You are on page 1of 10

CÂU HỎI ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Các điều kiện cơ sở giao hàng chỉ được sử dụng trong vận tải đường biển và thủy
nội địa là CIF, CFR, DAP.
Sai. CIF, CFR, FOB, FAS.
2. Khi giao hàng theo điều kiện FAS, Incoterms 2010 người bán không thể lấy được
Shipped on board B/L.
Đúng. Chuyển giao rủi ro ở dọc mạn tàu tức là mooc salan. Trách nhiệm bôc hàng
lên tàu không thuộc về người bán, chỉ lấy đươc Receive for shipment BL
3. Theo CIP, Incoterms 2010 người bán có nghĩa vụ thuê tàu.
Đúng
4. Khi người xuất khẩu am hiểu thủ tục hải quan của nước xuất khẩu thì có thể sử
dụng điều kiện EXW
Đúng. EXW nghĩa vụ của người bán là tối thiểu, chuẩn bị hàng chưa bốc tại xưởng
của mình.
5. Khi giao hàng theo điều kiện FCA người bán có nghĩa vụ cung cấp chứng từ vận
tải cho người mua.
Đúng. Với các điều kiện FCA, người bán có nghĩa vụ với chi phí của chính mình
phải cung cấp chứng từ vận tải cho người mua. Chỉ có 2 điều kiện FAS và FOB,
người mua mới có nghĩa vụ lấy BL
6. Điều kiện CFR, CPT, Incoterms 2010 người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm
hàng hóa.
Sai. Do người mua mua BH.
7. Sử dụng điều kiện CIF an toàn cho người nhập khẩu hơn điều kiện FOB.
Sai. – An toàn như nhau vì cùng chuyển giao RR khi hàng OB
Đk thanh toán tiền hàng phụ thuộc vào HD, không phụ thuộc vào DKCSGH
8. Khi giao hàng theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 người bán phải xuất trình
chứng từ vận tải cho bên mua.
Sai. Chỉ cung cấp bằng chứng giao hàng cho bên mua vì bên mua thuê PTVT.
Bằng chứng ở đây được hiểu là CI, biên lai, hóa đơn,…
9. Nếu trong hợp đồng chỉ ghi là đẫn chiếu Incoterms có nghĩa là dẫn chiếu
Incoterms 2010.
Sai. Các bản khác đều có giá trị hiệu lực nên phải chỉ ra cụ thể
10. Theo điều kiện EXW người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu.
Sai. Người mua
11. Incoterms cũng có thể áp dụng trong các hợp đồng mua bán nội địa
Đúng. Các điều kiện Incoterms đều áp dụng cho VT nội địa được. CIF, FOB,
CFR, FAS là đường thủy, còn lại là cho mọi PTVT.
12. Incoterms được sửa đổi lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng phủ định lần trước
nên trong hợp đồng người ta có quyền lựa chọn Incoterms tùy theo ý muốn của
mình và cần phải ghi rõ ràng vào trong hợp đồng.
Sai. Lựa chọn Incoterms tùy ý muốn vì bản thân các bản IC sau không phủ định
bản trước, các bản đều có giá trị hiệu lực chứ không phải vì bản sau phủ định bản
trước. (nếu tìm hiểu kĩ thì có thể thấy IC sau có lần sửa đổi chỉ bổ sung chứ không
hề phủ định)
13. Theo EXW, Incoterms 2010 người mua giúp người bán thực hiện thủ tục thông
quan xuất khẩu.
Sai. Đó là nghĩa vụ cảu người mua, người bán chỉ có trách nhiệm hỗ trợ
14. Theo điều kiện CIP, Incoterms 2010, hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ đối với người
bán.
Đúng. Ng bán có nghĩa vụ mua BH.
15. Nếu giao hàng theo điều kiện CFR (Incoterms 2010), người bán phải trả chi phí
bốc hàng và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không nằm trong cước phí vận tải.
Sai. NG bán thuê PTVT, ng mua phải trả nếu chi phí không nằm trong giá cước
thuê tàu
16. Incoterms chỉ ra thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người bán sang người
mua.
Đúng. E,F, chuyển giao RR tại nơi đi. C, nơi đi. D nơi đến
17. Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 có lợi cho người bán hơn điều kiện FOB.
Như trên
Khi giao hàng theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 người bán phải chuyển chứng
từ bảo hiểm cho bên mua.
Sai. Người mua là ng mua BH.
18. Theo điều kiện EXW, Incoterms 2010, hợp đồng vận tải là nghĩa vụ đối với người
mua.
Đúng.
19. Khi giao hàng theo điều kiện FAS, Incoterms 2010 người bán không lấy được
chứng từ vận tải từ người vận chuyển vì hàng chưa được xếp lên tàu.
Sai. Người bán sẽ lấy được Receive for shipment BL và khi hàng OB sẽ được
đóng dấu OB.
20. Giao hàng theo điều kiện CIF, Incoterms trên B/L không được phép ghi Freight to
collect.
Đúng. Trên BL mục cước phí có ý nghĩa là ai là người trả cước phí vì thế sẽ ghi
freight prepaid cho nhóm C,D. Freight to collect cho nhóm E và F
21. Theo Incoterms 2010, điều kiện cơ sở giao hàng CIP và DAP là có cùng địa điểm
chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
Sai. CIP địa điểm chuyển giao rủi ro ở nước người bán còn DAP thì ở nước người
mua
22. Điều kiện cơ sở giao hàng CIF, CIP người bán mua bảo hiểm đối với điều kiện
bảo hiểm mọi rủi ro.
Sai. Mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu, bảo hiểm mọi rủi ro thông thường
23. Điều kiện FOB và CIF có thể áp dụng cho vận tải đường hàng không.
Đúng. Các cảng biển được thay bằng cảng hàng không và bắt buộc phải cho phép
chuyển tải
24. Theo điều kiện CFR, CPT và CIP địa điểm chuyển giao rủi ro là ở bên nước xuất
khẩu nên người mua có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
Sai. Địa điểm chuyển giao rủi ro và trách nhiệm thuê phương tiện vận tải là phụ
thuộc vaod DKCSGH, không phụ thuộc vào nơi chuyển giao rủi ro.
25. Sử dụng điều kiện CIF an toàn hơn cho nhà nhập khẩu so với điều kiện FOB.
Tương tự câu 7
26. Giao hàng theo điều kiện FAS người bán không thể lấy được vận đơn Shipped on
board.
Đúng. Giống câu 2
27. Giao hàng bằng container phải dùng các điều kiện FCA, CPT, CIP.
Sai. Có thể dùng mấy cái còn lại trừ CIF, CFR, FAS, FOB
28. Với điều kiện FOB người bán thuê phương tiện vận tải thì người chuyên chở phải
giao chứng từ vận tải (B/L) cho người mua.
Sai. Việc giao chứng từ vận tải cho ai không phụ thuộc vào ai là người thuê tàu mà
là do thỏa thuận giữa 2 bên và do IC quy đinh. FOB. Người mua có trách nhiệm
lấy BL với chi phí của mình, người bán chỉ hỗ trợ
29. Theo Incoterms 2010 địa điểm chuyển giao rủi ro và tổn thất từ người bán sang
người mua chính là địa điều chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua.
Sai. E, F chuyển giao RR và hàng hóa ở nơi đi. D ở nơi đến. C lưỡng tính. Chuyển
giao RR nơi đi, hàng hóa nơi đến.
30. Incoterms đề cập đến những nghĩa vụ chủ yếu liên quan đến hàng hóa: giao nhận,
vận tải, bảo hiểm… nên có thể thay thế hợp đồng ngoại thương.
Sai. Cái này là 1 trong 4 lưu ý khi sử dụng IC, IC chỉ quy đinh phân chia trách
nhiệm vận chuyển thông quan, thiếu rất nhiều mục như tiền, loại tiền, thanh toán,
… không thể thay thế HDVT
31. Incoterms là văn bản pháp lý mang tính chất tùy ý.
Đúng
32. Incoterms có thể áp dụng cho giao dịch hàng hóa hữu hình và vô hình.
Sai. Chỉ dùng cho hàng hóa hữu hình
33. Nhóm F, Incoterms 2010 quy định người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Đúng
34. Theo điều kiện FCA, Incoterms để bảo vệ quyền lợi cho chính mình người bán
nên mua bảo hiểm.
Sai. Việc mua BH cho hàng hóa của người bán còn tùy thuộc giao hàng tại đâu. Ở
xường hay cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định. Nói chung tùy
phía người bán. Còn nghĩa vụ mua BH là của người mua.
35. Trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng container trên đường biển nên sử
dụng các điều kiện FCA, CIP và CPT thay thế cho các điều kiện FOB, CIF và
CFR.
Đúng.Vì nếu sử dụng nhừng điều kiện kia, người bán sẽ bị thiệt khi không quản lí
hàng hóa tại các bãi CY hay CFS cho đến khi hàng OB.
36. Incoterms giúp hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự
phát trong hoạt động mua bán.
Đúng. 1 trong 4 lưu ý khi sử dụng IC là không nên đưa
37. Khi sử dụng các ấn bản Incoterms, các bên phải tuân theo mọi điều kiện của nó và
không thể thỏa thuận sửa đổi các nọi dung của Incoterms.
Sai. Do IC là văn bản tùy ý nên có thể sửa đổi tuy nhiên không nên sửa đổi để hạn
chế phát sinh tranh chấp do khác biệt về ngôn ngữ hay tập quán thương mại
38. Incoterms 2010 là các điều kiện thương mại quốc tế nên chỉ áp dụng được cho các
hợp đồng mua bán thương mại quốc tế không sử dụng được cho thương mại nội
địa.
Sai. Dùng IC cho cả thương mại nội địa được. Các bước như thông quan sẽ bỏ vì
không cần.
39. Với điều kiện EXW trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua là tối thiểu.
Sai. Ng bán
40. F trong điều kiện cơ sở giao hàng FAS là để chỉ cước phí vận chuyển hàng hoá của
chặng vận tải chính
Sai. FAS: Free along side, Free là giao hàng.
41. Hỏi hàng và chào hàng cố định ràng buộc nghĩa vụ giao hàng và nhận hàng giữa
các bên vì xem như hợp đồng đã được ký kết
Sai. Hỏi hàng chỉ để biết giá cả và điều kiện để mua hàng. Còn Firm offer chỉ ràng
buộc khi người mua chấp nhận không kèm theo điều kiện sửa đổi với đơn chào
hàng.
42. Chào hàng được người bán thực hiện trên cơ sở hỏi hàng của người mua là hình
thức chào hàng cố định
Câu này không chắc chắn không dám CMT
43. Chào hàng phải bắt buộc phải có 6 điều khoản bắt buộc: tên hàng, số lượng, chất
lượng, giá cả, giao hàng và thanh toán.
Sai. Chào hàng tự do chỉ nhằm mục đích thăm do thị trường thì không nhất thiết
phải nêu số lượng và điều khoản giao hàng thanh toán, chỉ cần tên, chất lượng, giá
cả
44. Một hợp đồng ở điều khoản chất lượng quy định “Quality of goods must be
according to sample”. Đây là cách quy định chất lượng hàng hóa dựa vào Nhãn
hiệu hàng hóa.
Sai. Quy định theo mẫu hàng
45. Mục đích của việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu là để hướng dẫn cách thức vận
chuyển, bảo quản, xếp dỡ hàng hóa.
Đúng. Kẻ kí mã hiệu nhằm 2 mục đich là đảm bảo thuận lợ cho công tác giao nhận
(ghi tên ng gửi, xuất xứ, ng nhận,…) và hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo
quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
46. Trình tự của mua bán thông thường là: Chào hàng, Hỏi hàng, Hoàn giá, Xác nhận,
Chấp nhận, Đặt hàng.
Sai. Hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.
47. Giá cả được tính toán vào lúc ký kết hợp đồng trên cơ sở tính tới các yếu tố cấu
thành nên giá có sự thay đổi là phương pháp quy định giá co giãn.
Câu này cũng không chắc. Do ngôn từ thôi. Không biết là quy định giá trượt hay
giá linh hoạt nữa.
48. Bao bì là điều khoản bắt buộc trong một hợp đồng thương mại.
Sai. Là điều khoản thỏa thuận thêm, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, giá cả của
bao bì, tính sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần của bao bì
49. Hàng hóa XNK là hàng hóa được di chuyển qua biên giới của 1 quốc gia.
Sai. Vẫn có thể di chuyển trong một quốc gia nếu troa đổi thương mại với khu chế
xuất
50. Đấu thầu quốc tế là do người mua tổ chức thực hiện và mua hàng với giá thấp nhất
và được thanh toán thuận lợi nhất.
Đúng. Người mua sẽ tổ chức đấu thầu, mời các nhà thầu là các nhà cung cấp. Ai
cung cấp giá min và điều kiện thanh toán thuận lợi nhất sẽ trúng thầu.
51. Để bảo vệ quyền lới của người mua thì giấy chứng nhận chất lượng nên được cấp
bởi bên thứ 3.
Đúng Bên thứ 3 cấp lúc nào cũng có uy tín hơn chính người cung cấp cấp
52. Theo UCP 600, hóa đơn thương mại có số tiền vượt quá giá trị của L/C là không
được chấp nhận thanh toán.
Sai. Vẫn chấp nhận IC có $ lớn hơn L/C, miễn là NHPH không thanh toán or chiết
khấu số tiền vượt quá LC, quyết định của nó sẽ ràng buộc tất cả các bên.
53. Trong trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu không tin tưởng lẫn nhau
thì nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Đúng vì trách nhiệm thanh toán thuộc về NH
54. Đồng tiền tính toán phải là đồng tiền tự do chuyển đổi.
Sai. Do thỏa thuận cầu 2 bên mua bán chứ không có quy định cụ thể, đôi khi phụ
thuộc vảo tập quán thương mại quốc tế.
55. Giao hàng từng phần là bất lợi cho người bán.
Sai. Tùy trường hợp, nếu người bán chưa đủ tiền trả ỏ nhu cầu chưa cần toàn bộ
hàng thì sẽ tiết kiệm chi phí tài chính, lưu kho, bảo quản,…
56. Trong một hợp đồng mua bán quốc tế có thể sử dụng 2 đồng tiền khác nhau.
Đúng. Việc sủ dụng 2 đồng tiền là có thể được nếu 2 bên quy định, việc này phổ
biến trong mua bán đối lưu hình bình hành qua NH trung gian.
57. Chấp nhận chào hàng cố định được coi là ký hợp đồng.
Sai. Chấp nhận và không sửa đổi các điều khoản của firm offer mới ràng buộc
nghĩa vụ 2 bên.
58. Nhà xuất khẩu Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu.
Đúng. Tùy từng bộ ngành quản lý mà phải có sự đồng ý của các bộ ngành mới đc
xuất khẩu hàng hóa.
59. Tỷ lệ dung sai số lượng là bao nhiêu thì tỷ lệ đơn giá phải tương ứng bấy nhiêu.
Sai. Có thể quy định tỷ lệ dung sai khác đơn giá, UCP không quy định và cũng
không có văn bản nào quy định, tất cả phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên
60. Giảm giá lũy tiến là phương pháp tính trên tổng giá trị hàng hóa.
Sai. Cái này giống thuế thu nhập cá nhân, là lũy tiến nhưng chỉ lũy tiến trên giá trị
tăng thêm, không tính trên tổng giá trị hàng hóa.
61. Không phải hóa đơn thương mại nào cũng có điều khoản trọng tài.
???? Không hiểu. Câu này mình nghĩ chắc anh hỏi về HD. Nếu là HD thì là đúng
nhé. Kể cả không quy định điều khoản trọng tài thì khi phát sinh tranh chấp, nếu 2
bên thỏa thuận được nơi tòa án or TTTTTMQT xét xử thì vẫn ok.
62. Đối với hợp đồng ngoại thương việc thanh toán được tiến hành bằng ngoại tệ với ít
nhất là một bên.
Đúng. Trong 2 bên của hợp đồng, ít nhất có 1 bên sẽ phải giao dịch thanh toán =
ngoại tệ. Hiển nhiên quá rồi.
63. Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế chính là người ký hợp đồng.
Sai. Nếu là pháp nhân thì chủ thể là pháp nhân, người kí là đại diện theo pháp luật
cảu pháp nhân đó( thể nhân)
64. Phương pháp quy định số lượng chính xác thường được sử dụng cho các đơn vị
tính như khối lượng, chiều dài, diện tích...
Sai. Khối lượng là quy định khoảng chừng( giống thể tích)
65. Trọng lượng nửa bì là trọng lượng hàng hóa và trọng lượng của bao bì bên trong.
Sai. Cái tên nói lên tất cả, tính ½ trọng lượng bao bì
66. Theo Incoterms 2010 địa điểm chuyển giao rủi ro và tổn thất từ người bán sang
người mua chính là địa điều chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua.
Sai. CIF,CFR, CIP,CPT. Chuyển giao rủi ro ở cảng đi (nơi đi) chuyển giao hàng
hóa là cảng đến (nơi đến). Đây là nhóm lưỡng tính mà.
67. Theo phương pháp giá co giãn: giá cả hàng hóa được xác định trong lúc ký hợp
đồng nhưng có ghi kèm mức độ tăng giảm cho phép. Điều đó có nghĩa là nếu giá
thị trường thay đổi thì giá cả hàng hóa không được vượt quá mức cho phép đó.
68. Với phương pháp giá di động, giá cả được xác định sau khi ký hợp đồng.
Câu này cũng không chắc chắn. NO CMT
69. Trong hợp đồng thương mại quốc tế chỉ sử dụng một đồng tiền duy nhất.
Sai. Tùy thuộc vào thỏa thuận 2 bên, vị thế, tập quán,… mà $tính toán có thể khác
thanh toán, các$ thanh toán có thể khác nhau nếu mua bán đối lưu.
70. Đặt hàng không cần thiết phải có 6 điều khoản bắt buộc của một hợp đồng.
Sai. Nếu đạt hàng không có đủ 6 điều khaonr băt buộc của một hợp đồng thì sẽ
không có cơ sở để 2 bên hoàn giá tìm tiếng nói chung vì bên, nào cũng muốn bảo
vệ quyền lợi của mình
71. Chảo hàng + chấp nhận thì coi như hợp đồng đã được ký kết.
Sai. Chỉ khi là chào hàng cố định và chấp nhận không kèm điều kiện hoàn giá thì
HD mới coi như được kí kết
72. Có hai loại đặt hàng là đặt hàng cố định và đặt hàng tự do.
Sai. Đặt hàng xuất phát từ phía ng bán nên luôn luôn là cố định. Chỉ cần ng mua
ok là coi như xong.
73. Thư chào hàng cố định là loại chào hàng được gửi cho nhiều người tại một thời
điểm.
Sai. Chào hàng tự do
74. Đối tượng mua bán trong gia công quốc tế là nguyên vật liệu và thành phẩm được
sản xuất ra từ nguyên vật liệu đó.
Đúng. Định nghĩa gia công
75. Trong gia công quốc tế, bên nhận gia công có quyền sử dụng nhãn hiệu của mình.
Sai. Bên nhận gia công phải sử dụng nhã hiệu của bên giao gia công vi bên giao
gia công mới là người mua lại và tiêu thụ sản phẩm
76. Đại lý khác môi giới ở chỗ, đại lý phải chịu trách nhiệm về sự thực hiện hợp đồng
của hai bên mua bán.
Sai. Đại lý chỉ tham gia thực hiện hợp đồng chứ không phải chiu trách nhiệm về
việc tiêu thụ sản phẩm của người mua và bên cung cấp.
77. Đấu thầu thích hợp với việc mua bán những hàng hoá giá tri cao và yêu cầu kỹ
thuật phức tạp.
Sai. Do mức giá chấp nhận là
78. Chấp nhận chào hàng là không thể hủy bỏ.
Sai. Chấp nhận chào hàng tự do hoàn toàn ok. Kể cả chấp nhận cố định cũng có
quyền hủy bỏ nếu
79. Theo điều kiện DDP người bán có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại
địa điểm đích rồi giao cho người mua.

You might also like