You are on page 1of 9

Đáp án ôn thi luật sở hữu trí tuệ

Kiểu dáng công nghiệp với nhãn hiệu hàng hóa:


NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ:
Nhãn hiệu hàng hoá là gì?

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch


vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 4-Luật Sở hữu trí tuệ).
Điều kiện bảo hộ? 
Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (Điều
72-Luật Sở hữu trí tuệ):
+ Là dấu hiệu nhận thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc;
+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu có tầm quan trọng như thế, nào trong cơ chế thị trường
hiện nay?
Bảng nhãn hiệu là dấu hiệu phân hàng hoá của mình sản xuất khi đưa ra thị
trường, có thể quảng cáo sản phẩm thông qua nhãn hiệu trên các phương tiện
thông tin đại chúng như: Báo, Đài phát thanh, truyền hình, trên các biển quảng
cáo hoặc trong giấy tờ giao dịch … nhằm đẩy mạnh cạnh tranh trong lưu thông
hàng hoá.
Mặt khác, thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn
hàng hoá theo nhãn hiệu phù hợp với nhu cầu, sở thích, mức chất lượng mà mình
mong muốn.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ?
Việc đăng ký nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp của bạn được sử dụng độc
quyền nhãn đã được bảo hộ, đồng thời chống lại mọi hành vi xâm quyền đối với
nhãn hiệu mà bạn đang được bảo hộ.
Nếu bạn chờ đến khi doanh nghiệp mình có uy tín thông qua hàng hoá,
dịch vụ có chất lượng rồi mới đăng ký nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ
đó; thì khi ấy rất có thể các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh) đã thực hiện
đăng ký trước chính nhãn hiệu của bạn. Nếu đúng như vậy, thì bạn phải dừng
việc sử dụng nhãn hiệu đó hoặc tiến hành các thủ tục (không phải dễ dàng) để đòi
lại nhãn hiệu đó.
Ngoài ra chưa tính đến việc khi bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thì
bất cứ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn mà không thể coi là vi phạm.
Thời gian từ khi đăng ký đến khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
là bao lâu ?
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trải qua ba giai đoạn:
+ Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
+ Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Thời hạn thẩm định nội dung đơn: 03 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ?
- Tờ khai (theo mẫu quy định): 03 bản;
- Mẫu nhãn hiệu: 15 mẫu;
- Chứng từ nộp phí và lệ phí;
- Giấy uỷ quyền (nếu có);
- Tài liệu hướng dẫn ưu tiên (nếu có).
Đăng ký quốc tế nhãn hiệu ?
Nhãn hiệu được bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ. Đăng ký ở nước nào thì
chỉ có hiệu lực ở nước đó. Vì vậy doanh nghiệp cảu bạn đã và đang dự định xuất
khẩu hàng hoá thì việc đăng ký kịp thời ở những nước có hàng hoá xuất khẩu đó
là rất cần thiết. Điều đó, giúp doanh nghiệp của bạn xâm nhập, tạo lập và giữ
vững thị trường xuất khẩu.
Để việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thuận lợi, bạn có thể đăng ký
thông qua Thoả ước Madrid (khi nhãn hiệu đã được bảo hộ ở Việt Nam) hoặc
thông qua Nghị định thư Madrid (khi nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký ở Việt Nam)
đến những nước là thành viên của hai điều ước Quốc tế nói trên.
KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP:
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dạng bên ngoài của sản phẩm, được thể
hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó (Điều
4 - Luật Sở hữu trí tuệ).
Điều kiện bảo hộ?
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
( Điều 63 - Luật Sở hữu trí tuệ):
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp luôn luôn mang tính thẫm mỹ, làm cho sản phẩm
đẹp hơn, kích thích thị hiếu của người tiêu dùng muốn mua hàng nhiều hơn, qua
đó làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Kiểu dáng công nghiệp có tác động tích cực, nâng cao tính tiện ích của sản
phẩm, qua đó làm tăng chất lượng cuộc sống của con người.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẻ giúp chủ sở hữu công nghiệp được
pháp luật bảo đảm độc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại (sản xuất, đưa
vào lưu thông, xuất nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó). Trong
thời gian bảo hộ bất kỳ người nào khai thác kiểu dáng công nghiệp mà không
được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền và bị xử lý theo pháp
luật.
Doanh nghiệp đầu tư tài chính, vật chất, nhân lực để tạo ra kiểu dáng công 
nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu được cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng công 
nghiệp theo quy định.
Bạn cần quyết định và nộp đơn càng sớm, càng tốt, bởi vì cũng như nhãn hiệu, 
kiểu dáng công nghiệp chỉ cấp bằng độc quyền cho người nộp đơn sớm nhất 
trong số những người cùng nộp đơn và đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ (nguyên 
tắc nộp đơn ưu tiên).
Thời gian từ khi đăng ký đến khi được cấp văn bằng bảo hộ bao lâu?
Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng trải qua 03 giai đoạn:
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Thời hạn công bố đơn: 02 tháng để từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thời hạn thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
- Tờ khai (theo mẫu quy định) 03 bản.
- Bản mô tả (bằng tiếng việt) 03 bản.
- Bộ bản vẽ/ ảnh chụp 06 bộ.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy uỷ quyền (nếu có).
- Tài liệu xin uỷ quyền ưu tiên (nếu có).
CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 
1. Quyền tác giả chỉ duy nhất đối với tác phẩm do mình sáng tạo. Nhận
định sai theo khoản 2 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 “ Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”
2. Tác phẩm là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Nhận định đúng theo
quy định tại khoản 7 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 và điều 14 luật
SHTT 2005 
3. Văn học, nghệ thuật, khoa học là sản phẩm của tác giả được bảo hộ. 
Nhận định đúng theo khoản 1 điều 14 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 
“ 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm 
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, 
công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
4. Chỉ duy nhất tổ chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mới được
bảo hộ. Nhận định này sai vì Các đối tượng bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ bao
gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan, Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền
đối với giống cây trồng. mà theo khoản 2 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009
“ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu”. 
5. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Nhận định
đúng theo điều 18 luật SHTT 2005 “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại
Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản “
6. Quyền tài sản chỉ phát sinh khi tác phẩm được biểu diễn, trưng bày, phát
thanh, phát hình. Nhận định đúng vì khi biểu diễn, trưng bày, phát thanh, phát
hình thì tác phẩm mới tạo ra kinh tế, mới tạo ra tài sản.
7. Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm. Nhận định sai những người trực
tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm
khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:
- Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.
- Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới
hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên
ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định
100/2006/NĐ-CP).
Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người
dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm
dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ
loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm
phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm
của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú
giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật SHTT).
8. Nhãn hiệu là dấu hiệu để nhận biết sự khác nhau của hàng hóa. Nhận
định đúng theo khoản 16 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 “ Nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”
9. Tên thương mại chỉ được dùng trong sản xuất kinh doanh. Nhận định
đúng vì tên thương mại chính là sự phân biệt giữa các chủ thể tham gia trong
từng lĩnh vực cụ thể.
10. Kiểu dáng công nghiệp là toàn bộ các bộ phận cấu thành của sản phẩm.
Nhận định sai theo khoản 13 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 “ Kiểu dáng
công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”
11. Chỉ có duy nhất quyền sở hữu công nghiệp mới là quyền của sở hữu trí
tuệ. Nhận định sai theo khoản 1 điều 4 luật SHTT bổ sung 2009 “ Quyền sở hữu
trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác
giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng”
12. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức cá nhân để phân biệt giữa chủ
thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Nhận định đúng theo khoản 21
điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung. “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá
nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”
13. Quyền sở hữu bao gồm; Quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Nhận
định sai theo quy định tại Điều 164 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày
14/6/2005 quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật"
14. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để nhận biết nơi hàng hóa được trưng bày.
Nhận định sai. Theo khoản 22 điều 4 luật SHTT sửa đổi bổ sung 2009 “Chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” Ví dụ như bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú
Quốc, thanh long Bình Thuận. 
Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Anh (chị) hãy so sánh giữa quyền tác
giả và quyền liên quan quyền tác giả?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền của chủ sở hữu các
đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp. Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật
SHTT).
Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa với tên thương mại:
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản
phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc
của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam. 
Vì vậy, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các
yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể
sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một
doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa. 
Ví dụ: Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên (Pymepharco) có các sản
phẩm thuốc sau: COLDFLU, GINVITON, EVEROSE, … 
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định
tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng
hoặc có danh tiếng. 
Ví dụ: Hai công ty: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An
và Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Nam cùng năm trên địa bàn Quận Ba
Đình và cùng mua bán Dược phẩm. Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp,
bạn phải đặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (cơ
quan thuế, sở kế hoạch đầu tư) để có thể tiến hành hoạt động. Trong quá trình
kinh doanh bạn sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh
nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác. 
Chính vì thế, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm
được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (có thể có tên đối nội và
đối ngoại). 
Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM (Viết tắt:
NAPHAVINA.,JSC ) NATURAL PHARMACY VIET NAM JOINT STOCK
COMPANY 
Theo Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đề cập đến vấn đề bảo hộ Tên
thương mại và Nhãn hiệu như sau: 
- Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh (Điều 76).Khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây: Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do
sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; 
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó
được sử dụng (Điều 78). 
Vậy, Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên
cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (điều 6.3).Ngược lại, Nhãn hiệu được
bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ
cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Điều
72). 
Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của
người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (Điều 74). Vậy, Quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu
được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Trích
điều 6.3).
Như vậy,Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ
sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng
ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ
sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm
vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo
hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử
dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần
chứng cứ nào khác (trích Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN).Quyền sở hữu công
nghiệp đối với Tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ
thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể
hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử
dụng (Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)Dựa vào những cơ sở trên, chúng ta có
thể đưa ra một số điểm để phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa: 
Tên thương mại Nhãn hiệu hàng hóa 
Luật bảo vệ Luật thương mại & Luật dân sự (phần sở hữu trí tuệ) Luật dân sự
(phần sở hữu trí tuệ) 
Chức năng Là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp Là dấu hiệu để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ 
Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc được,
hình ảnh, màu sắc 
Phạm vi bảo hộ Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực Trên toàn quốc 
Thời hạn bảo hộ Không hạn chế 10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần
gia hạn 10 năm) 
Câu hỏi đặt ra, doanh nghiệp có thể lấy Tên thương mại đặt tên cho Nhãn
hiệu hàng hóa không? Vâng, có thể, trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp lấy
thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có
điều bất cập đó là Tên thương mại thường dài, nhiều yếu tố của Tên thương mại
không có tính phân biệt cao nên các doanh nghiệp thường lấy thành phần phân
biệt của tên thương mại để làm Nhãn hiệu hàng hóa.Ví dụ 1: Công ty liên doanh
TNHH ngọc trai Phú Quốc. Địa chỉ: Xã Dương Tơ, H.Phú quốc, T.Kiên Giang.
Đăng ký NHHH: “PHU QUOC PEARLS”.Ví dụ 2: Công ty cổ phần chế biến
dịch vụ thủy sản Cát Hải.Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, H.Cát Hải, Hải Phòng.Đăng
ký NHHH: “CAT HAI”. 

You might also like