You are on page 1of 7

THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC DÂN GIAN - THỂ LOẠI TRUYỆN NGỤ NGÔN
1.1. Đặc trưng văn học dân gian
1.1.1. Khái niệm văn học dân gian
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1.1.3. Giá trị văn học dân gian
1.2. Đặc trưng truyện ngụ ngôn
1.2.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn
1.2.2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn
1.2.3. Đặc trưng của truyện ngụ ngôn

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN
2.1. Đặc điểm hình tượng nhân vật loài vật
2.1.1. Hình tượng nhân vật phê phán
2.1.2. Hình tượng nhân vật ca ngợi
2.2. Ý nghĩa hình tượng nhân vật loài vật
2.2.1. Nghệ thuật
2.2.2. Bài học cuộc sống

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

-----------------------------------------
MỞ ĐẦU

TÓM TẮT

Truyện ngụ ngôn kể về loài vật là một hình thức truyền thống của truyện ngụ ngôn, thường được kể
bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật,
con vật hay kể cả con người để truyền tải một chủ đề triết lý, đạo lý, một quan niệm nhân sinh hay
một nhận xét về thực tế xã hội. Truyện ngụ ngôn thường thông qua hình ảnh các loài vật để khắc họa
những thói sống của con người, từ đó giáo dục con người nhận ra những bản chất tốt, xấu của mình,
hành động thông minh hơn. Hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng và phong
phú.

Mỗi con vật xuất hiện trong truyện ngụ ngôn được nhân hóa, biểu trưng những đặc điểm, đặc trưng,
tính cách cá biệt, nổi bật của con người dựa trên đặc tính sinh học, trên niềm tin và văn hóa từ xưa đến
nay. Càng về sau, càng nhiều lần mô tả tạo nên sự ổn định về hình mẫu của nhân vật loài vật. Vậy mỗi
kiểu nhân vật mang đến những hình tượng, cảm xúc, tác động như thế nào đến tâm tư tình cảm và về
mặt nhận thức của người đọc?

Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp lí thuyết, đưa ra phân tích một số truyện ngụ ngôn

Lý do chọn đề tài: Chỉ ra, làm rõ và phân tích những kiểu nhân vật đặc trưng, thường gặp ở thể loại
truyện ngụ ngôn, từ đó chỉ ra những tác động, ý nghĩa về nghệ thuật cũng như đời sống con người.

CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC DÂN GIAN - THỂ LOẠI TRUYỆN NGỤ NGÔN

1.1. Đặc trưng văn học dân gian

1.1.1. Khái niệm văn học dân gian

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành và phát triển bởi nhiều tầng
lớp nhân dân qua hình thức truyền miệng, truyền qua nhiều thế hệ. Văn học dân gian được đúc kết từ
chính sinh hoạt thường ngày và kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân. Vậy nên, các tác phẩm văn
học dân gian thể hiện rõ nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người về đời sống lao động cũng như đời
sống cộng đồng. Từ người nông dân lao động đến thành phần tri thức, tạo nên văn học dân gian với
chung mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nhằm cải thiện đời sống tinh thần.
Ta đã biết đến văn học dân gian qua nhiều tác phẩm kinh điển như: “Tấm Cám”, “Sơn Tinh, Thủy
Tinh”, “Ếch ngồi đáy giếng”,... Qua nhiều thế hệ, văn học dân gian được chia thành nhiều thể loại.
Có các thể loại văn học dân gian gồm: Thần thoại; Truyền thuyết; Sử thi; Truyện cổ tích; Truyện ngụ
ngôn; Truyện cười; Ca dao, tục ngữ; Truyện thơ; Chèo…

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Văn học dân gian có hai đặc trưng nổi bật, đó là tính truyền miệng và tính tập thể. Những đặc trưng
cơ bản này giữ vai trò quan trọng chi phối xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn
học dân gian, thể hiện cho sự gắn bó mật thiết giữa văn học dân gian với các sinh hoạt trong đời sống
cộng đồng.

a. Tính truyền miệng:

Ngôn từ truyền miệng là một trong những yếu tố đặc trưng hình thành nên văn học dân gian, cũng là
điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Trong khi văn học viết được lưu giữ
bằng chữ viết thì văn học dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ
và các địa phương khác nhau. Từ đó, hình thành nên nhiều bản thể khác nhau, tùy vào địa phương.
Tính truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật
của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Nhắc đến truyền miệng là
nhắc đến quá trình diễn xướng dân gian đầy hào hứng và sinh động. Các tác phẩm dân gian có thể
được trình diễn qua các phương thức như nói, kể, hát, diễn kịch.

b. Tính tập thể:

Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như
sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó, những
người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền, bổ
sung, sửa chữa và làm phong phú, hoàn thiện cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật tác phẩm.

Tác phẩm văn học dân gian sau khi ra đời sẽ trở thành tài sản chung của tập thể. Mỗi người đều có thể
tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ
thuật của mình.

1.1.3. Giá trị văn học dân gian

Văn học dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang lại cho người đọc những giá trị đặc sắc,
thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. Những giá trị của văn học gồm:

- Văn học dân gian là kho tàng tri thức phong phú về đời sống các dân tộc
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho
nền văn học dân tộc

Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập. Những lời ca
tiếng hát ân tình từ thuở xa xưa sẽ còn sống mãi và làm say đắm biết bao thế hệ mai sau.

1.2. Đặc trưng truyện ngụ ngôn

1.2.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất đối nhân xử thế,
dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề
luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu
của con người. Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ,
răn dạy con người.
- “Ngụ ngôn”: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
- mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con
người nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống

1.2.2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn

Xét về nguồn gốc, truyện ngụ ngôn có xuất phát điểm từ thể loại truyện cổ tích, cụ thể là truyện cổ
tích về loài vật. Từ xa xưa khi bắt đầu sáng tác thể loại truyện cổ tích lấy con vật làm nhân vật chính,
con người đã biết cách lồng ghép các bài học đạo lý, thì truyện ngụ ngôn dần tách ra khỏi thể loại cổ
tích loài vật. Nhìn chung, công chúng khi sáng tác truyện ngụ ngôn đều mong muốn truyền tải được
những bài học đạo đức phù hợp với nền văn hóa ấy, chính vì vậy biến thể của truyện ngụ ngôn cũng
đa dạng không kém các thể loại văn học dân gian khác.

Khi con người dần nhận ra giá trị của truyện ngụ ngôn là gì, thể loại văn học dân gian này tiếp tục
phát triển trong quần chúng nhân dân, đặc biệt ở thời Trung Đại tại châu Âu, truyện ngụ ngôn liên tục
được tầng lớp công chúng sáng tạo và đóng góp vào kho tàng văn học dân gian trên thế giới. Tiếp sau
thành công của Aesop là hai tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới, La Fontaine ở Pháp và
Uncle Remus ở Mỹ. Hai tác giả này đại diện cho 2 trường phái truyện ngụ ngôn khác nhau, giúp ta
khám phá thêm về văn học của người châu Âu và các bộ lạc Châu Phi.

1.2.3. Đặc trưng của truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là
mục đích):

- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
- Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và
thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN

2.1. Đặc điểm hình tượng nhân vật loài vật

Các thể loại nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn hết sức đa dạng và phong phú. Đó là
những con vật thân thuộc với đời sống con người hằng ngày hay cũng có thể là những con vật
hoang dã chốn rừng núi. Ta có thể dễ dàng bắt gặp các loài vật như cáo, sói, sư tử, rùa, chồn,
mèo, chuột, chim sẻ, quạ, khỉ,..mỗi con vật ẩn chứa một thông điệp ý nghĩa về cuộc sống,
đồng thời giáo dục tư tưởng, đời sống con người. Có thể nói, mỗi nhân vật loài vật đều gắn
liền với một đặc điểm tính cách hoặc một ý nghĩa nào đó. Do vậy, các nhân vật cũng đa dạng,
đa màu sắc về phẩm chất, tính cách

2.1.1. Hình tượng nhân vật phê phán

Những câu chuyện về loài vật được phê phán những tính xấu của con người chính là cách các
tác giả giáo dục nhận thức nhân loại, phản ánh mặt trái của xã hội. Bởi lẽ, con người sinh ra
không ai hoàn hảo, mỗi người đều có cái xấu của bản thân. Thế nhưng, điều quan trọng nhất
là phải biết cải thiện, khắc phục, vươn lên chính mình. Tuy nhiên, việc không phải ai cũng
biết sửa chữa những điểm sai chính là nguồn gốc ra đời của hình tượng nhân vật phê phán
Nhắc đến Cáo, ai cũng sẽ nghĩ đến loài vật có bản tính ranh ma, xảo quyệt, tham lam,
tính toán. Đặc biệt là trong truyện ngụ ngôn Tônxtôi. Trong đó, Cáo là nhân vật được xuất
hiện nhiều nhất. Loài vật này thường săn bắt các loại thú gia cầm nhỏ được con người chăm
sóc, nuôi dưỡng một cách dễ dàng. Do vậy, Cáo đã trở thành hình tượng kẻ cắp tinh vi, nham
hiểu. Ngoài ra, nó còn đại diện cho giai cấp quý tộc với đặc điểm độc đoán, xảo quyệt, nịnh
trên, nạt dưới, khôn khéo. Có thể nói, loài vật này còn được biết đến như những kẻ vong ơn
bội nghĩa. Thế nhưng, dù ranh ma, tính toán tới đâu thì cái ác vẫn thất bại trước cái thiện, đó
là quy luật cuộc sống

2.1.2. Hình tượng nhân vật ca ngợi

Trong truyện ngụ ngôn, hình tượng nhân vật được ca ngợi là đề cao những phẩm chất tốt
đẹp của con người thông qua đặc điểm các loài vật. Nhằm ca ngợi, tôn vinh những tính cách
tốt đẹp, giúp con người biết phát huy cái tốt, hiểu rõ được những ưu điểm hay khuyết điểm
của bản thân và giáo dục cho những mầm non tương lai của đất nước về những phẩm chất
đạo đức cần có . Từ đó, chúng ta mới biết tận dụng thế mạnh của chính mình để giúp đỡ
nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, làm điều có ích, cống hiến cho của xã hội.
Ở thế giới loài vật, Rùa là loài vật chậm chạp nhưng có ý chí cầu tiến, niềm tin, nghị lực
phi thường. Trong truyện “ Rùa và Thỏ, hai loài vật thách đấu với nhau bằng một cuộc đua.
Từ khi bắt đầu, Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa lại phía sau và chế nhạo Rùa với thái độ kiêu
căng, hống hách. Do đó, nó đã chủ quan nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ thắng, rồi yên tâm
nằm nghỉ ngơi giữa cuộc đua. Ấy vậy mà, sau khi tỉnh giấc, nó đã nhận ra Rùa – kẻ vẫn kiên
trì, không bỏ cuộc đã bò về tới đích. Qua đó, chúng ta đã thấy được hình tượng nỗ lực, cố
gắng hết mình của Rùa như một bài học đắt giá với chú Thỏ ngạo mạn, chủ quan. Có lẽ,
nghị lực, niềm tin và ý chí chính là nguồn sức mạnh giúp con người thành công, tự tin vững
bước trên đường đời Nguồn:Hoidap247.net và 123docz.net

2.2. Ý nghĩa hình tượng nhân vật loài vật


2.2.1. Nghệ thuật
Thứ nhất, tạo nên tính biểu cảm, sinh động cho tác phẩm: Hình tượng nhân vật loài vật trong
truyện ngụ ngôn được nhân hóa, mang những đặc điểm, tính cách, hành động của con người.
Điều này giúp cho tác phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu và sinh động hơn, tạo ấn tượng mạnh
mẽ trong lòng người đọc.
Thứ hai, tạo nên tính hàm súc, ẩn dụ cho những bài học đạo đức, nhân sinh: Hình tượng nhân
vật loài vật trong truyện ngụ ngôn thường được sử dụng như một ẩn dụ, tượng trưng cho
những phẩm chất, tính cách, quan hệ của con người. Qua những hành động, lời nói của các
nhân vật, tác giả gửi gắm những bài học đạo đức, nhân sinh sâu sắc.
Thứ ba, hình tượng nhân vật loài vật giúp cho truyện ngụ ngôn có tính giáo dục sâu sắc.
Thông qua những câu chuyện về các loài vật, tác giả gửi gắm những bài học đạo đức, triết lý
sống cho con người. Những bài học này được thể hiện một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ khắc ghi trong lòng người đọc.
2.2.2. Ý nghĩa sức sống

-Sức sống lâu bền: Truyện ngụ ngôn đã có từ rất lâu đời, được lưu truyền qua nhiều
thế hệ. Hình tượng nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn cũng vậy, đã trở nên quen
thuộc và gắn bó với người đọc mọi lứa tuổi.

-Sức sống rộng lớn: Truyện ngụ ngôn không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà
còn được các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong các tác phẩm của mình. Hình tượng
nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
khác của đời sống như hội họa, điêu khắc,...

-Sức sống hiện đại: Truyện ngụ ngôn vẫn mang giá trị giáo dục, thuyết phục sâu sắc
trong xã hội hiện đại. Hình tượng nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn vẫn được
người đọc yêu thích và đón nhận.

KẾT LUẬN

Như vậy nghệ thuật sử dụng hình ảnh con vật trong truyện ngụ ngôn là một nét đặc sắc trong hình
thức nghệ thuật của truyện văn học dân gian. Bài nghiên cứu tập trung cho thấy hai loại hình tượng
nhân vật là nhân vật phê phán và nhân vật ca ngợi, mượn hình tượng con vật để phản ánh mặt trái của
xã hội, đồng thời tôn vinh, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nghệ thuật sử dụng hình
tượng con vật đã minh chứng cho sự tiến bộ về tư duy, sáng tạo người trong xã hội xưa. Họ đã vận
dụng trí tuệ và kinh nghiệm bản thân tích góp được để kể nên những câu chuyện có tính giáo dục một
cách đa dạng nhưng vẫn không kém phần thú vị, từ đó bày tỏ ý kiến của bản thân đến những vấn đề
trong xã hội (mỉa mai, châm biếm,…). Tuy vậy, nghệ thuật sử dụng hình tượng con vật trong truyện
ngụ ngôn vẫn giữ cho mình nét đặc sắc riêng trong kho tàng văn học dân gian và cho đến ngày nay,
chúng vẫn đóng vai trò như những phương tiện giải trí, mang lại giá trị tinh thần trong cuộc sống ngày
thường của con người qua các thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like