You are on page 1of 10

ĐỀ LUYỆN

Đề 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn
minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho
người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về
những đất nước và những dân tộc xa xôi.

Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ
vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao
nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách
xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau
đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những
khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên
trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi
buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn
giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la
này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi
người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho
người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải
làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét
mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn
kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy
đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.

(Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,75 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, sách đưa đến cho con người ta những gì? (0,75 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách
đối với lớp trẻ ngày nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “Sách mở rộng những chân trời
ước mơ và khát vọng”

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Phần I. Hướng dẫn chấm Điểm

Đọc
hiểu
(3,0
điểm)

Câu 1 Trả lời đúng: Phương thức biểu đạt Nghị Luận hoặc Nghị Luận 0,5

(0,5) Trả lời sai hoặc không trả lời 0

Câu 2 Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Nói tới sách là 0,75
nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà
(0,75)
hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau.”

Ghi câu khác hoặc không trả lời. 0

Câu 3 Trả lời đúng: Theo tác giả “Sách đưa đến cho người đọc những hiểu 0,75
biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất
(0,75)
nước và những dân tộc xa xôi.”

Trả lời sai hoặc không trả lời. 0

Câu 4 Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, 1,0
không lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải
(1,0)
chặt chẽ, có sức thuyết phục.

-Với những trường hợp sau: 0

+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm
riêng của bản thân mà lặp lại ý của tác giả trong đoạn trích đã cho.

+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không
hợp lí, không thuyết phục.

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.

+ Không có câu trả lời.

II. Làm
văn.

7,0
điểm

Câu 1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng viết một
đoạn văn nghị luận xã hội: các ý rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn
(2,0 đ)
đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ,
ngữ pháp.

a. 0,25 - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, không mắc lỗi chính tả, từ 0,25
đ ngữ, ngữ pháp.

b. 0,25 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Sách mở rộng những chân 0,25
đ trời ước mơ và khát vọng”

- Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 0

- Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc đề. 0

c.1,25 - Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận 1,25
đ điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động.

- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích: Sách là kho tàng tri thức của nhân loại về thế giới tự
nhiên, về đời sống xã hội và con người; là sản phẩm tinh thần của
nhân loại, là kết quả lao động của trí tuệ thế hiện nền văn minh của
nhân loại. - Sách mở rộng ra những chân trời mới: sách mở ra trước
mắt những tri thức, những hiểu biết mới mẻ, kì diệu về mọi lĩnh vực:
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. - Sách giúp ta hiểu biết thế giới
bên trong của con người niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau,
khát vọng, ước mơ của con người.

2. Bàn luận:

- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến.

- Sách tốt: phản ánh đúng, chân thực, khách quan hiện thực.

+ Giúp nâng cao tầm hiếu biết về tự nhiên cũng như xã hội, về chân,
thiện, mĩ.

+ Giúp khám phá ra chính bản thân mình

+ Chắp cánh ước mơ, khát vọng sáng tạo cho con người

+Giúp tâm hồn con người ngày càng phong phú hơn, độ lượng hơn,
trong sáng hơn, cao thượng hơn.

+ Giúp các dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi nhau hơn.

- Sách xấu: bóp méo, xuyên tạc sự thật, hiện thực.

+ Gây hoài nghi, thù hằn.

+ Khơi gợi những bản năng, những dục vọng thấp hèn.

+ Đề cao bạo lực, gian trá, độc ác...

+ Làm cho con người trở nên mê muội, ích kỉ, đồi trụy, hạ thấp
phẩm giá con người.

+ Phê phán những sách xấu, những người chủ trương thương mại
sách với mục đích kinh doanh, lợi nhuận, bất chấp những tác hại của
nó.

3. Bài học:

+ Tạo thói quen đọc sách, duy trì hứng thú đọc sách.

+ Phải biết chọn sách đế đọc.

- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận 0,75
điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên
kết chưa thật chặt chẽ.

- Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên 0,5

- Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên 0,25


- Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên 0

d. 0,25 - Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử 0,25
đ dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được dấu
ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, thể hiện ý phản biện
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không 0
đáng kể)

Đề 2

Phần I: Đọc – hiểu văn bản: ( 3 điểm).

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi :

Im lặng

( Phạm Khải )

“Im lặng là vàng”

Người đời đã dặn

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

Đất đai trầm mặc

Cây đời nảy tươi

Mặc cho bão táp

Gió mưa dập vùi

Sinh ra làm người

Cả đời tập nói

Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới

Tập như trái đất

Lặng thầm mà quay

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

Bầy chim khép mỏ

Bay vào mênh mang...

(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên? ( 0.5 điểm )

Câu 2: Em hiểu thế nào về hai câu thơ: “Sinh ra làm người/ Cả đời tập nói” ?

( 0.5 điểm )

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong
hai khổ cuối văn bản? ( 1.0 điểm )

Câu 4: Em hiểu thông điệp “Im lặng là vàng ” mà nhà thơ Phạm Khải gửi gắm
trong bài thơ như thế nào? ( 1.0 điểm )

Phần II: Tạo lập văn bản

Câu 1(2.0 điểm).

Từ nội dung văn bản phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 200
chữ) bàn về giá trị của sự im lặng?

Hoặc: Viết đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan
điểm: Im lặng là vàng?

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Phầ Câu Nội dung cần đạt Điểm


n

ĐỌC - HIỂU 3.0đ

1 Thể thơ: bốn chữ 0.5

2 Hai câu thơ: Sinh ra làm người 0.5


I Cả đời tập nói

Có ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi lẽ trước khi nói con người cần suy
nghĩ kĩ để nói ra những lời hay ý đẹp, lời nói phản ánh nhân cách,
phẩm chất, giá trị của một con người do vậy ông bà ta xưa có câu “
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Hãy để lời nói trở nên giá trị hơn
sau khi được cân nhắc kỹ càng trước khi nói. “ Cả đời tập nói” chính
là đang rèn luyện nhân cách của mình vậy.

3 Hai khổ cuối bài thơ “Im lặng” của Phạm Khải sử dụng biện pháp tu
từ nổi bật:
0.25
+ So sánh: con người tập im lặng như trái đất, trăng sáng, búi cỏ

+ Điệp ngữ: Tập như…


0.25
Tác dụng: Điệp ngữ kết hợp với so sánh nhằm nhấn mạnh ý nghĩa,
vai trò của sự im lặng trong cuộc sống con người. Im lặng để làm
việc có ý nghĩa, mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời. 0.5
Đồng thời biện pháp điệp ngữ và so sánh tạo nhịp điệu nhịp nhàng
cho lời thơ, hình ảnh thơ sinh động, giàu sức biểu cảm.

4 Thông điệp: “Im lặng là vàng”: Im lặng là một trong những 1.0
phương châm sống có ý nghĩa không của riêng ai: Đó là lời
khuyên quý báu nhắc nhở ta rằng, đôi khi giá trị của sự im lặng còn
hơn cả ngàn lời nói. Im lặng để lắng nghe. Im lặng để cảm nhận,
để cảm thông và thấu hiểu. Im lặng để tích tụ. Im lặng để cống
hiến. Im lặng để thăng hoa cảm xúc. Im lặng để nói được nhiều
nhất….

TẠO LẬP VĂN BẢN

1 Bàn về giá trị của sự im lặng 2.0


a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị của im lặng 0.25

c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận 1.5

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí
và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu được giá trị của sự im lặng.
Sau đây là một số gợi ý:

- Im lặng là trạng thái tĩnh lặng trong tâm hồn, không tham gia tranh
luận, can thiệp vào sự việc đang diễn ra xung quanh. 0.25
- Trong cuộc sống của chúng ta, im lặng mang đến vô vàn những giá
trị:
0.5
+ Im lặng để lắng nghe, im lặng để cảm thông, thấu hiểu mọi điều,
mọi người, để gìn giữ những mối quan hệ tốt đẹp, đó là một cách thể
hiện sự quan tâm, yêu thương người khác. Im lặng giúp ta tập trung
làm việc cao hơn từ đó cho năng suất lao động lớn hơn..
II
+ Im lặng là khoảng thời gian giúp chúng ta tĩnh tâm, suy nghĩ lại
những hành động của bản thân và rút ra cho mình những bài học
cuộc sống. Im lặng cũng là cách để ta thư giãn tâm hồn sau những
ồn ào, vất vả của cuộc sống; Im lặng để “ nói” được nhiều hơn.

- Nhưng im lặng không có nghĩa là thơ ờ, vô trách nhiệm trước cái


xấu, cái ác.

+ Im lặng trước cái xấu, cái ác đang hoành hành đó là sự im lặng sai
lầm. Sự im lặng đó tạo điều kiện cho cái xấu lên ngôi, lây lan..

+ Im lặng đôi khi cũng mang đến những thiệt thòi không đáng có. 0.25
Im lặng còn có thể tàn phá một mối quan hệ tốt đẹp.

- Im lặng là cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta
cũng im lặng. Im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và
chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Trước những hiện tượng tiêu cực
chúng ta vẫn cần lên tiếng để bảo vệ công lý và lẽ phải.Hãy lựa chọn
lời nói, thời điểm, phát ngôn thích hợp để vừa giúp bản thân, vừa
thúc đẩy xã hội phát triển.

- Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn
0.25
mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ
pháp,ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

Đoạn văn tham khảo ( 200 chữ):

Trong bài thơ “Im lặng” nhà thơ Phạm Khải dặn dò “ Im lặng là vàng/ người đời
đã dặn”. Đúng vậy, “Im lặng là vàng” - Im lặng là một trong những phương
châm sống có ý nghĩa không của riêng ai. Im lặng là trạng thái tĩnh lặng trong
tâm hồn, không tham gia tranh luận, can thiệp vào sự việc đang diễn ra xung
quanh. Im lặng để lắng nghe. Im lặng để cảm nhận, để cảm thông và thấu hiểu.
Im lặng để tích tụ. Im lặng để cống hiến. Im lặng để thăng hoa cảm xúc. Im
lặng để nói được nhiều nhất….Đúng là im lặng để cảm thông, thấu hiểu mọi
điều, mọi người; im lặng để lắng mình lại mà cảm đời, hiểu người từ đó ta có
cách sống ý nghĩa hơn. Im lặng cũng là cách để ta thư giãn sau những ồn ào, vất
vả của cuộc sống khiến ta sống bình thản, nhẹ nhàng hơn. Nhưng có phải lúc
nào “im lặng cũng là vàng?” Im lặng trước cái xấu, cái ác đang hoành hành đó là
sự im lặng sai lầm. Nhiều người nhìn thấy cái xấu, cái ác sợ bị liên lụy, phiền
phức nên lẩn tránh, làm ngơ để rồi cái xấu, cái ác có dịp hoành hành, Chính sự
im lặng đó tạo điều kiện cho cái ác, cái xấu lên ngôi, lây lan, phát triển. Sự im
lặng ở đây đồng nghĩa với lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm. Ta không hiếm bắt
gặp những kẻ móc túi trên xe bus, có nhiều người sợ liên lụy, phiền phức liền im
lặng lẩn tránh. Im lặng đôi khi cũng mang đến những thiệt thòi không đáng có.
Im lặng còn có thể tàn phá một mối quan hệ tốt đẹp. Hẳn bạn đã từng có những
cuộc tranh luận nảy lửa với một ai đó, nếu cả hai cùng im lặng không trao đổi để
tìm ra hướng giải quyết chung, chắc chắn mối quan hệ cũng rạn nứt và chấm dứt
từ đó… Đôi khi im lặng không phải là vàng mà là tạo ra sự âm ỉ sự xa cách,
thiếu sự thấu hiểu, sẻ chia thì cuộc sống này cũng tẻ nhạt và vô vị biết bao! Thế
nên im lặng là cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng im
lặng. Hãy lựa chọn lời nói, thời điểm phát ngôn thích hợp, đúng lúc đúng chỗ,
biết nói lời hay, ý đẹp để vừa giúp bản thân, vừa thúc đẩy xã hội phát triển.
Cũng trong bài thơ “ Im lặng” nhà thơ Phạm Khải khuyên: “ Sinh ra làm
người/Cả đời tập nói” Lời khuyên ấy có ý nghĩa vô cùng sâu sắc bởi lẽ trước khi
nói con người cần suy nghĩ kĩ để nói ra những lời hay ý đẹp, lời nói phản ánh
nhân cách, phẩm chất, giá trị của một con người, do vậy ông bà ta xưa có câu “
uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. “Cả đời tập nói” chính là đang rèn luyện nhân
cách của mình vậy. Song cũng cần biết giữ “im lặng” khi cần thiết khi đó “ Im
lặng sẽ là vàng!”

You might also like