You are on page 1of 25

Chương 1 part 2

Cách mạng công nghiệp lần 1

Cuộc cách công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James
Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784

 Giản ước rất nhiều sức lao động của con người, trước đây con người làm lao
động chân tay rất nhiều, sức người được giản bớt thay bằng sức lao động của
máy móc

Nền kinh tế nông nghiệp thủ công chuyển sang nền công nghiệp cơ khí và nông
nghiệp hóa. Sau khi có động cơ hơi nước và một số phát minh khác, việc sản xuất
thủ công, nông nghiệp máy móc được đưa vào nhiều -> công nghiệp hóa bắt đầu từ
các nước Tây Âu 1820 đầu tiên ở Pháp, Đức, Mỹ, Nga và Nhật. Lao động sức
người được giảm đi rất nhanh chóng và chuyển sang nền kt cơ khí và công nghiệp
hóa -> gia tăng khối lượng các sản phẩm công nghiệp trong khi cách mạng về giao
thông rút ngắn khoảng cách thị trường thế giới giữa các quốc gia, khu vực -> thuở
sơ khai cho cuộc cm toàn cầu hóa trên thế giới

Cách mạng công nghiệp lần 2

Diễn ra từ 1870 đến khi thế chiến I nổ ra. Đặc trưng là việc sử dụng năng lượng
điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

Từ cuộc cmcn lần thứ 1 sang cmcn lần thứ 2, bản chất của các sp được thay đổi rất
nhiều. Nếu như cmcn lần thứ 1 khi chuyển từ nông nghiệp sang cơ khí, công
nghiệp những sp mang tính chất công nghiệp nhẹ, sp có tuổi thọ ngắn (dệt may,
chế biến) sang các sản phẩm có độ bền cao (xe máy, tàu điện) và sang các sản
phẩm trung gian, trang thiết bị (hóa chất, nguyên vật liệu, máy móc) nhờ dây
chuyền sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra nhờ phát minh về điện làm cho sp công nghiệp khai thác điện năng ra đời
rất nhanh. Từ năm 1880, ra đời những chiếc xe ô tô chạy xăng đầu tiên. Năng lực
sản xuất của các ngành hóa học nâng cao: chất dẻo, chất nhuộm, thuốc nổ…

Cách mạng công nghiệp lần 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan
tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. có sự hỗ trợ của cntt để lưu trữ dữ liệu, chuyển tải dữ liệu dễ dàng
hơn trước, mãi dần đến năm 2000 có sự xuất hiện của internet -> sự kết nối của
con người trên thế giới diễn ra dễ dàng hơn.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên thế kỉ 21
đi kèm với trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn như Big data, AI… Internet of thing, cửa
hiệu thông minh, nhà thông minh giúp chúng ta quản lí mô hình sản xuất, dịch vụ
qua 1 số thao tác có sử dụng internet hoặc công nghệ, in 3D, thực tế ảo, trí tuệ nhân
tạo (robot), từ sp vô hình đến sp hữu hình, đưa ra những giải pháp phục vụ cho
người tiêu dùng tốt hơn., thị hiếu người tiêu dùng

Tác động của cmcn đến kinh tế - xã hội hiện đại

1- Nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kĩ thuật mới
về chất – một nền văn minh hậu công nghiệp. ví dụ khi chúng ta sản xuất tạo
ra những nvl mới như chất bán dẫn, siêu bán dẫn thay thế cho các nguyên
vật liệu truyền thống. nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, nhiệt
thạch… sức lao động của người máy công nghiệp sẽ thay thế cho sức lao
động con người -> hỗ trợ cung cấp sản phẩm dồi dào, chi phí sản xuất thấp

Các quốc gia có nền kt phát triển

- Coi khoa học công nghệ là cốt lõi của biến đổi kinh tế: dựa trên những sự
đầu tư vào KHCN: ngân sách quốc gia, tăng cường bổ sung thêm vào
nguồn tiền, đầu tư về nhân lực, chương trình đào tạo giáo dục bồi dưỡng
thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ
- Tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện
tử, năng lượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng
nhanh chóng vào sản xuất đưa lại giá trị cao
- Chuyển nhượng sang nơi khác các kĩ thuật trung gian và truyền thống
Các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển

- Du nhập các kĩ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển
trên cơ sở đó nhanh chóng bắt nhịp với trình độ hiện đại của nền sản xuất
thế giới. Nam triều tiên là nước đi theo con đường này. Các nước phát
triển có xu hướng chuyển giao cho nước đang phát triển. Ấn độ, TQ phân
xưởng của thế giới
- Nhập các bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu, ứng dụng
2- Thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân
- Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế, nông nghiệp công nghiệp dịch vụ.
trước đây nông nghiệp công nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Dần dần thì dịch
vụ chiếm tỉ trọng cao
- Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất
- Thay đổi cơ cấu lao động: nhóm trí thức hay nền kinh tế tri thức dần dần
phát triển mạnh, trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia; lao động chân
tay, thể lực giảm; lao động dựa trên tri thức, dựa trên ứng dụng kh công
nghệ và lao động tay nghề cao gia tăng; cơ cấu lao động trong ngành
công nghiêp và dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm.
3- Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới
Khoảng cách các quốc gia thu hẹp lại, thị trường thế giới trở thành thị
trường chung. Ví dụ khi một số quốc gia ở châu âu khi gặp suy thoái, khủng
hoảng kinh tế, nợ công sẽ lan sang cả khu vực châu âu -> các khu vực còn
lại khác sẽ ảnh hưởng -> thương mại
Các vấn đề kinh tế toàn cầu:
- Vấn đề chiến tranh và hòa bình: CTTM Mỹ Trung ko chỉ dừng lại ở 2
quốc gia mà còn lan tỏa sang rất nhiều các quốc gia trên thế giới. VN là
nước láng giềng, ảnh hưởng ko phải là nhỏ. Cơ hội thách thức Việt Nam
trong cuộc cttm Mỹ Trung
- Hệ thống tín dụng quốc tế
- Dân số
4- Hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA: thường về thuế
- Khu vực mậu dịch tự do FTA: khi kí kết hiệp định thương mại tự do, về
song phương đa phương đã trao cho nhau rất nhiều ưu đãi từ ưu đãi về
thuế, biện pháp phi thuế: sở hữu trí tuệ, biện pháp kĩ thuật, thương mại,
vệ sinh dịch tễ, hạn ngạch, hạn chế về xuất khẩu… khi dần dần sau VN kí
các FTA với châu Âu, thuế giảm dần theo 1 lộ trình, có khi về thuế suất
0%, hiệp định giữa Anh – VN. Anh có ra khỏi Brexit hay ko thì chúng ta
cũng có cả FTA với cả EU và Anh: rộng hơn về cả phi thuế
- Hiệp định đối tác kinh tế: CPTPP, RCEP: thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác
như đầu tư, dịch vụ, tmđt: thường giữa 1 nhóm nước. ảnh hưởng đến
VN như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được hết
những ưu đãi từ những hiệp định thương mại tự do, đối tác hay
không?
- Thị trường chung EU: toàn diện hơn vì ngoài yếu tố về thương mại dịch
vụ, còn có 1 cái là di chuyển biên giới giữa các quốc gia, nguồn nhân lực
và nguồn vốn giữa các quốc gia
- Thị trường chung Arap: ai cập, irac, xidang.. có những điểm chung về địa
lý, dành cho nhau những ưu đãi nhất định về thuế quan, vốn, nhân lực
- Liên minh thuế quan: thuế quan giữa các nước thành viên sẽ được loại
bỏ. ngoài việc cắt giảm trong nội bộ khối, thống nhất về thuế quan cho
những thành viên ngoài khối; Liên minh kte Á Âu gồm Liên Xô cũ
không những cắt bỏ thuế dành cho tv trong khối mà sử dụng những chín
sách chung về thuế quan về liên minh ngoài khối
- Liên minh kinh tế: thành viên thống nhất thực hiện chung những chính
sách về tiền tệ, tài chính và 1 số cs phát triển về kinh tế xã hội. ví dụ
đồng tiền chung châu Âu, tự do đi lại giữa các quốc gia châu Âu.
- liên minh tiền tệ: chủ yếu là vấn đề cs tiền tệ, lưu giữ tiền tệ, đồng tiền
chung, ngân hàng trung ương
- Lý do vì sao Anh lại rút khỏi EU, ảnh hưởng tới liên minh châu Âu
sau khi Anh rút khỏi như thế nào?

Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất
trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia
Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp
Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã
chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung
ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh,
nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia
thành viên.
- Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản
đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt
nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví
dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi
bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi… “Những
quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh
(khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”
- Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm
1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần
đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018,
nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo
thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy
hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại
quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung
là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm
suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung
châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng
trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.
- Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác
động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi
cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm
vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà
kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên.
- Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước
Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa
các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về
kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania
đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng
định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền
lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các
dịch vụ công của nước này.
- Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực
tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng
góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh
đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm,
tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này
được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit
vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên
quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.
- Thời kỳ “mặn nồng” giữa Anh và EU, nền kinh tế của quốc gia này đã
chiếm 1/6 GDP của EU, 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn EU. Chưa
hết, các đối tác thương mại trước đó cũng giảm hẳn rõ rệt.
- Sự kiện Brexit được coi là một đòn mực mạnh vào một Khối liên minh
chung EU, nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia thành viên.
- Việc Anh rời EU là một đòn giáng mạnh đối với EU. EU sẽ bị mất đi một
thành viên chủ chốt và điều đó làm liên minh này bị suy yếu đi.
- Điều đáng sợ hơn chính là hiệu ứng domino. Hiện nay, ở nhiều nước, tỉ lệ
người dân muốn rời EU cũng cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỉ lệ
người dân ủng hộ ở lại EU. Anh có thể sẽ là tiền lệ nguy hiểm khiến
nhiều nước đòi tiến hành trưng cầu dân ý giống Anh và nguy cơ từ việc
đó là không thể lường được.
- Bên cạnh đó, Brexit đã làm sâu sắc thêm xu hướng phát triển của chủ
nghĩa dân túy trong EU. Các đảng phái hoài nghi châu Âu cũng có cơ hội
trỗi dậy. Trào lưu chống lại thể chế và chính sách nhập cư của khối cũng
tăng lên… Tuy nhiên, cùng với sự kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ
D. Trump, chủ nghĩa dân túy tại EU cũng đang có xu hướng suy yếu.
Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 càng khiến phong trào dân túy tại EU
suy giảm. Một cuộc thăm dò trên YouGov trong năm 2020 cho thấy, xu
hướng dân túy ở nhiều quốc gia đã giảm, nhất là ở Đức, Anh, Đan Mạch,
Pháp và Italy
- Tác động của Brexit chưa rõ rệt, dự báo thôi

- Hiệp định thương mại tự do, liệu nó có ảnh hưởng tiêu cực gì khi các
nước dành cho nhau quá nhiều ưu đãi không?

Quá tự do trong thương mại


Các nước vừa và nhỏ, đang phát triển khó tận dụng được ưu đãi khi tham
gia các fta. Ngoài ra vẫn miễn thuế cho 1 số mặt hàng của các nước nên
nguồn thu ngân sách bị giảm đi.
Sự lệ thuộc của các nước nhỏ, đang phát triển
- Các ảnh hưởng khác của các cuộc cách mạng khcn, khkt trên thế
giới?
Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau
Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào
nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học công nghệ. Vì
vậy, đã làm cho nền kinh tế – xã hội thế giới ngày càng có xu hướng
quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả
các nước có chế độ xã hội khác nhau đang được hình thành. Các nước
tăng cường giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực như : kinh tế, KHKT, y
tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, môi trường… Ngày càng nhiều tổ
chức kinh tế – xã hội với quy mô khác nhau được thành lập, hoạt động có
hiệu quả làm cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới gắn bó với nhau
chặt chẽ hơn.
Hậu quả của Cách mạng KHKT
Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế –
xã hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển
kinh tế – xã hội, môi trường đối với từng quốc gia cũng như quy mô trên
toàn thế giới. Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT đã giúp Loài
người sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một
lượng lớn tài nguyên bị khai thác và một khối lượng lớn chất thải được
đưa vào môi trường đã dẫn đến các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn
kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước sạch, suy giảm sự đa dạng
sinh học… Các loại nguyên, nhiên liệu mà loài người sử dụng ngày càng
tăng. Năm 1983 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới ở mức 59 triệu
thùng/ngày. Đến năm 2004 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới đạt mức 85,5
triệu thùng/ngày, mức tăng hằng năm là 1,4% (trong khi đó sản lượng
cung dầu lửa quý in năm 2004 là 82 triệu thùng/ngày và quý IV năm
2004 là 83,6 triệu thùng/ngày*). Sản lượng thép của thế giới trong 10
năm trở lại đây kể từ năm 1994 có mức tãng hằng năm là 3,32%, mỗi
năm tăng thêm 50 triệu tấn, Sản lượng thép của thế giới sản xuất năm
1994 là 725,1 triệu tấn, đến năm 2004 là 1.000 triệu tấn. Nhu cầu về các
loại nguyên, nhiên liệu của toàn cầu tăng nhanh, cầu vượt quá cung, trong
khi các mỏ khoáng sản ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được nhu cầu
sản xuất. Các nhà khoa học dự báo nguồn dầu mỏ của thế giới chỉ có thể
dùng được khoảng 30 – 35 năm nữa. Loài người phải tính đến việc sử
dụng những nguồn năng lượng mới. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên
liệu tăng đã làm cho giá tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào, giá các
dịch vụ, giá cả cảc mặt hàng đều tãng nhanh. Và kết quả đã làm suy thoái
nền kinh tế toàn cầu cũng như từng quốc gia. Nãm 1973, giá dầu lửa của
thế giới tăng 400%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế của thế giới năm
1973 là 6,47% và trong hai năm tiếp theo giảm xuống chỉ còn 1%.
Từ cuối nãm 2003 đến nay, giá dầu lửa thế giới liên tục tăng, giá 1 thùng
từ 25 USD vào tháng 10 năm 2003, ngày 20/7/2005 cao điểm lên tới 72
USD và tháng 1 năm 2006 là gần 68 USD. Giá thép phế liệu trong năm
2004 tăng 65%, giá quặng sắt tăng trung bình 20% so với năm 2003, giá
thép thành phẩm năm 2004 so với năm 2003 tăng 25 – 30% ở thị trường
Viễn Đông và 60 – 70 % ở thị trường Mỹ. Giá các nguyên liệu đầu vào,
giá các mặt hàng tăng cao nhưng do nhiều quốc gia trên thế giới có các
biện pháp ứng phó và thực hiện các chiến lược cải tổ nền kinh tế nên năm
2004 mức tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đạt 5%, song theo các chuyên
gia Quỹ Tiển tệ Quốc tế (Intemationnal Monetary Fund – IMF) mức tăng
trưởng kinh tế toàn cầu năm 2005 giảm xuống chỉ đạt 4,3%). Nhiều phát
minh sáng kiến khoa học chưa được kiểm nghiệm và đánh giá thấu đáo
để thấy được những hạn chế đã đưa vào ứng dụng rộng rãi dẫn đến những
tác động tiêu cực lớn tới hiệu quả về kinh tế – xã hội cũng như môi
trường… Như việc ứng dụng những giống mới, những phương pháp độc
canh, chuyên canh của cuộc “Cách mạng Xanh” thực hiện ở Hoa Kỳ, Ân
Độ, vùng Trung Đông của Liên Xõ (cũ)… thời kỳ 1965 – 1970 đã làm
bạc màu, hoang hóa một diện tích lớn đất canh tác của các nước này. Hay
việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất
nông nghiệp ở nhiều quốc gia đã gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài
nguyên. Sự cố các nhà máy hóa chất, vụ nổ các nhà máy điện nguyên tử,
việc khai thác và chuyên chở dầu mỏ… cũng đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng… Các phát minh sáng kiến khoa học còn được áp dụng để
sản xuất các loại vũ khí chiến tranh, đặc biệt là các loại vũ khí hóa học,
vũ khí nguyên tử nhằm sát hại con người, gây ô nhièm môi trường.
Những nước phát triển có nhiều vốn, nguồn lực để nghiên cứu và ứng
dụng KHKT. Do vậy, các nước này được hưởng lợi nhiều hơn từ những
thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT và ngày càng giàu thêm. Ngược
lại, các nước đang phát triển do không có nhiều nguồn lực đầu tư cho
nghiên cứu, ứng dụng KHKT nên kinh tế chậm phát triển và ngày càng
nghèo. Như vậy, cuộc Cách mạng KHKT còn góp phần làm gia tăng sự
chênh lệch vể trình độ phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các
quốc gia và các tầng lớp trên thế giới… Bình quân GDP theo đầu người
giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất năm 1950 là 24 lần,
nhưng đến năm 2004 lên đến 74 lần.
Dấu mốc. Hãy nêu lên những tác động của khủng hoảng dịch bệnh
Covid 2019 tới nền kinh tế thế giới? vacxin
Tác động tiêu cực
Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu
thông qua các trung tâm của chuỗi. Trong đại dịch COVID-19, các quốc
gia chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn
cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Khi đại dịch bùng nổ,
các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất
tạm dừng lại. Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động
đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế
thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về
cơ hội phát triển. Chẳng hạn, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 và thực hiện giãn
cách xã hội, các cuộc họp, học tập, hội thảo trực tuyến nở rộ ở các quy mô và cấp
độ khác nhau cho thấy tiềm năng của mạng internet chưa được khai thác một cách
đầy đủ từ trước đến nay. Chẳng hạn, Quốc hội Việt Nam đã có những phiên họp
trực tuyến mang tính tiên phong; Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức họp trực
tuyến lần đầu tiên trong lịch sử vào những ngày tháng 6-2020 - thời điểm dịch
bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường; hay Đại hội đồng liên Nghị viện
ASEAN họp trực tuyến trong tháng 9-2020. Nhiều trường học các cấp, nhiều cuộc
họp trong và ngoài nước tiến hành trực tuyến. Điều này giúp tiết kiệm chi phí,
giảm thiểu thời gian đi lại cho mọi người. Tuy nhiên, đi liền với đó, thể chế cũng
cần có sự thay đổi để đáp ứng trước quá trình chuyển đổi số đó.

Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm;
đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội
xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực
tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế
hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy
nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức;
nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả
năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng
tốt cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
Covid-19 đồng thời tạo cú sốc chưa từng có đối với thị trường lao động
với lượng việc làm giảm sút lớn nhất kể từ Thế chiến II. Tính đến đầu
tháng 4/2020, 81% lực lượng lao động toàn cầu sống ở các quốc gia bắt
buộc hoặc đề nghị đóng cửa nơi làm việc. Đến ngày 22 tháng 4, con số
này giảm xuống còn 68%, chủ yếu là do dỡ lệnh đóng cửa nơi làm việc ở
Trung Quốc, song tình hình lại trở nên tồi tệ ở những quốc gia khác.

Covid-19 cũng đã khiến cho thương mại toàn cầu sụt giảm rõ rệt.
UNCTAD đã dự báo các giá trị thương mại toàn cầu giảm xuống 3,0%
trong quý I/2020 so với quý trước. Việc thực hiện các biện pháp chống
lại dịch bệnh Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu trong quý
II/2020 với mức giảm ước tính là 26,9% so quý I/2020. Tại các quốc gia
chủ yếu tăng cường các hoạt động kinh doanh các sản phẩm y tế . Tổng
giá trị nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm y tế đạt khoảng 2.000 tỷ
USD, bao gồm cả thương mại nội khối EU, chiếm khoảng 5% tổng
thương mại hàng hóa thế giới vào năm 2019 Đối với lĩnh vực nông
nghiệp và thực phẩm, đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung
ứng toàn cầu và gây ra tình trạng thiếu lao động do những biện pháp cách
ly xã hội, dẫn đến những bất ổn cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra cú
sốc thu nhập. Điều này khiến cho các nước thu nhập thấp có nguy cơ gia
tăng gấp ba lần gánh nặng suy dinh dưỡng do đại dịch, nhất là các quốc
gia ở khu vực Châu Phi cận Sahara.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến cho toàn cầu gần như bế tắc, người dân bị
hạn chế đi lại bởi việc đóng cửa biên giới, dừng du lịch hàng không và
thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

Đối với các nước kém phát triển, việc trang bị và sử dụng CNTT-TT
nhằm giảm thiểu sự gián đoạn do coronavirus gây ra còn hạn chế. Kể từ
khi đại dịch bùng phát, nhiều cá nhân và hộ gia đình sử dụng thông tin và
công nghệ truyền thông (ICT) để giảm thiểu sự gián đoạn và khắc phục
một số trở ngại. Ví dụ như, nhiều người đã sử dụng Internet để làm việc
tại nhà, học tập; đặt các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt. Tuy nhiên, việc
các hộ gia đình tiếp cận internet khá phổ biến ở các nước phát triển (87%
hộ gia đình) và ở khu vực Châu Âu (86,5%), nhưng lại thấp hơn nhiều ở
các nước kém phát triển - LDCs (11,8%) và ở khu vực Châu Phi (17,8%).
Điều này cho thấy một khoảng cách khá xa giữa các nước phát triển và
các nước kém phát triển trong việc tiếp cận thông tin và công nghệ truyền
thông.

Điều đáng nói là đối tượng mà đại dịch Covid-19 tác động chủ yếu lại là
những người dễ bị tổn thương và họ có nguy cơ đối mặt với bất bình
đẳng kép. Tác động của Covid-19 sẽ đặc biệt nghiêm trọng đối với những
người không đảm bảo về tài chính hoặc sống ở nhà ở quá đông, làm gia
tăng bất bình đẳng hiện có.

Đại dịch Covid-19 còn được xem như một “bài kiểm tra” khả năng phục
hồi nhân quyền của con người thông qua những ảnh hưởng của nó đến
sức khỏe cộng đồng, văn hóa, kinh tế, chính trị và quyền xã hội với một
loạt các biện pháp phòng và chống dịch bệnh tại các quốc gia trên thế
giới.
Việt Nam:
 Cho đến nay, khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam có xu hướng được
kiểm soát, thế nhưng suy thoái kinh tế dẫn đến mất việc làm và giảm thu
nhập trở thành vấn đề đáng lo ngại nhất và còn kéo dài.
- Xu hướng thành lập những khu vực TM tự do trên thế giới, hậu quả
của những xu hướng này? Ưu điểm khi các quốc gia tham gia kí kết
các hiệp định TM tự do đấy?

- Khu vực mậu dịch tự do là một thể loại của khối thương
mại, một nhóm các quốc gia được thiết lập mà đã đồng ý để
loại trừ thuế quan, hạn ngạch, và ưu đãi trong phần lớn trao
đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trong
nhóm. Nó có thể được coi là giai đoạn thứ hai của Hội nhập
kinh tế. Các nước chọn loại hình hội nhập kinh tế nếu cơ cấu
kinh tế của họ được bổ sung.
- Khu vực mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế
trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc
giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn
chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất
về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn
giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với
các nước ngoài khu vực. Nói cách khác, những thành viên
của FTA có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng
rào thương mại khác đối với thế giới bên ngoài.

- Tạo sao Bắc Triều Tiên lại nằm ngoài xu hướng toàn cầu hóa và hội
nhập ktqt?

Tổng quan về nền kinh tế thế giới 10 năm trở lại đây

- Khủng hoảng tài chính 2007


Sự xì hơi của bong bóng đầu cơ và những khoản mất mát nghiêm trọng,
hàng loạt quốc gia gặp phải khủng hoảng tài chính, đế chế tài chính thị
trường chứng khoán bị sụp đổ. Việt Nam 2008 thì trước đó thị trường
chứng khoán vẫn đang phát triển, hoạt động ngân hàng cũng rất ảnh
hưởng, bị đóng cửa, không thể trả được tiền cho khách hàng
- Khủng hoảng nợ công châu Âu giữa năm 2009
Sự gia tăng nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Italia, Hy
Lạp và TBN)
Bắt đầu từ Hy Lạp với mức nợ lên tới 236 tỷ euro, chiếm 115% GDP Hy
Lạp vào năm 2009 sau đó lan sang Ireland. Sau đó các quốc gia phải cầu
viện tới EU và IMF
Khiến đồng euro liên tục trượt giá, gây thiệt hại nặng nề cho các nước
thành viên trong khối Eurozone.
Các quốc gia vừa phải chống chọi với khủng hoảng trong bối cảnh trải
qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007.
- Kinh tế thế giới hậu khủng hoảng
Các quốc gia châu Á TBD là khu vực đóng góp chủ yếu tới sự tăng
trưởng của kinh tế thế giới với 6 cường quốc: Mỹ, Trung Quốc, Nhật,
Nga, Ấn Độ và Anh.
- Dịch bệnh Covid: khủng hoảng dịch bệnh.
Những biến động về chính trị xã hội và môi trường đã ảnh hưởng tiêu
cực đến kinh tế xã hội thế giới?
Những bất ổn chính trị xã hội và chủ nghĩa khủng bố.

Sau CTTG thứ hai, thế giới bước vào cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ
thống kinh tế - xã hội. chạy đua vũ trang

Từ sau Liên Xô sụp đổ, xu hướng thế giới mới trên thế giới\ chuyển từ đối
đầu sang đối thoại theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Xung đột nội chiến, mâu thuẫn lẫn nhau như khu vực Trung Đông

Hoa Kỳ, với sức mạnh của nền kinh tế đứng đầu thế giới, liên tục tăng ngân
sách vào quân sự, trở thành nhân tố phát động nhiều cuộc chiến tranh ở các
nước như Iraq(1991,2003), Afganistan(2001) và gây sức ép quân sự, bao vây
cấm vận đối với Iran, Triểu Tiên/

Chủ nghĩa khủng bố phát triển nhanh chóng và đánh dấu bằng vụ
11/9/2001 ở Mỹ làm chết hơn 4000 người và bị thương hơn 10000 người,
thiệt hại kinh tế rất nặng. Hãy nêu ra một số bất ổn chính trị xã hội trong
thời kì hiện đại từ năm… nói về xu hướng chiến tranh lạnh, đối đầu hay
đối thoại tuy nhiên vẫn có xung đột hay nội chiến giữa các quốc gia đặc biệt
là Mỹ rất hung hăng, ngoài Mỹ cũng có những nước xảy ra rất nhiều vụ
chiến tranh khủng bố, ví dụ 2014 tại TBN, 2019 Sorilanca….

Cạnh tranh giữa các nước lớn, leo thang căng thẳng: CTTM Mỹ Trung từ
năm 2018 khi Mỹ áp thuế tăng thuế cho 1 số mặt hàng của TQ, trong đó có
mặt hàng gây ảnh hưởng lớn là thép. Khi đánh thuế thì các quốc gia hay ưa
đánh thuế mặt hàng thép bởi vì thép là 1 mặt hàng giá trị sx rất cao, liên đới
tới nhiều ngành khác ví dụ thép sử dụng trong ngành công nghiệp, vũ khí sử
dụng rất nhiều, những ngành siêu lợi nhuận sx máy bay, tên lửa vũ khí đại
tạo.. thép là 1 mặt hàng kinh điển trong đánh thuế. TQ áp thuế vào Mỹ 1 số
mặt hàng khác như bông, sợi cotton.. sau này lan sang các ngành khác như
công nghệ -> sau đó Mỹ cấm vấn 1 số tập đoàn công nghệ của TQ vd
Huawei.

Nhật Bản – Hàn Quốc.

Vai trò của Nga, Ấn Độ gia tăng tại một số khu vực, công nghệ ở ấn độ rất
phát triển, điều chế thuốc, vacxin covid. Những người theo Đạo rất coi trọng
Ramadan, lây lan covid rất nhanh, mạnh -> nền sản xuất vacxin covid 19
cũng gián đoạn vì Ấn Độ chủ yếu. nôi của start up công nghệ: làm bot trí tuệ
nhân tạo nhanh…

Biểu tình ở Hong Kong.


Các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam sẽ trở thành đối tượng lôi kéo, tranh giành của
các nước lớn trên thế giới, không những về chính trị mà còn về kinh tế. Nếu các nước vừa
và nhỏ biết tận dụng thời cơ này, củng cố đoàn kết, tăng cường tiếng nói trong đời sống
chính trị quốc tế, cùng nhau đưa ra những “luật chơi” mới về chính trị, kinh tế để đỡ bị thiệt
thòi, để được tôn trọng, bình đẳng, công bằng hơn, thì các nước lớn sẽ phải có những
nhượng bộ, tuy không lớn.
Các nước vừa và nhỏ tăng cường quan hệ với tất cả các nước lớn, không nghiêng hẳn về
bên nào, không để bị biến thành lệ thuộc vào nước lớn nào. Sự trỗi dậy nhanh chóng của
Trung Quốc đem lại sự thay đổi mạnh mẽ trong việc tập hợp lực lượng. Các nước không
còn chú trọng gắn kết với nhau theo ý thức hệ như trước, mà dựa trên những lợi ích đan
xen về kinh tế, chính trị, an ninh với mục tiêu chính là phục vụ cho lợi ích quốc gia, đồng
thời bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới. Chính điều này đã làm giảm ảnh hưởng của Mỹ,
khó có thể buộc các nước phải phục tùng Mỹ như trong trật tự thế giới “hai cực” trước đây.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cục diện khu vực mới với sự can dự ngày càng
mạnh mẽ của Mỹ, sự lớn mạnh của Trung Quốc và sự dính líu ngày càng sâu vào các vấn
đề khu vực của các cường quốc trên thế giới mở ra thời cơ để các nước trong khu vực
phát triển quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ cũng như với các cường quốc khác, tạo ra môi
trường quốc tế rất thuận lợi cho tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu
vực. Trong bối cảnh đó, đặc điểm về hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn ở tầm toàn
cầu cũng được thể hiện trong khu vực.
Tuy nhiên, cục diện thế giới theo xu thế “đa trung tâm” cũng như sự
can dự của nhiều nước lớn đặt ra những thách thức đối với các nước
vừa và nhỏ trong việc giữ vững độc lập, tự chủ.
Các nước lớn sẽ tìm cách tranh thủ, bành trướng thế lực bằng “quyền
lực mềm”, buộc các nước lệ thuộc nhiều hơn thông qua các quan hệ
kinh tế, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, viện trợ, cho
thuê lãnh thổ làm “đặc khu kinh tế”,... dẫn tới lệ thuộc về chính trị vào
một “cực”, một “trung tâm” nhất định. Thách thức gay gắt đặt ra cho
các nước vừa và nhỏ là tránh nguy cơ bị phụ thuộc, nhất là phụ thuộc
kinh tế, vào một cường quốc.
Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc một cách nhanh
chóng đã gây ra quan ngại lớn cho nhiều quốc gia trên thể giới, đặc
biệt là Mỹ. Mỹ coi Trung Quốc là cường quốc có nhiều khả năng nhất
thách thức vị thế lãnh đạo số một của Mỹ trong tương lai, do vậy Mỹ
tìm mọi cách tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bản thân
Trung Quốc cũng luôn chú ý lôi kéo các nước khác, nhằm tăng cường
sức mạnh, phạm vi ảnh hưởng của mình và phá vỡ thế bao vây của
Mỹ. Cho nên, một thách thức lớn khác đối với các nước vừa và nhỏ là
phải tạo thế “cân bằng” tương đối trong quan hệ với các nước lớn,
không quá thiên về bất kỳ nước lớn nào để trở thành đối đầu với
cường quốc khác, hứng chịu xung đột vũ trang và chiến tranh. Kinh
nghiệm cũng cho thấy, khi quyền lợi giữa các nước lớn bị cọ sát, có
thể xảy ra xung đột, thì các nước lớn tìm cách chuyển hóa xung đột
ấy sang các nước vừa và nhỏ. Nói cách khác, nước lớn sẽ tìm cách
tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm” như trong thế kỷ XX tại các nước
vừa và nhỏ, nhất là ở nơi tập trung cao độ mâu thuẫn lợi ích giữa các
nước lớn.
Mọi động thái tập hợp lực lượng của Mỹ hoặc Trung Quốc để kiềm
chế lẫn nhau đều gây ra những căng thẳng, xung đột lợi ích nhất định
và đặc biệt là sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai nước cũng như với quốc
gia khác ngày càng tăng lên. Mặc dù Trung Quốc luôn khẳng định
“phát triển hòa bình”, nhưng lịch sử bành trướng, tham vọng chủ
quyền, đặc biệt là những biểu hiện cứng rắn gần đây của Trung Quốc
ở các vùng biển làm nhiều nước lo ngại, có thể dẫn đến cuộc chạy
đua vũ trang ở khu vực. Tình hình ấy đặt ra các nước vừa và nhỏ
đứng trước thách thức là phải dành nguồn lực nhất định cho sự
nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. 
Bên cạnh đó, việc phải tìm cách giải quyết các vấn đề an ninh phi
truyền thống (thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,
biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh nguồn
nước...) cũng như khắc phục những hệ lụy do các chính sách theo
chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ gây ra tiếp tục đặt ra những
thách thức đối với các nước vừa và nhỏ không chỉ về nhân lực, vật
lực, tài lực, mà còn phải có cách hiểu mới, cách ứng xử mới về
khái niệm “chủ quyền quốc gia” thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó,
các quốc gia ngày càng lệ thuộc nhau sâu sắc hơn.
Trung Đông: bất ổn vùng vịnh, Mỹ - Iran, Afghanistan. Palestin, …

Biển Đông: đường lưỡi bò

Brexit: ảnh hưởng của brexit tới việt Nam, kttg.

Ưu điểm, nhược điểm của điều kiện tự nhiên trong việc áp dụng và phát
triển kinh tế Trung Quốc?
Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự  nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung
Quốc:
- Thuận lợi:
+ Địa hình:

   Đồng bằng châu thổ rộng lớn phía Đông thuận lợi cho canh tác nông nghiệp (lúa nước,
cây lương thực, hoa màu…), thuận lợi để xây dựng các công trình, nhà máy xí nghiệp…

  Các đồng cỏ lớn ở phía Tây thuận lợi cho chăn thả gia súc.

+ Khí hậu: miền Đông khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa tạo
nên cơ cấu cây trồng - vật nuôi đa dạng.

+  Nguồn nước dồi dào, nhiều sông lớn .

-> phát triển nền nông nghiệp trù phú và đa dạng. Khu vực thượng nguồn các sông lớn có
thể phát triển thủy điện.

+ Rừng: vùng đồi núi phía Tây có diện tích rừng rộng lớn và giàu có ⟶ phát triển lâm
nghiệp.

 + Khoáng sản: phân bố ở cả hai miền, tập trung chủ yếu ở miền Tây với nhiều loại có giá
trị và trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt…), miền Đông nổi tiếng về kim loại
màu ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng.

- Khó khăn:
 +  Địa hình miền núi phía Tây khó khăn cho việc đi lại và trao đồi
hàng hóa, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc có khí hậu ôn đới lục
địa khắc nghiệt.

 + Vùng đồng bằng thường bị ngập lụt (Hoa Nam).


Trình bày điểm cơ bản trong kinh tế của Trung Quốc, thêm 1 câu mở?

Quá trình phát triển của Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1970 bằng việc
chuyển đổi thành thị trường mở cửa hơn. Tiếp đến là thông qua các biện pháp
cải cách triệt để, tận dụng lợi thế của lao động giá rẻ, đồng tiền yếu và hệ thống
nhà máy để phân phối sản phẩm ra khắp thế giới. Tất cả đã làm thay đổi nền
kinh tế từ nông thôn suy thoái thành siêu cường thịnh vượng.
Nền kinh tế Trung Quốc hiện có quy mô lớn thứ 2 trên thế giới với GDP là 15,66
nghìn tỷ USD năm 2020. Kinh tế Trung Quốc vẫn theo sát Mỹ (21,5 nghìn tỷ
USD) với khoảng cách dần rút ngắn hơn[7].
Thu nhập của người dân được nâng cao, với mức bình quân đầu người tăng từ
7.311 nhân dân tệ năm 2012 lên 23.821 nhân dân tệ năm 2016, đạt tỷ lệ tăng
hàng năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 nhân dân
tệ. Năm 2019 con số này là 70.693 nhân dân tệ (khoảng 10.099 USD)[8]. Mạng
lưới an sinh xã hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội
đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,4 tỷ dân.
Năm 2020, dân số Trung Quốc là 1,44 tỷ người; trong đó dân số đô thị khoảng
813,47 triệu người[9]. Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng
“sức mạnh mềm” thế giới[10]. Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục
tiêu xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, hướng tới mục tiêu cơ bản
hoàn thành hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành cường quốc hiện đại hóa xã
hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
Bình quân thời kỳ 1978-2012, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 9,6%; giai
đoạn 2013-2016 tuy mức tăng trưởng có giảm so với trước, song vẫn đạt mức
tương đối cao là 7,2%. Năm 2019, nước này vẫn tăng trưởng 6,1% dù cuộc
chiến thương mại với Mỹ đã gây sức ép đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Dự
trữ ngoại tệ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới, tính đến cuối năm 2019 đạt 3.119
tỷ USD[11]. Điều đáng chú ý, sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trở thành
một trong những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới
(đóng góp trên 33% năm 2019)[12].
Mặc dù đạt được những thành tựu nêu trên nhưng sự phát triển của Trung Quốc
đến nay vẫn bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là phát triển không cân bằng,
không hài hòa, không bền vững (Văn kiện Đại hội  XVIII) hay không cân bằng,
không đầy đủ (Văn kiện Đại hội XIX), biểu hiện ở sự chênh lệch phát triển, chênh
lệch giàu nghèo giữa các vùng miền (miền Đông với miền Tây), giữa thành thị
với nông thôn, giữa các giai tầng khác nhau trong xã hội; chất lượng và hiệu quả
phát triển không cao, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng; tình trạng dư
thừa sản phẩm công nghiệp nhất là xi măng, sắt thép… cùng với đó là những rủi
ro về nợ công, nhất là nợ của chính quyền địa phương, nếu không kiểm soát
được rất dễ làm cho kinh tế vĩ mô mất ổn định thậm chí gây mất ổn định xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều nhưng về mặt lý luận thể hiện ở
việc xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường chưa tốt; nhận thức về quy
luật kinh tế thị trường chưa đầy đủ và xây dựng thể chế kinh tế thị trường chưa
hoàn thiện, chính phủ vẫn còn can dự quá nhiều vào các hoạt động của các chủ
thể thị trường, quản lý giám sát thị trường chưa tốt.
Ngoài ra, sự cản trở của các tập đoàn lợi ích (bao gồm tập đoàn lợi ích bộ
ngành, tập đoàn lợi ích địa phương và tập đoàn lợi ích ngành nghề) làm cho tiến
trình đi sâu cải cách bị chậm lại và chất lượng, hiệu quả giao lưu hợp tác kinh tế
giữa Trung Quốc với nước ngoài không cao. Cuối cùng là tố chất của nhiều chủ
thể thị trường chưa cao, biểu hiện ở tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng
tràn lan làm mất niềm tin của người tiêu dùng cả trong nước và thế giới đối với
các sản phẩm được sản xuất hay chế tạo tại Trung Quốc.
Tất cả những tồn tại và vấn đề nêu trên đã đặt ra như một yêu cầu vừa cấp bách
vừa lâu dài mà Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt giải quyết.
Trung Quốc đang tìm kiếm sự thay đổi về phương thức và mô hình phát triển
thay thế phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên và nhân công rẻ,
dựa vào đầu tư lớn và xuất khẩu mạnh. Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc
hiện nay là chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không
hợp lý và không bền vững. Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa
được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy
để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được
khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường,
phân hóa giàu - nghèo lớn, phát triển không cân đối... Vượt qua “bẫy thu nhập
trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao, phát triển xã hội và quản trị
xã hội vẫn là những thách thức lớn.
Sở dĩ kinh tế Trung Quốc có những thành công như vậy là do sự chỉ đạo đúng
đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi xác lập được lý luận kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa. Đây thực sự là bước đột phá có ý nghĩa thực sự trong đời
sống xã hội Trung Quốc, nó soi đường cho thực tiễn, cải cách thể chế cho phù
hợp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nó đã đụng chạm tới những vấn đề
cốt lõi của nền kinh tế: chế độ sở hữu, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải
cách thể chế tiền tệ, hoàn thiện phương thức phân phối.
- Tuy nhiên, sự phát triển của Trung Quốc phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức:
- Thứ nhất, một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng sẽ
vội vàng nhận định nền kinh tế Trung Quốc đã quay trở lại
trạng thái trước đây. Thực chất, nền kinh tế nước này đã có
sự phục hồi so với đầu năm khi dịch bệnh COVID-19 bùng
phát, nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn còn đối mặt với không
ít khó khăn do các chỉ tiêu quan trọng như GDP, công
nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng, đầu tư vẫn giảm. Đặc biệt, tiêu
dùng là thành tố quan trọng trong phát triển nền kinh tế
Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc khi doanh thu
bán lẻ (chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc phản
ánh niềm tin của người tiêu dùng) tăng trưởng âm 1,8%
trong tháng 6-2020. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này
giảm khiến giới chuyên gia thất vọng. Tính cả 6 tháng đầu
năm 2020 thì con số này vẫn nằm ở ngưỡng đáng báo động,
giảm tới 11,4%.
- Thứ hai, dù tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc đã
giảm xuống mức 5,7% trong tháng 6-2020, nhưng tình trạng
thất nghiệp hiện tại vẫn là mối lo ngại lớn đối với Trung
Quốc. Bình ổn thị trường lao động, việc làm là vấn đề cốt
lõi không chỉ đóng vai trò là “phong vũ biểu” về thực trạng
kinh tế của Trung Quốc mà quan trọng hơn còn liên quan
đến sinh kế, thu nhập của người dân và ổn định xã hội.
- Thứ ba, nguy cơ làn sóng lây nhiễm dịch bệnh COVID-19
vẫn tái xuất hiện, điều này buộc Chính phủ Trung Quốc phải
tiến hành một loạt biện pháp phong tỏa khiến nền kinh tế
Trung Quốc chưa thể thực sự phục hồi.
- Thứ tư, nhiều nhân tố không xác định trong thương mại
quốc tế như nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng,
chuỗi ngành, nghề, cung ứng bị cản trở, thương mại và đầu
tư quốc tế đang dần bị thu hẹp.
- Thứ năm, sự hoành hành của các trận mưa lũ thiên tai ở khu
vực miền Nam Trung Quốc ảnh hưởng tới kinh tế của nhiều
địa phương, gây ra khó khăn, thiệt hại cho hàng trăm triệu
người dân Trung Quốc.
- Thứ sáu, rủi ro lớn nhất đối với triển vọng phát triển kinh tế
của Trung Quốc được nhận định là do tác động của quan hệ
Trung Quốc - Mỹ. Thêm vào đó, các nước, đối tác trên thế
giới như Anh, Australia, EU, Nhật Bản, Ấn Độ đều lần lượt
tuyên bố và có động thái dịch chuyển sản xuất khỏi Trung
Quốc nhằm giảm phụ thuộc kinh tế vào nước này. Tuy
nhiên, đứng trước làn sóng này, Chủ tịch Tập Cận Bình
khẳng định, Trung Quốc sẽ nỗ lực tăng cường cải cách và
mở cửa, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các
nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài, tạo nền tảng kinh tế
vững chắc cho các doanh nghiệp. Với những cam kết và
thông điệp của Trung Quốc như vậy, giới chuyên gia kinh tế
nhận định đây sẽ là “liều thuốc” trấn an các nhà đầu tư nước
ngoài trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc gia tăng
căng thẳng.
-
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và vương quốc Anh?

Mỹ - Triều Tiên vấn đề về quân sự. Biển Đông.Bất ổn giữa các quốc gia
vùng Vịnh

- Bùng nổ dân số, suy thoái môi trường, đói nghèo tiếp tục gia tăng
Bùng nổ dân số là sự tăng trưởng của mật độ dân số ở mức cao khiến cho
không gian, lương thực, thực phẩm, đất đai, nước uống và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác trong khoảng không gian hiện có không đủ để cung
cấp cho nhu cầu của tất cả số dân. Nguyên nhân quan trọng nhất: sự tiến bộ
của khkt và điều kiện cơ sở vật chất. tỷ lệ sinh và tỉ lệ tử mất công bằng vì
tiến bộ khkt nên có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống -> tỉ lệ tỉ
giảm bớt, tỉ lệ sinh gia tăng. Tuổi thọ con người được nâng cao.

Tại các nước đang và kém phát triển thì do nhiều nguyên nhân: trình độ dân
trí, nhu cầu lao động chân tay, phong tục tập quán lạc hậu
ảnh hưởng: - kinh tế: thất nghiệp

- Chất lượng của cuộc sống con người, ảnh hưởng tới tiến bộ
khkt, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
- Suy thoái môi trường:
Diện tích rừng giảm sút
Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần
Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch
đang cạn kiệt
Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến diện tích rừng.
Tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng
- Sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này, từ 961 triệu tấn vào năm
- Biến đổi khí hậu: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới con người?;
hiện tại các quốc gia trên thế giới đã kí kết với nhau những hiệp
định nào, cam kết nào liên quan đến biến đổi khí hậu và đã làm được
những gì?
Là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp
thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời
gian so sánh được.

Trái đất nóng lên

Mực nước biển dâng lên

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển

Sự di chuyển của các đới khí hậu

1.2.3. Một số xu hướng phát triển kinh tế - xã hội thế giới trong những thập
kỉ gần đây:

- khái niệm, nguyên nhân, hệ quả, cách khắc phục hiện nay của các
quốc gia?

Ví dụ bùng nổ dân số là gì, suy thoái mt, đói nghèo là gì. Có sự hợp tác gì để
xử lí bùng nổ dân số; cam kết liên quan tới biến đổi khí hậu, chính sách
chung về giờ trái đất…
- ảnh hưởng của các thỏa thuận thương mại ưu đãi, hiệp định thương mại
tự do. Hiện tại có giải pháp gì để tận dụng được những ưu đãi đó?
- Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã diễn ra như thế nào rồi?
4 xu hướng
- Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua
đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau, do đó tính năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch
vụ cũng như tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ.

(Theo ủy ban Châu Âu năm 1997)

Toàn cầu hóa như là một quá trình trong đó thị trường và sản phẩm ở các
quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau nhờ sự trao đổi năng động về hàng hóa,
dịch vụ, tài chính và công nghệ - OECD

Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa:

sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc: là biểu hiện của giai đoạn
phát triển cao của phân công lao động xã hội, là quá trình tập trung hóa sản
xuất và cung cấp một loại hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một
quốc gia nhất định, dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, khkt công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc
gia khác.

các công ty xuyên quốc gia phát triển mạnh mẽ. các công ty xuyên quốc gia
là các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia, hoạt động
theo 1 hệ thống, có định hướng phát triển chung.

Có ưu thế vượt trội về tài chính, công nghệ, khả năng thực hiện nghiên cứu
và phát triển, phạm vi hoạt động trong nhiều lịch vực và khả năng quản lý và
kinh doanh toàn cầu.

Vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia đối với những
nước được đầu tư và trên toàn thế giới nói chung? Đã mang lại gì cho
VN?

Tác động tích cực: giải quyết tình trạng lao động, công ăn việc làm cho các
quốc gia được đầu tư, Miền Bắc có nhiều khu công nghiệp các tỉnh như bắc
ninh, bắc giang, hải phòng, thái nguyên. Miền nam thì bình dương, đồng nai
lao động quản lý họ đang thiếu, chỉ giải quyết được việc làm cho lao động
phổ thông tuy nhiên họ cũng đóng góp cho lực lượng lao động của mình.
Cung cấp đa dạng hóa sản phẩm cho người tiêu dùng, có thêm nhiều sự lựa
chọn bên cạnh trong nước; nhờ có sự đầu tư nguồn vốn tiến hành quá trình
cnh trong nước tăng lên, chỉ tiêu phát triển kinh tế được gia tăng. Hội nhập
ktqt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

tiêu cực: sự phụ thuộc vào những công ty này, khi chúng ta nhận đầu tư, lao
động được giải quyết bởi công ty này thì khi có những khủng hoảng xảy ra
như khủng hoảng dịch bệnh, kinh tế, suy thoái kinh tế… thì vào những hoàn
cảnh như vậy thì sự phụ thuộc lại càng thể hiện sự tiêu cực, sẽ không có khả
năng tự lập trong phát triển về công nghiệp hay sx sẽ giảm đi. Môi trường:
chủ yếu các quốc gia nhận đầu tư đều có nguồn tài nguyên về con người và
thiên nhiên khá tốt, tổ chức sẽ khai thác rất nhiều, ví dụ TQ từng được coi là
bãi rác của thế giới khi mất quá nhiều tntn khi các tập đoàn xuyên quốc gia
đầu tư vào… giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước -> văn
bản về thuế,pháp luật thường xuyên được cập nhật để nâng cao năng lực
cạnh tranh của dn nhà nước. vấn đề về chính trị, vd cttm mỹ trung: apple đầu
tư rất nhiều vào nhà máy ở TQ, apple lo ngại quá lệ thuộc vào tq về sản xuất
linh kiện cho sp của mình -> chuyển sang 1 số đối tác khác

- Sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau về vốn, nguyên liệu sản xuất,
nguồn lao động ngày càng lớn
- Gia tăng về số lượng về các tổ chức hợp tác kinh tế - xã hội, môi trường
thế giới và khu vực được thành lập và hoạt động có hiệu quả
Liên hợp quốc là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, hợp tác
quốc tế. thành lập 6/1945 trụ sở ở Hoa Kỳ. LHQ có 6 cơ quan chính: đại
hồi đồng; hội đồng bảo an; hội đồng kinh tế xã hội; hội đồng ủy thác, tòa
án công lý quốc tế…
4 mục tiêu:
- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị
- Thực hiện hợp tác quốc tế
- Trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung
Tổ chức thương mại thế giới; WTO thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và
cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO; tạo diễn đàn để các thành viên
tiếp tục đàm phán, kí kết những hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và tạo
điều kiện thuận lợi cho thương mại; giải quyết các tranh chấp thương mại
phát sinh giữa các thành viên WTO; rà soát định kì các chính sách thương
mại của các thành viên.

Ngân hàng thế giới WB: 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): 1945 với tôn chỉ thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế,
tăng cường ổn định ngoại hối. hỗ trợ tài chính

Lợi ích và tác động tiêu cực của xu hướng toàn cầu hóa?

Lợi ích thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của các quốc gia và thế giới;
gia tăng nhân tố sản xuất, vốn, kĩ thuật được khuyến khích

Tạo việc làm, nâng cao nhận thức, hoàn thiện pháp luật. tạo lợi thế so sánh
cho các quốc gia tham gia vào hộp nhập ktqt. Các quốc gia được hưởng thụ
những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng,
mức sống.

Tiêu cực: khiến các quốc gia khai thác nguồn tntn hữu hạn ngày càng nhanh
hơn. Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi cạnh tranh do bị “thanh
toán” bởi các tập đoàn tư bản vốn, công nghệ, trình độ quản lý cao. Đặc biệt
khi gặp sự cố (khủng hoảng, suy thoái, chính trị…) các tập đoàn rút đầu tư
thì lao động thất nghiệp, sản xuất ngưng trệ, nền kinh tế đi xuống.

Các vấn đề môi trường: hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu

Khó khăn trong việc dự đoán những tác động trên phạm vi toàn cầu từ các
quyết định chính sách của các quốc gia. Chuyển việc làm từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển -> tăng tỷ lệ lao động mất việc tại các
nước phát triển

- Xu hướng phát triển bền vững: là một khái niệm mới nhằm định nghĩa
một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải đảm bảo
sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.3 trụ cột chính là kinh tế, xã hội,
môi trường.

Tăng trưởng hiệu quả ổn định, công bằng giữa các thế hệ mục tiêu trợ giúp
việc làm, công bằng giữa các thế hệ sự tham gia của cộng đồng. đa dạng
sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm.

Xu hướng khá phổ biến bây giờ, các DN lớn đều đưa ra những sp,dịch vụ
đảm bảo tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề của xã hội, không làm tác
động tiêu cực tới môi trường. bây giờ có nhiều hoạt động của DN hướng tới
môi trường, sp giúp cho công bằng của XH -> tất cả những nhóm người yếu
thế trong xã hội vd người nghèo, khuyết tật, người LGBT…

- Xu hướng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại


Hình thành 2 hệ thống: tbcn và xhcn
Hòa hoãn hòa dịu trong quan hệ quốc tế trở thành xu thế chính
Đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại: đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa,
thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, phát
triển du lịch quốc tế, mở rộng dịch vụ ngoại tệ, tranh thủ viện trợ quốc tế
Coi trọng chính sách khu vực, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác với các
nước láng giềng:..
- Xu hướng điều chỉnh, cải cách kinh tế - xã hội
Cải cách kinh tế được hiểu một cách cơ bản là những điều chỉnh làm thay
đổi cấu trúc nền kinh tế cần thiết nhằm đối phó với những tác động bên
trong và ngoài nền kinh tế để đạt được các mục tiêu hiệu quả kinh tế và
đảm bảo việc làm.
Chính sách cải cách kinh tế của các quốc gia luôn phải thay đổi theo từng
giai đoạn để phù hợp với yêu cầu và sự thay đổi của tình hình trong nước
và quốc tế.
Mở cửa nền kinh tế
Tư nhân hóa
Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
Cải cách hành chính
Phát triển giáo dục
Nâng cao hiệu quả thị trường tài chính
Cải thiện môi trường đầu tư…

You might also like