You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


Khoa Luật Hành Chính
Lớp Hành Chính 46A2

THẢO LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ


BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
GIẢNG VIÊN: TS. Nguyễn Thái Cường

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Huỳnh Ngọc Gia Lê 2153801014117
2 Nguyễn Thị Ngọc Linh 2153801014121
3 Phan Ngọc Trúc Lam 2153801014113
4 Nguyễn Trúc Linh 2153801014122
5 Lê Thị Loan 2153801014124
6 Tôn Nữ Hải Ly 2153801014131
7 Lê Thị Thanh Mai 2153801014133
8 Bùi Hoàng Ngân 2153801014150

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 2024


MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT................................................................................................................2
1. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Các nguyên tắc
này được áp dụng cho những đối tượng nào?..............................................................2
2. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc
quyền sáng chế.............................................................................................................3
3. Trình bày những bất cập trong điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt Nam?.....................3
4. Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp? Giải thích...........................................4
5. So sánh điều kiện bảo hộ của KDCN và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích?.....4
II. BÀI TẬP:....................................................................................................................6
Bài tập 1:..........................................................................................................................6
Bài tập 2:..........................................................................................................................9
Bài tập 3:........................................................................................................................10
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................12

1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

I. LÝ THUYẾT
1. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Các nguyên
tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?
* Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
- CSPL: Điều 90 Luật SHTT 2005
- Như vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu là trong trường hợp có nhiều người nộp
đơn đăng ký bảo hộ một sản phẩm nào đó, mà sản phẩm đó trùng hoặc không khác biệt
đáng kể với nhau, vào những thời điểm khác nhau, nếu các sản phẩm này đáp ứng được
điều kiện bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho đơn
hợp lệ có ngày nộp sớm nhất trong các đơn đã nộp.
- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên có thể làm căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người nộp đơn khi có tranh chấp xảy ra.
- Nguyên tắc trên được áp dụng khi người có đăng ký muốn đăng ký để bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp, sáng chế, nhãn hiệu. Riêng đối với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì ngoài việc
áp dụng theo Luật SHTT 2005 của Việt Nam, chủ thể đăng ký cũng có thể viện dẫn
quyền ưu tiên theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Paris.
- Nguyên tắc trên có thể được coi là một công cụ tạo nên sự thúc đẩy việc nộp đơn diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu; sáng tạo trong lĩnh vực
mĩ thuật ứng dụng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đăng ký đầu tiên.
- Đối tượng áp dụng: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
* Nguyên tắc về quyền ưu tiên
- CSPL: Điều 91 Luật SHTT 2005 và Văn bản hợp nhất Luật SHTT số 07/VBHN-VPQH
năm 2019) có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ
cùng một đối tượng là sáng chế, nếu đáp ứng được các điều kiện:
+ Thứ nhất, đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của điều ước
quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là
thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
+ Thứ hai, chủ thể nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở
sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên của điều ước này hoặc có
thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
+ Thứ ba, đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế phải thể hiện rõ nội dung yêu cầu được hưởng quyền
ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn yêu cầu đầu
tiên (như Cục Sở hữu trí tuệ).
- Đây là căn cứ để xác định điều kiện bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn
hiệu.
- Việc có quyền ưu tiên là một lợi thế cho chủ sở hữu khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí
tuệ của mình tại quốc gia khác do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Theo pháp luật Việt Nam, quyền ưu tiên trong đăng
ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ áp dụng đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
2
- Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên tạo điều kiện cho việc bảo vệ sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp và nhãn hiệu không chỉ ở trong phạm vi quốc gia đăng ký mà còn mở rộng ra các
quốc gia khác. Từ đó, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối
tượng nói trên.
- Đối tượng áp dụng: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.

2. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc
quyền sáng chế.

Cấp
hoặc
Yêu
từ
Thẩm cầu Thẩm
Nộp chối
định Công thẩm định
đơn cấp Công
hình bố định nội
đăng bằng bố
thức đơn nội dung
ký độc
đơn dung đơn
quyền
đơn
sáng
chế

3. Trình bày những bất cập trong điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt Nam?
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện:
+ Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) hiện hành chưa đầy đủ và cập nhật so với các điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia.
+ Quy định về bảo hộ sáng chế còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong
thực thi.
+ Hướng dẫn thi hành luật còn thiếu, chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng luật vào
thực tiễn.
- Năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế:
+ Thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị chuyên dụng cho công tác bảo hộ sáng chế.
+ Năng lực thẩm định và giải quyết tranh chấp về sáng chế còn hạn chế.
+ Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác bảo hộ sáng chế chưa hiệu quả.
- Ý thức bảo hộ sáng chế còn thấp:
+ Nhiều doanh nghiệp và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo hộ
sáng chế.
+ Việc vi phạm quyền sở hữu sáng chế còn phổ biến, đặc biệt là đối với các sản phẩm sáng
chế có giá trị cao.
- Thủ tục đăng ký sáng chế còn phức tạp:
+ Thủ tục đăng ký sáng chế còn nhiều bước, tốn thời gian và chi phí.
+ Hệ thống thông tin về sáng chế chưa phát triển, gây khó khăn cho việc tra cứu và quản lý
sáng chế.
3
- Khó khăn trong việc thương mại hóa sáng chế:
+ Thiếu thị trường cho các sản phẩm sáng chế.
+ Khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho hoạt động sáng chế còn hạn chế.
+ Năng lực quản lý và khai thác sáng chế của doanh nghiệp còn yếu.

4. Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp? Giải thích.
Điều kiện bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp:
Để được bảo hộ, Kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng ba điều kiện:
Tính mới:
- Kiểu dáng công nghiệp phải khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được
bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có).
- Bộc lộ công khai bao gồm: sử dụng, mô tả bằng văn bản, hình ảnh, trưng bày...
- Khác biệt đáng kể được đánh giá dựa trên tổng thể hình ảnh của kiểu dáng, bao gồm:
hình khối, đường nét, màu sắc, họa tiết...
Tính sáng tạo:
- Kiểu dáng công nghiệp không được lặp lại những kiểu dáng đã có trong tự nhiên hoặc do
con người tạo ra trước đó.
- Phải thể hiện trình độ sáng tạo của tác giả, thể hiện qua sự độc đáo, khác biệt trong thiết
kế.
Khả năng áp dụng công nghiệp:
- Kiểu dáng công nghiệp phải có thể sản xuất hoặc lặp lại bằng phương tiện công nghiệp,
với số lượng lớn.
- Không yêu cầu sản xuất hàng loạt, nhưng phải có khả năng sản xuất với chi phí hợp lý.
Giải thích:
- Tính mới đảm bảo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là độc đáo, không sao chép từ
những thiết kế đã có.
- Tính sáng tạo khuyến khích sự đổi mới, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
- Khả năng áp dụng công nghiệp giúp kiểu dáng công nghiệp được ứng dụng rộng rãi vào
đời sống.

5. So sánh điều kiện bảo hộ của KDCN và Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích?
- Điểm giống
+ Đều là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+ Việc bảo hộ được xác lập căn cứ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
+ Được cấp bằng “độc quyền bởi Cục SHTT (thuộc Bộ Khoa học và công nghệ).
+ Đều chịu các hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 132 để bảo vệ lợi
ích công cộng và quyền của các bên liên quan.
+ Đều tuân thủ một quy trình cấp văn bằng bảo hộ tương đương để xác định và chứng nhận
quyền sở hữu công nghiệp.
+ Đều có quyền sở hữu công nghiệp và cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định và điều kiện
liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nhằm đảm bảo quyền
lợi của chủ sở hữu và quyền lợi công cộng.

4
5
- Điểm khác
Nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp
Tiêu chí Kiểu dáng công nghiệp
hợp ích
Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng
Là hình dáng công nghiệp bên ngoài của
sản phẩm hoặc quy trình
sản phẩm được thể hiện bằng hình
Khái niệm nhằm giải quyết một vấn đề
khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết
xác định bằng việc ứng dụng
hợp những yếu tố này
các quy luật tự nhiên
Đối tượng Bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản
Bảo hộ chất của sản phẩm
bảo hộ phẩm
- Có tính mới
- Tính sáng tạo: đây là bước
- Có tính mới và sáng tạo sáng tạo,
- Tính sáng tạo của kiểu dáng công không thể tạo ra một cách dễ
nghiệp yêu cầu thấp hơn so với sáng dàng đối với người có hiểu
Điều kiện
chế, chỉ yêu cầu không thể tạo ra một biết trung bình về
để bảo
cách dễ dàng đối với người có hiểu
hộ lĩnh vực kỹ thuật tương ứng
biết trung bình về lĩnh vực tương ứng
- Có khả năng áp dụng công
- Có khả năng áp dụng vào ngành công
nghiệp
nghiệp hiện nay

Xem xét hình thức: 1 - 3 tháng


kể từ ngày nộp đơn
- Xem xét hình thức: 01 tháng - Công bố đơn: 19 tháng kể từ
ngày chấp nhận đơn hợp lệ
Thời gian - Công bố đơn: 02 tháng
(nếu không có yêu cầu công
đăng ký - Xem xét nội dung: 07 tháng kể từ ngày bố sớm)
bảo hộ công bố đơn
- Xem xét nội dung: 18 tháng kể
từ ngày công bố hoặc ngày có
yêu cầu

05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia


Thời hạn
hạn hai lần, mỗi lần gia hạn sẽ là 05 20 năm kể từ ngày nộp đơn
bảo hộ
năm

6
II. BÀI TẬP
Bài tập 1: Anh/Chị hãy phân tích bản án 117/2015/KDTM-ST ngày 02/02/2015 của
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi sau:
* Sơ lược nội dung bản án 117/2015/KDTM-ST ngày 02/02/2015
- Vụ việc: Xâm phạm sáng chế và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Nguyên đơn: Công ty ABC (Pháp)
- Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Nông Phát
- Tóm tắt nội dung:
+ Nguyên đơn là chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế liên quan đến thuốc trừ sâu thuộc
nhóm Clonicotingl.
+ Bị đơn sản xuất và lưu thông sản phẩm thuốc trừ sâu mang các nhãn hiệu Sespa Gold,
Hummer bị cho là xâm phạm các điểm 1, 2, 3, 6, 19 & 20 thuộc bằng độc quyền 1928 mà
không có sự cho phép của nguyên đơn.
- Yêu cầu khởi kiện sơ thẩm:
Yêu cầu của nguyên đơn:
+ Ngừng sản xuất, đóng gói, phân phối, tàng trữ, lưu thông và quảng cáo thuốc trừ sâu
Sespa Gold.
+ Chấm dứt nhập khẩu nguyên liệu, phụ gia hai thành phần sản xuất ra thành phẩm Sespa
Gold và Hummer.
+ Thu hồi sản phẩm Sespa Gold.
+ Rút hồ sơ đăng ký tại Cục bảo vệ thực vật.
+ Không được quyền đăng ký tiếp sản phẩm nào có chứa hai thành phần Fipronil và
Imidacloprid.
+ Yêu cầu thành toán phí luật sư 200.000.000 đồng.
+ Yêu cầu xin lỗi công khai trên báo.
- Phán quyết sơ thẩm:
+ Chấp nhận toàn bộ bảy yêu cầu nguyên đơn trong đó chấp nhận buộc bị đơn thanh toán
phí luật sư 59.469.750 đồng (nguyên đơn thay đổi số tiền bồi thường từ 200 triệu đồng
xuống 59.469.750 đồng).
+ Về án phí: bị đơn phải chịu án phí sơ thẩm 2.874.875 đồng.

a) Phân tích đối tượng của quyền SHCN đối với sáng chế ?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,
bí mật kinh doanh do mình tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, có thể thấy đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Trong
đó, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo quy định tại Điều 58
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, một sáng chế muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí:
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều
kiện:
+ Có tính mới: Điều 60 Luật SHTT 2005
7
+ Có trình độ sáng tạo: Điều 61 Luật SHTT 2005
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: Điều 60 Luật SHTT 2005
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không
phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: Có tính mới và có khả năng áp
dụng công nghiệp.
b) Hành vi vi phạm của Công ty TNHH TM Nông Phát là gì ?
Công ty TNHH Thương mại Nông Phát đã vi phạm bản quyền sáng chế 1928 ngày
20/03/2001 của Bayer, cụ thể là sản xuất lưu thông sản phẩm thuốc trừ sâu rầy có tên gọi
“SESPA GOLD” và “HUMMER” có chứa chất Fipronil và Imidacloprid trong phần yêu
cầu được bảo hộ từ các điểm 1 đến 3; 6, 19 và 20 mà không có sự cho phép của Công ty
ABC (Pháp).
c) Quyết định cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chất Fipronil và Imidacloprid trên
cơ sở pháp lý nào ?
Quyết định cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chất Fipronil và Imidacloprid trên cơ sở
pháp lý là: “Công ty được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế số 1928 theo
Quyết định số 201/QĐ-DK ngày 20/02/2001. Đối tượng được bảo hộ theo Bằng độc
quyền sáng chế số 1928 là các hỗn hợp nông hóa gồm thuốc trừ sâu A thuộc nhóm
Clonicotingl…, thuốc trừ sâu B có nhóm pyrazol… và các nông hóa phẩm khác.”

d) Chế tài thu hồi sản phẩm “SESPA GOLD” được thực hiện dựa trên cơ sở nào ?
Chế tài thu hồi sản phẩm “SESPA GOLD" được thực hiện căn cứ theo Điều 32 Nghị định
105/2006/NĐ-CP, biện pháp tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu,
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá trong trường hợp
hàng hoá không xác định được nguồn gốc, chủ hàng nhưng có đủ căn cứ để xác định
hàng hoá đó là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá.

e) Tại sao phải rút lại hồ sơ đăng ký sản phẩm này tại Cục bảo vệ thực vật?
- Vì hồ sơ đăng ký sản phẩm tại Cục bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng. Cụ thể, là căn cứ để đánh giá và cấp phép cho sản phẩm, căn cứ để quản lý sản
phẩm khi đưa ra thị trường, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và quan trọng nhất
là căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng hoặc giữa các
doanh nghiệp với nhau liên quan đến chất lượng sản phẩm.
- Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế cần rút hồ sơ đăng ký sản
phẩm tại cục bảo vệ môi trường để đảm bảo tính công bằng bình đẳng đối với từng sản
phẩm đăng ký, giảm khả năng mất uy tín và thương hiệu cho sản phẩm bị xâm phạm.

f) Công ty TNHHTM Nông Phát có được quyền đăng ký tiếp sản phẩm nào có chứa
hai thành phần Filpronil và Imidacloprid hay không?
Không được ký tiếp hợp đồng như trên.

g) Việc xin lỗi công khai nguyên đơn trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc
chế tài gì ? Trên các báo nào?

8
Việc xin lỗi công khai nguyên đơn trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể là ở trên
báo điện tử Vnexpress.net, báo Thanh niên và báo Nông nghiệp Việt Nam thuộc chế tài
dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

h) Căn cứ xác định việc thanh toán chi phí luật sư 59.469.750 đồng.
- Căn cứ xác định việc thanh toán chi phí luật sư 59.469.750 được quy định tại Khoản 3,
Điều 205, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể là, ngoài khoản bồi thường thiệt hại chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
- Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp
không? Giải thích vì sao?
- Hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này là phù hợp.

Bài tập 2: Phân tích bản án số 1892/2011/KDTM-ST, trả lời các câu hỏi:
1. Giải pháp hữu ích thanh nhôm định hình do ai tạo ra?
Giải pháp hữu ích thanh nhôm định hình do công ty Hưng Phú Thành tạo ra. Điều này được
thể hiện qua “mục đích của giải pháp hữu ích mà công ty Hưng Phú Thành được cục sở
hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 774 cấp ngày 04/6/2009 với thời
gian bảo hộ là 10 năm tính từ ngày 29/04/2008 đã khắc phục được các nhược điểm nói
trên”.

2. Giải pháp hữu ích này có được bảo hộ không? Vì sao?


Giải pháp hữu ích này có được bảo hộ vì đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền
giải pháp hữu ích số 774, cấp ngày 04/6/2009, với thời gian bảo hộ là 10 năm, tính từ
ngày 29/4/2008.

3. Phân tích sự khác nhau giữa giải pháp hữu ích và sáng chế?

Giải pháp hữu ích Sáng chế

Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản


Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình
phẩm hoặc quy trình nhằm giải
độ kỹ thuật trên thế giới, có khả
Khái niệm quyết một vấn đề xác định bằng
năng áp dụng trong các lĩnh vực
việc ứng dụng các quy luật tự
kinh tế, xã hội
nhiên

Sáng chế được bảo hộ dưới hình


 Không phải là hiểu biết thông thức cấp Bằng độc quyền sáng
thường chế nếu đáp ứng các điều kiện
Điều kiện sau:
 Có tính mới
bảo hộ
 Có khả năng áp dụng công nghiệp  Có tính mới
→ Không cần có trình độ sáng tạo  Có trình độ sáng tạo
 Có khả năng áp dụng công nghiệp

9
Theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Theo quy định tại khoản 2 Điều 93
Luật SHTT 2005, Bằng độc quyền Luật SHTT 2005, thời hạn bảo hộ
Thời hạn
giải pháp hữu ích có hiệu lực từ sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp
bảo hộ
ngày cấp và kéo dài đến hết mười và kéo dài đến hết hai mươi năm
năm kể từ ngày nộp đơn kể từ ngày nộp đơn

Quyền sử Theo quy định tại khoản 1 Điều 134


Không là đối tượng của quyền sử
dụng Luật SHTT 2005, sáng chế là đối
dụng trước
trước tượng của quyền sử dụng trước

4. Việc sử dụng giải pháp hữu ích của công ty Trần Thành Đạt có thỏa mãn các điều
kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?
Không chấp nhận vì không có chứng cứ ngoài lời trình bày của phía bị đơn. Đồng nghĩa với
việc Văn bằng bảo hộ GPHI Thanh nhôm định hình của công ty Hưng Phú Thành vẫn có
hiệu lực và việc sử dụng kiểu dáng GPHI Thanh nhôm định hình này của công ty Trần
Thành Đạt mà không xin phép công ty Hưng Phú Thành không thoả mãn các điều kiện
của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mà nó đã xâm phạm
quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

5. Phân tích hành vi xâm phạm (nếu có)? Chế tài xử lý hành vi xâm phạm? Cơ sở pháp
lý?
- Trong bản án này, có hành vi xâm phạm:
- CSPL: điều 125,126 Luật SHTT 2005 sđbs 2009
- Việc công ty TNHH SX&DV Trần Thành Đạt sản xuất sản phẩm “ thanh nhôm định
hình” được xác định theo ảnh chụp mẫu sản phẩm là hành vi xâm phạm quyền đối với
sáng chế “thanh nhôm định hình” được bảo hộ theo Bằng độc quyền GPHI số 774 của
công ty TM KT Nhôm Hưng Phú Thành.
- Việc công ty Trần Thành Đạt buôn bán sản phẩm “ thanh nhôm định hình” được xác định
theo ảnh chụp mẫu sản phẩm là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế “ thanh nhôm
định hình” được bảo hộ theo Bằng độc quyền GPHI số 774 của công ty Nhôm Hưng Phú
Thành.
- Chế tài:
+ Buộc công ty Trần Thành Đạt chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
+ Buộc công ty Trần Thành Đạt phải xin lỗi công ty Hưng Phú Thành trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
+ Công ty Sản xuất & Dịch vụ Trần Thành Đạt có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công
ty Thương Mại Kỹ Thuật nhôm Hưng Phú Thành, số tiền là 56.000.000đ ( năm mươi sáu
triệu đồng).
- CSPL: khoản 1,2 điều 202, điều 203, điều 204 Luật SHTT 2005 sđbs 2009.

6. Anh/Chị có đồng ý với cách giải quyết của Toà án không?


Em đồng ý với cách giải quyết của tòa án.

10
Bài tập 3: Anh chị hãy phân tích Bản án số 1109/2015/KDTM-ST và trả lời các câu hỏi
sau:
1. Phân tích điều kiện bảo hộ Quyền đối với KDCN?
Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu thỏa
mãn các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
- Về tính mới:
+ Việc đặt ra điều kiện về tính mới là cần thiết bởi lẽ chủ sở hữu quyền đối với kiểu dáng sẽ
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền đối với kiểu dáng trong suốt
thời hạn bảo hộ có hiệu lực. Chính vì việc bảo hộ một kiểu dáng công nghiệp cần có sự
tham gia của rất nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên bản thân kiểu dáng phải có
tính mới để đóng góp vào các giá trị mỹ thuật nói chung.
- Về tính sáng tạo:
+ Một kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ trước tiên kiểu dáng đó phải là kết quả của
quá trình lao động sáng tạo bằng trí óc. Chính vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đặt ra điều kiện
về tính sáng tạo là hoàn toàn cần thiết. Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Kiểu dáng
công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã
được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức
nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên
của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu
tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có
hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”
- Về khả năng áp dụng công nghiệp:
+ Việc quy định về khả năng áp dụng công nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo sản phẩm được bảo hộ có hình dáng bên
ngoài đồng đều như nhau.

2. Hành vi xâm phạm là gì?


Hành vi xâm phạm ở đây là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Khoản 1
Điều 126, Luật SHTT 2005 cụ thể là việc sản xuất và bán sản phẩm nước rửa chén
Campax có kiểu dáng “Chai” xâm phạm của Công ty Đại Việt Hương mà không được
phép của chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp “Chai”
được bảo hộ.

3. Anh/Chị hãy phân tích chế tài xử lý vi phạm?


- Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Việt Hương bị thu hồi những chai Campax được
kê biên theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 30/2015/QĐ-BPKCTT
ngày 01-06-2015 và không sử dụng kiểu dáng này trong tương lai vì Công ty TNHH sản
xuất thương mại Đại Việt Hương đã thay đổi kiểu dáng mới
- Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Việt Hương và công ty TNHH Quốc tế Unilever
Việt Nam cam kết bảo mật và không dẫn chiếu nội dung thỏa thuận này như một sự vi
phạm của Công ty Đại Việt Hương và không dẫn chiếu nội dung này như một sự từ bỏ
quyền và lợi ích của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam. Bên vi phạm cam kết
này phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

11
- Như vậy, cả 2 Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Việt Hương và công ty TNHH
Quốc tế Unilever Việt Nam đều thỏa thuận tự nguyện và không trái với pháp luật và đạo
đức xã hội.
- Đồng thời thấy được hành vi khắc phục vi phạm của Công ty TNHH sản xuất thương
mại Đại Việt Hương đó là ngừng sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và thay
bằng kiểu mới. Ngoài ra, Công ty cũng sẽ chịu bồi thường thiệt hại theo pháp luật. Và
phía công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam không đưa thêm bất kỳ yêu cầu nào đối
với bên vi phạm thì thấy được cả 2 đã thỏa thuận một cách hợp lý và phía công ty bị vi
phạm cũng đồng ý với chế tài trên.

12
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.
2. Nghị định 100 ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số
quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên
quan.
3. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2023), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà
xuất bản Hồng Đức.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản
Công an nhân dân.
5. Nguyễn Thái Cường, Bình luận bản án Quyền Sở hữu công nghiệp, NXB Hồng Đức,
2020.
6. Nguyễn Thái Cường, Bình luận bản án Quyền tác giả, NXB Hồng Đức, 2020.
7. Bản án số 117/2015KDTM-ST ngày 02/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh
8. Bản án số 1892/2011/KDTM-ST ngày 24/10/2011 của Tòa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh
9. Bản án số 1109/2015/KDTM-ST ngày 29/9/2015 2011 của Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh

13

You might also like