You are on page 1of 27

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
1. Khái quát chung về quyền tác giả:
1.1. Khái niệm quyền tác giả:
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi,
bổ sung 2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) và Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu
trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan), các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Tại Luật SHTT nêu rõ khái niệm quyền tác giả tại khoản 2 Điều 4: Quyền tác giả
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao
gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT). Đối
tượng bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ
thuật.
1.2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
Để bảo hộ quyền tác giả thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây (Quy định tại Điều 13 Luật SHTT):
Thứ nhất, phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả.
Thứ hai, tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở
bất kì nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại nước khác.
2. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
2.1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
2.1.1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Văn học dân gian Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc văn học
bình dân, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền khẩu (hoặc văn học
truyền khẩu, văn chương hoặc văn học truyền miệng), văn nghệ dân gian, sáng tác dân
gian. Những khái niệm này xuất hiện đầu thế kỷ XX, riêng khái niệm văn học dân gian

1
thì chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỉ này và được dùng một cách
rộng rãi trong nghiên cứu văn học.
Dưới góc độ lý luận văn học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tác tập
thể và truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua
các thời kì phát triển lâu đời trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời
đại ngày nay1.
Theo khoản 1, Điều 23 Luật SHTT 2005:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng
truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng,
thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được
lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc
và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào”.
2.1.2. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Chủ sở hữu quyền tác giả có tính pháp lý đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian thực sự là toàn thể cộng đồng. Nhưng các nghệ nhân và người thực hành pháp luật
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian - thành viên công xã/cộng đồng, những người có
tài năng, hiểu biết rộng rãi và sâu sắc về một lĩnh vực nào đó của tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian - trở thành người đại diện cho cả cộng đồng.
Căn cứ vào Điều lệ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã được Nhà nước phê
chuẩn, Hội đã công nhận những thực thể và cá thể sau đây tham gia chủ sở hữu quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian: Cộng đồng công xã, nghệ nhân dân
gian, người thực hành, người sưu tầm, nghiên cứu.

1
Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo
pháp luật Việt Nam, tr16-17.

2
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là quyền của cộng
đồng (làng, xã, thôn, buôn, bản, phum, sóc), cá nhân (nghệ nhân, người sưu tầm, nghiên
cứu) đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra2.
2.2. Đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Những đặc điểm chung của quyền tác giả được Luật SHTT quy định, cụ thể:
 Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo.
Điều đó cũng có nghĩa là quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm được thể hiện
dưới một hình thức nhất định.
 Đối tượng của quyền tác giả phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt
trước tác phẩm khác.
Bên cạnh những đặc điểm chung này, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian còn có những đặc điểm khác biệt so với những đối tượng khác như:
Thứ nhất, tính tập thể trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Trong các tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có sự kết hợp thống nhất giữa sáng tác tập thể và
sáng tác cá nhân, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính ứng tác. Đó là sự kết tinh
sáng tạo của tập thể và vì vậy không mang dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế thì
việc đưa một tác phẩm vào đời sống cần phải có sự thể hiện của cá nhân. Các cá nhân tài
năng cùng góp sức tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn vùng miền riêng, cách diễn
xướng thể hiện cũng khác biệt. Quá trình hình thành nên các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian là một đặc trưng của chính nó. Bởi thời gian trôi qua, việc lưu truyền từ
đời này sang đời khác bằng các hình thức khác nhau cùng với sự sáng tạo không ngừng
của các thế hệ đời sau cho phù hợp với nhu cầu thời đại sẽ làm cho các tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian ngày càng phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Đây là
nguyên nhân dẫn đến tính động của các tác phẩm này (hay còn gọi là tính dị bản của các
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian). Cũng bởi vậy mà việc xác định ai là tác giả của
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cực kỳ khó khăn.

2
Đoàn Thanh Nô (2014), Luận án tiến sĩ luật học: Thực hiện Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian ở Việt Nam hiện nay, tr29.

3
Thứ hai, phương thức sáng tác và lưu truyền của các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian bằng miệng là chủ yếu. Trong giai đoạn xã hội thị tộc, chúng ta chưa có chữ
viết nên không có phương thức truyền đạt nào ngoài bằng miệng. Đến khi có chữ viết
rồi, nhưng giai cấp thống trị nắm cả tư liệu sản xuất tinh thần và tư liệu sản xuất vật chất
thì sáng tác của quần chúng nhân dân chủ yếu là truyền miệng. Ngày nay, tuy không hạn
chế ở bất kỳ phương thức nào nhưng phương thức truyền miệng vẫn còn tồn tại. Việc sử
dụng hình thức truyền miệng như vậy đòi hỏi ở người sáng tác có một trí nhớ ở mức độ
nào đó, một chút tài năng ăn nói, đối đáp (ứng khẩu) nhạy bén nhất định. Đặc điểm này
quy định nhiều chức năng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng sinh hoạt. Và cũng vì
lý do truyền miệng như vậy nên việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian phải đảm bảo tính nguyên gốc là không thể được, không thể xác
định đâu là tác phẩm đầu tiên.
Thứ ba, trong tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, thành phần ngôn ngữ đóng
một vai trò quan trọng và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: lời nhạc, lời thơ,
động tác kịch, động tác múa, …. Chẳng hạn như một bài thơ được sáng tác ra không phải
là để đọc mà là để ngâm, để hát, hình thành nên những câu hò, câu hát chất chứa tâm tư
tình cảm của người biểu diễn. Bởi những câu hát, câu thơ ấy còn được tạo nên từ những
giai điệu, giọng điệu rất riêng của những người “nghệ sĩ”. Điều đó đã tạo nên yếu tố thẩm
mỹ cao cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Từ đó, tạo ra sự khác biệt trong
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian so với các đối tượng bảo hộ
khác về hình thức thể hiện cũng như đóng góp của chúng cho nền văn học dân tộc.
2.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, nhất là lĩnh vực ghi
âm, nghe nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh, vấn đề bảo hộ các giá trị văn hóa,
nghệ thuật cần phải được chú ý hàng đầu. Bởi những hành vi bất hợp pháp xâm phạm
đến các giá trị này ngày càng tràn lan, gây tổn hại đến nền văn hóa tinh thần và lợi ích
kinh tế đối với mỗi quốc gia.

4
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhằm
các mục đích cơ bản sau đây:
Thứ nhất là để duy trì các giá trị đích thực của các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian. Việc sử dụng các tác phẩm này là vì nhu cầu chung của cộng đồng chứ không
phải là mục đích của riêng ai, không chỉ vì mục đích vật chất mà còn để ghi nhận và giữ
gìn những giá trị mà nó mang lại. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chứa đựng
nhiều giá trị to lớn đối với con người: giá trị giáo dục, giá trị nhận thức và giá trị thẩm
mĩ, giá trị sinh hoạt. Đó là một kho kiến thức vô cùng đồ sộ, đặc trưng cho mỗi dân tộc,
mỗi vùng miền mà nhìn vào đó ta có thể dễ dàng nhận diện được ở đấy lối sống, cách
sinh hoạt, ý thức văn hóa có những sự khác biệt nào. Vì vậy, bảo hộ tác phẩm văn học
dân gian cũng là bảo hộ truyền thống văn hóa của các dân tộc. Bên cạnh đó, tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian còn có tác dụng giáo dục hiệu quả. Việc truyền miệng là
phương thức lưu truyền chính khiến cho mỗi tác phẩm đều dễ học, dễ thuộc và nhanh
chóng ăn sâu vào tâm thức mỗi cá nhân, đặc biệt nội dung về tình yêu quê hương, làng
xã, tình đồng chí, đồng đội, yêu ông bà, cha mẹ, tinh thần lạc quan, vươn lên trong cuộc
sống, yêu thiên nhiên … là chiếm đa số. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được
sử dụng trong tác phẩm cũng hết sức gần gũi với cuộc sống thường nhật nên việc nhân
dân tiếp cận với nội dung tác phẩm cũng hết sức dễ dàng. Ngoài ra, các tác phẩm này
còn có giá trị giải trí, rèn luyện trí nhớ, sự nhạy bén suy đoán (như hình thức câu đố, đối
đáp …).
Thứ hai, sự du nhập của văn hoá nước ngoài và sự phát triển kinh tế thị trường
đang là vấn đề đáng lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lành mạnh và toàn vẹn
của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Phát triển kinh tế là cơ sở để xây dựng và
phát triển nền văn hóa. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế song song với việc
phát triển nền văn hóa luôn luôn gắn liền với việc du nhập các giá trị văn hóa của các
nước khác. Từ đó đặt ra một yêu cầu là phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa nước
ngoài sao cho “hòa nhập” chứ không “hòa tan”. Giữ gìn các giá trị truyền thống, tránh
làm nhận thức sai lệch, băng hoại các giá trị đã tồn tại, ngăn chặn nguy cơ “thương mại

5
hóa” đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; phát huy tinh thần tiếp nối sáng
tạo không ngừng của các thế hệ đời sau để ngày một phát triển nền văn hóa.
Thứ ba, để đảm bảo vấn đề bồi thường cho hành vi chiếm đoạt và xâm hại đến các
giá trị văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa như vậy, việc xây dựng một cơ chế để ngăn
chặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa là hết sức cần
thiết. Bởi những giá trị về tinh thần là đại diện cho cả một dân tộc. Qua đó cũng thể hiện
sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của Nhà nước đối với đời sống - xã hội, đối với nhân
dân, đối với đất nước.
Thứ tư, vấn đề thu phí đối với việc sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian. Quá trình giữ gìn và phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng đòi
hỏi một sự tốn kém nhất định về vật chất. Yêu cầu đặt ra vấn đề thu phí là để góp một
phần nhỏ vào quá trình này, tạo ra một sự cân bằng về lợi ích xã hội, góp phần vào sự
phát triển của các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN:
1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đều có những nét đặc trưng riêng như
tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính hợp thể. Chính vì thế, điều kiện bảo hộ
quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian có những điểm khác biệt
so với các đối tượng khác theo hình thức bảo hộ quyền tác giả:
Thứ nhất, do đặc tính dị bản nên các tác phẩm sẽ không đảm bảo tính nguyên gốc.
Đặc biệt đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, có nhiều dị bản khác nhau
nhưng lại có cùng nội dung, tất cả các dị bản đó đều tự động được bảo hộ mà không cần
đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm. Mỗi dị bản có những đặc sắc khác nhau của mỗi
cộng đồng làng xã vậy nên không thể xác định được đâu là bản gốc đâu là bản “cải biên”.
Vì vậy chúng đều được tôn trọng và bảo hộ như nhau.
Thứ hai, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
không phụ thuộc vào việc định hình tác phẩm. Chính vì hình thức truyền miệng là hình
thức lưu truyền chủ yếu của các tác phẩm này nên không có một hình thức nhất định nào

6
cho chúng. Do đó, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ mà không bị
ràng buộc bởi việc định hình tác phẩm. Khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ – CP
ngày 21/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật
SHTT đã khẳng định: “Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ
thuộc vào việc định hình”.
2. Đối tượng bảo hộ:
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
là các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên để được bảo hộ quyền tác giả,
những tác phẩm phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định được quy định trong pháp luật.
Đặc biệt, đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phái sinh thì phải đảm bảo không
gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được dùng
để làm tác phẩm phái sinh. Sự bảo hộ quyền tác giả được dành cho tác phẩm đã được thể
hiện chứ không dành cho bản thân ý tưởng.
Về mặt lý luận văn học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: thơ dân
gian, truyện cổ dân gian và sân khấu dân gian3;
Về mặt lý luận pháp lý, theo khoản 1 Điều 23 Luật SHTT, thì tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian được định nghĩa là sự sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của
một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương
xứng với đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền
bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Các tác phẩm thường được hình dung dưới
dạng: truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao,
tục ngữ, câu đố. Một số tác phẩm thường gặp như: Sử thi Đăm săn, Truyền thuyết Con
Rồng cháu Tiên, ….
Chung quy lại, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là hình thức sáng tạo nghệ
thuật ngôn từ nên không nhất thiết phải đưa về một dạng vật chất nhất định, ngôn từ
không nhất thiết phải viết ra, cũng như các hình thức thể hiện khác không nhất thiết phải
mô tả bằng văn bản.

3
Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với đối với tác phẩm văn học dân
gian theo pháp luật Việt Nam, tr51.

7
3. Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc trưng riêng biệt và mục đích
bảo hộ cũng khác so với các đối tượng khác. Từ những đặc trưng và mục đích bảo hộ của
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dẫn đến nội dung bảo hộ các tác phẩm này cũng
đặc biệt hơn, không nằm trong nội dung bảo hộ chung của quyền tác giả. Tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở đây là thuộc người
nghiên cứu, sưu tầm đối với phần họ nghiên cứu, sưu tầm chứ không phải là với tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian đó: “...và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên
cứu sưu tầm, giới thiệu của mình” theo khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp nhất số
3198/VBHN-BVHTTDL (hợp nhất Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Nghị định 85/2011/NĐ-
CP, Nghị định 01/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan). Ví dụ như tác
phẩm Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam do hai nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia thuộc Viện văn học là tác giả, do đó hai cá nhân này sẽ
được hưởng quyền tác giả đối với cuốn Tuyển tập này, chứ không phải đối với các tác
phẩm văn học dân gian nằm trong cuốn sách đó4.
3.1. Quyền nhân thân:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và
bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Quy định
này được làm rõ hơn tại Điều 20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL.
Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL quy
định: “Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của
Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian”. Như vậy, khi nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, quảng bá
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tới cộng đồng phải đảm bảo được sự truyền tải

4
Nguyễn Thị Triển, Luận văn Thạc sỹ Luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo pháp
luật Việt Nam.

8
đúng đắn để toát lên được những giá trị mà mỗi tác phẩm mang lại như là giá trị giáo dục,
giá trị nhận thức, và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần phải làm rõ
hơn thế nào là “giá trị đích thực” của một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Chưa
có một quy định nào làm rõ vấn đề này sẽ gây khó khăn trong việc xác định các vi phạm
đối với bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Việc sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian còn phải đảm bảo không làm sai lệch, xuyên tạc, cắt xén, bóp méo
nội dung của tác phẩm; cũng như không được lợi dụng việc sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian làm phương hại tới thuần phong mĩ tục của các dân tộc. Có thể thấy
điều này tương tự với quy định chung trong quyền nhân thân của quyền tác giả tại Điều
19 Luật SHTT, cụ thể là khoản 4 Điều 19 quy định: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.
Thứ hai, quyền nhân thân của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng cần được
bảo hộ đó là việc dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó. Cụ thể tại khoản 4 Điều
20 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL quy định: “Dẫn chiếu xuất xứ loại hình
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ
là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
được hình thành”. Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có rất nhiều dị bản khác
nhau, được lưu giữ ở các cộng đồng, dân tộc khác nhau. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn và
đảm bảo quyền lợi ở mỗi cộng đồng, dân tộc lưu giữ thì đòi hỏi người sử dụng phải dẫn
chiếu nguồn gốc, xuất xứ hình thành của tác phẩm. Cũng giống như tác giả của một tác
phẩm họ có quyền đứng tên tác phẩm mà mình sáng tạo ra, theo khoản 2 Điều 19 Luật
SHTT: “Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng”. Việc chỉ ra địa danh, xuất xứ của tác phẩm sẽ tạo điều
kiện cho việc sử dụng, nghiên cứu tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dễ dàng hơn.
Như vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm và những nét đẹp văn hoá của
nơi hình thành ra chúng.
3.2. Quyền tài sản:

9
Nếu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật SHTT thì tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian được bảo hộ như tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật
SHTT, có nghĩa là chỉ bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp
nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL có quy định: “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thỏa thuận về việc trả thù lao cho
người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Như vậy, thù lao này sẽ góp phần
vào việc khuyến khích và duy trì sự phát triển của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian,
đảm bảo những điều kiện về mặt kinh tế để cộng đồng tiếp tục lưu giữ chúng.
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Pháp luật hiện hành về thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định chung tại
Điều 27 Luật SHTT như sau:
“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được
bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại
Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết
danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được
định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được
định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì
thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo
hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường
hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau
năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời
điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.

10
Như vậy có thể thấy, pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả hiện hành không có
quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Bởi:
Nếu bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dưới hình thức của một tác
phẩm khuyết danh thì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chỉ được bảo hộ trong 50
năm kể từ khi được công bố. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với đặc điểm thứ hai
của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bởi đó không phải là một tác phẩm cố định mà
luôn được bổ sung, làm mới, luôn được sáng tạo tiếp tục bởi cộng đồng.
Nếu xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian thuộc trường hợp điểm b, khoản 2 Điều 27 Luật SHTT với thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả cuối cùng chết; thì việc xác định
tác giả của các tác phẩm này cũng rất khó khăn bởi tính chất cộng đồng của tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian .
Vì vậy, thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được xác định là
vô thời hạn5.
5. Những hành vi xâm phạm và biện pháp bảo hộ đối với quyền tác giả của tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
5.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian:
Những hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian được chia làm hai dạng chính để xác định, bao gồm: Khai thác bất hợp pháp và làm
sai lệch tác phẩm6.
Hành vi khai thác bất hợp pháp ở đây được hiểu là sử dụng tác phẩm không trích
dẫn loại hình tác phẩm và xuất xứ của cộng đồng dân cư nơi mà tác phẩm được hình
thành, không trả thù lao cho cá nhân, cộng đồng lưu giữ tác phẩm đó. Hành vi này sẽ làm
ảnh hưởng lớn tới việc duy trì sự phát triển của một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian, đồng thời làm cho người tiếp nhận, cảm thụ văn học, nghệ thuật dân gian mất
phương hướng và có cách hiểu sai lệch.
5
Xem: Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian –
Luatduonggia.vn.
6
Xem: Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.

11
Hành vi làm sai lệch tác phẩm là những hành động cắt xén, bóp méo, sửa chữa,
xuyên tạc nội dung tác phẩm, vi phạm tới giá trị đích thực của tác phẩm, ảnh hưởng tới
thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa có từ bao đời nay của cộng đồng dân tộc 7.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều 28 Luật SHTT quy định về hành vi xâm
phạm quyền tác giả như sau:
“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả
đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm
i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho
tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công
chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

7
Nguyễn Thị Triển (2013), Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian theo
pháp luật Việt Nam, tr55.

12
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết
bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả”.
Tuy nhiên, những quy định này đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả là không
thích hợp nếu áp dụng cho việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Bởi những
đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không có tác giả cụ thể, nhưng đa
số quy định về xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật SHTT đều liên
quan tới việc bảo hộ quyền lợi tác giả của tác phẩm. Vì vậy, cần có sự cụ thể hơn trong
việc quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian.
5.2. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, theo quy
định của pháp luật hiện hành có bốn biện pháp được áp dụng, bao gồm: biện hành chính,
biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới.
5.2.1. Biện pháp hành chính:
Các biện pháp hành chính được áp dụng:
Khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết vụ án hành
chính về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với
những trường hợp bị phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

13
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý
nhà nước về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Chủ thể có thẩm quyền xử lí là những người có thẩm quyền tại các cơ quan nhà
nước, cụ thể bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Hải quan; Quản lý thị trường; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển.
Các hình thức xử phạt được quy định chung tại khoản 1 Điều 214 Luật SHTT:
“Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản
1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một
trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.”
5.2.2. Biện pháp hình sự:
Căn cứ vào Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành 01/07/2016 quy
định xử lý về hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian với quy mô thương mại và giới hạn trong hai nhóm hành vi: sao chép
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm.
Đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian, chủ thể yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự là chủ sở hữu quyền tác giả phát hiện
hành vi xâm phạm pháp luật hình sự về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian.
Cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng biện pháp hình sự là Tòa án nhân dân.
5.2.3. Biện pháp dân sự:
Chủ thể áp dụng các biện pháp dân sự là Tòa án nhân dân, Trọng tài thương mại
và trung gian hòa giải.
Chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện biện pháp dân sự là chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

14
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân áp dụng các hình thức sau: Buộc
chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ
dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử
dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian xâm phạm quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai
thác quyền của chủ thể quyền tác giả.
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp: Chủ sở
hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được phép khởi kiện ra trọng tài để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng quyền tác giả của mình bị xâm phạm.
Trung gian hòa giải là hai bên có quyền sử dụng một bên thứ ba có kiến thức kinh
nghiệm về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để làm trung gian
hòa giải khi có tranh chấp xảy ra.
5.2.4. Biện pháp kiểm soát biên giới:
Biện pháp kiểm soát biên giới là chế tài chung cho toàn bộ các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ (nghĩa là bao gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối vối tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian).
Căn cứ theo Điều 216, Điều 217 Luật SHTT, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng
các biện pháp sau đây để kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí
tuệ:
+ Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm sở hữu
trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ. Đây là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện
quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
+ Kiểm tra giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm

15
thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục
hải quan.
Với cơ chế kiểm soát biên giới, tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đều
có thể bị kiểm tra, giám sát và nếu có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì có thể bị
tạm dừng thủ tục hải quan và bị thu giữ. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan có
quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý. Nếu trường hợp sau khi
đã hoàn thành các thủ tục thông quan rồi mới phát hiện ra vi phạm, chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ có thể áp dụng các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của mình8.
6. Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và nguyên nhân:
6.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc điểm riêng của nó mà các
tác phẩm văn học, nghệ thuật thông thường không có. Vì vậy, việc đem khung pháp luật
hiện hành áp dụng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bộc lộ nhiều bất cập cả về
lý luận và thực tiễn. Những bất cập đó thể hiện qua ba nội dung cơ bản đó là chủ sở hữu,
mục đích bảo hộ và phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian.
Thứ nhất, Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian.
Không chỉ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mà đối với tất cả các tác
phẩm khác thì việc xác định người sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm là rất quan
trọng. Tuy nhiên, Luật SHTT lại không đề cập đến vấn đề này. Điều 23 của Luật SHTT
quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhưng lại không
quy định ai là chủ sở hữu đối với những tác phẩm đó. Điều 23 Luật SHTT có đề cập đến
các chủ thể đó là tập thể, nhóm và cá nhân nhưng những chủ thể này lại sáng tạo nên tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dựa trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc
các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của một cộng đồng nên họ cũng không thể là chủ
8
Xem: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian – Vũ Thị Như Hằng.

16
sở hữu đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đó. Mặc dù tại Điều 13 Luật SHTT
có đề cập đến tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm là tổ chức, cá nhân nhưng quyền của
tổ chức, cá nhân ở đây chỉ là quyền sở hữu đối với những tác phẩm riêng biệt do chính họ
tạo ra hay là chủ sở hữu tác phẩm nên họ cũng không thể là chủ sở hữu của tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian.
Hơn nữa, tại Điều 42 Luật SHTT quy định quyền tác giả của nhà nước trong ba
trường hợp nhưng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian lại không thuộc bất kỳ trường
hợp nào trong ba trường hợp được nêu tại Điều 43 Luật SHTT. Cụ thể, tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian không phải là tác phẩm được tác giả chuyển giao quyền sở hữu, bởi
vì ở đây không có chủ thể nào có thể đứng ra thay mặt cộng đồng để chuyển giao quyền
sở hữu đó cho nhà nước. Tác phẩm đó không phải là tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ
mà chủ sở hữu quyền tác giả chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận
thừa kế di sản hoặc không được quyền hưởng thừ kế di sản. Đồng thời, tác phẩm đó cũng
không phải là tác phẩm khuyết danh mà đó là những tác phẩm do chính cộng đồng nhất
định tạo nên, cộng đồng đó có thể đã thay đổi, những con người góp phần tạo nên những
tác phẩm đó có thể đã chết nhưng rõ ràng đó là những tác phẩm của cộng đồng đó – cộng
đồng sáng tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tác phẩm đó cũng không phải
là tác phẩm thuộc về công chúng theo quy định tại Điều 43 Luật SHTT bởi vì khi không
xác định được thời hạn bảo hộ cho chúng thì không thể xác định được khi nào sẽ hết thời
thời hạn bảo hộ cho chính tác phẩm đó.
Việc không xác định được ai là chủ sở hữu đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian là một bất cập rất lớn của luật SHTT, điều này đã tác động không nhỏ đến quyền
của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do mình tạo ra. Vì vậy, cần
phải khắc phục ngay những thiếu sót của pháp luật để bảo đảm được quyền tác giả của
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Thứ hai, xác định mục đích bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Mục đích của việc bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học, nghệ thuật
thông thường, ngoài việc công nhận về nguồn gốc sáng tạo ra tác phẩm còn là sự bù đắp
xứng đáng cho tác giả và người sở hữu quyền tác giả vì những công sức sáng tạo họ đã

17
bỏ ra. Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì phải xem xét một cách cẩn trọng
hơn, bởi vì chủ thể sáng tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật lại là những cộng đồng ở
một khu vực địa lí mà không phải là cá nhân nào cụ thể. Bản thân chủ thể này cũng thay
đổi theo thời gian nên sẽ không phù hợp nếu như xác định cần phải bù đắp về vật chất
công sức sáng tạo cho tác giả như đối với một tác phẩm thông thường. Mục đích cao cả
nhất của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đó là
phải làm sao để bảo tồn và phát huy tối đa những giá trị truyền thống trong tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian, đồng thời phát hiện, bảo tồn những tác phấm văn học, nghệ
thuật dân gian đang bị thất truyền. Với mục đích cao nhất này, khái niệm về “bảo hộ” đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cần phải được nhìn nhận khác với “bảo hộ” tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thông thường.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải đảm
bảo làm sao cho mọi người dân đều được tiếp cận một cách dễ dàng nhất tới nó, duy trì
nó, làm mới nó và phát triển nó phù hợp với nhu cầu của con người. Việc bảo hộ phải
làm sao cho mỗi người dân Việt Nam khi cần có thể sử dụng được tác phẩm đó một cách
dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, phải làm sao để có cơ chế xử lý những trường hợp sử dụng
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đi ngược lại với các giá trị văn hóa của cộng đồng,
của xã hội.
Do vậy, cần phải xây dựng các cơ chế để thực hiện được những yêu cầu trên, từ đó
mới có thể đảm bảo cho mục đích cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian được thực hiện trên thực tế.
Thứ ba, phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian.
Việc quy định phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian hiện nay còn rất nhiều bất cập. Khoản 2 Điều 23 Luật SHTT là điều khoản duy
nhất đề cập nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian. Điều khoản này chỉ quy định rằng “tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ
gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Việc dẫn chiếu được

18
quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP: “Dẫn chiếu xuất xứ
loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật
Sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian được hình thành”. Như vậy, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chỉ
được bảo hộ một trong bốn loại quyền nhân thân dành cho chủ sở hữu của tác phẩm
thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật SHTT. Bên cạnh đó, các quyền về
tài sản thì lại hoàn toàn không được đề cập đến, rõ ràng đây là một điều bất hợp lý. Chính
vì vậy, quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cần được xem xét
toàn diện hơn nữa. Các quyền nhân thân, vật chất và cả các quyền khác nếu cần đều phải
được xác lập cho việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
ở chừng mực phù hợp với mục đích bảo hộ và đặc điểm của tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian. Phạm vi của các quyền, chủ thể hưởng thụ các quyền đó cũng cần phải được
xác định cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Một quyền nữa cũng cần phải được bảo hộ đó là quyền
bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sữa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc
tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả được
quy định cho tác phẩm thông thường.
Ngoài những quyền nhân thân và quyền tài sản trên đây, nhằm mục đích bảo tồn
và phát huy các giá trị văn học, nghệ thuật dân gian, mục đích cao nhất của việc bảo hộ
các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, cần phải bảo hộ cả quyền của những người có
công trực tiếp trong việc tìm kiếm và duy trì các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
đã bị thất truyền trong dân gian. Mặc dù tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
quy định: “Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2
Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu
của mình”. Tuy nhiên, điều này lại không đưa ra những cách thức, hành vi, các bước tiến
hành cụ thể nào để các bên thực hiện việc thỏa thuận trả thù lao bảo đảm người có công
gìn giữ tác phẩm đó được nhận thù lao trên thực tế. Trong dân gian luôn có những tác
phẩm có thể bị thất truyền nên việc phát hiện và duy trì những tác phẩm như vậy là vô
cùng cần thiết để làm giàu thêm nền văn hóa dân gian Việt Nam. Nếu như không có công

19
lao của những người có công gìn giữ, tìm kiếm, phát hiện ra nó thì nó sẽ bị mất đi vĩnh
viễn. Do đó, những người này cần phải được pháp luật bảo hộ quyền nhất định do công
lao và đóng góp mà họ đã bỏ ra để tác phẩm được “lộ thiên” và được mọi người sử dụng.

6.2. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
6.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Xuất phát từ đặc điểm của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Khoản 1 Điều
23 Luật SHTT đề cập khái niệm của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, theo đó “tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của
một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương
xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng
cách mô phỏng hoặc bằng cách khác”. Qua đó có thể hiểu văn học, nghệ thuật dân gian
là những giá trị văn học, nghệ thuật được cộng đồng - có thể là cộng đồng sắc tộc hoặc
cộng đồng dân cư sinh sống tại một địa phương - sáng tạo ra; nó tồn tại qua năm tháng và
phản ánh những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng hoặc địa phương mà khi thưởng
thức nó, người được thưởng thức có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ của những giá
trị văn học, nghệ thuật đó. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là những tác phẩm
chứa đựng những giá trị trên với những hình thức khác nhau. Những hình thức thể hiện
này được đề cập ở phần sau của khoản 1 Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, bao gồm
“a) Truyện thơ, câu đố; b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc; c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và
các trò chơi; d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến
trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kì hình thức vật chất nào”.
Là sản phẩm của cộng đồng, phản ánh giá trị văn học, nghệ thuật đặc trưng của một cộng
đồng hoặc vùng miền, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang bốn đặc trưng có thể
ảnh hưởng một cách cơ bản đến cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với nó.
Thứ nhất, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ra đời là do sự sáng tạo của cộng
đồng. Sự sáng tạo này có thể bắt nguồn từ một hoặc vài cá nhân nào đó không xác định
được hoặc không cần xác định vì mục đích bảo hộ quyền tác giả. Song qua năm tháng thì

20
tác phẩm đó được lưu truyền, nuôi dưỡng và thay đổi bởi những thành viên trong cộng
đồng; qua đó trở thành đặc trưng văn hóa của cộng đồng hay địa phương đó. Chính do
được cả cộng đồng nuôi dưỡng và bồi bổ, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có thể
từ chỗ là sáng tạo của một hay vài cá nhân, đã trở thành giá trị của cả cộng đồng.
Thứ hai, vì là sản phẩm sáng tạo của cộng đồng, thời gian ra đời và tồn tại của một
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thường là không xác định được. Tuy nhiên, tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hoàn toàn không đứng im mà nó luôn luôn được thay
đổi hay làm mới theo sự thay đổi về giá trị văn học, nghệ thuật của cộng đồng sáng tạo ra
nó. Sự thay đổi có thể chậm chạp và phải qua nhiều thế hệ mới bộc lộ rõ sự thay đổi rõ
ràng song, sự thay đổi đó là tất yếu bởi lẽ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sản
phẩm của cộng đồng mà mỗi thế hệ của cộng đồng đó tất yếu có những nét khác nhau
trong các giá trị văn học, nghệ thuật đặc trưng của mình. Nói cách khác, sự sáng tạo trong
một tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là không ngừng nghỉ theo sức sáng tạo của
cộng đồng.
Thứ ba, với việc phản ánh giá trị văn hóa của một cộng đồng, tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian có vai trò quan trọng trong việc xác định nhận dạng văn hóa giữa
cộng đồng này với cộng đồng khác trong cùng quốc gia. Song, quan trọng hơn là các tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng hay rộng hơn là văn học, nghệ thuật dân
gian đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhận dạng văn hóa của quốc gia này với
quốc gia khác. Điều này cũng được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) khẳng định.
Bởi vì, trong khi sự giao thoa văn hóa dễ dàng và thường xuyên giữa phần lớn các cộng
đồng và địa phương trong một quốc gia làm cho sự khác biệt trong các tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian giữa các địa phương, các cộng đồng là không lớn (ví dụ, các làn điệu
quan họ khác nhau của dân ca quan họ Bắc Ninh) thì sự khác biệt giữa các quốc gia là rất
lớn do sự giao thoa không nhiều và thường xuyên như vậy.
Thứ tư, mặc dù phần lớn các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là khá nổi
tiếng trong phạm vi quốc gia và được nhiều người biết đến nhưng vẫn còn những tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bị thất truyền. Người ta chỉ biết đến sự tồn tại của
những tác phẩm này sau khi nó đã được những nhà nghiên cứu sưu tầm và phát hiện

21
thông qua tiếp xúc với những nghệ nhân hoặc người cao tuổi còn gìn giữ được những tác
phẩm đó.
Tất cả những đặc trưng này là của riêng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mà
các tác phẩm văn học, nghệ thuật khác đang được pháp luật hiện hành của Việt Nam bảo
hộ quyền tác giả không có. Những đặc trưng này làm cho khung pháp luật hiện hành về
bảo hộ quyền tác giả khi áp dụng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bộc lộ nhiều
bất cập cả về lí luận và thực tiễn.
6.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp lý về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mặc dù đã được xây dựng nhưng vẫn chưa dù khi áp
dụng vào điều kiện thực tế.
Thứ hai, từ việc không có sự quan tâm đúng mức quy định cũng như việc không
nhận thức được tầm quan trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật chứa đựng trong tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nên các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn sự xâm phạm
cũng như hình thức chế tài vẫn chưa được xây dựng, các quy định của pháp luật về việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian còn sơ sài và có
nhiều bất cập.
Thứ ba, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi,
chưa có được những mô hình, những phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu
quả ở cơ sở. Trong thời gian dài một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa nhận
thức đầy đủ vai trò của công tác bảo hộ văn hóa dân tộc, chưa chú trọng và có biện pháp
chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát huy nền văn hóa truyền thống.
Thứ tư, các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức
và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và xã hội
còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức, chưa có sự gắn kết, thống nhất.
Thứ năm, nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện, con người cần đầu tư, bố trí cho
lĩnh vực này còn ít ỏi và khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt lực lượng cán bộ làm công tác
văn hóa là người các dân tộc thiểu số ở địa phương. Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư cho

22
văn hóa, nghệ thuật truyền thống vẫn còn là một khoảng cách nhất định giữa lý luận và
thực tiễn.

III. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG
VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ
THUẬT DÂN GIAN:
1. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ở
Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, hoạt động bảo tồn, phát triển tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:      
Cơ chế thị trường với mặt trái của nó và việc giao lưu hội nhập đã xuất hiện những động
cơ vụ lợi dẫn đến sự băng hoại, biến dạng của các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.
Nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng tiến triển chậm trong khi các nghệ nhân
là nguồn tài nguyên chứa đựng các giá trị văn hóa lại tuổi đã quá cao, không còn quá
nhiều thời gian, liệu có đủ cho việc khai thác?
Thứ hai, hoạt động quản lí tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
         Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian việc sử dụng tác phẩm nhưng
không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ tác phẩm đã xảy ra nhiều trong thời gian qua. Vở kịch
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ được chuyển thể từ chuyện
dân gian và đã có từ lâu đời một vở tuồng “Trương đồ nhục”. Nhưng khi in trong tuyển
tập kịch Lưu Quang Vũ năm 1994 nhà xuất bản sân khấu không ghi rõ điều này; đồng
thời nhà hát kịch Việt Nam dựng vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” khi công diễn chỉ ghi
tác giả Lưu Quang Vũ mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ tác phẩm. Vở chèo “Quan âm
Thị Kính” là vở chèo cổ, nhưng khi công diễn chỉ ghi tác giả Trần Huyền Trân, mà không
ghi xuất xứ tác phẩm. Do các quy định của pháp luật đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian chưa đầy đủ và không xác định ai là chủ sở hữu tác phẩm nên khi tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian bị xâm phạm thì không xác định được chủ thể nào có quyền
đứng ra bảo vệ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian9.

9
http://luatduonggia.vn/thuc-trang-bao-ho-quyen-tac-gia-doi-voi-cac-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-dan-gian

23
Hiện nay, chưa có một cơ quan nào giám sát việc thực thi bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian. Cũng chưa có ai đứng ra bảo vệ cho sự phát triển lành mạnh của các tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Rất nhiều câu hỏi đang đặt ra mà chưa có câu trả lời:
Có nên thu phí bản quyền cho việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hay
không? Nếu có thì nên phân chia như thế nào? Có phải thu thuế không? Có cấp phép sử
dụng không? Ai là người cấp phép? Những chế định bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học dân gian tỏ ra thực sự không phù hợp. Sự thiếu kinh nghiệm về hệ thống
thủ tục hiện hành, sự phụ thuộc vào kinh tế, thiếu tiếng nói chung trong nhiều trường hợp
là thiếu chính sách của nhà nước liên quan tới việc khai thác tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian dẫn tới việc các cộng đồng dân tộc bị đặt vào thế bất lợi.
Thứ ba, hoạt động sử dụng và bảo vệ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
        Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào xác định chủ sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là ai. Là một tổ chức, cá nhân nào đó hay của Nhà
nước. Hơn nữa cũng chưa có một quy định cụ thể nào của luật trong việc xác định hành
vi xâm phạm tới tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tình trạng này khiến cho việc sử
dụng các giá trị văn học, nghệ thuật dân gian rất tùy tiện. Tất cả những cách sử dụng sai
lệch đều làm biến dạng hình thức và sai lạc về nội dung của vốn văn hóa này. Tình trạng
vi phạm bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hiện nay cũng rất phổ biến. Ví
dụ, thời gian gần đây nổi lên việc tranh cãi kết thúc của câu chuyện cổ tích vốn quen
thuộc với chúng ta: "Tấm Cám". Có một dị bản khác thì kết thúc câu chuyện này là Tấm
ướp xác Cám làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn; rồi truyện kể về ngôi chùa Hang ở An Giang
có đến tám bản kể về sự tích ngôi chùa nằm ẩn mình nơi thâm sơn cùng cốc chứa đựng
những sự tích hết sức sống động. Truyện về Chùa Hang (8 bản kể), ngôi chùa ở vùng núi
Sam linh thiêng, nói đến sự tôn sùng đạo hạnh ….Một lần nữa lại băn khoăn giữa đâu là
đúng đâu là sai, đâu là cải biên đâu là xuyên tạc, bóp méo? Thực tiễn cho thấy trong lúc
các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh được nhà nước bảo vệ bằng cách cấm không
được làm khác đi, kể cả trùng tu tôn tạo thì văn học, nghệ thuật dân gian và các loại hình
văn hóa phi vật thể khác thì lại bị tự do xâm phạm. Thiếu vắng các quy tắc rõ ràng về bảo

24
hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tạo ra những rủi ro trong lợi ích kinh doanh tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
2. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và việc thi hành các biện pháp bảo vệ quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
2.1. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đã hình thành và phát triển cùng với chiều
dài lịch sử hình thành và phát triển của nước Việt Nam. Nó đóng vai trò rất quan trọng
trong đời sống của con người Việt Nam qua bao thế hệ, mỗi tác phẩm là một màu sắc
riêng mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng thực tế đã cho thấy khi các
biện pháp bảo hộ không đủ để giúp cho việc duy trì sự tồn tại và phát triển các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian một cách lành mạnh. Việc đẩy mạnh hơn trong việc tìm
kiếm các giải pháp để góp phần bảo vệ cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để
tránh việc mài mòn các giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc, thành tựu văn hóa, nghệ thuật
vốn có là điều hết sức cần thiết. Vì thế, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về giải
pháp bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian như sau:
Thứ nhất, thiết lập một cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện việc bảo hộ tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Luật SHTT hiện hành đã có quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian nhưng chưa thực sự cho biết ai là chủ sở hữu của tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian đó để có thể được pháp luật bảo vệ, việc xác định chủ sở hữu là rất
khó có thể xác định được, chính vì vậy cần thiết lập một cơ quan nhà nước đại diện việc
bảo hộ. Cơ quan này sẽ là cơ quan thẩm định, xác định chủ sở hữu và cấp giấy phép sử
dụng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cho chủ sở hữu. Việc bảo hộ tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian phải được cấp giấy phép, cộng đồng, tập thể, cá nhân nào
muốn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của mình thì
phải đưa ra chứng cứ, chứng minh rằng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đó là của
cộng đồng, tập thể, cá nhân của mình. Cá nhân, tổ chức nào muốn sử dụng tác phẩm đó

25
phải được sự đồng ý của cộng đồng, tập thể, cá nhân là chủ sở hữu đó, tránh việc xâm
phạm làm bào mòn đi bản sắc dân tộc của các cộng đồng người Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng một chương riêng về việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian.
Mỗi tác phẩm được Luật SHTT hiện hành bảo hộ là mỗi một đặc trưng riêng của
tác phẩm đó, tuy nhiên, chúng cũng có những điểm chung của mình. Khác với những tác
phẩm đó, sự đặc trưng của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có đặc thù riêng không
giống như những hình thức bảo hộ khác và chúng không có khuôn mẫu vì tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian là tinh hoa văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng người Việt Nam,
là bản sắc dân tộc của người Việt Nam cần có biện pháp bảo hộ để tránh việc xâm hại,
xuyên tạc các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của cộng đồng người Việt Nam. Cần quy
định những hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả, từ đó xác định các chế tài
thích hợp đối với những hành vi đó.
2.2. Kiến nghị về việc thi hành các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với các tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian:
Thứ nhất, nâng cao việc bảo tồn, phát triển và quản lý các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc ngăn chặn hành vi xâm
phạm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Thường xuyên
kiểm tra, thanh tra, giám sát để đẩy lùi các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian để việc thi hành các quy định pháp luật có hiệu
quả. Mở rộng hơn ở các tỉnh, thành, không còn bó hẹp ở một số nơi: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội... Bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian vào các chương trình giảng dạy, vào các hoạt động nghiên cứu …. Như vậy,
mới có thể bảo tồn và phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian một cách có
hiệu quả hơn trong công tác bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, tinh hoa nhân loại.
Thứ hai, nâng cao ý thức của chủ thể sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian.

26
Tổ chức tuyên truyền, các buổi hội thảo, hội thi về quyền tác giả nói chung và
quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng để tuyên truyền
đến mọi chủ thể sử dụng biết và hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Đưa nội dung các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian vào chương trình học các cấp,
đặc biệt là các khối xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông về hành vi vi
phạm, biện pháp chế tài sử dụng nếu như việc sử dụng là bất hợp pháp, hay có hành vi
xuyên tạc các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, mất đi bản sắc dân tộc, tinh hoa văn
hóa, nghệ thuật Việt Nam.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ Tòa án khi xét xử giải quyết tranh chấp có
liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Thường xuyên cho các cán bộ thẩm phán đi tham dự các buổi hội thảo trong và
ngoài nước về sở hữu trí tuệ nói chung và tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói
riêng. Là môi trường để các các thẩm phán trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm trong xét
xử các vụ án có tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả đối với
các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng. Trang bị cơ sở vật chất, hiện đại hóa
thông tin tư liệu về sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu phục vụ cho việc xét
đơn, tránh trùng lặp trong công tác cấp văn bằng bảo hộ, tránh việc tòa án phải lúng túng
trước những việc bảo hộ không đúng đối với tác phẩm.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
Tăng cường tham gia kí kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương về thực
thi quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, đồng thời tuân thủ một
cách chặt chẽ về các điều ước mà Việt Nam là thành viên. Tích cực tham gia các dự án
hợp tác quốc tế liên quan đến việc sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đẩy mạnh các dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam về quyền tác giả, trong đó có quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian.

27

You might also like