You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

HÀ NAM NĂM HỌC 2019- 2020


ĐỀ DỰ BỊ Môn: Ngữ văn 12
(Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thuở xa xưa, tại một ngôi làng nọ, người dân vô cùng buồn bã khi thấy mùa màng thất
bát do sự khắc nghiệt của thời tiết. Họ cầu xin Thượng Đế ban cho những tháng ngày chỉ có
mưa và nắng, không có những đợt gió mùa khắc nghiệt. Động lòng trước lời cầu xin tha thiết
của dân làng, Thượng Đế đã ban cho họ điều mong muốn.
Dân làng vui mừng và hồi hộp đón chờ kết quả một vụ mùa bội thu với những trái bắp
no tròn, những cây lúa trĩu hạt. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch vụ mùa đã qua mà không có
loài cây nào kết trái. Nỗi vui mừng trước đó đã được thay thế bằng sự bực tức. Mọi người đến
gặp Thượng Đế và trách: “Tại sao Ngài không giữ lời hứa với chúng tôi?”.
Thượng Đế trả lời: “Ta đã giữ đúng lời hứa. Ta đã ban cho các con đúng như những gì
các con đã xin ta”.
Dân làng bật khóc và nói:“Vậy tại sao những cây bắp, cây lúa mì chúng con trồng lại
không có hạt?”.
Thượng Đế giải thích: “Bởi vì các con đã xin ta đừng ban những cơn gió lạnh buốt.
Nhưng thiếu gió, cây không thể thụ phấn và như thế thì làm sao kết hạt?”.
(Không gục ngã, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr 54-55)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Vì sao dân làng lại cầu xin Thượng Đế ban cho những tháng ngày chỉ có mưa và nắng,
không có những đợt gió mùa khắc nghiệt?
Câu 3. Các hình ảnh những trái bắp no tròn, những cây lúa mì trĩu hạt và những đợt gió mùa
khắc nghiệt, những cơn gió lạnh buốt trong văn bản biểu tượng cho điều gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với lời giải thích của Thượng Đế: “Bởi vì các con đã xin ta đừng
ban những cơn gió lạnh buốt. Nhưng thiếu gió, cây không thể thụ phấn và như thế thì làm sao
kết hạt?” không? Vì sao?.
Câu 5. Viết đoạn văn (8-10 dòng) về bài học tâm đắc nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc câu
chuyện?.
II. LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1. (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày quan điểm của mình về ý kiến: Sống là biết làm những
điều để mình không bao giờ chết.
Câu 2 (10,0 điểm)
Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của
người nghệ sĩ (Tố Hữu)
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác phẩm văn
học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12.
_______Hết_______

Họ và tên thí sinh:......................................Sốbáo danh:.................................


Người coi thi số 1:......................................Người coi thi số 2:......................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2019 – 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12


(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

YÊU CẦU CHUNG


- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội chính xác, sâu rộng; kĩ năng đọc hiểu, làm
văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng chứ không định
lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong
tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng
tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có
trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
YÊU CẦU CỤ THỂ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Kĩ năng: Thí sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
2. Kiến thức
Câu 1. (0,25 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.
Câu 2. . (0,5 điểm)
- Dân làng cầu xin Thượng Đế vì:
+ Họ mong muốn được hưởng cuộc sống tốt đẹp.
+ Đồng thời không muốn đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết hay cũng chính
là những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Câu 3. (0,5 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh những đợt gió mùa khắc nghiệt, những cơn gió lạnh
buốt và những trái bắp no tròn, những cây lúa mì trĩu hạt:
- Những đợt gió mùa khắc nghiệt, những cơn gió lạnh buốt: chỉ sự khắc nghiệt của thời
tiết, ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt của cuộc sống mà con người phải đối
mặt.
- Những trái bắp no tròn, những cây lúa mì trĩu hạt: chỉ vụ mùa bội thu và cũng là ẩn
dụ cho những thành quả tuyệt vời, ý nghĩa, sự tươi đẹp của cuộc sống.
Câu 4. (0,75 điểm)
- HS có thể đồng tình, không đồng tình hoặc có quan điểm khác. Tuy nhiên cần lí giải
hợp lí phù hợp chuẩn mực đạo đức.
- Gợi ý:

1
+ Đồng tình vì: Cây trái chỉ chín, quả hạt chỉ mẩy tròn khi được hấp thụ đủ cái lạnh của
sương giá. Cuộc sống con người cũng vậy, sẽ trở nên có ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn, sẽ đơm hoa
kết trái khi vững vàng trải qua những cơn gió lạnh, giông bão của cuộc đời.
+ Không đồng tình vì: Những khó khăn thử thách dễ làm con ngưởi nản chí, yếu lòng,
gục ngã…
Câu5. (1,0 điểm)
- Kĩ năng: Viết đoạn văn (8 -10 dòng).
- Kiến thức: học sinh rút ra một bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân song phải hợp lý
và thuyết phục. Có thể bài học về việc đối mặt và vượt qua những khó khăn thử thách trong
cuộc sống....
II. LÀM VĂN (17,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu của bài văn nghị l uận xã hội; bố cục rõ ràng, hợp lí; lập
luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; những dẫn chứng thực tế phù hợp; khuyến khích những
bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, thí sinh có thể
trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
b) Thân bài
* Giải thích (1,0 điểm)
- “Sống” : hiểu theo nghĩa hẹp chỉ đơn thuần là sự tồn tại về vật chất; hiểu theo nghĩa
rộng thì ngoài sự tồn vật chất ấy, sống phải có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển chung của
xã hội.
- “Chết” : nghĩa hẹp là không còn khả năng sống; nghĩa rộng là dù còn hay không còn
khả năng sống đều không có ý nghĩa.
- “Biết làm những điều để mình không bao giờ chết” : có ý thức hướng đến việc làm
những điều tốt đẹp, hữu ích cho con người, cho cuộc đời để được sống mãi trong kí ức của
người khác và được xã hội tôn vinh kể cả khi không còn sống. Vậy, “không bao giờ chết” là
tạo ra một đời sống khác – đời sống tinh thần bất tử trong lòng người.
-> Ý kiến đưa ra một quan điểm hoàn toàn đúng đắn: đời sống thực sự của mỗi người
trong cuộc đời ngắn hay dài tùy thuộc vào những việc mà ta chọn làm khi còn sống.
* Bàn luận (5,0 điểm)
- Nếu hiểu một cách đơn giản “sống” chỉ là để tồn tại hoặc làm mọi cách chỉ để đạt
được mục đích cá nhân thì con người đã “chết” ngay khi đang sống. Bởi lẽ, đó là quan niệm
sống tiêu cực, ích kỉ, vô nghĩa, vô hình trung kéo lùi sự phát triển của xã hội.
- Sự sống của mỗi người chỉ thực sự có ý nghĩa khi vừa biết làm đẹp cho cuộc sống cá
nhân, vừa biết hướng đến những việc làm thiết thực mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
Nói cách khác, để mình “không bao giờ chết”, con người cần phải ý thức được trách nhiệm về
sự cống hiến của bản thân trước cuộc đời. Mặt khác để sống có ý nghĩa, mỗi người cần biết
trân trọng hiện tại, sống hết mình cho mỗi giây phút hiện tại để tìm được hạnh phúc đích thực.
Và như vậy chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc, không bao giờ phải dằn vặt, day dứt vì những
điều đã qua.
2
- Tuy nhiên “biết làm những điều để mình không bao giờ chết” là một thách thức không
nhỏ đối với mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trau dồi tri thức, kỹ năng, xác định rõ mục tiêu
sống, kiên định với lý tưởng của mình và dám hi sinh để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó.
- Thực tế cho thấy, vẫn có những kẻ tưởng như “không bao giờ chết” vì những hành
động điên rồ, tội lỗi đi ngược lại lợi ích chung của nhân loại. Nhưng đó là “sự sống” tai tiếng
bị người đời lên án còn kinh khủng hơn cả cái chết. Đây chắc chắn không phải là “sự sống”
sau cái chết sinh học mà con người hướng đến, mong muốn.
- Học sinh có thể lấy dẫn chứng phù hợp từ thực tế hoặc sách vở để bảo vệ suy nghĩ và
lập luận của mình khi bàn luận vấn đề.
* Bài học nhận thức và hành động. (0,5 điểm)
c) Kết bài. ( 0,25
điểm)
Câu 2 (10,0 điểm)
1. Kĩ năng: Đáp ứng đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn học bàn về một ý kiến; bố
cục rõ ràng, hợp lí; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng phù hợp làm nổi bật
được vấn đề; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí
luận văn học, học sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần
có những ý sau:
a) Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu và trích dẫn nguyên văn ý kiến. (0,25 điểm)
b) Thân bài
b.1. Giải thích (1,0 điểm)
- Người nghệ sĩ: Người sáng tạo nên các tác phẩm văn học nghệ thuật
- Cuộc bể dâu: những biến động của lịch sử xã hội chính là hiện thực được phản ánh
trong văn học dân tộc.
- máu trong trái tim của người nghệ sĩ: Máu là yếu tố cần thiết để nuôi dưỡng trái tim,
là sự sống của con người. Máu cũng là biểu tượng của nỗi đau, của tình yêu, niềm thương,…
-> Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu sử dụng cách diễn đạt giàu hình ảnh để khẳng định: Hiện thực
biến thiên dâu bể trong các tác phẩm văn học dân tộc là kết quả của quá trình ngụp lặn, trải
nghiệm, gắn bó với cuộc đời, là sự trả giá bằng nỗi đau, là kết quả của tình yêu, là sự sống của
người nghệ sĩ
b.2. Cơ sở lí luận (1,5 điểm)
- Xuất phát từ đặc trưng phản ánh của văn học:
+ Văn học phản ánh hiện thực đời sống. Hiện thực ấy vốn đa dạng, phong phú, đặc biệt
là sự thăng trầm, đổi thay dâu bể của các thời đại, của cuộc đời con người, trong đó có cuộc
đời của chính tác giả.
+ Tuy nhiên văn học không bao giờ là sự sao chép nguyên xi, sơ cứng. Hiện thực đời
sống được phản ánh trong tác phẩm được sang lọc qua lăng kính chủ quan và sự sang tạo của
người nghệ sĩ, qua đó gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, những trăn trở của nhà về con người
và cuộc đời.
- Xuất phát từ quá trình sáng tạo của nhà văn:

3
+ Đó là một quá trình vô cùng vất vả. Nhà văn phải sống sâu với cuộc đời, phải mở lòng
ra đón lấy những vang động của cuộc đời. Nhiều khi phải trả giá bằng máu và nước mắt, phải
sống với những nỗi đau thực sự…
+ Nhà văn vốn là những người có tâm hồn nhạy cảm, dễ tổn thương trước những going
bão của cuộc sống. Họ cũng là những người mang nỗi đau lớn của con người thời đại mình
(những bi phẫn, đắng cay, chua chát…).
+ Một người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Tình yêu
thương từ trái tim chân thành sẽ tạo nên những tác phẩm có giá trị, sẽ làm cho người gần người
hơn.
+ Hiện thực đời sống khi đi vào trong tác phẩm bao giờ cũng được chọn lọc, thể hiện qua
những hình thức nghệ thuật độc đáo. Điều đó cũng đòi hỏi một quá trình tìm tòi, sáng tạo đầy
thử thách với nhà văn.
+ Đối với người nghệ sĩ, sáng tác là một nhu cầu tự nhiên, bản năng, là sự sống của họ.
Phản ánh hiện thực cuộc sống và tâm hồn vào tác phẩm là cách để duy trì sự sống, để làm cho
cuộc đời có ý nghĩa hơn.
b.3. Làm sáng tỏ qua một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 12 (6,0điểm)
Yêu cầu:
- Đúng giới hạn: Các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12.
- Đảm bảo số lượng tác phẩm: chọn được một số tác phẩm hay và đặc sắc
- Đúng, trúng, làm nổi bật được vấn đề,…
- Mục đích chính là làm nổi bật được cuộc bể dâu được phản ánh và máu trong tim người
nghệ sĩ qua tác phẩm
b.4. Ý nghĩa vấn đề đối với người sáng tác và người đọc. (1,0 điểm)
-Vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tác văn học nghệ thuật là rất quan trọng. Thông qua
những tác phẩm nghệ thuật lớn người ta có thể hiểu được cuộc dâu bể của các thời đại, các
thời kì của lịch sử dân tộc, những tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm trong đó.
- Ý kiến cũng đặt ra yêu cầu với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, với người, phải sáng tác bằng tất cả sự cảm
nhận và rung động từ trái tim, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với từng thân phận con người
trong cuộc sống...Thông qua tác phẩm, tác giả phải gửi được những thông điệp mang giá trị
nhân văn sâu sắc, như vậy tác phẩm mới có sức sống trường tồn trong lòng người đọc.
+ Đối với người tiếp nhận: phải đồng cảm, tri âm với tác giả để hiểu được hiện thực
cuộc sống và những nỗi niềm của người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm
c) Kết bài (0,25 điểm)

--------------- Hết ---------------

You might also like