You are on page 1of 42

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1 + 2
1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công
nghệ sản xuất gián tiếp?
Trả lời:
– Khái niệm:
 Ngoại thương là nội thương vượt ra khỏi biên giới quốc gia
 Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.(cần phải
trả lời)
 Ngoại thương là công nghệ gián tiếp sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
– Mục đích chính của ngoại thương:
 Phát triển kinh tế xã hội: giúp tham gia vào phân công lao động quốc tế( tận dụng lợi thế so
sánh), giúp quốc gia phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu quả, đổi mới cơ cấu kinh tế Þ tạo
điều kiện tăng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội (việc làm), tăng thu ngân
sách, tích luỹ ngoại tệ, cải thiện và nâng cao mức lợi ích cho người dân.
 Mục đích chính trị: tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế chính trị
của quốc gia trên trường quốc tế (một nước có hoạt động Ngoại thương phát triển sẽ có vị trí
chính trị càng vững mạnh).
– Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp: Không trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, nhưng có thể tạo ra những hàng hoá dịch vụ bằng việc trao đổi với Quốc gia
khác trên thế giới.

2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển?
Trả lời:
– Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tư
bản thương nghiệp.

 Muốn có ngoại thương thì đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi mà ở đó
các hàng hoá có thể lưu thông hàng hoá một cách dễ dàng từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Đó chính là nền kinh tế hàng hoá ( tạo hàng hoá với số lượng lớn) và có sự ra đời của
tiền tệ giúp làm phương tiện tthanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện.
 Tư bản thương nghiệp là chủ thể của hoạt động ngoại thương, làm môi giới mua bán trung
gian, thúc đẩy ngoại thương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Do đó, sự xuất hiện của các
chủ thể này là điều kiện để giúp cho ngoại thương phát triển .
– Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước

 Nhà nước là đại diện pháp lý cho hoạt động ngoại thương, đề ra các luật định, chính sách
ngoại thương và là đại diện pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh khi hoạt động ngoại
thương diễn ra. Vì vậy hoạt động ngoại thương cần có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước để
có hiệu quả hơn.
 Phân công lao động sẽ giúp xác định lợi thế của quốc gia khi tiến hành hoạt động ngoại
thương Þ tăng tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương.

3. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương?
Trả lời:
– Tiến bộ
 Thấy được tầm quan trọng của thương mại
 Thấy được vai trò quan trọng của Nhà nước
 Quan điểm về thương mại quốc tế mang tính khoa học đầu tiên
– Hạn chế
 Quá đề cao tầm quan trọng của thương mại quốc tế
 Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương mang ít tính lí luận, chưa biết và không thừa nhận
các quy luật kinh tế
 Chưa giải thích được cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính hiệu
quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi
 Hiểu sai nhiều thuật ngữ
4. Trình bày nội dung lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối?
Trả lời:
– Nội dung lợi thế tuyệt đối:
 Ủng hộ thương mại tự do ( thuyết bàn tay vô hình)
 Phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bởi lợi ích do chuyên môn hoá mang lại(
người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác trong nhiều lần; ngừoi lao
động không phải mất nhiều thời gian để chuyển từ sản xuất sp này sang sản phẩm khác; làm
việc lâu dài thì sẽ có nhiều sáng kiến, đề suất làm việc tốt hơn). Ví dụ: Đan Mạch xuất khẩu
đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc mà do họ có những sáng kiến làm nên
những chiếc đĩa đặc biệt.
 Cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia là lợi thế tuyệt đối.
 Quan điểm: với cùng một đợn vị nguồn lực, quốc gia nào có năng suất lao động cao hơn thì
quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối. ( năng suất: số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời
gian, hoặc hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
 Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuât những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối.
– Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối:
 Lợi thế tự nhiên (lợi thế tĩnh): là các lợi thế về khí hậu, tự nhiên. Điều kiện tự nhiên đóng vai
trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm như: café, chè, cao su, dừa,…,các loại
khoáng sản. Ví dụ: Brazil có khí hậu thích hợp trồng café và trở thành một trong những thị
trường café lớn trên thế giới.
 Lợi thế do nỗ lực: do sự phát triển của công nghệ và sự lành nghề do chuyên môn hóa . Đối
với các sản phẩm chế tạo, quy trình sản xuất phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực,
thường kĩ thuật chế biến thường là khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác
biệt với những thứ khác. Ví dụ: nhờ vào công nghệ cao, Mỹ có khả năng sản xuất máy bay
mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

5. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối?


Trả lời:
– Ưu điểm:
 Thấy được tầm quan trọng của thương mại tự do.
 Thấy được lợi ích của chuyên môn hóa.
 Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải lưu thông
– Nhược điểm:
 Đồng nhất hóa phân công lao động quốc tế với phân công lao động trong nước.
 Lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ trong thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối
chưa giải thích được tại sao một nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng hoặc không
có lợi thế tuyệt đối nào cả vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế.
 Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, trong khi sản xuất phải có lao động, tư bản, đất
đai,…

6. “Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận
như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
– Kết luận này là sai.
– Lý do: Trên thực tế, thương mại quốc tế vẫn diễn ra đối với các nước có lợi thế hoặc bất lợi
thế về tất cả các mặt hàng. Nếu áp dụng lợi thế so sánh tương đối thì trong thương mại quốc tế,
tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia, thông qua chuyên môn hoá và xuất khẩu những mặt
hàng có chi phí thấp hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác.
– Ví dụ: Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng là lúa gạo và vải so với Việt Nam
Sp/h lao động Lúa gạo (tạ) Vải (m2)
VN 5 4

HQ 9 10

Giả sử VN chuyển 2h lao động từ ngành vải sang ngành gạo, còn Hàn Quốc chuyển 1h lao động
từ ngành gạo sang ngành vài. Xét chung, cả hai quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ và lượng vải tăng
2m2. Þ vẫn đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia thông qua thương mại quốc tế.

7. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai quốc
gia theo lý thuyết lợi thế so sánh ?
Trả lời:
Số sản phẩm/giờ lao
động Quốc gia A Quốc gia B

Sản phẩm X 4 2

Sản phẩm Y 1 3

– Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc
gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượng đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng
đầu vào so với một khối lượng tương đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc
gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mưc chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia
khác.
 Một đất nước có bất lợi thế tuyệt đối về mọi hàng hóa nhưng vẫn thu được lợi từ trao đổi
quốc tế.
 Thương mại làm cho các nước đều có lợi. Lợi ích do chuyên môn hóa và trao đổi phụ thuộc
vào lợi thế so sánh.
 Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
– Bài tập:

 Quốc gia A có lợi thế so sánh về sản phẩm X. Vì 4/1 > 2/3 à Quốc gia A xuất khẩu sản phẩm
X.
 Quốc gia B có lợi thế so sánh về sản phẩm Y. Vì 3/2 > 1/4 à Quốc gia B xuất khẩu sản phẩm
Y.
 Giả sử nước A chuyển 1h lao động từ sản xuất Y sang sản xuất X, nước B chuyển 1h lao
động từ sản xuất X sang Y, thì xét chung cả 2 QUốc gia sản phẩm X tăng 2, sản phẩm Y
tăng 2. Þđem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia.

8. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh của
các quốc gia theo D.Ricardo?
Trả lời:
Giả định của lý thuyết (tham khảo thêm):
 2 quốc gia, 2 sp
 LĐ là yếu tổ sx duy nhất
 Chi phí SX không đổi
 Giá trị HH tính = lao động
 Chi phí vận chuyển bằng 0
 Mậu dịch tự do
 LĐ có thể di chuyển tự do trong phạm vi 1 quốc gia
 Cạnh tranh HH trên thị trường HH và yếu tố sản xuất.
– Nội dung chính: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất
ra nhiều sản lượng đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với một khối
lượng tương đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh trong một mặt hàng nếu quốc gia
đó có khả năng sản xuất nó với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.
 Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế
 Lợi thế so sảnh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối
 Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng có giá thấp hơn một cách
tương đối (hay có hiệu quả sản xuất cao hơn một cách tương đối) so với nước kia.
 Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước.
 Nguồn gốc của lợi thế so sánh các quốc gia : sự khác biệt về năng suất lao động tương
đối, hiệu quả sản xuất tương đối

9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh.Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh
bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D.Ricardo?
Trả lời:
– Nội dung lý thuyết : Câu 8
– Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D.
Ricardo: Ricardo mới chỉ đề cập đến lợi thế tương tối trên cơ sở lí thuyết về lao động trong khi
đó lao động chỉ là một trong các yếu tố sản xuất và trong thực tế nó luôn được phối hợp với tư
bản và đất đai. ÞKhắc phục được giả thiết của D. Ricardo lao động là yếu tố duy nhất trong sản
xuất hàng hoá.

10. Trình bày nội dung định lý Heckscher – Ohlin?


Trả lời:
– Nội dung: một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc
gia đó dồi dào một cách tương đối.
 Quốc gia A gọi là dồi dào về tương đối về lao động hơn quốc gia B khi:
tổng số LD của A/ tổng số vốn của A > tổng số LD của B/ tổng số vốn của B
 Yếu tố thâm dụng: Hàng hoá X được coi là thâm dụng về lao động nếu: Lx/Kx > Ly/Ky (với
Lx, Ly lần lượt là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đv Sp x,y; Kx, Ky lần lượt là
lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá Y).
 Khi thương mại tự do diễn ra, giá mặt hàng dồi dào LD sẽ tăng ở A và giảm ở B, giá mặt
hàng dồi dào vốn sẽ giảm ở A và tăng ở B. Quá trình chuyên môn hóa tiếp tục diễn ra cho
đến khi mức giá tương quan giữa 2 mặt hàng ở A,B bằng nhau. Bằng việc tham gia vào
thương mại, 2 QG A,B đều thu được lợi khi tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà mình
có lợi thế so sánh.
– Ví dụ: Anh có 20 chiếc máy và 200 lao động; Mỹ có 300 máy và 1500 lao động (vải là mặt
hàng cần nhiều lao động và thép là mặt hàng cần nhiều vốn). Ta thấy Anh là nước dồi dào tương
đối về lao động (200/20 >1500/300), còn Mỹ là nước dồi dào tương đối về vốn (300/1500
>20/200)à Anh sẽ XK vải (thâm dụng lao động) và Mỹ sẽ XK thép (thâm dụng về vốn).
– Giải thích:
 Sự sẵn có của yếu tố sx 1 mặt hàng với khối lượng lớn và giá cả có lợi sẽ giúp mặt hàng đó
có tính cạnh trạnh cao hơn.
 Hiệu quả sx mặt hàng thâm dụng về 1 yếu tố sx sẽ cao hơn tương đối so với việc sx những
mặt hàng khác đòi hỏi các yếu tố sx mà QG khan hiếm.

11. Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper – Samuelson?
Trả lời:
– Nội dung: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan của
yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất mặt hàng đó tăng lên, còn giá tương
quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống.
– Ví dụ: Nếu giá tương quan của mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên thì kết quả là
mức lương (giá của lao động) tăng lên, còn mức lãi suất (giá của vốn) sẽ giảm xuống.
– Ý nghĩa:
 Thấy được tác động của thương mại đến quá trình phân phối thu nhập trong nước.
 Thấy được lợi ích của việc tham gia thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế làm tăng mức
giá của mặt hàng sử dụng những yếu tố dồi dào tương đối của quốc giaà tăng thu nhập của
yếu tố dồi dào phải lớn hơn giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm.

12. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế?
Trả lời:
– Đưa ra một giả thiết căn bản rất hạn hẹp:

 Việc làm đầy đủ không phải là một giả thiết có giá trị.
 Mục tiêu của các QG có thể không được giới hạn vào tính hiệu quả.
 Bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan
 Môi trường cạnh tranh hoàn hảo
 Tính linh động của tài nguyên: các lý thuyết tuyệt đối và so sánh cho rằng tài nguyên có thể
dịch chuyển tự do từ hàng hóa này sang hàng hóa khác trong một nước, nhưng không được
tự do di chuyển trên thế giới; cả 2 giả thiết này đều không có giá trị hoàn toàn.
– Chỉ tập trung chứng minh cái lợi của ngoại thương, chưa phân tích được mặt trái của nó (
như sự phụ thuộc vào bên ngoài…)

– Không phân tích và lý giải tác động của hoạt động ngoại thương đến thương mại dịch vụ

– Không giải thích thỏa đáng mậu dich giữa các nước. Để giải thích sự vượt trội về năng suất
nhân công của QG này so với QG khác, các tác giả có nói đến “tài năng”, “máy móc tốt hơn”,
hoặc những sự khác biệt về “khí hậu, đất đai, hầm mỏ”, “sự sáng tạo, tính phức tạp và tinh tế”
của các quản trị gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và máy móc, tư bản nhưng lại
chưa nêu lên sự khác biệt về tỷ lệ trong sự kết hợp giữa nhân công và các yếu tố SX khác.

– Một số quan điểm sai lầm khác: giá trị được xác định bởi 1 yếu tố duy nhất là nhân công.
Ricardo coi tư bản là một yếu tố thứ yếu và luôn phối hợp với nhân công theo một tỷ lệ cố định;
còn đất đai tuy cần thiết cho việc SX nhưng theo ông, nó không có vai trò gì trong việc ấn định
giá trị, chỉ có số lượng nhân công quyết định giá trị của một nhóm hàng được SX ra.

13. Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô?
Trả lời:
– Nội dung: Hiệu quả kinh tế quy mô là tỷ lệ phần trăm giảm xuống trong chi phí sản xuát bình
quân đạt được nhờ mở rộng tất cả các thông số đầu ra theo một tỉ lệ phần trăm nhất định. Tức
chi phí sản xuất bình quân thấp dần khi đầu ra tăng lên.
– Nguyên nhân:
 Tính kinh tế theo quy mô: SX được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn,
lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao
hơn ( thông qua cắt giảm nhân công, phòng ban, qua các đơn đặt hàng lớn có chiết khẩu
thương mại…).
 Thương mại nội ngành: đây là một đặc tính của SX “tính kinh tế theo quy mô”: sản lượng SX
càng cao thì giá phí bình quân càng thấp. (AC= FC/x + c).
– Tác động: thay đổi cơ cấu hàng XK: Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo quy
mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đứng bằng mức gía tương quan trước khi có thương mại, nhưng
cơ cấu hàng XK lại có sự thay đổi. Nguyên nhân là do có sự chuyên môn hóa trong từng QG.
Qúa trình chuyên môn hóa khiến sản lượng một mặt hàng tăng lên, đẩy mạnh XK à cơ cấu hàng
hóa xuất nhập khẩu thay đổi.

– Ví dụ: (trang 63 SGK) Giả sử hai nước Anh và Mỹ giống nhau mọi khía cạnh (công nghệ sản
xuất. Cả hai nước đều sản xuất hai mặt hàng đó là ô tô và máy bay.

Þ mức giá tương quan giống nhau không cản trở thương mại giữa 2 nước. (cả 2 nước đạt tới
mức tiêu dùng mới cao hơn).

14. Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế?
Trả lời:
Khi công nghệ của một hàng hoá được chuẩn hoá và không thay đổi, chi phí lao động trở thành
một cơ sở quan trọng đối với lợi thế so sánh hơn là hoạt động nghiên cứu và phát triển thì việc
sản xuất hàng hoá đó sẽ dịch chuyển sang các nước có thu nhập thấp hơn và tiền lương thấp
hơn.

1 sản phẩm có 1 vòng đời: xuất hiện,tăng trưởng mạnh, chững lại, suy giảm.

– Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu, sản xuất và tiêu thụ còn chưa chắc chắn, chủ
yếu sản xuất và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu có.

– Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sx dần được chuẩn hóa và được phát triển rộng
rãi, thị trường mở rộng, tổ chức sx trên quy mô lớn. Lợi thế chuyển từ các nước phát minh sang
các nước dồi dào tương đối về vốn. Nước phát minh có thể chuyển vai trò từ nước XK sang
nước NK.

– Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất chia làm
nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển đến các nước
đang phát triển, và những nước này trở thành nước XK ròng.

15. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter?
Trả lời:
– Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh QG được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố.
Mối liên kết này tạo thành mô hình kim cương.

– Các nhóm yếu tố đó bao gồm:

 Điều kiện về các yếu tố sản xuất:


 Các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và XK các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố đầu vào
mà quốc gia đó có nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng, tạo ra, cải tiến, và chuyên biệt hóa
đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng các yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế
cạnh tranh.
 Bao gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn) và đầu vào cao cấp
(cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động trình độ cao). Có đầu vào chung cho các ngành và có
đầu vào chuyên ngành. Các đầu vào cao cấp thường là các đầu vào chuyên ngành và có
vai trò quyết định, bền vững hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh; các đầu vào chung
thường hỗ trợ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh cấp thấp. Khu vực Chính phủ tập trung
đầu tư tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến; khu vực tư nhân có lợi thế trong việc tạo
ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp.
 Điều kiện về cầu: nhu cầu( quy mô thị trường) trong nước và thị hiếu xác định mức đầu tư,
tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước.
 Nhu cầu gồm nhiều phân đoạn: một phân đoạn thị trường trong nước có dung lượng lớn
có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên đáp ứng của các doanh nghiệp và cho phép họ khai
thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sự đa dạng của phân đoạn thị trưởng giúp các DN có
kinh nghiệm phong phú để thâm nhập thị trường quốc tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo
áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, đặc tính ký thuật và dịch vụ, nâng cao
lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu trong nước lan tỏa sang các nước khác, DN sẽ được lợi vì
được tiếp cận với khách hàng có yêu cầu cao.
 Số lượng người mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh trong
nướcà mở rộng thông tin thị trường và thúc đẩy DN cải tiến kỹ thuật.
 Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích DN áp dụng các công nghệ
mới nhanh hơn, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao
hiệu quả sx, lợi thế cạnh tranh.
 Khi giá thành sản phẩm giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác
phát triển theo hiệu ứng domino. ( đầu ra của ngành này là đầu vào cùa ngành khác).
 Các ngành hỗ trợ và liên quan:
 Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tiềm tàng
cho DN như cung ứng trong thời gian ngắn với chi phí thấp, duy trì quan hệ hợp tác liên tục.
 Các nhà cung ứng giúp DN nhận thức được các phương pháp và cơ hội mới, các DN ở khâu
sau là nơi kiểm chứng cho các đề xuất cải tiến của nhà cung ứng, trao đổi về nghiên cứu và
phát triển để tìm ra giải pháp nhanh và hiệu quả hơn.
 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh:
 Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn và hướng
đích của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ
với khách hàng, thái độ đối với hoạt động quốc tế,.. tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho DN.
 Cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công trên thị
trường quốc tế: tạo sức ép cải tiến, đổi mới.
Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội.

16. Trình bày vai trò của chính phủ theo lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của
M.Porter?
Trả lời:
– Chính phủ có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của QG thông qua 4 nhóm nhân tố xác định
lợi thế cạnh tranh. Tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

 Chính phủ tác động đến các yếu tố đầu vào thông qua các công cụ trợ cấp, chính sách thị
trường vốn, chính sách giáo dục, y tế,…
 Vai trò của Chính phủ đối với nhu cầu trong nước thường phức tạp hơn, có thể thúc đẩy
hoặc gây bất lợi cho lợi thế cạnh tranh: xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản xuất
trong nước, Chính phủ có thể là người mua lớn đối với nhiều loại hàng hóa,…
 Chính phủ kiến tạo hệ thống các ngành hỗ trợ và liên quan theo rất nhiều cách khác nhau:
kiểm soát các phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về dịch vụ hỗ trợ.
 Chính phủ có thể tác động tới chiến lược, cơ cấu, môi trường cạnh tranh bằng các công cụ
như quy định về thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền.
– Vai trò điều hành của Chính phủ được xác định thông qua các mặt sau: định hướng phát
triển- tạo môi trường pháp lý và kinh tế- điều tiết hoạt động, phân phối lợi ích- kiểm tra, kiểm
soát.

17. Đặc điểm của ngoại thương trong một nền kinh tế mở có qui mô nhỏ?
Trả lời:
– Khái niệm: nền kinh tế quy mô nhỏ là 1 nền kinh tế không có (hoặc rất ít) các rào cản
thương mại, chấp nhận giá cho cả hàng XK và NK. Quy mô nhỏ thể hiện ở lượng cung và cầu
của QG nhỏ, hay tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu rất nhỏ so với thế giới
– Đặc điểm:
 Giá cả không phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá trong nước mà phụ thuộc vào giá cả quốc tế.
 Tỷ trọn kim ngạch xuất nhập khẩu rất nhỏ so với kim ngạch xuất nhập khẩu của TG
 Trong nền kinh tế mở, quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng thì sự thay đổi về cung và
cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về số hàng XK và NK hơn là sự thay đổi về giá trong nước.

Đối với một nền kinh tế mở, sự cân bằng trên 1 thị trường xác định là không đổi đối với sự khác
nhau về cung, cầu trong nước. Nếu ở mặt bằng giá quốc tế, lượng hàng cầu vượt quá lượng
hàng cung trong nước, loại hàng đó sẽ được NK, nếu lượng hàng cung vượt quá lượng hàng
cầu trong nước ở mức giá này hàng đó sẽ được XK.

18. Phân tích các lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế?
Trả lời:
– Động lực xuất khẩu của DN
 Giảm chi phí: NN:
 Trang trải chi phí cố định nhờ có sản lượng lớn hơn.
 Gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn hơn.
 Vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn.
 Lơi ích nhiều hơn: DN có thể bán sản phẩm ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Nhưng họ có thể có lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài. Nguyên nhân:môi trường cạnh tranh
nước ngoài, giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác trên thị trường nội địa,
chính sách của chính phủ nước ngoài.
 Phân tán rủi ro: nhà sx có thể tối thiểu hóa các biến động về nhu cầu. Có thêm nhiều khách
hàng-> giảm nguy cơ bị mất bất kỳ một khách hàng riêng rẽ nào hay một ít khách hàng.
 Cơ hội nhập khẩu: DN có thể tìm kiếm và nhập khẩu các nguồn nguyên cung cấp rẻ hay các
bộ phận có chất lượng hơn cho quy trình sx, nhập khẩu các mặt hàng mới để bổ sung cho
các mặt hàng đang có nhằm tăng doanh số bánà tránh nguy cơ bị phụ thuộc vào bất kỳ nhà
cung cấp nào.
– Động lực nhập khẩu của DN: có được nguồn cung cấp rẻ, có thêm nhiều mặt hàng, giảm
rủi ro,…

19. Phân tích các lợi ích của quốc gia khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế?
Trả lời:
– Giúp tăng lên những hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền KT ( khối lượng hàng tiêu
dùng khác với hàng sản xuất, cho phép thay đổi có lợi phù hợp trong đặc điểm của sản xuất.

– Tiêu dùng nhiều hơn, đa dạng hơn: thông qua ngoại thương, nhập khẩu để phục vụ chi tiêu
dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân khi việc sx hàng hóa đó trong nước
quá tốn kém hoặc không đủ đk để sx.

– Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường (nhằm phân tán rủi ro): thông qua ngoại thương, các
doanh nghiệp tìm kiếm được các mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho các mặt hàng
hiện có của mình, giúp đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường; đồng thời tìm kiếm được các thị
trường mới để phân phối sản phẩm cũng như các nguồn cung ứng nguyên liệu rẻ, phù hợp.

– Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (lợi ích hiệu quả từ việc tăng quy mô): hoạt động
thương mại quốc tế sẽ tạo ra thị trường có dung lượng lớn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư vào thiết bị, nhà xưởng sx quy mô lớn, phát triển công nghệ và nâng cao năng suất, đạt được
hiệu quả kinh tế cao.

– Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh: các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài, thu được
nhiều lợi ích hơn. Điều này thúc đẩy cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các
doanh nghiệp này phải cải tiến sản xuất để cạnh tranh, tồn tại trên thị trường.
– Hợp lý hóa sản xuất và phân phối (loại bỏ các công ty kém hiệu quả): thương mại quốc tế
tạo ra sức ép cải tiến, đổi mới trong sx vfa phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường,
gây sức ép cho các đối thủ cạnh tranh hiện tại, thu hút đối thủ mới và loại bỏ các DN hoạt động
kém hiệu quả ra khỏi thị trường.

CHƯƠNG 3 + 4
20. Nói rằng “không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối ngoại” có
đúng không? Vì sao?
Trả lời:
– Lập luận trên là ĐÚNG
– Giải thích
 Sản xuất không chỉ còn tồn tại ở một quốc gia, mà đã trở nên quốc tế hóa. Không một quốc
gia nào tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và
trao đổi hàng hóa với bên ngoài.
 Ngoại thương ra đời sớm nhất ( từ thời kì chiếm hữu nô lệ)
 Ngoại thương dẫn đến các quan hệ kinh tế đối ngoại khác: đầu tư, di chuyển sức lao động,
tiền tệ quốc tế. chuyển giao công nghệ.
 Đầu tư: các chủ đầu tư trong nước thường đầu tư ra nước ngoài do khả năng tận dụng
nguồn vốn sẵn có, dư thừa trong nước, đồng thời khai thác những lợi thế của nước nhận
đầu tư: như lao động, tài nguyên, phong phú, những ưu đãi khác của nước nhận đầu tư, nhờ
vậy mà đầu tư ra nước ngoài đem lại nhiều lợi ích hơn so với đầu tư trong nước. Đầu tư còn
giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình như thương hiệu, công nghệ ( café trung
nguyên, phở 24)
 Di chuyển sức lao động, tiền tệ quốc tế: di chuyển lao động ra nước ngoài để tạo cơ
hội sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa dịch vụ tại nước khác
mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần làm dịch chuyển tiền tệ quốc tế nhờ
việc người lao động gửi về nước trang trải đóng góp vào thu nhập gia đình.
Di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc còn là điều kiện do doanh nghiệp đầu tư theo
chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, chất lượng nguồn lao
động được đào tạo bài bản sẽ tăng lên trong quá trình làm việc ở nước ngoài,đây là động lực
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước

 Chuyển giao công nghệ:các chủ đầu tư là các nước lớn và phát triển, họ thường chuyển
giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư vì những lợi ích sau:
Kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí khấu hao công nghệ: khi dây chuyền công nghệ cũ đang vận
hành nhưng họ đã sang tạo ra công nghệ mới.Vì muốn ứng dụng công nghệ mới trong khi vẫn
tiếp tục khai thác công nghệ cũ, nên họ đã chuyển giao công nghệ ra nước ngoài dưới hình thức
đầu tư trực tiếp
Kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài: khi sản phẩm đã đến giai đoạn bão hòa, hay suy
thoái ở nước chủ đầu tư, họ thường tìm cách làm mới bằng cách đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm
đó ở nước ngoài.

21. Phân tích chức năng của ngoại thương với tư cách là một khâu của quá trình tái sản
xuất?
Trả lời:
– Tạo vốn cho quá trình mở rộng đầu tư sản xuất: thông qua ngoại thương, có thể giải
quyết nguồn vốn để nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư cho sản xuất, bao gồm: vốn
từ hoạt động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ.Trong đó nguồn vốn từ hoạt động
xuất khẩu là quan trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất.
– Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng
và tích lũy: nhất là ở những nước kém phát triển nhờ có xuất nhập khẩu, bằng việc xuất đi
những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, sản phâm tiêu dùng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, và
máy móc,thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất hoặc nhập về các sản phẩm mà trong nước chưa
có khả năng sản xuất để phục vụ tiêu dùng, từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội.
– Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho
việc sản xuất kinh doanh: khi tham gia vào trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới, nền kinh
tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi hoạt động ngoại
thương phải tính toán lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.Đồng thời, mở cửa
nên kinh tế còn giúp hình thành thay đổi cơ chế quản li kinh tế trong nước, tháo gỡ những rang
buộc, cản trở hoạt động ngoại thương… để tạo điều kiện knh doanh có hiện quả.

22. Những đóng góp của Ngoại thương trong vấn đề giải quyết vốn và công nghệ trong
quá trình phát triển kinh tế.
Trả lời:
– Vai trò tạo vốn của xuất khẩu: Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi
hỏi ta phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể từ nhiều nguồn khác nhau như xuất khẩu, đầu tư, vay nợ nước
ngoài, viện trợ,…tuy nhiên nguồn vốn từ xuất khẩu là khá quan trọng, vì các nguồn vốn còn lại kể
trên đều phải trả ở thời kì sau này. Mặc khác, cạnh tranh trong thương mại quốc tế và sự chuyên
môn hoá các ngành thế mạnh sẽ giúp các quốc gia sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn tạo động
lực phát triển KT. Có thể thấy, nguồn thu về từ xuất khẩu hàng hóa luôn chiếm tỉ trọng lớn trên
tổng nguồn thu hoạt động ngoại tệ (1991-1995 :66% ; 1996-2000 : 50%)
– Nhập khẩu công nghệ: Thông qua nhập khẩu, thì các nước đặc biệt là các nước đang và
kém phát triển có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cao( mà họ không thể sản xuất
được) phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước. Ví dụ:Đức là nước đứng
đầu công nghệ quang học. Những máy đo 3 chiều, máy công nghệ cao thì một số hãng của Đức
và Thuỵ Sĩ đang làm chủ hoàn toàn và họ bán khắp thế giới.
– Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giao công nghệ
 Hoạt động Ngoại thương sẽ góp phần thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Vì thông qua xuất
khẩu, các nhà đầu tư nước sẽ thấy được thế mạnh của nước này và từ đó đầu tư vào thị
trường nước xuất khẩu để tận dụng lợi thế đó.
 Uy tin trong kinh doanh của các doanh nghiệp Xk nói riêng và các nước XK khẩu nói chúng
cũng sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.
 Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nào đó lớn cũng giúp cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài để
khai thác thị trường
 Quá trình đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho việc chuyển giao công nghê giữa các nước với
nhau. Giúp các nước nhận đầu tư có thể tiếp thu, học hỏi, đặc biệt là những nước đang và
kém phát triển.
Ví dụ: Đầu tư FDI, FPI…,Việt Nam nhận gia công các sản phẩm từ Nhật, Anh, Mỹ… từ đó học
hỏi công nghệ..

23. Đóng góp của ngoại thương trong vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên có
hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế
Trả lời:
– Giải quyết việc làm
 Xuất khẩu
 Ở Việt Nam, khả năng đầu tư thấp và sức mua kém nên sự phát triển của công nghiệp
và dịch vụ ở trong nước chậm chạp, không tạo được bao nhiêu việc làm. Vì vậy cần đưa
lao động vào phân công lao động quốc tế để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở nước ta hiện
nay.
 Khuyến khích người lao động làm việc ở các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước
ngoài.
 Xuất khẩu sức lao động cũng là một cách để giải quyết vấn đề này (năm 2010 cả nước
có 85.546 người làm việc nước ngoài, đạt 100.64%)
 Sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc…
 Nhập khẩu
 Gia công nhập khẩu : nhập một lượng hàng hóa để gia công => tạo việc làm. Công ty
Pouchen đơn vị gia công đến từ Đài Loan – nhà máy gia công giày (cho các hãng Puma,
Reebok…) đặt nhà máy tại TP.HCM Biên Hòa, Trảng Bom (Đồng Nai), Tân Đức, Tân
Hương (Long An), Tây Ninh…đã giải quyết lượng lớn lao động ở đây.
 Nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, đầu tư phát triển sản xuất => tạo công ăn, việc
làm.
 Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, khôi phục những ngành nghề cũ, mở ra những ngành
nghề mới, tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động.
– Sử dụng tài nguyên : tìm được giá bán tốt nhất, nhập khẩu với giá tốt nhất
Ngoại thương sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm được những cơ hội
hợp tác tốt nhất, đồng thời tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp và rẻ giúp
doanh nghiệp có được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu. Cũng như giúp
các nước kém phát triển tránh được tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế làm cạn kiệt
tài nguyên thông qua đưa tài nguyên thiên nhiên vào phát triển NT với chính sách khuyến khích “
nội dung địa phương của sản phẩm.

24. Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” có đúng không? Giải thích
mối liên hệ này trong điều kiện nước ta
Trả lời:
– Nói “ sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” là đúng.
– Giải thích
 Sản xuất tác động đến xuất khẩu: Sản xuất giúp xác định được qui mô, tốc độ tăng trưởng
của hoạt động xuất khẩu thông qua :
 Kim ngạch xuất khẩu hàng năm
 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn
lực sẵn có trong nước, một nước sẽ xác định được mặt hàng mình có lợi thế để sản xuất
và đem đi xuất khẩu.
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
 Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
 Sản xuất tác động đến nhập khẩu:
 Sản xuất trong nước để tránh tình trạng nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ
 Sản xuất để xác định được các yếu tố cần nhập khẩu
 Sản xuất để tạo ra mặt hàng xuất khẩu => từ đó mở rộng được thị trường nhập khẩu các
nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ, phù hợp.
 Sản xuất để ứng dụng các công nghệ, thiết bị đã được nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu
 Sản xuất ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xuất, nhập khẩu nếu :
 Hàng hóa xuất khẩu đi hoặc nhập về kém chất lượng gây tác động xấu đến hiệu quả hoạt
động ngoại thương
 Nếu sản xuất quá nhiều sẽ có nguy cơ bị chèn ép giá khi đem hàng hóa đi giao dịch trên
thị trường quốc tế
– Giải thích mối liên hệ trong điều kiện Việt Nam:
 Việt Nam khuyến khích sản xuất để xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực sẵn có,
dồi dào trong nước về lao động, nguyên liệu rẻ, xuất khẩu dể tạo nguồn vốn cho nhập khẩu
=> tiến tới xuất khẩu đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.(
tận dụng lợi thế sẵn có để chuyên môn hoá mặt hàng xuất khẩu như sản xuất cấc mặt hàng
thâm dụng lao động:dệt may, da giày.)
 Chỉ khuyến khích nhập khẩu bổ sung vì những hạn chế nhất định : vì khan hiếm ngoại tệ, và
hiện nước ta không thể nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp để phục vụ phát triển nông
nghiệp như những nước có tiềm lực phát triển công nghệ cao, vì thế cần tập trung phát triển
sản xuất trong nước, dựa vào nguồn lực trong nước, chỉ nên nhập khẩu bổ sung để phục vụ
nhu cầu tiêu dùng hoặc tư liệu phục vụ sản xuất.
 Xem trọng mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu.

25. Tác động của ngoại thương đến việc phát triển thị trường tiêu dùng nội địa?
Trả lời:
– Nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất chưa đủ hoặc chưa sản xuất được : Đây
là hoạt động quan trọng của ngoại thương để phục vụ cho tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
đa dạng của nhân dân khi mà việc sản xuất hàng hóa đó trong nước trở nên quá tốn kém hoặc
không đủ điều kiện để sản xuất như thuốc chữa bệnh, đồ diện da dụng, lương thực, thực
phẩm,…

– Nhập khẩu tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng : nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu cần
thiết cho sản xuất mà hiện tại nền kinh tế không có hoặc chưa đủ khả năng cung ứng…

– Tác động thay đổi nhu cầu tiêu dùng :

 Quan hệ buôn bán với nước ngoài làm cho tình trạng tiêu dùng trong nước biến đổi, đặt ra
những yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng tiêu
dùng => sản xuất trong nước cần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng để có
thể cạnh tranh với hàng ngoại.
 Khi phần lớn lực lượng lao động được trả lương cao hơn, sẽ tạo thêm nhu cầu đối với các
mặt hàng tiêu dùng như thực phâm, quần áo, hàng xa xỉ => thúc đẩy tiêu dùng nội địa phát
triển.
 Cải tạo tập quán tiêu dùng lạc hậu, hình thành phương thức tiêu dùng mới phù hợp với lối
sống văn minh, hiện đại.

26. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: khái niệm và ý nghĩa?
Trả lời:
– Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu :
 Khái niệm: là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ do xuất khẩu (DTxk) đem lại so với
số chi phí bản tệ phải chi ra (Cxk) để có được số ngoại tệ đó… Rxk = DTxk(bằng ngoại tệ)/
Cxk (bằng nội tệ)
 Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của hoạt động xuất khẩu
 Ví dụ: Tổng doanh thu xuất khẩu của một doanh nghiệp là 2 triệu USD, tổng chi phí đầu vào
là 40000 triệu VNĐ, tương đương 1USD/ 20000 VNĐ, nghĩa là để có 1 USD khi xuất khẩu,
công ty đã phải chi ra 20000 VNĐ
– Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu :
 Khái niệm: là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằng bản tệ) do việc nhập khẩu đem lại
(DTnk) với số chi phí đầu vào (tính bằng ngoại tệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu
(Cnk)…
Rnk =DTnk (bằng nội tệ) / Cnk (bằng ngoại tệ)
 Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính hoạt động nhập khẩu
 Ví dụ: Tổng doanh thu khi doanh nghiệp đem bán trên thị trường nội địa số hàng nhập khẩu
về là 10000 triệu VNĐ, và chi phí cho việc nhập khẩu lô hàng là 500000 USD, nghĩa là khi bỏ
ra 1 USD để nhập khẩu lô hàng này, công ty thu về được 20000 VNĐ.

27. Khái niệm, ý nghĩa của điều kiện thương mại ( tỉ lệ trao đổi )?
Trả lời:
– Khái niệm: Điều kiện thương mại ( terms of trade) là tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ
số giá nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Tỷ lệ trao đổi
cho biết nền kinh tế quốc dân bán ra nước ngoài đắt hơn, hoặc ngược lại là ít đắt hơn cái mà nó
mua vào. Nếu tương quan cao hơn 1 thì có sự cải thiện về các quan hệ trao đổi, còn ngược lại là
sự hủy hoại các quan hệ trao đổi, nghĩa là ở trong thế bất lợi về ngoại thương.
Công thức Tc= (Px1/Px0): (Pn1/Pn0)
Trong đó: x,n: chỉ số giá xuất, nhập khẩu; 1, 0: thời kỳ tính toán và thời kỳ gốc

Ví dụ: ở Việt Nam có Tc<1 do cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là hàng thô và nhập khẩu hàng công
nghiệp => tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng giá hàng xuất khẩu.
– Ý nghĩa:
 Đo lường giá tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu: để biết được một nước đang ở vị trí
thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả
 Cách thức để cải thiện điều kiện thương mại: cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng hóa, tăng
cường công tác nghiên cứu thị trường, giá cả, vận dụng các phương thức buôn bán phù
hợp. Đặc biệt là các nước đang phát triển nơi mà cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là các
mặt hàng thô sơ chế, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao.
CHƯƠNG 5 + 6
28. Nêu nội dung chủ yếu của chế độ “Nhà nước độc quyền ngoại thương” trong giai
đoạn 75 – 86? Hiện nay VN qui định quyền kinh doanh như thế nào?
Trả lời:
– Chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương
 Quản lí tập trung: hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu
pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ huy tập trung từ Trung ương.
 Đơn vị quốc doanh: các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức quốc doanh
được nhà nước thành lập và quản lí chặt chẽ.
 Hợp đồng chính phủ: các quan hệ thương mại, kinh tế giữa nước ta và các nước XHCN khác
đều mang tính chất nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định và nghị định thư
mà chính phủ ta kí kết với chính phủ các nước XHCN khác. Các tổ chức kinh doanh ngoại
thương và các tổ chức kinh tế của nhà nước được thực hiện các cam kết của chính phủ Việt
Nam với nước ngoài.
 Nhà nước bù lỗ: hạch toán kinh tế ở giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Thông qua chế
độ “thu bù chênh lệch ngoại thương” , các khoản được coi là “lãi” phải được nộp vào ngân
sách nhà nước, các khoản dược coi là “lỗ” được nhà nước cấp bù.
 Quản lí kinh doanh xen lẫn quản lí nhà nước: không có sự phân biệt rành mạch giữa quản lí
nhà nước và quản lí kinh doanh.
– Quyền kinh doanh ngoại thương hiện nay
 Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( sau đây gọi tắt là
thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng
hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được
xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng kí kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân

 Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, công ty nước ngoài có ủy quyền
tại Việt Nam: Các thương nhân,chi nhánh, công ty khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc
phạm vi điều chỉnh tại nghị định này, ngoài việc thực hiện các qui định thuộc nghị định này,
còn thực hiện theo các qui định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam
trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết hoặc gia nhập.
Căn cứ pháp lệnh điều hành và các điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ thương mại công bố lộ trình
và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân qui định tại khoản 2 điều này.

29. Nêu kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam
trong năm vừa qua? Kết quả đó có sự thay đổi (tăng, giảm) đáng kể không so với năm liền
kề trước đó?
Trả lời:
– Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% so với
2011, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 72,29 tỷ USD, tăng 31%, khu vực doanh
nghiệp trong nước ước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2011.
– Về nhập khẩu: Nhập khẩu có xu hướng tăng chậm hơn xuất khẩu. Ước tính tổng kim ngạch
nhập khẩu năm 2012 đạt 114,34 tỷ USD, tăng 7,1% (7,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần 20
năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
– Nhận xét:
 Kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 18% so với năm 2011, thấp hơn khá nhiều so với mức 33%
của năm 2011 so với năm 2010Þtăng không đáng kể. Đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng
khá yếu (chỉ tăng 7,1% trong khi năm 2011 tăng đến 25,8%). Năm 2012, Việt Nam trở thành
nước xuất siêu. Trong khi năm 2011, nước ta thâm hụt tới 9,84 tỷ USD về cán cân thương
mại.
 Mặc dù xuất siêu, tuy nhiên đó không hoàn toàn là tín hiệu mừng. Nguyên nhân chủ yếu
được coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
30.Phân tích những nét cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng xuất khẩu và thị trường
xuất khẩu lớn nhất)?
Trả lời:
– Về Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng: Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước tính
đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18% so với 2011, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 72,29 tỷ
USD, tăng 31%, khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm
2011.
– Xét cơ cấu nhóm hàng, so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản tăng mạnh nhất với 49,9%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp ước chiếm 34,1%. Nhóm hàng nông, lâm sản chiếm 15,4%, tăng 18%. Hàng thuỷ
sản chiếm 5,4%, tăng 0,7%.
 Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là: Điện thoại
các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện máy móc thiết bị; dụng cụ phụ tùng;
phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê.
 Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ,
rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn.
 Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là tới 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ
USD, trong đó có 2 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, là dệt may và điện thoại & linh kiện.
– Thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN trong năm 2012, đứng đầu là EU (20 tỷ USD,
17,7% tổng kim ngạch). Tiếp đến (theo thứ tự giảm dần lượng kim ngạch xuất khẩu) là thị trường
Mỹ ( 19 tỷ USD), ASEAN (17,8 tỷ USD), Nhật Bản (13,9 tỷ USD), Trung Quốc (14,2 tỷ
USD), Hàn Quốc (7 tỷ USD).

31. Phân tích những nét cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
năm vừa qua (về kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, các mặt hàng nhập khẩu và thị trường
nhập khẩu lớn nhất)?
Trả lời:
– Về kim ngach nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng: Nhập khẩu có xu hướng tăng chậm hơn
xuất khẩu. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 ước đạt 116 tỷ USD, tăng 0,8% so
với năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 53 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 63 tỷ USD, tăng 24,3%.
– .Các mặt hàng nhập khẩu:
 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với năm trước là: máy móc thiết
bị, dụng cụ phụ tùng, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, điện thoại các loại và linh kiện; chất
dẻo, nguyên phụ liệu dệt, may giày, dép, hóa chất; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt
sản phẩm hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phương tiện vận tải và phụ tùng.
 Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là: xăng dầu, sắt
thép, kim loại thường, ô tô, phân bón, sợi dệt , bông.
Þ Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho sản
xuất( tư liệu sản xuất): trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ chiếm khá lớn 16,04 tỷ USD.
– Về thị trường: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất (29,2 tỷ USD), tăng 17,3%
so với năm 2011. Tiếp đó (theo thứ tự giảm dần lượng kim ngạch nhập khẩu) là thị trường các
nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ.

32. Nêu những nét cơ bản về tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm
vừa qua? (kim ngạch, cán cân thương mại, mặt hàng, thị trường chính…)?
Trả lời:
– Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm
2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm
15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với
năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng
8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8%
kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
– Thị trường chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,Nhật Bản, Mỹ. Vận tải quốc tế chủ yếu
là tuyến Đông Nam Á, Ấn Độ…
– Nhìn chung, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu dịch vụ (3,1 tỷ USD năm 2012)

– Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ còn khá nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ( 114,6 tỷ
USD năm 2012)Þ cần cải thiện.

– Chưa tận dụng được triệt để tiềm năng dịch vụ của VN: Dịch vụ du lịch năm 2012 chỉ đạt 6,6
tỷ USD, tuy có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có Vịnh Hạ Long( 1 trong 7 kỳ quan của thế giới). Hay các
ngành khác như hàng hải ( bở biển >3000km) mà vẫn chưa thể tận dụng được tiềm năng…

33. Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa (cơcấu
mặt hàng) của Việt Nam trong 5 năm gần đây?
Trả lời:
– Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm
sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến chế tạo trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng
nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao…
– Cụ thể: Xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện đạt 12,6 tỷ USD (năm 2012), tăng 97,7%
và có xu hướng sẽ trở thành ngành xuất khẩu mạnh nhất vào năm 2013, Xuất khẩu máy tính,
các mặt hàng điện tử tăng 69,1% so với 2011, Các mặt hàng chế tác sử dụng nhiều lao động
như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tiếp tục đạt kết quả tốt, chiếm khoảng 17% giá trị xuất khẩu
công nghiệp của VN, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh,…
– Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch để giải quyết các vấn đề tồn đọng: Quy mô xuất
khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, chi
phí xuất khẩu cao. Hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị trường thế
giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, hiện đại.

34. Phân tích những nét cơ bản trong sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩuhàng
hóa của Việt Nam trong 5 năm gần đây?
Trả lời:
– Nếu như trong giai đoạn 2008-2010: thì thị trường Xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Hoa
Kỳ chiếm cao nhất về tỉ trọng kim ngạch Xk sang các nước (đạt 11.4 tỷ USD năm 2010)sau đó
mới tới EU, ASEAN, Nhật Bản, TQ.

– Tuy nhiên, tốc độ tăng trong những năm gần đây là khá chậm. Thay vào đó, thị trường EU
đã vươn lên mạnh mẽ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của VN, tăng lên liên tục
trong giai đoan 2008-2012 và đạt mốc 20.3 tỷ USD năm 2012( chiếm 17.7% kim ngạch XK), tăng
22.5% so với năm 2011. Chủ yếu là điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu;
giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%( năm 2012).

– Gần đây, tính hấp dẫn của thị trường ASEAN và Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Trong đó,
tốc độ tăng xuất khẩu sang các nước thuộc ASEAN trong năm 2012 là cao nhất( đạt 17.3 tỷ
USD, tăng lên 27.2% về kim ngạch so với năm 2011). Hàng hoá XK sang Nhật Bản cũng tăng
khá cao về kim ngạch với 21.4% về giá trị so với năm 2011.(đạt 13.1tỷ USD năm 2012.

– Nguyên nhân:
 Do thị trường Hoa Kỳ gần đây càng trờ nên khó tính, họ đặt ra nhiều các rào cản kỹ thuật để
hạn chế nhập khẩu. ( đặc biệt là các cụ kiện bán phá giá tôm, cá basa, luật Farm Bill điều tiết
mặc hàng gỗ, thuỷ sản…).
 Các hiệp định thương mại,cũng như sự hợp tác về thương mại giữa các nước ASEAN đã
tăng lên đáng kể, các rào cản đang dần xoá bỏ, nên thị trường ASEAN khá tiềm năng. Đó
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hàng hoá XK của VN sang các nước này tăng lên mạnh
mẽ.
 Mối quan hệ thương mai giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được gắn kết chặt chẽ hơn trong
những năm gần đây.

35. Phân tích cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu các
phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường nhập khẩu của nước ta thời gian tới?
Trả lời:
– Cơ cấu thị trường NK 5 năm gần đây:
 Thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á do giá cả vừa phải, tiết kiệm chi phí
vận tải, ít rào cảo thương mại…Tuy nhiên, đa số máy móc nhập khẩu từ thị trường này đều
là công nghệ trung gian. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường này có xu hướng ngày càng giảm
 Thị trường cung ứng công nghệ nguồn (Châu Âu, Bắc Mỹ…) chiếm tỷ trọng thấp do giá cả
cao, chi phí vận chuyển lớn
– Phương hướng thay đổi cơ cấu thị trường NK:
 Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt
Nam nhập siêu.
 Tăng tỷ trọng nhập khẩu ở các thị trường “nguồn” của công nghệ cao như EU, Bắc Mỹ…
 Giảm tỷ trọng NK các thị trường công nghệ trung gian như Châu Á, đặc biệt Trung Quốc.

36. Phân tích cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua?Phương
hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu?
Trả lời:
– Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua:
 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng,
điện tử, máy tính và linh kiện, vải, điện thoại các loại và linh kiện; chất dẻo, nguyên phụ liệu
dệt, may giày, dép, hóa chất; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt sản phẩm hóa chất, sản
phẩm chất dẻo, phương tiện vận tải và phụ tùng.
 Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm: xăng dầu, sắt thép, kim loại thường, ô tô,
phân bón, sợi dệt , bông.
– Phương hướng cải biến cơ cấu nhập khẩu:
 Cần rà soát cơ cấu đầu tư, tiếp tục nghiên cứu những chính sách khuyến khích hơn nữa việc
đầu tư sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu.
 Phát triển mạnh và có hiệu quả công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất: Triển khai thực hiện
Quyết định của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp phụ
trợ.
 Đề xuất định hướng phù hợp để từng bước quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên
vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, đồng thời là các sản
phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng được nhu
cầu trong nước.
 Tăng cường sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó cần xây dựng
các hàng rào kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu các hàng hóa kém
chất lượng. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và
chống trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước, phù hợp các
nguyên tắc của WTO.

37. Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam trong 5 năm gần đây? Những nguyên nhân
nào dẫn đến thực trạng nhập siêu ở Việt Nam?
Trả lời:
– Tình hình nhập siêu: Thời kỳ 2008-2010 mức nhập siêu tăng mạnh là thời kỳ mức nhập
siêu tăng mạnh, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần thời kỳ trước và chiếm 22,3% kim
ngạch xuất khẩu bình quân năm, cao hơn mức 17,3% của thời kỳ 2001-2005, 2011 có xu hướng
giảm, tới năm 2012 xuất siêu (khoảng 284 triệu USD ) trở lại sau 20 năm từ năm 1992.
– Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhập siêu:
 Một là, nguyên nhân vừa trực tiếp, vừa sâu xa và ảnh hưởng lâu dài đến nhập siêu là sự bất
hợp lý về cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế còn nặng về xuất khẩu thô, gia công cho nước ngoài
nên khả năng cạnh tranh kém, giá trị gia tăng thấp. Đầu vào cho sản xuất chủ yếu nhập
khẩu. Việt Nam không xây dựng được các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng làm cho sản xuất
trong nước phụ thuộc nhập khẩu các yếu tố đầu vào, gia tăng nhập khẩu.
 Hai là, cơ chế chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá nhiều yếu kém, bất
cập. Điều tiết quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện không tốt.
 Ba là, thiếu chiến lược và bài bản về điều hành tỷ giá hối đoái. Từ nhiều năm nay chỉ số lạm
phát của Việt Nam ở mức cao hơn đáng kể so với các nước khu vực và thế giới, nhưng Việt
Nam đồng luôn được giữ ở mức cao. Điều này có tác động làm tăng niềm tin của người dân
với tiền đồng nhưng tỷ giá hiện nay đang khuyến khích nhập khẩu và hậu quả là gia tăng
nhập siêu.
 Bốn là, năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân
còn thấp. Thiếu chiến lược cạnh tranh năng động, kém hiệu quả trong sản xuất, phân phối
sản phẩm, công nghệ lạc hậu và thiếu chính sách hỗ trợ hợp lý là nguyên nhân làm cho năng
lực cạnh tranh thấp.
 Năm là, trong một thời gian dài quá chú trọng vào thị trường nước ngoài, say mê với xuất
khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Điều này sẽ dẫn đến hai hệ
luỵ: bỏ ngỏ thị trường trong nước cho nước ngoài chiếm lĩnh và tạo tâm lý sính hàng ngoại.
Cả hai điều này đều làm gia tăng nhập khẩu.
CHƯƠNG 7
38. Chiến lược phát triển ngoại thương là gì? Phân tích mối liên hệ giữa chiến lược phát
triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (hoặc chiến lược phát triển
quốc gia)?
Trả lời:
– Chiến lược phát triển ngoại thương là việc dựa trên các căn cứ khoa học xác định
phương hướng, nhịp độ, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, lựa chọn các chính sách biện pháp
chủ yếu quản lý hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện các, mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội.
– Mối quan hệ giữa chiến lược phát triển ngoại thương và chiến lược phát triển kinh tế
xã hội:
 Sự tuỳ thuộc: Chiến lược phát triển quốc gia quyết định phương hướng, mục tiêu cơ bản của
các ngành, trong đó có ngoại thương. Còn chiến lược phát triển ngoại thương đề ra để nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành ngoại thương, nhằm hướng đến mục tiêu tổng thể
đó.
 Sự tương tác: phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhau. Khi ra đời thì chiến lược phát triển ngoại
thương phải dựa trên những mục tiêu của chiến lược phát triển quốc gia. Chiến lược phát
triển ngoại thương phải thành công thì chiến lược phát triển quốc gia mới có thể đảm bảo
thành công.
 Tính độc lập tương đối: sau khi bản chiến lược ngành ra đời, CLPT ngoại thương có tính độc
lập tương đối: phân bổ ngành nào, xuất nhập bao nhiêu, tốc độ tăng trưởng.

39. Nêu các mô hình chiến lược phát triển quốc gia theo UNIDO và nêu nội dung cơ bản
của từng chiến lược?
Trả lời:
Có 4 mô hình chiến lược phát triển quốc gia:
– Chiến lược tăng trưởng nhanh: Phát triển dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng nhanh tập
trung vào việc phân bổ các nguồn lực (vốn đầu tư, nhân lực…) vào các ngành, các lĩnh vực có
mức hoàn vốn cao nhất.
 Hướng vào xuất khẩu
 Đem đến hiệu quả cao, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện đại, nhanh
chóng tạo được kết cấu hạ tầng tiên tiến
 Tạo ra được thị trường trong và ngoài nước một cách chủ động, nhập khẩu nhiều nhưng
nhằm mục tiêu xuất khẩu.
– Chiến lược sử dụng nguồn lực trong nước: Phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên
nhiên trong nước.
 Đẩy mạnh thăm dò và khai thác mỏ,
 Sản xuất nông sản hàng hóa
 Phát triển các ngành công nghiệp chế biến tài nguyên trong nước
 Tăng cường hợp tác quốc tế để có thiết bị hiện đại
 Định hương xuất khẩu dựa trên nguồn lực tài nguyên
 Tạo nguồn năng lượng điện rất lớn
 Chú ý bảo vệ môi trường
 Yêu cầu trình độ chuyên môn lành nghề đối với công nghiệp chế biến tài nguyên
– Chiến lược nhằm vào nhu cầu cơ bản: Chiến lược phát triển nhằm vào thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của quốc gia: nhu cầu hàng lương thực, thực phẩm cơ bản hàng may mặc thông
thường, hàng tiêu dùng, vật dụng xây dựng,… Về cơ bản, đây là chiến lược thay thế nhập
khẩu
 Phát triển công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp.
 Nhấn mạnh đến hệ thống sản xuất và phân phối đối với việc đáp ứng nhu cầu cơ bản trong
nước.
 Tạo ra nhu cầu cao trong quảng đại nhân dân: chính sách ngoại thương hướng vào việc hỗ
trợ sản xuất nội địa, nhằm vào các nhu cầu cơ bản.
 Chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt công nghiệp nông thôn.
 Tốc độ tăng trưởng thấp hơn chiến lược tăng trưởng nhanh
– Chiến lược tạo việc làm: Tạo tối đa việc làm trong sản xuất chủ yếu tập trung vào các quá
trình sản xuất dùng nhiều lao động, không nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế và hợp tác quốc tế
 Công nghiệp quy mô nhỏ đóng vai trò chủ yếu.
 Các ngành sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chủ yếu dùng công nghệ thấp hoặc công nghệ
thích hợp
 Hợp tác quốc tế ở mức độ thấp
 Xuất khẩu hướng tới việc sử dụng nhiều lao động và các dây chuyền lắp ráp các linh kiện và
vật liệu nhập khẩu

40. Nêu các mô hình chiến lược phát triển ngoại thương theo UNIDO và nêu nội dung cơ
bản của từng chiến lược?
Trả lời:
Theo UNIDO thì có 3 mô hình chiến lược phát triển ngoại thương gồm:
– Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô:
 Dựa chủ yếu vào việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
 Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
– Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu:
 Xác định số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu hàng năm.
 Lập kế hoạch sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
 Tổ chức và tạo điều kiện sản xuất thành công, đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho thị
trường nội địa
 Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, ưu đãi đầu tư vào những ngành
công nghiệp.
– Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu
 Khuyến khích xuất khẩu, dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ
 Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng tính ỷ lại và thay thế
vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu.
 Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các
chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút tối đa vốn đầu tư nước ngoài

41. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp dụng
trên thế giới?
Trả lời:
– Nội dung
 Dựa chủ yếu vào việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có.
 Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
– Ưu điểm:
 Góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa
 Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, thay đổi về cơ cấu kinh tế
 Xuất hiện nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài
 Giải quyết công ăn việc làm, tăng dần quy mô của nền kinh tế
– Nhược điểm:
 Cung cầu sản phẩm thô không ổn định: Cung sản phẩm có hạn và ngày càng cạn kiệt, còn
cầu sản phẩm biến động mạnh
 Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ (xu hướng giá cánh kéo)
– Xu hướng: chiến lược này được thực hiện trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc
biệt trình độ công nghiệp và khả năng tích lũy vốn còn hạn chế. Có xu hướng sẽ được thay thế
bằng các chiến lược khác theo quá trình phát triển kinh tế.

42. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp
dụng trên thế giới?
Trả lời:
– Nội dung
 Xác định số lượng, chủng loại hàng hóa nhập khẩu hàng năm.
 Lập kế hoạch sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
 Tổ chức và tạo điều kiện sản xuất thành công, đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho thị
trường nội địa
 Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, ưu đãi đầu tư vào những ngành
công nghiệp
– Ưu điểm:
 Tạo sự phát triển cân đối, toàn diện của nền kinh tế
 Thúc đẩy phân công lao động trong nước, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra quá trình đô thị
hóa phát triển
 Bảo hộ các nhà sản xuất trong nước, hình thành đội ngũ doanh nhân kinh doanh chuyên
nghiệp
 Nền kinh tế khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ những diễn biến xấu của thị trường thế giới
– Nhược điểm:
 Hạn chế việc khai thác tiềm năng trong nước và không tận hưởng được những ưu thế từ thị
trường thế giới
 Chính sách bảo hộ chặt chẽ và hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự kìm hãm tốc độ phát triển
kinh tế và đời sống của nhân dân
 Cán cân thương mại ngày càng thâm hụt
 Hạn chế việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm thu ngoại tệ
 Tạo ra sự độc quyền ở một số ngành sản xuất vì được bảo hộ nên dễ dàng rơi vào tình trạng
trì trệ sản xuất kémhiệu quả
 Sự giảm sút trong doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm truyền thống
– Xu hướng: chiến lược này được hầu hết các nước công nghiệp phát triển theo đuổi trong
thế kỉ 20. Tuy nhiên, nó không được khuyến khích và các quốc gia hạn chế áp dụng đặc biệt là
nước đang phát triển

43. Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu: Nội dung; Ưu, nhược điểm? Xu hướng áp
dụng trên thế giới?
Trả lời:
– Nội dung:
 Khuyến khích xuất khẩu, dỡ bỏ các hàng rào bảo hộ
 Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương mà thực chất là nuôi dưỡng tính ỷ lại và thay thế
vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành hàng xuất khẩu.
 Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các
chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút tối đa vốn đầu tư nước ngoài
– Ưu điểm:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, một số ngành đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng trên
thị trường thế giới
 Cho phép khai thác và sử dụng tài nguyên trong nước một cách hiệu quả
 Khắc phục được bất lợi do thị trường nội địa quá nhỏ bé, cho phép phát huy tính hiệu quả
nhờ quy mô
– Nhược điểm:
 Tạo ra sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu và những ngành không
hướng về xuất khẩu do tập trung vào khuyến khích xuất khẩu
 Dễ bị tác động bởi những biến đổi thăng trầm của thị trường thế giới
– Xu hướng: Được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Mỹ La tinh những năm 50 sau đó phổ biến
ở các nước Đông Nam Á điển hình là 4 “con rồng” châu Á: Đài Loan, Hồng Kong, Hàn Quốc,
Singapore và ngày càng nhiều nước áp dụng chính sách này.

44. Nêu đặc điểm, mục tiêu và định hướng cơ bản của chiến lược phát triển ngoại thương
Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam năm 2011 – 2020
– Đặc điểm:
 Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước, khai thác tốt và
có hiệu quả các
 Xây dựng, củng cố các đối tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững
 Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
– Mục tiêu:
 Mục tiêu tổng quát: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 gấp trên 3 lần năm 2010,
bình quân đầu người trên 2000USD, cán cân thương mại được cân bằng.
 Mục tiêu cụ thể:
 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2011-
2020
 Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lớn hơn tăng trưởng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu hàng hóa bình quân 10-11%/năm trong giai đoạn 2011-2020
 Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất
khẩu vào năm 2015, cân bằng cán cân năm 2020 và thặng dư giai đoạn 2021-2030
– Định hướng cơ bản:
 Định hướng chung:
 Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý, vừa mở rộng theo
quy mô vừa chú trọng giá trị
 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nâng cao tỷ trọng hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao…
 Định hướng phát triển ngành hàng
 Giảm tỷ trọng nhóm hàng nguyên-nhiên liệu, tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế
biến, chế tạo
 Nâng cao năng suất và chuyên sâu nhóm hàng nông-lâm-thủy sản, rà soát tìm ra những
nhóm hàng mới có tiềm năng
 Định hướng phát triển thị trường
 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng mở cửa thị trường của nước ngoài
 Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực
 Định hướng nhập khẩu
 Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, và cơ cấu mặt hàng
 Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ phù hợp với nguồn lực, trình
độ sản xuất trong nước.
CHƯƠNG 8
45. Cơ chế quản lý XNK là gì? Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
– Cơ chế quản lý XNK là các phương thức mà qua đó Nhà nước tác động đến các đối tượng
tham gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo hoạt động XNK đạt được các mục tiêu đã đề ra.
– Nội dung cơ chế quản lý XNK:
 Chủ thể điều chỉnh: Các cơ quan luật pháp, hành pháp từ Trung ương đến địa phương.
Gồm: Quốc hội – chủ tịch nước – chính phủ – bộ thương mại, bộ ngành liên quan, UBND
tỉnh/thành – sở thương mại, sở/cục liên quan, UBND quận, huyện.
 Đối tượng điều chỉnh: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và hàng hóa –
dịch vụ xuất nhập khẩu.
 Công cụ điều chỉnh: bao gồm chính sách xuất khẩu ( khuyến khích xuất khẩu và quản lý xuất
khẩu) và chính sách nhập khẩu( thuế quan và phi thuế quan) theo 2 xu hướng bảo hộ mậu
dịch và tự do hóa thương mại.

46. Cơ chế quản lý XNK là gì? Vai trò của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay?
Phương hướng hoàn thiện?
Trả lời:
– Cơ chế quản lý XNK là các phương thức mà qua đó Nhà nước tác động đến các đối tượng
tham gia hoạt động XNK nhằm đảm bảo hoạt động XNK đạt được các mục tiêu đã đề ra.
– Vai trò của cơ chế quản lí XNK ở VN hiện nay:
 Đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế theo những bước đi hiệu quả nhất.
 Đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
 Tạo cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp.
 Điều tiết thị trường.
– Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lí XNK hiện nay ở Việt Nam:
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với sân chơi quốc tế.
 Xây dựng các chính sách tiền tệ linh hoạt.
 Cải cách thủ tục hành chính.
 Sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh.

47. Thương mại quốc tế theo quan điểm của WTO bao gồm những lĩnh vực nào? Kể tên
các gói hiệp định của WTO trong từng lĩnh vực này?
– Thương mại quốc tế theo quan điểm của WTO gồm:
 Thương mại hàng hoá hữu hình.
 Thương mại dịch vụ
 Thương mại liên quan đến đầu tư
 Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
– Các gói hiệp định điều chỉnh các lĩnh vực trên:
 Hiệp định chung về thương mại hàng hoá (GATT).
 Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS)
 Hiệp định đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
 Hiệp định thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)
Thương mại quốc tế là gì? (có thể được hỏi thêm): là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa
các quốc gia theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.

48. Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế? Tại sao doanh nghiệp
kinh doanh ngoại thương cần nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế?
Trả lời:
– Chính sách thương mại quốc tế là những qui định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt
động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ tác động đến hoạt
động xuất nhập khẩu.
– Đặc điểm:
 Là sản phẩm chủ quan của con người.
 Xây dựng trên cơ sở nhận biết các qui luật kinh tế và xu hướng vận động của thương mại
quốc tế.
 Là phạm trù lịch sử.
 Mang tính chính trị cao
 Xuất phát từ lợi ích của quốc gia.
– Lý do các doanh nghiệp cần quan tâm đến CSTMQT:
 Để đảm bảo việc tuân thủ chính sách pháp luật do nhà nước ban hành
 Tìm ra các cơ hội kinh doanh từ các chính sách, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 9
49. Các loại thuế suất của thuế nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay? Nêu phạm vi áp dụng
của từng loại thuế suất?
Trả lời:
– Các loại thuế suất của thuế nhập khẩu tại VN hiện nay:
 Thuế suất ưu đãi
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt.
 Thuế thông thường
– Phạm vi áp dụng:
 Thuế suất ưu đãi: được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên WTO và
các nước hay nhóm nước VN có thoả thuận MFN trong quan hệ thương mại.
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước hoặc nhóm
nước mà VN có thoả thuận đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực mậu dịch tự do,
liên minh thế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới, cụ thể gồm: các
nước ASEAN khác, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ, Úc.
 Thuế thông thường: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước và nhóm nhước Việt Nam
ko có thoả thuận về MFN. Thuế suất thông thường được tính bằng 150% thuế suất ưu đãi.

50. Trình bày các phương pháp tính thuế nhập khẩu? Ưu nhược điểm của từng phương
pháp và các phương pháp tính thuế hiện áp dụng tại Việt Nam?
Trả lời:

Phương
pháp tính
thuế Định nghĩa Ưu điểm Nhược điểm
số thuế phải nộp
biến động theo giá
cả trên thị trường,
không phụ thuộc
thuế đánh tỷ lệ vào ý chí chủ quan
phần trăm (%) => công bằng hơn,
nhất định trên giá phù hợp hơn với Khó hành thu
Thuế theo hàng nhập khẩu. qui định của vì phải xác
giá (thuế WTO. định chuẩn
tương đối) xác giá NK
thuế qui định
mức thuế theo giá Tạo ra sự bất
trị tuyệt đối tính công bằng
trên đơn vị hàng cho doanh
Thuế theo hoá nhập khẩu nghiệp hoặc
số lượng (số lượng, trọng Dễ hành thu, tạo thất thu về
(thuế tuyệt lượng, dung nguồn thu nhập thuế cho
đối) tích…) cho NSNN NSNN.
thuế vừa áp dụng
tính theo số
lượng vừa áp
dụng tính theo
giá trên số hàng
NK. Người nộp
Thuế hỗn thuế sẽ phải nộp Tăng nguồn thu Giảm NK
hợp cả 2 phần trên lớn cho NSNN
Thuế áp dụng Vào mùa thu Thuế phải
Thuế theo mức thuế khác hoạch, tăng thuế: thay đổi theo
mùa nhau tuỳ thuộc bảo hộ nhà sx mùa =>
vào mùa nhập trong nước, tăng không ổn
khẩu. tính cạnh tranh; định, ảnh
hưởng đến
Vào mùa khác, thu NSNN
giảm thuế: đáp
ứng nhu cầu tiêu
dùng.

Đa dạng sự lựa Việc chọn


thuế qui định cả 2 chọn cho nhà nhập cách tính thuế
cách tính theo giá khẩu trong việc thấp sẽ giảm
và theo lượng, có tính thuế, giảm thu NSNN,
thể chọn 1 trong tiền thuế nếu chọn mất thêm thời
2 cách tính theo cách tính tiền thuế gian cho việc
Thuế lựa số tiền thuế cao thấp tính thuế
chọn hay thấp.

– Các phương pháp tính thuế NK đang áp dụng tại VN: thuế theo giá, thuế theo số lượng,
thuế hỗn hợp

51. Thuế suất ưu đãi đặc biệt là gì? Phạm vi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay và xu hướng trong tương lai?
Trả lời:
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia
đó theo thể chế khu vực thương mai tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo lợi nhuận cho giao
lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
– Phạm vi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt ở Việt Nam hiện nay: ASEAN, Trung quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ.
– Xu hướng áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong tương lai:
 Tiếp tục cắt giảm các mức thuế suất, tiến dần về 0%
 Mở rộng diện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho nhiều đối tác do VN đang tiếp tục tham
gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như TPP, ASEAN –
EU…

52. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu?
Trả lời:
– Giống nhau:
 Là các biện pháp quản lý nhập khẩu
 Đều giúp bảo hộ nền sản xuất trong nước:
 Làm tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa
 Làm tăng lượng hàng sản xuất trong nước (cho phép các nhà sản xuất kém hiệu quả sản
xuất ra 1 lượng cao hơn so với điều kiện thương mại tự do)
 Làm giảm cầu nhập khẩu ( do giá tăng), cầu tiêu dùng
 Gây thất thoát, lãng phí cho xã hội: (khi giá tăng, phần thặng dư tiêu dùng bị mất lớn hơn
phần thặng dư SX tăng thêm và Thuế nhà nước thu được cộng lại)
– Khác nhau:
Đặc điểm
so sánh Thuế nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu
Giá tăng do cung bị hạn chế.

Giấy phép hạn ngạch có thể biến 1


DN trong nước thành độc quyền,
Giá tăng do cộng thêm và do đó họ có thể áp đặt giá cả
Cơ chế thuế nhập khẩu độc quyền để thu được lợi nhuận
tác động tối đa.
đến giá
Thu Tạo nguồn thu cho
NSNN NSNN Không tạo nguồn thu cho NSNN (
tiền thuế hạn ngạch rơi vào tay
doanh nghiệp)
Không thể khống chế
Kiểm soát tuyệt đối lượng hàng NK
lượng
hàng NK Có thể kiểm soát lượng hàng NK
Do các văn bản dưới luật điều
Do luật điều chỉnh nên chỉnh, tính ổn định thấp, dễ biến
Tính pháp mang tính ổn định cao tướng
lý hơn
Lâu, độ trễ lớn. Do cung
cầu cần có thời gian mới
điều chỉnh được. Biểu
thuế cần phải được duyệt
Thời gian thông qua hệ thống các
phát huy cơ quan ban hành. Nhanh, ngay lập tức.
tác dụng

Quan Cho phép áp dụng, nhưng Không cho phép áp dụng, không
điểm phải ràng buộc và tiến tới ủng hộ
WTO dần dỡ bỏ hoàn toàn

53. Kể tên những công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam? Công cụ nào quan
trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam:

 Thuế nhập khẩu


 Các biện pháp phi thuế quan, bao gồm:
 Các biện pháp hạn chế định lượng: Cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập
khẩu hàng hóa
 Các biện pháp tương đương thuế quan: xác định giá trị hải quan, định giá trần-giá sàn, biến
phí, phụ thu
 Quyền kinh doanh của doanh nghiệp: quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu
 Các rào cản kỹ thuật
 Biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài : Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, yêu cầu tỉ lệ xuất
khẩu bắt buộc, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
 Quản lý thông qua các hoạt động dịch vụ: Dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính ngân hàng
 Các biện pháp quản lý hành chính: dặt cọc nhập khẩu, hàng đổi hàng, thủ tục hải quan, mua
sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ
 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: dùng để đối kháng những biện pháp cạnh tranh
không lành mạnh hay phân biệt đối xử vỡi hàng XK của VN ở những nước khác như: thuế
chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống phá giá.
Công cụ quan trọng nhất: (Trên bình diện chung) Thuế nhập khẩu
– Lý do: phạm vi áp dụng rộng, được WTO thừa nhận, rõ ràng, minh bạch, dễ đàm phán cắt
giảm, dễ lượng hóa mức độ bảo hộ.

54. Phân tích lợi ích và chi phí của thuế quan?
Pd là giá cân bằng trong nước

Pw giá nhập khẩu

Pt giá nhập khẩu khi có thuế

– Ban đầu khi chưa có thuế, giao dịch một cách tự do giữa các quốc gia thì giá bán sẽ là Pw,
cầu ở Q5 và cung chỉ ở Q1.
– Sau khi có thuế t=Pt-Pw. Giá bán bây giờ là Pt cao hơn và cung tăng lên Q2, cầu giảm xuống
Q4. Qua đó ta có thể thấy được lợi ích cũng như chi phí của thuế qua các tác động sau:
 Tác động chuyển nhượng: do giá bán cao hơn được tính cho mỗi đơn vị số lượng bán cung
ứng nên tứ giác A là phần thặng dư người sản xuất được chuyển nhượng từ người tiêu
dùng. (Bên cạnh đó ta cũng thấy được tác động bảo hộ của nhà nước đối với các doanh
nghiệp còn yếu kém trong nước qua phần diện tích B, chính là phần thể hiện mức giá cao
hơn ứng với mỗi sản lượng tăng thêm.)
 Doanh thu thuế: sản lượng nhập khẩu khi có thuế là Q2Q4 và giá thuế trên mỗi sp là Pt-Pw
nên doanh thu của thuế là diện tích hình chữ nhật C.
 Lợi ích: người sản xuất: +A, chính phủ:+ C (1)
 Tác động hạn chế người tiêu dùng được thể hiện rõ qua phần diện tích lợi ích bị mất đi do
thuế là –A-B-C-D(2). Người tiêu dùng phải mua hàng với mức giá cao hơn là nhu cầu của
ngtd cũng giảm đi.
Từ (1)(2) ta thấy được tác động của thuế gây tổn thất xã hội là diện tích –B-D(do phúc lợi
xã hội giảm, tài nguyên không được sử dụng hiệu quả.

55. Tác động của thuế nhập khẩu đến số lượng và cơ cấu tiêu dùng?
Trả lời:

– Phân tích:

 Giả sử ban đầu chưa có thuế người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ở điểm E, tại đó người tiêu dùng
phân phối thu nhập của mình sao cho mua được tối đa lượng hàng A(EB) và B(EA).
 Khi nhà nước đánh thuế lên giá cả của hàng A, làm giá A tăng lên => cho đường giới hạn
ngân sách hẹp lại, điểm tiêu dùng E sẽ chuyển sang E’, tiêu dùng ít mặt hàng A lại(EB->E’B’)
mà tiêu dùng B nhiều hơn(EA->E’A’).
– Tác động:

 Người tiêu dùng mất quyền tự phân phối thu nhập để mua được lượng hàng A và B tối đa
mà nghiêng về mua sản phẩm B nhiều hơn.
 Khuyến khích người dân mua hàng trong nước nhiều hơn thay vì hàng nhập khẩu.
 Không khuyến khích tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ có hại cho sức khỏe.

56. Tại sao nói thuế nhập khẩu là công cụ thực hiện tự do hóa thương mại?
Trả lời:
– Vì có các đặc điểm sau:

 Rõ ràng, minh bạch, dễ dự đoán, ít bóp méo thương mại => các doanh nghiệp bình đẳng
như nhau trong việc nhập khẩu hàng hóa miễn là thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Bên
cạnh đó thuế quan cũng được quy định tuân theo những thỏa thuận chung của WTO.
 Có thể lượng hóa mức độ bảo hộ. Vd: thuế đánh trên xe máy là 20%, thuế đánh trên xe ô tô
là 80% thì ta có thể thấy rõ mức độ bảo hộ của xe ô tô gấp 4 lần so với xe máy trong khi đó
các biện pháp phi thuế qua do nhiều cái tác động lên một sản phẩm và cũng mang tính chất
tương đối nên khó xác định được mức độ bảo hộ
 Dễ đàm phán mức cắt giảm =>là công cụ điều tiết quan hệ đôi ngoại của một quốc gia, cùng
xây dựng lộ trình tự do hóa thương mại đưa mức thuế suất về bằng 0.
– Cách thức sử dụng công cụ thuế quan trong quá trình tự do hóa thương mại:

 Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan.


 Ràng buộc thuế quan
 Cắt giảm thuế quan

57. Nêu vai trò quan trọng của nhập khẩu đối với nền kinh tế? Thế nào là nhập khẩu bổ
sung, nhập khẩu thay thế, cho VD? Trong điều kiện nước ta hiện nay, NK bổ sung hay NK
thay thế quan trọng hơn?
Trả lời:
– Vai trò quan trọng của nhập khẩu:
 Thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Với VN, việc NK công nghệ mới
trang bị cho các ngàng kinh tế như: điện, điện tử, đóng tàu, chế biến dầu khí, nông sản…có
tác động mạnh quá trình hướng các ngành kt theo hướng CNH.
 Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo kinh tế phát triển cân đối
ổn định.
 Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống người dân. Vì ngoài việc đáp ứng nhu cầu trực
tiếp của người dân về các mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hoặc không đủ
như thuốc, lương thực, thực phẩm…thì nó còn cung cấp một số lượng việc làm lớn cho
người dân thông qua việc khôi phục những ngành nghề cũ và mở ra những ngành nghề mới.
Người dân còn đươc mở rộng khả năng tiêu dùng không giới hạn trong khả năng sản xuất
của đất nước.
 NK có vai trò tích cực thúc đẩy XK vì đối với những nước đang và kém phát triển như VN
hiện nay thì NK tạo đầu vào cho sản xuất hàng XK do trình độ sx của những nước này còn
hạn chế. Bên cạnh đó thông qua quan hệ nhập khẩu các nước cũng tạo được môi trường
thuận lợi về XK.
– Phân Loại
 Nhập khẩu bổ sung là nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hoặc
sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu.Ví dụ: VN nhập khẩu vũ khí , máy móc, một số
loại vắc-xin mà trong nước chưa sản xuất được.
 Nhập khẩu thay thế là NK những hàng hóa mà trong nước sx sẽ không có lợi bằng nhập
khẩu.Ví dụ: VN nhập khẩu phân bón, phụ liệu dệt may, da giày…
– Vận dụng:Trong điều kiện nước ta hiện nay, thì ta nhập khẩu bổ sung quan trọng hơn vì:
 Nước ta chưa phát triển vì vậy còn thiếu thốn rất nhiều về mặt công nghệ, máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu,…nên khó mà đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân.
 Lượng ngoại tệ dự trữ của nước ta không nhiều;
 Nước ta thường trong tình trạng nhập siêu (trừ năm 2012 vừa qua là cân bằng cán cân
thương mại).
 Thế mạnh của nước ta là nông nghiệp, vì vậy cần phải nhập khẩu bổ sung những sản phẩm
khác liên quan đến công nghiệp và dịch vụ.
 Tránh được sự lệ thuộc vào nước ngoài vì ta vẫn duy trì việc sản xuất các mặt hàng thiết
yếu.

58. Nêu những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của VN hiện nay? Cho VD
minh họa?
Trả lời:
Có 3 nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu ở VN

 Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm-hiệu quả-hợp lý


 Nhập khẩu thiết bị hiện đại tiên tiến nhưng phải PHÙ HỢP với điều kiện, nhu cầu của VN.
 Nhập khẩu nhưng vẫn bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất
khẩu.
Chúng ta không nên quá ỷ lại vào nhập khẩu mà bóp chết nền sản xuất trong nước. Mà phải bả
vệ và thúc đẩy sx trong nước phát triển vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra nguồn
hàng XK, tránh việc quá phụ thuộc vào nước ngoài.

59. Tại sao đưa ra nguyên tắc “Sử dụng vống NK với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu
quả kinh tế cao”, Nội dung của nguyên tắc “tiết kiệm” này?
Trả lời:
– Lý do đưa ra nguyên tắc này là do:
 Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, việc mua bán với các nước từ nay đều tính
theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, không còn
nhiều cơ hội cho các khoảng vay nhập siêu, không còn ràng buộc nghị định như trước đây.
Do vậy tất cả hợp đồng đều dựa trên lợi ích và hiệu quả để quyết định.
 Không chỉ riêng trong NK mà tiết kiệm là 1 vấn đề cơ bản, tất yếu của một quốc gia, doanh
nghiệp
 Nhu cầu nhập khẩu nước ta hiện nay là rất lớn để tiến tới CNH-HĐH nhưng vốn NK lại rất eo
hẹp
– Nội dung để thực hiện nguyên tắc này là:
 Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khoa học-kỹ
thuật của đất nước.
 Sử dụng vốn tiết kiệm dùng ngoại tệ nhập vật tư cho sx và đời sống. Khuyến khích sx trong
nước thay thế hàng nhập khẩu
 Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu hàng hóa đúng chủng loại, số lượng kịp thời gian giá cả
phù hợp, nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sx và nâng cao đời sống người dân.

60. Tại sao đưa ra nguyên tắc “Nhập khẩu máy móc, kỹ thuật công nghệ hiên đại, phù hợp
với nhu cầu”?
Trả lời:
– Phù hợp ở đây là phải phù hợp với nguồn vốn; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong từng thời
kì; nguồn lực khả năng khai thác trong nước; trình độ quản lý và sử dụng công nghệ; thời tiết khí
hậu của đất nước….

– Tránh nhập khẩu những máy móc thiết bị lạc hậu mà các nước tìm cách thải ra hay nhập
khẩu những máy móc thiết bị quá tiên tiến không khai thác được hết hiệu quả mà nó đem lại….
Ví dụ: VN đã từng phải trả giá cho phong trào phát triển xi măng lò đứng của TQ. Nhiều nhà máy
đã bị nhà nước yêu cầu khai tử vì công nghệ lạc hậu, lãng phí năng lượng, không mang lại hiệu
quả kinh tế.

61. Khái niệm và mục đích của thuế nhập khẩu?


– Khái niệm: Thuế NK là một loại thuế gián thu đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch được
phép NK khi đi qua khu vực hải quan của một nước
– Mục đích:
 Giúp bảo hộ và phát triển ngành sx trong nước
 Hướng dẫn tiêu dùng trong nước
 Góp phần tạo thu ngân sách cho nhà nước
 Góp phần thực hiện tự do hóa thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan tạo thuận lợi
cho thương mại và đầu tư quốc tế.
 Giúp thực hiện chính sách mặt hàng, chính sách thanh toán và cam kết quốc tế.

62. Thế nào là bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR)? Công thức tính? Cho VD?
Trả lời:
– Khái niệm NPR: Bảo hộ danh nghĩa của thuế quan (NPR) là việc chỉ đơn thuần đánh vào
hàng nhập khẩu (sản phẩm cuối cùng) nhằm làm giảm sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập đối
với hàng sản xuất nội địa. Từ đó, nhằm bảo hộ ngành sản xuất non trẻ trong nước.
Bảo hộ danh nghĩa thuế quan cho ta biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là như thế nào nếu không
có hạn chế về số lượng, không có buôn lậu và những nhân tố khác có thể làm cho thuế nhập
khẩu trở nên méo mó (thừa hoặc thiếu).

– Công thức tính tỉ suất bảo hộ danh nghĩa của thế quan:

Trong đó, Pd: giá bán trong nước; Pw: giá thế giới, t: thuế nhập khẩu
– Ví dụ: để bảo hộ ngành sản xuất xe đạp, Chính phủ đánh thuế nhập khẩu xe đạp thường là
50% theo giá trị nhập khẩu. Một chiếc xe đạp nữ nhập khẩu trị giá là 600.000đ, sẽ được bán ở thị
trường nội địa ít nhất là 900.000đ. Tye lệ bảo hộ cho sản xuất xe đạp sẽ là:
– Ngoài ra:

 Khi có tác động của biểu giá tính thuế thì (trong đó, Pg: giá ghi trong biểu thuế của hàng nhập
khẩu)
 Khi có tác động của thuế nội địa: (trong đó tid, tim lần lượt là thuế gián thu sản phẩm nội địa
(d) và nhập khẩu (m); t:thuế nhập khẩu)

63. Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan (EPR)? Công thức tính? ý nghĩa của bảo hộ
thực sự?
Trả lời:
– Khái niệm EPR: EPR là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào giá trị nội địa so với
giá trị ấy được tính theo giá quốc tế.
– Công thức tính:

Trong đó, Vd, Vw: giá trị gia tăng theo giá trong nước và giá quốc tế
t: mức thuế quan danh nghiã

t’: thuế đánh vào đầu vào nhập khẩu

a: tỷ lệ giá trị đầu vào nhập khẩ u trên tổ ng giá thành phẩm (theo giá quốc tế)

– Ý nghĩa: chin
́ h phủ nên đánh thuế nhập khẩ u vào nguyên vật liệu nhỏ hơn thành phẩ m
64. Thế nào là hạn ngạch thuế quan? Phân biệt hạn ngạch (tuyệt đối) và hạn ngạch thuế
quan?
Trả lời:
– Khái niệm hạn ngạch thuế quan: là chế độ áp dụng mức thuế suất 0% hoặc mức thuế thấp
khi nhập khẩu trong giới hạn số lượng hạn ngạch NK quy định, nhưng khi NK vượt quá hạn
ngạch thì phải chịu mức thuế cao hơn đối với phần vượt đó.
– So sánh:
 Giống nhau:
 Là biện pháp quản lý NK phi thuế quan.
 Hạn chế thương mại bằng tác động làm tăng giá hàng nhập khẩu.
 Khác nhau:
Tiêu chí Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch tuyệt đối

cao hơn vì lươ ̣ng nhâ ̣p


Mức độ tăng giá Ít hơn khẩ u có ha ̣n

Hạn chế ở 1 số lượng


Số lượng nhập khẩu Không hạn chế nhất định

Chính phủ hưởng 1 Lợi nhuận thuộc về


phần từ thuế hạn những người có giấy
Nguồn thu ngạch. phép nhập khẩu.

Tình trạng độc quyền Ít xuất hiện Dễ xuất hiện

65. Nêu tên các nhóm công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan? Ưu, nhược điểm? Xu
hướng áp dụng?
Trả lời:
– Các biện pháp phi thuế quan:
 Các biện pháp hạn chế định lượng: cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩ u, hạn ngạch thuế
quan và giấy phép nhập khẩu, hạn chế xuấ t khẩ u tự nguyện.
 Các biện pháp tương đương thuế quan: xác định giá trị hải quan, định giá (WTO cấm), phí và
lệ phí hải quan, sử dụng hệ thố ng thuế nội đia,
̣ phụ thu (WTO cấm).
 Quyền kinh doanh của doanh nghiệp: quy đinh ̣ về quyề n kinh doanh xuấ t nhập khẩ u,chỉ đinh
̣
đầu mối NK (áp dụng cho xăng dầu, phân bón, xi măng, clinker, rượu và dược phẩm).
 Các rào cản kĩ thuật: tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thự c
phẩ m; các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa, quy định về môi trường.
 Biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài: yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu tỷ lệ XK bắt
buộc, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước (các biện pháp này cơ
bản đã được bãi bỏ).
 Quản lý thông qua các hoạt động dịch vụ: dich ̣ vụ phân phố i, dich
̣ vụ tài chin
́ h ngân hàng
 Các biện pháp quản lý hành chính: đặt cọc nhập khẩ u (ko áp dụng), hàng đổi hàng, thủ tục
hải quan, mua sắm chính phủ (VN ko áp dụng), quy tắc xuất xứ, thủ tục hành chin ́ h
 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống
trợ cấp,biện pháp tự vệ thương mại, biện pháp đố i kháng.
– Ưu điểm:
 Phong phú về hin ̀ h thức
 Đáp ứng nhiều mục tiêu: bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển 1 số ngành,
bảo vệ an toàn sức khỏe con người, động thực vật, hạn chế tiêu dùng, đảm bảo cân bằng
cán cân thanh toán, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…
 Nhiề u rào cản phi thuế quan chưa bi ̣ cam kế t cắ t bỏ
– Nhược điểm:
 Không rõ ràng, khó dự đoán
 Thự c thi khó khăn và tố n kém chi phí
 Nhà nước không thu đượ c lợ i ic ́ h tài chin
́ h
– Xu hướng áp dụng: chuyển từ biện pháp hạn chế định lượng trự c tiế p sang biện pháp tinh
vi hơn như thuế chố ng phá giá, thuế đố i kháng, tiêu chuẩ n ki ̃ thuật, quy đinh về nhãn mác, tiêu
chuẩ n về môi trường…

66. Trình bày ưu, nhược điểm khi thực hiện biện pháp thuế quan? Xu hướng áp dụng và
quan điểm của WTO về biện pháp này?
Trả lời:
– Ưu điểm:
 Ổn định, rõ ràng, dễ dự đoán.
 Dễ đàm phán cắt giảm mức thuế bảo hộ.
 Tăng thu ngân sách nhà nước
– Nhược điểm:
 Tính ỳ, ko tạo ra rào cản nhanh chóng
 Tạo ra bộ máy hành thu cồng kềnh
 Gây hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại.
– Xu hướng áp dụng: cắt giảm thuế quan, việc đánh thuế phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch,
không gây cản trở cho tự do buôn bán.
– Quan điểm của WTO:dần dần tiến tới tự do hóa trên phạm vi toàn cầu về thương
mại nhưng do xuất phát điểm về mặt kinh tế của các thành viên WTO là khác nhau nên vẫn cho
phép sử dụng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng có ràng buộcvà tiến tới dỡ bỏ
hoàn toàn

67. Trình bày ưu, nhược điểm khi thực hiện biện pháp phi thuế quan? Xu hướng áp dụng
và quan điểm của WTO về biện pháp này?
Trả lời:
– Ưu điểm:
 Phong phú, đa dạng
 Đáp ứng nhiều mục tiêu
 Nhiều biện pháp phi thuế quan (NTMs) chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay dỡ bỏ
– Nhược điểm:
 Không rõ ràng và khó dự đoán
 Khó khăn, tốn kém trong quản lý
 Không tăng thu ngân sách
 Gây bất bình đẳng, tạo ra sự độc quyền cho một số DN
 Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực.
– Xu hướng áp dụng: chuyển từ biện pháp hạn chế định lượng trự c tiế p sang biện pháp tinh
vi hơn như thuế chố ng phá giá, thuế đố i kháng, tiêu chuẩ n ki ̃ thuật, quy đinh về nhãn mác, tiêu
chuẩ n về môi trường…
– Quan điểm của WTO: dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan không mang tính khoa học và bình
đẳng trong thương mại quốc tế; các biện pháp hạn chế đinh ̣ lượ ng tuy bi ̣WTO ngăn cấ m nhưng
hạn chế đinh
̣ lượ ng như cấ m nhập khẩ u hay hạn ngạch nhập khẩ u vẫn đượ c áp dụng trong các
trường hợ p an ninh quố c gia, bảo vệ môi trường, hạn ngạch thuế quan trong nông nghiệp.

68. Kể tên các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng? Ưu, nhược điểm?
Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam? Quan điểm của WTO về việc áp dụng các biện pháp này?
Trả lời:
– Các biện pháp hạn chế định lượng:
 Danh mục cấm nhập khẩu.
 Hạn ngạch nhập khẩu.
 Hạn ngạch thuế quan.
 Giấy phép nhập khẩu.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
– Ưu điểm: phát huy tác dụng nhanh. Các biện pháp quản lý NK mang tính định lượng nghĩa
là cấm hoặc hạn chế thương mại với 1 quốc gia khác theo ý chí chủ quan của nước NK nhằm
đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo an toàn xã hội hoặc bảo hộ nền sản xuất trong nước nên
các biện pháp này tác dụng nhanh và mạnh đối với hoạt động NK của 1 quốc gia.
– Nhược điểm:
 Tính ổn định thấp: thời hạn qui định thường là 1 năm
 Dễ biến tướng: nhiều khi thay đổi cách gọi tên nhưng nội dung không đổi
 WTO không ủng hộ áp dụng do các biện pháp này ảnh hương nhiều đến thương mại thế
giới, không thể hiện tính minh bạch và tính pháp lý cao.
– Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam:
 Danh mục cấm nhập khẩu: Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006
 Hạn ngạch nhập khẩu: Không áp dụng để bảo hộ sản xuất nội địa, Được các nước thành
viên trong đó có Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch NK với hàng dệt may
 Hạn ngạch thuế quan: bảo lưu với 4 mặt hàng (đường, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu
và muối).
 Giấy phép nhập khẩu: thông tư 24/2010/TT-BCT và các giấy phép bộ chuyên ngành
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: không áp dụng.
– Xu hướng áp dụng: cắt giảm và tuân thủ các quy định của WTO.

69. Trình bày nội dung của các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế? Thực trạng
và những khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện biện pháp này?
Trả lời:
– Các biện pháp kĩ thuật:
 Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn.
 Kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa.
 Yêu cầu về môi trường.
– Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam:
 Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn: tuân thủ hiệp định TBT
 Kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm: hiệp định SPS
 Yêu cầu về nhãn mác hàng hóa: in bằng tiếng Việt hoặc nhãn phụ có đầy đủ các thông tin.
 Yêu cầu về môi trường: chỉ áp dụng đối với 1 số sản phẩm như phế liệu, hóa chất…
– Khó khăn ở Việt Nam khi áp dụng các biện pháp này:
 Nhận thức của người tiêu dùng/ nhà NK về các biện pháp này còn nhiều hạn chế.
 Chi phí áp dụng các biện pháp này rất cao vì 1 khi đã áp dụng những biện pháp này đối với
hàng nhập khẩu thì cũng phải áp dụng với hàng sản xuất trong nước ( quy tắc NT).

70. Phân loại các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời? Tại sao các biện phápchống bán
phá giá thường được áp dụng phổ biến hơn biện pháp chống trợ cấp và tựvệ thương
mại?
Trả lời:
Phân loại:
– Thuế chống phá giá: áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu vào Việt Nam mà giá bán
của nước xuất khẩu quá thấp so với giá bán thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn
cho sự phát triển ngành sản xuất tương tự của nước ta. Mức thuế này được tính theo mức
chênh lệch cao nhất giữa giá thông thường và giá nhập khẩu của hàng hoá đó.
 Điều kiện áp dụng:
 Biên độ bán phá giá từ 2% trở lên BĐBPG=(Pd-Pw)/Pw*100%
 Thị phần từ 3% trở lên.
– Thuế chống trợ cấpáp dụng cho hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng
hoá đó quá thấp so với thông thường do có được trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho
sự phát triển của ngành sản xuất tương tự của Việt Nam. Mức thuế này được dựa trên cơ sở
chênh lệch giữa mức trợ cấp và phí nộp đơn xin trợ cấp.
– Thuế chống phân biệt đối xử: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ
từ nước mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt
đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
Các biện phápchống bán phá giá thường được áp dụng phổ biến hơn biện pháp chống trợ
cấp và tựvệ thương mại vì :
– Đạt hiệu quả cao hơn.

– Dễ áp dụng do đối tượng bị điều tra chỉ là doanh nghiệp: doanh nghiệp nước NK kiện doanh
nghiệp nước XK. Còn 2 biện pháp còn lại là cấp độ nhà nước, ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại

– Mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa sau các vụ kiện thường rất cao

CHƯƠNG 10
71. Xuất khẩu là gì? Nêu vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân và
đối với doanh nghiệp?
Trả lời:
– Xuấ t khẩ u: là việc bán các hàng hóa và dich ̣ vụ cho các quố c gia khác trên cơ sở dùng tiề n
tệ làm phương tiện thanh toán .
– Vai trò của hoạt động xuấ t khẩ u:
 Tạo nguồ n vố n chủ yế u cho nhập khẩ u phục vụ CNH đấ t nước
 Đóng góp vào việc chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế (theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch
vụ), thúc đẩ y sản xuấ t phát triể n
 Quan điểm 1: Nế u xuấ t khẩ u chỉ là việc tiêu thụ sản phẩ m thừa do sản xuấ t vượ t quá nhu
cầ u nội điạ thì xuấ t khẩ u sẽ nhỏ bé và tăng trưởng chậm, sản xuấ t và thay đổ i cơ cấ u
kinh tế sẽ rấ t chậm chạp
 Quan điểm 2: Xuấ t phát từ nhu cầ u của thế giới để sản xuấ t thì sẽ có tác động tic ́ h cự c
đế n chuyể n dich ̣ nề n kinh tế , thúc đẩ y sản xuấ t phát triể n. Xuấ t khẩ u sẽ:
 Tạo điề u kiện cho các ngành khác phát triể n
 Khả năng mở rộng thi ̣ trường tiêu thụ góp phầ n cho sản xuấ t phát triể n và ổ n đinh ̣
 Tạo ra tiề n đề kinh tế -ki ̃ thuật, khả năng cung cấ p đầ u vào
 Thúc đấy cạnh tranh dẫn tới tổ chức lại cơ cấu sản xuất trong nước
 Học hỏi kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài
 Tác động tic ́ h cự c đế n giải quyế t công ăn việc làm và đới số ng nhân dân
 Tạo việc làm và có thu nhập không thấ p
 Tạo nguồ n vố n để nhập khẩ u vật phẩ m tiêu dùng thiế t yế u phục vụ nhu cầ u tiêu dùng của
người dân
 Tác động trự c tiế p đế n sản xuấ t, ngành nghề cũ đượ c khôi phục, ngành nghề mới ra đời,
phân công lao động cao hơn.
 Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩ y các mố i quan hệ kinh tế đố i ngoại của VN với nước ngoài

72. Tại sao nói xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-HĐH đất
nước? Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
– Để công nghiệp hóa đấ t nước trong một thời gian ngắ n, đòi hỏi phải có số vốn rấ t lớn để
nhập khẩ u máy móc, thiế t bi,̣ ki ̃ thuật, công nghệ tiên tiế n. Nguồ n vố n nhập khẩ u có thể hin
̀ h
thành từ nhiề u nguồ n: xuấ t khẩ u hàng hóa, đầ u tư nước ngoài, viện trợ ,… tuy nhiên các nguồ n
vố n như viện trợ hay vay nợ nước ngoài tuy quan trọng nhưng sẽ phải trả bằ ng cách này hay
cách khác. Trong tương lai có thể nguồ n vố n nước ngoài sẽ tăng lên nhưng cơ hội đầ u tư và vay
nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầ u tư và người cho vay thấ y đượ c khả năng xuấ t khẩ u,
nguồ n vố n chủ yế u để trả nợ . Do đó nguồ n vố n quan trọng nhấ t để nhập khẩ u, CNH là xuấ t
khẩ u.
– Ví dụ: ở VN năm 1986-1990 nguồ n thu về xuấ t khẩ u hàng hóa chiế m trên 75% tổ ng thu
ngoại tệ, trong 1991- 1995 là 66% và 1996-2000 là 50%
73. Nêu nội dung cơ bản của chính sách xuất khẩu (chính sách xuất khẩu bao gồm những
chính sách gì)?
Trả lời:
– Chin ́ h sách chuyể n dich
̣ cơ cấ u xuấ t khẩ u

 ́ h sách hin
Chin ̀ h thành và phát triể n các vùng sản xuấ t hàng xuất khẩu
 Chiń h sách phát triể n các ngành hàng sản xuấ t và xuấ t khẩ u
 Chin ́ h sách chuyể n dicḥ cơ cấ u sản phẩ m xuấ t khẩ u
– Chin ́ h sách và phương hướng phát triể n thi ̣ trường xuấ t khẩ u: châu Á – Thái Bình Dương,
châu Âu, Bắc Mĩ, các thị trường còn lại như Châu Phi, Nam Á,…

– ́ h sách và biện pháp hỗ trợ xuấ t khẩ u


Chin

 Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu: xây
dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, gia công xuất khẩu, đầu tư sản xuất, xây dựng khu kinh tế
mở
 Nhóm biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất
khẩu: nhà nước bảo lãnh và cung cấp tín dụng, trợ cấp xuất khẩu, chính sách tỉ giá hoái đối,
thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế
 Nhóm biện pháp thể chế – tổ chức: biện pháp về thể chế, thực hiện xúc tiến xuất khẩu

74. Kể tên các biện pháp trong chính sách hỗ trợ sản xuất, khuyến khích xuất khẩu mà các
nước thường áp dụng? (gồm 3 nhóm, 10 biện pháp)?
Trả lời: (học kĩ câu 73 thì khỏi coi câu này)
– Nhóm biện pháp liên quan đế n tổ chức nguồ n hàng, cải biế n cơ cấ u xuấ t khẩ u

 Xây dự ng mặt hàng xuấ t khẩ u chủ lự c


 Gia công xuấ t khẩ u
 Đầ u tư cho sản xuấ t
 Xây dự ng khu kinh tế mở
– Nhóm biện pháp, chin ́ h nhằ m khuyế n khić h sản xuấ t và thúc đẩ y xuấ t khẩ u
́ h sách tài chin

 Nhà nước bảo lãnh và cung cấ p tin ́ dung


 Trợ cấ p xuấ t khẩ u
 Chiń h sách tỉ giá hố i đoái
 Thuế xuấ t khẩ u và các ưu đãi về thuế
– Nhóm biện pháp thể chế -tổ chức

 Biện pháp về thể chế


 Thự c hiện xúc tiế n xuấ t khẩ u

75. Nhóm biện pháp tạo nguồn hàng: kể tên các biện pháp và phân tích ưu, nhược điểm
của nhóm biện pháp này?
Trả lời:
– Nhóm biện pháp tạo nguồn hàng:

 Xây dự ng mặt hàng xuấ t khẩ u chủ lự c


 Gia công xuấ t khẩ u
 Đầ u tư cho sản xuấ t
 Xây dự ng khu kinh tế mở
– Ưu điểm: không bi ̣ hạn chế bởi WTO, sự thay đổ i mang lại cho nề n kinh tế phát triể n bề n
vững, thay đổ i năng lự c sản xuấ t và khả năng xuấ t khẩ u.
– Nhược điểm: mấ t nhiề u thời gian mới phát huy tin ́ h hiệu quả
76. Nhóm biện pháp tài chính: kể tên các biện pháp và phân tích ưu, nhược điểm của
nhóm biện pháp này?
Trả lời:
– Nhóm biện pháp tài chính:
 Nhà nước bảo lãnh và cung cấ p tin ́ dung
 Trợ cấ p xuấ t khẩ u
 Chin ́ h sách tỉ giá hố i đoái
 Thuế xuấ t khẩ u và các ưu đãi về thuế
– Ưu điểm: là những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tác động nhanh, tức
– Nhược điểm: rấ t dễ bi ̣ khiế u kiện vi phạm quy đinh
̣ của WTO

77. Khái niệm, điều kiện, ý nghĩa của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Kể tên 5 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
– Khái niê ̣m: là loại hàng có điề u kiện sản xuấ t trong nước với hiệu quả cao hơn những hàng
hóa khác; có thi ̣ trường tiêu thụ tương đố i ổ n đinh,
̣ chiế m tỉ trọng cao trong tổ ng kim ngạch xuấ t
khẩ u của một quóc gia
– Điề u kiê ̣n:
 Điề u kiện về cầ u: có thi ̣ trường tiêu thụ ổ n đinh
̣ và luôn cạnh tranh đượ c trên thi ̣ trường đó
 Điề u kiện về cung: có nguồ n lự c để tổ chức sản xuấ t và sản xuấ t với chi ̣ phí thấ p để thu
đượ c lợ i trong buôn bán
 Khố i lượ ng kim ngạch lớn trong tổ ng kim ngạch xuấ t khẩ u của đấ t nước
– Ý nghia: ̃
 Mở rộng quy mô sản xuấ t trong nước, chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế theo hướng CNH, mở rộng
và làm phong phú thi ̣ trường nội điạ
 Tăng nhanh kim ngạch xuât khẩ u: tố c độ tăng trưởng của các mặt hàng xuấ t khẩ u chủ lự c
luôn cao hơn tố c độ chung của kim ngạch xuấ t khẩ u
 Tạo điề u kiện giữ vững, ổ n đinhthi
̣ ̣ trường xuấ t khẩ u và nhập khẩ u
 Tạo cơ sở vật chấ t để mở rộng các quan hệ hợ p tác kinh tế , khoa học ki ̃ thuật với nước
ngoài.
– Ví dụ: dệt may, da giày, linh kiện điện tử, dầu thô, gạo

78. Quá trình hình thành, xây dựng một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Liên hệ vớithực tiễn
xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam?
Trả lời:
– Nó được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc
cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới. Và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới
ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên qui mô lớn chất lượng phù hợp với đòi hỏi của
người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển và trở thành mặt hàng
chủ lực.Một mặt hàng chủ lực có ít nhất 3 đặc điểm cơ bản:
 Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó.
 Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp nhằm thu được lợi nhuận cao.
 Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
– Liên hệ thực tiễn:Vào những năm 1960, thì than có thể được coi là mặt hàng chủ lực của
Việt Nam nhưng đến những năm 1990 thì có thể coi dầu thô và gạo là mặt hàng chủ lực của
nước ta.

79. Khái niệm của gia công xuất khẩu? Các hình thức gia công xuất khẩu hiện naycác
doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng? Ưu, nhược điểm của các hình thức này?
Trả lời:
– Gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất(chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để
sx hàng hóa, nhưng ko phải tiêu dùng trong nước mà để xk thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công
đem lại, nó là hình thức xk lao động tại chỗ.
– Các hình thức gia công xuất khẩu:

 Căn cứ vào lĩnh vực kinh tế:


 Gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp)
 Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (gồm trồng trọt và chăn nuôi)
 Căn cứ vào mức độ chuyển giao nguyên vật liệu của bên đặt hàng gia công.
 Bên đặt hàng giao cả nguyên vật liệu- có chuyên gia hướng dẫn.
 Bên đặt hàng chỉ giao nguyên vật liệu
 Bên đặt hàng giao một phần nguyên vật liệu.
Phân tích ưu điểm:
– Đối với nước nhận gia công:

 Giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần tăng thu nhập quốc dân và tăng thu
ngoại tệ
 Học hỏi những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý của nước đặt gia công,
nguồn vốn nước ngoài từ đó thúc đẩy cở sở sx trong nước phát triển theo kịp tiến độ phát
triển thế giới
 Tạo điều kiện thâm nhập thị trường tránh các biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề
ra.
– Đối với nước đặt gia công:

 Tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động giá rẻ ở nước ngoài
 Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành khác
 Kéo dài tuổi thọ công nghệ
 Hạn chế ô nhiễm môi trường trong nước
Phân tích nhược điểm:
– Đối với nước nhận gia công:

 Thu nhập từ gia công thấp vì chủ yếu sử dụng sức lao động.
 Thiết bị công nghệ lỗi thời, ô nhiễm môi trường.
 Có thể bị phụ thuộc vào bên ngoài do việc thụ động trong sx.
– Đối với nước đặt gia công

 Rủi ro hàng không đảm bảo chất lượng, uy tín nhãn hiệu giảm
 Dễ bị ăn cắp bản quyền, làm hàng giả

81. Thế nào là khu kinh tế mở? Kể tên các hình thức phổ biến của khu kinh tế mở trên thế
giới và tại Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
– Khu kinh tế mở là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia
nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

– Các hình thức phổ biến của khu kinh tế mở: ( nhớ đọc qua khái niệm giáo trình trang 432)
như khu bảo thuế, cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu chế xuất, khu công nghiệp, thành phố
mở,tam giác phát triển hay nhị tứ phát triển….

Các hình thưc phổ biến trên thế giới và VN hiện nay
– Trên thế giới: Khu bảo thuế, cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu chế xuất, khu công nghiệp,
đặc khu kinh tế, thành phố mở, tam giác phát triển hoặc nhị tứ phát triển.
– Việt Nam: Khu bảo thuế (Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh, khu kinh tế Dung Quất-
Quảng Ngãi), khu chế xuất( Tân Thuận, Linh Trung), khu công nghiệp, tam giác phát triển( Bình
Dương, Đồng Nai, Long An)
82. Khu chế xuất EPZ: khái niệm và vai trò đối với phát triển ngoại thương? Sự giống và
khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp? Xu thế phát triển của hai hình thức
này?
Trả lời:
– Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu , có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.
– Vai trò:
 Thu hút được vốn và công nghệ.
 Tăng mạnh khả năng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
 Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
 Góp phần làm cho nền kinh tế nước chủ nhà hòa nhập với nền kinh tế thế giới và của các
nước trong khu vực.
– Khu chế xuất và khu công nghiệp
 Giống nhau:
 Đều là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không
có dân cư sinh sống.
 Cơ sở hạ tầng
 Lợi ích cho quốc gia
 Đối tượng tham gia( đầu tư ngoài nước hoặc trong nước)
 Khác nhau:
Tiêu chí
Khu công nghiệp Khu chế xuất
Mục tiêu công nghiệp hóa, Mục tiêu khuyến khích
Mục đích thành phát triển sản phẩm, dịch xuất khẩu, khai thác thị
lập vụ cho công nghiệp trường nước ngoài

Đồng tiền sử
dụng Nội tệ Ngoại tệ

Không phải chịu thuế xuất


khẩu, nhưng bán trong
Thủ tục hải Phải đóng thuế xuất khẩu nước thì phải chịu thuế
quan nếu xuất khẩu hàng nhập khẩu

Thị trường tiêu


thụ sản phẩm Chủ yếu là trong nước Chủ yếu là nước ngoài

– Xu hướng phát triển:


 Phát triển phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường là mục tiêu cao
nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của cả nước
và các vùng lãnh thổ.
 Phát triển với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự
tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế.
 Phát triển phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý.
 Phát triển phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng – an ninh. – Phát triển phải gắn liền với
việc đảm bảo quốc phòng – an ninh.
 -Khuyến khích phát triển KCN thay vì KCX vì tuy được hưởng nhiều ưu đãi nhưng KCX
không đạt được nhiều kỳ vọng của nhà nước.
83. Trình bày nội dung của biện pháp Nhà nước cấp và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu?
Trả lời:
– Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu:
 Cấp tín dụng cho nước ngoài:Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi
để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân
sách nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi
cho nước cho vay.
 Cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước:Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và XK
thường rất lớn. Do đó để khuyến khích XK nhà nước thường cấp tín dụng XK cho các DN XK
trong nước. Bên cạnh đó, nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc
cấp tín dụng của chính phủ theo những điều kiện ưu đãi. Điều đó càng giảm được các chi phí
xuất khẩu. Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu bằng cách cấp tín
dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng.
– Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:
 Nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu:Hầu hết các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang phát triển khi thực hiện các thương vụ đều phải
vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế
chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này nhà nước đứng ra bảo lãnh
cho doanh nghiệp vay, nếu có gì rủi ro đối với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu.
 Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập
khẩu:Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu
hoặc trả chậm, với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như
vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích
các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu. Nhà nước đứng ra bảo
lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đến bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỷ
lệ đền bù có thể lớn đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến
việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán
hàng sau khi hết thời hạn tín dụng.

84. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì? WTO có khuyến khích áp dụng biện pháp này
không? Tại sao?
Trả lời:
– Bảo hiểm tín dụng là là việc người xuất khẩu mua bảo hiểm cho khoản tín dụng xuất khẩu
hay cho hàng hóa bán chịu để đề phòng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Giải thích thêm tại sao có biện pháp này là do mặc dù có đủ điều kiện được các ngân hàng
cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp còn lo lắng khi xuất khẩu sang 1 số thị trường có nhiều biến
động, dễ gặp rủi ro. Nhà nước sẽ khuyến khích thông qua nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng. Nếu có
rủi ro gì trong quá trình đi vay hay bán chịu, sẽ được các cơ quan bảo hiểm đền bù theo mức phí
bảo hiểm mà doanh nghiệp mua.
– WTO không khuyến khích vì đây chính là những hành vi can thiệp tài chính của các nhà
nước. VN trong những năm qua có thực hiện song rất hạn chế vì tiềm lực tài chính có hạn và chủ
yếu sử dụng trong những trường hợp XK sang các thị trường mang ý nghĩa đối ngoại như Lào,
Nam Tư….

85. Trợ cấp xuất khẩu: Khái niệm, các hình thức, tác dụng và xu hướng áp dụng. Quan
điểm của WTO về biện pháp này?
Trả lời:
– Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi mà chính phủ một nước dành cho các doanh
nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
– Hình thức:
 Trợ cấp trực tiếp: Nhà nước trực tiếp cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khủ hàng
hoá.VD: trực tiếp cấp tiền( cấp vốn, cho vay ưu đãi, hoặc góp cổ phần), miễn những khoản
thuế, phí hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với hàng XK…
 Trợ cấp gián tiếp: Nhà nước gián tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp.VD: hỗ trợ cho doanh nghiệp
như giới thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo điều kiện cho các giao dịch XK, giúp đỡ kỹ
thuật và đào tạo chuyên gia.
– Tác dụng:
 Tích cực:
 Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nội địa và thúc đẩy XK
 Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng KT
 Công cụ để mặc cả trong đảm phán Quốc tế.
 Tiêu cực:
 Bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do
 Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn, có thể hạn chế sự phát triển của ngành được trợ cấp
trong dài hạn.
 Không hiệu quả về mặt tài chính, ngân sách
 Xác suât chọn sai đối tượng trợ cấp rất cao
 Có thể dẫn đến hành động trả đũa
– Xu hướng áp dụng: Hiện nay, trợ cấp XK vẫn còn được áp dụng rộng rãi, nhất là trợ cấp
cho các sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp XK trực tiếp có xu hướng bị thu hẹp do sự đấu tranh
giữa chính phủ có quan hệ buôn bán với nhau. Ngược lại, trợ cấp gián tiếp ngày càng tăng lên
và thường được che giấu.
– Quan điểm của WTO: WTO không khuyến khích nhưng cũng không hoàn toàn cấm. Cho
phép các thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn
hại đến lợi ích của các thành viên khác.
 Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp: hộp màu đỏ, Hộp màu vàng, hộp màu xanh.
 Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Hộp màu hổ phách, hộp xanh da trời, Hộp xanh lá cây
(tương ứng với mức độ: cấm, được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện, được phép trợ cấp)

86. Vẽ sơ đồ phân tích lợi ích và chi phí của trợ giá xuất khẩu? Quan điểm của WTO về
biện pháp này?
Trả lời:
Sơ đồ:

– Khi có trợ giá XK: Người sản xuất sẽ được phần diện tích: +1+2+3

Người tiêu dùng mất đi phần diện tích: -1-2


Chính phủ mất: -2-3-4

Toàn xã hội mất : -2-4

– Trợ giá XK sẽ làm cho phúc lợi xã hội giảm xuống. Trong đó, người sản xuất được lợi, người
tiêu dùng trong nước bị thiệt, ngân sách của chính phủ bị sụt giảm. Tuy nhiên lợi ích mà nhà sản
xuất được nhỏ hơn thiệt hại mà chính phủ và người tiêu dùng trong nước phải chịu.

– Lợi ích:

 Góp phần phát triển sản xuất nội đia và thúc đẩy xuất khẩu
 Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế
 Như là 1 công cụ để mặc cả trong đàm phán quốc tế
– Chi phí:

 Bóp méo sự cạnh tranh tự nhiên trong môi trường thương mại tự do
 Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn, có thể hạn chế sự phát triển của ngành được trợ cấp trong
dài hạn.
 Không hiệu quả về mặt tài chính, ngân sách
 Xác suât chọn sai đối tượng trợ cấp rất cao
 Có thể dẫn đến hành động trả đũa
– Quan điểm của WTO: WTO không khuyến khích nhưng cũng không hoàn toàn cấm. Cho
phép các thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn
hại đến lợi ích của các thành viên khác.
 Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp: hộp màu đỏ, Hộp màu vàng, hộp màu xanh.
 Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Hộp màu hổ phách, hộp xanh da trời, Hộp xanh lá cây
(tương ứng với mức độ: cấm, được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện, được phép trợ cấp)

87. Khái niệm về tỷ giá hối đoái? Trong hai loại tỷ giá( tỷ giá thực tế và tỷ giá chính thức)
loại nào có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu? Tại sao?
Trả lời:
– Khái niệm:
 Theo giáo trình: Là giá cả mà tại đó ngoại hối được mua và bán
 Theo Kinh tế học: Là giá cả một đơn vị tiền tệ nước này được đo lường bằng những tiền tệ
của nước kia
 Theo điều 9 luật NHNN Việt Nam: Là tỉ lệ giữa giá trị của đồng tiền VN với giá trị của đồng
tiền nước ngoài
– Tỷ giá thực tế có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu
không chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái chính thức mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát giữa 2
quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái chính thức không đổi mà tương quan tỷ lệ lạm phát giữa 2 quốc gia
thay đổi thì cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu. Do đó, tỷ giá hối đoái thực tế mới cho thấy được
hàng hoá của nội địa rẻ hơn hay đắc hơn tương đối so với hàng hoá ở các nước ngoài. . Do đó
tỷ giá thực tế có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khẩu.

88. Phá giá hối đoái là gì? Nêu điều kiện phá giá hối đoái thành công và tác động của phá
giá hối đoái với nền kinh tế?
Trả lời:
– Phá giá hối đoái là việc nhà nước giảm giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
– Điều kiện phá giá hối đoái thành công:
 Mất giá đối ngoại phải lớn hơn mất giá đối nội (phá giá hối đoái phải lớn hơn lạm phát).
 Các nước không dùng các biện pháp đối kháng như thuế, hạn ngạch, quản lý ngoại hối.
– Tác động của phá giá hối đoái với nền KT
 Tích cực
 Xuất khẩu tăng
 Nhập khẩu giảm
 FDI vào trong nước tăng, FDI ra nước ngoài giảm
 Du lịch vào nước tăng, du lịch ra nước ngoài giảm.
 Tiêu cực: giảm uy tín quốc gia, làm mất cân đối trong cán cân thanh toán, tăng gánh
nặng nợ nần, có thể phải đối mặt với những biện pháp đối kháng bất lợi.

89. Xúc tiến xuất khẩu là gì? Các hình thức của xúc tiến xuất khẩu. Quan điẻm của WTO và
liên hệ thực tiễn với VN hiện nay?
Trả lời:
– Xúc tiến xuất khẩu: là những công cụ nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động
xuất khẩu ở cấp độ doang nghiệp, một ngành công nghiệp hay cấp độ quốc gia.
– Các hình thức của xúc tiến xuất khẩu:
 Ở cấp độ vĩ mô:
 Xây dựng chiến lược, định hướng xuất khẩu
 Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu
 Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu
 Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu
 Lập các cơ quan nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường hàng
hoá, thương nhân và chính sách của chính phủ nước sở tại.
 Ở cấp độ vi mô: doanh nghiệp
 Tiến hành quảng cáo để bán hàng ra nước ngoài
 Tham gia hội chợ, triễn lãm ở nước ngoài
 Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường hàng hoá, thương nhân và
chính sách nhập khẩu của nước mua hàng
 Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hay ở các trung tâm thương mại quốc tế lớn.
– Quan điểm của WTO: xúc tiến xuất khẩu không vi phạm quy định của WTO nên không bị
cấm hay hạn chế, được khuyến khích sử dụng, và các nước thường xuyên sử dụng.
– Liên hệ với VN:
 Việt Nam đã áp dụng hầu hêt các biện pháp xúc tiến thương mại trên. Trong định hướng và
thực hiện, chính phủ VN cũng tăng cường các biện pháp nhằm xúc tiến XK thông qua
cácTrung tâm xúc tiến thương mại hoặc phòng xúc tiến thương mại thuộc Sở công thương
các tỉnh thành như:
 Tổ chức phát triển mạng lưới xúc tiến xuất khẩu quốc gia: thành lập các cục xúc tiến thương
mại, các trung tâm các phòng xúc tiến thương mại ở tỉnh, thành phố, ở nước ngoài để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
 Xây dựng chiến lược và chương trình xúc tiến xuất khẩu: chính phủ tổ chức, hướng dẫn các
doanh nghiệp tham gia hội chợ, triễn lãm, khảo sát, nghiên cứu thị trường phù hợp với các
mặt hàng XK chủ lực của VN như: đồ gỗ, thuỷ sản, dệt may…VD: Tổ chức các hội chợ Việt
Nam EXPO qua các năm.
 Đưa ra các chính sách, biện pháp quản lý như: khuyến khích phát triển KHCN, các chính
sách hỗ trợ XK, phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài…
 Xây dựng và thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia để tăng cường quảng bá hình
ảnh, uy tín các sản phẩm thế mạnh của VN ra trường quố tế. VD: Chương trình Thương hiệu
quốc gia (THQG) đã được Thủ tướng Chin ́ h phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-
TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao cho Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ
quan thường trực, phối hợp với các Bộ/ngành triển khai, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài
nước.
 Đồng thời chính phủ cũng thu thập, xử lý thông tin, truyền đạt cho các doanh nghiệp về tình
hình thị trường đầu ra của các sản phẩm giúp cho DN có nhiều thông tin bổ ích.
 Tăng cường ký kết các hiệp định kinh tế song phương và đa phương với các nước trên thế
giới cũng như là tổ chức các hội nghị quốc tế, giải đấu thể thao, các chương trình văn hoá
mang tầm cỡ khu vực để quảng bá hình ảnh của VN cũng như là các sản phẩm của doanh
nghiệp VN với đông đảo bạn bè quốc tế. ( như gia nhập WTO, APEC, Đăng cai ASIAD 18…)

90. Để đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các quốc gia thường áp dụng các biện pháp
gì? Trong điều kiện của VN hiện nay thì biện pháp nào quan trọng nhất?
Trả lời:
Có 3 nhóm biện pháp:
– Nhóm biện pháp liên quan đế n tổ chức nguồ n hàng, cải biế n cơ cấ u xuấ t khẩ u

 Xây dự ng mặt hàng xuấ t khẩ u chủ lự c


 Gia công xuấ t khẩ u
 Đầ u tư cho sản xuấ t
 Xây dự ng khu kinh tế mở
– Nhóm biện pháp, chin ́ h nhằ m khuyế n khić h sản xuấ t và thúc đẩ y xuấ t khẩ u
́ h sách tài chin

 Nhà nước bảo lãnh và cung cấ p tin ́ dung


 Trợ cấ p xuấ t khẩ u
 Chiń h sách tỉ giá hố i đoái
 Thuế xuấ t khẩ u và các ưu đãi về thuế
– Nhóm biện pháp thể chế -tổ chức

 Biện pháp về thể chế


 Thự c hiện xúc tiế n xuấ t khẩ u
Trong điều kiện VN hiện nay thì biện pháp xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực là biện pháp
quan trọng nhất. Vì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN hiện nay hầu hết vẫn có hàm lượng
chế biến thấp, lợi nhuận thu được không cao. Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ tạo điều
kiện tập trung phát triển những ngành hàng thu được nhiều lợi ích trong thương mại QT, khai
thác những lợi thế của quốc gia, thu hút nguồn vốn, công nghệ cho VN, tạo điều kiện phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng
công nghiệp hoá.

91. Để quản lý xuất khẩu thì Việt Nam thường dùng những biện pháp gì? Những biện pháp
này có mâu thuẫn với chương trình xuất khẩu của VN hay không?
Trả lời:
– Nhóm thuế quan: thuế xuất khẩu

– Nhóm phi thuế quan

 Cấm xuất khẩu


 Hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của các bộ
 Thủ tục hải quan-xuất khẩu hàng hoá
 Hạn ngạch xuất khẩu
 Quản lý ngoại tệ
Những biện pháp này không mâu thuẫn với chương trình xuất khẩu của VN vì: Không phải
lúc nào nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia, an ninh chính
trị, ổn định thị trường trong nước thì chúng ta cần phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu như
sản phẩm đặc biệt (gạo liên quan đến an ninh lương thực quốc gia, cấm xuất khẩu động thực vật
quý hiếm), nguyên liệu trong nước còn thiếu (dầu thô cần hạn chế XK) hoặc có ý nghĩa chiến
lược đối với đất nước.

92. Có nên đánh thuế XK không? Tại sao? Cho ví dụ cụ thể?


Trả lời:
– Về cơ bản, không nên đánh thuế xuất khẩu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
– Lý do: hầu hết các nước đang phát triển là những nước nhỏ, chấp nhận giá, đồng thời năng
lực cạnh tranh của nhiều mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế so với các nước phát triển, chủ yếu là
các mặt hàng gia công. Trong hoàn cảnh nhu cầu về ngoại tệ dự trữ cho quốc gia rất cần thiết,
cũng như để thúc đẩy sản xuất trong nước, giải quyết thất nghiệp lao động, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nên nhìn chung không nên đánh thuế xuất khẩu. Còn những nước phát triển thì nhu
cầu về tăng cường vị thế, sức ảnh hưởng kinh tế của họ trên trường quốc tế trong nhiều vấn đề
chính trị khác thì nhìn chung họ cũng không đánh thuế xuất khẩu.
– Ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quy định tại khoản
4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (theo hợp đồng gia công đã thông báo) như Sản phẩm
gia công xuất trả.
– Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt vì sự ổn định và lợi ích của quốc gia thì việc
đánh thuế xuất khẩu thường được áp dụng để hạn chế xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu
không khuyến khích. Ví dụ: tài nguyên, nguyên vật liệu thô như hạt đào lộn hột (hạt điều) chưa
chế biến, đồng phế liệu và mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn…

You might also like