You are on page 1of 16

BÀI GIẢNG MÔN

TMQT VÀ CẠNH TRANH

CHỦ ĐỀ 3: SỞ HỮU TRÍ TUỆ


TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NỘI DUNG CHÍNH

1. KHÁI QUÁT CHUNG

2. SHTT TRONG TMQT

3. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ SHTT

4. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ SHTT: TRIPS


1. KHÁI QUÁT CHUNG

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là gì?

• Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ): sản phẩm sáng
tạo của bộ óc con người, bao gồm tác phẩm văn
học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh,
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp...

• Quyền SHTT: là các quyền đối với những sản


phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này
có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài
sản và quyền nhân thân.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

Phân loại đối tượng SHTT

• Bản quyền: quyền tác giả đối với các


tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

• Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm


Bằng sáng chế, Thương hiệu, Kiểu dáng
công nghiệp, Sơ đồ bố trí mạch tích hợp,
Chỉ dẫn địa lý.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

Ví dụ về vi phạm bản quyền

- Một bài báo sao chép lại bài báo khác.


- Nhà xuất bản in, tái bản sách mà chưa có
sự đồng ý của tác giả.
- Ca sĩ biểu diễn, ghi âm, thu hình bài hát
mà không có sự thỏa thuận của nhạc sĩ sáng
tác.
- Bộ phim bị thu trộm và nhân bản trên
băng video hoặc đĩa VCD để bán.
- Chương trình máy tính bị bẻ khóa.
1. KHÁI QUÁT CHUNG

Vì sao cần bảo hộ quyền SHTT

• Cạnh tranh không lành mạnh


• Khuyến khích sáng tạo, phát minh, sáng chế
• Theo xu hướng, tài sản vô hình như SHTT lại có giá trị cao hơn tài sản hữu hình
• Các quy định về bảo hộ quyền SHTT giúp “hữu hình hóa” tài sản vô hình
• Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất ở quy mô lớn
1. KHÁI QUÁT CHUNG

Bảo hộ quyền SHTT bằng các biện pháp nào?


2. SHTT TRONG TMQT

Các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền SHTT khi xuất khẩu

- Giá của sản phẩm XK: phụ thuộc vào mức độ đánh giá thương hiệu hoặc nhãn hiệu
của người tiêu dùng, cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm
trùng hoặc tương tự (sự cạnh tranh có thể giới hạn thông qua việc bảo hộ sở hữu trí tuệ)
ở thị trường đó.
- Huy động vốn: việc nắm giữ bằng độc quyền sáng chế về khía cạnh kỹ thuật sáng tạo
của sản phẩm thường rất có ích trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, những nhà đầu tư
mạo hiểm hoặc ngân hàng.
- Điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng, nhãn mác hoặc bao bì sản phẩm sao cho phù hợp
với thị trường xuất khẩu: đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nỗ lực sáng tạo và/hoặc
đổi mới. Những sáng tạo, đổi mới này có thể được bảo hộ thông qua hệ thống sở hữu trí
tuệ, theo đó đảm bảo sự độc quyền của doanh nghiệp đối với những điều chỉnh này.
2. SHTT TRONG TMQT

Các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền SHTT khi xuất khẩu
- Thương lượng hợp đồng với các đối tác, đặc biệt khi sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ở
nước ngoài, hoặc sẽ được thay đổi, đóng gói hoặc phân phối bởi các đối tác nước ngoài.
- Tiếp thị sản phẩm gắn với thương hiệu, hình ảnh công ty. Nếu doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu, khi đối thủ cạnh tranh sao chép hay bắt chước nhãn hiệu của doanh nghiệp, việc xử lý sẽ
rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được.
Thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng cũng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm các
doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại hoặc triển lãm. Việc bộc lộ một sản phẩm sáng tạo
từ sớm có thể sẽ làm mất đi tính mới của sản phẩm và cản trở hoạt động nộp đơn đăng ký bảo hộ của
doanh nghiệp sau này (trừ khi sản phẩm được “ân hạn” trong một số tình huống cụ thể ở các nước
liên quan).
- Thông tin kinh doanh bí mật: Doanh nghiệp chỉ có thể hưởng lợi từ việc bảo hộ bí mật thương
mại hoặc bảo vệ chống lại cạnh tranh không lành mạnh sau khi ký kết một thỏa thuận bảo mật hoặc
thỏa thuận không tiết lộ.
2. SHTT TRONG TMQT

Lợi ích của bảo hộ SHTT khi mở rộng thị trường

• Nâng cao vị thế khi mở rộng thị trường (VD: bán hàng dưới thương hiệu của chính DN)
• Có thể gia tăng biên lợi nhuận và gây dựng thêm uy tín
• Mở rộng nhanh chóng thị trường thông qua hình thức cấp quyền, nhượng quyền, cho thuê,
hợp danh
• Bảo hộ chống bị các đối tác nước ngoài vi phạm quyền SHTT
2. SHTT TRONG TMQT

Các hiểu nhầm trong bảo hộ quyền SHTT trong TMQT

• Tin rằng bảo hộ SHTT có tính toàn cầu


• Cho rằng pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền SHTT là giống nhau trên toàn thế
giới
• Không kiểm tra về nhãn hiệu đã được các đối thủ trên thế giới sử dụng chưa
• Không sử dụng các hệ thống bảo hộ khu vực hoặc quốc gia
• Nộp đơn đăng ký bảo hộ SHTT ở nước ngoài quá muộn
• Bộc lộ thông tin quá sớm trong các hợp đồng thỏa thuận/bảo mật
• Xâm phạm SHTT của người khác
• Không xác định SHTT khi thuê lao động
• Sử dụng nhãn hiệu không phù hợp với thị trường liên quan
3. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ SHTT

Sinh viên thảo luận theo nhóm về các điều ước cơ bản sau:

1. Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật
2. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
3. Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT)
4. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
5. Hiệp định TRIPS
6. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV)

Trình bày ngắn gọn về: Lịch sử (thời gian, địa điểm, các quốc gia thành viên),
Các nội dung chính, Việt Nam và điều ước quốc tế này
4. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ SHTT: TRIPS

Hiệp định TRIPS bắt đầu có hiệu lực 1/4/1995

Bản quyền& các quyền có liên quan Chống cạnh tranh trong các hợp đồng
Nhãn hiệu hàng hóa chuyển giao công nghệ
Chỉ dẫn địa lý
Kiểu dáng công nghiệp
Sáng chế
Thiết kế bố trí mạch thích hợp
Bí mật thông tin thương mại

Áp dụng nguyên tắc MFN; NT; Minh bạch hóa

Thời hạn các nước thực hiện: Đang phát triển 5 năm
CN phát triển 1 năm Kém phát triển 11 năm
4. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ SHTT: TRIPS

Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS
TRIPS chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu, nghĩa là các nước có thể đặt ra thời hạn
bảo hộ bằng hoặc dài hơn thời hạn nêu trong Hiệp định TRIPS.
Thời hạn bảo hộ tối thiểu theo Hiệp định TRIPS là:
- Bằng sáng chế: 20 năm
- Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt đời
tác giả cộng thêm 50 năm
- Bản quyền điện ảnh: 50 năm
- Bản quyền tranh: 25 năm
- Thương hiệu: 7 năm
- Kiểu dáng công nghệ : 10 năm
- Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm
4. QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ SHTT: TRIPS

Một số đặc trưng của TRIPS


• Là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực SHTT:
Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington.
• Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho
tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển.
• Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp
các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền SHTT theo chính sách của các
nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (flexible provisions).
• Những tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS được giải
quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.
THẢO LUẬN

Lớp được chia thành 4 nhóm, thực hiện đọc 2 bài trong phần Bài đọc

“Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền SHTT tại tổ chức TMTG và

kinh nghiệm cho các nước đang phát triển”, tác giả Đỗ Thị Minh Thủy,

đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2017.

2 nhóm thực hiện thuyết trình tóm tắt sự vụ và bài học liên quan.

You might also like