cảm xúc, suy nghĩ trong thơ không phải thứ cảm xúc, suy
nghĩ hời hợt. Đó phải là suy nghĩ ở độ chín, tình cảm ở mức 0,25
độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo.
Nhà thơ phải sống gắn bó với cuộc đời mới có thể viết nên
những vần thơ có giá trị tư tưởng sâu sắc, cảm xúc đạt tới sự
phổ quát nhân loại.
- Tình cảm, cảm xúc, suy ngẫm, tâm trạng của con người
trong thời phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật 0,25
độc đáo, mang tính thẩm mỹ. Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp
hoàn mĩ.
2 Chứng minh ý kiến qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
và đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát
vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
a Bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu)
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5
* Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Bao trùm bài thơ là mạch cảm xúc sôi nổi, mãnh liệt tuôn 0,25
trào với một tình yêu cuộc sống đến thiết tha, cuồng nhiệt.
+ Bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu nhìn thế giới 0,5
như một thiên đường trên mặt đất với cảm xúc sung sướng,
say mê, rạo rực, đắm say. (Của ong bướm này đây... cặp môi
gần) 0,5
+ Thi sĩ băn khoăn, tiếc nuối trước thời gian tuyến tính một đi
không trở lại trong khi tuổi xuân đời người hữu hạn.(Xuân
đương tới nghĩa là... mùa chưa ngả chiều hôm) 0,25

328
+ Thi sĩ muốn tắt nắng, buộc gió để lưu lại mãi hương sắc
cuộc sống trần gian. (bốn câu thơ đầu) 0,5
+ Một tấm lòng tha thiết, cuồng nhiệt khát khao giao cảm với
đời, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống trần thế. (Ta
muốn ôm... Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi). 0,25
* Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc
điệu:Tác giả lựa chọn được hình thức nghệ thuật phù hợp để
bộc lộ cảm xúc.. 0,25
- Ngôn ngữ thơ vừa chính xác, vừa mới mẻ, táo bạo, sử dụng
nhiều động từ mạnh, các tính từ miêu tả, kết hợp các biện
pháp tu từ như so sánh, điệp từ, liệt kê, bút pháp tương giao.. 0,5
- Hình ảnh thơ táo bạo, mới lạ, gợi cảm. (ánh sáng chớp hàng
mi, Tháng giêng ngon như một cặp môi gân...)
- Thể thơ tự do với các dòng thơ dài ngắn không đều, nhịp thơ
thay đổi linh hoạt, giọng điệu đắm say, sôi nổi, mang âm
hưởng của thơ trữ tình điệu nói; cấu trúc theo lối triết luận,
vừa có sự hấp dẫn của cảm xúc mãnh liệt, cháy bỏng vừa
logic, chặt chẽ phù hợp diễn tả cảm xúc sôi nổi dâng trào của
thi sĩ.
b Đoạn trích Đất Nước
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0,5
*Những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Bao trùm đoạn trích là những suy nghĩ, cảm xúc chân thành 0,25
của nhà thơ về đất nước.
+ Từ cảm xúc chân thành, nhà thơ đã cảm nhận về đất nước 0,5
từ những cái gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, rồi
mở ra với Thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông
trong những truyền thuyết về thời dựng nước.
+ Suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về đất nước: Đất nước 0,5
không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của
mỗi con người. Cuộc đời của mỗi cá nhân đều được thừa
hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc,
của nhân dân. Do đó mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn
và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Lời thơ nhắn nhủ tới thế
hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, đồng thời cũng là lời tự
nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết của nhà thơ. (Trong
anh và em hôm nay...Làm nên Đất Nước muốn đời)
+ Với cảm hứng tự hào, say sưa, nhà thơ cảm nhận về đất 0,75
nước theo các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử,

329
chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc. Nhưng tất cả các bình
diện ấy đều được nhìn nhận và phát hiện từ một tư tưởng nhất
quán bao trùm: Đất nước của nhân dân, chính nhân dân đã
làm ra đất nước. Sự cảm nhận ấy về đất nước được gợi ra từ
những thắng cảnh thiên nhiên, những địa danh gắn với những
tên người bình dị rồi hướng đến lịch sử bốn nghìn năm với
những lớp người Không ai nhớ mặt đặt tên - Nhưng họ đã
làm ra Đất Nước. Mạch suy tưởng của tác giả dẫn đến một
khái quát cô đọng đúc kết một chân lí Đất Nước của Nhân
dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
+ Đằng sau những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ về đất nước 0,5
chính làtình yêu nước thiết tha: Ca ngợi công lao to lớn của
nhân dân trên hành trình dựng nước; niềm tự hào của tác giả
về đất nước thân thương, gần gũi, thể hiện niềm tin và hi
vọng vào tương lai thanh bình của đất nước.
* Ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu:
- Ngôn ngữ thơ vừa gần gũi, chân thực, giản dị, tự nhiên,giàu 0,5
sức gợi, vừa mới mẻ, hiện đại.Ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp trí
tuệ, văn hóa và một tình yêu đối với đất nước.
- Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm, đậm chất liệu văn hóa, văn 0,5
học dân gian, gợi liên tưởng sâu sắc về không gian, thời gian
của lịch sử và văn hóa với biết bao thăng trầm đổi thay của
đất nước và những con người đã làm nên đất nước.
- Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi linh hoạt, thay đổi 0,5
nhịp điệu phù hợp với mạch cảm xúc tuôn trào và tính hiện
đại trong thơ Nguyễn Khoa Điềm; kết hợp nhuần nhuyễn chất
chính luận và trữ tình, cảm xúc và suy tư sâu lắng. Điều đó
tạo cho đoạn thơ có giọng điệu riêng: vừa thủ thỉ tâm tình sâu
lắng thiết tha vừa đầy suy tư triết lý. Tất cả góp phần tạo nên
phong cách nghệ thuật trữ tìnhchính luận độc đáo của Nguyễn
Khoa Điềm.
Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chúng để
làm sáng tỏ. Dẫn chúng phải tiêu biểu, toàn diện, xác
đáng.
3 Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến trên đã chỉ ra đặc trưng của thể loại thơ ở cả hai 0,5
phương diện nội dung và nghệ thuật. Cụ thể tình cảm, cảm
xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người trong thơ phải được
thể hiện qua một hình thức nghệ thuật độc đáo.

330
- Vội vàng và đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường 0,5
khát vọng là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm Thơ thể
hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ
cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Nhận định đưa ra yêu cầu đối với người sáng tác và người
tiếp nhận:
+ Đối với người sáng tác: Cần có cả cái Tài và cái Tâm, phải 0,5
dày công sáng tạo, trau chuốt ngôn từ, chọn lọc hình ảnh,...
phải có những rung động tinh tế, những cảm xúc, suy nghĩ
chân thành, gắn bó sâu sắc với cuộc đời, con người để tác
phẩm thơ thật sự đặc sắc về nghệ thuật và sâu sắc về nội
dung, tư tưởng. + Đối với người đọc: Hướng tới Chân Thiện, 0,5
Mĩ; bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm trong sáng, trí tuệ phong
phú thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ để cảm nhận được cảm xúc, tư
tưởng của tác giả trong tác phẩm, từ đó trở thành bạn đọc
đồng sáng tạo với người sáng tác.
d. Sáng tạo:Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,5
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

331

You might also like