You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

GIA LAI LỚP 12 DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM HỌC 2013- 2014

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 27/9/2013
------------------------------------
Câu 1. (8,0 điểm)
“Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm
vườn cho tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ” (Giêm A-len).
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (12,0 điểm)


“Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết
bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước
mắt ở đời” (Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi hai mươi).
Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích một
số tác phẩm văn học.
---------HẾT---------

 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


 Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM HỌC 2013 – 2014
(Gồm 04 trang)
I. Yêu cầu chung
Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất kì thi chọn đội tuyển học sinh
giỏi dự thi Quốc gia, giám khảo cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh
giá tổng quát bài làm của học sinh; linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và
chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.
Những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc và giàu chất văn cần được
khuyến khích. Bản hướng dẫn chỉ là gợi ý và yêu cầu cơ bản, nếu học sinh làm
bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản có căn cứ,
thuyết phục thì giám khảo linh động cho điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Câu Nội dung Điểm
1 “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người 8,0
làm vườn cho tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ” (Giêm.A-len).
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được rút ra
từ một nhận định.
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục và luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành, có
sức thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có nhiều cách trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bài
viết cần phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)
Mượn cách nói giàu hình ảnh, hàm súc mà chính xác, Giêm Alen
đã giúp con người nhận ra năng lực tự nhận thức và đặt ra cho mỗi 1,0
người yêu cầu: không ai khác, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với quá
trình rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và đóng vai trò quyết
định trong việc xây dựng tương lai cho mình.
b. Giải thích và chứng minh (2,0 điểm)
- Giải thích: 1,0
+ Con người là sản phẩm của quá trình tự nuôi dưỡng, vun trồng tâm
hồn, nhân cách của chính mình, sắp đặt và chịu trách nhiệm cuộc đời
mình.
+ Điều này là hiển nhiên và được nhận thức qua từng bước trưởng
thành cùng những trải nghiệm trong đời của mỗi người.
- Chứng minh bằng lập luận và dẫn chứng cụ thể. 1,0
c. Bàn luận mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân (5,0 điểm)
- Ý kiến trên cho thấy vai trò của cái “tôi” và yếu tố chủ quan trong việc
hình thành, phát triển bản sắc tâm hồn, nhân cách, quyết định lối đi, sự
thành công hay thất bại của mỗi người. Tác giả muốn nhắn nhủ bạn đọc 1,25
phải biết tự chủ cuộc đời mình, cần suy tư nhiều về bản thân, cân nhắc
kĩ lưỡng trong hành xử để đưa ra những phán quyết đúng cho chính
mình...
- Mỗi người phải nhận thức đúng về bản thân, luôn chủ động, tích cực 0,75
học tập vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của người
khác…
- Tuy nhiên, cũng cần tạo mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng 1,0
đồng, giữa bản thân và môi trường xung quanh, tích cực học hỏi, trau
dồi tri thức, văn hóa để ngày càng giàu có về tâm hồn, trưởng thành về
nhân cách, gặt hái nhiều thành công trên đường đời.
- Liên hệ bản thân: Xác định rõ mục đích sống, tự bồi dưỡng kiến thức, 2,0
trau dồi những phẩm chất tốt đẹp, ý thức được chính mình là người
quyết định số phận của bản thân để không ngừng nuôi dưỡng khát vọng
vươn lên trong cuộc sống. Có những hành động cụ thể để khẳng định
giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
2 “Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm 12,0
biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên thơ còn lóng
lánh giọt nước mắt ở đời” (Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi hai
mươi).
Anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân
tích một số tác phẩm văn học.
1.Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết
một vấn đề nghị luận văn học.
- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp và khả năng cảm thụ tác phẩm văn
chương.
- Bố cục rõ ràng, cảm nhận sâu sắc, văn viết cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở kiến thức lí luận đã học, học sinh thể hiện hiểu biết về bản
chất, đặc trưng của văn học; phân tích một vài tác phẩm tiêu biểu để
làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng
cần làm rõ những ý cơ bản sau:
a. Xác định vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)

- Bàn về bản chất, đặc thù của văn học và mối quan hệ mật thiết giữa 0,5
hiện thực đời sống với văn học.
- Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ vấn đề: trong trang
sách cũng như trong đời thực, cuộc sống vừa có nụ cười và nước mắt,
có hạnh phúc lẫn khổ đau. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là tác 0,5
phẩm nói lên tiếng nói chân thực nhất về đời sống con người với đủ
mọi cung bậc: tươi sáng, nên thơ, xót xa, sầu muộn...
b. Cơ sở lí luận của vấn đề (3,0 điểm)
- Phản ánh đời sống bằng hình tượng là bản chất, nhiệm vụ của văn học.
Qua bàn tay, khối óc của người nghệ sĩ, hiện thực cuộc đời đi vào trang
văn một cách tự nhiên, sống động, chân thực. Mối quan hệ giữa đời 1,0
sống và văn học là mối quan hệ máu thịt, cuộc đời là nơi xuất phát,
cũng là đích đến của văn chương.
- Đời sống xã hội vốn bộn bề phức tạp nên việc phản ánh hiện thực ấy
cũng không thể phiến diện, một chiều, đơn điệu. Nhà văn chân chính
phải có cái nhìn đa diện về cuộc đời và số phận con người. Đó là lí do
cuộc sống hiện diện trên trang sách “tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi 1,0
thảm biết bao, cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên thơ còn lóng
lánh giọt nước mắt ở đời”...
- Trên trang sách, cái tuyệt vời, cái đẹp và cái nên thơ của cuộc sống
chính là vẻ đẹp thiên nhiên, con người hay những giá trị tốt đẹp, những 1,0
phẩm chất cao quý của con người như đức hy sinh, tình yêu thương,
lòng vị tha nhân hậu... Cuộc sống bi thảm, niềm sầu muộn và giọt
nước mắt chính là những hạn chế, tiêu cực của con người và xã hội. Đó
là cái ác, cái xấu, những mặt trái của cuộc đời, cái khốc liệt của chiến
tranh, nỗi đau khổ hay sự nghèo đói...
=> Hai mặt đối lập này không tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà nhiều
khi ở trong nhau, đấu tranh giằng xé và loại trừ nhau.
c. Chứng minh bằng tác phẩm tiêu biểu: 6,0 điểm
Học sinh phải chọn, phân tích ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu.
- Chọn đúng tác phẩm, cảm xúc phong phú, có chiều sâu tư tưởng, hình
thức nghệ thuật đặc sắc. 0,5
- Làm rõ các mặt:
+ Cái đẹp, cái nên thơ, cái tuyệt vời của cuộc sống. 2,0
+ Nỗi bi thảm, sầu muộn và nước mắt ở đời. 2,0
+ Giá trị tư tưởng lớn lao mà các tác phẩm này đem lại. 1,5
c. Đánh giá chung (2,0 điểm)
- - Sức sống của những tác phẩm văn học phản ánh hiện thực, sức mạnh 1,0
lay tỉnh lương tri, giúp con người hướng thiện của những tác phẩm
nghệ thuật chân chính.
- - Thiên chức, vai trò của người nghệ sĩ trong việc phản ánh hiện thực

đời sống: nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại, phải 1,0
“đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời” (Nam
Cao).

* Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi đảm bảo đúng ý và đáp
ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng; nội dung có sức thuyết phục; không mắc lỗi diễn
đạt, chính tả.

----------------Hết----------------
Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầy
đủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.

You might also like