You are on page 1of 17

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: VĂN, KHỐI 11
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 5: Truyện ngắn Bài 6: Thơ
ĐỌC
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể
của thể loại truyện ngắn: loại thơ:
+ Phân tích và đánh giá được một số + Nhận biết và phân tích được vai trò của
yếu tố tượng trưng trong thơ.
yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu
biểu, sự kết nối giữa lời người kể + Nhận biết và phân tích được giá trị
chuyện và lời nhân vật,…); nội thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ;
dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triếttình cảm, cảm xúc chủ đạo của người
lí nhân sinh,…) của truyện ngắn viết.
hiện đại. + Thiết lập mối quan hệ liên văn bản của
+ Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản thơ đang phân tích với văn bản
văn bản văn học trong việc làm thay có cùng đề tài hoặc chung đặc điểm
đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và phong cách của cùng một tác giả.
cách đánh giá của cá nhân đối với
văn học và cuộc sống.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc Các biện pháp tu từ tiếng Việt được học
ngôn ngữ thông thường. trong SGK Ngữ văn 11: biện pháp lặp cấu
trúc, biện pháp đối và ôn tập các biện
pháp ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, liệt kê…
VIẾT
Viết bài nghị luận về một tác phẩm Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
truyện.
NÓI VÀ NGHE
Giới thiệu một tác phẩm truyện. Giới thiệu một tác phẩm thơ.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn

1
Nội dung:
+ Văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản thông tin (ngữ liệu ngoài SGK)
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, chi tiết đặc sắc…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận văn học phân tích, đánh giá một đoạn
trích/ nhân vật/… trong truyện ngắn hoặc văn bản thơ.
C. ĐỀ MINH HỌA

2
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
ĐỀ MINH HOẠ (1) Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CA HUẾ
(1) Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình
thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.
Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện
đến với nhiều tầng lớp công chúng. […]
(2) Môi trường diễn xướng của ca Huế thường ở trong một không gian hẹp,
số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang
tính tâm tình, tự sự. Ca Huế không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh
mặt trời. Số lượng người trình diễn cho buổi ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người,
trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hòa đàn và
hát các bài bản trong các nhạc mục của ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử
dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn
nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tùy theo từng trường hợp, có
thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của
dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị,
tì và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu.
Trình diễn ca Huế là một buổi tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có
hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình
cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có sự hiểu biết lẫn
nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách:
- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ
thân thiết, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài biểu diễn của nhau. Họ cùng ở
trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau, am hiểu về ca Huế. Buổi
biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc
tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.
- Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành,
phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của
nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình

3
biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi, và sau này, phổ biến trong dịch vụ
du lịch trên sông Hương.
Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung, tạo thành hệ thống
bài bản, phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca
giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. […]
(3) Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học
của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản
âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số
1877/QĐ-BVVTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.
(Theo Cục di sản văn hóa, dsvh.gov.vn)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, ca Huế có nguồn gốc từ đâu?
Câu 3. Nêu nội dung khái quát của văn bản trên.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật trong
câu văn: “Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong
dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn
tam và tùy theo từng trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ sung thêm
cây đàn bầu”.
Câu 5. Sau khi đọc văn bản, anh/ chị có những nhận xét gì về hoạt động ca Huế?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của
anh/ chị về về việc giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số
nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ dưới đây.
VỘI VÀNG
(Xuân Diệu)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
4
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Theo Thơ thơ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938)

5
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
ĐỀ MINH HOẠ (2) Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân
tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan
đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém,
chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình
kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người
dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan.
Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn
Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ?
Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học
Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi,
sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng
được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút
nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay
lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa
thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi
sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ
kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ
vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công
và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên
tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người
kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn
tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có
thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. (…) Có thể nói,
cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức
nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)

6
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm
nào?
Câu 3. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt
mấu chốt giữa thành công và thất bại là gì? Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị
hãy chỉ ra ít nhất 2 yếu tố khác tạo nên thành công theo quan điểm của mình.
Câu 4. Theo anh chị, vì sao phải biết “trì hoãn những mong muốn tức thời của
bản thân” để vươn tới thành công?
Câu 5. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo
thơm ngọt” không? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự thành công
trong cuộc sống.
Câu 2. (4,0 điểm).
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như những hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt
trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập
đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị;
Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của
ngày tàn.
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:
- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở
trong ấy muỗi.

7
An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan
lún xuống và kêu cót két.
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi,
đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây
sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố
khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên
sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc
lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên
tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn
đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói
chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm
tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được
của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính
chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
(Trích truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học,
Hà Nội, 1988)
Viết bài văn nghị luận phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.

8
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
BỘ MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: VĂN, KHỐI 11
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 7: Tuỳ bút, tản văn, Bài 8: Bi kịch
truyện kí
ĐỌC
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể
của thể loại tuỳ bút, tản văn, truyện
loại bi kịch:
kí: + Nhận diện, phân tích được các yếu tố
+ Nhận biết và phân tích được sự lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật,
kết hợp giữa tự sự và trữ tình trongcốt truyện, hiệu ứng thanh lọc… trong
tuỳ bút, tản văn, giữa hư cấu và phivăn bản bi kịch.
hư cấu trong truyện kí. + Chỉ ra và phân tích được chủ đề, tư
+ Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, tưởng, thông điệp chính của văn bản bi
cảm hứng chủ đạo của người viết kịch.
qua văn bản; phát hiện được giá trị
văn hoá hoặc triết lí nhân sinh từ
văn bản.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Cách giải thích nghĩa của từ và cách Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
trình bày tài liệu tham khảo.
VIẾT
Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch.
tự nhiên hoặc xã hội.
NÓI VÀ NGHE
Trình bày báo cáo kết quả nghiên Giới thiệu một tác phẩm kịch.
cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã
hội.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn
Nội dung:

9
+ Văn bản thuộc thể loại tuỳ bút, tản văn, truyện kí hoặc bi kịch (ngữ liệu ngoài
SGK).
+ Kiến thức về đặc trưng của thể loại tuỳ bút, tản văn, truyện kí, bi kịch.
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình
ảnh, chi tiết đặc sắc…
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận văn học phân tích và đánh giá một
khía cạnh của văn bản hoặc phân tích làm rõ một đặc điểm của thể loại qua văn
bản (khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội.
C. ĐỀ MINH HỌA

10
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
ĐỀ MINH HOẠ (1) Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
PHỞ
Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối,
khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc
trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè.
Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người
thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi
nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm
thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng,
thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt
chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá
trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự
coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng,
để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt
Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô
nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún
nhẩy như trẻ em đang thú đời […]
Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên
người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ
hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ,
phở Trưởng ca, phở Tư ... Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán
phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu: phở Gù,
phở Lắp, phở Sứt ... cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy
tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người
sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt
tên cho những người họ yêu tin […]
Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay,
đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều ... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao,
có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ
khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà

11
tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những
cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư
quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần
nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy […]
Đêm Hà nội, nay thức khuya nhất vẫn là những hiệu phở […] Và cái món
ăn Hà Nội đầu tiên … vẫn là cái món phở ngày xưa chúng ta vẫn ăn đủ cả rau
mùi hành hoa đủ chua cay và sôi sùng sục. Tôi biết ở Nam Bộ vẫn có phở, phở
hủ tíu, nhưng bát phở Bắc ăn ở đầu hè di cư không bao giờ có thể ngon được
bằng bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn
năm văn vật này.
(Phở, Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957. In lại trong
Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác Phẩm Mới, 1988)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định đề tài chính của tùy bút Phở.
Câu 3. Phở được nhìn nhận trong đoạn trích trên mấy phương diện? Đó là những
phương diện nào?
Câu 4. Theo anh/ chị, mục đích của tác giả khi viết tùy bút Phở là gì?
Câu 5. Anh/ chị hiểu thế nào về cách Nguyễn Tuân nhận định về việc thưởng
thức Phở trong đoạn văn sau:
“Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy.
Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy
như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt
thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như
một tấm áo kép mặc thêm lên người”.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ cảm hứng
chủ đạo của Nguyễn Tuân qua tuỳ bút Phở.
Câu 2. (4,0 điểm) Martin Luther King từng nói: “Trong thế giới này, chúng ta
không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự
im lặng đáng sợ của người tốt”.
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

12
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
ĐỀ MINH HOẠ (2) Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
HÃY NGHE NÓ THÚC BÁO OAN TRẢ CỪU
Có tiếng kèn đồng vang lên. Các đào kép ra diễn một màn tuồng câm.
Một ông vua và một bà hoàng hậu ra, vẻ âu yếm. Hậu ôm lấy vua, vua ôm
lấy hậu. Hậu quỳ xuống làm bộ điệu thề thốt. Vua đỡ hậu dậy, ngả đầu vào cổ
hậu, rồi nằm xuống trên một luống hoa. Thấy vua ngủ say, hậu lén ra ngoài. Lập
tức có một gã đàn ông bước vào, lột lấy vương miện mà hôn hít; đổ thuốc độc
vào tai vua rồi đi ra. Hậu quay vào, thấy vua đã chết, làm bộ điệu than khóc thảm
thiết. Tên sát nhân cùng với hai ba người nữa vào làm ra vẻ cũng khóc than với
hậu và khuân xác chết ra ngoài. Tên sát nhân đưa những tặng phẩm ra và tán
tỉnh hậu. Thoạt đầu hậu tỏ vẻ kháng cự từ chối, nhưng sau thì cũng ưng thuận.
Cả bọn vào.
Ô-PHÊ-LI-A: Thưa điện hạ, lớp tuồng câm kia ý nghĩa thế nào?
HĂM-LÉT: Chà, chắc là âm mưu ám muội, chuyện chẳng lành đâu.
Ô-PHÊ-LI-A: Chắc họ định giới thiệu nội dung của vở tuồng.
Một người giáo đầu ra.
HĂM-LÉT: Nghe anh chàng này nói, ta sẽ rõ. Các đào kép không giữ được gì bí
mật đầu. Họ sẽ tiết lộ hết cả.
Ô-PHÊ-LI-A: Điện hạ kì quá, thật kì quá. Để thiếp xem vở tuồng ra sao. [...]
HĂM-LÉT: Tâu Lệnh bà, Lệnh bà thấy vở tuồng thế nào?
HẬU: Mẹ nghĩ rằng vai nữ thề thốt quá nhiều.
HĂM-LÉT: Ồ, nhưng bà ấy giữ được lời nguyền.
VUA: Con có hiểu được ý nghĩa của vở không? Có điều gì ác ý bên trong không?
HĂM-LÉT: Không, không, tâu Bệ hạ, họ đùa cợt đấy thôi, bỏ thuốc độc đùa đấy
thôi, làm chi có điều gì ác ý trên đời này.

13
VUA: Tên vở tuồng là gì nhỉ?
HĂM-LÉT: Cái bẫy chuột. Lạy chúa, sao lại gọi thế? Đây là theo nghĩa bóng. Vở
tuồng diễn lại một cảnh ám sát ở kinh thành Viên. Gông-da-gô là tên quận công,
quận chúa là Bap-ti-xta. Lát nữa Bệ hạ sẽ rõ. Câu chuyện khốn nạn quá. Nhưng
mà có sao đâu? Bệ hạ, cũng như chúng ta ở đây, lương tâm trong trắng, có chi mà
phải động lòng. Kệ cho những kẻ lòng lang dạ thú run sợ, còn chúng ta thì cứ
thản nhiên.
Vai Lu-xi-a-nút ra. Đây là vai Lu-xi-a-nút, cháu vua đây.
HĂM-LÉT: [...] Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ
mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc
báo oan trả cừu.
LU-XI-A-NÚT: Ý nghĩ hắc ám, bàn tay rắn chắc, độc dược hiệu nghiệm và thời
cơ thuận lợi, thì giờ đồng loã, vì không một ai hay ai biết! Mi, một chất hỗn hợp
kì lạ lấy từ tinh cỏ dại, trong đêm khuya thanh vắng, ba lần nhiễm độc, ba lần nữa
thần Hi-cát phù phép, hãy đem ma lực tự nhiên, sức mạnh tàn bạo của mi ra mà
kết liễu tức thì cuộc đời cường tráng.
Đổ thuốc độc vào tai vua đang ngủ.
HĂM-LÉT: Nó giết vua ở trong vườn để đoạt ngôi báu đấy! Vua này tên là Gông-
da-gô. Chuyện hoàn toàn có thật và đã được viết lại bằng ngôn ngữ Ý rất tinh vi.
Lát nữa cô sẽ thấy tên sát nhân làm thế nào mà chiếm đoạt được tình yêu của vợ
Gông-da-gô.
Ô-PHÊ-LI-A: Chúa thượng đứng dậy kìa.
HĂM-LÉT: Sao! Mới bắn đạn giả mà đã sợ à?
HẬU: Kìa, Bệ hạ làm sao vậy?
PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thôi! Ngừng diễn!
VUA: Đuốc đâu, đem đây ngay, đi thôi!
TẤT CẢ: Đuốc đâu! Đuốc đâu! Đuốc đâu!
Tất cả vào trừ Hăm-lét và Hô-ra-xi-ô.
HĂM-LÉT (hát): Hừ, cứ để hươu con tử nạn
Tiếng đau thương phải rống kêu lên;

14
Để cho cái chú nai vàng
Ngây thơ đồng cỏ thênh thang giỡn đùa.
Kẻ đang thức, kẻ thì mê ngủ,
Ấy sự đời cứ thế mà trôi.
Này bạn ơi, hát như thế mà lại thêm cái mũ lông sù sụ trên đầu, giày hài có đính
thêm hai bông hồng xứ Prô-văng-xơ thì, nếu chẳng may số mệnh trớ trêu, ta lâm
vận bĩ, liệu có thể theo nghề đào kép được không nhỉ […] Ồ, Hô-ra-xi-ô thân
mến. Lời nói của hồn ma thật đáng ngàn vàng nhé. Bạn có thấy không?
HÔ-RA-XI-Ô: Thật rõ quá, thưa Điện hạ.
HĂM-LÉT: Đúng vào lúc bỏ thuốc độc.
HÔ-RA-XI-Ô: Tôi nhận thấy rõ ràng lúc đó mặt y biến sắc.
HĂM-LÉT: A ha! Nào, cử nhạc nào! Nào! Các ban nhạc công! Vì nếu đức vua
ngài không thích tuồng hài thì chỉ vì tuồng hài không làm ngài thích đấy thôi.
Nào! Cử nhạc nào!
[...] Pô-lô-ni-út ra.
PÔ-LÔ-NI-ÚT: Thưa Điện hạ, Hoàng hậu muốn nói chuyện với người ngay bây
giờ.
[…]
HĂM-LÉT: “Ngay bây giờ”, nói thì dễ quá. Các bạn ơi, xin lui ra đi cho.
Tất cả vào trừ Hăm-lét.
Giờ đây đúng là lúc đêm khuya thanh vắng, giờ của ma thiêng, quỷ dữ,
những nấm mồ hé mở và địa ngục toả tà khí ra khắp thế gian này. Giờ đây ta có
thể uống máu nóng và làm những việc khủng khiếp, những việc mà ánh sáng
ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy. Hãy bình tĩnh lại! Bây giờ ta phải
đến gặp mẹ ta. Ôi tim ta hỡi! Đừng để bản chất nhân ái của mi, đừng để linh hồn
của Nê-rông thâm nhập vào lồng ngực cứng rắn này. Ác thì được, nhưng quyết
không được bất nghĩa bất nhân. Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao
cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này, miệng lưỡi
và tâm hồn ta phải hư nguỵ. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ,
đau đớn, nhưng ra tay hành động thì nhất định tâm hồn ta không bao giờ cho
phép.

15
(Trích Hăm-lét, William Shakespeare tuyển tập tác phẩm, trang 224 – 234)
1. cừu: mối thù.
2. Nê-rông: vua La Mã, nổi tiếng là độc ác, tàn bạo đã giết mẹ là Agrippina.
3. Hư nguỵ: giả tạo.
* Hăm-lét là vở bi kịch năm hồi của Sếch-xpia, được viết vào khoảng năm 1601,
cốt truyện phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Nội dung vở kịch như sau:
Được tin vua cha đột ngột băng hà, thái tử Hăm-lét đang học ở Đức vội về
Đan Mạch chịu tang. Chú ruột của chàng là Clô-đi-út đã lên ngôi vua và lấy mẹ
chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết tội ác của Clô-đi-út và
hoàng hậu. Chàng giả điên để tìm kiếm sự thật và đánh lạc hướng kẻ thù. Chàng
cũng trả lại kỉ vật cho người yêu là Ô-phê-li-a. Nhân việc gánh hát được vời vào
cung điện biểu diễn cho Hăm-lét nguôi ngoai, chàng đã yêu cầu họ diễn một vở
kịch có cảnh mưu sát giống như tình tiết Clô-đi-út và hoàng hậu đã làm với cha
mình, nhờ đó, Hăm-lét đã phát hiện được sự thật. Chàng định hạ sát Clô-đi-út
nhưng lúc đó hắn đang cầu nguyện. Hăm-lét vào phòng hoàng hậu để nói cho
“những lời như kim châm dao cắt”, thấy có người nấp sau rèm, tưởng là Clô-đi-
út, chàng rút gươm đâm. Không ngờ đó là Pô-lô-ni-út, cha của Ô-phê-li-a. Hăm-
lét bị Clô-đi-út cho sang nước Anh với mật thư nhờ vua Anh giết chàng. Giữa
đường, chàng phát hiện ra nội dung bức thư và lén thay bằng nội dung nhờ nhà
vua trừng phạt hai kẻ đưa thư, còn mình thì trở về Đan Mạch. Ô-phê-li-a đau khổ
đến phát điên và bị chết đuối. Clô-đi-út lợi dụng kích động hận thù của La-ớc-tơ,
con trai Pô-lô-ni-út, khiến La-ớc-tơ thách Hăm-lét đấu kiếm. Trong cuộc đấu, La-
ớc-tơ đâm Hăm-lét bị thương, liền sau đó, họ hăng máu xông lên, cướp đổi lưỡi
gươm của nhau, Hăm-lét cũng đâm La-ớc-tơ bị thương bằng mũi gươm của La-
ớc-tơ vốn được tẩm thuốc độc từ trước, còn hoàng hậu thì uống nhầm li rượu độc
mà Clô-đi-út định dành cho Hăm-lét. Trước khi chết, La-ớc-tơ đã vạch tội Clô-
đi-út. Mọi âm mưu tội ác bị phơi bày. Clô-đi-út đã phải nhận lưỡi gươm từ Hăm-
lét cho tội ác của y.
Đoạn trích trên là một phần của cảnh II, hồi 3 của vở kịch.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1. Xác định sự việc trong văn bản.
Câu 2. Văn bản thể hiện xung đột giữa ai với ai?
Câu 3. Chỉ ra diễn biến tâm trạng, hành động của Clô-đi-út trong văn bản.

16
Câu 4. Anh/ chị hiểu thế nào về lời thoại: “Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn
khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than,
hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu”?
Câu 5. Lời thoại “Giờ đây ta có thể uống máu nóng và làm những việc khủng
khiếp, những việc mà ánh sáng ban ngày phải run lên, kinh sợ khi nhìn thấy” thể
hiện nội tâm của nhân vật Hăm-lét như thế nào?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Dựa vào văn bản và phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết trong
các nhân vật Hăm-lét, Clô-đi-út, ai là nhân vật bi kịch? Vì sao? (trình bày bằng
đoạn văn khoảng 200 chữ).
Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý
kiến sau: “Lòng tốt của con người có thể chữa lành các vết thương nhưng lòng
tốt cũng cần đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn
trĩnh.”

17

You might also like