You are on page 1of 2

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

I. Khái niệm
Pháp luật án lệ là Hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Tòa án.
Các bản án mẫu mực sau khi được một Hội đồng thẩm phán có thẩm quyền thừa
nhận sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau.

 Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và
hậu quả của nó gây ra có thể làm ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức, phong
tục truyền thống của người Việt. Những phán quyết của Tòa án và các quyết
định của cơ quan hành chính nhà nước mới chỉ giải quyết được một phần
mâu thuẫn nhưng nếu việc giải quyết không thấu tình, đạt lý thì lại làm phát
sinh ra những hậu quả tiềm ẩn là việc mất đoàn kết giữa những cá nhân,
thành viên trong gia đình, làng xóm, cộng đồng dân cư và rộng ra là giữa
nhân dân và các cơ quan công quyền. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
vẫn còn nhiều quy phạm pháp luật mâu thuẫn, lạc hậu hoặc thiếu hụt các quy
phạm để giải quyết các tranh chấp trong trong xã hội. Ngày 02/6/2005, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Tòa án nhân tối cao có nhiệm vụ tổng kết
kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án
lệ… từng bước thực hiện công khai hóa bản án”. Cho dù có sự chỉ đạo trực
tiếp từ Bộ Chính trị, nhưng về mặt khoa học vẫn có nhiều tranh luận trái
chiều xoay quanh vấn đề về áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp[1].
Một số người có ý kiến đồng tình cho rằng thừa nhận và sử dụng án lệ là
một yêu cầu tất yếu  nhưng một số người khác có thái độ nghi ngờ và phản
đối việc áp dụng án lệ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn đưa ra
một số kiến nghị về kỹ năng áp dụng pháp luật tương tự và án lệ vào việc
giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai.
II. Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai
Áp dụng pháp luật đất đai góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân trong mọi
lĩnh vực hướng đến xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự ở Việt
Nam. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai là một hình
thức thực hiện pháp luật và cũng là giai đoạn đặc thù của việc thực hiện pháp luật.
Đối với áp dụng tương tự pháp luật thì có thể được áp dụng nhưng đó chỉ là biện
pháp mang tính tình thế tạm thời để khắc phục những những thiếu sót của hệ thống
luật thực định. Do vậy, người giải quyết tranh chấp phải vùa có chuyên môn cao
vừa có đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm sống phong phú để có thể hoàn thành tốt
vai trò, nhiệm vụ của mình.
Đối với áp dụng án lệ để khắc phục sự thiếu hụt của văn bản pháp luật thành văn.
Tuy nhiên, để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách thức này đòi hỏi thẩm
phán ngoài kiến thức sâu rộng phải là người có bản lĩnh, kinh nghiệm trong xét xử
nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng.

You might also like