You are on page 1of 2

1.

Tên học phần: Luật kinh tế quốc tế


2. Số đơn vị học trình: 3 ĐVHT
3. Trình độ đào tạo
- Cho sinh viên năm thứ 3- 4 các chuyên ngành ngoài ngành Luật
4. Phân bổ thời gian
- Lý thuyết: 32 tiết
- Thảo luận, kiểm tra: 13 tiết
5. Điều kiện tiên quyết

- Pháp luật đại cương


6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của quan hệ kinh tế (Thương mại) quốc tế và
pháp luật về kinh tế quốc tế; những nguyên tắc cơ bản của luật kinh tế quốc tế; Các thiết chế thương mại
quốc tế chủ yếu; Điều chỉnh bằng pháp luật đối với đầu tư nước ngoài; Pháp luật về chuyển giao công
nghệ; Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế.
7. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp đủ thời gian quy định;
- Sưu tầm và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ;
- Chuẩn bị các bài tập;
- Tham gia thảo luận và kiểm tra thường kỳ.
8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
- Lên lớp đủ thời gian.
- Chuẩn bị bài tập, tham gia thảo luận, làm bài tập trên lớp.
- Thực hiện bài kiểm tra thường kỳ.
- Đánh giá kết quả học tập của học phần theo quy định chung của Trường Đại học KTQD trên cơ sở
điểm kiểm tra thường kỳ và thi cuối kỳ.
9. Thang điểm: Từ 0 đến 10.
10. Mục tiêu của học phần
Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp lý cơ bản về luật quốc tế, chú trọng những vấn đề có
liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh để có nhận thức đầy đủ và vận dụng một cách đúng đắn, có
hiệu quả những quy định pháp luật cũng như những định chế, tổ chức quốc tế để xử lý những tình huống
gặp phải khi tham gia các quan hệ kinh tế có yếu tố quốc tế.
11. Nội dung chi tiết học phần
Học phần bao gồm 8 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế và pháp luật về kinh tế quốc tế
I. Quan hệ kinh tế quốc tế
II. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật các quan hệ kinh tế quốc tế
Chương 2: Thiết chế thương mại quốc tế
I . Khái niệm và phân loại thiết chế thương mại quốc tế
II. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
III. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN)
IV. Liên minh Châu Âu (EU)
Chương 3: Điều chỉnh bằng pháp luật đối với đầu tư nước ngoài
I. Đầu tư nước ngoài và pháp luật đối với đầu tư nước ngoài
II. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với đầu tư công cộng
III. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với đầu tư tư nhân nước ngoài
Chương 4: Pháp luật về chuyển giao công nghệ
I. Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh tế quốc tế
II. Pháp luật quốc tế và Việt Nam về chuyển giao công nghệ
III. Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Chương 5: Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế
I. Đặc điểm và các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế
II. Giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế bằng Trọng tài
III. Giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế bằng Toà án
IV. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
V. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN

12. Tài liệu học tập


1. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội. 2005.
2. Các liên kết kinh tế thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Thanh niên. 2003.
3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường Tòa án. Nhà xuất bản Thanh niên. 2004.
4. Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO. Nhà
xuất bản Thanh niên. 2006.
5. Câu hỏi và tình huống Luật Kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê. 2001.
6. Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.
7. Luật Đầu tư 2005
8. Bộ luật Dân sự 2005
9. Luật Chuyển giao công nghệ 2006

You might also like