You are on page 1of 82

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG


------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨHOÀNG TÂN HỘI

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN


HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế


Mã số ngành: 8380107

Học viên: Hoàng Tân Hội


Lớp: 5L22-LKT2
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn MộcLUẬN
VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

1
Hải DươngHẢI DƯƠNG, – tháng 01 năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN


HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế


Mã số ngành: 8380107
Học viên: Hoàng Tân Hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Mộc

2
HẢI DƯƠNG, 2023

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, toàn bộ nội
dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu có gì sai sót tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hải Dương, ngày 25 tháng 5 năm 2023


Học viên

Hoàng Tân Hội

3
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CISG : Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHHQT : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
INCOTERMS : Các điều kiện thương mại quốc tế
UCP : Các Tập quán và Thực hành thống nhất về Tín dụng
chứng từ
PICC : Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế

4
THIẾU MỤC LỤC

5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang
tham gia sâu sắc vào quá trình toàn cầu hóa, ngày càng chủ động hội nhập mạnh
mẽ, tích cực và sâu rộng vào dòng chảy của nền kinh tế khu vực và thế giới. Sau
giai đoạn mở cửa theo chiều rộng bằng việc gia nhập và thực thi các cam kết
trong khuôn khổ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã tích cực, chủ động bước sang giai
đoạn hội nhập theo chiều sâu với việc đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định
thương mại tự do (FTA). Tính tới thời điểm 12/2021, Việt Nam đã ký kết tổng
cộng 15 FTA, nổi bật là 03 FTA thế hệ mới bao gồm Hiệp định thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn
diện Khu vực (RCEP).
Trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết, vấn đề mua bán hàng hóa là một
trong những nội dung quan trọng nhất. Bên cạnh đó, trong thời điểm toàn cầu
hóa và hợp tác kinh tế quốc tế đang có xu hướng khôi phục mạnh mẽ để khắc
phục những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mua bán hàng hóa quốc tế đã và
đang trở thành một trong những hoạt động phổ biến của các chủ thể kinh doanh
ở mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Chính vì điều đó, pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế trở nên ngày càng quan trọng để điều chỉnh hành vi
của các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước đó, ngày 24/11/2015 Việt Nam, sau một thời gian chuẩn bị lâu dài,
đã gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (CISG), và vào ngày 01/01/2017 đã chính thức trở thành thành
viên của Công ước này. Việc gia nhập CISG đánh dấu một mốc mới trong quá
trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường
mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam
một khung pháp lý hiện đại, công bằng và linh hoạt để thực hiện hợp đồng mua

1
bán hàng hóa quốc tế.
Trong các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luật áp
dụng là một trong những vấn đề nổi bật nhất và dễ gây tranh chấp nhất. Sự khó
khăn của các bên trong việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của nhau do có sự khác
nhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán và khoảng cách địa lý đã
khiến cho vấn đề này là một trong những vấn đề thường phát sinh bất đồng và
tranh chấp. Trong bối cảnh này, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật áp dụng đối
với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc
sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và luật áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nhà khoa học quan tâm,
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, ở những phương diện khác nhau.
2.1. Sách
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế và luật áp dụng cho hợp đồng mua ban hàng hóa quốc tế như: Nguyễn
Thị Dung (chủ biên): “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư -
Những vấn đề pháp lí cơ bản”, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2018; Nguyễn Như Phát
(đồng tác giả): “Luật kinh tế Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2012”; Nguyễn
Thị Khế (chủ biên): “Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại”,
Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2017; Trường Đại học Luật Hà Nội: “Giáo trình luật
dân sự Việt Nam”, tập 1 (tr. 137 - 297), tập 2 (tr. 5 - 235), Nxb. CAND, Hà Nội,
2015.
2.2. Luận án, luận văn, tạp chí
- Xung quanh vấn đề “Luật áp dụng trong HĐMBHHQT”có rất nhiều
công trình nghiên cứu đã được công bố. Mỗi một công trình tập trung nghiên cứu
ở những khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
PGS.TS. Nông Quốc Bình với một số công trình nghiên cứu đã công bố
trên các tạp chí chuyên ngành như: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng của
Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”;“Sự mềm dẻo
trong một số điều khoản của Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán

2
hàng hóa quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học số 04/2015 hay “Xác định pháp
luật áp dụng điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn.”
PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng với một số công trình như: “Giải quyết Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế” trên tạp chí diễn đàn Doanh nghiệp năm 2017;
“Sửa đổi Điều 769 BLDS 2005” hay “Việt Nam và việc gia nhập Công ước Viên
năm 1980”.
PGS.TS. Nguyễn Bá Bình với công trình nghiên cứu đã được công bố năm
2018 như: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vài suy nghĩ về nội hàm khái
niệm cũng như việc xác định tính hợp pháp của Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế” và một số bài viết liên quan đăng trên trang web:
nguyenbabinh.blogspot.com.
Tiến sĩ Bùi Thị Thu với bài viết “Một số vấn đề về chọn Luật áp dụng đối
với Hợp đồng thương mại quốc tế theo Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối
với nghĩa vụ hợp đồng” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật.
Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn với bài viết như: “Thỏa thuận luật áp dụng đối
với Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”.
Luận án tiến sĩ luật học của Lê Hoàng Oanh, “Hoàn thiện pháp luật
thương mại hàng hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014;
Luận văn thạc sỹ luật học của Vũ Thị Hòa Như, “Rủi ro pháp ý trong đàm
phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại”, Trường Đại học luật Hà Nội,
2013
Tác giả Nguyễn Đình Thơ với bài viết “Hợp đồng thương mại”, Tạp chí
luật học, số 11/2018.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Bằng việc phân tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam
và pháp luật quốc tế, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề cơ
bản trong các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế về
luật áp dụng cho HĐMBHHQT, phân tích những vướng mắc còn tồn tại của

3
pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn lựa chọn luật áp dụng của các bên tham
gia hợp đồng và các cơ quan giải quyết tranh chấp. Từ đó đưa ra khuyến nghị
cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật áp dụng đối với HĐMBHHQT.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của HĐMBHHQT và luật áp dụng trong
HĐMBHHQT- phân tích, lập luận, đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam và so sánh với các quy định trong các điều ước quốc tế và pháp luật một số
quốc gia trên thế giới. Từ đó chỉ ra những vướng mắc còn tồn tại của pháp luật
Việt Nam đối với vấn đề luật áp dụng cho HĐMBHHQT.
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp thực tế nhằm
nâng cao hiệu quả lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHHQT.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các vấn đề cơ bản của HĐMBHHQT và luật áp dụng đối với
HĐMBHHQT là gì?
2. Quy định của pháp luật Việt Nam và so sánh với các quy định trong các
điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về vấn đề luật áp dụng
đối với HĐMBHHQT là gì?
3. Những vướng mắc còn tồn tại của Pháp luật Việt Nam là gì?
4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp thực tế nhằm nâng
cao hiệu quả lựa chọn luật áp dụng cho HĐMBHHQT là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề lý luận về luật áp
dụng đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; nội dung của pháp luật
điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; thực tiễn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hạn chế, bất cập và nguyên nhân
của những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Để đạt được mục đích trên, phạm vi nghiên cứu về nội dung được xác

4
định trên những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu về đặc trưng pháp lý của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế,
- Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về HĐMBHHQT và đi
vào phân tích, đánh giá các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn
đề luật áp dụng cho HĐMBHHQT.
- Luận văn đi sâu tìm hiểu các vấn đề thực tiễn về luật áp dụng cho
HĐMBHHQT tại Việt Nam,
- Luận văn xác định những hạn chế, bất cập của các quy định về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời chỉ rõ những rủi ro pháp lý khi soạn thảo,
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ thực tiễn thi hành pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
b) Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
c) Phạm vi về thời gian: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam từ năm
1989 (Pháp lệnh hợp đồng kinh tế) đến nay (Bộ luật dân sự 2015) và một số văn
bản pháp luật liên quan.
5. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu khảo sát
5.1.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế; thực tiễn về luật áp dụng đối với HĐMBHHQT tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng
hóa quốc tế ở Việt Nam.
5.1.2. Chỉ tiêu khảo sát
- Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam: 20 doanh nghiệp
- Khảo sát các cơ quan quản lý thực hiện pháp luật đối với hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế gồm 5 cán bộ thuộc bộ Công thương, 10 cán bộ thuộc Sở
Công thương tỉnh Cao Bằng, 10 cán bộ thuộc Phòng công thương các huyện

5
thuộc tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là các huyện có cửa khẩu và các Chi cục Hải quan
gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng; Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh;
Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang; Chi cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo; Chi
cục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin số liệu
Luận văn dựa trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Ngoài ra tác giả còn kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học cơ bản như phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp
luật học so sánh, đánh giá khi nghiên cứu thực tiễn pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế và những nguyên
nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn Pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam.
5.2.1. Chọn mẫu
- Khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam: 20 doanh nghiệp
- Khảo sát các cơ quan quản lý thực hiện pháp luật đối với hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế gồm 5 cán bộ thuộc bộ Công thương, 10 cán bộ thuộc
Sở Công thương tỉnh Cao Bằng, 10 cán bộ thuộc Phòng công thương các
huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là các huyện có cửa khẩu và các Chi cục
Hải quan gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng; Chi cục Hải quan cửa
khẩu Trà Lĩnh; Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang; Chi cục Hải quan cửa
khẩu Pò Peo; Chi cục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn.
5.2.2. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu của luận văn là máy tính, các phương tiện như ô tô, xe
máy, giấy bút để ghi chép, máy ghi âm phỏng vấn
5.2.3. Thu thập thông tin, số liệu
a) Dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng dữ liệu từ web của bộ công thương, sở công thương các
tỉnh, các báo cáo của phòng chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các huyện thuộc
tỉnh Cao Bằng
b) Dữ liệu sơ cấp

6
Luận văn thu thập dữ liệu sơ cấp từ các kết quả điều tra khảo sát khi tác giả
xây dựng bảng hỏi, bảng phỏng vấn các chuyên gia, các cơ quan quản lý, các
doanh nghiệp
5.3. Xử lý và phân tích số liệu
Tác giả sử dụng công cụ Excel để xử lý và phân tích số liệu kết quả
nghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tính toán kết quả khảo sát của các bảng
hỏi và bảng phỏng vấn các đối tượng cần thu thập
6. Kết cấu luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm: ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục,
danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tại Việt Nam
Chương 3: Những yêu cầu, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp
dụng tại Việt Nam

7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm về HĐMBHHQT


1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại
1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, hình thành trong nhiều lĩnh vực đa dạng của
đời sống xã hội bao gồm dân sự, lao động, thương mại… Mỗi loại hợp đồng
trong từng lĩnh vực có những đặc điểm riêng, do đó được điều chỉnh bởi những
quy định riêng. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân
hoặc các loại chủ thể khác (quỹ đầu tư, tổ chức). Khách thể của hợp đồng chính
là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ. Nguyên tắc
quan trọng nhất của hợp đồng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả
thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không
phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ
cho tiêu dùng. Dựa trên nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháp lý đã được
xây dựng và trở thành luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để hợp đồng có hiệu lực các
điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật Dân sự
2015 phải được đáp ứng. Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch.
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức
pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Căn cứ theo định nghĩa về “hợp đồng
mua bán tài sản” được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 và định nghĩa
về “mua bán hàng hóa” tại Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, có thể đưa ra
định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại như sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; bên mua thực
hiện việc thanh toán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán.
1.1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại mang tính chất của
một hợp đồng dân dự. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm là một hoạt động thương
mại, các đặc điểm về chủ thể, hình thức hay nội dung của hợp đồng mua bán hàng
hóa trong lĩnh vực thương mại có những đặc điểm đặc thù so với hợp đồng mua
bán hàng hóa mang tính chất dân sự (không nhằm mục đích lợi nhuận).
Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các
chủ thể chủ yếu là thương nhân. Đây cũng là điểm khác biệt với các chủ thể trong
hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự, bao gồm tất cả các cá nhân, tổ
chức có năng lực pháp luật dân sự. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật
Thương mại 2005: “Thương nhân bạo gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh”.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối
trong là hàng hóa. Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động
của con người, được tạo ra nhầm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải là hàng hóa được phép lưu thông trên
thị trường. Hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau theo nhiều tiêu chí
khác nhau: tài hữu hình, tài sản vô hình hoặc các quyền về tài sản... Theo pháp
luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều nước quốc tế (như Hiệp
định Chung về Thuế Quan và Thương mại (GATT) của WTO, Hiệp định Thành
lập Khối Thị trường Chung Châu Âu, CISG...), hàng hóa là đối tượng của hoạt
động mua bán thương mại được hiểu là tài sản có hai thuộc tính cơ bản là: (i) Có
thể đưa vào lưu thông và (i) Có tính chất thương mại (không nhằm mục đích tiêu
dùng). Chẳng hạn, CISG đã loại trừ không áp dụng đối với việc mua bán một số
loại hàng hóa như: các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình; cổ phiếu, cổ phần,
tiền tệ, tàu thủy, máy bay, tàu chạy trên đệm không khí, điện năng.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Thứ ba, về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa
vu nhân hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi mua bán của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hóa có tính chất hành vi thương mại. Mục đích thông thường
của các bên là lợi nhuận. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thỏa
thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa ở một thời
điểm nào đó trong tương lai.
1.1.2. Khái niệm HĐMBHHQT
HĐMBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ mua bán hàng hóa quốc tế. HĐMBHHQT phải đảm
bảo cần và đủ hai yếu tố: thứ nhất, đây là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh
vực thương mại và thứ hai, hợp đồng này phải có yếu tố “quốc tế”. Việc xác định
yếu tố “quốc tế” của HĐMBHHQT có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan
trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên
trong hợp đồng. Hiện nay, pháp luật mỗi quốc gia, mỗi điều ước quốc tế hay tập
quán quốc tế đều xác định nội hàm tính “quốc tế” của hợp đồng theo những tiêu
chuẩn khác nhau. Thông thường, các dấu hiệu để xác định tính “quốc tế” của hợp
đồng thường là các bên giao kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau, nơi cư trú hoặc
có trụ sở chính ở các quốc gia khác nhau, nơi giao kết hoặc nơi thực hiện hợp
đồng ở nước ngoài khác với quốc gia mà một trong các bên có quốc tịch…
1.1.2.1. Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bán hàng hóa
quốc tế
Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bán
hàng hóa quốc tế quy định:
“Công ước này được áp dụng đối với hợp đồng mua bán các động sản hữu
hình giữa các bên có trụ sở thương mại trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau
trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến động sản hữu hình mà trong thời gian ký
kết hợp đồng động sản đó được chuyên chở hoặc sẽ được chuyên chở từ lãnh thổ
của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác;
Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực
hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác
với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào
hàng”.
Như vậy theo Công ước Công ước La Haye 1964 về luật thống nhất về mua
bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ có tính “quốc tế” khi hợp
đồng đó được ký kết giữa các bên có trụ sở tại các quốc gia khác nhau và phải
thỏa mãn một trong ba điều kiện quy định ở trên.
1.1.2.2. Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
Theo Điều 1 của CISG quy định:
“1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của
nước thành viên Công ước này”.
Như vậy, theo CISG, tiêu chí các bên có trụ sở ở các quốc gia khác nhau
được coi là dấu hiệu xác định tính “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài” trong quan
hệ hợp đồng. Để phục vụ cho mục đích của Công ước, Điều 10 còn quy định:
“a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương
mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp
đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các
bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm
hợp đồng.
b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường
xuyên của họ”.
1.1.2.3. Những Nguyên tắc của Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)
Theo “Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế” của
UNIDROIT - Viện thống nhất Tư pháp quốc tế, một tổ chức quốc tế liên chính
phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, phần bình luận về lời mở đầu
của PICC (phần bình luận cũng là một phần của bộ nguyên tắc hoàn chỉnh) đã chỉ
rõ:
“Tính quốc tế của hợp đồng có thể xác định bằng nhiều cách. Những cách
này được công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc
gia, từ việc căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác cho
đến việc áp dụng tới những tiêu chuẩn tổng quát hơn như việc đánh giá hợp đồng
"có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia", "liên quan đến sự lựa chọn giữa luật
của các nước khác nhau", hoặc "có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán
quốc tế .
PICC không nhằm bác bỏ bất cứ tiêu chuẩn nào vừa kể trên. Tuy nhiên,
theo giả định của nguyên tắc này thì quan niệm về các hợp đồng "quốc tế" nên
được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên
quan đến các yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ
liên quan đến một quốc gia cụ thể”.
Như vậy theo PICC, tính “quốc tế” của hợp đồng cần phải được giải thích
theo nghĩa rộng nhất có thể, chỉ không coi là hợp đồng không có tính quốc tế nếu
nó không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào - nghĩa là tất cả các yếu tố cơ bản của
hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất.
Như vậy theo pháp luật quốc tế, tiêu chí “lãnh thổ” được coi là căn cứ chủ
yếu để xác định tính chất “quốc tế” của hợp đồng giữa các bên có “trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau”. Đối với trường hợp của PICC, nội hàm của tính
“quốc tế” được mở rộng nhất: hợp đồng chỉ được coi là có tính chất nội địa khi nó
không có bất kì yếu tố quốc tế nào.
1.1.2.4. Theo pháp luật Việt Nam
Đối với pháp luật Việt Nam, tính chất “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài”
của hợp đồng được ghi nhận trong nhiều văn bản và qua nhiều thời kì khác nhau.
Trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK về hướng dẫn việc ký kết hợp
đồng mua bán ngoại thương do Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban
hành ngày 31/07/1991: “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán
có tính chất quốc tế” với ba tính chất sau: thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là
những pháp nhân có quốc tịch khác nhau; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác; thứ ba, đồng tiền thanh toán
trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng”.
Đến Luật Thương mại số 58/L-CTN năm 1997, thì xuất hiện tên gọi “hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Điều 80 của Luật Thương
mại năm 1997 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân
Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Như vậy, tiêu chí để xác định
“yếu tố nước ngoài” chỉ là yếu tố quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng. Như
vậy, Luật Thương mại1997 đã thu hẹp nội hàm khái niệm tính “quốc tế” của hợp
đồng. Với cách hiểu này, một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác
sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 1997 như hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân Việt Nam với nhau nhưng việc
ký kết được tiến hành ở nước ngoài, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương
nhân nước ngoài với nhau ở Việt Nam...
Hiện nay, việc xác định “yếu tố nước ngoài” hay “quốc tế” của quan hệ hợp
đồng được xác định theo Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định
này, hợp đồng, dù mang tính chất dân sự hay thương mại, sẽ có “yếu tố nước
ngoài” hay “quốc tế” trong ba trường hợp như sau:
a) Hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài;
b) Hợp đồng mà các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng đó xảy
ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của hợp đồng đó ở nước ngoài.
Ngoài ra, khái niệm về tính “quốc tế” của hợp đồng và các vấn đề pháp lý
liên quan đến việc điều chỉnh loại hợp đồng này còn được quy định trong Luật
Thương mại 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Nghị định số
69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý
ngoại thương (Nghị định 69/2018/NĐ-CP) và Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày
15/01/2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về
hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán
hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam (Nghị định 09/2018/NĐ-CP). Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý
Ngoại thương năm 2017 thì “Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập,
tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có
liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật
và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.”
Như vậy, theo quy định này thì tiêu chí để xác định “yếu tố nước ngoài”
của hợp đồng chỉ là việc hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được dịch
chuyển qua biên giới. Với những loại HĐMBHHQT mà hàng hóa không có sự
dịch chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Thương mại 2005. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại 2005 thì:
“Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong
các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”.
Như vậy, đối với những HĐMBHHQT mà hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng không được chuyển giao qua biên giới như hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa một thương nhân Việt Nam với một thương nhân nước ngoài nhưng hàng
hóa chỉ được dịch chuyển trong lãnh thổ Việt Nam thì hoàn toàn có thể áp dụng
các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài để
điều chỉnh.
1.2. Phân loại HĐMBHHQT
a) Căn cứ vào thời gian thực hiện HĐMBHHQT có thể phân loại
HĐMBHHQT thành hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn. Hợp đồng ngắn hạn
(một lần) là loại hợp đồng thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn
và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Ngay khi
đó, quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hợp đồng coi như kết thúc. Hợp đồng dài
hạn (nhiều lần) là loại hợp đồng thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và
trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần.
b) Căn cứ theo phương thức thực hiện, HĐMBHHQT có thể chia thành
các loại chính sau: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng tạm nhập
- tái xuất, hợp đồng tạm xuất - tái nhập, hợp đồng chuyển khẩu và hợp đồng quá
cảnh.
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật (Điều 28 Khoản 1 Luật Thương mại
năm 2005).
Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. (Điều 28 Khoản 2 Luật Thương
mại năm 2005).
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt
Nam” (Điều 29 Khoản 1 Luật Thương mại năm 2005).
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. (Điều 29
Khoản 2 Luật Thương mại năm 2005).
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam (Điều
30 Khoản 1 Luật Thương mại năm 2005).
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức,
cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải,
lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác
được thực hiện trong thời gian quá cảnh (Điều 241 Luật Thương mại năm 2005).
1.3. Đặc điểm của HĐMBHHQT
HĐMBHHQT, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán
trong nước về sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa bên bán và bên mua hàng hóa
về đối tượng hợp đồng, về hình thức, nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên,
HĐMBHHQT còn mang tính chất quốc tế hay nói cách khác là “có yếu tố nước
ngoài”. Đây chính là điểm mấu chốt thể hiện sự khác biệt cơ bản của
HĐMBHHQT so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Tính quốc tế của
HĐMBHHQT đã hình thành nên những đặc điểm mang tính chất đặc trưng của
loại hợp đồng này so với các hợp đồng mua bán hàng hóa khác. Cụ thể:
1.3.1. Về chủ thể hợp đồng
Chủ thể thường xuyên và chủ yếu của các HĐMBHHQT là các thương
nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Trụ sở thương mại thường được
hiểu là nơi thường xuyên tiến hành các hoạt động thương mại của thương nhân,
hoặc là nơi đặt cơ quan điều hành của thương nhân. Tuy nhiên, trên thực tế có
trường hợp thương nhân không có trụ sở thương mại hoặc có nhiều trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau. Trong trường hợp này, Điều 10 CISG quy định cần
phải chú ý đến trụ sở thương mại liên quan mật thiết đến hợp đồng và việc thực
hiện hợp đồng, còn nếu các bên không có trụ sở thương mại thì cần xác định nơi
thường trú của các bên.
1.3.2. Về đối tượng của hợp đồng
Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT thường được dịch chuyển qua
biên giới. Theo pháp luật các nước trên thế giới thì hàng hóa là những động sản
hữu hình. Theo pháp luật Việt Nam, chỉ những hàng hóa được phép xuất khẩu,
nhập khẩu, không thuộc danh mục cấm lưu thông, cấm xuất khẩu được ban hành
kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006 quy định chi tiết
thi hành Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản luật chuyên ngành mới có
thể trở thành đối tượng của HĐMBHHQT.
Mặt khác, mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về đối tượng
hàng hóa được phép mua bán, căn cứ vào chính sách kinh tế - xã hội, chú trọng
phát triển và mục đích bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu của
từng nước, và các cam kết quốc tế trong từng thời kỳ cụ thể.
Tóm lại, hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT là động sản hữu hình,
và phải thuộc danh mục được phép mua bán, xuất khẩu – nhập khẩu theo pháp
luật của nước bên mua và bên bán, không thuộc nhóm hàng hóa bị hạn chế xuất
khẩu, nhập khẩu được quản lý theo hạn ngạch, hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về
kỹ thuật, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…
1.3.3. Về hình thức của hợp đồng
Theo Điều 24 Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có
thể được thiết lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong
những trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng
mua bán hàng hóa bằng hình thức văn bản. HĐMBHHQT là một ví dụ về trường
hợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản. Theo Khoản 2
Điều 27 Luật Thương mại 2005, HĐMBHHQT phải được thể hiện dưới hình thức
văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức
có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, hoặc thông điệp dữ
liệu.
1.3.4. Nhiều hệ thống pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước chỉ được pháp luật quốc gia điều
chỉnh. Trong khi đó, do tính quốc tế của hợp đồng, HĐMBHHQT lại được nhiều
nguồn luật điều chỉnh, có thể là pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế, một số trường hợp còn chịu sự chi phối của án lệ.
Ngoài ra, HĐMBHHQT còn được đặc trưng bởi (i) đồng tiền thanh toán
(tiền tệ thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên); (ii)
ngôn ngữ của hợp đồng (thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài trong đó phần
lớn được ký bằng tiếng Anh), (iii) cơ quan giải quyết tranh chấp (có thể là tòa án
hoặc trọng tài nước ngoài).
1.4. Khái niệm, vai trò của pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT
1.4.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT
Hiện nay, trong các tài liệu pháp lý Việt Nam chưa có tài liệu nào làm rõ
khái niệm thuật ngữ pháp luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT. Tuy nhiên, có
thể hiểu pháp luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là hệ thống pháp luật được
áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng như
các vấn đề khác phát sinh từ hợp đồng (như hình thức hợp đồng, năng lực chủ thể
giao kết hợp đồng). Hệ thống pháp luật này có thể là điều ước quốc tế về thương
mại, pháp luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế. Một số nước còn thừa nhận
cả án lệ là nguồn luật áp dụng trong HĐMBHHQT .
Pháp luật về HĐMBHHQT phải đáp ứng vai trò là khung pháp lý cho giao
dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Trên cơ sở đó, pháp luật về HĐMBHHQT
thường điều chỉnh các vấn đề sau:
- Nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồng; giải thích hợp đồng.
- Năng lực chủ thể tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng;
- Hình thức, đối tượng, nội dung của hợp đồng;
1.4.2. Vai trò của pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT

Có thể thấy rằng, HĐMBHHQT luôn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống
pháp luật nhất định để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Việc xác
định luật áp dụng đối với hợp đồng được đặt ra với các bên từ khi tiến hành đàm
phán, thương lượng, xây dựng hợp đồng và với các cơ quan tài phán khi có tranh
chấp phát sinh trong lĩnh vực HĐMBHHQT. Như vậy, vấn đề lựa chọn pháp luật
áp dụng đối với HĐMBHHQT là một công việc bắt buộc nếu muốn hợp đồng đó
thực hiện có hiệu quả. Thêm nữa, trên thực tế, mặc dù các bên có quyền tự do
giao kết hợp đồng nhưng bản thân quyền tự do giao kết hợp đồng cũng luôn nằm
trong khuôn khổ của một hệ thống pháp luật. Chính vì mối quan hệ giữa pháp luật
và HĐMBHHQT này mà pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT giữ một vai trò
rất quan trọng, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là cơ sở để xác định giá trị
pháp lý của hợp đồng.

Khi một HĐMBHHQT được ký kết và thực hiện trên thực tế thì hàng loạt
các vấn đề phát sinh đòi hỏi các bên phải giải quyết bởi cùng một lúc nó chịu sự
điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau mà mỗi hệ thống này có thể
quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Ví dụ như hình thức của hợp đồng, chủ
thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng, nội dung thỏa thuận của hợp đồng… Điều
này xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, sự khác biệt về phong tục tập quán,
trình độ phát triển kinh tế, xã hội, chế độ chính trị của các quốc gia khác nhau thì
sẽ khác nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng cùng một vấn đề trong HĐMBHHQT nước ngoài nhưng
nhiều cách giải quyết sẽ khác nhau dẫn đến kết quả cũng khác nhau khi áp dụng
các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, với một tranh
chấp hợp đồng giữa 1 bên là người Việt Nam và 1 bên là người Hàn Quốc, theo
pháp luật của Việt Nam thì thời hiệu khới kiện do vi phạm hợp đồng đã hết nhưng
theo pháp luật của Hàn Quốc thì thời hiệu đó vẫn còn. Do vậy, để đảm bảo sự ổn
định, tính thống nhất cho việc thực hiện hợp đồng hay nói cách khác là hành vi
của các bên trong hợp đồng, tránh gây bất đồng và tranh chấp thì việc lựa chọn
luật áp dụng sẽ giúp tránh được những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ hai, luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT là cơ sở pháp lý để bổ


sung, giải thích những khiếm khuyết, thiếu sót trong hợp đồng.

Trong thực tiễn, sự thỏa thuận trong hợp đồng dù được soạn thảo hoàn hảo
đến mấy cũng không thể dự liệu được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, ngay khi xảy ra sự kiện mà không được các
bên quy định trong các điều khoản của hợp đồng hoặc khi các điều khoản trong
hợp đồng cần được giải thích thì việc xác định nghĩa vụ của các bên sẽ được dựa
trên cơ sở pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Chính vì vậy, đối với các bên
tham gia giao kết HĐMBHHQT, luật áp dụng trong hợp đồng giúp đảm bảo các
quyền và lợi ích chính đáng của họ trong trường hợp hợp đồng giữa các bên
không quy định vấn đề mà các bên đang tranh chấp hoặc cần được giải thích.
1.5. Nguồn luật điều chỉnh HĐMBHHQT
Các nguồn luật áp dụng điều chỉnh HĐMBHHQT mang tính chất đa dạng
và phức tạp. Điều này có nghĩa là HĐMBHHQT có thể phải chịu sự điều chỉnh
không phải chỉ của luật pháp quốc gia (luật nước người bán, luật nước người
mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), mà có thể phải chịu sự điều
chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại hoặc cả án lệ.
Hiện nay, có tất cả bốn nguồn luật mà các chủ thể của HĐMBHHQTT có
thể lựa chọn để làm luật áp dụng cho hợp đồng của mình, đó là: điều ước quốc tế
về thương mại, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia và án lệ. Cụ thể:
1.5.1. Điều ước quốc tế về thương mại.
Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Điều ước quốc tế có thể được
ký kết giữa hai quốc gia gọi là điều ước song phương, hay cũng có thể được ký
kết và gia nhập bởi nhiều quốc gia được gọi là điều ước đa phương.
Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật
áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước
quốc tế đó được áp dụng.
Hiện nay, các điều ước quốc tế về HĐMBHHQT thường được các chủ thể
áp dụng gồm có: Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng
Mua bán Hàng hoá Quốc tế; Quy định số 593/2008 của Nghị viện và Hội đồng
Châu Âu về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp đồng (Rome I) ngày 17/6/2008
(thay thế cho Công ước Rome năm 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp
đồng).
Trong số các điều ước quốc tế này, CISG là công ước quan trọng nhất.
CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
(UNICITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Năm 1968, UNCITRAL đã khởi xướng
việc soạn thảo một công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước La Haye năm
1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song
CISG đã có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản. Công ước này được thông
qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của UNICITRAL với
sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. CISG có
hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của
Công ước).
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, cho đến nay, CISG đã trở thành một trong
các công ước về thương mại quốc tế được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất trên
thế giới. Với 74 quốc gia thành viên trong đó có hầu hết các quốc gia siêu cường
về kinh tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản,
Singapore… Công ước này đã và đang điều chỉnh các giao dịch mua bán hàng
hóa quốc tế chiếm đến hai phần ba thương mại hàng hóa thế giới. Trong danh
sách 74 quốc gia thành viên của CISG, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, bao gồm cả quốc gia phát triển cũng như các
quốc gia đang phát triển, nằm trên mọi châu lục.
Sự thành công của CISG được khẳng định trong thực tiễn với hơn 2500 án
lệ có liên quan (tức là các phán quyết, quyết định giải quyết các tranh chấp hợp
đồng sử dụng hoặc dựa trên các quy định của CISG 1980). Điểm cần nhấn mạnh
là 2500 án lệ này không chỉ phát sinh tại các quốc gia thành viên. Tại các quốc
gia chưa phải là thành viên, Công ước vẫn được áp dụng, hoặc do các bên trong
hợp đồng lựa chọn CISG như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án,
trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp .
Việt Nam hiện tại đã chính thức trở thành thành viên của CISG 1980 vào
ngày 01/01/2017. Do vậy, theo quy định tại Điều 1 của CISG, CISG sẽ được áp
dụng đối với HĐMBHHQT được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam
và thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Khi thương nhân nước ngoài có trụ sở tại một quốc gia là thành viên của
CISG;
b) Khi thương nhân nước ngoài không có trụ sở tại một quốc gia là thành viên
của CISG nhưng hai bên trong HĐMBHHQT lựa chọn luật áp dụng đối với
hợp đồng là luật của một nước thành viên của CISG.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 của CISG, hai bên trong HĐMBHHQT
có thể loại trừ việc áp dụng CISG cho hợp đồng của mình bằng việc quy định rõ
ràng điều này. Trong trường hợp hai bên không quy định hoặc không quy định rõ
ràng việc loại trừ CISG, CISG vẫn sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT giữa hai
bên.
1.5.2. Luật quốc gia
Nguồn luật quốc gia là pháp luật của nước người bán, người mua hoặc
pháp luật của một nước thứ ba có quan hệ mật thiết tới hợp đồng như luật nơi kí
kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng.
Mỗi nguồn luật có những quy định riêng, các chủ thể của hợp đồng phải
tuân theo pháp luật mà mình có quốc tịch, hàng hóa phải được phép mua bán theo
quy định của pháp luật của cả bên bán và bên mua. Luật quốc gia của một nước
sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT khi:
- Các bên thỏa thuận trong HĐMBHHQT. Điều này có nghĩa là các bên
đã lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và đưa vào một điều khoản trong hợp
đồng. Khoản 2 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt
Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
- Khi luật đó được điều ước quốc tế dẫn chiếu đến. Khi các quốc gia mà
các bên mang quốc tịch hoặc có trụ sở trong HĐMBHHQT đã ký kết hoặc gia
nhập một điều ước quốc tế điều chỉnh HĐMBHHQT và nếu điều ước quốc tế đó
dẫn chiếu đến pháp luật một nước nhất định thì pháp luật nước đó sẽ được áp
dụng cho HĐMBHHQT. Khoản 1 Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc
luật Việt Nam.”
- Khi luật đó được tòa án hoặc trọng tài - cơ quan xét xử tranh chấp, lựa
chọn nếu các bên trong hợp đồng không thỏa thuận được với nhau về điều này.
Chẳng hạn, Khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài Việt Nam năm 2010 quy định: “Đối
với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các
bên lựa chọn nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng
tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất”.
Pháp luật mà Hội đồng trọng tài thường cho là phù hợp nhất là “pháp luật của
nước có mối liên hệ gắn bó nhất” với quan hệ hợp đồng (Khoản 3 Điều 664 Bộ
luật Dân sự 2015).
Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015, việc áp dụng pháp
luật nước ngoài phải đảm bảo 02 điều kiện sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài được xác định rõ ràng.
Trường hợp pháp luật nước ngoài không đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu trên
thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
1.5.3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong
một thời gian dài, được sử dụng một cách rộng rãi, có nội dung rõ ràng, cụ thể và
được công nhận và áp dụng thống nhất. Phụ thuộc vào tính chất và giá trị hiệu
lực, tập quán thương mại quốc tế áp dụng đối với HĐMBHHQT có thể chia thành
các loại sau:
1.5.3.1. Tập quán thương mại quốc tế toàn cầu: là các tập quán thương mại
được được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Chẳng hạn:
a) Những nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) của
UNIDROIT. PICC là kết quả của nhiều năm nghiên cứu miệt mài của các nhà
luật học và các chuyên gia hàng đầu về hợp đồng và luật thương mại quốc tế, đại
diện cho các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, nhằm hướng tới cách giải
quyết công bằng cho các vấn đề phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế dù
được nhìn nhận dưới góc độ của bất kỳ hệ thống pháp luật nào. PICC có thể cung
cấp các giải pháp cho các vấn đề phát sinh từ hợp đồng ngay cả khi luật áp dụng
không thể giải quyết được vấn đề đó. Ngoài ra, PICC còn có thể được sử dụng để
giải thích hoặc bổ sung cho các văn bản quốc tế nhằm thống nhất luật. Hơn thế
nữa, PICC có thể được dùng làm mẫu, như một mô hình có tính chất tham khảo
trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý điều chỉnh hợp
đồng trên bình diện quốc gia hoặc quốc tế. Do dó, cùng với CISG, PICC là nguồn
luật được nhắc đến nhiều nhất trong pháp luật cũng như thực tiễn HĐMBHHQT.
b) Các Điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) do Phòng Thương
mại quốc tế (ICC) ban hành. INCOTERMS là tập hợp các tập quán thương mại
quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, áp dụng trong thực
tiễn ký kết HĐMBHHQT nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
việc vận chuyển hàng hóa, trách nhiệm thông quan hàng hóa, nghĩa vụ bảo hiểm,
thời điểm và trách nhiệm chịu rủi ro và chi phí giữa các bên trong hợp đồng. ICC
đã ban hành nhiều bản INCOTERMS và bản mới nhất là INCOTERMS 2020 bắt
đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.
c) Các Tập quán và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP)
của ICC. Đây là tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ, có thể được áp dụng trong HĐMBHHQT. ICC đã
ban hành nhiều bản nhưng mới nhất là UCP 600 bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/07/2007.
Ngoải ra, trong thanh toán quốc tế đối với HĐMBHHQT các bên có thể áp
dụng các tập quán về phương thức thanh toán nhờ thu theo “Các Quy tắc thống
nhất về nhờ thu Bản sửa đổi 1996 số 522” của ICC, có hiệu lực từ 01/01/1996.
1.5.3.2. Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quán
thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví
dụ: Bộ luật Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ (UCC) cũng quy định điều kiện
giao hàng trên tàu (Free on Board - FOB) như INCOTERMS 2020. Điều kiện
FOB của Hoa Kỳ có hai loại là FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) và FOB
nơi đến (the place of destination). Tuy nhiên, FOB nơi đến có một điểm khác biệt
so với INCOTERMS 2020, theo đó bên bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng
được giao cho bên mua tại nơi đến; trong khi đó, FOB trong INCOTERMS 2020
lại quy định, bên bán chịu rủi ro cho đến khi hàng được xếp an toàn lên tàu. Như
vậy, nếu áp dụng FOB ở khu vực Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp
hay FOB nơi đến.
1.5.3.3. Tập quán thương mại giữa hai bên
Tập quán thương mại giữa hai bên là các quy tắc xử sự, có nội dung rõ ràng
đã được hình thành và lặp lại nhiều lần trong thời gian dài giữa các bên, được các
bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong
HĐMBHHQT. Khoản 1 Ðiều 9 của CISG quy định: “Các bên bị ràng buộc bởi
tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập”.
Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng cho HĐMBHHQT trong các
trường hợp sau:
Thứ nhất, tập quán thương mại đó được các bên thỏa thuận áp dụng, ghi
nhận trong hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nên các bên chủ thể
có quyền thỏa thuận áp dụng tập quán điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của họ. Khi
đó, tập quán có giá trị ràng buộc đối với các bên. Tuy nhiên, theo quy định của
pháp luật hầu hết các nước thì việc thỏa thuận áp dụng tập quán phải thỏa mãn
một số nguyên tắc nhất định. Ví dụ: theo quy định Khoản 2 Điều 5 Luật Thương
mại 2005 thì “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được
thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp
luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán
thương mại quốc tế trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp
luật Việt Nam được áp dụng (Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015).
Thứ hai, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã ngầm thừa nhận áp
dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch của họ. Trong trường hợp này,
nếu cơ quan xét xử cho rằng có đủ cơ sở để khẳng định các bên trong
HĐMBHHQT đã biết hoặc phải biết về những tập quán thương mại quốc tế phổ
biến mà bất cứ bên nào trong những hoàn cảnh tương tự sẽ áp dụng, thì tập quán
thương mại quốc tế đó sẽ được áp dụng. Điều 9 CISG quy định: “Trừ khi có thỏa
thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập
quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ
biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên
đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan”. Những tập
quán thương mại quốc tế phổ biến như vậy có thể là INCOTERMS, PICC hoặc
UCP 600.
1.5.4. Án lệ
Án lệ hay còn gọi là tiền lệ pháp được hình thành từ thực tiễn xét xử của
Tòa án. Tại các nước theo hệ thống Thông Luật (Common Law) như Anh, Hoa
Kỳ, các tòa án thường sử dụng một hoặc một số phán quyết của tòa án đã được
công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp tương tự.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụng các phán quyết
của tòa án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của các việc sử dụng án lệ đang có
xu hướng gia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.
Tại Việt Nam, Điều 1 và Điều 8 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP
ngày 18/06/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình
lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ quy định: “Án lệ là những lập luận, phán
quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ
việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp
dụng trong xét xử” và “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp
dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được
giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng
Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của
Tòa án.”
Như vậy, quy định nêu trên trong Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã mở
ra khả năng áp dụng án lệ trong các tranh chấp HĐMBHHQT.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ
2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về pháp luật áp dụng đối với
HĐMBHHQT
2.1.1. Pháp luật áp dụng đối với chủ thể của HĐMBHHQT
Chủ thể của HĐMBHHQT là người bán, người mua có trụ sở thương
mại đặt ở các nước khác nhau. Chủ thể là bên Việt Nam tham gia quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân theo quy định của Điều 6 Luật
Thương mại năm 2005. Trong số các vấn đề về chủ thể, năng lực chủ thể
đóng một vai trò quan trọng đối với giá trị hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng
chỉ có hiệu lực nếu các bên có đầy đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể,
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.
Đối với năng lực chủ thể của cá nhân, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về
vấn đề luật áp dụng như sau: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được
xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước
ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.” (Điều 673) và “Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người
đó có quốc tịch” (Khoản 1 Điều 674). Tuy nhiên, “trường hợp người nước
ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi
dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
(Khoản 2 Điều 674).
Đối với năng lực chủ thể của pháp nhân, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp
nhân thành lập” và “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của
pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại,
giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân;
trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ
của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc
tịch” (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 676). Tuy nhiên, “trường hợp pháp nhân
nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật
Việt Nam.” (Khoản 3 Điều 676).
Ngoài ra, đối với HĐMBHHQT, theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-
CP về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân Việt Nam
được phép xuất, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề đăng ký
kinh doanh trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất, nhập khẩu hoặc hàng hóa
tạm ngừng xuất, nhập khẩu.
Ngoài ra, cũng theo quy định nêu trên, chi nhánh của thương nhân được
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. Đối với tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước
ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm
vi điều chỉnh của Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải thực hiện các cam kết của
Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Danh mục
hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các
quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan, bao
gồm Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Điều 4 của Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31/05/2007
quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài
không có hiện diện tại Việt Nam thì các thương nhân nước ngoài không có
hiện diện thương mại tại Việt Nam thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành
viên của WTO và các quốc gia, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với
Việt Nam về vấn đề xuất, nhập khẩu hàng hóa, pháp luật Việt Nam được
quyền: thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu khi được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với các loại hàng hoá
được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và
theo lộ trình cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam; thực hiện mua hàng
hoá để xuất khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu với thương nhân Việt Nam có
đăng ký kinh doanh các loại hàng hoá đó theo quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam.
Hơn nữa, pháp luật Việt Nam còn cho phép thương nhân nước ngoài
được đặt chi nhánh tại Việt Nam và chi nhánh của thương nhân nước ngoài
cũng có thể ký kết, thực hiện các HĐMBHHQT (Điều 16, 19 Luật Thương
mại năm 2005, Điều 31 của Nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy
định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam).
2.1.2. Pháp luật áp dụng đối với hình thức của HĐMBHHQT
HĐMBHHQT có thể được giao kết thông qua nhiều hình thức: bằng
lời nói, bằng hành vi cụ thể, bằng văn bản. Do hình thức của hợp đồng là căn
cứ để xác định người bán, người mua đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ
đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, xác định trách
nhiệm dân sự của các bên, cho nên hình thức của HĐMBHHQT có vai trò
quan trọng trong việc chứng minh sự thỏa thuận của các bên cũng như là một
điều kiện về tính hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật các nước lại
quy định về hình thức của hợp đồng khác nhau. Điều này dẫn đến cùng một
HĐMBHHQT nhưng ở quốc gia này được xem là phù hợp nhưng ở quốc gia
khác lại không được công nhận vì không đáp ứng được điều kiện về hình thức
do pháp luật quốc gia đó quy định.
Điều 11 của CISG quy định: “Hợp đồng mua bán không cần phải được
ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác
về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi
cách, kể cả những lời khai của nhân chứng”. Việc quy định như vậy đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các bên của chủ thể hợp đồng thuộc các nước thành
viên công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên,
Điều 96 của CISG cũng đã quy định, nếu luật của một nước thành viên quy
định hợp đồng phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản quy định này
của nước thành viên đó phải được tôn trọng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Luật Thương mại 2005: “Mua
bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Theo Khoản 15
Điều 3 Luật Thương mại 2005: “ Các hình thức có giá trị tương đương văn
bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo qui định của pháp luật ”.
Trong khi đó, các hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam ký kết với
các nước đều quy định luật áp dụng đối với hình thức của HĐMBHHQT là
pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng, chẳng hạn: Hiệp định Tương trợ
Tư pháp Việt Nam - Ucraina (Khoản 1 Điều 32: “Hình thức hợp đồng được
xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi giao kết hợp đồng đó […]”), Hiệp
định Tương trợ Tư pháp Việt Nam - Belarus (Khoản 1 Điều 37: “Hình thức
hợp đồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi giao kết hợp
đồng”), Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam- Bungari (Khoản 1 Điều 29:
“[…] Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi phải thực
hiện hợp đồng cũng được coi là hợp thức”), Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt
Nam- Mông Cổ (Khoản 1 Điều 40: “[…] Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp
luật nơi Ký kết hợp đồng cũng được coi là hợp thức”).
Ngoài ra, Khoản 7 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định:
“Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình
thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp
với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc
pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp HĐMBHHQT không
được giao kết bằng văn bản, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó thì hình thức đó vẫn được công nhận.
Nhìn chung, một HĐMBHHQT sẽ được công nhận hiệu lực về mặt
hình thức tại Việt Nam nếu nó đáp ứng được điều kiện của một trong ba hệ
thống pháp luật: pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, pháp luật nước nơi giao
kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho
các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế phát triển và góp phần ngăn chặn sự
lạm dụng vấn đề hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức khi một bên cố tình nại
ra.
2.1.3. Pháp luật áp dụng đối với nội dung của HĐMBHHQT
Nội dung của hợp đồng là sự thể hiện thỏa thuận, biểu hiện ý chí tự
nguyện của các chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các
bên đối với nhau. Đây là nội dung quan trọng nhất của một hợp đồng nói
chung và HĐMBHHQT nói riêng. Một hợp đồng có nội dung càng chi tiết, cụ
thể thì càng dễ thực hiện trên thực tế và khi phát sinh các tranh chấp càng dễ
giải quyết. Xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp
đồng, pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc tự do thỏa thuận của các
bên tham gia hợp đồng là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hợp đồng. Như vậy,
đối với HĐMBHHQT, các bên tham gia có quyền thỏa thuận mọi vấn đề liên
quan đến hợp đồng trong đó có vấn đề pháp luật áp dụng điều chỉnh nội dung
của hợp đồng.
Xét về mặt lý thuyết, pháp luật điều chỉnh nội dung của hợp đồng có
thể là luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng, luật của nước
nơi tồn tại tài sản là đối tượng của hợp đồng, luật do các bên lựa chọn... Tuy
nhiên, với nguyên tắc tự do ý chí và tự do thỏa thuận, các bên khi giao kết
hợp đồng có quyền lựa chọn bất kỳ hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh nội
dung của hợp đồng, miễn là việc áp dụng hệ thống pháp luật đó hoặc hậu quả
của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các bên
hữu quan. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và là một nguyên
tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới . Hệ thống
pháp luật do các bên lựa chọn được coi là pháp luật cơ bản trong việc giải
quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng. Hệ thống pháp luật này
sẽ bổ sung, giải thích cũng như thẩm định tính hợp pháp về nội dung hợp
đồng.
Điều 3 Quy định Rome I quy định “Một hợp đồng sẽ được điều chỉnh
bởi luật mà các bên chọn. Sự chọn lựa này có thể được thể hiện rõ ràng bằng
các điều khoản trong hợp đồng hoặc thông qua hoàn cảnh cụ thể của từng vụ
việc. Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ hợp
đồng”. Điều 1 của PICC cũng thừa nhận nguyên tắc tự do thỏa thuận này:
“Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp
đồng”.
Pháp luật Việt Nam cũng cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn
pháp luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng như tại Khoản 1 Điều 683 Bộ
luật Dân sự 2015: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”. Tuy nhiên, sự tự do thỏa thuận
của các bên không phải là vô giới hạn mà phải nằm trong khuôn khổ pháp
luật, Khoản Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Pháp luật nước ngoài
được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Hậu
quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam; b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác
định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp
luật tố tụng.”
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn quy định trường hợp hạn chế
quyền tự do thỏa thuận của các bên trong HĐMBHHQT khi các bên muốn
thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Khoản 6 Điều 683 Bộ luật Dân
sự 2015 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp
dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý”.
Trên thực tế, có trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến
HĐMBHHQT nhưng các bên lại không thỏa thuận chọn luật áp dụng trong
hợp đồng. Trong những trường hợp như vậy, việc lựa chọn hệ thống pháp luật
áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ được
áp dụng theo nguyên tắc “pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối
với hợp đồng”. Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường
hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước
có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.
Theo Khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật của nước nơi
người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân được coi
là có mối liên hệ gắn bó nhất với HĐMBHHQT. Tuy nhiên, theo Khoản 3
Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp chứng minh được pháp luật của
nước khác với pháp luật của nước nơi người bán cư trú/thành lập có mối liên
hệ gắn bó hơn với HĐMBHHQT thì pháp luật áp dụng đối với HĐMBHHQT
là pháp luật của nước đó (chẳng hạn pháp luật của nước mà HĐMBHHQT
được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại nước đó).
Ngoài ra, các bên cũng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán
thương mại quốc tế phổ biến như INCOTERMS, PICC, UCP 600 để điều
chỉnh HĐMBHHQT của mình. Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy
định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp
luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với HĐMBHHQT tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
Sau 11 năm đàm phán, ngày 11/01/2017 Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO và đây là
bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế nước ta. Có thể nói, việc Việt Nam gia
nhập WTO đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc cho nền kinh tế nước
nhà, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn. Hệ thống pháp luật
về kinh doanh, thương mại nói chung và về HĐMBHHQT nói riêng từ thời
điểm Việt Nam gia nhập WTO đã thể hiện sự tiến bộ đáng ghi nhận.
Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế góp phần điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế đi đúng quỹ đạo của nó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên;
đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát đối với lĩnh vực mua bán
hàng hóa quốc tế ở nước ta. Một loạt vản bản pháp luật đã được ban hành để
điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015,
Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm
2005, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày
15/01/2018 quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương
về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua
bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam... góp phần tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư lành
mạnh đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng hiệu quả.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều biến động do tác động
của các yếu tố khác nhau, từ khách quan đến chủ quan, từ yếu tố trong nước
đến yếu tố ngoài nước. Vì vậy, tình hình hoạt động giữa mua bán hàng hóa
quốc tế giữa các lĩnh vực, mặt hàng và giữa các doanh nghiệp cũng khác
nhau.
2.2.1.1. Khái quát tình hình xuất, nhập khẩu
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất
nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 12/2022 đạt 56,32 tỷ USD, giảm
1,7% so với tháng 11, tương ứng giảm 975 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu là
29,03 tỷ USD, tăng 10 triệu USD so với tháng 11, nhập khẩu là 27,29 tỷ
USD, giảm 3,5%, tương ứng giảm 985 triệu USD.
Tính cả năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với năm 2021.
Trong đó, trị giá xuất khẩu là 371,3 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng
35,14 tỷ USD so với năm trước; trị giá nhập khẩu là 358,9 tỷ USD, tăng
7,8%, tương ứng tăng 26,06 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12 thặng dư 1,74 tỷ USD,
đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa cả năm 2022 lên 12,4 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 38,04 tỷ USD,
giảm 4% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2022 lên 506,83 tỷ
USD, tăng 9,3% (tương ứng tăng 43,22 tỷ USD) so với năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng
này là 20,94 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất
khẩu hàng hóa trong năm 2022 của doanh nghiệp FDI lên 273,63 tỷ USD,
tăng 11,6% (tương ứng tăng 28,5 tỷ USD) so với năm 2021 và chiếm 73,7%
tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong
tháng 12/2022 là 17,1 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước, đưa trị giá nhập
khẩu của khối này trong năm 2022 đạt 233,2 tỷ USD, tăng 6,7% (tương ứng
tăng 14,7 tỷ USD) so với năm 2021, chiếm 65% tổng trị giá nhập khẩu của cả
nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng
12/2022 đạt thặng dư 3,83 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong cả năm
2022 lên mức thặng dư 40,42 tỷ USD.
2.2.1.2. Thị trường xuất, nhập khẩu
Trong năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với
châu Á đạt 475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ
trọng cao nhất (65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là:
châu Mỹ: 153,73 tỷ USD, tăng 10,5%; châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%;
châu Đại Dương: 17,62 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm
3,9% so với năm 2021.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một
số thị trường lớn trong năm 2022 và so với năm 2021
Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu
Trị giá So với Tỷ Trị giá So với Tỷ
(Tỷ năm trọng (Tỷ năm trọng
USD) 2021 (%) USD) 2021 (%) (%)
(%)
Châu Á 177,26 9,5 47,7 298,03 9,6 83,0
- ASEAN 33,86 17,7 9,1 47,28 14,9 13,2
- Trung Quốc 57,70 3,3 15,5 117,95 7,2 32,9
- Hàn Quốc 24,29 10,7 6,5 62,09 10,5 17,3
- Nhật Bản 24,23 20,4 6,5 23,37 2,6 6,5
Châu Mỹ 128,09 12,2 34,5 25,64 2,5 7,1
- Hoa Kỳ 109,39 13,6 29,5 14,47 -5,2 4,0
Châu Âu 55,73 9,2 15,0 19,71 -11,8 5,5
- EU (27) 46,07 15,0 12,4 15,26 -9,5 4,3
Châu Đại Dương 6,60 20,7 1,8 11,02 26,5 3,1
Châu Phi 3,61 0,0 1,0 4,50 -6,8 1,3
Tổng 371,30 10,5 100,0 358,90 7,8 100,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
a) Thị trường xuất khẩu
Trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 12/2022 đạt 29,03 tỷ
USD, tăng nhẹ 10 triệu USD so với tháng trước.
Một số nhóm hàng giảm so với tháng trước như: điện thoại các loại
và linh kiện giảm 1,42 tỷ USD, tương ứng giảm 31,4%; máy ảnh, máy
quay phim & linh kiện giảm 108 triệu USD, tương ứng giảm 17,6%...
Ngược lại, một số nhóm hàng tăng so với tháng trước như: máy vi
tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 716 triệu USD, tương ứng tăng
17,6%; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 135 triệu USD, tương ứng tăng 11,5%; cà
phê tăng 121 triệu USD, tương ứng tăng 32%; sắt thép tăng 114 triệu USD,
tương ứng tăng 24,2%...
Trong năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,3 tỷ
USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng tới 35,14 tỷ USD so với năm
trước. Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,43 tỷ
USD; giày dép các loại tăng 6,15 tỷ USD; hàng dệt may tăng 4,82 tỷ USD;
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,74 tỷ USD; thủy sản tăng
2,04 tỷ USD…
Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
trong năm 2022 và so với năm 2021
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong
tháng 12/2022 đạt trị giá 3,1 tỷ USD, giảm 31,4% so với tháng trước.
Tính cả năm 2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh
kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,8% so với năm 2021. Trong đó xuất khẩu
nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 16,26 tỷ USD, tăng 7,1%;
sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 11,88 tỷ USD, tăng 22,5%; sang EU đạt
6,7 tỷ USD, giảm 15,1%; sang Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3%... so
với năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm
hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,79 tỷ
USD, tăng 17,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong năm 2022 đạt 55,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021.
Trong năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện sang Hoa Kỳ đạt 15,94 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước; sang thị
trường Trung Quốc đạt 11,88 tỷ USD, tăng 7,3%; sang thị trường EU đạt
6,87 tỷ USD, tăng 4,7%; sang thị trường Hồng Kông đạt 5,88 tỷ USD,
giảm 6,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 3,38 tỷ USD, giảm 3,1%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Trong tháng 12/2022,
xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,73 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước
và tính chung cả năm 2022 đạt 45,75 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm
trước.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng này là: Hoa Kỳ đạt
20,18 tỷ USD, tăng 13,3%; EU đạt 5,76 tỷ USD, tăng 32,2%; Trung Quốc
đạt 3,68 tỷ USD, tăng 28,3%; Nhật Bản đạt 2,76 tỷ USD, tăng 7,6%; Hàn
Quốc đạt 2,73 tỷ USD, tăng 7%... so với năm 2021.
Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12/2022
đạt 2,9 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước. Tính cả năm 2022, xuất
khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 37,57 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm
2021.
Trong năm qua, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
đạt 17,36 tỷ USD, tăng 7,9%; sang EU đạt 4,46 tỷ USD, tăng 34,7%; Nhật
Bản đạt 4,07 tỷ USD, tăng 25,8%; Hàn Quốc đạt 3,31 tỷ USD, tăng
12,1%... so với năm 2021.
Giày dép các loại: Trong tháng 12/2022, xuất khẩu giày dép các loại
là 1,85 tỷ USD, giảm nhẹ 3,1% so với tháng trước. Tính chung cả năm
2022, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 23,9 tỷ USD,
tăng tới 34,6%. Như vậy, quy mô xuất khẩu giày dép các loại năm 2022 đã
tăng tới 6,15 tỷ USD so với năm trước.
Biểu đồ 2: Trị giá và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu giày dép các
loại giai đoạn 2013-2022
Xuất khẩu giày dép các loại sang các thị trường chủ lực trong năm
2022 tăng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ
đạt 9,62 tỷ USD, tăng 29,6%; EU đạt 5,91 tỷ USD, tăng 45,3%; Trung
Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 7,3%... so với năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong
tháng 12/2022 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,5% so với tháng trước. Tính cả
năm 2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,01 tỷ USD, tăng 8,1%
so với năm trước.
Trong năm qua, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa
Kỳ đạt 8,66 tỷ USD, giảm 1,3%; sang Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD, tăng
43,8% và Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 31,4%... so với năm trước.
Hàng thủy sản: Tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản là 755 triệu
USD, giảm 4,4% so với tháng 11. Tính cả năm 2022, xuất khẩu hàng thủy
sản của Việt Nam đã đạt 10,92 tỷ USD, tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng
23% so với năm trước.
Trong năm qua, trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 2,13 tỷ
USD, tăng 4% (tương ứng tăng 82 triệu USD); Nhật Bản đạt 1,71 tỷ USD,
tăng 29% (tương ứng tăng 381 triệu USD); Trung Quốc đạt 1,57 tỷ USD,
tăng 61% (tương ứng tăng 598 triệu USD) và EU đạt 1,3 tỷ USD, tăng 21%
(tương ứng tăng 228 triệu USD) so với năm trước.
Sắt thép các loại: Trong tháng 12/2022, lượng xuất khẩu sắt thép
các loại bật tăng mạnh
Biểu đồ: Lượng xuất khẩu sắt thép theo tháng năm 2021 và năm
2022

Sau 6 tháng xuất khẩu ở mức thấp nhất trong hai năm qua, xuất khẩu
sắt thép đã có tín hiệu tăng trở lại khi lượng xuất khẩu tháng 11 tăng gần
11% so với tháng 10 và đến tháng 12 thì bật tăng mạnh, đạt 823 nghìn tấn,
tăng 40,2% so với tháng trước đó; trị giá là 584 triệu USD, tăng 24,2%.
Tuy nhiên, so với năm trước, lượng sắt thép các loại xuất khẩu năm
2022 chỉ đạt 8,4 triệu tấn với trị giá 7,99 tỷ USD, giảm 35,9% về lượng và
giảm 32,2% về trị giá (tương ứng giảm 3,8 tỷ USD).
Lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong năm 2022 chủ yếu sang các
thị trường: ASEAN với 3,55 triệu tấn, giảm 7,1%; EU với 1,55 triệu tấn,
giảm 15%; Hoa Kỳ với 682 nghìn tấn, giảm 35%... so với năm trước.
Đặc biệt, lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung
Quốc chỉ là 99,2 nghìn tấn, trong khi con số xuất khẩu sang thị trường này
của năm trước lên tới 2,63 triệu tấn.
b) Thị trường Nhập khẩu
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2022 đạt 27,29 tỷ USD,
giảm 3,5% (tương ứng giảm 985 triệu USD) so với tháng trước; trong đó,
giảm chủ yếu ở các nhóm hàng: điện thoại các loại & linh kiện giảm 526
triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 246 triệu
USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 222 triệu USD...
Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt
358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất là
máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,33 tỷ USD, tương ứng
tăng 8,4%; xăng dầu các loại tăng 4,86 tỷ USD, tương ứng tăng 118,5%;
hóa chất tăng 1,5 tỷ USD, tương ứng tăng 19,6%; than đá tăng 2,69 tỷ
USD, tương ứng tăng 60,2%; dầu thô tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng
50,1%...
Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng có trị giá nhập khẩu cao nhất trong
năm 2022 so với năm 2021.

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong
tháng là 5,79 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng trước. Tính chung, trị giá
nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2022 đạt 81,88 tỷ USD, tăng 8,4% so
với năm trước.
Trong năm 2022, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng này từ
các thị trường: Trung Quốc đạt 24,06 tỷ USD, tăng 9,6%; Hàn Quốc đạt
23,2 tỷ USD, tăng 14,3% và Đài Loan đạt 11,07 tỷ USD, tăng 15,1%... so
với năm 2021.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong
tháng đạt 3,54 tỷ USD, giảm 6,5% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập
khẩu nhóm hàng này trong năm 2022 là 45,19 tỷ USD, giảm 2,4% so với
năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này
cho Việt Nam trong năm 2022 với trị giá là 24,29 tỷ USD, giảm 2,5%; tiếp
theo là các thị trường Hàn Quốc với 6,24 tỷ USD, tăng 2,1%; Nhật Bản với
4,29 tỷ USD, giảm 3,8%... so với năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao
gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị
giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2022 đạt 1,9 tỷ USD, giảm
mạnh 13,9% so với tháng trước, tương ứng giảm 308 triệu USD. Do xuất
khẩu hàng dệt may trong quý I thường thấp nhất trong năm nên nhập khẩu
nguyên phụ liệu trong tháng 12 cũng giảm theo tính chu kỳ.
Tính chung trong năm 2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng
này đạt 27,96 tỷ USD, tăng 6%, tương ứng tăng 1,58 tỷ USD so với năm
2021.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ
liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong năm 2022, chiếm
tỷ trọng 50%, với 14,06 tỷ USD, tăng 3,1% so với năm 2021. Tiếp theo là
các thị trường: Đài Loan với 2,59 tỷ USD, tăng 4,7%; Hàn Quốc với 2,53
tỷ USD, giảm 1,2%; Hoa Kỳ với 1,78 tỷ USD, tăng 10,2%...
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng đạt 1,41 tỷ USD, giảm 27,1% so với tháng trước. Tính cả năm 2022,
trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 21,13 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm
2021.
Hàn Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp hai nhóm hàng này cho
Việt Nam trong năm 2022 với trị giá đạt 11,49 tỷ USD, tăng 7,1%; tiếp
theo là các thị trường Trung Quốc với gần 8,06 tỷ USD, giảm 12,7%; Đài
Loan với 414 triệu USD, tăng 13,9% so với năm 2021.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập
khẩu về Việt Nam trong tháng là 21.895 chiếc, giảm 3,7% so với tháng
trước. Trong năm 2022 lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu là
173.467 chiếc, tăng 8.5% so với năm trước.
Trong năm 2022, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam
chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 144.912 chiếc, tăng 32.1%,
tương ứng tăng 35.185 chiếc; tiếp theo là ô tô tải đạt 17.967 chiếc, giảm
48,3%, tương ứng giảm 16.813 chiếc; ô tô loại khác là 9.752 chiếc, giảm
34.9%, tương ứng giảm 5.237 chiếc so với năm 2021. Riêng ô tô trên 9 chỗ
ngồi, trong năm 2022, Việt Nam chỉ nhập về 836 chiếc.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2022
chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 75% tổng lượng nhập
khẩu của cả nước. Trong đó: nhập khẩu từ Inđônêxia là 72.671 chiếc, tăng
64.2%; nhập khẩu từ Thái Lan là 72.032 chiếc, giảm 10,9% so với năm
2021.
Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu trong tháng 12 là là hơn 944
nghìn tấn, với trị giá là 823 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 10,9%
về trị giá so với tháng trước.
Lượng nhập khẩu trong năm 2022 là là 8,87 triệu tấn với trị giá đạt
8,97 tỷ USD, tăng mạnh 27,7% về lượng và tăng 118,5% (tương ứng tăng
4,86 tỷ USD) về số tuyệt đối so với năm 2021.
Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 4,74 triệu tấn, tăng 1,5% và
chiếm 54% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; lượng xăng
nhập về đạt 1,7 triệu tấn, tăng 2,3 lần và chiếm 21%; lượng nhiên liệu bay
nhập về đạt 1,46 triệu tấn, tăng 2,2 lần và chiếm 16% lượng nhập khẩu
xăng dầu của cả nước.
Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong năm 2022
chủ yếu từ Hàn Quốc là 3,22 triệu tấn, tăng 96,3%; Singapo là 1,49 triệu
tấn, tăng 17,7% trong khi đó nhập khẩu từ Malaixia là 1,42 triệu tấn, giảm
37,7%...
Sắt thép các loại: Trong năm 2022, lượng nhập khẩu sắt thép đạt
11,68 triệu tấn, giảm 5,6% nhưng trị giá đạt 11,92 tỷ USD, tăng 3% so với
năm trước. Lượng giảm nhưng trị giá tăng chủ yếu do đơn giá nhập khẩu
sắt thép trong năm qua tăng cao 9,2% so với năm 2021 (tương ứng tăng
gần 86 USD/tấn).
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường: Nhật Bản đạt
1,91 triệu tấn, tăng 1,3%, Hàn Quốc đạt 1,23 triệu tấn, giảm 17,7% so với
năm 2021. Trung Quốc với lượng đạt 5,1 triệu tấn, tăng gần 2%,
Đối với thị trường Trung Quốc, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ
thị trường này trong năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn, tăng gần 2% so với năm
trước. Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này lại giảm mạnh,
chỉ đạt 991 nghìn tấn, giảm 96,2% so với năm 2021.
Nhóm hàng lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn gia súc: Trong
tháng 12/2022, nhập khẩu nhóm hàng lúa mỳ, ngô, đậu tương và thức ăn
gia súc các loại đạt 1,19 tỷ USD, tăng 20,7% so với tháng trước. Nhập
khẩu nhóm này trong năm 2022 là 11,72 tỷ USD, tăng 13,5%, tương ứng
tăng 1,4 tỷ USD so với năm trước.
Trong năm 2022, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lúa mỳ, ngô, đậu
tương và thức ăn gia súc từ các thị trường chính: Achentina đạt 3,73 tỷ
USD, tăng 6,8%, Brazil đạt 2,4 tỷ USD, tăng 39,6%; Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ
USD, giảm 12% so với năm trước.
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THÁNG 12/2022 VÀ NĂM 2022
Stt Chỉ tiêu Giá trị

(A) (B) (C)


I Xuất khẩu hàng hoá (XK)
1 I.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 12/2022 29,029
(Triệu USD)
2 I.2 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 0.0
12/2022 so với tháng 11/2022 (%)
3 I.3 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng -15.8
12/2022 so với tháng 12/2021 (%)
4 I.4 Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 (Triệu USD) 371,304
5 I.5 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu năm 2022 10.5
so với năm 2021 (%)
II Nhập khẩu hàng hoá (NK)
6 II.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 12/2022 27,292
(Triệu USD)
7 II.2 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng -3.5
12/2022 so với tháng 11/2022 (%)
8 II.3 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng -14.0
12/2022 so với tháng 12/2021 (%)
9 II.4 Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 (Triệu USD) 358,902
10 II.5 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu năm 7.8
2022 so với năm 2021 (%)
III Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)
11 III.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 56,321
12/2022 (Triệu USD)
12 III.2 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của -1.7
tháng 12/2022 so với tháng 11/2022 (%)
13 III.3 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của -14.9
tháng 12/2022 so với tháng 12/2021 (%)
14 III.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 (Triệu 730,206
USD)
15 III.5 Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu năm 9.1
2022 so với năm 2021 (%)
IV Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)
16 IV.1 Cán cân thương mại tháng 12/2022 (Triệu USD) 1,737
18 IV.2 Cán cân thương mại năm 2022 (Triệu USD) 12,402

2.2.2. Thực tiễn giao kết và thực hiện HĐMBHHQT ở Việt Nam
2.2.2.1. Thực tiễn giao kết và thực hiện HĐMBHHQT tại tỉnh Cao
Bằng
Qua thực tiễn tiếp cận nghiên cứu các HĐMBHHQT của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và qua tiếp xúc trao đổi với lãnh đạo các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về những thuận lợi, vướng mắc
khó khăn trong thực tiễn giao kết và thực hiện HĐMBHH quốc tế trên địa
bàn tỉnh, tác giả rút ra một số nhận xét như sau:
a) Về ưu điểm:
- Chủ thể ký kết hợp đồng hợp pháp, tự nguyện trên cơ sở thỏa
thuận thống nhất ý của các bên.
- Nội dung của hợp đồng không trái với pháp luật. Nội dung
trong hợp đồng cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là việc xác lập nghĩa vụ
trong hợp đồng cụ thể và có tính khả thi.
- Thủ tục và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành.
- Hợp đồng đều đảm bảo đủ điều kiện có hiệu lực.
- Việc thực hiện hợp đồng cơ bản đúng về thời hạn, đảm bảo sự
bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên cũng có hợp đồng giao
hàng chậm do xuất hiện điều kiện bất khả kháng.
b) Về hạn chế:
- Chủ thể ký kết hợp đồng có đội ngũ tham mưu chưa hiểu sâu về
CISG, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế phổ
biến điều chỉnh HĐMBHHQT.
- Trong các hợp đồng hiện nay, chưa có hợp đồng nào trong đó
các bên chủ động lựa chọn CISG làm luật áp dụng cho hợp
đồng.
- Trong một số hợp đồng chưa thực sự chỉ rõ việc lựa chọn luật
áp dụng cho hợp đồng cũng như phương thức giải quyết tranh
chấp (trọng tài, tòa án, thương lượng, hòa giải).
- Kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong HĐMBHHQT còn
chưa nhiều.
Ngoài ra, tác giả còn có một số nhận xét sau đây về thực tiễn thực hiện
HĐMBHHQT tại địa bàn tỉnh Cao Bằng:
- Số lượng giao kết MBHH quốc tế hàng năm chưa nhiều, giá trị của
hợp đồng nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế.
- Hàng hóa xuất khẩu chưa phong phú, số lượng còn ít (chè, măng,
ngô giống), đối tác thường xuyên là bạn hàng còn ít (Đài Loan, Apganixtan,
Lào) thường xuyên nhất là bạn hàng đến từ Lào.
- Trong thực hiện hợp đồng với bạn Lào, vận chuyển hàng hóa đường
xá đi lại khó khăn và xa. Khi bạn vi phạm hợp đồng thường giải quyết bằng
thương lượng, ít khi phạt vi phạm hợp đồng. Phương thức thanh toán thường
bạn trả bằng gỗ, phát sinh vận chuyển và khai thác.
- Giao thông chỉ có đường bộ xa, đi lại khó khăn, không có đường sắt,
hàng không, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện HĐMBHHQT.
- Ngoại ngữ hạn chế, kinh nghiệm của chủ thể giao kết hợp đồng còn
hạn chế do ít được va chạm với thương nhân nước ngoài; khi phát sinh tranh
chấp dễ bị lúng túng trong giải quyết tranh chấp.
2.2.2.1. Thực tiễn giao kết và thực hiện HĐMBHHQT tại Việt Nam
Từ việc nghiên cứu thực tiễn 09 HĐMBHHQT trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng và kết quả hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam trong thời
gian gần đây có thể rút ra một số nhận xét tổng quan như sau:
Thứ nhất, những kết quả đạt được trong hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế tại Việt Nam là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà
ước, UBND các tỉnh, các bộ ban ngành các cơ quan chuyên môn của chính
phủ. Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về
một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường,
giải quyết nợ xấu, Đảng và Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đầu tư, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm
thị trường đầu ra cho sản phẩm bằng việc xây dựng các nhóm giải pháp như:
hỗ trợ xúc tiến đầu tư thương mại và quảng bá doanh nghiệp; thành lập quỹ
phát triển doanh nghiệp; tập huấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về kiến
thức pháp luật kinh doanh, kiến thức pháp luật về hợp đồng xuất nhập khẩu
hàng hóa; tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn và tiếp cận nguốn vốn cho các
doanh nghiệp; trực tiếp đề nghị ngành ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn
đối với các dự án có tính khả thi cao, nhất là các lĩnh vực cần thu hút đầu tư
như: chế biến nông sản, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và dịch vụ du lịch…
Thứ hai, sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng
được hoàn thiện là điều kiện và động lực huy động mọi nguồn lực cho sự phát
triển nhanh và bền vững của kinh tế Việt Nam. Với chính sách kích cầu và
nhiều chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển; tăng thu nhập của người dân,
tăng sức mua hàng hoá, dịch vụ.... Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với
tốc độ khá, hệ thống kết cấu hạ tầng của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng
kể; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch tích cực và đã phát huy được thế mạnh
góp phần thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Những
điều đó đã góp phần thúc đẩy cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, trong
đó có hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đúng định hướng và hiệu quả.
Thứ ba, ý thức pháp luật nói chung và ý thức trong ký kết, thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa của những người quản lý doanh nghiệp đã được
nâng cao rõ rệt. Có được kết quả như vậy không thể không nói tới công tác
tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân nói chung, trong
đó đặc biệt là các nhà đầu tư khi tham gia thành lập các doanh nghiệp.
2.3. Những bất cập, hạn chế trong thực trạng pháp luật áp dụng đối với
HĐMBHHQT
2.3.1. Những bất cập, hạn chế
Tác giả nhận thấy những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp
luật áp dụng đối với HĐMBHHQT có thể kể tới là:
Một là, trình độ và năng lực của những người quản lý trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế trên phương diện chuyên môn cũng
như kinh nghiệm. Hiệu quả vận hành bộ máy doanh nghiệp chưa đáp ứng
được yêu cầu của điều kiện hội nhập. Sự hoạch định chiến lược phát triển
kinh doanh, việc ký kết thực hiện các HĐMBHHQT còn thiếu bài bản, thậm
chí nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa có kiến thức cơ bản về các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã là thành viên
như: Hiệp định thương mại tự do với EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực (RCEP). Điều này đã ảnh hưởng lớn tới khả năng thích
ứng và mở rộng hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế với các doanh nghiệp ở
quốc gia khác.
Hai là, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam không đồng
đều và có kim ngạch thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của tỉnh.
Ví dụ: Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 371 tỷ USD tăng 37,2% so với
năm 2021. Một số nhóm hàng giảm so với tháng trước như: điện thoại các
loại và linh kiện giảm 1,42 tỷ USD, tương ứng giảm 31,4%; máy ảnh, máy
quay phim & linh kiện giảm 108 triệu USD, tương ứng giảm 17,6%... Ngược
lại, một số nhóm hàng tăng so với tháng trước như: máy vi tính, sản phẩm
điện tử & linh kiện tăng 716 triệu USD, tương ứng tăng 17,6%; gỗ & sản
phẩm gỗ tăng 135 triệu USD, tương ứng tăng 11,5%; cà phê tăng 121 triệu
USD, tương ứng tăng 32%; sắt thép tăng 114 triệu USD, tương ứng tăng
24,2%...Trong năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,3 tỷ
USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng tới 35,14 tỷ USD so với năm trước. Trong
đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 7,43 tỷ USD; giày dép
các loại tăng 6,15 tỷ USD; hàng dệt may tăng 4,82 tỷ USD; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,74 tỷ USD; thủy sản tăng 2,04 tỷ USD…
Trong năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt
475,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất
(65,1%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 153,73 tỷ USD,
tăng 10,5%; châu Âu: 75,45 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương: 17,62 tỷ
USD, tăng 24,3% và châu Phi: 8,1 tỷ USD, giảm 3,9% so với năm 2021.
Nhiều lĩnh vực hay mặt hàng phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó đã làm tăng chi phí cho sản xuất, cho sản
phẩm đầu ra, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2022 đạt 27,29 tỷ USD,
giảm 3,5% (tương ứng giảm 985 triệu USD) so với tháng trước; trong đó,
giảm chủ yếu ở các nhóm hàng: điện thoại các loại & linh kiện giảm 526 triệu
USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác giảm 246 triệu USD; chất
dẻo nguyên liệu giảm 222 triệu USD...Tính cả năm 2022, tổng trị giá nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021.
Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng
6,33 tỷ USD, tương ứng tăng 8,4%; xăng dầu các loại tăng 4,86 tỷ USD,
tương ứng tăng 118,5%; hóa chất tăng 1,5 tỷ USD, tương ứng tăng 19,6%;
than đá tăng 2,69 tỷ USD, tương ứng tăng 60,2%; dầu thô tăng 2,61 tỷ USD,
tương ứng tăng 50,1%...thị trường nhập khẩu chủ yếu ở khu vực Châu Á,
châu Âu, Mỹ…
Ba là, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam chưa mang
tính dài hạn và chuyên nghiệp. Do đó, hoạt động này vẫn mang tính mùa vụ
và chưa có chiến lược xây dựng cũng như triển khai thực hiện mang tính
chuyên môn hóa. Sản phẩm trong các hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là
những sản phẩm của một nền kinh tế mang tính tự nhiên, chưa mang tính
công nghiệp, hiện đại. Số lượng lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam có trình
độ ngoại ngữ còn hạn chế vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới việc đàm phán, ký
kết hợp đồng.
Bốn là, các doanh nghiệp khi tham gia đảm phán, ký kết thực hiện các
hợp đồng còn chưa có nhiều kiến thức, ít kinh nghiệm, còn chủ quan. Rất ít
doanh nghiệp có tư duy sử dụng luật sư để tư vấn cho quá trình đàm phán, ký
kết HĐMBHHQT. Chính vì vậy, quá trình đàm phán các điều khoản trong
hợp đồng còn chưa chặt chẽ, có nhiều thiết sót. Thực tiễn cho thấy, khi xây
dựng các điều khoản hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam đều xuất phát từ
ý chí chủ quan, thiếu sự tìm hiểu đầy đủ về đối tác và hầu như để mặc cho
phía đối tác soạn thảo hợp đồng. Do vậy, trong nhiều trường hợp, các doanh
nghiệp Việt Nam đã không dự liệu được các tình huống có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng, và khi phát sinh tranh chấp, đa phần nhận rủi ro
và thiệt hại về phía mình. Ngoài ra, khi phát sinh tranh chấp, các doanh
nghiệp Việt Nam còn lúng túng trong việc xác định được phương hướng và
biện pháp xử lý tranh chấp hiệu quả để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
2.3.2. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
Tác giả cho rằng nguyên nhân của những bất cập, hạn chế nêu trên đối
với việc áp dụng pháp luật trong HĐMBHHQT có thể kể tới như sau:
Một là, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hoặc siêu nhỏ. Do vậy, sự hiểu biết và nhận thức về pháp luật nói chung và
pháp luật điều chỉnh HĐMBHHQT của doanh nghiệp còn rất hạn chế. Ngoài
ra, các doanh nghiệp còn chưa có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin về môi
trường pháp luật, đầu tư, thương mại quốc tế khi tham gia các hoạt động xuất,
nhập khẩu. Điều này đã và đang tác động rất lớn tới tính bền vững và hiệu quả
của các giao dịch thương mại quốc tế nói chung và quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Hai là, số lượng doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam đã phát
triển nhưng so với dân số còn rất thấp và phân bố không đồng đều giữa khu
vực thành thị và vùng sâu, xa. Vì vậy, khả năng thu hút, phát triển đội ngũ
quản lý có trình độ, năng lực tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn còn hạn chế, điều này làm ảnh hướng không nhỏ đến khả năng thực
hiện HĐMBHHQT tại các khu vực này. Ngoài ra, các doanh nghiệp đa số có
quy mô nhỏ về vốn, tài sản kinh doanh, hẹp về lĩnh vực kinh doanh nên tính
chuyên nghiệp hóa còn hạn chế. Trong 11 tháng của năm 2022, cả nước
có 137,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký
là 1.483,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 909 nghìn lao động,
tăng 30,4% về số doanh nghiệp, tăng 2% về vốn đăng ký và tăng 15,9% về số
lao động so với cùng kỳ năm trước. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam
chủ yếu ký kết thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi trong
nước.
Ba là, chất lượng của đội ngũ nhà quản lý tại doanh nghiệp Việt Nam
chưa cao. Trình độ, năng lực của các lãnh đạo công ty không đồng đều giữa
các công ty hoặc thậm chí có sự cách biệt giữa chính những người quản lý
trong một công ty. Các lãnh đạo công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc tham gia tổ chức, điều hành công ty; nhiều quyết định được đưa ra vẫn
còn mang tính chủ quan. Ngoài ra, số lượng lãnh đạo công ty thông thạo
ngoại ngữ, am hiểu môi trường quốc tế còn rất ít; rất hiếm lãnh đạo công ty có
đủ khả năng trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các
tranh chấp HĐMBHHQT. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là, việc tận dụng phát huy lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam còn yếu, do đó khả năng tham gia của doanh nghiệp Việt
Nam vào các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế còn nhiêù hạn chế. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật, nhất là những quy định mới của pháp luật về
HĐMBHHQT nói riêng và các quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh giao
dịch thương mại quốc tế nói chung còn nhỏ lẻ và chưa được thực hiện kịp
thời, thường xuyên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới
định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây
dựng, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế với các nhà đầu tư nước
ngoài.
Năm là, hoạt động hỗ trợ của các các hiệp hội doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp trong việc tìm hiểu pháp luật, môi trường đầu tư, thương mại
quốc tế và giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập. Hiệp hội doanh nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, gắn kết hỗ trợ doanh nghiệp trước
những cơ hội và thách thức mới; là ngôi nhà chung của cộng đồng các doanh
nghiệp, là cầu nối, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp, hội viên;
sát cánh cùng các thành viên; hỗ trợ các doanh nghiệp đề xuất ý kiến tháo gỡ
khó khăn vướng mắc trong quá trình tham gia vào các giao dịch thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nhiều hiệp hội doanh nghiệp vẫn chưa
phát huy và thực hiện tốt vai trò của mình. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn
đối với việc thực hiện hiệu quả các giao dịch thương mại quốc tế nói chung và
HĐMBHHQT của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3
NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG
ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Ở VIỆT
NAM
3.1. Những yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh: cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị
trường có bản chất khác với cơ chế quản lý trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Nền kinh tế kế hoạch tập trung cao độ là nền kinh tế chỉ huy, quy luật giá
trị hầu như chưa được tính đầy đủ, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ
thống các chỉ tiêu kế hoạch. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo
các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu; do vậy Nhà nước can
thiệp bằng cách thức tạo hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư trong hoạt
động đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, xây dựng nền kinh tế thị trường tất yếu phải
xóa bỏ những tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung để thị trường hoạt động
theo đúng quy luật. Tuy nhiên, những dấu ấn của cơ chế kế hoạch tập trung vẫn
tồn tại ngay trong lòng nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng đến hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế. Các quy định của pháp luật hiện hành chưa dự liệu, phản
ánh được các quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác có thể ảnh hưởng
đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thực tiễn..
…Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt
Nam là một đòi hỏi mang tính quy luật trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần phải xác định được một chương trình tổng thể mang
tính khoa học trên phương diện lý luận và thực tiễn nhằm hướng tới xây dựng hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp. Điều đó đòi hỏi không chỉ có
những nỗ lực từ phía Chính phủ mà cần phải nâng cao ý thức của doanh nghiệp,
nhà quản lý, các cơ quan nhà nước và của cả cộng đồng trong việc xây dựng và
thực thi hiệu quả các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt
Nam theo quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước trên cơ sở đổi mới
tư duy quản lý nhà nước và đảm bảo sự công bằng, tiến bộ xã hội
Mở rộng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới đất nước. Chủ
trương đó được ghi nhận trong các Đại hội của Đảng. Nhằm thực hiện đúng
đắn và hiệu quả chủ trương đó, chúng ta đã thực hiện tích cực và chủ động
thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế, tiến hành khẩn trương, vững chắc
việc đàm phán Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập APEC và WTO.
Từ năm 1996 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết khoảng 10 hiệp định
thương mại tự do, trong đó đặc biệt là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(Hiệp định Việt Nam - EU; Hiệp định TPP). Tầm quan trọng của hội nhập
kinh tế quốc tế được tiếp tục khẳng định. Trên tinh thần ấy, chúng ta cần tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm nâng cao vị trí, vai trò bảo vệ lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư, doanh nghiệp và khách hàng. Vai trò của pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế góp phần đảm bảo môi trường cạnh
tranh công bằng, lành mạnh. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế ở Việt Nam luôn theo đúng mục tiêu, đường lối chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước, gắn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn chủ
động hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu khi đề ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được xây dựng trên
quan điểm là hình thành một tư duy pháp lý mới làm cơ sở lý luận cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế. Phải nhận thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những tác động
khác nhau đến nền kinh tế - xã hội. Một mặt, hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là công cụ thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường giúp
các doanh nghiệp tăng trưởng, tiết kiệm chi phí và tạo ra giá trị cộng hưởng
đồng thời đạt được lợi thế cạnh tranh quan trọng, bền vững trên thị trường.
Mặt khác, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “cửa ngõ” dẫn đến hạn chế
hoặc làm giảm cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được xây dựng trên cơ
sở phải thể hiện những giá trị tiến bộ, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xuất
phát từ đặc điểm của nền kinh tế của Việt Nam, phù hợp với các quy định
của khu vực, quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế ở Việt Nam luôn bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của
nền kinh tế, phù hợp với các quy định của khu vực và quốc tế. Mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng ở Việt Nam từ sau
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986). Tuy nhiên, phải
đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng ta mới chính thức
đưa ra khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: "Đảng và Nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN". Vì vậy, trong thời đại ngày nay nhằm thực hiện
có kết quả mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội để Việt Nam có
thể hội nhập với thế giới rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhằm thực hiện
được mục tiêu đó, Nhà nước cần vừa tạo điều kiện thúc đây nền kinh tế hình
thành và phát triển, vừa phải tiến hành quản lí và hướng nó theo những mục
tiêu đã định. Đồng thời, Nhà nước cũng phải xây dựng các thể chế, thiết chế
kinh tế thị trường nhằm làm cho kinh tế thị trường phát triển theo đúng các
quy luật khách quan vốn có. Xây dựng, thực hiện và ngày càng hoàn thiện
chính sách, pháp luật, trong đó có pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế luôn là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở
Việt Nam phải xuất phát từ những hạn chế, bất cập của thực thực tiễn
pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật nói chung trong đó có pháp luật hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế riêng phải phụ thuộc trực tiếp vào các điều
kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Hệ thống pháp luật phải phản ánh
đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hay thấp
hơn trình độ phát triển đó. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta chủ trương thực
hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Đảng ta cũng xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm, tầm nhìn 20 năm (từ năm 2011 đến năm 2030) nhằm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam phải phù hợp với thực trạng nền kinh tế,
thực tiễn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam. Việc
hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một mặt vừa phải
bảo đảm phản ánh được đúng thực tiễn, mặt khác phải loại bỏ được những bất
cập, hạn chế, tồn tại của những quy định hiện hành; đồng thời phải bổ sung
những quy định mới phù hợp với các quy định pháp luật khu vực và quốc tế.
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
phải đặt trên quan điểm hoàn thiện hệ thống hoàn thiện pháp luật nói
chung
Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong 40 năm qua. "Cho
đến nay hệ thống pháp luật đã căn bản trở thành công cụ quan trọng để Nhà
nước quản lí, điều tiết nền kinh tế, tạo tiền đề để thực hiện thành công chủ
trương xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN và Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam". Trong đó, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là một bộ phận của hệ thống pháp luật kinh tế. Hệ thống pháp luật đó được xây
dựng, ban hành và thực thi nhằm bảo vệ được lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá
nhân và khách hàng. Do đó, sự hình thành và phát triển của pháp luật về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế với tư cách là một bộ phận của hệ thống pháp
luật về kinh tế cũng bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối rất nhiều của các bộ phận
khác thuộc hệ thống pháp luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật
Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, pháp luật về cạnh tranh v.v..Ngược lại, pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cũng có những tác động trở lại với tính đồng bộ và
sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Vì vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam cần phải được đặt trong tổng
thể hoàn thiện đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật cấu thành hệ thống pháp luật
để xử lí và giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, đến lợi ích.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam.
Nhằm tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển
năng động của các hoạt động MBHHQT trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế cần phải tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
3.2.1. Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước
Luật Thương mại Việt Nam 2019 ra đời đã đánh dấu một bước chuyển
mình mới trong việc đưa hoạt động thương mại vào nền nếp, khuyến khích và
phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý hành vi bất
hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại. Tuy nhiên, các quy
định trong luật về vấn đề mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn chung chung,
chưa giải quyết triệt để một số vấn đề liên quan. Vì vậy việc sửa đổi một số
nội dung trong luật về vấn đề này là hoàn toàn cần thiết.Cụ thể:
Một là, Xây dựng định nghĩa đầy đủ và thống nhất về mua bán hàng
hóa quốc tế. Chương II Luật Thương mại năm 2019 có quy định về mua bán
hàng hóa trong đó chỉ có 7 điều luật quy định riêng về mua bán hàng hóa
quốc tế và không có điều luật nào trong Luật Thương mại năm 2019 xác định
cụ thể, trực tiếp về khái niệm và phạm vi nội hàm của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông
qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Mặc dù Luật Thương
mại Việt Nam 2019 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa,
nhưng trên cơ sở Điều 428 BLDS Việt Nam 2015 và Khoản 8 Điều 3 Luật
Thương mại Việt Nam 2019, chúng ta có thể đưa ra khái niệm hợp đồng mua
bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận
tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Như
vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của
hợp đồng mua bán tài sản trong pháp luật dân sự (hiểu theo nghĩa rộng).
Luật Thương mại Việt Nam 2019 cũng không quy định về khái niệm
của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc yếu tố quốc tế, nước ngoài của
hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có định nghĩa về mua bán hàng hoá quốc
tế tại Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam 2019 như sau:
“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Như vậy, Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2019 đã nêu ra định nghĩa
bằng cách liệt kê các hình thức cụ thể của việc mua bán hàng hóa quốc tế.
Luật Thương mại 2019 lấy tiêu chí vận chuyển hàng hóa qua biên giới để xác
định một quan hệ mua bán hàng hóa là mua bán hàng hóa quốc tế.
Mặt khác, Điều 758 BLDS Việt Nam 2015 quy định: “Quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia
là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức
Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài”.
Như vậy, khái niệm “mua bán hàng hóa quốc tế” với tư cách là hoạt động
thương mại theo Khoản 1 Điều 27 LTMVN 2019 có phạm vi hẹp hơn so với “
mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài ” xuất phát từ khái niệm “ quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài ” theo Điều 758 BLDSVN 2015.
Về nguyên tắc, Bộ luật Dân sự với tư cách là đạo luật “ gốc ” sẽ có hiệu
lực áp dụng đối với các hoạt động thương mại chưa được điều chỉnh bởi Luật
Thương mại. Hiện nay, hai thuật ngữ pháp lý: “quốc tế” và “yếu tố nước
ngoài” vẫn đang tồn tại song song trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam
và có sự khác biệt về nội hàm. Do đó, khái niệm “ mua bán hàng hóa quốc tế”
của LTMVN 2019 được xây dựng không thống nhất với nguyên tắc xác định
“ yếu tố nước ngoài ” của BLDSVN 2015.
Vì vậy, việc xây dựng khái niệm về mua bán bán hàng hóa trong
LTMVN một cách đầy đủ và tương thích với đạo luật gốc là điều cần thiết.
Hai là, Về vấn đề chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo LTMVN 2019, để trở thành thương nhân, các chủ thể phải có các
điều kiện cần và đủ sau:
- Điều kiện cần: Các chủ thể phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp hoặc là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên.
- Điều kiện đủ: Muốn trở thành thương nhân, các chủ thể phải được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đây là một hạn chế cơ bản của LTMVN 2019 cần được nhanh chóng
khắc phục. Thương nhân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là phải có
giấy phép đăng ký kinh doanh và phải họat động thương xuyên, liên tục tức là
đã bỏ qua khái niệm “ thương nhân thực tế ”. Pháp luật thương mại của nhiều
quốc gia đều có ghi nhận “ thương nhân thực tế ”. Thương nhân thực tế là
thương nhân có thể chưa đăng ký hay vì một lý do nào đó tạm thời chưa đăng
ký kinh doanh. Khi pháp luật đề cập vấn đề này thì điều này dẽ không có
nghĩa pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp không đăng ký. Việc coi kinh
doanh không đăng ký sẽ là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm về
hành chính (Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp). Đến nay, Luật Doanh
nghiệp vẫn thường quan niệm như vậy. Tuy nhiên, khi xử lý các hành vi của
thương nhân thực tế này cần coi chúng là thương nhân và hành vi đó là hành
vi thương mại. Việc xác định như vậy là hợp lý vì lúc đó, hành vi thương mại
trên thực tế không thể coi là hành vi dân sự mà theo đó, chủ nhân của hành vi
có thể thoái thác khỏi trách nhiệm với tư cách của thương nhân. Hiện nay,
thương nhân thực tế được điều chỉnh theo quy định của Nghị định số
39/2017/NĐ-CP nhưng để có sự quy định thống nhất và tập trung hơn, thiết
nghĩ những quy định này cần nhanh chóng bổ sung vào Luật Thương mại.
Ba là, Về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật Thương mại đang thay đổi theo hướng tự do hóa thương mại. Vì
vậy, luật đã trao quyền tự do cho các chủ thể trong vấn đề quy định nội dung
của hợp đồng. Điều này một mặt tạo quyền tự do hợp đồng cho các bên nhưng
mặt khác có thể sẽ gây bất lợi, dễ làm nảy sinh rủi ro cho các bên tham gia
giao kết hợp đồng nếu không có đủ năng lực, trình độ kinh nghiệm trong việc
xây dựng một hợp đồng hàng hóa mang tính chất quốc tế. Vì thế, nên cân
nhắc bổ sung quy định về một số nội dung quan trọng chủ yếu bắt buộc phải
có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bởi đây là một loại hợp đồng
rất phức tạp, mang tính chất quốc tế. Hơn nữa, không phải tất cả mọi chủ thể
kinh doanh đều có kinh nghiệm, kiến thức trong giao kết hợp đồng nên việc
pháp luật có sự chỉ dẫn cho họ là hết sức cần thiết.
Bốn là, tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện một số quy định khác của pháp
luật liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2023. Để Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu sớm đi vào cuộc sống và đảm bảo tính thống nhất
trong toàn bộ hệ thống thuế quan cần xây dựng và ban hành các Nghị định
hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như Luật Cạnh tranh, Luật
Đầu tư, ..và các công cụ kinh tế khác như công cụ thuế quan, về tỷ giá, quản lí
ngoại hối,…góp phần giảm thiểu hạn chế rủi ro trong quá trình ký kết, thực
hiện HĐMBHHQT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sau khi
Việt Nam gia nhập thành viên của Công ước Viên 1980.
Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có tên tiếng Anh là the United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods (hay còn gọi tắt là Công ước
CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL). Được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 4 năm
1980 tại Hội nghị của UNCITRAL với sự có mặt của đại diện 60 quốc gia và
8 tổ chức quốc tế, Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
1988. Mục đích của Công ước là nhằm hướng tới việc thống nhất nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Hiện nay, Công ước Viên
năm 1980 là một trong những Công ước quốc tế về thương mại được phê
chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất, với 83 thành viên (tính đến ngày 01 tháng 4
năm 2022) và hơn 2500 án lệ, ước tính Công ước này điều chỉnh khoảng 2/3
tổng giao dịch thương mại quốc tế. Công ước Viên 1980 là một trong những
nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế. Việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ đem lại cho
Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam những lợi ích sau đáng kể, như:
Thứ nhất, việc gia nhập CISG sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán
hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới
Với tính chất là một văn bản thống nhất luật, Công ước Viên đã thống
nhất hoá được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên
thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật
trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Vì vậy,
khi Việt Nam gia nhập CISG, Việt Nam cũng sẽ được hưởng những lợi ích do
văn bản thống nhất luật này mang lại, đó là giảm bớt xung đột pháp luật trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, tạo khung pháp luật thống nhất, hiện đại
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, một lĩnh vực vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong thương mại quốc tế của Việt Nam.
Những lợi ích này càng được nhấn mạnh khi mà hầu hết các cường quốc
thương mại trên thế giới đều đã gia nhập Công ước Viên, trong đó có rất
nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia,
Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc... Các công ty,
doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng Công ước
Viên cho các hợp đồng mua bán hàng hoá ký với các đối tác nước ngoài.
Thứ hai, việc gia nhập CISG sẽ đánh dấu một mốc mới trong quá trình
tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức
độ hội nhập của Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, mức độ tham gia của Việt Nam vào các điều ước
quốc tế đa phương quan trọng có ảnh hưởng đến thương mại đang ở mức
thấp, dưới mức trung bình của khu vực và trên toàn thế giới. Gia nhập Công
ước Viên sẽ Việt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về
thương mại, từ đó cũng tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam. Các quốc
gia ASEAN, tại Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ ba đã khuyến nghị các
quốc gia gia nhập Công ước Viên nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng
hóa trong khuôn khổ ASEAN. Việc Việt Nam và các quốc gia thành viên
ASEAN khác gia nhập Công ước này cũng sẽ giúp hài hòa hóa pháp luật về
mua bán hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng cộng
đồng Kinh tế ASEAN như đã hoạch định trong Hiến chương ASEAN.
Thứ ba, gia nhập CISG giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa
quốc tế nói riêng và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung của Việt Nam
Khi Việt Nam gia nhập CISG thì các điều khoản của Công ước này sẽ trở
thành các quy phạm của pháp luật Việt Nam áp dụng cho các giao dịch mua
bán hàng hóa quốc tế có liên quan. Đây là một cách thức hiệu quả và ít tốn
kém để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc
tế. Ngoài ra, tại các quốc gia thành viên của Công ước Viên, quá trình áp
dụng Công ước có tác động tích cực tới việc hoàn thiện pháp luật mua bán
hàng hóa quốc gia. Điều này được ghi nhận tại Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Cananda,
các nước Bắc Âu. Các quốc gia này, khi sửa đổi, hoàn thiện pháp luật quốc
gia về mua bán hàng hóa, về hợp đồng, hay về nghĩa vụ, đều đã tham khảo và
nội luật hóa nhiều quy phạm của CISG.
Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia
nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp
quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Điều đáng chú ý
là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành thành viên thứ
2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này. Công ước Viên bắt đầu
có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Việc Việt Nam gia nhập
Công ước Viên 1980 cũng như ký kết các hiệp định Thương mại tự do (FTA)
đã mang lại những cơ hội lớn đồng thời đứng trước những thách thức không
nhỏ. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế trong bối
cảnh đó cần tập trung vào những phương diện sau:
Một là, tại khoản 1, Điều 1 và Điều 4 Luật Thương mại năm 2019 quy
định: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam các hoạt động thương mại phải tuân
thủ theo các quy định tại Luật Thương mại và pháp luật liên quan. Tuy nhiên,
các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp
dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước
ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại). Ngoài ra, đối với
các hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và
trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân Sự 38 vì về mặt
nguyên tắc, BLDS được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác (Khoản 3 Điều 2 BLDS). Do đó, cần tiếp tục rà
soát, đối chiếu các quy định trong 101 điều của CISG và 324 điều của Luật
Thương mại năm 2019 để xác định sự bất tương thích hoặc tương thích để
thuận lợi và phù hợp cho việc áp dụng luật đối với các hoạt động thương mại
có yếu tố nước ngoài, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hai là, đối chiếu với các quy đinh liên quan của CISG, có thể nói, ngoại
trừ một số chi tiết cụ thể, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam liên
quan đến giao kết hợp đồng đều tương thích với những nguyên tắc cơ bản của
Công ước Viên 1980. Chỉ có một số khác biệt nhỏ, thể hiện ở những quy định
chi tiết hơn của Công ước. Ví dụ, CISG quy định cụ thể về điều khoản chủ
yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa (gồm tên hàng, số lượng, giá cả), còn
pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt Nam hiện nay không có quy định
hợp đồng mua bán hang hóa phải có những điều khoản chủ yếu nào. Ngoài
ra, CISG còn quy định rất rõ tại điều 19.3 về nội dung của chấp nhận chào
hàng, qua đó có thể xác định được những sửa đổi bổ sung nào của chấp nhận
chào hàng là cơ bản khiến cho chấp nhận chào hàng đó trở thành một chào
hàng mới. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2023 không có quy định cụ thể như
vậy. Ngoài ra, do yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế, CISG còn đưa ra
quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng khi ngày cuối cùng
của chào hàng lại rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ, trong khi luật Việt Nam
không quy định gì về vấn đề này.Do đó, những quy định cụ thể của CISG cần
được sửa đổi, bổ sung trong Luật Thương mại năm 2019 cho phù hợp.
Ba là, Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể 39.
Riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luật Thương mại 2019
chỉ công nhận theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương. Trong khi đó, CISG công nhận nguyên tắc tự do về
hình thức hợp đồng, nghĩa là một hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất
thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi
và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng 40 . Đây là
một điểm khác biệt cơ bản giữa CISG và pháp luật Việt Nam về hình thức của
hợp đồng. Mặc dù, sự khác biệt này không cản trở việc Việt Nam tham gia
CISG vì Việt Nam có quyền bảo lưu sự khác biệt này theo điều 96 của CISG.
Tuy nhiên, để đảm bảo hạn chế tối đa sự xung đột pháp luật, đảm bảo quyền
tự do kinh doanh, quyền định đoạt của các chủ thể cần sửa đổi quy định về
hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để phù hợp với CISG.
Bốn là, về chế tài hủy hợp đồng. Điều 25 của Công ước Viên 1980 và
Luật Thương mại Việt Nam năm 2019 đưa ra những định nghĩa không hoàn
toàn giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: vi phạm cơ bản là vi
phạm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm, làm cho bên này
không đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng về chế tài hủy hợp đồng.
Ngoài ra, CISG còn quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi
bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn
thêm (khoản 1 Điều 49 và Điều 64 CISG). Luật Thương mại Việt Nam năm
2019 không có quy định tương ứng, do đó, quy định cần được bổ sung trong
Tuật Thương mại.
Năm là, Về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. CISG và Luật Thương
mại Việt Nam cho phép trái chủ lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa
hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn
sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật Thương mại Việt Nam 2019 không có
quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, CISG lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp
dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm
cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện
pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa. Thiết nghĩ, đây là
một vấn đề cần được minh bạch, cụ thể trong Luật Thương mại Việt Nam.
3.2.3. Một số giải pháp nâng khác
Một là, Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
lĩnh vực mua bán hàng hóa. Không ngừng cải tiến công tác chỉ đạo, điều
hành, cải tiến lề lối làm việc ở các cơ quan chuyên môn, nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ phận một cửa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác
thẩm định và cấp phép theo đúng thủ tục và trình tự giải quyết theo ISO 9001-
2018. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong
các quy hoạch của ngành và các đề án, dự án trọng tâm về phát triển công
nghiệp, thương mại của tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và lộ trình. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa theo hướng
xây dựng quy chế phối hợp quản lý của các ngành, làm rõ cơ quan chủ trì,
phối hợp, minh bạch nhiệm vụ các cấp, các ngành để quản lý từng việc, từng
nội dung ở mỗi giai đoạn, mỗi lĩnh vực kinh doanh hàng hóa quốc tế.
Hai là, Xây dựng cơ chế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
trong việc tìm kiếm đối tác, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nhăm xúc
tiến các hoạt động thương mại quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực, tập trung
đào tạo lao động kỹ thuật và lao động quản lý đáp ứng nhu cầu lao động kỹ
thuật cho các doanh nghiệp; tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn về thủ tục
hành chính, vốn, nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư để triển khai đảm bảo
tiến độ thực hiện hiệu quả các giao dịch hàng hóa quốc tế đã ký kết. Triển khai
xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án quy hoạch ngành, sản phẩm
làm cơ sở pháp lý để kêu gọi các nhà đầu tư vào địa bàn Việt Nam.
Ba là, Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới dây chuyền
công nghệ sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để
nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư nguyên liệu, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức thực
hiện và thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật kinh doanh, đặc
biệt là những quy định về nội dung, hình thức, thủ tục ký kết và thực hiện các
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp,
bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích các bên trong quan hệ hợp đồng. Khuyến khích
phát triển mạnh sản xuất công nghiệp gắn với nâng cao chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất; giảm mạnh chi phí sản
xuất, tăng nhanh các sản phẩm có lợi thế; tăng giá trị sản xuất thương mại; giá
trị xuất khẩu các sản phẩm trên địa bàn.
Bốn là, Tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại,
tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. Tăng cường công tác đào
tạo nguồn nhân lực: nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức điều
hành cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Điều đó giúp cho lãnh đạo doanh
nghiệp có niềm tin, bản lĩnh và năng lực đại diện cho nhiều nhà đầu tư khác
ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa. Những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế thường là những hợp đồng có giá trị lớn, do đó nếu trình độ yếu kém,
thiếu kinh nghiệm của nhà quản lý có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp, cho
nhà đầu tư và thậm chí cho một ngành sản xuất. Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm
soát thị trường, kiểm soát các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đóng vai
trò quan trọng trong việc ổn định và lành mạnh thị trường, lưu thông hàng hoá
và giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn.
KẾT LUẬN
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có vị trí vai trò quan trọng trong
hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển bền
vững nền kinh tế quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, trên
thế giới cũng như trong phạm vi quốc gia đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Pháp luật điều chỉnh mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận và đảm
bảo các thiết chế thực thi trong các Điều ước, Công ước quốc tế. Ở các quốc
gia, trong đó có Việt Nam, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được điều
chỉnh bởi hệ thống pháp luật thương mại và những quy định trong pháp luật
có liên quan. Những quy định đó tạo khung pháp lý cho mua bán hàng hóa
quốc tế diễn ra trên thị trường lành mạnh, minh bạch, hiệu quả; đồng thời
nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng do đó nó
mang bản chất chung của hợp đồng. Tuy nhiên, xuất phát từ sự đặc thù của
các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế với các giao dịch khác trong dân sự,
lao động hay mua bán hàng hóa thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế mang những đặc điểm riêng về chủ thể, về hình thức, nội dung, đối
tương hoặc những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, các thiết chế điều chỉnh loại
hợp đồng này cũng được được ghi nhận và bảo đảm thực thi hiệu quả trong
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
4. Thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực
tiễn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đã chỉ rõ
những tính ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về vấn
đề này. Đồng thời xác định được những nguyên nhân của những bất cập hạn
chế quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế. Thực tiễn áp dụng
đó đã ảnh hưởng đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế ở Việt Nam và đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
5. Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các yêu cầu và những giải pháp cơ bản. Các
giải pháp đó bao gồm: tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về
HĐMBHHQT, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Luật Thương
mại năm 2019 về mua bán hàng hóa quốc tế. Luật Thương mại năm 2019 ra
đời trong điều kiện Việt Nam mong muốn gia nhập WTO; tuy nhiên, giai
đoạn hiện nay, thời kỳ “hậu WTO” thì những quy định về mua bán hàng hóa
quốc tế trong Luật Thương mại có một số điểm không còn phù hợp. Bên cạnh
đó, để tạo khung khổ pháp lý về mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp với pháp
luật khu vực và pháp luật quốc tế; đồng thời tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho
các bên tham gia ký kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì
việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sau
khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1980 là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước


1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2023), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2023), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992, 2001) Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 (2012), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
5. Hiến pháp năm 2013;
6. Luật Doanh nghiệp năm 2020;
7. Bộ luật Dân sự năm 2015;
8. Luật Đầu tư năm 2020;
9. Luật Thương mại 2005;
10. Luật Trọng tài Thương mại năm 2010;
11. Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), “Giáo trình Luật Thương mại NXB”
Công an nhân dân, Hà Nội
13. Giáo trình Tư pháp Quốc Tế, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, NXB
Đại học Quốc gia, năm 2013.
14. Phụ lục về biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
15. Báo cáo Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2013, năm 2021, năm 2022 của
Sở Công thương Việt Nam.
16. Báo cáo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch & đầu tư Việt Nam (3 năm).
17. Thúy Hải (2021): “Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”;
http://www.baomoi.com/ai-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung/c/13428905.epi
18. Đồng Ngọc Ba, “Một số vấn đề pháp luật và tực tiễn về các loại hình
Doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 1/2023.
19. IFC (2010): Cẩm nang quản trị công ty, tr 17 – 21.
20. Cao Thị Kim Trinh, Tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, 2004.
21. Nguyễn Thanh Bình, “Những đặc trưng của quản lý Nhà nước bằng pháp
luật đối với công ty cổ phần”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2004.
26. Phạm Duy Nghĩa, “Tổng quan về quản trị công ti ở Việt Nam, Hội thảo
khoa học: Luật doanh nghiệp và luật phá sản trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế- tiếp cận kinh nghiệm từ Đức, Pháp, Nhật”, Đại học Luật Hà Nội
năm 2013.
II. Tài liệu nước ngoài
27. James C. Freund (1979), Lawyering, a Realistic Approach to Legal
Practice, Law Journal Seminars-Press, Mỹ;
30. Brett Cole (2018), M&A Titans: The Pioneers Who Shaped Wall Streets
Mergers and Acquisitions Indutry, Jonh Wiley & Sons, Mỹ;
31. George W. Dent Jr (2009), "BusinessLawyers as Enterprinse Architects",
"BusinessLawyers, Vol 64(2), t279;
32. The United Nation Convention for the International Sale of Goods 1980.
33. Incoterms 2010.
III. Website
34. http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=6009&lang=vi-VN, truy
cập ngày 8/10/2013.35.
35.http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID
=874&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB
%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB
%87u
36.https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n_La#L.E1.BB.8Bch_s.E1.BB.A
D
37. http://www.vneconomy.com.vn, truy cập ngày 04/9/2013.
38. http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=1603&lang=vi-VN, truy
cập ngày 7/2/2021.
39. http://nghiencuuphapluatdoanhnghiep.wordpress.com
40.https://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/262
2/T%C3%ACnh-h%C3%ACnh-chung-v%E1%BB%81-
%C4%91%C4%83ng-k%C3%BD-doanh-nghi%E1%BB%87p- Th
%C3%A1ng-3-v%C3%A0-Qu%C3%BD-I-n%C4%83m-2023.aspx.
41.http://www.taichinhdientu.vn/Home/Nang cao chat luong hoat dong cua
Hiep hoi doanh nghiep/20103/79820.dfis
42.Website CISGVN ngày 21/01/2023
43.http://www.dankinhte.vn/cac-khai-niem-ve-hop-dong-mua-ban-hang-
hoa-quoc-te
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Ông/Bà,

Tôi là Hoàng Tân Hội, hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật
áp dụng đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam” cần được
tham khảo ý kiến của Ông/Bà. Những ý kiến của Ông/Bà rất có ý nghĩa với tôi
trong việc nghiên cứu và tôi xin đảm bảo rằng mọi thông tin mà quý khách cung
cấp sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ông/Bà đã tham gia nghiên cứu!
A. THÔNG TIN NGƯỜI KHẢO SÁT
Ông/bà vui lòng cho biết các thông tin sau:
1. Giới tính:  1. Nam 2. Nữ
2. Nơi công tác của Ông/Bà: ……………………………………………….
3. Vị trí công tác của Ông/Bà:
 1. Giám đốc/ Chủ doanh nghiệp
 2. Quản lý
 3. Nhân viên
4. Thâm niên công tác
 1-5 năm  6-10 năm
11-15 năm  > 15 năm
5. Thu nhập/ tháng:
 > 5 triệu  5 – 15 triệu
16- 25 triệu  > 25 triệu
6. Độ tuổi:
1. 17t – 25t 2. 26t – 35t
3. 36t – 45 t 4. > 45 t
7. Tình trạng hôn nhân
Độc thân  Đã kết hôn
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Ông/Bà vui lòng cho biết đánh giá của bản thân về Pháp luật áp dụng đối với
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
2. Ông/Bà có được cơ quan nhà nước hỗ trợ hiệu quả trong quá trình áp dụng
pháp luật đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam của mình
không?
3. Ông/Bà đánh giá quy định về thủ tục, hồ sơ về áp dụng pháp luật đối với Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp ông bà hiện
nay như thế nào?
4. Ông/Bà đánh giá thời gian giải quyết thủ tục hành chính về áp dụng pháp luật
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp
ông bà như thế nào?
5. Ông/Bà mất bao nhiêu chi phí để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp của mình?
6. Ông/Bà đã gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp của ông bà?
7. Ông/Bà có những thuận lợi gì trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tại Việt Nam đối với doanh nghiệp của ông bà?
8. Ông/Bà có những đề xuất, kiến nghị gì để hoàn thiện quy định pháp luật áp
dụng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đối
với doanh nghiệp hiện nay?

You might also like