You are on page 1of 2

TRUNG TÂM DẠY – HỌC THÊM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1 – 2021

PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU MÔN THI: NGỮ VĂN (KHÔNG CHUYÊN)
Đ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề thi gồm có 02 trang

Phần I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Này này, người lãng tử! Có bao giờ anh đã bỏ quên người bạn đầu gối tay ấp mà đi theo
tiếng gọi của tình yêu lãng mạn chưa? Rượu khai vị uống dưới gốc một cây phượng vĩ; cơm thì
bữa trưa là Tàu, bữa tối là Tây; nước thì cam vắt, là "sếnh", là sữa tươi, là súc cù là, là nước
thơm... Sướng quá rồi còn gì! Nhưng thử hỏi sướng như thế được độ bao nhiêu lâu nhỉ?
Một buổi kia, thân thể anh cũng mỏi mệt như linh hồn anh, anh tự nhiên thấy nhớ đến
một bát canh rau sắng do tự tay vợ nấu, một dĩa chè kho vợ quấy, một con chim ngói nhồi cốm
nấm hương, và thịt thăn do vợ hầm. Những món ăn đó có những liên hệ tinh thần bí mật và tế
nhị nối ta với gia đình, làm cho ta không thế nào quên được. Đi xa, có khi nhớ mà se sắt cả lòng,
ăn uống mất cả ngon vì buồn dâng lên nghẹn họng. Ta tương tư tất cả những miếng ngon Hà
Nội đã chiếm lòng tạ. Một ngọn gió thay chiều, một trận mưa xanh lạnh, một con chim hót, một
cánh hoa rơi, một câu hát của người thiếu phụ ru con trên võng... đều nhắc nhở ta nhớ đến một
thời trân, một miếng ngon đặc biệt của Hà Nội mến yêu.
(Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng, NXB Hội nhà văn, 2014)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0.25đ): Xác định nghĩa của từ “lãng tử” được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3 (0.25đ): Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4 (1.0đ): Trong đoạn trích, theo tác giả, những món ăn có thể “nối ta với gia đình,
làm cho ta không thể nào quên được” có đặc điểm gì nổi bật? Vì sao những món ăn ấy lại có ý
nghĩa quan trọng như vậy?
Câu 5 (1.0đ): Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới
thiệu một món ăn “có những liên hệ tinh thần bí mật và tế nhị” đối với anh/chị.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (3,0 điểm):
Cách đây mấy năm, ca khúc “Vì ta còn sống” của ca/nhạc sĩ Tiên Tiên phổ biến trong
cộng đồng những người yêu âm nhạc trẻ với đoạn điệp khúc thu hút: “… Cứ sai đi vì cuộc đời
cho phép… Cứ đam mê dù nhiều người cười chê”. Từ đó, ca khúc như trở thành một “tuyên
ngôn sống” của người trẻ.

1
Trong bài viết “Uy quyền lộng lẫy” (Người trẻ thời 4.0 – Uy quyền lộng lẫy, Nhiều tác
giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2019), tác giả Diễm Trang cũng khẳng định người trẻ Việt Nam
cho rằng người trẻ Việt Nam “đâu cần phải “thanh niên nghiêm túc” như tiền bối. Cứ sành điệu
và phong cách, cứ dại khờ và trải nghiệm, miễn trái tim không ngừng nâng cấp chất lượng và
giàu lên mỗi ngày là được”.
Còn anh/chị, anh/chị hiểu như thế nào về vấn đề trên? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng
01 trang giấy thi) trình bày quan điểm của anh/chị về “uy quyền” của tuổi trẻ.
Câu 2 (4,0 điểm): Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Nhận xét về Kim Lân, nhà văn Nguyễn Khải đã từng xem tác giả truyện ngắn
“Làng” là bậc thầy về sự am hiểu tinh tường, tới tận gốc rễ về cuộc sống của những người nông
dân. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, xúc động nhất là hồn cốt của tình người chứ không
phải là những kịch tính hay xung đột dữ dằn. (Theo Báo Điện tử Hải Dương)
Bằng việc phân tích diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”, anh/chị
hãy tập trung làm rõ “hồn cốt của tình người” trong nhân vật, để từ đó cho thấy sự hiểu biết sâu
sắc của Kim Lân về người nông dân Việt Nam.
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Mỗi nhân vật xuất hiện sẽ là một “tiếng nói” của nhà văn
về con người, về cuộc đời”.
Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy chọn phân tích một nhân vật trong một
tác phẩm văn học mà anh/chị đã học hoặc đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến trên.

___Hết___
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)

You might also like