You are on page 1of 51

Văn học dân gian

Văn học dân gian Việt Nam

Th.s: La Mai Thi Gia

Mail: thigialm@hcmussh.edu.vn

Chương 1: Khái quát về văn học dân gian VN

Thuật ngữ “folklore” được sáng chế bởi một nhà nghiên cứu di sản cổ
xưa (antiquarian) người Anh là William John Thoms (sử dụng bút danh là
Ambrose Merton) năm 1846

Folklore là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích
của nền văn hóa tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân
ca, những câu chuyện kể cộng đồng.

- Nghĩa rộng: Bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng
sáng tạo ra ( Folk Culture )
- Nghĩa hẹp: Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật
( Nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ
thuật diễn xướng dân gian )
- Nghĩa chuyên biệt: Folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm
folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch…do tập thể dân
chúng sáng tác ( Folk Literature )
• Các loại hình nghệ thuật dân gian VN ( Folklore theo nghĩa hẹp )
1. Nghệ thuật tạo hình dân gian

Là những tác phẩm mỹ thuật dân gian, ra đời vì mục đích sử dụng
thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu trong sinh hoạt bình thường của
người dân hay hoạt động tôn giáo tín ngưỡng.

2. Nghệ thuật diễn xướng dân gian

1
Là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó
được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập
thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù.

3. Nghệ thuật ngôn từ dân gian

Là những tác phẩm nghệ thuật dân gian được sáng tác và lưu
truyền bằng ngôn từ ( nói và viết ) đánh dấu quá trình hoàn thiện của
nhận thức thẩm mỹ.

• Nghệ thuật ngôn từ dân gian


- Văn học: Bộ phận sáng tạo nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ
- Dân gian theo quan niệm cũ: Tầng lớp vô học, tầng lớp giai cấp thấp
- Trước đây: Văn học dân gian bằng văn chương truyền khẩu, văn
chương đại chúng
- Hiện nay: Văn học dân gian bằng sáng tác nghệ thuật truyền miệng
của nhân dân, folklore ngôn từ

Chương 2: Văn học dân gian là gì ?

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật ngôn từ của các tầng lớp nhân
dân, phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thủy trong quá trình sản xuất có ý thức
của tập thể những người sống ở xã hội

Điều kiện ra đời của văn học dân gian một mặt là lực lượng sản xuất đã
đạt đến một trình độ nhất định, với những sản xuất nhất định, mặt khác là sự
nảy sinh và phát triển của những cảm xúc thẩm mỹ của con người

Thành phần nghệ thuật ngôn từ trong văn học dân gian chiếm vị trí quan
trọng, song bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật
và phi nghệ thuật khác

• Đặc điểm

2
Văn học dân gian là một thành tố quan trọng trong cấu tạo văn hóa, là
một phức hợp giá trị văn hóa văn học – lịch sử - triết học – tôn giáo – đạo đức
của mỗi dân tộc

Văn học dân gian được sáng tạo ra theo quy trình sáng tạo văn hóa, là cơ
sở chuyển tải các giá trị văn hóa và là phương tiện lưu trữ các giá trị văn hóa

Văn học dân gian tồn tại dưới 3 dạng: Ẩn, hiện, cố định

- Ẩn: Được lưu giữ thông qua trí nhớ của những người cao tuổi, chỉ
được thể hiện khi họ ở trong hoàn cảnh quen thuộc đặc biệt
- Hiện: Thông qua các hoạt động diễn xướng
- Cố định: Thông qua các văn tự, văn chương
• Đối tượng nghiên cứu
Những tác phẩm văn học dân gian
Những sinh hoạt văn hóa dân gian của nhân dân lao động
Tác giả và công chúng của văn học dân gian
• Tính chất, đặc trưng
Có rất nhiều tính chất, dưới đây là các tính chất đặc trưng nhất:
- Nguyên hợp
Sự tổng hợp về mặt chất liệu, phương tiện diễn đạt của sáng tác
dân gian

Tính nguyên hợp về nội dung của VHDG phản ánh tình trạng
nguyên hợp về ý thức xh thời nguyên thủy ( nhận thức nguyên hợp )

VHDG không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần thúy mà là sự kết


hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự
nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành (ngôn từ, nhạc điệu,
hành động diễn xướng)

Tác phẩm VHDG còn phản ánh nhiều phương diện khác nhau của
đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do vậy nó vừa thực hiện chức
3
năng của văn học (thẩm mĩ), của sử học ( phản ánh lịch sử), của dân tộc
học (phong tục, tập quán, tôn giáo), của triết học, tâm lí học…

- Thực hành xã hội (chất liệu, phương tiễn diễn đạt, ý thức xh…)

VHDG là một loại hình nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân
dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm VHDG

Thực hành xã hội chính là phương thức duy trì sự “sống còn” của
tác phẩm VHDG

VD: hát chầu văn, hát ru, quan họ, đồng dao, múa bóng rỗi,…
- Tập thể

Tính tập thể => vô danh

Tính tập thể: tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng
tạo tác phẩm, thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm

Tính vô danh: không mang dấu ấn cá nhân và không có cá tính


sáng tạo rõ rệt

Tập thể có mối quan hệ biện chứng với cá nhân trong quá trình
sáng tạo

• Phân loại – Phân kỳ - Phân vùng VHDGVN


1. Phân loại (Loại hình => Thể loại => Tiểu loại)
- Loại hình lời ăn tiếng nói hằng ngày: Câu đố, tục ngữ
- Loại hình tự sự: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện
cười, truyện thơ, vè
- Loại hình trữ tình: Đồng dao, ca dao, dân ca
- Loại hình sân khấu dân gian: Chèo, tuồng, múa rối
2. Phân kỳ

4
Toàn bộ ls vận động của VHDG người Việt cho đến nay được chia
làm 6 thời kỳ:

1. Thời kỳ trước Hùng Vương


2. Thời kỳ Hùng Vương
3. Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc
4. Thời kỳ phong kiến tự chủ
5. Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)
6. Thời kỳ CMT8 – 1945 đến nay
3. Phân vùng
a) Miền Bắc

Là miền có nền VHDG rộng lớn, truyền thống lâu đời, có sự phát triển
khá toàn diện và cân đối giữa các thể loại. Hầu hết các thể loại VHDG cơ bản ở
đây đều phát triển mạnh mẽ và có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao nhất của
sáng tác truyền miệng và vô danh

Có nhiều thể loại VHDG lâu đời và đặc sắc như những truyện thần thoại,
truyền thuyết giàu tính chất anh hùng ca về thời kỳ HV, những truyền thuyết về
Hai Bà Trưng, anh hùng Gióng, các vị anh hung phương Bắc… là xứ sở của
nhiều loại dân ca nổi tiếng như Cò lả, quan họ, chầu văn, là cái nôi của nghệ
thuật chèo

b) Miền Trung

Gắn với ngôn ngữ địa phương, dân ca ca dao mang những đặc điểm riêng
rất dễ nhận ra và dễ phân biệt với ca dao, dân ca các miền khác của dân tộc

Xứ sở của những điệu hò về lao động. Ở đây cũng có những điệu ru con
riêng tương đối thống nhất toàn miền – khác với lối ru con miền Bắc, Nam

Các thể loại VHDG cơ bản khác như: Vè, câu đố, tục ngữ, các thể loại
truyện kể dân gian đều phát triển mạnh và tương đối mạnh

5
c) Miền Nam

VHDG ở đây phần lớn bắt nguồn từ miền Bắc và Trung do nhân dân
mang theo trong quá trình di dân lập nghiệp. Bên cạnh những truyền thống giá
trị được duy trì, nhân dân miền Nam đã có những sáng tạo, bổ sung và phát huy
vốn cũ làm cho nó thích hợp hơn với cuộc sống than tình của mình

Miền Nam nổi tiếng trong cả nước với những điệu dân ca độc đáo mang
âm hưởng sông nước như các điệu lý Nam Bộ, hò Đồng Tháp, hò Gò Công…

Trên cơ sở các hình thức văn nghệ truyền thống, địa phương đã nảy sinh
ra các loại ca cải lương, một loại nghệ thuật sân khấu giàu sức sống

• Văn học dân gian và văn học thành văn

Sáng tác cá nhân >< sáng tác tập thể, có nguồn gốc cổ xưa

VH thành văn được cố định hóa trong văn bản còn VH dân gian được truyền
miệng nên nó chỉ tồn tại thực tế khi nó được diễn xướng => luôn luôn có khả
năng biến đổi (dị bản). Nghiên cứu dị bản VHDG có mục đích tìm hiểu lịch sử
đời sống tác phẩm VHDG trong không và thời gian

VHDG là một thành phần hữu cơ của các hình thức sinh hoạt cộng đồng, nên
cần được coi trọng tính thực hành xã hội.

( Văn học dân gian từ đời sống vào văn bản; Văn học thanh văn từ văn
bản đi ra đời sống )

Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội
dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Đồng thời nhiều chất liệu của VH viết
cũng được đưa ngược vào VHDG ( Truyện Kiều, Lục Vân Tiên với ca dao, thơ
hiện đại)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò ảnh hưởng
của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả lĩnh vực sáng tác

6
và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là
sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc (Phạm Công Cúc Hoa, Trương Chi,
Thạch Sanh)

• Thần thoại (Loại hình tự sự)


1. Định nghĩa

Những câu truyện kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng
tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời
sống con người

Chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người Việt cổ đại, thể hiện
ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của
con người bằng câu trả lời về các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

2. Đặc trưng
a. Điều kiện lịch sử ra đời thần thoại

Người nguyên thủy chưa tách mình ra khỏi thế giới xung quanh và
gán cho thế giới tự nhiên những thuộc tính của con người và xã hội con
người

Từ đó nảy sinh xu hướng nhân cách hóa tự phát ( không phải là ý


thức nghệ thuật ) giới tự nhiên => bái vật giáo, totem giáo

Nỗi sợ hãi siêu nhiên => thờ cúng tổ tiên, vật linh => Quan niệm
linh hồn trong vạn vật => Hình dung về vị thần ngự trị vạn vật => Truyện
kể dân gian (Thần thoại) => Thực hành nghi lễ

b. Thần thoại là quan niệm của người cổ xưa về vũ trụ

Đặc điểm tư duy nguyên thủy đã tạo thành lối “tư duy thần thoại” .
Tư duy thần thoại được cụ thể hóa thành những quan niệm và những
truyện kể thần thoại

7
Thần thoại ra đời bởi nhu cầu nhận thức thực tiễn khách quan,
hướng đến nấc thang cuối cùng của tư duy suy nguyên thủy: Tại sao lại
có vũ trụ, tại sao lại có con người,…

c. Thần thoại gắn với các hình thức nghi lễ

Cảm quan thần thoại không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn bộc
lộ trong những hình thức khác nhau như hành động, bài ca, vũ điệu…

Đối với người nguyên thủy các hoạt động lễ nghi và ma thuật được
tin là có tác dụng trực tiếp như hoạt động lao động sản xuất. Ở một mức
độ nào đó sinh hoạt thực hành của người nguyên thủy chính là cuộc sống
của người nguyên thủy (cầu mưa, tế thần,…)

3. Phân loại và nội dung phản ánh của thần thoại


3.1 Thần thoại suy nguyên về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài
a. Thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ

Phản ánh khá rõ rệt quan niệm của người Việt Cổ về nguồn gốc và
quá trình hình thành thế giới. Ở thần thoại này, con người đã nêu lên
được vấn đề lao động, sáng tạo và cải tạo vũ trụ. Họ đã tạo ra một thế giới
mới bằng sức tưởng tượng phong phú và mạnh mẽ của mình

Phản ánh cách giải thích, nhìn nhận hết sức hồn nhiên của con
người thời cổ về vũ trụ quanh mình. Các thần chính là sản phẩm của niềm
tin và sự sùng bái tự nhiên đan cài với nhận thức có tính vật chất về TG.

b. Thần thoại kể về nguồn gốc muôn loài

Trong thần thoại hang loạt các giống vật, cây cối… đều không phải
tự nhiên mà có mà do các vị thần hợp sức sáng tạo ra hoặc do một sự kì
vĩ của vũ trụ mà xuất hiện

8
Tiếp theo với công việc sáng tạo vũ trụ, các thần hoàn chỉnh, tu bổ
nên các giống vật cho thế giới dưới mặt đất, tạo ra sự sống, làm ra mọi
thứ cỏ cây, muôn vật.

Vd: Thần lúa, thần lửa,…

c. Thần thoại về nguồn gốc loài người


Phản ánh nhận thức con người tách biệt ra khỏi thiên nhiên bằng
cách hình dung con người có nguồn gốc từ đâu, do ai mà sinh ra. Con
người khiếp sợ trước thiên nhiên hoang sơ, hung vĩ, nhưng cũng đã nhận
thức được mình là một bộ phận của thiên nhiên và hơn nữa con muốn
khẳng định mình là bộ phận tinh túy nhất

Trong thần thoại của các dân tộc, con người đầu tiên xuất hiện, đều
do một đấng siêu nhiên sinh ra như Ông Trời, Chim thần, hay đôi vợ
chồng khổng lồ như ông Đùng bà Đoàng; ông Thu Tha bà Thu Thiên

Thần thoại các dân tộc còn lưu giữ nhiều ký ức về trận lụt lớn hay
đại họa khủng khiếp khiến con người bị diệt vong hoàn toàn cùng với đó
là sự tái sinh của con người nhờ những quả bầu kỳ lạ

3.2 Thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa

Việc chinh phục thiên nhiên, khai phá núi sông, tiêu diệt những lực
lượng thần linh, ma quái thuở ban đầu được thần thoại khắc họa bằng
những hình tượng có kích thước to lớn khác thường…

Phản ánh những kỳ tích của con người trong quá trình chinh phục
thiên nhiên, sáng tạo văn hóa…tạo nên những nhân vật anh hùng thần
thoại, anh hùng văn hóa

Ghi lại và ngợi ca những chiến tích lao động của tổ tiên trong buổi
đầu tạo dựng và ổn định địa bàn cư trú

9
Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của các anh hùng bộ lạc,
bộ tộc

Xây dựng hình tượng của nhiều thần tổ ngành nghề, các bà
chúa…họ ở khắp nơi dạy dân trồng trọt, làm nghề mộc, thuần dưỡng vật
nuôi, tìm giống…

• Truyền Thuyết
1. Định nghĩa

Là những truyện truyền tụng trong dân gian về các sự việc và nhân vật có
liên quan đến lịch sử, được tái tạo lại qua lòng mến yêu và ngưỡng mộ của dân
gian (Hùng Vương, Thánh Gióng…)

Hay giải thích các phong vật địa phương theo quan niệm của nhân dân
(Hòn Vọng Phu…)

Hư cấu luôn bắt nguồn từ một sự thật lịch sử, ít nhiều huyền ảo, thể hiện
cách nhìn, cách đánh giá của nhân dân về lịch sử. Một số sự kiện có thể bịa đặt
ra nhằm cũng cố thêm niềm tin, sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những
người có công trong lịch sử

Truyền thuyết mang vẻ đẹp hài hòa, gắn bó tự nhiên giữa sự thật lịch sử
với tính huyền ảo, đó là vẻ đẹp đã được lý tưởng hóa qua cách nhìn đúng đắn và
tâm tinh thiết tha của nhân dân đối với lịch sử dân tộc.

Nhiều di tích tín ngưỡng, phong tục, lễ hội văn hóa gắn liền với truyền
thuyết vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay:

VD: Giỗ tổ Hùng Vương, bánh trưng bánh dày, lễ hội gióng…

2. Phân biệt

Khác cổ tích: Không nhằm phản ánh xung đột gia đình xã hội và số
phận cá nhân mà phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia

10
Khác thần thoại: Nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật chứ
không hoàn toàn diễn ra trong trí tưởng tượng của nhân dân.

Nếu câu chuyện phản ánh, đề cập về phong tục, phong vật địa phương
hay về nhân vật lịch sử có thật thì nên hướng về truyền thuyết

3. Nội dung
• Phân loại
a) Họ Hồng Bàng và Văn Lang – Âu Lạc (2879-207 TCN)
b) Thời Bắc Thuộc (208 TCN – 938)
c) Thời Phong kiến tự chủ (TK X-TK XIX)
d) Thời kỳ Pháp thuộc (Cuối TK XIX đến 1954)
e) Truyền thuyết đô thị (Chưa (hoặc ít) được công nhận, cô sẽ hướng dẫn
nghiên cứu luận văn Thạc sĩ -)))
a. Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc

Thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc
các tộc người. Truyền thuyết là sự thể hiện sự trưởng thanh về ý thức con người.
Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc đồng thời với nó là ý thức cội nguồn.

Hình tượng người anh hùng dựng nước trong đề tài đấu tranh chinh phục
thiên nhiên

(Lạc Long Quân – Âu Cơ – Hùng Vương – Sơn Tinh có ý nghĩa khai quát
hóa cho công cuộc chinh phục tự nhiên, mở mang bờ cõi của người Văn Lang-
Âu Lạc)

Quá khứ vẻ vang gắn với niềm tự hào về nòi giống và dân tộc, đề cao ý
thức về dông dõi, nguồn gốc “con châu Lạc Hồng” cao quý

Hình tượng người anh hùng dựng nước trong đề tài đấu tranh chống
ngoại xâm

11
(Thánh Gióng, ADV là kết tinh sức mạnh của cả dân tộc. Những chiến
công và thanh tựu của nhân dân hàng nghìn người trong hàng nghìn năm được
gắn cho một người)

Nhân vật anh hùng có sức mạnh tầm vóc to lớn, kì vĩ, ngang tầm với thần
thánh. Truyền thuyết thời kỳ này có tinh chất hoành tráng, gần gũi với đời sống
nd

b. Thời kỳ Bắc thuộc

Thời Bắc thuộc hơn 10 Thế Kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lượt và
chiến đấu giành độc lập của dt VN

Hơn một ngàn năm bị nô lệ, dân tộc VN đã không bị đồng hóa hay diệt
vong như nhiều dân tộc khác trên TG. Đề tài chính của truyền thuyết giai đoạn
này là đấu tranh chống ngoại xâm, chứng minh bản lĩnh của người VN. VD: Bà
Trưng, bà Triệu, Phùng Hưng, Lý Nam Đế…

Đây là những cá nhân anh hùng có thật. Những anh hùng đẹp một cách
toàn diện, kì vĩ, phi thường về tướng mạo, tài năng…

Những cá nhân anh hùng này gắn bó mật thiết với tập thể và đặt quyền
của dân tộc, quốc gia

Giai đoạn này, motif sức mạnh chuyển thành motif truyền sức mạnh.
Người anh hùng vừa đại diện cho tập thể, vừa hòa vào tập thể.

c. Thời kỳ phong kiến tự chủ

Thời kỳ suy sụp của các triều đại phong kiến và cuối cùng đi đến tan rã
trước thế lực p.Tây

Yếu tố hoang đường giảm đi đáng kể

Đề tài nổi bật: anh hùng chống ngoại xâm và anh hùng nông dân. Nhân
vật anh hùng có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc, giàu lòng

12
thương yêu nhân dân. Đây là những nhân vật có tài năng phi thường, mang vẻ
đẹp kì vĩ, siêu nhiên. VD: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… hay danh
nhân văn hóa Chu Văn An, Trạng Trình…

? Vì sao truyền thuyết như về Chu Văn An hay truyện trầu cau không
mang tầm cỡ quốc gia nhưng vẫn gọi là truyền thuyết mà không phải cổ tích

- Thầy Chu Văn An, đây là nhân vật có thật trong lịch sử, nên tất cả
những câu chuyện về ông dù trong phạm vi gì thì cũng không thể là cổ
tích được. Ông là nhân vật có tầm cỡ quốc gia, là thầy của vua, có
công lớn trong việc giáo dục của triều đình thời đó. Câu chuyện về
người học trò còn có liên quan đến một cái đầm là Đầm Mực, một địa
danh hiện còn trên đất nước mình.
- Về truyện Trầu Cau, là một sự tích về phong vật địa phương nên vẫn
gọi là truyền thuyết được. Nếu chú trọng vào nội dung giải thích tục
ăn trầu thì xếp vào TT, nếu chú trọng nội dung xung đột anh em trong
gia đình thì là cổ tích. Là một tác phẩm có tính giao thoa nha giữa 2
thể loại.

d. Truyền thuyết về thời kì pháp thuộc

Các anh hùng kháng Pháp được khắc họa thành hình tượng nghệ thuật
sinh động rõ nét ( Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực )

Thấm đượm một tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, sự thông minh, sáng
tạo của người Nam Bộ trong quá trinh kháng chiến chống thực dân xâm lượt

So với chính sử, truyền thuyết có được vẻ đẹp hồn nhiên và sức hấp dẫn
đặc biệt. Chúng nuôi giữ ngọn lửa truyền thống yêu nước của đồng bào Nam
Bộ; bổ sung cho phần khiếm khuyết, cằn cỗi, khắc nghiệt của chinh sử triều
Nguyễn bấy giờ…

• Ca Dao Dân Ca
1. Định nghĩa

13
Ca dao: Là bộ phận cốt lõi, tiêu biểu nhất của thơ ca truyền thống, những câu
hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân, được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế
hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách

Là phần lời của bài hát dân ca

Toàn bộ ca dao VN đều có thể hát lên một làn điệu nào đấy

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ


Năm canh chày thức đủ năm canh

Dân ca: Là những bài hát, câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai
điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của
tác phẩm

Con cò, cò bay lả, (lả) bay la


Bay từ (là) từ cửa Phủ
Bay ra (là) ra cánh đồng
Không phải toàn bộ nhưng phần lớn dân ca đều xuất phát từ ca dao
Mối quan hệ giữa lời ca và giai điệu với hình thức sinh hoạt của nó là một
trong những đặc điểm tạo nên tinh chất phong phú về thể loại dân ca

Lời ca (câu hay bài)


Giai điệu (Giọng hoặc điệu)
Hình thức sinh hoạt (hay lề lối hát)
• Mối liên hệ giữa ca dao, dân ca
Dân ca chỉ chung toàn bộ hình thức ca hát dân gian như các điệu hò lao
động, hát ru con, hát quan họ, các điệu lý…
Ca dao chỉ thơ trữ tinh dân gian truyền thống, bao gồm cả lời thơ nảy sinh
từ các loại dân ca trữ tinh truyền thống
VD: Hò, hát ru, đồng dao (có thể thay đổi lời ca dọng điệu, làn điệu theo
vùng miền )
Quan họ Bắc Ninh, các bài lý…
2. Phân loại

14
- Dân ca lao động
- Dân ca sinh hoạt, nghi lễ
- Dân ca sinh hoạt, đời sống gia đinh
a. Dân ca lao động
Là những bài ca được hát lên ngày trong quá trình lao động, mục đích tạo
ra và tăng cường tinh chất nhịp nhang cho động tác lao động, giúp con người
nhận thức được những đặc điểm của quá trinh lao động, có tác dụng làm giảm
sự mệt nhọc và gây hứng thú trong lao động
Vd: Hò lao động, hò kéo lưới….
b. Dân ca sinh hoạt nghi lễ
Những bài ca khẩn nguyện thần linh, phản ánh lòng tin của con người vào
lực lượng siêu nhiên và lòng cầu mong được lực lượng ấy giúp đỡ trong lao
động và đời sống, bao gồm những bài ca trong nghi lễ lao động, nghi lễ cúng
bái thần linh…
Dân ca nghi lễ tế thần ít nhiều mang tinh chất tôn giao, phản ánh lòng tin
của nhân dân vào lực lượng thần linh và cầu mong các lực lượng này che chở,
ban phước…
Vd: Hát hầu đồng, hát sắc bùa, hò đưa linh…
c. Dân ca sinh hoạt đời sống gia đinh và xã hội
Phản ánh những sinh hoạt trong gia đinh và xã hội, giai điệu của những
bài hát này rất đa dạng, mang tinh chất địa phương độc đáo. Bao gồm những bài
hát ru, hát vui chơi của trẻ em hay làn điệu dân ca của vung miền, những bài đối
đáp nam nữ…
Vd: Bắc: À…à….ơi…ơi
Con ơi con ngủ cho say, mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về…
Trung: Hà hà ơ ơ
Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống bên su thì chèo…
Nam: Ầu ơ…có cha có mẹ thì hơn
Chứ không cha không mẹ như đờn đứt dây…

15
Đàn đứt dây còn xoay còn nối
Chứ cha mẹ mất rồi con phải mồ côi
3. Nội dung của ca dao
- Ca dao phản ánh lịch sử
- Ca dao phản ánh văn hóa, phong tục truyền thống
- Ca dao là tiếng hát trữ tinh của con người lao động về tinh yêu quê
hương đất nước và lao động sx
- Ca dao phản ánh tâm tư thầm kín của con người, là tiếng hát nam nữ
- Ca dao trữ tinh về sinh hoạt gia đình
- Ca dao chứa đựng tiếng cười trào phúng
a. Ca dao phản ánh lịch sử
- Tập trung khắc họa một mặt nào đó của sự kiện lịch sử có liên quan
trực tiếp đến đời sống nhân dân lao động
- Thông qua hình ảnh, sự kiện lịch sử đó bày tỏ quan điểm, thái độ của
người dân
- Những biến cố, sk lích sử ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống nhân
dân đương thời
Vd: Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thanh ốc khác thường
Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây

Hay

Con ơi con ngủ cho ngoan

Để mẹ ganh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

b. Ca dao phản ánh văn hóa, phong tục tập quán truyền thống

16
Về mặt này có thể coi ca dao VN là một kho tư liệu phong phú về lễ hội,
phong tục tập quán ở nông thôn ngày xưa như tín ngưỡng, lễ lạt, ma chay, cưới
xin, ăn mặc…

Ai về Phú Thọ cùng ta


Vui ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10
Hay
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
c. Ca dao là tiếng hát trữ tinh của con người lao động về tinh yêu quê hương
đất nước, con người lao động

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh


Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Mời anh về với Gia Lai


Lắng nghe khúc hát liêu trai mơ màng
Cao nguyên lộng gió bạt ngàn
Bốn mùa mát mẻ thiên đàng là đây

Trời mưa ướt lá cao su


Ướt em em chịu ướt thu em buồn (Ca dao Tây Nguyên_Gia
Lai)
 Những oán thán của công nhân cao su, từ hồi lai tháp
giống cho đến khi lấy mủ, và mùa mưa là mùa khổ nhất
của họ, nhưng họ vẫn thốt lên ca ngợi vẻ đẹp của mùa
mưa.
d. Ca dao phản ánh tâm tư thầm kín con người, là tiếng hát nam nữ
Cô kia tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
e. Ca dao trữ tình về sinh hoạt gia đình

17
Mua cau chọn những buồng sai
Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng
f. Ca dao về tiếng cười trào phúng
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp xờ đuôi con mèo
4. Những đặc điểm chủ yếu về nghệ thuật ca dao
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
- Kết cấu
- Ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của ca dao
a. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
- Nhân vật có tính xác định về diện mạo, tính cách
- Hình tượng nhân vật điển hình có tính ứng dụng chung
- Hệ thống đại từ xưng hô có tính phiếm chỉ (chàng, nàng, bậu, tôi…)
- Xây dựng nhân vật bằng các biểu tượng truyền thống gồm biểu tượng
đơn (cò, sen,yếm…) và biểu tượng kép ( mận-đào, trúc-mai, trầu-cau,
bến-thuyền )
b. Kết cấu
- Kết cấu tự sự
- Kết cấu đối thoại một vế
(là tâm tinh, ngôn ngữ nhân vật trữ tinh trực tiếp bộc bạch tinh cảm,
cảnh ngộ, số phận, nỗi niềm của mình. Kết cấu này thường xuất hiện
trong các bài ca về gia đinh, các mối qh xã hội)
- Kết cấu đối thoại hai vế (thuận và nghịch)
(thường có hình thức đối đáp câu hỏi-câu trả lời, đối-đáp, thường
xuất hiện nhiều trong bài ca về tình yêu đôi lứa)
• Ca dao thường được xây dựng theo các motif và cấu trúc quen thuộc
- Thân em…chiều chiều…đêm đêm…ngày đi-ngày về…hôm qua-hôm
nay…
c. Ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của ca dao
18
- Ngôn ngữ: Hô ngữ, khẩu ngữ, từ địa phương, từ chỉ địa danh, số từ,
thành ngữ, tục ngữ…
- Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thể văn, kết hợp giữa các thể thơ
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, thậm xung, nhân hóa
• Truyện cổ tích
1. Định nghĩa

VHDG ra đời trước văn học viết nhưng khi có chữ viết thì VHDG mới được
gọi tên

Truyện cổ tích là tập hợp những câu chuyện cổ dân gian ra đời trong thời
kì xã hội đã phân chia giai cấp nên mang chủ đề xã hội, phản ánh những xung
đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử, khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình
riêng, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Vừa miêu tả và lí giải hiện thực, cổ
tích vừa thể hiện mơ ước của người lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn thực
tại.

Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống giai
cấp thống trị nhưng một mặt vẫn chịu ảnh hưởng ý thức hệ thống trị của thời
đại, tức là ý thức hệ của giai cấp thống trị ( Người xưa thường chịu áp bức của
giai cấp thống trị và muốn thay thế giai cấp thống trị _ Như câu chuyện “Ai mua
hành tôi” người nông dân thay vua điều hành đất nước, nhưng điều hành thế nào
thì không ai nghĩ tới, họ đơn giản là thấy giai cấp thống trị quá ác và muốn thay
thế họ)

Jacob Grimm (Đức): Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên
bằng trí tưởng tượng nghệ thuật, đặc biệt là những điều tưởng tượng về thế giới
thần kỳ, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện với đời sống
thực và làm thỏa mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù họ có
tin hay không tin vào những điều được nghe, kể

19
Nhikiphorop (Nga): Là những truyện kể truyền miệng, lưu hanh trong
nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác
thường (mang yếu tố thần kỳ) và những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và
phong cách thể hiện

Nguyễn Đổng Chi: Ba đặc điểm đáng chú ý hơn cả để nhìn nhận loại hình
cổ tích

- Tính chất cổ của sự việc, truyện cổ tích được xá định trước tiên phải ở
phong cách cổ của chúng
- Sự việc được kể đừng có yếu tố quá xa lạ với dân tộc (Như ở VN
không thể có Bà Chúa Tuyết mà là ông Bụt, bà Tiên)
- Ít nhiều phải thể hiện tư tưởng, tinh cảm, nghệ thuật

Chu Xuân Diên: Khái niệm truyện cổ tích bao hàm ba yếu tố nghĩa:
truyện cổ tích là truyện kể; truyện kể này có liên quan đến quá khứ thời
xa xưa cả về nội dung lẫn nguồn gốc; dấu tích này còn để lại đến ngày
nay

- Truyện cổ tích phản ánh sự thật, hiện tượng xã hội, truyện truyền
thuyết đề cập đến nguồn gốc ra đời

? Truyện cổ tích có được sáng tác dành cho trẻ em không, trong khi một
số bản gốc các câu chuyện đều rất ghê sợ (cô bé quàng khăn đỏ ăn thịt bà,
hoàng tử cưỡng hiếp cô gái ngủ trong rừng, Tấm làm mắm Cám ) và truyện cổ
tích được sáng tác trong thời kỳ xã hội phân chia giai cấp, chữ viết chưa được
phổ biến thì người xưa có thực sự muốn sáng tác ra truyện cổ tích để răng dạy
trẻ em không

- Truyện cổ tích không dành cho trẻ em, nhưng qua thời gian, truyện cổ
tích được biến đổi để phù hợp với trẻ em
- Truyện cổ tích hình thành sau này mới dành cho trẻ em
- Có một bộ phận truyện cổ tích giành riêng cho trẻ em

20
2. Phân loại
A) Truyện cổ tích về loài vật
- Nêu lên nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới loài vật (có
hoặc không có sự tham gia của con người)
- Nổi bật trong nhóm này là hệ thống truyện về con vật thông minh,
dùng mẹo để lừa thắng các con vật mạnh hơn (Thỏ và Rùa). Nhóm
này có ý nghĩa ca ngợi trí thông minh của người bình dân
B) Truyện cổ tích thần kỳ
- Kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con
người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia
đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, mối qh xã hội (Tấm Cám,
Sự tích cây khế, Sự tích con khỉ…) Nhân vật thần kỳ giữ vai trò quan
trọng nhưng không phải là đối tượng chính.
- ? Sự tích con khỉ, chim đa đa được xếp vào chuyện cổ tích vì diễn biến
câu chuyện là xung đột giữa hai anh em, tầng lớp, cuối chuyện mới
xuất hiện “con vật” cho nên ta sẽ hướng tới diễn biến xung đột nhiều
hơn…
+) Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ
- Nhân vật khỏe mạnh, dũng cảm, có tài đặc biệt phi thường về một lĩnh
vực nào đó (bắn cung, giỏi võ, chữa bệnh…)
- Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu ly kỳ của nv chinh. Cuối cùng
nhân vật chính lập chiến công, diệc cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu
hạnh phúc cho con người….

* Một số Motif Thạch Sanh:

a. Motif chém chằn tinh


- Trong văn hóa dân gian VN, tục thờ rắn là một trong những tín
ngưỡng nguyên thủy của người Việt Cổ, rắn là một hình tượng phổ

21
biến và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ thể hiện qua tục thờ rắn với tư
cách là thủy thần, vật tổ.
- Motif chém chằn tinh từ quan niệm coi rắn là thần chủ của nước,
nguồn gốc của lễ hiến sinh, qua giai đoạn thần thoại để cuối cùng trở
thanh Motif truyện cổ tích
- Motif chém chằn tinh là sự thoát thai và phản ứng lại tục hiến sinh
thời cổ. ước mơ có đủ sức mạnh để thoát khỏi sự khiếp sợ vật dữ, bảo
toàn mạng sống của mình.
b. Motif diệt đại bàng cứu công chúa
- Một mặt có nguồn gốc từ những biểu tượng thần thoại và quan niệm
vật tổ về những giống chim dữ, nghi lễ hiến tế, một mặt có cơ sở lịch
sử xã hội từ hình thức hôn nhân cướp đoạt thời cổ (tục cưới vợ, kéo
vợ, cướp dâu…trong phong tục người thiểu số)
c. Motif nhân vật giả mạo tranh công
- Mâu thuẫn của người anh hùng và kẻ giả mạo mang sắc màu đạo đức.
Một bên ngay thật vô tư – một bên xảo trá, vụ lợi. Và mang sắc màu
lịch sử xã hội của thời pk đã phát triển, vì vậy có thêm lớp ý nghĩa
mới là mâu thuẫn giai cấp (thương nhân – lao động)
- Xung đột trong gia đình ( anh – em ) và xã hội (thương nhân – người
lao động)
d. Motif người câm
- Nhân vật câm thường là nữ, có thể do một lời nguyền, do thực hiện
điều cấm kỵ, bị phù phép hoặc do điều bí mật chưa được/không được
tiết lộ. Nhưng khi bí mật ấy được bộc lộ thì nhân vật hết câm
- Câm: Sự phản ứng lại cái giả dối, xảo trá, phản bội nhưng ở hình thức
chưa triệt để. Nhân vật chỉ lên tiếng khi có sự xuất hiện của vật báu
thần kỳ hay mọi chuyện được phơi bày.
e. Motif vật báu mang lại hạnh phúc

22
- Tiếng đàn của Thạch Sanh, tương tự như miếng trầu têm cánh
phượng, chiếc lược, chiếc trâm cài đầu, mảnh thân thể đã bị cắt đi của
quái thú, mảnh vải khít với chiếc áo bị rách…là những thông điệp của
người thân yêu, người anh hùng thật sự…biểu tượng của sự đoàn tụ,
hạnh phúc…
- Còn có ý nghĩa như vật báu tượng trưng cho công lý, vạch trần kẻ giả
mạo, tranh công.
+) Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh
- Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con
riêng, người đi ở…Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, thiệt thòi về quyền
lợi; Về mặt tính cách, họ hiền lành, cam chịu (trừ những nhân vật xấu
mà có tài: sọ dừa, nàng cóc…)
- Nhân vật chính trải qua thử thách và đổi đời, được hưởng hạnh phúc
dài lâu. Yếu tố thần kì thường xuất hiện với vai trò là nhân vật trợ thủ
hay các nhân vật trợ thủ cho nhân vật chính

* Motif Tấm Cám

a. Motif người con riêng

- Sự xuất hiện của dì ghẻ gắn liền với sự phá vỡ chế độ nội tộc hôn. Quá
trình phá vỡ chế độ nội tộc hôn diễn ra song song với quá trình chuyển từ chế
độ thị tộc sang chế độ công hữu thị tộc sang chế độ tư hữu xã hội có giai cấp

- Số phận người con riêng mang màu sắc lịch sử xã hội, tượng trưng cho
số phận những người bất hạnh trong xã hội khi chế độ công xã nguyên thủy
cùng với những nguyên tắc công bằng, dân chủ của nó bị phá vỡ

b. Motif tranh công và đánh tráo

- Tranh công bắt tép giành yếm đỏ


- Làm thịt cá bống
- Tranh thủ vận may

23
- Đánh tráo hoàng hậu => xung đột cao nhất chuyện

c, Motif cái duy nhất (? Tìm hiểu kỹ )

- Cái duy nhất dẫn đến sự tranh công ( cái yếm đỏ )


- Cái duy nhất biểu hiện cho sự can thiệp của thần linh ( con cá bống sót
lại )
- Cái duy nhất để chọn lựa ( đôi hài đỏ )
- Cái duy nhất chứa đựng sự tái sinh vĩnh viễn ( quả thị )
- Cái duy nhất để nhận diện hạnh phúc ( miếng trầu têm cánh phượng )

d, Motif vật báu mang lại hạnh phúc

- Trong đa số truyện thuộc kiểu này, vật báu là đôi giày. Nguồn gốc
Motif này là ở những phong tục về đôi giày trong hôn nhân của một số
nước trên TG
- Motif miếng trầu ở phần cuối là sáng tạo của người VN tương đương
với Motif vật báu chiếc giày
- Đây cũng là ước mơ, khát vọng về cuộc sống công bằng của người
dân.
- Với người p.Tây sau khi kết thúc Motif chiếc giày là kết thúc, còn ở p.
Đông sẽ kết thúc bằng 1 Motif khác, thuộc về bản thân hơn ( tự làm ra
như miếng trầu…)

e, Motif trừng phạt

- Mâu thuẫn giữa Tấm-Cám (dì ghẻ) được nâng lên thành mâu thuẫn
giữa thiện và ác. Mâu thuẫn này thường được dân gian giải quyết theo
hướng thiện thắng ác, cái thiện sẽ được hạnh phúc, các ác sẽ bị trừng
phạt
C) Truyện cổ tích thế sự

24
- Kể lại những chuyện khác thường được rút ra từ thế giới trần tục. Yếu
tố thần kỳ (Nếu có) cũng chỉ là thứ yếu, không ảnh hưởng đến toàn bộ
câu chuyện như chuyện cổ tích thần kỳ
- Nếu xung đột trong chuyện cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi
huyền ảo thì xung đột trong chuyện cổ tích thế sự được giải quyết
bằng những logic của hiện thực
- Nhân vật trung tâm của chuyện cổ tích thế sự thường chủ động và tích
cực hơn trong chuyện cổ tích thần kỳ, cho dù họ thường bế tắc và gặp
kết cục bi thảm . Bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đời mơ ước, ảo
tưởng trong chuyện cổ tích thần kỳ

Vd: Trương Chi – Mỵ Nương, Chú bé thông minh, giết chó khuyên
chồng…

3. Đặc trưng nghệ thuật


- Nhân vật chuyện cổ tích thường chỉ dừng lại ở mức độ điển hình cho
một kiểu người, một loại người có một tính cách hay đặc điểm nhất
định, đơn giản, chưa khắc họa được những con người vừa mang tính
khái quát vừa mang tính cá thể rõ rệt
- Thời gian luôn là thời quá khứ, xa xưa. Thông thường là phiếm định,
ước lệ và nằm trong một không gian kín
- Truyện cổ tích bao giờ cũng được kể theo một hướng thẳng, hết sự
việc này đến sự việc kia. Trong chuyện cổ tích không có sự đồng hiện
hay tái hiện thời gian, không gian như văn học viết.

* Câu đố

1. Định nghĩa

Là một loại hình văn học dân gian, có chức năng chủ yếu là phản ánh đặc
điểm của sự vật, hiện tượng theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo

Dựa vào nét giống nhau giữa:

25
- Vật đố (lời giải)
- Vật được miêu tả (câu đố)

Hình thức cấu tạo câu đố: Đố - Giải

2. Mục đích

Mô tả, phản ánh đặc điểm của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời
sống xã hội bằng phương pháp dấu tên và nghệ thuật ẩn dụ đặc biệt

3. Chức năng

- Phương tiện để nhận thức

- Kiểm tra sự hiểu biết

4. Phân biệt câu đố, tục ngữ với ca dao

a. Với tục ngữ

Tương đồng về hình thức ngắn gọn, cô đúc, có vần điệu nhịp nhàng

Vd: Vừa bằng một bước, mà bước không qua (cái bóng)

Xây dựng hình tượng trên nguyên tắc của phép ẩn dụ, đối tượng miêu tả
được trình bày theo lối vòng quanh hoặc bóng gió

- Chức năng và phương pháp nghệ thuật


Phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng >< Đúc kết kinh nghiệm tri
thức
Không giải thích hình ảnh ẩn dụ >< Giải thích hình ảnh ẩn dụ
Không khều mà rụng (Mưa)
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa (Mưa)
(Nhưng đối với tục ngữ sẽ đúc kết kinh nghiệm, còn câu đố thì không)

b. Ca dao

Hình thức thơ, gieo vần ngắt nhịp như ca dao

Mình vàng mặc áo cánh tiên

Ngày năm bảy vợ, nửa đêm la làng ? ( Con gà trống )


26
- Chức năng và phương pháp nghệ thuật
Phản ánh nhận thức >< Phô diễn nội tâm
Trong trắng ngoài xanh, đóng đanh ở giữa ? (Quả trầu)

Trầu này trầu tính trầu tình


Trầu loan trầu phượng, trầu mình trầu ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha dấu mẹ đem ra cho chàng

5. Các cách thức mô tả vật đố

a. Dựa vào đặc trưng về hình thể sự vật


(Con gì không chân, bò năm rừng bảy rú_Con rắn)
b. Dựa vào chức năng của sự vật
(Không có tui thì đuôi cả nhà_Cái đèn)
c. Dựa vào hoạt động sự vật
(Con đánh mẹ, mẹ van làng
Đến khi làng ra, con chui bụng mẹ_Cái mõ)
d. Dựa vào nguồn gốc
(Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông khép lại, mùa hè mở ra_Cái quạt)
6. Nội dung
a. Về các hiện tượng tự nhiên
Có mặt mà chẳng có tay
Nhăn nhăn nhó nhó chẳng ai muốn nhìn_Mặt trời
b. Giới động vật
Tám sào chống cạn
Hai nạng chống xiên
Con mắt láo liên
Cái đầu không có_Con cua

27
c. Giới thực vật
Ở dưới âm phủ
Đội mũ bước lên_Cây nấm
d. Cơ thể người
Trên hang đá, dưới hang đá
Giữa có con cá thờn bờn_Cái miệng
e. Hoạt động của con người
Tròn tròn nằm trên miệng lỗ
Tay đợ cổ, tay vỗ đít_Cho con bú
f. Vật dụng lao động sinh hoạt của con người
Trong da ngoài da
Đút vô thì ấm, rút ra thì lạnh lùng_Mang giày da
7. Đặc điểm của câu đố
1. Miêu tả trực tiếp

Dựa trên đặc điểm, hình thức, hình dáng, màu sắc, chức năng,
nguồn gốc…của sự vật, sự việc đó
2. Miêu tả gián tiếp
Đưa câu đố những hình ảnh ví von, so sánh ẩn dụ, nhằm tạo tính
lắc léo sinh động
3. Chơi chữ
• Vè
1. Khái niệm

Là một thể loại sáng tác dân gian kể chuyện bằng văn vần, một loại
truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt, chú trọng người thật,
việc thật, những tính chất đột xuất của làng xã ngày xưa (vè thế sự) hoặc những
sự việc lớn vang động đến cả nước (về lịch sử)

(Vè chỉ kể tên, liệt kê chứ không nêu chức năng)

+) Những tiêu chí quan trọng để xác định vè


- Hình thức thể hiện: Văn vần
28
- Hình thức diễn xướng: Nói vè, đọc vè, kể vè
- Mục đích sáng tác: Nhằm kể lại sự kiện và bộc lộ thái độ khen chê
- Đặc điểm nội dung: Tính thời sự, tính chiến đấu, tính quần chúng, tính
địa phương, tính bình dân
- Loại hình thể hiện: Vè kể vật kể việc, vè thế sự và vè lịch sử
2. Phân loại
a. Vè kể sự vật sự việc

Miêu tả sản vật địa phương, sự vật quen thuộc trong đời sống nhằm
thể hiện sự hiểu biết, thân thuộc hoặc để giới thiệu đặc trưng của địa
phương

Lòng tự hào về sự giàu đẹp, sung túc của quê hương , hoặc tài nghệ
khéo léo của con người.

Miêu tả những hình thức sinh hoạt tập thể xã hội

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè loài cá
No lòng phỉ dạ
Là con cá cơm
Không ướp mà thơm
Là con cá ngát
Liệng bay thoăng thoắt
Là con cá chim….
b. Vè thế sự

Đề tài lấy từ các sự kiện sinh hoạt xã hội, đời sống hằng ngày của
nhân dân với tinh thần phê phán hay đồng tình

Tính chất người thật việc thật thể hiện rõ nét

Xu hướng chung là trào phúng, phê phán những hành vi, tệ nạn xã
hội gây hại đến phong tục tập quán, đạo đức nhân dân.

Ai ơi lẳng lặng mà nghe


Người xưa để lại bài vè gái hư

29
Nấu cơm bữa thiếu bữa dư
Bữa sống bữa khét bữa như cháo bồi
Đụng đâu cũng lết vào ngồi
Lấm lem vạt áo như nùi giẻ lau…
c. Vè lịch sử

Ghi lại những sự kiện lịch sử nổi bật, vượt ra ngoài phạm vi địa
phương, những sự kiện và những vật quan trọng được phổ biến rộng rãi
trong cả nước

Thuật lại cuộc đời và vai trò của nhân vật lịch sử gắn liền với miêu
tả cuộc sống và đấu tranh nhân dân

Giọng điệu vè lịch sử thường hào hùng (khởi nghĩa, chống Pháp)

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè kháng chiến

Pháp làm quá ngặt

Khủng bố nước ta

Cướp của đốt nhà

Đàn bà hãm hiếp

Ruồng bố liên tiếp

Lại thêm máy ba

Nó ở bên Tây

Qua đây cướp bóc…

3. Đặc điểm

+) Nội dung

a. Tính địa phương

Phản ánh hiện thực ở từng địa phương cụ thể, bộc lộ rõ thái độ của
người dân địa phương trước đó
30
b. Tính thời sự

Chú ý đến những sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới diễn ra trong
hiện tại, những sự kiện nóng hổi gây xôn xao dư luận tại địa phương
hay trong cả nước_khẩu báo

Vè bão lụt năm Thìn

Tiết tháng ba

c. Tính chân thực

Do gắn liền với người thật, việc thật trong một thời điểm xác định
ở địa phương nhất định nên nổi dung bao giờ cũng phải chân thực

d. Tính chiến đấu

Đả kích vào mọi thói hư tật xấu trong xã hội, phê phán những sự
việc ngang trái bất công

Vè là bản án của dư luận xã hội, phản ánh tình hình xã hội trong
thời chiến

+) Hình thức

a. Thể vè

Phần lớn vè được sáng tác theo thể vãn (4,5,6,7,8,…) đặc biệt là vãn 4 vì
nó phù hợp với giọng điệu kể chuyện, ngắn gọn thể hiện sự khẩn trương.

b. Ngôn ngữ

Khẩu ngữ là ngôn ngữ thường ngày của người bình dân được diễn đạt
theo lối văn vần cho dễ nhớ, dễ thuộc

Nôm na vụng về, nhiều khi dài dòng khó hiểu, thiếu sự chọn lọc và nhiều
chỗ không chính xác

Là một kho tư liệu phong phú về từ địa phương và từ cổ

*VHDG Các dân tộc thiểu số

31
VHDG dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó, mật thiết,
có sự giao lưu và chuyển hóa lẫn nhau tới mức có những trường hợp không thể
tách rời. Đó là một nền văn học dân gian thống nhất, đa dạng.

Văn hóa xã hội mỗi dân tộc cũng có những nét khác biệt nhau, biểu hiện
ở phong tục tập quán, tín ngưỡng, chế độ hôn nhân, gia đình, những nét sinh
hoạt trong đời sống thực…đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học dân gian. Khi
tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số, cần nắm được những đặc điểm
cơ bản để làm cơ sở cho sự phân tích, lý giải.

Nền VHDG của các dân tộc thiểu số có những thành tựu với những sắc
thái riêng biệt thể hiện ở nhiều thể loại đa dạng như tục ngữ, dân ca, thần thoại,
cổ tích, truyện thơ, sử thi…

Thần thoại bảo tồn được một số nét cổ hơn so với người Việt. Kho thần
thoại giải thích tự nhiên rất dồi dào (Đẻ đất đẻ nước, Bài ca trời đất…)

Sử thi đậm chất thần thoại, nổi bật hình tượng người anh hùng (Đăm Săn,
Xin Nhã…)

Khối lượng thơ ca dân gian lớn, đậm chất trữ tình (Làm dâu, tiễn dặn
người yêu…)

(Thường ở các vùng núi cao, ở xa các nền văn minh, xã hội đương thời
chưa can thiệp tới, thì vẫn giữ nguyên các truyền thống dân gian)

+) Tục ngữ

Câu nói ngắn gọn đúc kết những kinh nghiệm lao động ứng xử, phong
tục, nhận xét các hiện tượng xã hội, dẫn giải những khen chê theo tiêu chuẩn
luật tục xh. Tục ngữ bám sát tâm lý, tư duy và hoàn cảnh lịch sử, địa lý của dân
tộc

- Bắt bỏ bên ngoại, xin từ anh em (Tôn trọng mẫu hệ (bên ngoại) hơn,
nếu bắt buộc phải chọn, thì phải chọn bên ngoại, nếu bỏ thì từ luôn)
- Lời ngọt bụng chua
- Chó quanh ghế mới ngồi, người đắn đo hãy nói
- Quan thấy kiện như nghiện thấy của
32
- Chồng lười vợ chết đói, vợ lười chồng rách rưới
- Muốn vợ khôn phải bảo / Muốn con ngoan phải rèn
- Đừng lấy chồng đẹp mà nhác / Chớ lấy vợ xinh mà lười
- Một con cá ươn / thối cả gió

+) Dân ca các tộc người

Mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo riêng biệt về đặc điểm của âm
nhạc dân tộc mình, như hát ru, hát giao duyên đối đáp, hát đồng dao; hát Then,
Mo của người Dao, Tày, Thái; Hát Tang ca, hát ống của người Mông, Dao; Đàn
tích của người Tày, Thái; cồng chiêng của người Tây Nguyên…

+) Truyện thơ

Truyện kể bằng thơ, thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc,
dung lượng lớn, chứa đựng các vấn đề xã hội

Thuộc loại hình văn học hát, kế thừa truyền thống của dân ca đồng thời
mang yếu tố tự sự, có cốt truyện, sự kiện, nhân vật. Nhiều truyện thơ được xây
dựng trên cốt truyện cổ tích, một số truyện thơ có cả dấu vết anh hùng ca

Tác giả là nghệ nhân dân gian và nho sĩ, tu sĩ, trí thức dân tộc.

- Đề tài
Thân phận trẻ mồ côi
Cuộc sống cực nhọc của người lao động
Khát vọng lập công cứu nước trả thù nhà của các chàng trai
Các mốc lịch sử lớn trong đời sống dân tộc
Cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, quyền sống của người phụ nữ
trong xã hội cũ
- Phân loại
a. Truyện thơ phát triển đề tài tự sự của xã hội
b. Truyện thơ về tình yêu và hôn nhân

__ Đôi nét về người Thái ở Tây Bắc thế kỉ XVII

Sống quần cư đông đúc ở các thung lũng, sườn núi thấp -> nền văn hóa
mang bản sắc riêng so với người Kinh và các dân tộc khác
33
Xã hội bị phân chia giai cấp sâu sắc, phân biệt giàu nghèo nghiệt ngã…

Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp – lối ngâm thơ hoặc hát theo
lời thơ, có thể đệm đàn và múa

Sớm có chữ viết nên nhiều tác phẩm văn học cổ điển được ghi chép lại…

- Chủ Đề: Đấu tranh cho quyền tự do yêu đương, khát vọng sống tự do
của người phụ nữ
- Khát vọng dân chủ mạnh mẽ, mãnh liệt của nhân dân, đấu tranh cho
một cuộc sống hạnh phúc
- Phản ứng với những tục lệ khắt nghiệt đối với tình yêu nam nữ, có ý
nghĩa phản phong sâu sắc

@ Tiễn dặn người yêu

Tóm Tắt:

Mối tình của đôi trai gái Thái ở TK XVII miền Tây Bắc

Đôi bạn tình có tuổi thơ gắn bó bên nhau và yêu nhau khi họ trưởng thành

Tình yêu bị tan vỡ - nỗi đau của chàng trai nghèo không cưới được vợ và
thân phận cô gái bị cha mẹ ép duyên

Họ tìm cách thoát ra khỏi cảnh trói buộc ngang trái đó

Trải qua bao nhiêu sóng gió, đau khổ, mất mát…Cuối cùng họ mới tìm về
bên nhau

Giá trị và ý nghĩa

a. Nội dung
- Tố cáo tư tưởng đạo đức của chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu chà đạp
lên những khát vọng tự do của con người. Lên án một tập tục, lễ giáo
phong kiến đã thiêu cháy khát vọng của tình yêu lứa đôi
- Ca ngợi mối tình trong sáng, chung thủy, bền bỉ. Đại diện cho tình yêu
mẫu mực của bao chàng trai cô gái Thái không bị ràng buộc bởi của
cải vật chất

34
- Sự chiến thắng của tình yêu và lòng chung thủy, gieo niềm tin tưởng
lạc quan tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu tự do
b. Hình thức
- Là một áng thơ đặc sắc của dân tộc Thái bởi lẽ dung dị, ngôn ngữ tự
nhiên, trong sáng và gần gũi
- Yếu tố tự sự, trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn
- Dày đặc những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, kết cấu trùng lặp
- Âm hưởng thơ da diết, phong phú diễn tả chân thực dòng cảm xúc vận
động với nhiều cung bật

+) Sử Thi

1. Định nghĩa

Sử thi (anh hùng ca, trường ca) là những sáng tác tự sự có qui mô lớn,
bằng văn vần hay văn xuôi giàu chất thơ, xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn
học các dân tộc thiểu số

Nhân vật chính là các anh hùng dũng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất
và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh của toàn dân tộc, chủ yếu miêu tả hành
động của nhân vật hơn là những rung động tâm hồn

2. Đặc trưng

Bao quát đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài, trung tâm
là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại với cộng đồng, những kỳ tích, sự nghiệp
anh hùng có tầm vóc lớn. Biểu dương chiến tích của những người anh hùng quả
cảm, có phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho lợi ích cộng đồng

Nghe hát-kể sử thi là một sinh hoạt văn hóa tập thể và mọi giá trị của sử
thi, là thành tựu chung của cả cộng đồng

3. Phân loại
a. Sử thi thần thoại: Kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn
loài, hình thành các dân tộc, văn minh loài người buổi đầu
b. Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng
anh hùng (lấy vợ, đánh giặc, làm lụng)

35
_ Vài nét về dân tộc Ê-đê

- Sống tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, đa số là làm rẫy
- Có nền VHDG rất phong phú, đặc biệt là sử thi

@ Sử thi Đam San

Kể về cuộc đời ngang tàng đầy chiến công của người anh hùng lý tưởng
Đam San. Nổi bật là những kỳ tích trong lao động chế ngự những lực lượng tự
nhiên, những chiến công trong chiến trận chống kẻ thù, vươn lên chống lại
những trở lực ràng buộc, cái chết đầy tính chất bi hùng của con người quyết tâm
vươn tới ham muốn tột đỉnh của mình

a. Chủ đề đấu tranh chống lại tập tục hôn nhân theo chế độ mẫu quyền (tục
jue-nue)
- Cuộc đấu tranh của Đam San được miêu tả với nhiều mâu thuẫn phức
tạp để thoát khỏi những ràng buộc của chế độ mẫu quyền, nhằm vươn
tới một cuộc sống tự do, phóng khoáng và khẳng định vai trò của
người đàn ông trong xã hội cũ
- Hành động chống đối của ĐS không dẫn đến kết quả phá vỡ cuộc hôn
nhân ấy, chứng tỏ ĐS vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ
mẫu quyền. Một mặt vì sức mạnh của tập tục còn quá lớn. Một mặt
cuộc hôn nhân ấy cũng đồng thời đem lại cho chàng quyền lợi cho
chàng quyền lợi và địa vị mong muốn
b. Chủ đề đấu tranh chống những tù trưởng thù địch để bảo vệ cuộc sống và
mở rộng địa bàn cư trú
- Miêu tả những chiến công oanh liệt của ĐS trong 2 trận đánh thắng 2
vị tù trưởng
- ĐS là hình ảnh lí tưởng về người tù trưởng có khả năng chiến đấu bảo
vệ và mở rộng địa bàn cư trú
- Người anh hùng cùng với các cuộc chiến đấu đã được miêu tả với
nhiều nét phóng đại tượng trưng và màu sắc thần thoại
- Cái chết của ĐS phần nào mang ý nghĩa bi kịch vì nó mang mâu thuẫn
giữa khát vọng vô bờ với khả năng hữu hạn của người anh hùng.

36
# Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật tự sự thể hiện theo kết cấu chương khúc: một chương
khúc kể về một sự việc, một biến cố trọn vẹn xoay quanh một nhân vật
trung tâm
Phương pháp nghệ thuật tương phản: TP được cấu tạo theo thủ
pháp cặp đối xứng với nhiều mặt
Kết cấu sử thi theo thủ pháp trùng lặp, nhiều đoạn gần như là
những điệp khúc, tạo nên âm hưởng tầng lớp
Ngôn ngữ cụ thể tràn đầy hình ảnh

*Truyện Ngụ Ngôn

Truyện Ngụ Ngôn >< Truyện cổ tích

Truyện ngụ ngôn: Có nhiều nhân vật (người, động vật, các bộ phận trên cơ thể
người), không nói về bản chất, đưa ra bài học (kể chuyện này nhưng ý nói
chuyện khác)

Truyện cổ tích loài vật: Toàn bộ nhân vật đều là động vật, giải thích về động vật

1. Định nghĩa

Truyện kể có tính thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề
uân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội

Sản phẩm của trí tưởng tượng được tạo ra theo yêu cầu của lý trí, dưới sự
hướng dẫn chặt chẽ của lý trí

Truyện ngụ ngôn hay truyện cổ tích loài vật đều quy chụp về đời sống
con người, các loài vật đều thể hiện tính cách của con người

Truyện ngụ ngôn thường có 2 phần:

- Phần truyện kể (phương tiện)


- Phần ý niệm/quy châm (mục đích)

Có những câu chuyện vừa là ngụ ngôn, vừa là cổ tích loài vật. VD: Quạ
và Công ( Giải thích tại sao lông quạ lại đen; Đưa ra bài học: Không nên
quá vội vã khi làm việc )

37
2. Nguồn gốc

Một bộ phận ngụ ngôn bắt nguồn từ loài vật. Trong quá trình sống gần
gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên =, người cổ đại
đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và tự vệ). Cũng chính so sự
phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi
vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó

Khi con người ý thức mượn loài vật để nói về con người thì truyện ngụ
ngôn xuất hiện

Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói hình tượng của nhân dân.
Trong cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so
sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng (chẳng hạn cách nói ngu như bò, nhanh
như cắt, mập như heo…) Khi lối nói tỉ dụ về sự vật, con vật cụ thể này chuyển
thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời

3. Nội dung
- Nêu lên kinh nghiệm và triết lý sống
- Đả kích giai cấp thống trị
- Phê phán thói hư tật xấu của con người
a. Đả kích giai cấp thống trị

Nêu lên những nhận xét sâu sắc về tầng lớp thống trị trong xã hội cũ
(ngang ngược, cướp bóc, đạo đức giả…) VD: Đeo chuông cho mèo, đám
cưới chuột, mèo ăn chay…)

Được nhân dân dùng làm vũ khí đấu tranh chống giai cấp thống trị
b. Phê phán thói hư tật xấu của con người
VD: Gà đẻ trứng vàng…
c. Nêu lên kinh nghiệm và triết lý sống
Triết lý không cao siêu mà gần gũi với đời thường, sát thực tế,triết lý
hành động
Những bài học bổ ích phản ánh kinh nghiệm sống và đấu tranh, thiên về
mục đích giáo dục hơn là phấnnh hiện thực. VD: Mèo lại hoàn mèo, Câu
chuyện bó đũa,…
38
4. Mấy nét thi pháp truyện ngụ ngôn
a. Cốt truyện và kết cấu
- Truyện ngụ ngôn là câu chuyện kể có tính chất thế sự. Tuy nhiên cốt
chuyện của chuyện ngụ ngôn khác với cổ tích ở chỗ: Cuộc đời trong
ngụ ngôn gần với hiện thực hơn trong khi cuộc đời trong cổ tích gắn
liền với lý tưởng và ước mơ
- Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện
chỉ có một tình tiết trong khi câu truyện cổ tích thường có đầu có đuôi.
Nét đặc trưng trong kết cấu truyện ngụ ngôn là phần chữ nổi lên, còn
hàm ý lắng đọng là điều người đọc phải tự rút ra ( kể càng ít càng tốt )
b. Nhân vật
Nhân vật trong chuyện ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì
trong vũ trụ, con người, thần linh đến cây cỏ…Nhân vật trong chuyện
ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập giữa thông minh và ngu dốt,
tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn (voi và kiến) Tác giả dân gian
cũng dùng biện pháp phủ định để khẳng định trong xây dựng nhân vật
ngụ ngôn (đẽo cày giữa đường)
c. Biện pháp ẩn dụ
Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ, hàm
súc. Tác giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật
để biểu trưng cho con người. Từng con vật tiêu biểu cho từng loại
người trong xã hội. Chẳng hạn cáo xảo quyệt, mèo giả dối...

*Tục Ngữ

(Thành ngữ chưa phải là một tác phẩm văn học, tục ngữ là một tác phẩm văn
học)

Thành ngữ: Sông cạn đá mòn

Tục ngữ: Nước chảy đá mòn

 Tục ngữ đã là một câu hoàn chỉnh, thành ngữ phải thêm
một vế đằng trước nữa mới thành một vế hoàn chỉnh, có
nghĩa…vd: Đen như quạ, hôi như cú là thành ngữ, muốn

39
biến nó thành một câu hoàn chỉnh thì phải thêm chủ ngữ
vào: anh ấy đen như quạ, nó hôi như cú…
I) Định nghĩa

Là một thể loại văn học dân gian đúc kết kinh nghiệm, tri thức của
nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ
nhớ, dễ truyền

Phản ánh những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất, các hiện
tượng xã hội, triết lý dân gian

- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ (Nếu trời có màu ráng mỡ thì sẽ có bão
lớn)
- Chó cắn áo rách (Đã xui lại còn xui hơn)
- Người chửa cửa mả (cửa sinh là cửa tử, ý nói sinh đẻ rất nguy hiểm
tới tính mạng con người do y học thời đó chưa phát triển)

Khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành phương châm, chân lý

- Đàn bà đái không qua ngọn cỏ


- Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay
- Bói ra ma, quét nhà ra rác
- Lắm thầy thối ma, lắm cha con đói
- Đàn ông quan tắt thì chầy
Đàn bà quan tắt nửa ngày lên quan

Thường có nghĩa đen và nghĩa bóng

“Tác phẩm văn học” hoàn chỉnh

2. Phân biệt thành ngữ tục ngữ

Thành Ngữ Tục Ngữ

“Hoa” “Quả”

Nhóm từ, bộ phận Câu đcú pháp

(từ là em, thành ngữ là anh) Ý chọn vẹn

40
Ý không chọn vẹn

Hiện tượng ngôn ngữ Hiện tượng ý thức xh

(một phần câu có sẵn, quen dung, (một nhận xét, kn

Thêm vào lời nói cho bóng bẩy, một luân lý, có

Mượt mà) khi phê phán)

Sông cạn đá mòn Nước chảy đá mòn

Xỏ chân lỗ mũi Thấy chồng đần, xỏ chân lm

Phân biệt ca dao và tục ngữ

a. Ca dao
- Thiên về tình cảm
- Phô diễn tâm tình
- Chủ quan
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình

Đền ơn phụ mẫu sinh mình dễ thường

Trăm năm ai chớ bỏ ai

Chỉ thêu nên gấm sắc mài nên kim

b. Tục ngữ
- Thiên về lý trí
- Đúc kết kinh nghiệm
- Khách quan
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Có công mài sắc, có ngày nên kim
4. Nguồn gốc
- Phần lớn nảy sinh trong đời sống hằng ngày
- Được rút ra từ các tác phẩm VHDG và ngược lại và văn học thành văn
- Vay mượn từ nước ngoài

41
Thời gian là vàng là bạc (Time is money)
Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên ( love cannot be forced )
Lá lành đùm lá rách
Thương người như thể thương thân
Khi nên trời cũng chiều người
Chữ tài liền với chữ tai một vần
II) ND tục ngữ
1. Giới tự nhiên, quan hệ con người và tự nhiên
- Cày ải tốt dâu, cày sâu tốt lúa
- Đất thiếu trồng dưa, đất thưa trồng cà
- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa
như trút
2. Đời sống xã hội con người
+) Đời sống vật chất
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Công nợ trả dần, cháo húp quanh bát
+) Ứng xử trong quan hệ gia đình và xã hội nói chung
- Con dại cái mang
- Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng
+) Đời sống lao động và quan hệ xã hội phong kiến
- Con nhà giàu đứt tay bằng con ăn mày xổ ruột
- Cá lớn nuốt cá bé
3. Đời sống tinh thần, triết lý dân gian
+) Ca ngợi quê hương đất nước
- Thứ nhất kinh kỳ, thứ hai phố hiến
+) Chủ nghĩa nhân đạo
- Người sống đống vàng
- Một mặt người hơn mười mặt của
+) Đánh giá con người qua lao động
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
III) Nghệ thuật tục ngữ
1. Tính nhiều nghĩa

42
- Tục ngữ có tính đa nghĩa, lời ít, ý nhiều, tiết kiệm lời đến mức tối đa.
Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: đen và bóng
(Tre già măng mọc)
(Khôn ăn cái, dại ăn nước)
2. Giàu hình tượng

Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngôn ngữ. Hình tượng được xây
dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…

(Kẻ cắp gặp bà già)

(Đũa mốc mà chòi mâm son)

3. Vần điệu và sự hòa đối


a. Vần liền vần cách
Chó treo mèo đậy/Bút sa gà chết
b. Ngắt nhịp để ngừng nghỉ và nhấn mạnh nội dung
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
c. Sự hòa đối tạo sự cân đối, nhịp nhàng
Thắng làm vua, thua làm giặc
• Truyện cười
1. Định nghĩa

Là một thể loại truyện kể dân gian, là sản phẩm của trí tuệ luôn luôn phát
hiện ra những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra trong xã hội

Được sáng tạo nhằm mục đích gây cười, có nhiều tên gọi như truyện tiếu
lâm, khôi hài, trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước

Đối tượng thẩm mĩ là cái hài được thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể
khác nhau

a. Truyện cười kết chuỗi


Những chuỗi giai thoại hài hước về các nhân vật ngốc nghếch hay các
nhân vật thông minh…có tính xác định xã hội cụ thể, có tính cách độc
đáo, có tên riêng và lí lịch khá rõ ràng, mặc dù đều là hư cấu, thêu dệt
- Nhóm nhân vật trung tâm

43
Là đối tượng của tiếng cười phê phán (thằng ngốc, quan lại…)

Là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh
chống cái ác. Đây là bộ phận phát triển mạnh mẽ và giàu ý nghĩa triết lý
nhân sinh (Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Bác Ba Phi,…)

b. Truyện cười không kết chuỗi


Có thể chia làm 3 tiểu loại dựa theo tính chất phê phán, hài hước và
cách thức phản ánh hiện thực
- Truyện khôi hài: Thiên về mục đích mua vui, giải trí không hoặc ít
tính phê phán
- Truyện trào phúng: Thiên về mục đích châm biếm, phê phán (trào
phúng bạn [ phê phán có xây dựng ] và trào phúng thù [ phê phán
không có yếu tố xây dựng ])
- Truyện tiếu lâm: Có yếu tố thực [các câu chuyện đa phần xoay quanh
ông chồng, bà vợ]
2. Nội dung truyện cười
a. Truyện cười mua vui giải trí

Truyện có tính khôi hài, lấy việc bật ra tiếng cười làm mục đích
chủ yếu, cười cái ngược đời, cái trái lẽ tự nhiên, những tật xấu của
người bình dân, mang tính chất mua vui nhiều hơn tính chất xã hội

Không đề ra nhiệm vụ chính trị xã hội, không có nhiều tính triết lý.
Nó vui tươi, sắc sảo có khả năng giáo dục những tình cảm trong sáng,
tốt lành, bồi dưỡng tinh thần sảng khoái, một niềm lạc quan yêu đời

Vd: Cháy, Tay ải tay ai, còn thừa một con, ăn vụng gặp nhau…
b. Truyện cười phê bình giáo dục (trào phúng bạn)

Phê bình thói hư tật xấu diễn ra trong sinh hoạt hằng ngày của nhân
dân

Không đả kích vào nhân vật mà chỉ phê phán tính cách với thái độ
không gay gắt, không bêu rếu, không làm nhục ai và người ta có thể

44
chịu đựng được, không nhằm tiêu diệt đối tượng mà nhằm hoàn thiện
đối tượng tốt đẹp hơn

Vd: Ba quan thôi, Lợn cưới áo mới, thầy cúng sợ ma…


c. Truyện cười đả kích (Trào phúng thù)

Là tiếng cười đánh địch, vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất
giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến

Đả kích quyết liệt từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào,
thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, những tên nhà hợm hĩnh và
cả thần thánh…

Vd: Quan huyện thanh liêm, chỉ có một con ma, chết nhầm…
3. Mấy nét về thi pháp truyện cười
a. Kết cấu
Nhằm phơi bày cái đáng cười – một hiện tượng có mâu thuẫn nên
truyện cười thường được cấu tạo như một màn kịch có 3 lớp:
- Lớp 1: Giới thiệu hiện tượng chứa mâu thuẫn tiềm tàng
- Lớp 2: Mâu thuẫn phát triển tới đỉnh điểm
- Lớp 3: Cái đnag cười phơi bày
b. Nhân vật

Nhân vật trong truyện cười không có cả một số phận như trong
truyện cổ tích mà chỉ là hành vi ứng xử của nó trong một hoàn cảnh
nào đó. Thông thường, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhân vật gây ra tiếng cười không
phải là đối tượng chính của sự phê phán.

*Sân khấu dân gian

1. Khái quát

Sân khấu dân gian là một nghệ thuật tổng hợp, sử dụng thành tựu của
nhiều bộ môn văn nghệ dân gian khác nhau trong đó có văn học dân gian (lời ăn
tiếng nói, cốt truyện, lời ca…)

45
Thời kỳ đầu, sân khấu dân gian chủ yếu diễn ra ở nông thôn, khi việc
đồng áng tạm ổn, vào mùa xuân có nhiều dịp hội hè đình đám, các nghệ nhân
sân khấu cũng chính là người nông dân, hội trường diễn ra sau những buổi lễ
cúng đình, làng

Sân khấu dân gian VN bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng và
một số trò diễn có tích truyện, có sự kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất,
diễn tả những cảnh sinh hoạt và những điển hình con người trong xã hội nông
nghiệp cổ truyền VN

+) Sân khấu chèo

Là thể loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân
khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy
sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ, Tích truyện trong chèo thường được
khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào
lộng. Bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người
phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực
tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội pk đương thời.

Chèo phát triển mạnh ở đb Bắc Bộ, loại hình sân khấu này phát triển cao,
giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân
khấu của hội hè với đặc điểm sd ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách
nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

- Đặc điểm
Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn
với 5 loại chính: Sinh, đào, lão, mụ, hề
_Thư sinh (nho nhã, điềm đạm)
_Nữ chính (đức hạnh, nết na)
_Nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạng)
_Mụ ác (tàn nhẫn, độc ác)
_Hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và
sâu sắc cho người dân)

46
Nhân vật chèo khi bước ra từ sân khấu, đầu tiên phải tự xưng danh,
sau đó mới bước vào diễn chính.

Chèo mang tính hiện thực và tư tưởng sâu sắc; châm biếm bọn
quan lại ở nông thôn, những thói xấu của người đời,…

Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sĩ tử hiền lành luôn đỗ
đạt, làm quan, người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với
chồng

Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua
nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.

47
48
49
50

You might also like