You are on page 1of 36

Nguồn của Luật

Quốc tế
Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền
Văn bản
O Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế
O Luật Điều ước quốc tế 2016
O Luật Thỏa thuận quốc tế 2020
Nội dung
O 1. Khái niệm Nguồn của Luật Quốc tế
O 2. Điều ước quốc tế
O 3. Tập quán quốc tế
O 4. Một số phương tiện bổ trợ nguồn của LQT
1. Khái niệm nguồn của LQT
O Nguồn theo nghĩa lịch sử: nguồn gốc
O Nguồn theo nghĩa pháp lý?
O Nguồn của LQT là những hình thức biểu hiện
hoặc chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc
tế, do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây
dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị
pháp lý ràng buộc của chúng.
Cơ sở xác định nguồn của LQT
O Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế:
Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ
tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những
nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được
thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của
các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc
gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm
pháp luật.
Phân loại Nguồn của LQT
O Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế và Tập quán
quốc tế
O Nguồn bổ trợ: Phán quyết của Tòa án quốc tế,
học thuyết của các chuyên gia, nghị quyết của
các tổ chức quốc tế liên chính phủ…
2. Điều ước quốc tế
O 2.1 Khái niệm ĐƯQT
O 2.2 Điều kiện trở thành nguồn LQT của
ĐƯQT
O 2.3 Chủ thể ký kết ĐƯQT
O 2.4 Hình thức của ĐƯQT
O 2.5 Quá trình ký kết ĐƯQT
O 2.6 Gia nhập và bảo lưu ĐƯQT
O 2.7 Hiệu lực của ĐƯQT
2.1 Khái niệm ĐƯQT
O Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên
1969:
Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa
thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh,
dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất
hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với
nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
Khái niệm ĐƯQT
O Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được
ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết
nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ
thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ,
công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Khái niệm ĐƯQT
O Khoản 1 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế
2020:
Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản
về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo pháp luật quốc tế.
Khái niệm ĐƯQT
O Định nghĩa: ĐƯQT là văn bản pháp luật do
các chủ thể của LQT thỏa thuận ký kết trên cơ
sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm thiết lập các
quy tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi
hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ với nhau
trong quan hệ quốc tế.
Phân loại ĐƯQT
O Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: Điều
ước song phương và điều ước đa phương
O Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về
nhân quyền, điều ước về thương mại,…
O Căn cứ vào chủ thể ký kết: điều ước được ký
kết giữa các quốc gia, giữa quốc gia với tổ
chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau,

2.2 Điều kiện trở thành nguồn
LQT của ĐƯQT
O ĐƯQT phải được ký đúng với năng lực của
các bên ký kết
O ĐƯQT phải được ký trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
O ĐƯQT phải được ký đúng với quy định của
pháp luật các bên về thẩm quyền và thủ tục ký
kết
O Nội dung của ĐƯQT không được trái với các
nguyên tắc cơ bản của LQT
2.3 Chủ thể ký kết ĐƯQT
O Là các chủ thể của LQT:
O - Quốc gia: Ký kết thông qua các đại diện của
mình
O - Tổ chức quốc tế liên chính phủ: căn cứ vào
quy chế của tổ chức
O - Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự
quyết
O - Chủ thể đặc biệt
2.4 Hình thức của ĐƯQT
O Tên gọi của ĐƯQT: do các bên thỏa thuận
O Ngôn ngữ của ĐƯQT:
- ĐƯQT song phương
- ĐƯQT đa phương
O Cơ cấu của ĐƯQT: Do các bên thỏa thuận
2.5 Quá trình ký kết ĐƯQT
O Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT
O Thông qua ĐƯQT
O Ký ĐƯQT
O Phê chuẩn/Phê duyệt ĐƯQT
Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT
O Đàm phán: trực tiếp hoặc gián tiếp

O Soạn thảo: xây dựng bản dự thảo ĐƯQT


Thông qua ĐƯQT
O Nguyên tắc đa số: “Việc thông qua văn bản của
một điều ước trong một hội nghị quốc tế sẽ phải được
thực hiện bằng hai phần ba số phiếu của những quốc
gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc
gia này quyết định áp dụng quy tắc khác theo đa số
như trên”. (Khoản 2 Điều 9, Công ước Viên 1969)
O Nguyên tắc Consensus (đồng thuận):“Việc
thông qua văn bản của một điều ước sẽ phải được
thực hiện với sự đồng ý của tất cả các quốc gia tham
gia soạn thảo điều ước đó…” (Khoản 1 Điều 9, Công
ước Viên 1969)
Ký ĐƯQT
O Ký tắt: là việc ký của vị đại diện để xác định
ĐƯQT đã được thông qua
O Ký Ad referendum: là việc ký của vị đại diện
với điều kiện có sự đồng ý của cơ quan có
thẩm quyền tiếp theo thì không cần ký chính
thức nữa
O Ký chính thức: là việc ký của vị đại diện xác
nhận sự ràng buộc của ĐƯQT với quốc gia
mình trừ khi có quy định khác
Phê chuẩn/Phê duyệt ĐƯQT
O Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT với
quốc gia mình (Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Công
ước Viên 1969)
O Sự khác nhau giữa phê chuẩn và phê duyệt:
- Về loại ĐƯQT: Điều 28,37 Luật ĐƯQT 2016
- Về cơ quan có thẩm quyền : Khoản 8,9 Điều
2, Điều 29, 38 Luật ĐƯQT 2016,
2.5 Gia nhập ĐƯQT
O Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đối
với quốc gia mình (Điểm b, Khoản 1, Điều 2
Công ước Viên 1969)
O Thời điểm gia nhập: sau khi đã kết thúc quá
trình ký kết
O Thẩm quyền gia nhập: theo pháp luật quốc gia
O Thủ tục gia nhập: theo quy định của ĐƯQT
2.6 Bảo lưu ĐƯQT
O Điểm d, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên
1969:
Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố
đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như
thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê
chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một
điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu
lực pháp lý của một số quy định của điều ước
trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
Những trường hợp hạn chế bảo
lưu
O ĐƯQT song phương
O ĐƯQT cấm bảo lưu
O ĐƯQT chỉ cho phép bảo lưu một số điều
khoản nhất định
O Các điều khoản đi ngược lại với mục đích và
đối tượng của ĐƯQT
Bảo lưu ĐƯQT
O Lý do của bảo lưu ĐƯQT
O Thời điểm đưa ra tuyên bố bảo lưu
O Thủ tục bảo lưu: (Điều 20,21,22,23 Công ước
Viên 1969)
2.7 Hiệu lực của ĐƯQT
O Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
O Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT
O Không gian có hiệu lực của ĐƯQT
Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
O Là các điều kiện trở thành nguồn của ĐƯQT
O Tùy từng trường hợp mà ĐƯQT có thể vô hiệu
tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối
Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT
O ĐƯQT có thời hạn: quy định thời điểm bắt
đầu và thời điểm kết thúc hiệu lực
O ĐƯQT vô thời hạn, chỉ quy định thời điểm bắt
đầu có hiệu lực
O Thời điểm bắt có hiệu lực?
O Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong
những trường hợp nào?
ĐƯQT chấm dứt hiệu lực
O Tụ động hết hiệu lực
O Do ý chí của các bên: Do các bên thỏa thuận
O Do ý chí của một bên
- Bãi bỏ ĐƯQT
- Hủy bỏ ĐƯQT
Không gian có hiệu lực của
ĐƯQT
O Lãnh thổ các nước thành viên
O Lãnh thổ quốc tế
O Lãnh thổ của quốc gia thứ ba???
2.8 Giải thích, công bố, đăng ký và
thực hiện ĐƯQT
O Giải thích ĐƯQT (Đ31 Công ước Viên
1969)
O Công bố và đăng ký ĐƯQT (K1Đ80 Công
ước 1969, Đ102 Hiến chương LHQ)
O Thực hiện ĐƯQT (K1,2,3 Đ6 Luật 2016)
3. Tập quán quốc tế
O Tập quán quốc tế là những quy tắc xử
sự được hình thành trong thực tiễn,
được các chủ thể của LQT thừa nhận là
những quy phạm pháp luật nhằm điều
chỉnh các quan hệ quốc tế
Điều kiện trở thành nguồn của
TQQT
O Là những quy phạm được áp dụng trong
thời gian dài để điều chỉnh các quan hệ
quốc tế
O Là những quy phạm được thừa nhận
mang tính bắt buộc
O Có nội dung phù hợp với các nguyên tắc
cơ bản của LQT
Mối quan hệ giữa ĐƯQT và
TQQT
O Có hiệu lực ngang bằng nhau
O Tập quán quốc tế là tiền đề để hình thành
ĐƯQT
O ĐƯQT cũng có thể áp dụng như TQQT
O ĐƯQT có thể tạo ra TQQT
O Khi cùng một vấn đề mà vừa có ĐƯQT vừa có
TQQT điều chỉnh thì các chủ thể thường ưu
tiên áp dụng ĐƯQT hơn.
O Vì sao?
4. Các phương tiện bổ trợ nguồn
O Tụ tìm hiểu
Xin cảm ơn!

You might also like