You are on page 1of 11

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC NGHỆ THUẬT


Học kì : 2 Năm học : 2022 – 2023 Mã học phần : LING241
TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN DƯỚI
GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC
Thành viên nhóm :
1. Nguyễn Viết Dũng 2222104030412 D22 Thiết kế đồ họa

Giảng viên giảng dạy/Hướng dẫn : Ths.Phạm Nguyễn Lan Phương


Bình Dương 2/2023

1
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT Họ và Tên MSSV Nhiệm Vụ Kết Quả Chữ kí
1 Nguyễn Viết Dũng 2222104030412 100% 85%

2
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU………………………………………….………………………………..3
Lí do chọn đề tài …………………………………………………………………… 4
II.NỘI DUNG ……………………………………………………………………… 6
1. Tác giả …………………………………………………………………………… 6
2. Tác phẩm ………………………………………………………………………… 6
3. Khả năng quan sát của tác giả .....................................................….……………. 8
4. Vai trò của tri giác và tưởng tượng qua tác giả, tác phẩm ……………….………. 8
5. Vai trò nhân cách của con người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật …..………… 9
6. Tô Hoài và những đổi mới trong sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam dưới góc
nhìn tâm lí học……………………………………………………………………… 9
7. Vai trò và nhu cầu thị hiếu cảm thụ trong sáng tạo nghệ thuật qua tác phẩm, tác giả
……………………………………………………………………………………… 10
III.TỔNG KẾT …………………………………………………………..………… 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..…………... 10

3
I.MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Nhiều người biết đến Tô Hoài là một người lao động cần mẫn, ông đã làm
rất nhiều nghề để kiếm sống: làm nghề bán hàng cho hãng giày bata, rồi làm
nghề phụ kế toán hiệu buôn. Nhưng đến năm 1941, theo các nhà tâm lý học sau
khi viết Dế Mèn phiêu lưu kí, một động lực lớn để ông chuyển hẳn sang nghề
làm báo viết văn. Ông đã từng giữ các chức vụ trong Hội Nhà văn Việt Nam như
là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Việt Nam,… Ông vào Đảng vào tháng 10 năm 1946 và được tặng thưởng nhiều
huân chương trong quá trình hoạt động văn học cách mạng. Hơn nửa thế kỉ đã
qua văn xuôi của Tô Hoài một nhà văn lớp trước, một cây bút tài hoa, vẫn phát
triển với tinh thần lao động cần mẫn và sáng tạo. Ở mỗi chặng đường, thành tựu
có thể khác nhau nhưng bao giờ Tô Hoài cũng có một cách nhìn, một phong
cách độc đáo. Ông đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà
với một số lượng tác phẩm đồ sộ. Tác phẩm của ông rất phong phú về đề tài và
đa dạng về thể loại. Từ truyện ngắn cho đến truyện dài, tiểu thuyết, bút kí,
truyện người lớn, truyện thiếu nhi gắn với nhiều đề tài: Hòa bình và chiến tranh,
miền núi và miền xuôi, thành thị và nông thôn, lịch sử và hiện đại,… Ở đề tài
nào, thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công và để lại tiếng nói của
mình. Ông đến với nghệ thuật từ năm 1941 đến nay cũng được hơn 70 năm viết
văn, văn Tô Hoài có một mảng văn học đặc biệt dành cho lứa tuổi thiếu nhi và
ông là người có công lớn trong việc xây dựng nên ngôi nhà văn học thiếu nhi
hiện đại. Tô Hoài đến với tuổi thơ từ những trang viết đầu tay của mình. Ở
những tác phẩm viết cho thiếu nhi của ông chứa đựng nhiều tư tưởng chân trời
rộng mở. Lòng yêu cuộc sống và tạo vật bao la, tình yêu thương những người
nghèo khổ và bất hạnh, sự cảm phục những tấm gương anh hùng trong chiến
đấu,…Song những tư tưởng biểu hiện nhất quán qua hàng mấy chục tác phẩm
thiếu nhi của Tô Hoài là lòng yêu thương và trân trọng con người và đối tượng
được ngưỡng mộ trước hết là những mầm nụ còn tươi non đang cần được bồi
đắp để bước vào đời. Đối với các em ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm
chất mới lạ. Từ trang văn đầu tiên cho đến những trang viết gần đây nhất của
ông vẫn là tâm hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông, ông không chỉ đến với các em
ở một thời điểm nào đó của văn chương, mà ông đến với các em bằng sự
nhiệt huyết, nhiệt tình của cả cuộc đời. Ông là nhà văn của các em.
Đặc biệt, Tô Hoài rất thành công với truyện đồng thoại. Các tác phẩm
của ông xuất phát từ những gì gần gũi thân thuộc nhất. Thế giới nhân vật
trong truyện luôn gắn liền với cuộc sống xã hội loài người, với tuổi thơ với
muôn ngàn những tình cảm lạ, những tư tưởng kì ảo, những ham thích thiết
thực và phiêu lưu, có đấu tranh vì lí tưởng cao đẹp. Trong thế giới nhân vật
đó là những loài vật rất gần gũi, quanh quẩn xung quanh cuộc sống của chúng
ta chứ không phải là những gì xa vời mà các em không biết đến. Thế giới

4
nhân vật đó không có Cáo, Hổ, Báo, Phượng Hoàng, Sư Tử,… mà đó chính là
những chú Dế Mèn, anh Bọ Ngựa, anh Gọng Vó,… Những loài vật đó đều
chứa đựng những nhân vật lớn lao. Khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng.
Mỗi câu chuyện đều chứa đựng một bài học lí thú, mà tác giả muốn gửi
gắm tới các em. Ông trông đợi và tin tưởng ở các em những điều dặn dò.
Những câu chuyện đó lí thú dẫn các em vào thế giới của ước mơ, được đi xa
để mở mang tầm nhìn, sống chan hòa thân thiện với mọi người, biết sống và đấu
tranh vì lí tưởng cao đẹp: như anh Dế Mèn, như chú Chuột, như võ sỹ Bọ Ngựa.
Dế Mèn phiêu lưu kí được viết vào năm 1941, là truyện đồng thoại
xuất sắc của Tô Hoài, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Trong
thời kì đen tối của những năm tháng mà mỗi cuộc đời như bị thu hẹp và ngăn
chặn lại trong tù túng, bế tắc, thì cảm hứng giải thoát qua một hành trình
phóng khoáng, một chuyến phiêu lưu cũng có ý nghĩa tích cực và tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời trong hoàn cảnh đấy. Tác phẩm đã khẳng định được
tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn học của Tô Hoài trong nền văn học Việt
Nam nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng. Khi đọc tác phẩm thiếu nhi sẽ bị lôi
cuốn vào thế giới côn trùng đa dạng giàu kịch tính, li kì pha trộn cả hiện thực và
tưởng tượng: Có anh Dế Mèn khỏe mạnh, giàu lí tưởng; có chàng Dế Choắt yếu
ớt, còm nhom; có anh Dế Trũi thủy chung, tài năng,… Bằng ngòi bút tài tình
ông đã lột tả hết được những nét đặc sắc của nhân vật qua những chi tiết chân
thực, nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên cả thế giới nội tâm của chúng thật gần gũi
và ngộ nghĩnh đáng yêu biết bao. Ở Dế Mèn phiêu lưu kí, từ sự quan sát bên
ngoài đến nội dung bên trong của nhân vật Dế Mèn chính là hình ảnh của Tô
Hoài và cảnh sống của dân nghèo trong hoàn cảnh xã hội đương thời Tô Hoài đã
từng tâm sự: “Mọi chuyện loài vật thực ra là vấn đề của nhân vật của con người.
Chủ đề và triết lí của truyện loài vật hoàn toàn là vấn đề của con người. Có điều
đặc biệt là tôi đều dựa trên thực tế chi tiết về từng con vật và sinh hoạt của con
vật chứ không phải tưởng tượng vu vơ” [7, 135]. Phong cách văn xuôi của Tô
Hoài mở ra thiên bình diện sáng tạo, ông là cây bút sắc sảo và tài hoa. Như một
cây xum xuê nhiều cành lá. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều loại hình, gắn với
nhiều đề tài và ở phạm vi nào ông cũng có những thành tựu, bút lực của ông dồi
dào và đang mở ra về phía trước. Với Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng
của tuổi thơ biểu thị lòng
ham thích sự sống bay bổng nơi cao xa và một chí hướng muốn vượt khỏi
những “khuôn khổ bằng phẳng”.

5
II.NỘI DUNG
1.Tác giả.
- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,
tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.

- Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).
- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy
trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp
- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
- Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí,
nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

2.Tác phẩm.
Theo các nhà tâm lý học Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi
tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu
truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất
bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của
nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của
truyện). Năm 1995, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn
phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kỳ 1
môn Ngữ Văn (bộ sách Chân Trời Sáng Tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) ở
nước Việt Nam.
"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "Ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn"
("phiêu lưu" ở đây có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ
của người Việt Nam).

6
Năm 2020, nhà xuất bản Kim Đồng vừa cho ra mắt ấn bản đặc biệt "Dế mèn phiêu lưu
ký" kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Tô Hoài (27/09/1920 - 27/09/2020) với
hơn 100 bức tranh minh họa màu nước của họa sĩ trẻ Đậu Đũa.
Dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật bài học về thái đôh sống: Dế Mèn vốn là một
chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt
Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc
phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không
chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần
trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức
thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê
thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người:
“Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng
mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi
người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm,
phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật bài học về cách đánh giá người khác: Trên
chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen
Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài
xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là
một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng
không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài
học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên
trong của họ.

Dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật bài học về tình bạn chân thành: Lúc Trũi bị
mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt
vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết
được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng
mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ
loi, cô độc.
Dưới góc nhìn tâm lý học nghệ thuật bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết: Đó là
bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và
trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến
Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một
thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với
nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà
ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung
quanh ta nữa.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lúc là một chú Dế Mèn trẻ con, bồng bột, sai lầm, ích
kỷ, vấp ngã,… nhưng rồi chúng ta sẽ thay đổi và trưởng thành theo thời gian và những
trải nghiệm từ cuộc sống. Dù nhà văn Tô Hoài đã vĩnh viễn đi xa nhưng “Dế Mèn

7
phiêu lưu ký” và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của ông sẽ luôn sống mãi
với thời gian.

3.Khả năng quan sát của tác giả.

Khả năng quan sát của Tô Hoài qua “Dế mèn phiêu lưu ký” là một dẫn chứng sinh
động nhất. Ông lôi cuốn người đọc, làm hấp dẫn người xem bởi niềm đam mê quan sát
thế giới loài vật và hiểu đời sống của chúng qua ư thấu đáo. Ở dưới góc nhìn tâm lý học
Tô Hoài quan sát các con vật hết sức kỹ lưỡng, từ hình dáng bên ngoài, đến từng chi
tiết, từng hoạt động. Ông khéo léo sử dụng các giác quan, chọn góc nhìn phù hợp, trình
tự quan sát hợp lý để khắc họa nhân vật đúng với đặc điểm giống loài, hợp với cái nhìn
trong trẻo, thơ ngây đầy khám phá của trẻ thơ. Dế sống trong hang, thích ăn cỏ, uống
sương, thình thoảng vũ cánh gáy o o. Miêu tả với hình dáng chắc khỏe, cường tráng, đôi
càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân ở kheo nhọn hoắt. Dế choắt đôi càng bè bè,
nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu. Xiến Tóc được bao bọc bởi lớp
vỏ cứng ví như bộ giáp trụ, thỉnh thoảng lại gật gù lắc lư cái cổ khiến nó kêu kin kít,
phát hiện ra giữa phần đầu và mình Xiến Tóc có một chỗ rất mỏng, đó là nơi cổ, nếu kẻ
thù lợi dụng thì có thể thắng được Xiến Tóc. Bọ ngựa với hai chiếc càng lởm chởm răng
cưa hay khua khoắng hoặc co lại trước ngực được ví như những miếng võ xoàng. Chim
Bói Cá với những màu sắc đặc trưng bụng trắng, xanh thắt đáy, đôi cánh nuột nà tím
biếc, chân đi hia đỏ hắt, cặp mỏ kếch xù mà đen quá dài quá xấu.

4.Vai trò của tri giác và tưởng tượng của tác giả.
Năng lực tưởng tượng của nghệ sỹ chủ yếu không phải là khả năng tạo ra những
tình huống hoang đường, hoàn toàn không có thật, mà là khả năng “lạ hoá”, biết làm
cho những cái quen thuộc trở thành xa lạ, mới mẻ, biết phát hiện ra cái lạ trong những
cái đã quen. Nhờ đó, thế giới nghệ thuật luôn hiện ra lung linh, đầy màu sắc, gây ấn
tượng khó quên trong xúc cảm con người. Tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là sản
phẩm của trí tưởng tượng, tài quan sát tinh tế, óc nhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình
yêu sự sống của Tô Hoài. Tác giả đã mượn truyện thế giới sinh vật nhỏ bé, quen thuộc
quanh ta để nói bao điều bổ ích về cách sống làm người. Thông qua cuộc phiêu lưu,
mạo hiểm không kém phần ly kỳ của chàng Dế, cả thế giới loài vật trong sáng ngây
thơ lần lượt hiện lên dưới ngòi bút nhà văn như một thế giới con người thu nhỏ lại.
Hơi thở tươi mát của sự sống trong từng trang truyện đã làm say mê biết bao thế hệ
thiếu nhi Việt Nam và thế giới. Bức tranh: “Đứa trẻ đang xem sự ra đời của con người
mới”(1943) của Salvador Dali cho ta thấy tầm triết lý cao siêu, trí tưởng tượng phong
phú của hoạ sỹ. Trong tranh, hình ảnh một con người trưởng thành đang tìm cách
thoát ra khỏi quả trứng khổng lồ, từ vết nứt chảy ra một giọt máu đỏ...Hình tượng thật
phi lý nhưng cũng thật có lý. Dường như không có sự hoài thai nào không nhọc nhằn,
đau đớn?
Nhà nghiên cứu văn học Vân Thanh đã nói: “Thế giới loài vật là một
nội dung đặc sắc và độc đáo trong văn xuôi Tô Hoài, sáng tác một nhân vật

8
trong thế giới của các nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Ở ngoài tuổi 20, Tô
Hoài bộc lộ khả năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hóa thân vào sự
sống của nhân vật và đồng thời đưa lại thế giới nhân vật sự sống của con người”

5. Vai trò của nhân cách con người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
Con người là chủ thể của mọi sự phát triển, còn văn hóa tạo ra hệ thống các giá trị
chuẩn cho con người vươn tới, từ đó hình thành nên phẩm chất con người. Trong văn
hóa thì văn học nghệ thuật là loại hình, lĩnh vực quan trọng, đặc biệt, tinh tế, là nhu
cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người. Như vậy, có thể nói
văn học nghệ thuật là một trong những động lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng
nền tảng tinh thần của xã hội và xây dựng, phát triển văn hóa con người. Với vai trò
như vậy, văn học nghệ thuật mang sứ mệnh và trách nhiệm rất lớn. Chức năng cơ bản
của văn hóa nghệ thuật là phản ánh, nhận thức, giáo dục thẩm mỹ và giải trí. Những
chức năng đều hàm chứa trong mọi loại hình văn hóa nghệ thuật. Mỗi loại hình văn
hóa nghệ thuật đều có sức mạnh, đặc trưng, bản sắc riêng để góp phần xây dựng nhân
cách con người Việt Nam. Trong nhiều thập kỷ qua, những nghệ sĩ đã sáng tạo nhiều
tác phẩm có giá trị, phục vụ đắc lực cho xã hội, góp phần hiệu quả trong việc xây
dựng nhân cách con người. Nói tới nhân cách con người là đề cập tới nhân cách văn
hóa của con người. Vì nhân cách văn hóa là cái tôi chân chính, hài hòa giữa lợi ích
chung và quyền lợi riêng, giữa cộng đồng và cá nhân, giữa trách nhiệm và hưởng thụ,
giữa lý tưởng và hiện thực. Nó là một hệ thống dạng thức ứng xử đối với thế giới bên
ngoài, với chính bản thân của từng con người, qua đó, biểu hiện các phẩm chất, năng
lực, quan niệm về thang bậc giá trị đạo đức. Những quan niệm này được đại đa số
thành viên trong cộng đồng tán thành, thừa nhận, ngưỡng mộ.

6. Tô Hoài và những đổi mới trong sáng tạo văn học nghệ thuật Việt
Nam dưới góc nhìn tâm lí học.
Đối với việc xã hội ngày càng không ngừng phát triển thì phạm vi của nghệ thuật
ngôn từ ngày càng rộng thêm và lại còn đổi khác đi. Do vậy khi nói văn học là nghệ
thuật ngôn từ”, ta chỉ nói đến một loại hình nghệ thuật đó tức là loại hình sử dụng
ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì mục đích nghệ thuật. Từ đó ta thấy rằng
ngôn từ trong văn học và ngôn từ sinh hoạt để giao tiếp nó có mặt trái với nhau. Đơn
giản là vì khi giao tiếp là loại hình nghệ thuật đa dạng, để truyền tải thông tin lời nói,
có thể dung ký hiệu, cách thức giao tiếp phi nghệ thuật,… Mục đích của ngôn từ trong
đời sống hằng ngày chính là truyền đạt cho người khác, cốt cho làm sao cho đối
phương hiểu rõ ý của mình truyền tải bằng mọi cách, kể cả dùng phi ngôn từ như: biểu
hiện nét mặt, giọng điệu hay chỉ là cái vẫy tay hoặc một cái gật đầu… Còn đối với
ngôn từ văn học là ngôn từ được lựa chọn, tổ chức thành văn bản cố định không thể
thay đổi, sao cho một lần mà có thể giao tiếp với cái mốc thời gian là hai chữ mãi
mãi.

9
7. Vai trò và nhu cầu thị hiếu cảm thụ trong sáng tạo nghệ thuật qua
tác phẩm.
Để mà nói đến cảm thụ nghệ thuật theo tâm lý nghệ thuật trước hết là nói đến tác phẩm
nghệ thuật Tác phẩm nghệ thuật khi đã được công bố thì không chỉ là của tác giả, mà là
sản phẩm tinh thần của xã hội. Ở đây là cuộc đối thoại giữa sự sáng tạo của nghệ sĩ và
sự cảm thụ của công chúng. Mỗi bên đều có tác động tích cực đối với bên kia. Ở các
thời đại khác nhau, có kiểu nghệ sĩ khác nhau, và công chúng không đồng nhất. Nhưng
ai ai cũng phải thừa nhận vai trò tích cực của người thưởng thức thơ văn, nhạc, họa của
nghệ sĩ, coi họ là bạn tri âm, tri kỷ của văn chương, nghệ thuật. Trong dòng thác sáng
tạo nghệ thuật thời nào cũng vậy, vai trò của người đồng cảm, đồng điệu là hết sức to
lớn. Nhưng, công chúng thưởng thức thì có nhiều nhóm xã hội, lứa tuổi, thị hiếu, trình
độ học vấn, phông văn hóa khác nhau, cho nên sự đồng cảm khác nhau, sự cảm thụ
không giống nhau, thậm chí đối lập nhau. Đối lập, khác nhau trong cảm thụ nghệ thuật
là chuyện đương nhiên… Trong lịch sử mỹ học, vấn đề công chúng nghệ thuật được
nhiều nhà mỹ học coi là phương pháp thực tiễn hơn là vấn đề thẩm mỹ. Nhiều lĩnh vực
của khoa học xã hội như: đạo đức học, tâm lý học, lý thuyết thông tin đại chúng, tu từ
học, v.v… là những lĩnh vực được các nhà nghiên cứu quan tâm đến hiệu quả xã hội,
tác động đến lý tưởng, tâm hồn, tình cảm của con người. Phép biện chứng giữa cái thay
đổi và cái bền vững, cái bề nổi và cái bề chìm, cái vạn biến và cái bất biến của tác phẩm
đã phủ định tính tuyệt đối của tác phẩm nghệ thuật.

III.TỔNG KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://sachxuasaigon.com/de-men-phieu-luu-ky/
https://vhnt.org.vn/nhan-cach-con-nguoi-va-nghe-thuat-san-khau-viet-nam-hien-
nay/
https://vinhvien.edu.vn/van-hoc-la-nghe-thuat-cua-ngon-
tu/#:~:text=Do%20v%E1%BA%ADy%20khi%20n%C3%B3i%20v%C4%83n,
c%C3%B3%20m%E1%BA%B7t%20tr%C3%A1i%20v%E1%BB%9Bi%20n
hau.
http://baovannghe.com.vn/cam-thu-nghe-thuat-va-xu-huong-thuong-thuc-cua-
cong-chung-tre-17310.html

10
Giáo trình TÂM LÝ HỌC NGHỆ THUẬT( Quân đội nhân dân) Hà Nội-2018

11

You might also like