You are on page 1of 15

1.

Dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính


1.1. Khái niệm dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
1.1.1. Dịch vụ viễn thông
 Khái niệm: Dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín
hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa
các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Nói cách khác, dịch vụ viễn thông là
dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu
nhận thông tin qua mạng viễn thông, thường là mạng công cộng như mạng điện
thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng internet, mạng truyền
hình cáp… của các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp hạ tầng mạng.
 Dịch vụ viễn thông bao gồm:
- Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn
thông hoặc internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. Bao gồm
dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng, mạng số đa dịch vụ; dịch vụ viễn
thông trên mạng thông tin di động mặt đất công cộng; dịch vụ viễn thông trên mạng
thông tin di động vệ tinh công cộng; dịch vụ viễn thông trên mạng vô tuyến điện hàng
hải công cộng; dịch vụ truyền số liệu công cộng; dịch vụ thuê kênh; dịch vụ telex và
dịch vụ điện báo;
- Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử
dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc internet.
Bao gồm dịch vụ thư điện tử; dịch vụ hộp thư thoại; dịch vụ truy nhập dữ liệu và thông
tin trên mạng; dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử trên mạng; dịch vụ fax gia tăng giá trị
bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy nhập; dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức; dịch
vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng;
- Dịch vụ kết nối internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ internet khả năng kết nối với nhau và với internet quốc tế;
- Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy
nhập Internet;
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông: là dịch vụ sử dụng
Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng
dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp
luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2. Dịch vụ thông tin
 Khái niệm: Dịch vụ thông tin là việc cung cấp khả năng tạo, thu thập, lưu trữ,
chuyển đổi, xử lý, truy xuất, sử dụng hoặc cung cấp thông tin có sẵn qua viễn thông
và bao gồm xuất bản điện tử, nhưng không bao gồm bất kỳ việc sử dụng khả năng
quản lý, kiểm soát hoặc vận hành hệ thống viễn thông hoặc quản lý dịch vụ viễn
thông.
 Dịch vụ thông tin bao gồm:
- Dịch vụ thông tấn xã: Bao gồm việc cung cấp tin tức, ảnh và các bài báo giới
thiệu cho các phương tiện truyền thông;
- Dịch vụ cung cấp thông tin khác: Bao gồm các dịch vụ cơ sở dữ liệu, lưu trữ dữ
liệu và phổ biến dữ liệu và cơ sở dữ liệu (bao gồm cả thư mục và gửi thư), cả trực
tuyến và thông qua từ tính, quang học hoặc phương tiện in ấn; và các cổng tìm kiếm
trên web (công cụ tìm kiếm địa chỉ internet cho khách hàng nhập từ khóa). Cũng bao
gồm: trực tiếp đăng ký báo và tạp chí định kỳ, kể cả thư, truyền điện tử, hoặc các
phương tiện khác; các dịch vụ cung cấp nội dung trực tuyến khác; và dịch vụ thư viện
và lưu trữ một số lượng lớn báo và tạp chí định kỳ được phân loại như hàng hóa; nội
dung tải xuống không phải là phần mềm (bao gồm trong các dịch vụ máy tính) hoặc
âm thanh và video (bao gồm trong các dịch vụ nghe nhìn và liên quan) làbao gồm
trong các dịch vụ thông tin.
1.1.3. Dịch vụ máy tính
 Khái niệm: Dịch vụ máy tính được hiểu là cung cấp các dịch vụ về phần cứng,
phần mềm và xử lý dữ liệu của máy tính
 Cụ thể bao gồm các dịch vụ:
- Bán phần mềm tùy chỉnh và các giấy phép liên quan để sử dụng. Phát triển, sản
xuất, cung cấp tài liệu về phần mềm tùy chỉnh, bao gồm hệ điều hành cho người dùng;
- Tải các phần mềm không tùy chỉnh (sản xuất hàng loạt) hoặc bằng cách giao
hàng điện tử;
- Cung cấp giấy phép sử dụng không tùy chỉnh (sản xuất hàng loạt) phần mềm trên
thiết bị lưu trữ chẳng hạn như đĩa hoặc CD-ROM với một khoản phí cấp giấy phép
định kỳ. (Các giấy phép chuyển tải việc sử dụng vĩnh viễn được phân loại như hàng
hóa.);
- Bán và mua bản gốc và quyền sở hữu quyền đối với hệ thống phần mềm và ứng
dụng;
- Tư vấn liên quan đến lắp đặt phần cứng và thực hiện phần mềm và các dịch vụ
khác;
- Cài đặt phần cứng và phần mềm, bao gồm cài đặt máy tính lớn và trung tâm đơn
vị tính toán;
- Sửa chữa và bảo trì máy tính và thiết bị ngoại vi;
- Dịch vụ khôi phục dữ liệu, cung cấp lời khuyên và hỗ trợ về các vấn đề liên quan
đến quản lý tài nguyên máy tính;
- Phân tích, thiết kế và lập trình các hệ thống sẵn sàng sử dụng (bao gồm cả phát
triển trang web và thiết kế), và tư vấn kỹ thuật liên quan đến phần mềm;
- Bảo trì hệ thống và hỗ trợ các dịch vụ khác, chẳng hạn như đào tạo bảo trì hệ
thống;
- Dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu, chẳng hạn như nhập dữ liệu, lập bảng và xử lý
dữ liệu;
- Dịch vụ lưu trữ trang web (việc cung cấp không gian máy chủ trên internet để
lưu trữ trang web của khách hàng);
- Cung cấp các ứng dụng lưu trữ của khách hàng và quản lý dữ liệu máy tính.
1.2. Vai trò của dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
1.2.1. Vai trò của dịch vụ viễn thông
- Thứ nhất, dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông
tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời
sống sinh hoạt của con người. Là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất với
yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy
cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là
những công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị. Các nước ở giai đoạn đầu
phát triển đều coi viễn thông là lĩnh vực độc quyền đạt dưới sự quản lý trực tiếp của
nhà nước.
- Thứ hai, dịch vụ viễn thông là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế – xã hội. Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổi,
truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớn. Vì vậy sự phát triển của
dịch vụ viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông
nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức
khỏe…cải thiện chất lượng cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích
tính cộng đồng và tăng cường bản sắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng
cách xa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1.2.2. Vai trò của dịch vụ thông tin
- Đối với xã hội nói chung: nâng cao năng lực kiểm soát tài nguyên thông tin và
trang bị thông tin trong xã hội; đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin trong hệ thống thông
tin quốc gia; dễ dàng tạo lập thị trường mới về thông tin...
- Đối với các cơ quan thông tin: là yếu tố quan trọng của nguồn lực thông tin; là
phương tiện để quản lý, hoạt động thông tin của một cơ quan thông tin; giúp cho các
cơ quan thông tin trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin với nhau.
- Đối với chuyên gia thông tin: là hệ thống các công cụ, phương tiện, hoạt động
được tạo ra và thực hiện nhằm hướng đến người tiêu dùng; là hệ thống các công cụ,
phương tiện, hoạt động thực hiện việc chia sẻ nguồn lực thông tin; là tập hợp các yếu
tố phản ánh trình độ phát triển của hoạt động thông tin đối với quá trình phát triển.
- Đối với người tiêu dùng: giúp xác định truy cập, khai thác các nguồn tin của các
cơ quan thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng; đồng thời giúp nâng cao năng lực
khai thác thông tin và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
1.2.3. Vai trò của dịch vụ máy tính
- Dịch vụ máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc bảo trì hệ thống trong ngành
công nghiệp công nghệ máy tính. Dịch vụ này về cơ bản liên quan đến việc sửa chữa
các loại máy tính và thiết bị liên quan và chuyên về lắp đặt hệ thống máy tính.
- Do tính phổ biến của máy tính trong xã hội hiện đại. Nên dịch vụ máy tính có thể
diễn ra ở những nơi khác nhau. Dịch vụ này rất cần thiết trong thiết lập thương mại,
cửa hàng sửa chữa máy tính, địa điểm vui chơi giải trí, tổ chức tài chính, nhà cửa, bệnh
viện, các khu công nghiệp, quân sự, văn phòng, trường học và các trung tâm công
nghệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
1.3. Tình hình xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của thế
giới giai đoạn 2010-2020

Theo số liê ̣u thống kê từ Trademap.org, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020 tương đối ổn định, tăng đều
qua các năm.
800 16.00

700 13.76 14.00

600 12.00
10.94
10.41
500 9.57 9.60 9.67 10.00
9.02
8.32 8.55
7.86 8.14
Tỷ usd

400 8.00

(%)
680 683
633
300 6.00
534
472 478 487
200 417 4.00
363 382
312
100 2.00

0 0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch Tỷ trọng

Hình 13. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính của thế
giới giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Trademap.org
Nhận xét:
- Về quy mô tăng trưởng xuất khẩu: Nhìn chung từ năm 2010 đến 2020 kim ngạch
xuất khẩu của thế giới tăng tương đối ổn định, đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể
năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính đạt 683 tỷ
USD, tức tăng 371 tỷ USD, tương đương 5,9% so với năm 2010.
- Mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn là 119%, kim ngạch xuất khẩu trung
bình của giai đoạn là 544,1 tỷ USD. Tăng trưởng rõ rệt nhất 5 năm trở lại đây. Đây là
loại dịch vụ mà có sự tăng trưởng thương mại nhanh nhất, từ đó cho thấy ngành dịch
vụ viễn thông, thông tin và máy tính ngày càng phổ biến trên thế giới, giữ vị thế ổn
định trong ngành dịch vụ.
- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2014-2016 tăng tương đối chậm, chỉ chênh lệch từ
6 đến 9 tỷ USD.
- Đặc biệt trong năm 2019, 2020 với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
tạp trên thế giới, ngành dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tĩnh vẫn phát triển, mặc
dù kim ngạch chỉ chênh lệch 3 tỷ USD nhưng tỷ trọng xuất khẩu năm 2020 có sự tăng
trưởng ấn tượng 2,82% so với năm 2019.
- Trong giai đoạn 2010-2020 xuất khẩu dịch vụ tăng ở tất cả các loại dịch vụ chính
ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương. Xuất khẩu của châu Á tăng trưởng
đặc biệt nhanh. Lĩnh vực viễn thông, máy tính và dịch vụ thông tin cho thấy sự phát
triển ổn định nhất trên toàn thế giới, ngoại trừ ở châu Phi, nơi xuất khẩu các dịch vụ đó
giảm sút, nhưng không đáng kể so với toàn thế giới.

Nguyên nhân của sự biến động:


- Công nghệ hiện đại phát triển, nhu cầu về dịch vụ viễn thông, máy tính và
thông tin ngày tăng nhanh: Bắt đầu từ cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không
dây bắt đầu vào thập niên 1900 với những phát triển tiên phong trong lĩnh vực vô
tuyến và thông tin liên lạc không dây. Do đó ngành dịch vụ này đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Với sự phát triển kinh tế và xu hương mở cửa
ngày càng mở rộng trên thế giới, các công ty tham gia và thâm nhập ngành ngày càng
nhiều do đó xuất khẩu dịch vụ này sẽ tăng nhanh qua các năm.
- Chuyển đổi số, kinh tế số hiện nay đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình
không thể đảo ngược: Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0 và cú hích của
đại dịch Covid-19, thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy
nhanh chuyển đổi số. Một số xu hướng chuyển đổi số gây ra sự thay đổi mạnh mẽ
trong ngành viễn thông như IoT (Internet vạn vật), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện
toán đám mây và an ninh mạng. Từ đó thể thấy rõ ràng ngành viễn thông đang chuyển
đổi nhanh hơn bao giờ hết, thúc đẩy ngành dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính
phát triển mạnh mẽ từ đó xuất khẩu tăng.
- Nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn: Năm 2014-2015 tăng trưởng ở các nước đang
phát triển tăng nhẹ, một phần là do nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh hơn, lãi suất toàn
cầu tiếp tục ở mức thấp, và ít rào cản tăng trưởng hơn ở một số thị trường lớn thuộc
khu vực mới nổi.
- Sự kiện Brexit: Năm 2016, sự kiện Brexit đánh dấu mô ̣t trở ngại lớn đối với toàn
cầu hóa và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế. Những hiê ̣p định thương mại không dễ dàng
thương lượng lại nhanh chóng, nhiều giao dịch xuyên biên giới về dịch vụ diễn ra hằng
ngày bị hoãn, thâ ̣m chí dừng lại. Điều này có tác động rõ rệt đối với nền kinh tế của
khối EU nói riêng và thế giới nói chung, làm giảm thương mại và năng suất lao động
trên quy mô toàn cầu. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến xuất khẩu ngành dịch vụ, tuy nhiên
ngành dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin vẫn tăng ở mức nhẹ nhưng tỷ trọng có
xu hướng chậm lại.
- Dịch bệnh Covid – 19: Năm 2019-2020 xảy ra đại dịch làm cho ngành dịch vụ
phát triển chậm lại, kim ngạch của ngành dịch vụ này chỉ tăng ở mức thấp là 3 tỷ USD.
Tuy nhiên tỷ trọng tăng nhanh do đây là dịch vụ cần thiết và hiện đại trên thế giới. Xét
về tổng thể ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nhưng dịch vụ viễn thông, máy tính và thông
tin thì không quá ảnh hưởng do tầm quan trọng vô cùng lớn của dịch vụ này trong thế
giới hiện đại, khiến cho tỷ trọng của dịch vụ này tăng mạnh.
1.4. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2020

Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Ireland 151 22.1


2 Ấn Độ 68 9.96
3 Trung Quốc 59 8.64
4 Mỹ 57 8.35
5 Đức 34 4.98
Thế giới 683 100.00
Bảng số liệu 1: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính lớn nhất thế giới năm 2020
Nguồn: Trademap.org

Nhận xét:
Ireland, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và Đức là những nhà xuất khẩu tăng trưởng
nhanh nhất từ năm 2010-2020, 5 quốc gia này chiếm đến 54,03% tỷ trọng xuất khẩu
của thế giới vào năm 2020.
- Thứ nhất, Ireland là quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, lên đến 22,1% so
với toàn cầu. Ireland hiện đang là nhà xuất khẩu máy tính và cung cấp dịch vụ công
nghệ thông tin lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia này thu hút 9/10 công ty Công nghệ
thông tin lớn đặt trụ sở tại đây. Vì vậy xuất khẩu ngành dịch vụ này của Ireland cũng
phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
- Thứ hai, Ấn Độ có kim ngạch xuất khẩu là 68 tỷ USD, thấp hơn 83 tỷ USD so với
Ireland. Thị trường xuất khẩu chính của Ấn Độ là Mỹ, Anh, EU và Châu Á.
- Thứ ba, Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này là 59 tỷ USD. Tỷ trọng
viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ. Thị
trường xuất khẩu chính của Trung Quốc là Mỹ, Anh và các nước Châu Á.
- Thứ tư, Mỹ có kim ngạch xuất khẩu là 57 tỷ USD. Mỹ từng có một thời huy hoàng
trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin nhưng hiện tại đang dần chậm
lại do các yếu tố quản lý và văn hóa, do thất bại mang tính hê ̣ thống từ chính sách phân
tách doanh nghiê ̣p nhằm chống đô ̣c quyền và chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ.
Nhưng xét về tổng thể, Mỹ vẫn là một quốc gia lớn trong lĩnh vực này.
- Cuối cùng là Đức với kim ngạch xuất khẩu là 34 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 4,98%.
Đức hiện đang là quốc gia có ngành viễn thông, máy tính phát triển nhất khu vực Châu
Âu.
Có thể dễ dàng nhận thấy tất cả những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất thế giới
đều là những nước phát triển. Những quốc gia này nắm giữ những công nghệ hiện đại,
ngành viễn thông đều ở mức phát triển nhanh và tiên tiến. Do vậy dịch vụ của những
quốc gia này đều có chất lượng tốt, hiện đại và được thế giới tin dùng.
1.5. Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới năm 2020

Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Đức 42 10.47
2 Mỹ 39 9.73
3 Trung Quốc 33 8.23
4 Pháp 24 5.99
5 Nhật Bản 21 5.24
Thế giới 401 100.00
Bảng số liệu 2: Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ viễn thông,
thông tin và máy tính lớn nhất thế giới năm 2020
Nguồn: Trademap.org
Nhận xét:
5 quốc gia hàng đầu Đức, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản chiếm 39,66%
trong tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ này của thế giới. Tổng nhập khẩu dịch vụ viễn thông,
máy tính và thông tin của thế giới ước tính đạt 401 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Cụ thể:
- Đức là thị trường nhập khẩu dịch vụ này lớn nhất trên thế giới. Tính đến năm
2020, nhập khẩu viễn thông, máy tính và dịch vụ thông tin tại Đức là 42 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 10,47% nhập khẩu dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin của thế giới.
- Mỹ có kim ngạch nhập khẩu là 39 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới. Mỹ hiện được
công nhận là nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới. Thị trường nhập khẩu chính của
Mỹ là Canada, Trung Quốc, Đức.
- Trung Quốc có tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ này là 8,23% so với thế giới. Trung
Quốc là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ và là quốc gia thương mại lớn
nhất trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Thị trường
nhập khẩu chính là EU, Châu Á, Hàn Quốc.
- Pháp có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ này đứng thứ 4 trên thế giới. Thị trường
nhập khẩu chủ yếu của Pháp là Mỹ, ngành dịch vụ viễn thông, máy tính và thông tin
của Mỹ đặc biệt thu hút các nhà nhập khẩu Pháp
- Nhật Bản có tỷ trọng nhập khẩu là 5,24% so với thế giới. Dịch vụ là ngành quan
trọng của Nhật Bản, chiếm 73,3% GDP của nước này. Tốc độ đô thị hoá của Nhật Bản
ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ viễn thông, máy tính và
thông tin, do đó nhập khẩu dịch vụ này cũng tăng nhanh.
2. Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ
2.1. Khái niệm
 Khái niệm: Dịch vụ chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ là dịch vụ
chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ từ người chuyển nhượng sang
người chuyển giao để người chuyển giao được phép sử dụng các quyền sở hữu chẳng
hạn như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, quy trình và thiết kế công nghiệp bao
gồm bí mật thương mại và nhượng quyền thương mại và để sử dụng, thông qua các
thỏa thuận cấp phép, đối với bản gốc hoặc nguyên mẫu được sản xuất như bản quyền
sách và bản thảo, phần mềm máy tính, tác phẩm điện ảnh và bản ghi âm và các quyền
liên quan chẳng hạn như đối với các buổi biểu diễn trực tiếp và truyền hình, truyền
hình cáp hoặc vệ tinh.
 Dịch vụ chuyển quyền sở dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Chuyển nhượng các quyền sở hữu: Các quyền này có thể phát sinh từ nghiên cứu
và phát triển, cũng như từ tiếp thị;
- Cấp giấy phép tái sản xuất hoặc phân phối tài sản trí tuệ: thể hiện trong sản xuất
bản gốc hay nguyên mẫu chẳng hạn như bản quyền về sách và bản thảo, máy tính phần
mềm, tác phẩm điện ảnh và âm thanh bản ghi âm và các quyền liên quan.
2.2. Vai trò của thương mại dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ
- Dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh
các đối tượng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Giúp người tiêu dùng có thể sử dụng
hay kinh doanh các đối tượng đó hợp pháp một cách nhanh chóng.
- Ngoài ra, với những lợi ích thương mại ngày càng lớn của các đối tượng sở hữu trí
tuệ, nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng nhiều. Qua đó, người
chuyển giao có thể thu về một khoản lợi ích vật chất, đồng thời bên được nhượng
quyền có có hội khai thác hiệu quả hơn quyền sở hữu trí tuệ. Việc chuyển giao quyền
hay sử dụng dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần phố biến đối tượng đó,
hạn chế độc quyền, khuyến khích đầu tư - nghiên cứu.
2.3. Tình hình xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của thế giới giai
đoạn 2010-2020
450 9.00

400 7.82 8.00

6.95 6.95 6.88 6.82


350 6.64 7.00
6.20 6.29 6.19 6.19 6.39
300 6.00

250 5.00
Tỷ usd

(%)

419 424
200 384 388 4.00
353
334 332
150 302 3.00
277 280
243
100 2.00

50 1.00

0 0.00
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch Tỷ trọng

Hình 14. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của thế giới
giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Trademap.org

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ trên, quy mô và tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu
trí tuệ của thế giới có sự tăng trưởng tương đối trái ngược nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 2010-2013, kim ngạch tăng trưởng tương đối đều, tăng trung bình
khoảng 30 tỷ USD, riêng năm 2012 chỉ tăng lên 3 tỷ USD so với năm 2011. Trong khi
đó, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ lại có sự biến động không đều. Tỷ trọng năm 2011 tăng
0,09% so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012 lại giảm 0,1% so với năm 2011.
- Trong giai đoạn 2013-2016, tỷ trọng xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi và tăng dần
từ 6,19% đến 6,95%. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng không ổn định, đặc
biệt năm 2015 có xu hướng giảm 2 tỷ USD nhưng sau đó đã phục hồi tăng mạnh lên
353 tỷ USD, tức là tăng 21 tỷ USD vào năm 2016.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng dần từ 384 tỷ USD đến 424 tỷ USD giai đoạn 2017-
2019. Tỷ trọng thì giảm một lượng không đáng kể từ 6,85% xuống 6,82%.
- Năm 2020 tỷ trọng tăng mạnh nhất trong 10 năm qua, tăng 1%, tuy nhiên kim
ngạch lại giảm mạnh 36 tỷ USD so với năm 2019.
- Mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn là 59,67%, kim ngạch xuất khẩu trung
bình của giai đoạn là 373,6 tỷ USD. Cho thấy ngành dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ trên thế giới có nhiều biến động và không duy trì ổn định.

Nguyên nhân của sự biến động:


- Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn
diện như hiện nay. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh và hoàn
thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của
bất kỳ quốc gia nào. Nó cũng đồng thời là một đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội
nhập kinh tế. Những thành quả trí tuệ, khả năng sáng chế và sáng tạo của con người
cần được bảo hộ trên thị trường thông qua một hệ thống luật pháp, được gọi là hệ
thống sở hữu trí tuệ. Việc chuyển quyền sử dụng các tài sản trí tuệ ngày càng phổ biến
rộng rãi. Vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ ngày càng cao
nhằm phục vụ cho việc thương mại hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các đối tượng thuộc
quyền sở hữu trí tuệ một cách hợp pháp. Do đó kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này
tương đối ổn định trong giai đoạn 2010-2019, chỉ một vài năm giảm đi một lượng
không đáng kể.
- Thị trường toàn cầu bất ổn: Năm 2015, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều rủi ro
lớn với các nhân tố khó lường. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế
thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Do đó kim ngạch xuất
khẩu dịch vụ nói chung và dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ nói riêng giảm so với
năm trước. Nhưng những năm sau đó, kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, thương mại
toàn cầu bắt đầu có những diễn biến tích cực mặc dù vẫn đối diện với nhiều khó khăn,
tiềm ẩn nhiều rủi ro do xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng.
- Xung đột thương mại Mỹ – Trung: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung từ tháng
7/2018, chủ yếu do việc Trung Quốc đã vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ, điều đó đã
gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến viê ̣c xuất khẩu dịch vụ này, làm giảm tốc đô ̣
tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Mă ̣c dù cuô ̣c chiến này có thể tạo cơ hô ̣i cho
nhiều nước gia tăng quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường, mở rô ̣ng mă ̣t hàng xuất
khẩu,… song với sự hô ̣i nhâ ̣p quốc tế, gắn bó chă ̣t chẽ với thương mại toàn cầu thì
cuô ̣c chiến thương mại Mỹ – Trung cũng gây ra nhiều tác đô ̣ng tiêu cực. Trong nghiên
cứu mới đây của Bloomberg Economics ước tính rằng 1% trong hoạt đô ̣ng kinh tế toàn
cầu được quyết định bởi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc làm
ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Điều này giải thích cho lý do năm
2018, mặc dù kim ngạch của ngành dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ tăng song tỷ
trọng lại giảm.
- Dịch bê ̣nh Covid – 19: Đại dịch đã ảnh hưởng toàn diê ̣n, sâu rô ̣ng đến tất cả các
quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Hầu hết các quốc gia
rơi vào suy thoái nghiêm trọng, thương mại toàn cầu suy giảm mạnh. Rõ ràng, do tác
đô ̣ng của Covid – 19 mà kim ngạch xuất nhâ ̣p khẩu dịch vụ này giảm 36 tỷ USD, mức
giảm lớn nhất trong giai đoạn trên. Tuy nhiên tỷ trọng tăng, mức cao nhất trong 10
năm qua, do đại dịch đã có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu các ngành dịch vụ
khác.
2.4. Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ lớn nhất thế giới năm 2020

Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%)


1 Mỹ 114 29.38
2 Hà Lan 47 13.9
3 Nhật Bản 43 11.08
4 Đức 36 9.28
5 Thụy Sĩ 23 5.93
Thế giới 388 100.00
Bảng số liệu 3: Top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở
hữu trí tuệ lớn nhất thế giới năm 2020
Nguồn: Trademap.org

Nhận xét:
Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ là những nhà xuất khẩu dịch vụ chuyển
quyền sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới, 5 quốc gia này chiếm đến 69,57% tỷ trọng xuất
khẩu của thế giới vào năm 2020.
- Mỹ là quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, lên đến 29,38% so với toàn
cầu. Mỹ hiện đang là cường quốc thương mại lớn trên thế giới và là quốc gia đề cao
tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy xuất khẩu ngành dịch vụ chuyển
quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
- Hà Lan có tỷ trọng xuất khẩu là 13,9%, chưa bằng 1/2 tỷ trọng xuất khẩu của Mỹ.
Thị trường xuất khẩu chính của Hà Lan là Mỹ, EU và Châu Á.
- Nhật Bản có tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ này là 11,08% so với thế giới. Thị trường
xuất khẩu dịch vụ này chính của Nhật Bản là Mỹ, Anh và Châu Á.
- Đức và Thụy Sĩ có tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 9,28% và 5,93%. Đây là hai
nước có nền công nghệ phát triển, có nhiều phát minh hiện đại thu hút sự quan tâm của
thế giới, do đó kim ngạch xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của hai nước
nay luôn duy trì ở mức ổn định.
Dễ dàng nhận thấy tất cả những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất thế giới đều là
những nước phát triển, chú trọng đến các quyền về tài sản sở hữu trí tuệ. Những nước
này đều có những phát minh vĩ đại, những hàng hóa và dịch vụ tiên tiến, những nước
khác muốn sử dụng hay kinh doanh hợp pháp thì phải đảm bảo tuân theo quyền sở hữu
trí tuệ. Nên việc xuất khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên phổ biến
và phát triển mạnh mẽ tại các nước trên.
2.5. Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí
tuệ lớn nhất thế giới năm 2020

Quốc gia Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%)

1 Ireland 96 21.09
2 Hà Lan 46 10.1
3 Mỹ 43 9.45
4 Trung Quốc 37 8.13
5 Nhật Bản 27 5.93
Thế giới 455 100.00
Bảng số liệu 4: Top 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở
hữu trí tuệ lớn nhất thế giới năm 2020
Nguồn: Trademap.org

Nhận xét:
5 quốc gia bao gồm Ireland, Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn
một nửa tỷ trọng nhập khẩu dịch vụ này của thế giới với 54,7%. Tổng nhập khẩu dịch
vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ của thế giới ước tính lên tới 455 tỷ đô la Mỹ vào năm
2020. Cụ thể:
- Ireland là thị trường nhập khẩu ngành dịch vụ này lớn nhất trên thế giới. Tính đến
năm 2020, kim ngạch nhập khẩu của Ireland là khoảng 96 tỷ USD, chiếm 21.09%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Với con số thống kê ấn tượng như vậy,
khó một quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua Ireland về nhập khẩu dịch vụ này.
- Hà Lan có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ đứng thứ
hai thế giới với khoảng 46 tỷ USD, mặc dù con số này chưa bằng một nửa so với
Ireland, nhưng vẫn ấn tượng đối với kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
- Mỹ có tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ là 43 tỷ
USD, chỉ kém Hà Lan khoảng 3 tỷ USD và chiếm 9.45% trên tổng kim ngạch của với
thế giới.
- Trung Quốc có kim ngạch nhập khẩu dịch vụ này đứng thứ 4 trên thế giới với 37
tỷ USD. Trung Quốc vốn được biết đến là một trong những nước nhập khẩu các sản
phẩm dịch vụ lớn nhất trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại
dịch vụ quốc tế.
- Nhật Bản có tỷ trọng nhập khẩu chiếm 5.93% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
ngành này của thế giới. Nhật Bản là một quốc gia luôn chú tâm đến đời sống của
người dân, sự phát triển ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch
vụ và từ đó sử dụng dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ là một điều tất yếu để Nhật
Bản có thể tận dụng và phát triển những hàng hóa, dịch vụ của mình, vì vậy kim ngạch
nhập khẩu ngành này cũng tăng rất nhanh.

You might also like