You are on page 1of 7

Đề 1:

Phần I: (6,0 điểm)


Mùa xuân là một đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Với "Mùa xuân nho
nhỏ", Thanh Hải đã góp cho đời một bài thơ xuân vừa đẹp, vừa đậm đà tình nghĩa:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
2. Nhan đề bài thơ có gì độc đáo về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa?
3. Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu văn) cảm
nhận khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần khởi ngữ
(gạch chân, chú thích rõ).
4. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có bài thơ nhắc đến “con chim”, “bông
hoa”. Em hãy chép lại câu thơ mang hình ảnh đó và cho biết tên bài thơ, tác giả là
ai?
PHẦN II: (4 điểm)
Cho đoạn văn bản sau:
(1)“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả
thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2)Bản chất trời
phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
(3)Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ
hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”,
nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
(4)Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông
minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ
bản và biến đổi không ngừng.”
(Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Vũ Khoan)
1. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “hành trang” trong nhan đề văn bản? “Thế
kỉ mới” mà văn bản nhắc tới là thế kỉ nào?
2. Ghi lại từ ngữ và gọi tên phép liên kết giữa câu 1 và câu 2?
3. Trong bài viết của mình, tác giả đã có ý để thích ứng với nền kinh tế mới chứa
đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng thì chúng ta phải nâng cao khả
năng thực hành và sáng tạo. Hãy viết khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của
em về tầm quan trọng của việc sáng tạo trong học tập.
Hướng dẫn chấm
Phần I 6, 5đ
Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
1.0đ Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang
xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, 0,5đ
không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời
Câu 2 - Nhan đề bài thơ độc đáo về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa:
1.0đ  "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa 0.25đ
đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành
của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời.
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại: “mùa xuân” là danh 0.25đ
từ và “nho nhỏ” là tính từ. Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ
đặc điểm của danh từ (mùa xuân).
- “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực - đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa
của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa 0.25đ
ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời
mỗi con người.
0,25đ
- Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm
nhường. Đặt tên cho tác phẩm như thế, Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện,
khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp
Câu 3 - Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn theo kiểu diễn dịch, đủ số
lượng 10 câu, không mắc lỗi dùng từ diễn đạt, chính tả. 0,5đ
4,5 đ
- Về tiếng Việt: Sử dụng 1 câu bị động và thành phần khởi ngữ. 0,5đ
- Nội dung: Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật khổ thơ:
+ Tác giả đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp: Hình ảnh “bông 1đ
hoa tím” và “dòng sông xanh” đã gợi ra trước mắt người đọc một không gian
mùa xuân tươi tắn. Động từ “mọc” giàu giá trị tạo hình qua nghệ thuật đảo
ngữ chứa đựng trọn vẹn cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thú vị của nhà thơ->
Cái đẹp của bức tranh mùa xuân ở sự hoà sắc đầy chất hội hoạ: “xanh” “tím
biếc” đã gợi tả một không gian mùa xuân đậm đà sắc Huế. 1đ
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt
long lanh”. Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng, nâng niu sự
sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả. Giọt long lanh
được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm
nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay 0,5đ
hứng”
+ Thể thơ 5 chữ, hình ảnh thơ giản dị giàu sức gợi, các biện pháp tu từ được sử 0,5đ
dụng hợp lí, sáng tạo cho bức tranh xuân với vẻ đẹp tràn đầy sức sống thể hiện
khát vọng sống cao đẹp của Thanh Hải
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng
trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời.
Câu 4 Chép nguyên văn câu thơ , ghi đúng tên bài thơ, tác giả:
0,5 đ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác  0.25đ
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây 0.25đ
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
PHẦN II: 3,5 đ 3,5 đ
Câu 1 - Từ “hành trang” trong nhan đề văn bản là hành trang timh thần như tri thức, 0,25đ
kĩ năng, thời gian,, thói quen…để đi vào thời kì mới.
-“Thế kỉ mới” mà văn bản nhắc tới là thế kỉ XXI 0,25đ
Câu 2 2. Từ ngữ và phép liên kết giữa câu 1 và câu 2:
“Bản chất trời phú ấy” thế cho “sự thông minh nhạy bén với cái mới”Phép thế 0,5đ
Câu 3 - Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn
đạt rõ ý. 0,5đ
- Nội dung: tầm quan trong của việc sáng tạo trong học tập
+ Giải thích sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới, hiệu quả và tiên tiến hơn cái
đã có 0,5đ
+ Biểu hiện của vấn đề sáng tạo không ngừng nỗ lưc, tìn tòi
+ Tầm quan trong của việc sáng tạo trong học tập: đem lại kết quả cao trong 0,5đ
học tập, làm chủ kiến thức, đạt nhiều thành tích 0,5đ
+ Bàn luận, mở rộng, bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,5đ
Đề 2
Phần I. (6,5 điểm)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để
nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi
có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu
mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền.
Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. “Chúng tôi” trong đoạn trích trên là những ai? Họ có hoàn cảnh sống và
làm việc như thế nào?
Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 3. Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách
viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn?
Câu 4. Để nêu suy nghĩ của mình về “chúng tôi” trong truyện ngắn trên, có ý kiến
cho rằng: “Truyện ca ngợi những phẩm chất anh hùng trong chiến đấu cùng tâm
hồn trong sáng, nhạy cảm, mơ mộng của ba cô thanh niên xung phong”. Bằng
đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên, trong đoạn có sử
dụng câu ghép,thành phần biệt lập tình thái (Gạch chân và chú thích rõ).
Câu 5. Tìm một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng thời kỳ với tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi” (ghi rõ tên tác giả).
Phần II. (3,5 điểm)
Cho câu thơ:
“Người đồng mình thô sơ da thịt”
(Y Phương – Nói với con)
Câu 1. .Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo?
Câu 2. Trong đoạn thơ trên người cha đã ca ngợi và mong muốn con tiếp nối
truyền thống nào của người đồng mình?
Câu 3. (2,0 điểm)
Từ lời nhăn nhủ của ngừời cha tới con, cùng với hiểu biết xã hội, em hãy viết
một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết
của tính tự lập đối với học sinh ngày nay.
Hướng dẫn chấm
Phần
Điểm
I Nội dung
6,5 đ
- “Chúng tôi” trong đoạn trích trên là Thao, Nho và Phương Định (hoặc ba cô
0.5
gái TNXP Nho, Thao, Phương Định...)
Câu 1
- Hoàn cảnh sống và làm việc:

+ Họ sống trên một cao điểm của giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường 0.25
Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn, sự hiểm nguy và ác liệt.
+ Công việc đặc biệt nguy hiểm: phải chạy ở trên cao điểm cả ban ngày, phơi
0,5
mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch; sau mỗi trận bom, phải
đo khối lượng đất đá, đánh dấu những quả bom chưa nổ, phá bom.
+ Công việc hàng ngày của ba cô gái – một công việc vô cùng mạo hiểm, luôn
căng thẳng thần kinh,đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh. 0,25
Câu 2 - Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn.
0.5
0.5đ
Câu 3 – Cách đặt câu và tác dụng: câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ, nhịp nhanh, tạo
được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt cùng tinh thần 0.5
0.5đ
trách nhiệm, sự gan dạ, dũng cảm của ba cô gái.
Câu 4 * Hình thức
4,5đ + Đảm bảo đủ số câu, diễn đạt lưu loát, đúng hình thức đoạn quy nạp 0,5
+ Có sử dụng 1 câu ghép và thành phần biệt lập tình thái (có chú thích) 0,5
* Nội dung: 3đ
- Đảm bảo các ý sau:
+ Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sống và công việc của ba cô gái 0.5
+ Phẩm chất: 0.5
. Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ (DC)
. Dũng cảm, gan dạ (DC)
. Họ có tính đồng đội gắn bó, thân thiết, hiểu được tính tình, sở thích của nhau, 0.5
quan tâm chăm sóc nhau rất chu đáo. (DC)
+ Tâm hồn:
. Dễ xúc cảm, hay mơ mộng, dễ vui nhưng cũng dễ trầm tư (DC)
. Nữ tính, thích làm đẹp cho nữ tính của mình dù nơi chiến trường khói lửa (DC)
. Tìm được niềm vui trong công việc cũng như trong cuộc sống dù ở nơi chiến
trường khói lửa (DC)
-> Họ là những cô gái sống thật giản dị, hồn nhiên, yêu đời, có tâm hồn trong
sáng và là những anh hùng phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. 0.5

PHẦN II: 3,5 đ


Câu 1 Chép chính xác 7 dòng thơ. Sai 1 chữ trừ 0,25 đ, thiếu dấu chấm trừ 0,25 0,5 đ
0,5 đ
Câu 2 -Trong đoạn thơ trên, người cha ca ngợi những phẩm chất cao quý của người 0,25đ
1đ đồng mình:
+Hình ảnh “thô sơ da thịt” tả vóc dáng của “người đồng mình” giản dị, thô sơ. 0,25đ
+ “Chẳng mấy ai nhỏ bé”: gợi ý chí, nghị lực phi thường, vươn lên trong hoàn 0,25đ
cảnh khó khăn, thiếu thốn của người đồng mình.
0,25đ
+ Hình ảnh thơ lặp lại “thô sơ da thịt” như khẳng định để khắc sâu trong tâm trí
con, con cũng là người đồng mình, cũng mang vóc dáng giản dị, thô sơ. 0,25đ
-Từ đó, Y Phương muốn nhắn nhủ, răn dạy con phải biết kế thừa, phát huy
những vẻ đẹp của con người quê hương
Câu 3 - Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn 0,5đ
3đ đạt rõ ý. 0,5đ
- nội dung: Sự cần thiết phải có tính tự lập đối với học sinh ngày nay.
+ Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo
dựng cuộc sống của mình. Không trông chờ ỷ lại.
+ biểu hiện: Tự tin, chủ động trong công việc và cuộc sống, không đợi nhắc nhở 0,5đ
sai bảo. 0,5đ
+ Đối với thế hệ trẻ thì việc tự lập là một điều vô cùng cần thiết, bởi rằng nếu
không tự lập, không tự đưa ra quyết định cho bản thân mình thì mãi mãi chúng ta
sẽ chỉ là một người chạy phía sau, mất phương hướng với tất cả mọi điều đang ở 0,5đ
phíatrước.
+ Bàn luận, mở rộng phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác
0,5đ
+ Có liên hệ và rút ra bài học cần thiết

You might also like