You are on page 1of 12

UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 201.. – 201..
MÔN: Ngữ văn
Đề chính thức
Đề thi gồm 05 câu, 02 trang
Ngày thi: ……………
(Thời gian làm bài 150 phút)

PHẦN I: Phần chung: (3,0 điểm)


Câu 1: Đồng chí hãy nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định
tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Câu 2: Đồng chí nêu biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn
mình tại đơn vị đang công tác?
PHẦN II: Phần riêng: (7,0 điểm)
Đồng chí hãy giải và làm hướng dẫn chấm chi tiết đề thi cho học sinh, theo thang
điểm 20, cho đề sau:
Câu 1: Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng các biện pháp
tu từ trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải)
Câu 2:
“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim
được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng và tội nghiệp.
Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy.  Một dòng sông
không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần rồi biến mất.
Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con
tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời
gian.
Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao
động trong sáng tạo”.
(Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều).
Từ nội dung của đoạn văn trên, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ
của em về ý nghĩa của lao động trong sáng tạo. .

1
Câu 3: Khi bàn về ngôn ngữ “Truyện Kiều” trong bài “Nguyễn Du, một nghệ
sĩ lớn”, Hoài Thanh khẳng định:
“Người đọc xưa nay vẫn xem “Truyện Kiều” như một hòn ngọc qúy cơ hồ
không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần
nào lỡ nhịp ngang cung”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy kiều” (trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

2
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN BẬC THCS
MÔN NGỮ VĂN-NĂM HỌC .........

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm số


1 Đoạn thơ sử dụng các biện pháp tu từ : đảo ngữ, nhân hóa, câu 0.25 điểm
(2.0 hỏi tu từ, ẩn dụ, điệp từ
điểm)
+ Đảo ngữ (đảo cấu trúc cú pháp) ở hai câu đầu : từ “mọc” đảo 0.25 điểm
lên đầu câu khắc sâu ấn tượng về sức sống của bông hoa tím biếc
đang vươn lên xoè nở trên dòng sông xanh.
+ Nhân hóa “Ơi! Con chim chiền chiện”: Nhà thơ gọi con chim 0.25 điểm
chiền chiện thiết tha, trìu mến như gọi một người bạn
+ Câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang lừng”: gợi tiếng chim thánh 0.25 điểm
thót, vang ngân, bộc lộ niềm vui và sự thích thú của nhà thơ.
+ Ẩn dụ “Từng giọt long lanh rơi”: tiếng chim như kết đọng lại 0.25 điểm
thành từng giọt long lanh sắc màu rơi xuống, khiến hình ảnh thơ
trở nên lung linh
+ Điệp từ “tôi” kết hợp động từ “hứng” diễn tả niềm say sưa, 0.25 điểm
ngây ngất, sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa
xuân
-> Các biện pháp tu từ trên đã góp phần làm cho đoạn thơ giàu 0.5 điểm
tính nhac và chất hội họa, gợi lên bức tranh xuân tươi đẹp, tràn
đầy sức sống, đồng thời cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của
nhà thơ đang giao hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.
2 *Yêu cầu về kĩ năng : Đảm bảo là bài văn nghị luận xã hội, bố 0.5 điểm
(6.0 cục rõ ràng, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ,
điểm)
có sức thuyết phục, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ
ràng.
* Yêu cầu về kiến thức :. Nhận thức được vấn đề chính cần bàn 5.5 điểm
luận: Ý nghĩa của lao động trong sáng tạo
A.Mở bài: 0.5 điểm
- Dẫn dắt vấn đề : Giới thiệu về vai trò của lao động đối với đời
sống con người
- Vấn đề cần bàn luận: Ý nghĩa của lao động trong sáng tạo.
B. Thân bài: (4.0 điểm)
1) Giải thích ý nghĩa của “những câu nói không lãng mạn” 0.75 điểm
 - Nguyễn Quang Thiều đặt ra cùng một câu hỏi cho các đối
tượng: con chim, dòng sông, con tàu, con người. Các câu trả lời
đều nói về sự tồn tại có ý nghĩa, khẳng định giá trị sống của mỗi
đối tương: cần phải lao động, qua lao động mà phát huy sự sáng
tạo và năng lực của mình.
- Những câu nói của không lãng mạn của Nguyễn Gia Thiều đề 0.25 điểm
cao ý nghĩa của lao động trong sáng tạo
2) Ý ngĩa của lao động trong sáng tạo :
- Lao động : 0.5 điểm
+ Lao động giúp con người thoát khỏi thế giới động vật

3
+ Lao động sẽ tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần để con người tồn
tại, làm chủ được bản thân, làm cho xã hội phát triển,…
- Lao động trong sáng tạo : 1.5 điểm
+ Lao động trong sáng tạo giúp con người biết suy nghĩ tìm ra
cách giải quyết mới, không ngừng nâng cao năng suất lao động
+ Lao động trong sáng tạo giúp con người tiếp thu được kiên
thức và rèn luyện kĩ năng ngày càng thuần thục, phát huy được
năng lực của mình để tạo hiệu quả lao động cao;
+ Lao động trong sáng tạo giúp con người tìm thấy niềm vui lành
mạnh và ý nghĩa thực sự của cuộc đời, khẳng định được giá trị
của mình trong xã hội.
( HS lấy dẫn chứng minh họa)
- Nếu không lao động, con người sẽ trở nên lười biếng, cuộc sống 0.25 điểm
sẽ đói nghèo, lạc hậu, đất nước không thể phát triển, …
- Phê phán thái độ lười biếng lao động, ỉ lại, không sáng tạo, 0.25 điểm
không phát huy hết năng lực cần có của bản thân.
3) Bài học nhận thức và hành động 1.0 điểm
- Nhân thức được lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống và hạnh phúc của mỗi người. Trong
nền kinh tế tri thức hiện nay, mỗi người càng phải hăng say lao
động, không ngừng sáng tạo trong lao động,…
- Cần năng động, tự giác, tìm cơ hội phát huy sự sáng tạo; có kĩ
năng, kĩ luật trong lao động để đạt hiệu quả cao nhất,…
- Liên hệ với học sinh: thấy được giá trị của lao động, có tinh
thần, thái độ lao động tích cực ở trường và giúp đỡ gia đình.
C. Kết bài :
- “Những câu nói không lãng mạn” của Nguyễn Gia Thiều nhắc 0.5 điểm
nhở mỗi người cần tích cực lao động, không ngừng sáng tạo
trong lao động,…
- Liên hệ bản thân
3 * Yêu cầu về kĩ năng : Đảm bảo là bài văn nghị luận văn học, 1.0 điểm
(12.0 bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lo-gic diễn đạt lưu loát, dùng
điêm) từ, đặt câu, viết chính tả đúng, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức : Nhận thức được vấn đề chính cần nghị 11.0 điểm
luận : Tài năng sử dụng ngôn ngữ để khắc họa nhân vật của nhà
thơ Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
A. Mở bài: 0. 5 điểm
- Giới thiệu chung về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”;
- “Truyện Kiều” đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật truyện thơ Nôm
trên mọi phương diện, trong đó có phương diện ngôn ngữ. Đoạn
trích “Chị em Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) thể hiện được tài
năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ để
khắc họa nhân vật (Dẫn ý kiến của Hoài Thanh)
B. Thân bài: (10.0 điểm)
1) Giải thích ý kiến: (0.75 điểm)

4
Ý kiến của Hoài Thanh đánh giá cao tài năng sử dụng ngôn ngữ 0.25 điểm
của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” :
- Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” vừa được chọn lọc một cách 0.25 điểm
chính xác đến mức không thể thay đổi, thêm bớt, vừa gọt giũa
hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quý .
- Ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, sáng tạo như “tiếng đàn 0.25 điểm
lạ” và thật đặc biệt “lạ” nhưng không có có chỗ nào vụng về như
“tiếng đàn lỡ nhịp ngang cung”.
2) Chứng minh: (8.25 điểm )
Luận điểm 1: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trước hết 1.5 điểm
thể hiện trong việc miêu tả vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều ở
bốn câu thơ đầu
- Dưới ngòi bút của nhà thơ, chị em Kiều hiện lên là những trang
tuyệt thế giai nhân : “Đầu … mười”.
- “Tố nga” là từ Hán Việt có nghĩa là vầng trăng đẹp, ở đây, nhà
thơ dùng từ này để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp.
- Người xưa thường dùng hình ảnh liễu để nói về vẻ đẹp mảnh
mai, yểu điệu của người phụ nữ. Nhưng ở câu thơ “Mai cốt cách,
tuyết tinh thần”, Nguyễn Du dùng hình ảnh “mai”, tượng trưng
cho vẻ đẹp cao quý, “tuyết”, tượng trưng cho vẻ đẹp trắng trong.
Câu thơ thể hiện cách nói kiệm lời, cô đúc của nhà thơ. Chỉ với
sáu chữ, không cần thêm từ nào nhưng cùng đủ để người đọc
hình dung vẻ đẹp của chị em Kiều : dáng người mảnh dẻ, thanh
tao như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết.
- Nhà thơ dùng thành ngữ “mười phân vẹn mười” để khẳng định
vẻ đẹp của hai chị em Kiều đều đạt đến độ hoàn mĩ và mỗi người
có một vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ”.
Luận điểm 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ còn thể 2.0 điểm
hiện ở việc miêu tả vẻ đẹp riêng của mỗi người ở mười sáu câu
thơ tiếp theo
a) Vẻ đẹp của Thuý Vân :
- Nhà thơ dùng từ “xem” để thể hiện một cách khéo léo, tế nhị sự
đánh giá chủ quan của mình về vẻ đẹp của Thúy Vân
- Giới thiệu khái quát vẻ đẹp của nàng bằng cách dùng cụm từ
“trang trọng khác vời”
- Tả ngoại hình của Thúy Vân qua việc kết hợp nhuần nhuyễn hệ
thống các từ ngữ ước lệ thuần Việt: trăng, đầy đặn, nở nang,
mây và Hán Việt: hoa, ngọc, tuyết, các biện pháp nghệ thuật: tiểu
đối, so sánh,…. Nhà thơ không dùng từ chỉ màu sắc để miêu tả
mái tóc của Vân mà dùng màu mây để tả (tóc mây): “mây thua
nước tóc” gợi tả mái tóc đen mượt hơn mây, dùng tuyết “tuyết
nhường màu da” để tả làn da của nàng trắng hơn tuyết.
- Các từ “đầy đặn”, “nở nang” không đơn thuần là miêu tả khuôn
mặt phúc hậu và nét ngài rõ ràng, đẹp đẽ của Thúy Vân mà còn
ngầm dự báo số phận viên mãn của nàng.

5
- Tả cách nói năng của nàng, nhà thơ dùng từ “thốt”, mang phong
vị của cách nói dân gian “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa
cột mà nghe”, mà không dùng từ “nói”. “Thốt”nghĩa là nói,
nhưng nếu viết “hoa cười ngọc nói” thì đó là cô gái luôn cười
cười nói nói, tức là nói nhiều. Còn dùng“thốt”: thỉnh thoảng mới
nói, điều đáng nói mới nói, chín chắn rồi mới nói, cho thấy cách
năng của nàng rất đúng mực, ý nhị làm rõ nét đoan trang của
nàng đồng thời làm tăng thêm sắc thái biểu đạt tao nhã cho lời
thơ. Không có từ nào có khả năng diễn đạt chính xác, tinh tế hơn
từ “thốt”.
b) Vẻ đẹp của Kiều: 0.5 điểm
- Kiều hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ với vẻ đẹp sắc sảo,
mặn mà :“Kiều càng sắc sảo … phần hơn”.
+ Cách dùng các từ “càng”, “so bề”,“phần hơn” ngầm so sánh vẻ
đẹp của Kiều hơn hẳn Thuý Vân.
+ Cách sử dụng cụm từ “sắc sảo mặn” với ba âm trắc đi liền nhau
nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp đằm thắm, sắc sảo của Kiều. 1.5 điểm
- Tả sắc của Kiều:
+ Nhà thơ tiếp tục kết hợp khéo léo các từ ước lệ thuần Việt và
Hán Việt để gợi tả đôi mắt Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn”.
Câu thơ gợi lên đôi mắt của Kiều trong sáng, long lanh như nước
mùa thu; lông mày thanh tú, tươi non như vẻ núi mùa xuân.Hai từ
“làn” và “nét” đã diễn tả chính xác sự sắc sảo, tinh anh của đôi
mắt ấy: không chỉ đẹp mà còn có hồn. Cái thần của bức chân dung
Kiều là ở chỗ này. Đây là điểm nhấn quan trọng cho thấy dụng ý
xây dựng nhân vật của nhà thơ. Chính đôi mắt ấy đã dự cảm cho
số phận nghiệt ngã của nàng trong suốt mười lăm năm của kiếp
đoạn trường sau này .
+ Nhà thơ dùng hình ảnh nhân hóa “Hoa ghen.. kém xanh”, để
gợi tả : dung quyến rũ, đằm thắm của Kiều khiến thiên nhiên phải
“ghen”, “hờn”; ngầm dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp trắc trở.
+ Thành ngữ nói quá “nghiêng nước nghiêng thành” gợi lên vẻ 1.5 điểm
đẹp mê hồn của nàng làm say mê, đắm đuối lòng người.
- Tả tài của Kiều : “Thông minh vốn sẵn ….não nhân”.
+ Sự sáng tạo của nhà thơ : đưa từ “thông minh” như một nhãn tự
lên đầu câu thơ “Thông... trời”, không chỉ nhấn mạnh trí tuệ thiên
bẩm của nàng mà còn khắc hoạ một tính cách, một nhân cách.
+ Kiều có đủ tài: làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm và tài đàn. Tác giả
dùng các từ chỉ mức độ tuyệt đối “đủ mùi”, “ăn đứt” để nhấn
mạnh tất cả tài năng của Kiều đều ở mức tuyệt đỉnh.
+ Từ “não” trong câu thơ “Một thiên ...não nhân” diễn đạt nỗi
buồn có sẵn trong lòng (não lòng, não ruột), chứ không đơn thuần
chỉ là sầu, buồn (nỗi buồn trên sắc diện con người). Âm thanh của
từ này như xoáy sâu vào tâm can người đọc bởi “thiên bạc mệnh”
của Kiều sau này đã làm cho Kim Trọng nao lòng, Thúc Sinh tan

6
nát cõi lòng và khiến cả trái tim vô tình, sắt đá của quan Tổng đốc 0.75 điểm
trọng thần Hồ Tôn Hiến cũng phải rơi châu nhỏ lệ .
* Khái quát :
- Dưới ngòi bút của nhà thơ, hai bức tranh tố nữ hiện lên thật đẹp
mà không trùng lặp, ở mỗi nhân vật toát lên tính cách, số phận
riêng
- Số phận của mỗi nhân vật được thể hiện tài tình qua cách sử
dụng từ ngữ chắt lọc, sáng tạo, tinh tê:
+ Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, nhà thơ dùng từ “thua”,
“nhường”: “Mây thua… màu da” để làm nổi bật vẻ đẹp đoan
trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên cũng phải chịu thua,
nhường! Vẻ đẹp ấy hoà hợp, êm đềm với xung quanh, báo trước
cuộc đời sau này của Thuý Vân sẽ êm ả, bình lặng.
+ Còn ở Thuý Kiều, tác giả dùng từ“ghen”, “hờn”: “Hoa ghen …
kém xanh” để làm nổi bật một vẻ đẹp đến độ thiên nhiên phải đố 0.5 điểm
kị và ghen ghét. Điều đó báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ phải
trải qua nhiều tai ương, bất hạnh.
Luận điểm 3: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ ở việc
thể hiện đức hạnh của chị em Kiều ở bốn câu cuối
- Cách dùng từ “phong lưu” diễn tả chị em Kiều sinh ra trong gia
đình gia giáo, nền nếp
- Câu thơ “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” diễn tả khéo léo chị
em Kiều sắp đến tuổi lấy chồng;
- Thành ngữ “trướng rủ màn che” gợi tả lối sống kín đáo, có học 0.75 điểm
thức của hai chị em,…
3) Đánh giá: (1.0 điểm)
- Ý kiến của Hoài Thanh hoàn toàn đúng khi nhận xét về tài năng
sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Đoạn trích “Chị em Thuý
Kiều” thể hiện được ngòi bút điêu luyện của nàh thơ ở phương
diện này : sử dụng ngôn ngữ chắt lọc, trau chuốt, giàu cảm xúc, 0.25 điểm
gợi hình ảnh rõ nét; sử dụng linh hoạt từ Hán Việt kết hợp với từ
thuần Việt,…tạo ra những từ ngữ rất riêng, rất Nguyễn Du.
- Làm nên điều đó là bởi nhà thơ đã học tập, trau dồi và vận dụng 0.5 điểm
sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân; có tinh thần dân tộc, tình
yêu tiếng Việt và sự khổ luyện.
C. Kết bài:
- Ý kiến của Hoài Thanh khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ
dân tộc của thiên tài văn học Nguyễn Du. Đoạn trích “Chị em
Thuý Kiều” là bức tranh con người được vẽ bằng ngôn ngữ thơ
đạt đến mức tuyệt diệu.
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân,…
Lưu ý: Giám khảo có thể linh hoạt trong quá trình chấm, cho điểm các ý nhỏ
trong mỗi ý lớn để cho điểm cho hợ nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung theo yêu cầu
của biểu chấm; trân trọng, khuyến khích (không quá 01 điểm) cho bài viết có sức
thuyết phục cao, có cảm nhận, đánh giá sâu sắc, văn viết có hình ảnh, cảm xúc

7
=======================================================================
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP ..............
TRƯỜNG THCS ……….. Năm học: ……………………
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang

(Nguyễn Quốc Khánh)


------------------------------------------------------------------
Câu 1: (6 điểm)
a. Theo đồng chí, giáo viên có cần nắm chắc mục tiêu giáo dục của bộ môn
mình dạy hay không? Nếu có, đồng chí xác định mục tiêu của bộ môn mình là gì?
Mục tiêu ấy được cụ thể trong một tiết dạy như thế nào? Cho một ví dụ minh họa.
(3, 0 điểm)
b. Trong văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học
2013 – 2014 đã nhấn mạnh việc đổi mới kiểm tra, đánh giá với các môn học nói
chung và các môn khoa học xã hội và nhân văn. Đồng chí đã vận dụng như thế nào?
(3, 0 điểm)
Câu 2: (8 điểm)
a. Đồng chí hãy hướng dẫn cho học sinh làm đề bài sau: (2 điểm)
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ và biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
(Sang thu- Hữu Thỉnh)
b. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì
mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói  văn nghệ)
Suy nghĩ về ý kiến trên qua một tác phẩm truyện mà đồng chí đã giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở . (6,0 điểm)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP ..............
TRƯỜNG THCS ……….. Năm học: ……………………
Môn: Ngữ văn

8
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang

(Nguyễn Quốc Khánh)


------------------------------------------------------------------

Câu 1: (6 điểm)
Theo đồng chí đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn có những biểu
hiện cụ thể nào trong hoạt động dạy tích cực của giáo viên và hoạt động học tích cực
của học sinh? Liên hệ hoạt động dạy và học ở trường đồng chí.
Câu 2: (8 điểm)
a. Đồng chí hãy hướng dẫn cho học sinh làm đề bài sau: (2,0 điểm)
"Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một
con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và
đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối
cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành
một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...”
( Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc- NXB Trẻ, 2005 )
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên
b. Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi viết:
“Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ
dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta
đọc, không phải chỉ có trí thức(...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm
mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”
Đồng chí hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng tỏ trong chương trình Ngữ
văn THCS đồng chí thấy có một bài thơ hay như thế. (6,0 điểm)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP ..............
TRƯỜNG THCS ……….. Năm học: ……………………
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề
Đề thi có 01 trang

HƯỚNG DẪN CHẤM


Môn: Ngữ văn
Câu 1: (6 điểm)
1. Nêu được biểu hiện trong hoạt động dạy tích cực của GV, học tích cực của
HS:
(3 điểm)
+ Hoạt động dạy tích cực của giáo viên: 1,5 điểm

9
- Biết thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập ngữ văn
- Biết định hướng, điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh.
- Biết tăng cường sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị, đồ dùng học
tập và các ứng dụng của công nghệ thông tin để tìm kiếm, khai thác, phát hiện, vận
dụng kiến thức, kĩ năng Ngữ văn một cách hiệu quả.
- Biết tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện kĩ năng học tập tích cực, chủ động
và sáng tạo để phát triển tối đa tiềm năng ngữ văn của bản thân.
- Biết sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với nội dung, đặc điểm của từng bài học Ngữ văn, với năng lực của học sinh, đặc
trưng môn học,lớp học, thời lượng dạy học, các điều kiện dạy học cụ thể của trường,
địa phương.
+ Hoạt động học tích cực của học sinh: 1, 5 điểm
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá, lĩnh
hội kiến thức, rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết, rèn luyện thái độ, hành vi, tình
cảm đúng đắn.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề thuộc bộ
môn; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn; biết
tự đánh giá các ý kiến quan điểm của bản thân, của nhóm, của người khác.
- Tích cực sáng tạo trong thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng để có thể giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập Ngữ văn, thực tiễn giao tiếp
trong đời sống xã hội.
- Có ý thức chủ động trong xây dựng, thực hiện các kế hoạch học tập Ngữ văn phù
hợp với năng lực học tập môn học và điều kiện học tập của cá nhân.
- Biết sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về môn Ngữ văn bằng các hình thức khác nhau.
- Có ý thức sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập và các ứng dụng công nghệ thông
tin để phục vụ học môn Ngữ văn có hiệu quả.
2. Liên hệ hoạt động dạy và học ở trường: 3,0 điểm
- Ưu điểm: Hoạt động dạy tích cực của giáo viên. (1,5 điểm)
Hoạt động học tích cực của học sinh.
- Hạn chế: Hoạt động dạy của GV. (1,5 điểm)
Hoạt động học của học sinh.
Câu 2: (8 điểm)
a.
- Hướng dẫn HS nhận diện được cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ đặc sắc:
(1điểm)
+ Từ láy gợi hình: Dềnh dàng, vội vã
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: - Sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình
sang thu
+ Phép đối, hình ảnh đối lập: Sông ….dềnh dàng/ Chim…vội vã.
- Hướng dẫn HS phân tích được cái hay của từ ngữ và các biện pháp tu từ. (2 điểm)
+ Từ láy: Hình tượng hóa, cụ thể hóa các đặc điểm của sinh vật (sông, chim) mùa
thu.
+ Nhân hóa: thiên nhiên có hồn, sống động, gợi cảm

10
Từ láy “dềnh dàng” kết hợp nhân hóa “sông dềnh dàng” vừa gợi tả chính xác đặc
điểm dòng sông vào mùa thu, vừa làm cho dòng sông hiện lên như một con người với
cảm giác thật thư thái, thảnh thơi.
Từ láy “Vội vã” kết hợp nhân hóa “Chim vội vã” gợi tả hình ảnh những đàn chim
đang gấp gáp, vội vàng bay đi tránh rét, làm thiên nhiên trở nên sống động có hồn
+Phép đối, hình ảnh đối lập:Sông ….dềnh dàng/ Chim…vội vã.-> cấu trúc đối ngẫu,
tự nhiên, chặt chẽ, cân đối,cô đúc và tuyệt đẹp như bức tranh thơ cổ điển diễn tả
cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay đổi của thiên nhiên, tạo vật lúc giao mùa.
+Nhân hóa “Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu” , từ “vắt” gợi cảm, có hồn vừa
gợi hình ảnh làn mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đang chuyển sắc thu hiện lên
như một con người, nửa muốn bước sang mùa thu nhưng nửa còn bâng khuâng, lưu
luyến chưa muốn chia tay mùa hạ, vừa diễn tả vô cùng tinh tế bước đi của thời gian
=> Với cách lựa chọn từ láy giàu hình ảnh cùng phép nhân hóa, đoạn thơ diễn tả ấn
tượng, độc đáo sự vận động của tự nhiên lúc giao mùa, thể hiện sự cảm nhận và miêu
tả tinh tế của nhà thơ, khơi gợi tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước
b.
Về nội dung, bài viết cần đảm bảo các ý:
1. Giải thích ý kiến: 1 điểm
+ Giải thích từ ngữ:
- Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Tác
phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng bao giờ cũng lấy chất liệu
từ cuộc sống thực tại. Vật liệu mượn ở thực tại - đó chính là hiện thực khách quan về
cuộc sống, con người, xã hội: những con người, những số phận, những mảng đời
sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.Văn
học trở thành tấm gương phản chiếu hiện thực, qua tác phẩm người đọc có thể hình
dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”.
- Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ:
Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh hiện thực khách quan của cuộc sống, mà qua đó
còn muốn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm, thái độ, những khát khao, ý tưởng mới
mẻ, những điều chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc sống.
+ Giải thích nội dung ý nghĩa của nhận định;
- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi nhằm đề cập tới nội dung phản ánh, thể hiện
của văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại là nơi nhà văn gửi
gắm thế giới tình cảm, quan điểm nhân sinh, tư tưởng, ý tưởng mới mẻ của mình.
Đây cũng là đặc trưng của nghệ thuật nói chung tác phẩm văn chương nói riêng.
2. Chứng minh ý kiến qua một tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn
Trung học cơ sở:  (4 điểm)
 Có thể chọn một tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó
làm rõ hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực
cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét trong tác phẩm. (2 điểm)
VD: Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVI hiện lên với số phận bi thảm của người
phụ nữ… trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong
Lão Hạc của Nam Cao.

11
Cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Những ngôi
sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư
tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): (2 điểm)
VD: Chuyện Người con gái nam Xương của Nguyễn Dữ thể hiện rõ nét sự bất bình,
căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với
những người phụ nữ.
Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông
dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp, đồng thời gửi gắm quan điểm về
cách nhìn nhận đánh giá con người.
Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn
nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong
bổi đầu chống Pháp.
Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc
đời của mỗi con người.
3. Đánh giá chung: (1 điểm)
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác
phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương
pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong
phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư
tưởng đúng đắn.
Về hình thức:
- Bố cục bài rõ ràng, lập luận thuyết phục bằng việc phân tích các dẫn chứng cụ thể
để làm sáng rõ luận điểm.
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.

Quý thầy cô cần trao đổi chuyên môn Ngữ văn cấp THCS em luôn sẵn
lòng ạ!
Bên em có Tài liệu luyện thi HSG Ngữ văn 7 – 8 – 9, Hướng dẫn viết đoạn
văn NLXH lớp 7 – 8 – 9.
Nhận hỗ trợ viết chuyên đề, SKKN, ra đề thi… đảm bảo chất lượng theo
yêu cầu!
Facebook: Nguyễn Quốc Khánh!

12

You might also like