You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: KỸ


NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN


Hạn Chế Quyền Của Chủ Sở Hữu Sáng Chế Theo Pháp Luật Sở
Hữu Trí Tuệ Việt Nam

Người thực hiện: Đỗ Hoài Nam


MSSV: 1853801015123
Lớp: 92-QT43.2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận.......................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận.......................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................................2
II. NỘI DUNG.................................................................................................................. 2
1. Tổng quan về sáng chế...............................................................................................2
1.1. Khái niệm sáng chế.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của bảo hộ sáng chế...............................................................................4
2. Điều kiện để bảo sáng chế..........................................................................................4
2.1. Tính mới................................................................................................................. 4
2.2. Tính sáng tạo.......................................................................................................5
2.3. Khả năng áp dụng công nghiệp...........................................................................5
3. Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế.....................................................................6
3.1. Quyền của chủ sở hữu sáng chế..........................................................................6
3.2. Nội dung hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế..............................................7
3.2.1. Quy định về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế.......................................8
3.2.2. Nguyên tắc cạn quyền đối với sáng chế..........................................................10
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................................11
III. KẾT LUẬN.............................................................................................................11
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................12
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển văn minh của nhân loại từ thời đồ đá đến nay, không thể thiếu những
phát minh, sáng chế giúp đời sống con người dần cải thiện hơn mỗi ngày. Cũng vì vậy, vấn đề bảo hộ,
cách thức bảo hộ như thế nào là vấn đề nan giải cần đặt ra. Chính vì vậy, sáng chế là một trong những
đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sớm nhất và là đối tượng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển của xã hội. Để tác giả hay chủ sở hữu quyền công nghiệp của sáng chế có thể tự do
sáng tạo thực hiện những quyền cơ bản trên sáng chế của mình, thì việc có hành lang pháp lý tốt là điều
cần thiết. Cụ thể, trên thế thế giới cũng đã ra đời rất nhiều bộ luật đến từ nhiều quốc gia khác nhau để
thực hiện quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có thể kể đến như Luật sáng chế đầu tiên trên thế giới được ban
hành vào năm 1474 tại Venice (Vinetian Patent Statute), hay luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống
sáng chế hiện đại và là “khuôn mẫu” cho luật sáng chế ở nhiều quốc gia là Luật độc quyền của Vương
quốc Anh được ban hành năm 19631,...
Việc những Bộ luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) ra đời để bảo hộ cho sáng chế, cho tác giả hay chủ sở
hữu của sáng chế đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể thì những quyền bảo
hộ đó đối với chủ sở hữu quyền công nghiệp đối với sáng chế là không cần thiết. Chúng ta có thể kể
đến như nếu những người sử dụng sáng chế đó vào mục đích học tập, nghiên cứu, hay những mục đích
phi lợi nhuận thì việc chủ sỡ hữu lợi dụng những quyền hợp pháp của mình đối với sáng chế để cấm
đoán, hạn chế là không hợp và không cần thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trên cở sở luật pháp quốc
tế cũng như trong những quy định về sáng chế có trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam để từ đó tìm
hiểu những hạn chế cũng như xây dựng lên những hành lang pháp lý để hạn chế quyền sở hữu của chủ
sở hữu sáng chế trong những trường hợp cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến những quyền quan
trọng của chủ sở hữu là điều rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận
Bài tiểu luận giúp người đọc có cái hiểu tổng quan về sáng chế có thể kể đến như khái niệm
“sáng chế”, đặc điểm của bảo hộ sáng chế, ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế. Đồng thời nêu ra những
điều kiện để được bảo hộ sáng chế. Và quan trọng nhất nêu ra những trường hợp hạn chế quyền của chủ
sở hữu sáng chế.
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là làm rõ những cái nhìn tổng quan về sáng chế theo góc
nhìn trên thế giới cũng như trong pháp luật Việt Nam. Đồng thời làm rõ những điều kiện để được bảo
hộ sáng chế theo pháp luật Việt nam. Khái quát một cách chi tiết việc hạn chế quyền của chủ sở hữu
sáng chế trong pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật quốc tế.

1 Fritz Macklup, An economics review of the patent system, Tlđd, trang 3


1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận
Một, tác giả sẽ làm rõ một cách tổng quan nhất về sáng chế như làm rõ khái niệm “sáng chế”,
đặc điểm của việc bảo hộ sáng chế, ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế.
Hai, làm rõ những điều kiện để được bảo hộ sáng chế như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp
dụng công nghiệp.
Ba, khái quát một cách chi tiết về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế có trong Luật Việt
Nam và so sánh với một số nước ở phương tây để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Bài tiểu luận nghiên cứu để làm rõ những cái nhìn tổng quan về sáng chế như làm rõ khái niệm
“sáng chế”, đặc điểm và ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế, điều kiện để được bảo hộ sáng chế, cũng
như việc làm rõ về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Phạm vi nghiên cứu:
Bài tiểu luận nghiên cứu để tiến đến làm rõ những cái nhìn tổng quan về sáng chế như làm rõ
khái niệm “sáng chế” trong pháp luật luật Việt Nam và một số quốc gia khác, đặc điểm và ý nghĩa của
việc bảo hộ sáng chế, điều kiện để được bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam, cũng như việc làm
rõ về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế trong pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật một số
quốc gia khác.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Bài tiểu luận của tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Một là, phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin.
Hai là, phương pháp phân loại và hệ thống hoá kiến thức.
Ba là, phương pháp so sánh, bình luận, dẫn chứng quan điểm học giả.
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về sáng chế
1.1. Khái niệm sáng chế
Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều hệ thống pháp luật quy định về việc bảo hộ sáng chế nhưng lại
có rất ít quốc gia cho ra khái niệm sáng chế. Đa số các quốc gia hiện nay hay ngay cả các điều ước quốc
tế thì chỉ thường đưa ra những sáng chế được bảo hộ hoặc liệt kê ra những đối tượng không được bảo
hộ sáng chế. Ví dụ: Điều 101 Luật sáng chế của Hoa Kỳ hay Điều 52.2 Công ước Patent của Châu Âu 2,
2 Xem Công ước về sáng chế của Cộng đồng Châu Âu ngày 05/10/1973, truy cập tại
http://www.epo.org/patent/law/legaltexts/html/epc/1973/e/ar52.html(28/12/2010).
2
Điều 27 của Hiệp định TRIPS. Và chỉ có một số ít quốc gia đưa ra khái niệm “sáng chế” nhưng lại có
hai cách tiếp nhận khác nhau.
Cách tiếp cận thứ nhất thì khái niệm “sáng chế” được đưa ra dựa trên bản bản chất kỹ thuật của
sáng chế hoặc dựa trên cách thức tạo ra sáng chế. Điển hình cho cách hiểu này chúng ta có thể kể đến
đó chính là Luật sáng chế của Nhật Bản thì sáng chế là sự sáng tạo ra những ý tưởng kỹ thuật ở trình độ
tiên tiến cao bằng cách sử dụng quy luật tự nhiên (dựa trên cách thức tạo ra sáng chế).
Cách tiếp cận thứ hai là đưa ra khái niệm “sáng chế” dựa trên tiêu chuẩn bảo hộ. Ví dụ: pháp luật
Việt Nam trước năm 2005 cụ thể là tại Điều 4 Pháp lệnh bảo hộ SHCN năm 1989 hay Điều 782 BLDS
năm 1995 là tiêu biểu cho cách hiểu này. Nhưng các quy định trên không làm rõ được bản chất kỹ thuật
của sáng chế trong khi “thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp
kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề”3.

Chính vì vậy, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được ban hành và sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
thì đã có một cách tiếp cận khác đúng hơn và tiếp cận bản chất kỹ thuật của sáng chế hơn. Cụ thể tại
khoản 12 Điều 4 quy định “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

1.2. Đặc điểm của bảo hộ sáng chế Bảo hộ sáng chế là việc nhà nước thừa nhận một sáng chế là
đối tượng sở hữu của một chủ thể nhất định, được đánh dấu bằng việc cấp một bằng sáng chế cho chủ
sở hữu sáng chế đó. Việc bảo hộ sáng chế cũng những đặc điểm đặc thù như:

Thứ nhất, để được pháp luật bảo hộ thì giải pháp kỹ thuật phải được nhà nước cấp văn bằng bảo
hộ. Bởi vì đăng ký cũng là một dạng thủ tục để xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế và khi có được
văn bằng bảo hộ thì khi đó mới được nhà nước công nhận và bảo hộ bởi nhà nước chỉ có nghĩa vụ bảo
hộ khi anh đã có văn bằng bảo hộ. Và để có văn bằng bảo hộ thì phải đáp ứng hai điều kiện là điều kiện
về tiêu chuẩn bảo hộ và không thuộc các trường hợp không được pháp luật bảo hộ4.
Thứ hai, chủ sở hữu sáng chế chỉ được thực hiện các quyền của mình trong phạm vi được xác
định trong văn bằng bảo hộ. Ví dụ: nếu như đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ ở Việt Nam nếu
không có những quy định liên quan khác thì sẽ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ hay thời gian
bảo hộ chỉ được giới hạn ở Việt Nam. Nếu ở ngoài phạm vi này thì ai cũng có quyền khai thác mà chủ
sở hữu không thể hạn chế cũng như kiện cáo.
Thứ ba, quyền độc quyền đối với sáng chế không phải là quyền tuyệt đối. Nghĩa là không phải
trong mọi trường hợp quyền của chủ sở hữu sáng chế đều được bảo hộ. Cụ thể là trong những trường
hợp được pháp luật quy định, nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế người nắm độc quyền sáng chế thực

3 Cục SHTT Việt Nam, Thông tin về sáng chế, truy cập tại www.noip.gov.vn ngày 05/12/2009.
4
Khoản 2, khoản 3 Điều 125 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019.
3
hiện quyền của mình hoặc bắt buộc người nắm độc quyền sáng chế chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế cho chủ thể khác.
1.3. Ý nghĩa của bảo hộ sáng chế
Việc bảo hộ sáng chế mang lại một sự yên tâm nhất định cho những nhà sáng tạo trong việc
nghiên cứu tìm tòi và cũng mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của xã hội qua nhiều khía cạnh như:
Thứ nhất, việc bảo hộ sáng chế khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển khai các sản phẩm
và quy trình mới, từ đó thúc đẩy sáng tạo. Bởi nếu có việc bảo hộ thì những nhà nghiên cứu mới yên
tâm cho hoạt động nghiên cứu của mình. Bởi để nghiên cứu ra một sáng chế cần tốn một khoảng thời
gian cũng như chi phí khổng lồ mà lại bị người khác sao chép thì ai còn dám nghiên cứu phát triển sản
phẩm. Mà không có sự sáng tạo cũng như những sáng chế mới thì sự phát triển của xã hội đó sẽ bị
chậm lại. Chính vì vậy bảo hộ sáng chế thực sự là động lực cho sự sáng tạo như Abraham Lincon đã
từng phát biểu: “Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích cho ngọn lửa thiên tài”.
Thứ hai, bảo hộ sáng chế khuyến khích cho việc bộc lộ công nghệ mới và chuyển giao, phổ biến
công nghệ. Bởi các hệ thống pháp luật đều quy định để cấp được văn bằng bảo hộ thì sáng chế phải bắt
buộc bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất đến mức những người có hiểu biết tầm trung khi đọc vào cũng
có thể hiểu. Nên khi có sự bảo hộ thì sẽ có nhiều sáng chế được ra đời hơn từ đó những kiến thức công
nghệ kèm theo sẽ được phổ biến rộng rãi hơn.
Thứ ba, bảo hộ mạnh sáng chế sẽ khuyến khích sự đầu tư vào các ngành công nghiệp, đặc biệt
các ngành công nghiệp mà sản phẩm có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp máy tính, công
nghiệp dược phẩm, công nghệ sản suất robot,... Khi pháp luật của quốc gia đó quy định về bảo hộ sáng
chế đủ mạnh đủ rõ ràng thì những đầu tư cũng sẽ an tâm hơn nên sẽ đầu tư vào nhiều nguồn vốn hơn.
Từ đó, quốc gia cũng sẽ được hưởng lợi để phát triển vượt bậc hơn nữa.
2. Điều kiện để bảo sáng chế
2.1. Tính mới
Để được bảo hộ sáng chế thì một trong những điều kiện tiên quyết là giải pháp kỹ thuật được yêu
cầu bảo hộ phải có tính mới. “Tính mới là một yêu cầu cơ bản trong bất kỳ xét nghiệm nào về mặt nội
dung và là một điều kiện không phải bàn cãi để xem xét khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế”4. Vì
vậy, yêu cầu về tính mới là điều kiện quan trọng trong việc bảo hộ sáng chế được quy định trong các
điều ước quốc tế và trong pháp luật sáng chế của các quốc gia trên thế giới. TRIPS xác định tính mới
như sau: “tính mới là một yêu cầu cơ bản và là một điều kiện không thể bàn cãi để xem xét khả năng
cấp bằng độc quyền sáng chế”. Tuy nhiên, TRIPS không đưa ra định nghĩa để xác định nội hàm của
tính mới đối với sáng chế mà “các quốc gia thành viên được tự do thiết lập các tiêu chuẩn để xác định
tính mới của sáng chế ở mức độ rộng hay hẹp, tức là tính mới trên phạm vi quốc gia hay phạm vi toàn
cầu”. Nhìn chung, một sáng chế sẽ bị coi là mất tính mới nếu trước đó nó đã được công bố bằng văn
bản, đã được sử dụng hoặc tiết lộ dưới bất kỳ hình thức trao đổi thông tin công cộng nào khác. TRIPS
4 WIPO – Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Tlđd, trang 18.
4
cũng không đưa ra những trường hợp ngoại lệ đối với tính mới của sáng chế nên pháp luật của các quốc
gia thành viên được phép quy định nội hàm cho quy định về tính mới và đưa ra các trường hợp ngoại lệ
liên quan5.
Để được coi là có tính mới thì theo pháp luật Việt Nam7 cũng như pháp luật quốc tế thì sáng chế
được coi là có tính mới nếu chưa được đề cập đến trong tình trạng kỹ thuật đã biết. Tình trạng kỹ thuật
đã biết (state of the art) hiểu theo một cách chung nhất là toàn bộ các thông tin được bộc lộ bằng bất cứ
phương tiện nào tồn tại trước thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế hoặc trước thời điểm nếu có.
Tuy nhiên, bộc lộ như thế nào hoặc bộc lộ bao nhiêu thì chưa được thống nhất trên thế giới. Như Việt
Nam cùng với đa số quốc gia thì chọn cách xác định tính mới của sáng chế dựa trên tình trạng kỹ thuật
đã biết của thế giới, tuy nhiên cũng có một số quốc gia thì họ chỉ giới hạn tình trạng kỹ thuật đã biết ở
phạm vi lãnh thổ của họ.

2.2. Tính sáng tạo


Một trong những mục tiêu của bảo hộ sáng chế đó chính là khuyến khích việc sáng tạo công nghệ,
chính vì vậy tính sáng tạo là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sáng chế. Tuy nhiên, thuật ngữ
“sáng tạo” ở một số quốc gia lại không có sử dụng thuật ngữ này mà sử dụng nội hàm giống với thuật
ngữ này là “không hiển nhiên”6 . Do đó, trong Hiệp định TRIPS đã giải thích thuật ngữ “không hiển
nhiên” được coi là đồng nghĩa với “có bước sáng tạo”.
Cùng với đó thuật ngữ “trình độ sáng tạo” một trong những yêu cầu để xác định tính sáng tạo để
được yêu cầu bảo hộ thì sáng chế được yêu cầu bảo hộ không những phải có sự khác biệt với những gì
đã có trong tình trạng kỹ thuật trước đó (tính mới) mà sự khác khác biệt này phải bao gồm hai đặc tính,
thứ nhất “tính sáng tạo” phải là kết quả của ý tưởng sáng tạo, thứ hai phải có sự tiến triển vượt bậc hơn
những cái đã có.

Tại Việt Nam, căn cứ để xác định trình độ sáng tạo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật SHTT
năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 20197. Thì sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào
các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới
bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên
của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế
đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung
bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

5 Nguyễn Thị Yến (2018), Bảo hộ sáng chế dược phẩm theo pháp luật Việt Nam từ kinh nghiệm nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Kinh tế Luật Tp.HCM. 7 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
6 Đa số các hệ thống pháp luật yêu cầu tính sáng tạo. Tuy nhiên, có một số hệ thống pháp luật ví dụ như Hoa Kỳ, tiêu chuẩn này được
quy định là không hiển nhiên.
7 Khoản 1 Điều 61 Luật SHTT “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công
khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày
nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng
chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật
tương ứng.”
5
2.3. Khả năng áp dụng công nghiệp
Một sáng chế khi đảm bảo đầy đủ có tính mới, có tính sáng tạo thì không thể thiếu khả năng áp
dụng thực tế. Thật vậy, sau khi có đầy đủ tính mới cùng tính sáng tạo thì một giải pháp kỹ thuật chỉ có
thể được cấp bằng độc quyền sáng chế khi giải pháp đó thực sự hữu ích và có tính thực dụng cao khi áp
dụng trên thực tế mà không phải ở lý thuyết. Tại một số quốc gia thì khả năng áp dụng của sáng chế
được hiểu tương đương với khái niệm tính hữu ích của sáng chế. Theo pháp luật Hoa Kỳ, “tính hữu
ích” được xác định tương tự như điều kiện về “khả năng áp dụng công nghiệp”, đây cũng là điều kiện
quan trọng để xen xét cấp bằng độc quyền sáng chế. Chứng minh tính hữu ích không nhất thiết phải
thông qua thực tế sử dụng mà chỉ cần đáp ứng thông qua thử nghiệm. Tương tự, TRIPS cũng yêu cầu
chứng minh tính áp dụng công nghiệp hoặc tính hữu ích như một điều kiện để cấp bằng sáng chế nhưng
không định nghĩa cụ thể về điều kiện này.
Còn theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 62 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009,
2019 quy định: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc
chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và
thu được kết quả ổn định”.
3. Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế
3.1. Quyền của chủ sở hữu sáng chế

Chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ sáng
chế. Theo pháp luật Việt Nam về sáng chế, tại Điều 123 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009,
2019 quy định về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì: “1. Chủ sở hữu đối tượng sở
hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều
124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của
Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy
định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng
chỉ dẫn
địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

6
b) Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn
địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này”.
Cụ thể, theo pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu sáng chế có các quyền tài sản sau:
Thứ nhất, Quyền sử dụng sáng chế:
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 123 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì chủ
sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo
quy định tại Điều 124 luật này. Mà sử dụng sáng chế theo khoản 1 Điều 124 của Luật này là việc được
thực hiện các hành vi sau:
(i) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
(ii) Áp dụng dụng quy trình được bảo hộ;
(iii) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy
định được bảo hộ;
(iv) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm ;
(v) Nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc được sản xuất theo quy trình bảo hộ.
Bởi vì xuất phát từ đặc tính vô hình của sản phẩm sở hữu trí tuệ. Nên quyền sử dụng đối tượng
SHCN nói chung hay sáng chế nói riêng là một quyền vô cùng quan trọng hay có thể nói là quan trọng
nhất của chủ sở hữu đối tượng SHCN.
Thứ hai, Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế trừ các trường hợp ngoại lệ
Chủ sỡ hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình nếu đã được bảo
hộ. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ tại khoản 2, khoản 3 Điều 125 Luật SHTT 2005 sửa đổi
bổ sung 2009, 2019 thì chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm họ thực hiện những hành vi đó.

Thứ ba, Quyền định đoạt sáng chế


Quyền định đoạt sáng chế của chủ sở hữu là bao gồm các quyền của chủ sở hữu sáng chế trong
việc quyết định tự mình khai thác sáng chế hoặc chuyển giao quyền sử dụng hay quyền sở hữu sáng chế
cho chủ thể khác.
Thứ tư, Quyền tạm thời đối với sáng chế
Là trường hợp mà người nộp đơn đăng ký sáng chế rằng sáng chế của mình đăng ký đang được
người khác sử dụng vào mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước hay người đó
chưa đăng kí thì người nộp đơn đăng ký có thể yêu cầu bằng văn bản việc mình đã đăng ký bảo hộ
sáng chế yêu cầu người đó ngừng việc sử dụng hay tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã thông báo
khi bằng bảo hộ đã được cấp mà người đó còn cố tình sử dụng sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế có

7
quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn tương ứng.
3.2. Nội dung hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế
Như tác giả đã phân tích thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên 8. Việc nắm độc quyền
về sáng chế sẽ mang lại cho chủ thể những đặc quyền hơn so với những tổ chức, cá nhân khác. Chúng
ta có thể hiểu một cách nôm na những quy định về quyền sáng chế không phải là quyền được làm, mà
là quyên ngăn cấm người khác không được làm. Điều đó được thể hiện rõ qua việc độc quyền mà bằng
sáng chế trao cho chủ sở hữu của nó. Khi được cấp bằng độc quyền sáng chế thì chủ sở hữu của có thể
ngăn cấm bất cứ ai sử dụng, khai thác sáng chế của mình khi chưa được cho phép trừ những những
trường hợp ngoại lệ. Chính vì thế, chúng ta thấy được việc trao bằng độc quyền sáng chế thực chất
không phải là thực sự trao quyền làm bất cứ thứ gì mà trao cho chủ sở hữu quyền ngăn cấm người khác
sử dụng sáng chế. Tuy nhiên quyền ngăn cấm của chủ sở hữu sáng chế cũng không phải tuyệt đối. Tại
trong một số trường hợp thì những cá nhân, tổ chức vẫn có quyền sử dụng sáng chế khi chưa có sự
đồng ý của chủ sáng chế. Những trường hợp này gọi là hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế và được
quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Quy định các trường hợp
ngoại lệ và hạn chế độc quyền của chủ sở hữu sáng chế, cho phép sử dụng sáng chế trong những trường
hợp nhất định mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế được coi là đặc trưng của pháp luật
sáng chế nói riêng hay luật sở hữu trí tuệ nói chung.
3.2.1. Quy định về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế
Trong pháp luật của Việt Nam ta thì ngoại trừ các ngoại lệ quyền đối với chủ sở hữu bí mật kinh
doanh được quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009,
2019 thì các trường hợp hạn chế quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại như
sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí... đều được quy định tại khoản 2 điều luật
này.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì có thể
liệt kê các trường hợp hạn chế quyền đối với chủ sở hữu sáng chế bao gồm:
• Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục
đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin
để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm (điểm a khoản 2);
• Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp (điểm b khoản 2);
• Sử dụng sáng chế nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài
đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam (điểm c khoản 2);

8 Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019.
8
• Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của
Luật này (điểm d khoản 2);
• Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy
định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này (điểm đ khoản 2).
• Từ đó chúng ta thấy rằng cách quy định về các ngoại lệ quyền đối với sáng chế theo khoản 2
Điều
125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 rất khác với cách quy định
về các ngoại lệ quyền tác giả và quyền liên quan. Cụ thể, các ngoại lệ của quyền tác giả được
chia thành hai trường hợp rõ ràng:
• Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền (Điều
25);
• Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền (Điều 26).
Tương tự đối với quyền liên quan (Điều 32 và Điều 33).
Trong khi đó, các trường hợp sử dụng sáng chế không phải xin phép chủ sở hữu lại không phân
định rõ những trường hợp nào phải trả tiền và những trường hợp nào không phải trả tiền. Thêm vào đó,
khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 còn trộn lẫn các
ngoại lệ quyền đối với sáng chế và các ngoại lệ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác 9.
Từ đó chúng ta thấy rằng việc quy định về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế của Việt Nam ta còn
chưa rõ ràng rất khó phân biệt.
Trên thế giới có một số quốc gia quy định rất rõ về việc hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Cụ thể có thể nói tới như Pháp, khác với pháp luật Việt Nam thì Luật Sở hữu trí tuệ Cộng hòa Pháp 10
chia ra một cách rõ ràng thành hai trường hợp liên quan đến ngoại lệ quyền của chủ sở hữu sáng chế:
Thứ nhất, các trường hợp mà chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng
sáng chế và không có quyền yêu cầu một khoản đền bù. Cụ thể, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế
không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi sau:
• Sử dụng sáng chế trong khuôn khổ cá nhân và phi thương mại;
• Sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, thử nghiệm đối với đối tượng được bảo hộ sáng chế;
• Sử dụng sáng chế nhằm mục đích điều chế thuốc để dùng tức thì và theo từng đơn vị trong các
phòng thí nghiệm, căn cứ trên toa thuốc;
• Sử dụng sáng chế cho hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm nhằm mục đích nhận được giấy phép
lưu thông trên thị trường (autorisation de mise sur le marché - AMM) đối với thuốc men;

9 Nguyễn Trọng Luận , Nguyễn Thị Ngọc Uyển (2019), Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt
Nam và Pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 06, tr. 37-47.
10 Code de la Propriété Intellectuelle (CPI), tham khảo bản tiếng Pháp của CPI tại địa chỉ:
https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do?cidTexte=LEGITEXT000006069414 (https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do?
cidTexte=LEGITEXT000006069414)
9
• Sử dụng sáng chế cho các hoạt động cần thiết nhằm nhận được giấy phép quảng cáo (visa de
publicité) theo quy định tại Điều L.5122-9 Luật Sức khỏe công cộng (Code de la santé
publique);
• Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ cho các đối tượng được phóng vào không gian bên ngoài lãnh
thổ Pháp. Thứ hai, các trường hợp mà chủ sở hữu sáng chế không có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng sáng chế nhưng được quyền yêu cầu một khoản đền bù tương xứng. Các trường
hợp này được gọi chung là li-xăng bắt buộc (licences imposées), được chia thành 2 trường hợp:
Một là, li-xăng bắt buộc theo quyết định của cơ quan tư pháp:

• Do chủ sở hữu vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế (Điều L.613-11);


• Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc (Điều L.613-15).
Hai là, li-xăng bắt buộc theo quyết định của cơ quan hành chính. Cụ thể, trong một số trường
hợp, để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, cơ quan hành chính có thẩm quyền có quyền yêu cầu
chủ sở hữu sáng chế phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác. Các trường
hợp này bao gồm:

• Vì sức khỏe cộng đồng (Điều L.613-16), nhất là sản xuất thuốc men nhằm mục đích xuất khẩu
đến các quốc gia đang có các vấn đề về sức khỏe cộng đồng (Điều L.613-17-1);
• Để thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế quốc gia (Điều L.613-18);- Vì nhu cầu quốc phòng của
quốc gia (Điều L.613-19). Đây là những trường hợp mà tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng sáng
chế trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu không có quyền
ngăn cấm nhưng có quyền yêu cầu được trả một khoản tiền đền bù tương xứng.
Từ đó chúng ta thấy rằng pháp luật của Pháp quy định khá rõ ràng từng trường hợp ngoại lệ đối
với quyền của chủ sở hữu sáng chế, như vậy khi áp dụng trong thực tế sẽ dễ dàng và không có nhiều
tranh chấp.
3.2.2. Nguyên tắc cạn quyền đối với sáng chế
Về nguyên tắc cạn quyền thì Việt Nam ta quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định rằng chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm
người khác thực hiện hành vi “lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị
trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”.
Nguyên tắc cạn quyền (hay còn gọi là nguyên tắc hết quyền) là một nguyên tắc đặc thù trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo đó, khi sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ được đưa ra thị trường bởi
chính chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền
sở hữu trí tuệ không còn quyền kiểm soát đối với việc lưu thông, phân phối và khai thác thương mại sản
phẩm. Nói cách khác là các quyền sở hữu trí tuệ bị cạn hết khi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu
10
cho phép bán sản phẩm khai thác công dụng, bán lại, tặng cho, cho thuê hay nhập khẩu sản phẩm đó.
Nguyên tắc này nhằm tạo thuận lợi cho sự tự do lưu thông hàng hóa trên thị trường. Nguyên tắc cạn
quyền trong pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và trong lĩnh vực sáng chế nói riêng được áp dụng rộng
rãi trên thế giới. Phạm vi áp dụng nguyên tắc cạn quyền tùy thuộc vào pháp luật từng quốc gia. Ví dụ,
có quốc gia áp dụng nguyên tắc cạn quyền chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình (gọi là cạn quyền
quốc gia) nhưng cũng có nhiều quốc gia áp dụng nguyên tắc này trong phạm vi một khu vực (gọi là cạn
quyền khu vực), thậm chí là trên phạm vi toàn thế giới (gọi là cạn quyền quốc tế). Pháp luật Việt Nam
áp dụng nguyên tắc cạn quyền quốc tế cho các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), nguyên tắc cạn quyền được thể hiện tại điểm b khoản 2 Điều
125. Tuy nhiên, cách diễn đạt quy định này của nhà làm luật khiến chúng ta hiểu rằng pháp luật Việt
Nam chỉ thừa nhận nguyên tắc cạn quyền đối với nhãn hiệu mà không áp dụng đối với các đối tượng
khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Việc thừa nhận nguyên tắc cạn quyền trong pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam là điểm rất tiến bộ và phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên cần phải điều
chỉnh lại quy định này để thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác hơn nguyên tắc cạn quyền
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Bởi lẽ, nguyên tắc này không chỉ được áp dụng cho nhãn hiệu mà
còn áp dụng cho các đối tượng khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu về những quy định hạn chế quyền của chủ sở hữu trong pháp luật Việt
Nam thì chúng ta có thể thấy cách quy định còn chưa rõ chưa phân ra những những trường hợp cụ thể
như các nước khác. Việc phân ra những trường hợp cụ thể như tác giả đã để cập ở trên là một cách rất
khoa học, rõ ràng, chi tiết và dễ nắm bắt mà chúng ta có thể tham khảo để xây dựng nên những quy
định hoàn thiện nhất về hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế chứ không giống như hiện tại là trộn
lẫn tất cả các trường hợp hạn chế quyền đối với sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác
trong cùng một điều luật. Thứ nhất, nó gây khó hiểu cho người tìm hiểu pháp luật. Thứ hai, việc quy
định không rõ ràng sẽ tạo cơ hội cho những người hiểu rõ về luật có cơ hội lẩn tránh. Không chỉ vậy,
trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 nguyên tắc cạn quyền chỉ được
thể hiện duy nhất tại điểm b khoản 2 Điều 125 và cách diễn đạt quy định này lại khiến chúng ta hiểu
rằng nguyên tắc này chỉ được áp dụng cho nhãn hiệu. Do vậy, quy định này cần thiết phải được sửa đổi
cho phù hợp.
III. KẾT LUẬN
Việc lập ra một hệ thống pháp luật để bảo hộ những quyền về sở hữu trí tuệ nói chung hay về
pháp luật sáng chế nói riêng là một điều rất cần thiết. Bởi khi có những quy định này thì các nhà nghiên
cứu sẽ tự tin trong việc phát triển, sáng tạo những sáng chế mới. Ngoài ra, khi có một hệ thống pháp
luật quy định chặt chẽ rõ ràng thì chủ sở hữu mới có thể đảm bảo được quyền lợi mình không bị xâm
hại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thì chủ sở hữu cũng có toàn quyền sử dụng sáng chế của
mình cũng có những trường hợp ngoại lệ. Những trường hợp ngoại lệ đó được gọi hạn chế quyền của
chủ sở hữu, về vấn đề hạn chế quyền của chủ sở hữu ở nước ta còn quy định chưa rõ ràng, còn trộn lẫn
nhiều chủ thể khác nhau trong cùng một điều luật như sáng chế, sở hữu công nghiệp,...Việc quy định
11
những hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế cũng giúp cho những mục đích nhân văn hoặc chính trị.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến việc sáng tạo ra Vaccine Coivid 19, nếu như giá thành của Vaccine
thấp hơn thì có thể nhiều nước nghèo có thể có đủ Vaccine để chích ngừa và không có nhiều người phải
tử vong hơn. Vì vậy việc quy định hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế và ngoại lệ của bảo hộ sáng
chế giúp giảm bớt khoảng cách về trình độ phát triển khoa học, công nghệ. Chính vì vậy, chúng ta cần
học hỏi kinh nghiệm từ những nước đã có cách quy định gần như hoàn chỉnh về hạn chế quyền của chủ
sở hữu sáng chế để từ đó xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Nết, Nguyễn Xuân Quang (chủ biên) (2016), Giáo trình Luật Sở Hữu Trí Tuệ, NXB Hồng
Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.
2. Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), Luật Sở hữu trí tuệ - Án lệ, lý thuyết và bài tập vận dụng,
NXB. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 151.
3. Lê Thị Nam Giang, “Cân bằng lợi ích của xã hội và lợi ích của chủ sở hữu trong bắt buộc
chuyểngiao quyền sử dụng sáng chế”, Khoa học pháp lý, số 06, 2009.
4. Nguyễn Trọng Luận, Nguyễn Thị Ngọc Uyển (2019), Hạn chế quyền của chủ sở hữu sáng chế -
Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 06, tr. 37-47.
5. Nguyễn Thị Yến (2018), Bảo hộ sáng chế dược phẩm theo pháp luật Việt Nam từ kinh nghiệm
nước ngoài, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Luật Tp.HCM.

12

You might also like