You are on page 1of 11

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOALUẬT QUỐC TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Hệ đào tạo: Cử nhân (chính quy)


Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Học phần: Lựa chọn
Năm học: 2016- 2017

1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN, KHOA PHỤ TRÁCH HỌC PHẦN

Địa chỉ Khoa phụ trách học phần: Khoa Luật quốc tế, 69 Chùa Láng, Đống Đa,
Hà Nội. ĐT: 0438344540 ext. 3207

1.1. Giảng viên 1

- Họ và tên: Trịnh Hải Yến

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ Luật

- Thời gian, địa điểm tiếp sinh viên: Phòng 206, Nhà B, theo lịch hẹn

- Điện thoại, email:043844540 (ext. 3206), ytrinh.class@gmail.com

1.2. Giảng viên 2


- Họ và tên: Vũ Thị Châu Quỳnh

- Học hàm, học vị: Thạc sĩ Luật

- Thời gian, địa điểm tiếp sinh viên: Sinh viên liên hệ qua điện thoại hoặc
email để hẹn gặp trực tiếp

- Email: quynhvc@gmail.com

1.3. Trợ giảng


- Họ và tên: Tôn Nữ Thanh Bình

- Email: tntbinh.class@gmail.com

2. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

1
2.1. Tên học phần: Luật Đầu tư quốc tế

2.2. Mã học phần: 52.IL.023.2

2.3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 3

2.4. Ngành: Luật quốc tế

2.5. Điều kiện tiên quyết:

- Đã hoàn thành các môn học đại cương và cơ sở ngành


- Đã hoàn thành các môn đại cương cơ sở khối ngành trong đó có môn Công pháp
quốc tế.
2.6. Mô tả tóm tắt học phần:

Luật đầu tư quốc tế quy định việc tiếp nhận và hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài và là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của Công pháp quốc tế.
Các chủ đề chính bao gồm:

• Đặc điểm và lịch sử phát triển của Luật đầu tư quốc tế


• Tổng quan về hiệp định đầu tư song phương (BIT), Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp ước Hiến chương Năng lượng và các
bộ phận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
• Phạm vi áp dụng: định nghĩa về 'nhà đầu tư' và 'đầu tư'
• Các nghĩa vụ không phân biệt đối xử: tối huệ quốc (MFN) và đối xử
quốc gia (NT)
• Nghĩa vụ đối xử "công bằng và thỏa đáng" và "bảo vệ an ninh" với đầu
tư nước ngoài
• Quốc hữu hóa và bồi thường
• Các trường hợp ngoại lệ
• Giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư và Nước nhận đầu tư
2.7. Mục tiêu của học phần

- Về kiến thức: Khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có khả năng:
• Có kiến thức về các lĩnh vực then chốt của pháp luật đầu tư quốc tế, bao
gồm các hiệp định đầu tư đa phương, song phương, và khu vực.
• Phân tích, giải thích và đánh giá tính hiệu quả của các quy định pháp lý
2
• Tham gia thảo luận về tác động của pháp luật đầu tư quốc tế và trọng tài
• Có kiến thức về các cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực Luật đầu
tư quốc tế (bao gồm Công ước Quốc tế về Giải quyết tranh chấp đầu tư)
và sự tương đồng và khác biệt đối với trọng tài thương mại.
- Về kỹ năng: Xuyên suốt khóa học, sinh viên sẽ được nâng cao các kỹ năng sau:
• Kỹ năng làm việc nhóm: Sinh viên được chia thành các nhóm để thảo
luận, so sánh các ý kiến để giải quyết một vụ việc cụ thể.
• Kỹ năng nghiên cứu: Sinh viên được mở rộng kiến thức về môn học
thông qua việc đọc các vụ việc thực tiễn, giáo trình và các tài liệu nghiên
cứu khác liên quan đến đầu tư quốc tế. Trong quá trình học, các bài tiểu
luận viết cũng sẽ yêu cầu sinh viên phải rèn luyện và phát triển kỹ năng
viết.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sinh viên được nâng cao các kỹ năng phân
tích, tư duy phản biện thông qua tiếp cận và làm các bài thi liên quan đến
các vấn đề pháp lý hoặc vụ việc cụ thể.
- Về thái độ:
• Hình thành sự chủ động trong bổ sung, củng cố và nâng cao trình độ
nhận thức về các vấn đề pháp lý quốc tế được học trong học phần;
• Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích và giải quyết
các vấn đề pháp lý quốc tế thực tế;
• Hình thành tính tự tin, bản lĩnh cho sinh viên.

2.8. Phân bổ thời gian học phần

- Nghe giảng lý thuyết: 60%

- Thảo luận, thực hành, làm việc nhóm: 40%

3. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Bài 1: Khái quát chung về Luật đầu tư quốc tế


1. Khái niệm và đặc trưng của Luật đầu tư quốc tế
2. Quá trình phát triển của Luật đầu tư quốc tế
3. Nguồn của Luật đầu tư quốc tế

3
Bài 2: Phạm vi áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư
1. Định nghĩa đầu tư
2. Định nghĩa nhà đầu tư
3. Phạm vi áp dụng theo thời gian

Bài 3: Vấn đề thúc đẩy và chấp nhận đầu tư nước ngoài trong các điều ước quốc tế về
đầu tư nước ngoài
1. Tiêu đề và lời mở đầu
2. Các nghĩa vụ khuyến khích và thúc đẩy đầu tư nước ngoài
3. Các nghĩa vụ trong vấn đề chấp nhận và thiết lập đầu tư nước ngoài

Bài 4: Các nghĩa vụ không phân biệt đối xử


1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
3. Nguyên tắc cấm các biện pháp tùy tiện, vô lý và phân biệt

Bài 5: Các tiêu chuẩn bảo vệ và an ninh và tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng
1. Tiêu chuẩn bảo vệ và an ninh
2. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng

Bài 6: Tước quyền sở hữu và bồi thường


1. Tước quyền sở hữu trực tiếp
2. Tước quyền sở hữu gián tiếp
3. Tiêu chuẩn bồi thường

Bài 7: Các nghĩa vụ khác của nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài
1. Vấn đề chuyển tiền
2. Vấn đề cam kết cụ thể với nhà đầu tư nước ngoài
3. Vấn đề đảm bảo minh bạch
4. Vấn đề yêu cầu về hoạt động
5. Bồi thường đối với các thiệt hại do chiến tranh, phong trào cách mạng hay bất ổn

Bài 8: Các quy định duy trì sự tự do điều tiết của nước nhận đầu tư
1. Ngoại lệ chung

4
2. Ngoại lệ an ninh
3. Ngoại lệ cụ thể đối với một số nghĩa vụ
4. Cơ sở pháp lý miễn trừ nghĩa vụ trong tập quán quốc tế

Bài 9: Cơ chế giải quyết tranh chấp của các điều ước quốc tế về đầu tư nước ngoài
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước

Bài 10: Việt Nam và Luật đầu tư quốc tế


1. Tình hình ký kết các điều ước quốc tế về đầu tư quốc tế của Việt Nam
2. Việc thực thi các điều ước quốc tế về đầu tư của Việt Nam

4. TÀI LIỆU HỌC TẬP

4.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc

Lý thuyết
1. Trịnh Hải Yến, Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 2017
Văn kiện pháp lý
1. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, xem tại
http://investasean.asean.org/files/upload/Doc%2005%20-%20ACIA.pdf
2. Chương 9 Hiệp định CPTPP, xem tại
https://investmentpolicyhub.unctad.org/Download/TreatyFile/5673
3. Hiệp định bảo hộ đầu tư EU-Việt Nam, xem tại
http://trade.ec.europa.eu/doclib/press/index.cfm?id=1437
4. Hiệp định đầu tư song phương Việt Nam-Nhật Bản, xem tại
https://investmentpolicyhub.unctad.org/Download/TreatyFile/1738
Thực tiễn
1. Tập các phán quyết trọng tài do giảng viên cung cấp

4.2. Tài liệu tham khảo lựa chọn


1. Jeswald W Salacuse, The Law of Investment Treaties, Oxford University Press,
2010.

5
2. M Sornarajah, The International Law on Foreign Investment (Cambridge
University Press, 2010)
3. Dolzer, Rudolf and Christoph Schreuer. Principles of International Investment
Law. (Oxford: Oxford University Press, 2012)
4. Hanoi Law University, Textbook on International Investment Law (2017, song
ngữ), xem tại
http://hlu.edu.vn/Images/Post/files/Khoa%20PLTMQT/GT%20L%C4%90TQT%2
0SONG%20NGU-2017.pdf
5. Trinh Hai Yen, The Interpretation of Investment Treaties (Leiden; Boston:
Martinus Nijhoff Publishers / Brill Academic, c2014)
Các websites tham khảo
- Các phán quyết trọng tài giữa nhà đầu tư và quốc gia:
http://investmentpolicyhub.unctad.org/ hoặc http://www.italaw.com/
- UNCTAD Series on issues on international investment agreements:
https://unctad.org/SearchCenter/Pages/results.aspx?k=%20Series%20on%20Issues
%20in%20International%20Investment%20Agreements&start1=1
- OECD Working Papers on International Investment: http://www.oecd-
ilibrary.org/fr/finance-and-investment/oecd-working-papers-on-international-
investment_18151957;jsessionid=1ahny5syl58ik.delta
- ICSID: http://www.worldbank.org/icsid/
- Các hiệp định đầu tư của ASEAN: http://investasean.asean.org/
- Hiệp ước Hiến chương Năng lượng:
http://www.europarl.europa.eu/meetdocs/2014_2019/documents/itre/dv/energy_ch
arter_/energy_charter_en.pdf
- Hiệp định NAFTA:
https://idatd.cepal.org/Normativas/TLCAN/Ingles/North_American_Free_Trade_
Agreement-NAFTA.pdf

5. KẾ HOẠCH VÀ HÌNH THỨC GIẢNG DẠY CỤ THỂ

Buổi Hình thức Số giờ Nội dung Nhiệm vụ sinh viên cần
tổ chức - Tín thực hiện
dạy học chỉ

6
1 Lý thuyết 3LT Khái quát chung về Luật Trịnh Hải Yến, Giáo trình
17/1 đầu tư quốc tế Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 1.
Đề thi FDI Moot 2018
2 Thảo luận 6TH Phạm vi áp dụng của các Trịnh Hải Yến, Giáo trình
21/2 điều ước quốc tế về đầu tư Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 2.
Tóm tắt case:
Malaysian Historical
Salvors, SDN, BHD v. The
Government of Malaysia
Abaclat and Others v.
Argentine Republic
Hussein Nuaman Soufraki v.
The United Arab Emirates
Tokios Tokelés v. Ukraine
FDI Moot 2018: Skeleton
on nationality of investors
Hạn nộp: 5h chiều ngày
19/2, gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com
3 Lý thuyết 3LT Vấn đề thúc đẩy và chấp Trịnh Hải Yến, Giáo trình
28/2 nhận đầu tư nước ngoài Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
trong các điều ước quốc tế Chính trị quốc gia, 2017,
về đầu tư nước ngoài Chương 3.
4 Lý thuyết 3LT Các nghĩa vụ không phân Trịnh Hải Yến, Giáo trình
7/3 biệt đối xử Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 4.
Tóm tắt case:

7
S.D. Myers, Inc. v.
Government of Canada
Archer Daniels Midland
Company and Tate & Lyle
Ingredients Americas, Inc. v.
The United Mexican States
Plama Consortium Limited v.
Republic of Bulgaria
Nykomb Synergetics
Technology Holding AB v.
The Republic of Latvia
Hạn nộp: 5h chiều ngày 5/3,
gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com
5 Thảo luận 6TH Các tiêu chuẩn bảo vệ và Trịnh Hải Yến, Giáo trình
14/3 an ninh và tiêu chuẩn đối Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
xử công bằng và thỏa đáng Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 5.
Tóm tắt case:
Elettronica Sicula S.p.A.
(ELSI) (United States of
America v. Italy)
Azurix Corp. v. Argentine
Republic
Saluka Investments B.V. v.
The Czech Republic
Glamis Gold, Ltd. v. United
States of America
Hạn nộp: 5h chiều ngày
12/3, gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com

8
6 Thảo luận 6TH Tước quyền sở hữu và bồi Trịnh Hải Yến, Giáo trình
21/3 thường Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 6.
Tóm tắt case:
Pope & Talbot Inc. v. The
Government of Canada
Walter Bau AG v. Thailand
FDI Moot 2018: Skeleton
on Expropriation
Hạn nộp: 5h chiều ngày
19/3, gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com
7 Lý thuyết 3LT Các nghĩa vụ khác của Trịnh Hải Yến, Giáo trình
28/3 nước tiếp nhận đầu tư nước Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
ngoài Chính trị quốc gia, 2017,
Thi giữa kỳ Chương 7.

8 Thảo luận 6TH Các quy định duy trì sự tự Trịnh Hải Yến, Giáo trình
4/4 do điều tiết của nước nhận Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
đầu tư Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 7.
Tóm tắt case:
CMS Gas Transmission
Company v. Argentine
Republic
World Duty Free Company
Limited v. Kenya
FDI Moot 2018: Skeleton
on Exceptions
Hạn nộp: 5h chiều ngày 2/4,
gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
9
tntbinh.class@gmail.com
9 Thảo luận 6TH Cơ chế giải quyết tranh Trịnh Hải Yến, Giáo trình
11/4 chấp của các điều ước quốc Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
tế về đầu tư nước ngoài Chính trị quốc gia, 2017,
FDI Moot 2018: Phân vai Chương 8.
và nhiệm vụ cho các FDI Moot 2018: Skeleton
nhóm on dispute settlement
Hạn nộp: 5h chiều ngày 9/4,
gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com
10 Thảo luận 6TH Việt Nam và Luật đầu tư Trịnh Hải Yến, Giáo trình
18/4 quốc tế Luật đầu tư quốc tế, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2017,
Chương 9.
FDI Moot 2018: Memorials
Hạn nộp: 5h chiều ngày
16/4, gửi về email
ytrinh.class@gmail.com và
tntbinh.class@gmail.com
Thi kết Các đội trình bày claim
thúc học theo phân công và trả lời
phần câu hỏi.

6. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH
VIÊN
Tham dự đầy đủ các buổi học, chuẩn bị bài đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận

7. PHƯƠNG THỨC, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
PHẦN

7.1. Đánh giá thường xuyên


Việc đánh giá thường xuyên được thực hiện xuyên suốt quá trình học và dựa trên
các tiêu chí sau:

10
- Độ chuyên cần của sinh viên. Sinh viên không tham gia tối thiểu 80% số buổi
học không được dự thi kết thúc học phần.
- Mức độ tham gia thảo luận, tham gia làm việc nhóm.
7.2. Đánh giá định kỳ
Việc đánh giá định kì sinh viên được thực hiện thông qua:
- 01 bài thi giữa kỳ học phần;
- 01 bài tập làm việc nhóm;
- 01 bài thi kết thúc học phần.
7.3. Tiêu chí đánh giá
- Đối với đánh giá thường xuyên: Mức độ chuyên cần, thái độ tích cực và
nghiêm túc trong làm việc nhóm và thảo luận.
- Đối với bài thi giữa kỳ và bài thi kết thúc học phần: Sinh viên nắm được kiến
thức và kỹ năng theo yêu cầu của môn học.
- Đối với bài tập làm việc nhóm: Mức độ tham gia vào việc chuẩn bị bài và chất
lượng bài trình bày.
7.4. Cách tính điểm: Thang điểm 10, làm tròn tới 1 chữ số thập phân
- Đánh giá thường xuyên: 10%
- Điểm giữa kỳ: 30%
- Điểm cuối kỳ: 60%

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2019

Ban Giám Đốc Trưởng Ban Đào tạo Phó Trưởng Khoa

Trịnh Hải Yến

11

You might also like