You are on page 1of 4

UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021


Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120phút
Ngày kiểm tra: 22 /4/2021
Phần I(4điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài
người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió
lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những
tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời
khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó”
(Đắc nhân tâm-Dale Camegie, Nhà xuất bản Thế giới, 2027)
Câu 1.Tìm một câu có chứa phép so sánh trong đoạn văn trên.Xác định rõ các vế
trong phép so sánh ở câu đó.
Câu 2.Tác giả đoạn trích khẳng định lời khen “cần thiết cho muôn loài”.Tuân
Tử lại nói “Người chê ta mà chê phải là thầy ta”.Hai quan điểm đó giúp em có được
bài học nhận thức nào?
Câu 3.Từ gợi mở của đoạn trích cùng những trải nghiệm của bản thân, em
hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với nội dung “Hãy khép
lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những yêu thương chân thành”.
Phần II(6 điểm).Trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh
Khuê có những đoạn miêu tả về không gian rất ấn tượng:
“Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy
bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu,
chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có
thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”
“Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào trong hang là sà ngay đến một thế
giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột.Rồi ngửa cổ uống nước,
trong ca hay bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền đất ẩm,
lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ…”
Câu 1.Việc sử dụng những câu văn với dấu phẩy liên tiếp trong đoạn văn
thứ nhất có tác dụng gì?
Câu 2. Sự đối lập giữa hai không gian là rất rõ nhưng với các cô gái trong
tổ trinh sát mặt đường ấy thì “chỉ khổ đứa nào phải trực điện thoại ở trong
hang”. Điều này giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì của các cô gái?
Câu 3. “Qua những trang văn thấm đẫm cảm xúc và hơi thở của thời đại, vẻ
đẹp chung của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường đã được Lê Minh Khuê khắc
họa thật rõ nét, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ”.
Em hãy triển khai làm rõ nhận định này trong một đoạn văn khoảng 15 câutheo phép
lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết và một câu phủ
định.(Gạch chân, chú thích rõ phép thế và câu phủ định).
Câu 4. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng
khắc họa phẩm chất anh hùng và tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Nêu rõ tên tác giả.
Chúc các em làm bài tốt!
Phần I - HS chỉ đúng một câu có phép so sánh và xác định đúng hai vế trong phép so sánh 4
Câu 1 đó. ,0 đ
VD: Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài 1,0
người phát triển.
Lời khen được so sánh với tia nắng mặt trời

Câu 2 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hướng tới bài học:
Lời khen hay lời chê đều cần thiết nhưng phải khen chê đúng người, đúng việc và 1,0
có sự chân thành.

Câu 3 * Kiểu đoạn văn: Nghị luận xã hội


* Vấn đề cần bàn luận: “Khép lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những 2,0
yêu thương chân thành”.
* Nội dung:
- Học sinh hiểu và biết cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để trình bày những
hiểu biết của mình về vấn đề nghị luận:
1. Giải thích:
- Khép lại những lời nói gây tổn thương: trong giao tiếp, ứng xử không nói những
lời gây tổn thương, xúc phạm người khác
- Mở ra những yêu thương chân thành: dùng sự yêu thương chân thành để đối xử
với mọi người
=> lời khuyên đúng đắn về cách giao tiếp ứng xử cho tất cả mọi người
2. Bàn luận: Vì sao cần “khép lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những
yêu thương chân thành”
- Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày khó tránh khỏi những khúc mắc, mâu thuẫn,
những việc không hài lòng khiến con người có thể sẵn sàng sử dụng những lời nói,
hành động gây tổn thương tới người khác. Những điều đó làm tổn hại đến tâm lý,
tinh thần người nghe; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm giữa các bên.
- Nguyên nhân: cái tôi quá lớn, thiếu kiềm chế cảm xúc…
=> con người cần biết quản lý cảm xúc, biết hạn chế cái tôi, biết nhận ra sức mạnh
của lời nói, biết cảm thông, thấu hiểu và yêu thương chân thành để người với người
xích lại gần nhau hơn, những mối quan hệ giữa con người với nhau trở nên tốt đẹp
hơn.
3. Mở rộng:
- Phê phán những người không biết coi trọng tình cảm, không biết ứng xử chân
thành; quá xem trọng cái tôi cá nhân, làm tổn thương người khác…
- Phân biệt: khép lại những lời nói gây tổn thương không có nghĩa là không cần
những lời góp ý/phê bình chân thành, mang tính xây dựng; mở ra những yêu
thương chân thành không đồng nghĩa với những lời khen nịnh chỉ để làm vừa lòng
nhau.
4. Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.
* Hình thức:
- Đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo độ dài theo quy định
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc
Phần II Đoạn văn thứ nhất sử dụng những câu văn với dấu phẩy liên tiếp tạo ra nhịp văn
Câu 1 nhanh, phù hợp với việc miêu tả không khí khẩn trương, căng thẳng, nguy hiểm nơi
chiến trường.
Câu 2
Sự đối lập giữa hai không gian rất rõ nhưng với các cô gái trong tổ trinh sát mặt
đường ấy, “chỉ khổ đứa nào phải trực điện thoại trong hang”. Điều này thể hiện vẻ
Câu 3 đẹp tinh thần dũng cảm, lạc quan của các cô.
*Viết đoạn:
1. Hình thức đoạn văn (1.5 đ):
- Đúng hình thức đoạn diễn dịch (0,25đ)
- Có sử dụng phép thế để liên kết và 01 câu phủ định ( chú thích rõ : 1đ)
- Số câu: 15 câu (>< 2 câu ) (0,25đ)
2. Nội dung đoạn văn (2,5 đ) : HS có thể diễn đạt khác nhau xong cần sử dụng lý lẽ
và dẫn chứng để làm rõ những yêu cầu sau:
* Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ kể chuyện trẻ trung, giọng
văn giàu cảm xúc và hơi thở thời đại…
=> khắc họa thành công vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn, tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
*Nội dung:
- Giới thiệu hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong:
+ Hoàn cảnh sống: trong một cái hang dưới chân một cao điểm…
+ Nhiệm vụ: quan sát địch ném bom, san lấp hố bom, đánh dấu những trái bom
chưa nổ và phá bom cho tuyến đường thông suốt
=> hoàn cảnh sống khó khăn, gian khổ, cận kề nguy hiểm
- Vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của các cô gái:
+ Tình yêu Tổ quốc, lý tưởng sống cao đẹp, thiết tha được đóng góp sức mình
trong cuộc chiến đấu chung…
+ Ý chí, nghị lực, tinh thần dũng cảm phi thường; tinh thần trách nhiệm cao
với công việc…
+ Tình đồng chí, đồng đội chân thành…
+ Tâm hồn giàu xúc cảm, mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan…
Liên hệ:
Câu 4. - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
Đoạn văn tham khảo :
(1)Qua những trang văn thấm đẫm cảm xúc và hơi thở của thời đại, vẻ đẹp chung
của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường đã được Lê Minh Khuê khắc họa thật
rõ nét, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (2) Thật
vậy, ba cô gái Nho, Thao , Phương Định mỗi người một hoàn cảnh riêng, một tính
cách riêng nhưng điểm chung ở họ đều xuất phát từ ngọn lửa của tinh thần nhiệt
huyết, của sức trẻ đang sục sôi cống hiến, muốn được góp mình vào công cuộc
thống nhất chung của đất nước. (3) Chẳng cần ai bắt buộc, họ tự nguyện hi sinh cả
quãng xuân xanh thơ mộng vào chiến trường miền Nam, tự nguyện coi nơi cao
điểm đầy bom đạn là nhà, tự nguyện gắn bó với nhau trong tình đồng đội, tình chị
em xa lạ mà thân thiết như máu thịt, “Cùng sớt chia nỗi khổ/Dìu nhau về thành
thơi”. (4) Công việc hàng ngày của họ cũng là một công việc vô cùng nguy hiểm ,
đòi hỏi ở các cô sự bình tĩnh, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao : quan sát
địch ném bom, san lấp hố bom, đánh dấu những trái bom chưa nổ và phá bom cho
tuyến đường thông suốt. (5) Ba cô gái thanh niên trong tổ trinh sát cũng giống như
bao người đồng đội khác của mình, họ là những chiến sĩ dũng cảm, kiên trung với
lý tưởng cách mạng sục sôi trong huyết quản (6) Trong công việc, họ luôn quyết
tử để hoàn thành nhiệm vụ quyết sinh cho dân tộc, họ luôn giữ trong mình tinh
thần dũng cảm bất chấp mọi hiểm nguy(7) Trách nhiệm với tổ quốc được đẩy lên
làm kim chỉ nam, thế nên dẫu một ngày có phải đối diện với “cái chết im lìm”
năm lần, ba lần nhưng các cô vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không màng
sự sống – còn, được – mất của bản thân “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái
chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. (8) Cùng sống, cùng gắn bó
nên ở các cô gái, ta thấy được sức mạnh của tinh thần lạc quan, sự trẻ trung yêu
đời như những ngôi sao nối tiếp nhau, tỏa sáng nụ cười rạng rỡ trên những gương
mặt lấm lem như “những con quỷ mắt đen”. (9) Không chỉ vậy, Phương Định,
Nho , Thao còn giống nhau ở nét đẹp tâm hồn giàu cảm xúc của những cô gái
đang độ xuân thì : dễ cảm xúc, dễ vui, dễ buồn , hay mộng mơ nhưng cũng rất
trầm tư. (10) Ba cô gái cũng rất nữ tính, họ thích làm đẹp, làm điệu dẫu ở nơi nhịp
sống diễn ra rất căng thẳng, quay cuồng bởi tiếng bom rơi đạn nổ khô khốc, bởi
tiếng máy bay đang gầm rú, gào thét vang đất trời. (11) Chính nét duyên dáng, nữ
tính và đáng yêu đó đã tôn thêm vẻ đẹp của nữ tnxp Phương Định, đồng thười
đem lại chất thơ, chất trữ tình cho câu chuyện(11) Ở họ, ngời sáng vẻ đẹp của chủ
nghĩa anh hùng Cách mạng trong chiến đấu, của sự nữ tính, điệu đà dâng tràn mặc
mưa bom bão đạn. (12) Như vậy, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế,
ngôn ngữ nhân vật phù hợp cùng sự khéo léo đan cài giữa bút pháp hiện thực và
lãng mạn, Lê Minh Khuê đã rót mật vào trang văn thấm đẫm vẻ đẹp của ba cô gái
trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến TS khói lửa, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế
hệ trẻ thời k/c chống Mỹ.

You might also like