You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP


NĂM HỌC: 2023 – 2024

Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Ái Nhi


Tổ : Ngữ văn
Họ và tên sinh viên thực tập : Nguyễn Trần Diễm Phúc
SV trường Đại học : Đại học Quy Nhơn
Môn dạy : Ngữ văn
Ngày soạn : 28/03/2024
Ngày lên lớp : /04/2024
Tiết lên lớp: Tiết Tiết theo PPCT: Tiết 87
Khối : 11
Lớp TT giảng dạy : 11C
Buổi học : Sáng

Bình Định, ngày tháng năm 2024


Ngày tháng 03 năm 2024 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trần Diễm Phúc
Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ văn

TÊN BÀI DẠY: ĐỌC HIỂU


THỀ NGUYỀN VÀ VĨNH BIỆT
(TRÍCH RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT – SẾCH-XPIA)
(Tiết 87,88)
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được tình yêu cao đẹp, bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Nhận diện được các yếu tố lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật, cốt truyện, thông điệp chính
của tác phẩm.
- Nắm được đặc sắc của thiên tài Sếch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và đối
thoại.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: học sinh phát triển tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…
- Năng lực đặc thù:
 Học sinh nhận diện được các yếu tố chính trong đoạn trích.
 Học sinh nắm được xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện.
 Học sinh nhận diện và phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong văn bản.
 HS liên hệ văn bản với các vấn đề trong cuộc sống.
3. Về phẩm chất: Học sinh có khả năng thanh lọc tâm hồn để tri nhận và hướng tới những giá
trị cao cả, hướng tới sự cân bằng của những giá trị nền tảng.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, khổ giấy A1.
Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ (4 phút)
Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
Nội dung thực hiện: GV trình chiếu video âm nhạc để HS cùng xem và thảo luận:
- Em đã nghe qua ca khúc này chưa?
- Qua đoạn phim, em có ấn tượng gì liên quan tới ca khúc này không?
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=WEcZ2ASNLbw
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - HS trả lời, GV bổ sung và dẫn vào bài.
GV trình chiếu video ca khúc “Love Dự kiện sản phẩm:
Story” – Taylor Swift để HS cùng xem và - Ca khúc “Love Story” – Taylor Swift
thảo luận: - Ca khúc tái hiện lại chuyện tình bất hủ của chàng
+ Em biết từng nghe ca khúc này chưa? Romeo và nàng Juliet. Đây là chuyện tình trong vở
+ Qua đoạn phim, em có nhận ra ca khúc kịch cùng tên của nhà soạn kịch nổi tiếng Uy-li-am
miêu tả chuyện tình nổi tiếng nào không? Sêch-xpia.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh chia sẻ câu trả lời.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên gợi dẫn vào bài học: “Trước
Shakespeare, tình yêu trong văn học
phương Tây chưa phải là một tình yêu
đích thực, đúng nghĩa của tình yêu. Chỉ
đến Shakespeare, người ta mới có thể tìm
thấy hình mẫu của một tình yêu đích thực.
Với Romeo and Juliet, tình yêu đã đi
những bước khởi đầu hữu lý của nó từ sự
rung động của hai con tim trên cơ sở triết
lý tự nhiên của thời đại Phục Hưng.
Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ
cũng đi tìm hiểu văn bản “Thề nguyền và
vĩnh biệt” là một trích đoạn trong
“Romeo and Juliet” để thấy được sự đặc
sắc của kiệt tác này nhé!”
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
o Học sinh nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
o Học sinh nhận diện được các yếu tố lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật, cốt truyện, thông
điệp chính của tác phẩm.
o Học sinh liên hệ văn bản với các vấn đề trong cuộc sống.
b. Nội dung thực hiện: Học sinh tiến hành tìm hiểu văn bản bằng nhiều hình thức: Phát vấn, thảo
luận nhóm, phiếu học tập, …
2.1. Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm I. Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: 1. Tác giả:
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - Uy-li-am Sêch-xpia (1564-1616) là nhà viết kịch
- GV tiến hành chia 4 nhóm và áp dụng thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời kì
kĩ thuật Khăn trải bàn. Phục hưng.
- GV yêu cầu trình bày những kiến thức - Con đường đến với nghệ thuật của Shakespear
thu thập được về tác giả Sếch-xpia và đầy gian khổ. Năm 1585, ông lên Luân Đôn để
vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”. kiếm sống và giúp việc và giúp việc cho đoàn kịch,
+ Nhóm 1,3: Trình bày về tác giả. chính tại đây ông đã bắt đầu sự nghiệp nghệ
+ Nhóm 2,4: Trình vày về tác phẩm. thuật.Lúc đầu ông làm chân giữ ngựa ở cổng rạp
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ hát, sau đó làm người soát vé, nhắc vở, làm diễn
HS trao đổi, thảo luận viên rồi đến đạo diễn và vinh quang nhất khi ông
Bước 3. Báo cáo, thảo luận trở thành một kịch gia. Từ năm 1594 trở đi, các vở
- HS đại diện nhóm trình bày phần sản kịch của ông đã tuyệt đối làm bá chủ thị trường
phẩm của mình trên bảng. Anh. Năm 1612, ông rời khỏi trường kịch vì lí do
- GV gọi đại diện nhóm khác bổ sung, thị hiếu thay đổi. Năm 1616, ông qua đời ở quê nhà
nhận xét. yên bình.
Bước 4. Kết luận, nhận định - Sự nghiệp biên kịch vĩ đại của ông rất đồ sộ,
GV chốt lại các kiến thức cơ bản và mở phong phú với 2 tập thơ trữ tình, 37 vở kịch lớn
nhỏ, 154 bài thơ Sonnet và được dịch ra hơn 70
rộng. ngôn ngữ.
- Sếch-xpia xuất hiện trong thời kì“bước - Các sáng tác của ông chủ yếu là hài kịch và kịch
tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ lịch sử. Ông đã tổng hợp được cả hai khuynh
mà loài người chưa từng thất, một thời hướng bi kịch đương thời là: tươi tắn nhẹ nhàng và
đại cần đến những con người khổng lồ và rùng rợn đẫm máu, đồng thời phản ánh được sự
đã sinh ra được những con người khổng chuyển biến phi thường của thời đại cả cái huy và
lồ.” cái đen tối, cái bi và cái hài của nó.
- Cha là John Shakespear một công dân 2. Tác phẩm: “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
giàu làm thị trưởng thường chủ trì các a. Hoàn cảnh ra đời
buổi diễn kịch. Mẹ là Mary Arden, con gái - Tác phẩm được ra đời trong giai đoạn thứ nhất, cụ
một gia đình có tiếng tăm. Năm 1578 do thể là khoảng 1594 – 1595, giai đoạn Sếch-xpia gặt
gia cảnh sa sút, ông phải thôi học để mưu hái được nhiều thành công nhất.
sinh. Năm 23 tuổi Shakespear rời quê - Shakespeare đã dựa theo một truyện bằng văn vần
hương, gia đình lên kinh thành Luân Đôn (khoảng 3000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là
để tìm một hướng đi cho hoài bảo của Athur Brooke, xuất bản 1560. Brooke sáng tác dựa
mình. theo một truyện bằng văn xuôi do Matteo Bandello
- Quá trình sáng tác: (Ý) viết, xuất bản khoảng 1535 và của Adrien Sevin
+ Giai đoạn 1 (1592-1600): Màu xanh của xuất bản 1542.
mùa xuân. b. Bố cục: 5 hồi, 14 cảnh
+ Giai đoạn 2 (1601 – 1608): Những cơn c. Tóm tắt vở bi kịch:
giông tố của mùa hạ. Trong thành Verona của Italy, hai dòng họ
+ Giai đoạn 3 (1608 – 1616): Vẻ u buồn Montague và Capulet vốn có mối hận thù lâu đời.
của mùa thu. Con trai của dòng họ Montague là Romeo trà trộn
- Tác phẩm thuộc hài kịch: Hai chàng và dạ tiệc hóa trang của nhà Capulet, chàng đã gặp
thành Veron, Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ nàng Juliet và hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn
mười hai, … đầu tiên.
- Tác phẩm thuộc bi kịch: Romeo và Romeo bị trục xuất khỏi thành Verona, còn Juliet
Juliet, Hamlet, Otenlo, … thì bị gia đình ép gả cho bá tước Paris.
Nhờ tu sĩ nhà thờ giúp đỡ, nàng đã uống một liều
thuốc ngủ để giả chết trong vòng 24 giờ, vì thế
đám cưới giữa Juliet và Paris lại trở thành đám
tang.
Nghe tin nàng chết, Romeo đau đớn trốn về
Verona. Khi ngắm nhìn dung nhan người yêu
thương đã khuất, chàng uống thuốc độc tự tử theo
người mình yêu.
Romeo vừa gục xuống thì cũng là lúc thuốc của
Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy
xác Romeo bên cạnh. Quá tuyệt vọng, nàng rút dao
tự vẫn.
d. Mâu thuẫn cơ bản của vở bi kịch: Khát vọng
yêu đương và hoàn cảnh thù địch của dòng họ (xã
hội)

3. Trích đoạn “Thề nguyền và vĩnh biệt”:


a. Các tuyến nhân vật: Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Quan hệ giữa hai nhân vật ở hai hồi khác nhau:
+ Hồi hai, cảnh II: họ thuộc về hai dòng họ đối
địch nhưng tình yêu của họ đã vượt lên và chiến
Nhiệm vụ 2: thắng thế lực này.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập + Hồi ba, cảnh V: họ là cặp tình nhân bị chia lìa
- GV cho HS đọc phân vai đoạn trích bởi sự thù hận của hai dòng họ.
*Hướng dẫn giọng đọc phân vai: yêu cầu b. Sự kiện:
đọc phải đúng lời thoại, diễn cảm và biểu - Hồi II, cảnh II: Gặp gỡ (Thề nguyền).
cảm, cảm xúc chân thành, đằm thắm và - Hồi III, cảnh V: Chia tay (Vĩnh biệt)
không giấu giếm. (Trong đêm hội hóa trang, Rô-mê-ô gặp và yêu say
- HS vừa theo dõi phần đọc, vừa trả lời đắm Giu-li-ét. Nàng cũng rất yêu chàng. Ngay đêm
các ô câu hỏi trong bài. ấy, Rô-mê-ô quay lại, leo qua tường, đối diện với
- GV tổng kết tìm hiểu chung đoạn buồng ngủ của Giu-li-ét tình cờ đúng lúc Giu-li-ét
trích qua hệ thống câu hỏi: cũng ra đứng bên cửa sổ. Đôi tình nhân thổ lộ lòng
1. Đoạn trích gồm các nhân vật nào? mình).
Cho biết quan hệ của các nhân vật?
2. Sự kiện gì diễn ra trong đoạn trích? c. Không gian và thời gian:
3. Sự kiện ấy diễn ra trong hoàn cảnh thế - Hồi 2, cảnh II:
nào? + Không gian: vườn nhà Giu-li-ét.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ + Thời gian: đêm khuya, trăng sáng.
- HS đọc đoạn trích. - Hồi 3, cảnh V:
- HS trao đổi, thảo luận cặp đôi. + Không gian: trong phòng của Giu-li-et.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận + Thời gian: trước khi Rô-me-ô đi đày biệt xứ, lúc
- HS trả lời đáp án của mình. hai nhân vật phải chia tay.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức cơ bản và mở
rộng.
2.2 Tìm hiểu lời thoại và phân tích nhân II. Đọc hiểu văn bản
vật 1.Hồi II, cảnh II: Thề nguyền (Gặp gỡ)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: a. Lời thoại và tâm trạng của Rô-mê-ô
- GV tổ chức HS tìm hiểu lời thoại của hai a.1. Lời độc thoại:
nhân vật. - Vượt tường vào nhà Giu-li-ét
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các → Bất chấp sự hiểm nguy, liều lĩnh, táo bạo, mãnh
nhóm thực hiện điền các nội dung theo liệt.
từng cột của nhóm mình. Thời gian của - Thể hiện sự ngưỡng mộ của mình: ví Giu-li-ét như
mỗi nhóm là 5 phút trên bảng phụ. mặt trời, đôi mắt – vì sao, gò má – ánh sáng ban
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ ngày…→ Trái tim yêu chân thành đằm thắm.
- Các nhóm hoàn thành các câu hỏi của - Dùng nhiều thán từ bộc lộ cảm xúc
nhóm mình. + “Ôi”- choáng ngợp, say đắm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận + “Ước gì ta là chiếc bao tay… mơn trớn gò má ấy”
- Nhóm trưởng trình bày. – tình yêu cuồng nhiệt làm nảy sinh khao khát chinh
- GV gọi HS khác nhận xét. phục, gần gũi ở Rô-me-ô
Bước 4. Kết luận, nhận định a.2. Lời đối thoại:
GV chốt lại các kiến thức cơ bản + Sẵn sàng từ bỏ họ tên của mình
+ Vượt qua bức tường cao và sự nguy hiểm nhờ đôi
cánh của tình yêu
+ “Em nhìn tôi âu yến là tôi chẳng
ngại lòng hận thù”….
→ Sức mạnh tình yêu vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi vì
“cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”
→ Rô-me-ô là chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, dám
vượt lên mọi trở ngại để được sống thật với cảm xúc,
sự rung động của trái tim.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: HS củng cố kiến thức vừa học được.
b. Nội dung thực hiện HS thực hiện quan sát và trả lời theo hướng dẫn của GV
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Các lỗi sai:
- GV trình chiếu bài tập vận dụng trên 1. Vở hài kịch
bảng chiếu. 2. Nhà văn người Ý
“Tìm ra lỗi sai và sửa lại cho đúng đoạn 3. 7 hồi
tổng kết dưới đây: 4. Thời Phục hưng
“Romeo và Juliet” là vở hài kịch nổi Sửa lại đoạn văn:
tiếng của nhà văn người Ý William “Romeo và Juliet” là vở bi kịch nổi tiếng của nhà
Shakespeare. Vở kịch kể về một câu văn người Anh William Shakespeare. Vở kịch kể
chuyện có thật ở nước Ý thời Trung Cổ. về một câu chuyện có thật ở nước Ý thời Trung
Đây là bản tình ca bất tử ca ngợi sức Cổ. Đây là bản tình ca bất tử ca ngợi sức mạnh của
mạnh của tình yêu đã chiến thắng oán tình yêu đã chiến thắng oán thù và cả những thế
thù và cả những thế lực đen tối trong xã lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở kịch thông
hội. Nội dung vở kịch thông qua 7 hồi, qua 5 hồi, 14 cảnh đã làm nổi bật nên giá trị nhân
14 cảnh đã làm nổi bật nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Sự đấu tranh quyết liệt của
văn của tác phẩm: Sự đấu tranh quyết Romeo đã bảo vệ tình yêu của họ đó là sự đấu
liệt của Romeo đã bảo vệ tình yêu của tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời
họ đó là sự đấu tranh quyết liệt của phục hưng chống lại những thành kiến dã man và
những tư tưởng nhân đạo thời phục ngu muội của Trung cổ. Thắng lợi của vở kịch đó
hưng chống lại những thành kiến dã là thắng lợi của nguyên lý nhân văn chủ nghĩa đối
man và ngu muội của thời Phục hưng. vời tính vô nhân đạo của nên phong kiến nhân văn
Thắng lợi của vở kịch đó là thắng lợi chủ nghĩa đối vời tính vô nhân đạo của nền phong
của nguyên lý nhân văn chủ nghĩa đối kiến bấy giờ”
vời tính vô nhân đạo của nên phong
kiến nhân văn chủ nghĩa đối vời tính vô
nhân đạo của nền phong kiến bấy giờ”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh trao đổi cặp đôi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày phần bài làm của mình
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các đáp án. Khen thưởng HS
trả lời đúng.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ (3 phút)


a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài học tiết sau.
b. Nội dung thực hiện: HS thực hiện sân khâu hóa đoạn trích.
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - HS tham gia đóng kịch tại lớp.
- GV tiến hành chia 4 nhóm và giao Dự kiến sản phẩm: 1 phần đóng vai / 1 nhóm
nhiệm vụ Sân khấu hóa đoạn trích. Mức độ sản phẩm:
- Mỗi nhóm sẽ đóng vai và tái diễn lại - Yêu cầu chung: Mỗi nhóm hoàn thành phần đóng
các hội đoạn trích. vai.
- Nhóm 1,3: Hồi 2, cảnh II - Yêu cầu cụ thể: Phần đóng vai phải thể hiện được
- Nhóm 2,4: Hồi 3, cảnh V sự kiện diễn ra, chú ý vào lời thoại và nội tâm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ nhân vật.
- HS trao đổi, thảo luận và chia nhiệm vụ.
- HS phân vai và tập luyện.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Nhóm trình bày sản phẩm của mình
vào tiết học sau.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và tuyên dương.
III. PHỤ LỤC
Phiếu học tập phân tích lời thoại và tâm trạng nhân vật
Khía cạnh khai thác Lời thoại và tâm trạng của Rô-me-ô Lời thoại và tâm trạng của Giu-
li-et
Độc thoại (6 cặp đầu) - Rô-me-ô có hành động nào để tìm - Câu nói đầu tiên (“Ối chao”)
gặp Giu-li-et sau buổi lễ hóa trang? nói lên tâm trạng gì của nàng?
Hành động đó chứng tỏ điều gì? - Tại sao trong lời tự độc thoại
- Rô-me-ô so sánh vẻ đẹp của Giu- với mình Giu-li-et lại nói “Chỉ
li-ét với gì? có tên họ của chàng là thù địch
- Từ đó cho thấy Rô-me-ô đã thể với em thôi?”. Chú ý cách cảm
hiện tình yêu của mình như thế nhận của Giu-li-et về tiếng
nào? chim.
Đối thoại (10 cặp sau) - Khi đối thoại với Giu-li-ét, Rô- Khi nói với Rô-me-ô nàng thể
me-ô đã có những suy nghĩ như thế hiện suy nghĩ gì?
nào?
- Những suy nghĩ đó xuất phát từ
đâu?
Tâm trạng nhân vật Lời thoại của Rô-me-ô thể hiện tâm Những lời thoại của Giu-li-ét
trạng, cảm xúc gì dành cho Giu-li- chứng tỏ cảm xúc, tâm trạng gì
et? của Giu-li-et ?
Ý nghĩa của lời thoại Những rào cản, khó khăn của mối thù truyền kiếp có ngáng trở mối
tình của họ không và những lời thoại ấy có ý nghĩa như thế nào?

Ngày …. tháng 04 năm 2024 Quy Nhơn, ngày tháng năm 2024
DUYỆT CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Ái Nhi Nguyễn Trần Diễm Phúc

You might also like