You are on page 1of 4

MẪU 02: MẪU FILE LÀM BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

(kèm theo Hướng dẫn số …….. /HD-ĐHNT-KT&ĐBCL ngày…../…../2021 của


Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên học phần : Sở hữu trí tuệ
Giai đoạn II họckỳ II nămhọc 2020-2021

Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Quỳnh Như Ngày thi: 01/07/2021
Ngày sinh: 27/09/2001 Ca thi: 9h30-10h30
Mã sinh viên: 1911110455 Phòng thi: Phòng 3
Lớp tín chỉ: TMA408.1 Số trang bài làm:

Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi
Bằng số Bằng chữ
GV chấmthi 1:

GV chấmthi 2:

PHẦN BÀI LÀM

NgoThiQuynhNhu_191110455_SHTT.1_P.3

Câu 3:

Đánh giá tính tương tự và gây nhầm lẫn giữa nhãn Poêmy và hai nhãn hiệu đối chứng mà
Cục SHTT đưa ra: Khi đánh giá nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có trùng hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm,
ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu đồng thời phải so sánh hàng hoá, dịch vụ mang
nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng (Mục 39.8
Thông tư 01/2007).

Thứ nhất, nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ Poêmy khác biệt hoàn toàn so với dấu hiệu Poème về ý
nghĩa, cách phát âm và cách thể hiện.

- Về mặt nguồn gốc và ý nghĩa: Poêmy là một từ đặt không có ý nghĩa còn Poème là một từ
tiếng Pháp có nghĩa, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bài thơ.

- Về cách phát âm Poêmy được phát âm là “Pô - ê – my” còn Poème được phát âm là “Pô
em”.
- Về cách thể hiện: Poêmy được thể hiện dưới dạng cách điệu màu hồng còn Poème được
thể hiện bằng font chữ thông thường.

Thứ hai, so sánh về hàng hóa và dịch vụ nhãn hiệu mang têm

Nhãn hiệu đối chứng Poème của Triump International AG được đăng ký cho các hàng hoá là
đồ lót thuộc nhóm 25. Tuy nhiên nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ đăng ký cho các hàng hoá thuộc
nhóm 21 (khăn lau làm sạch), nhóm 24 (khăn tay, khăn tắm) và các sản phẩm là khăn quàng
cổ,áo choàng (không phải đồ lót) thuộc nhóm 25.

Những sản phẩm mà Triump International AG đăng ký cho nhãn hiệu Poème không tương
tự với sản phẩm (là các loại khăn) đăng ký theo nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ của Công ty
VAG. Người tiêu dùng thông thường cũng có thể nhận biết rằng hàng của Triump
International AG luôn được bày bán trong cửa hàng chuyên biệt có bán các sản phẩm mang
nhãn hiệu khác của chính Triump International AG, không bày bán bên cạnh các sản phẩm
khác.

Tư vấn cho doanh nghiệp VAG: để đảm bảo khả năng phân biệt của Nhãn hiệu công ty
VAG nên loại bỏ một số yếu tố như sau

- Loại bỏ dấu hiệu: toàn bộ các hình nốt nhạc

- Loại bỏ hàng hoá: toàn bộ các hàng hoá thuộc nhóm 25 trong Đơn đăng ký nhãn hiệu (vì
trên thực tế DN chưa sử dụng Poêmy cho nhóm hàng hóa này)

Với sự điều chỉnh như trên, nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ của Công ty VAG sẽ mang tính phân
biệt với 2 Nhãn hiệu đối chứng trên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ quy
định tại Điều 72, 73, 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Câu 2:

Vào tháng 11/2020 Phan Mạnh đã tham dự buổi biểu diễn của Anne – nhà thơ quốc tịch
Anh, và sau khi trở về nhà Mạnh đã viết lại bài thơ ngẫu hứng của Anne sau đó xuất bản tập
thơ mang tên “Buổi trò chuyện” ghi chép là các bài thơ đều do Mạnh sáng tác.

Về luật điều chỉnh: Nhà thơ Anne là nhà thơ nước Anh, nhưng Việt Nam và Vương quốc
Anh đều là thành viên của Công ước Berne. Áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (theo
khoản 2 điều 13 )

Đối tượng được bảo hộ: bài thơ ngẫu hứng trên sân khấu, chủ thể là nhà thơ quốc tịch Anh
Anne luật Sở hữu trí tuệ và Nhà thơ Anne có quyền nhân thân và tài sản theo điều 19 và 20
luật Sở hữu trí tuệ.

Hành vi viết lại những bài thơ ngẫu hứng của Anne và xuất bản tập thơ mang tên “Buổi trò
chuyện”, ghi chép rằng tất cả những bài thơ đều do Mạnh sáng tác đã xâm phạm quyền tác
giả của Anne, cụ thể là xâm phạm quyền mạo danh tác giả, sao chép tác phẩm và xuất bản
tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu theo khoản 2,6,11 điều 28 luật Sở hữu trí tuệ
Câu 1:

a) sVăn bản ngắn đưa ra sự phản đối việc miễn trừ bảo hộ SHTT đối với vắc xin COVID-
19: cho rằng đề xuất này không khuyến khích sáng tạo và cũng không giải quyết được
vấn đề tiếp cận vắc xin trên toàn cầu, thậm chí làm suy yếu thêm các chuỗi cung ứng
vốn đã căng thẳng và khuyến khích sự gia tăng của vaccine giả.

b) Hiệp định TRIPS được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuận Thương
mại Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong Thoả thuận chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên các khía cạnh thương mại của quyền SHTT liên
quan đến TMQT được đàm phán trong khuôn khổ của GATT.
Hiệp định có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, là một trong những trụ
cột quan trọng nhất của WTO và bảo hộ SHTT trở thành một phần không thể tách rời trong
hệ thống thương mại đa phương của WTO.
Nguyên tắc hoạt độngcủa hiệp định Trips
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Mỗi nước thành viên WTO dành sự bảo hộ cho công dân các nước thành viên khác “không
kém thiện chí hơn” sự bảo hộ dành cho công dân nước mình.
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên WTO
dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác (bao gồm cả công dân của nước không
phải là thành viên của WTO) cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của
tất cả các thành viên khác.
- Nguyên tắc minh bạch (Transparency)
Các nước thành viên của WTO công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền SHTT.
Trong mối tương quan với các thỏa thuận quốc tế khác về sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS
được coi là toàn diện nhất xuất phát từ những đặc điểm sau đây của Hiệp định: (i) là kết quả
của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó; (ii) thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ
tối thiểu trong thời hạn cụ thể cho hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ, đó là quyền tác giả
và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (bao gồm
giống cây trồng), thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật; (iii) chứa đựng những quy
định mở; (iv) thiết lập những quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng
nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế này là Công ước Paris, Công ước
Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Quy định của những điều ước quốc tế này có
hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công
ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước.       
 Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển. Đối với mỗi đối tượng sở hữu
trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên
phải tuân thủ. Nội dung chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng
không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ
của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định
TRIPS dưới hai dạng. Trước hết, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các Thành viên WTO tuân thủ
những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và Công ước Berne đã được chuyển
tải vào Hiệp định TRIPS. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định thêm một số nghĩa vụ cho
các Thành viên WTO mà những nghĩa vụ này không quy định trong Công ước Paris và
Công ước Berne.
Những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu được thiết lập trong Hiệp định TRIPS loại bỏ sự không
đối xứng mà nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 2(1) Công ước Paris tạo
ra. Cụ thể, theo Điều 2(1) Công ước Paris, trong trường hợp Công ước Paris không thiết lập
các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, các nước thành viên của Liên minh được tự do dành sự bảo
hộ cho công dân của các nước thành viên khác mà không dành cho công dân của nước mình.
Sự tự do này làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ giữa các nước thành viên của
Liên minh và đôi khi sự khác biệt được coi là không tương xứng.
Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định. Bên cạnh
những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các Thành
viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (trong tiếng
Anh là flexible provisions).
Cuối cùng, lần đầu tiên Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ
hiệu quả. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế
đa phương về sở hữu trí tuệ được ban hành trước Hiệp định là: Hiệp định bao gồm các quy
định chi tiết hơn nhằm đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định. Những tranh chấp sở
hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS có thể được giải quyết bằng
nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát
biên giới và biện pháp hình sự.Những tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của
Hiệp định TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Tức là, về
nguyên tắc, các nguyên tắc của WTO được quy định trong GATT cũng như cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO được áp dụng.
Với những đổi mới vừa nêu trên, cho đến nay, Hiệp định TRIPS được đánh giá là thoả thuận
đa phương về sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.

You might also like