You are on page 1of 16

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

A. Nguồn của Luật quốc tế


1. Khái niệm nguồn của LQT: Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu
hiện sự tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật
quốc tế xây dựng nên hoặc thừa nhận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm
điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau.
2. Cơ sở xác định nguồn của LQT: Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý
quốc tế
3. Phân loại nguồn của LQT:
-Nguồn thực định:
+ Điều ước quốc tế
+ Tập quán quốc tế
-Nguồn hình thức: Những tư tưởng chính trị - pháp lý quốc tế
B. Điều ước quốc tế
1. Khái niệm ĐƯQT
a) Định nghĩa
- ĐƯQT là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của luật quốc
tế (chủ yếu là các QG), trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể của LQT.
- CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 2 CUV 1969 và Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước
quốc tế 2016
b) Phân loại
Dựa vào các căn cứ khác nhau, có thể đưa ra nhiều cách để phân loại ĐƯQT:
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: điều ước song phương và điều
ước đa phương
- Căn cứ vào nội dung của điều ước quốc tế: điều ước về chính trị, điều
ước về thương mại,…
- Căn cứ vào mục đích ký kết của điều ước quốc tế: điều ước để thành lập
tổ chức,...
- Căn cứ vào chủ thể ký kết điều ước quốc tế
2. Điều kiện trở thành nguồn LQT của ĐƯQT
- ĐƯQT được ký kết phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết
- ĐƯQT được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ
- ĐƯQT được ký kết phải phù hợp với quy định của pháp luật các bên ký
kết về thẩm quyền và thủ tục.
- Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế
3. Chủ thể ký kết ĐƯQT: là chủ thể của LQT
- Quốc gia ký kết thông qua các đại diện của mình
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ căn cứ vào quy chế của tổ chức
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
- Chủ thể đặc biệt
4. Hình thức của ĐƯQT
- Tên gọi của ĐƯQT do các bên thỏa thuận
- Ngôn ngữ của ĐƯQT:
+ ĐƯQT song phương: soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên nếu 2 bên
sử dụng ngôn ngữ chính khác nhau.
+ ĐƯQT đa phương:
● Đa phương khu vực: các bên thỏa thuận chọn 1 ngôn ngữ làm
việc chính
● Đa phương toàn cầu: đặc biệt là trong khuôn khổ LHQ có thể là
một hoặc một số trong 6 ngôn ngữ làm việc chính của LHQ
(Trung, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả rập)
5. Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản ĐƯQT
a) Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT:
- Đàm phán:
+ Khái niệm: Đàm phán là những hành vi và quá trình, trong đó các bên tham
gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để
cùng nhau thỏa thuận và thống nhất về một nội dung nào đó (thông qua các
buổi họp mặt, hội nghị…)
+ Chủ thể tiến hành: Các cá nhân, phái đoàn đại diện các cơ quan có thẩm
quyền của các quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế theo thỏa thuận
của các bên đã ký kết.
+ Thời gian: Linh hoạt
+ Hình thức: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Soạn thảo:
+ Soạn thảo là hoạt động cụ thể hóa những gì đã cam kết, nội dung thỏa thuận
của quá trình đàm phán thành văn bản điều ước
+ Trên thực tế, quy trình đàm phán và soạn thảo văn bản có thể tiến hành ngược
lại, tức là việc soạn thảo văn bản sẽ được thực hiện trước sau đó các bên ký kết
điều ước sẽ tiến hành đàm phán để thống nhất nội dung của điều ước.
=> Hai công việc đàm phán và soạn thảo thường đan xen với nhau, hiện nay thì
soạn thảo trước rồi đàm phán theo bản dự thảo đó.
b) Thông qua ĐƯQT: xác nhận bản dự thảo ĐƯQT là bản dự thảo cuối cùng,
sau khi thông qua thì không thay đổi nội dung. Thông qua chưa làm ĐƯQT
phát sinh hiệu lực.
- Nguyên tắc đa số: “Việc thông qua văn bản của một điều ước trong một hội
nghị quốc tế sẽ phải được thực hiện bằng hai phần ba số phiếu của những
quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc gia này quyết định áp
dụng quy tắc khác theo đa số như trên”. (Khoản 2 Điều 9, Công ước Viên
1969)
- Nguyên tắc Consensus (đồng thuận): “Việc thông qua văn bản của một điều
ước sẽ phải được thực hiện với sự đồng ý của tất cả các quốc gia tham gia
soạn thảo điều ước đó…” (Khoản 1 Điều 9, Công ước Viên 1969)
6. Các phương thức làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT
a) Ký
- Khái niệm: Ký là hành vi của cá nhân có thẩm quyền đại diện cho các bên ký
kết ký vào văn bản điều ước quốc tế, thể hiện sự đồng ý của các bên đối với
điều ước mà mình tham gia đàm phán, soạn thảo hoặc mong muốn tham gia.
- Hình thức ký:
+ Ký tắt: Là hình vi đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo điều ước
ký vào văn bản nhằm xác định điều ước quốc tế đã được thông qua. Ký tắt
không làm phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế.
+ Ký ad referendum: là việc ký của đại diện với điều kiện có sự đồng ý của cơ
quan có thẩm quyền tiếp theo thì không cần ký chính thức nữa. Về nguyên tắc
ký ad referendum không làm phát sinh hiệu lực của điều ước tuy nhiên, hình
thức ký này cũng có thể làm phát sinh hiệu lực của điều ước nếu cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ ký này và khi các quốc gia
tham gia đã thỏa thuận như vậy.
+ Ký chính thức: là việc ký của người đại diện xác nhận sự ràng buộc của ĐƯQT
với quốc gia mình trừ khi có quy định khác. Nếu ĐƯQT không quy định tiến
hành các thủ tục như phê chuẩn hoặc phê duyệt thì ĐƯQT sẽ có hiệu lực sau
khi các bên ký chính thức.
=> Một ĐƯQT có phải có đầy đủ cả 3 chữ ký này không? Không, chỉ cần có hai chữ
ký: ký tắt, ký ad referendum hoặc ký chính thức.
- Cách thức ký vào văn bản:
+ ĐƯQT đa phương, trường hợp các bên thỏa thuận soạn thảo bằng một ngôn
ngữ chính thức thì vị trí của chữ ký sẽ theo ngôn ngữ đó, chữ ký của các vị đại
diện các bên ký kết sẽ được sắp xếp theo vần chữ cái tên của từng quốc gia.
+ ĐƯQT song phương, văn bản điều ước được soạn thảo bằng ngôn ngữ của
nước nào thì chữ ký của vị đại diện nước đó sẽ ký ở hàng thứ nhất bên trái, vị
đại diện nước kia sẽ ký thấp hơn một hàng ở phía bên phải
b) Trao đổi văn kiện
- Trao đổi văn kiện của điều ước cũng là một trong những hình thức biểu thị sự
đồng ý chịu sự ràng buộc của ĐƯQT
- Việc đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước bằng việc trao đổi
các văn kiện với nhau được thể hiện khi các văn kiện quy định rằng việc trao
đổi sẽ có giá trị ràng buộc hoặc khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng
rằng những quốc gia này đã thỏa thuận việc trao đổi văn kiện sẽ có giá trị ràng
buộc đó.
c) Phê chuẩn, phê duyệt: Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
nhận sự ràng buộc của ĐƯQT với quốc gia mình (Điểm b, Khoản 1, Điều 2,
Công ước viên 1969).
❖ Phê chuẩn:
- Khái niệm: phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước
thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 8 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế
2016).
- Lý do phê chuẩn: Phê chuẩn là cơ hội cuối cùng để các quốc gia rà soát lại nội
dung điều ước mà quốc gia đã ký trước khi chính thức chấp nhận sự ràng buộc
của điều ước với quốc gia mình.
- Loại ĐƯQT cần phê chuẩn:
+ Các quốc gia sẽ thỏa thuận và ghi nhận trong chính điều ước.
+ Trong thực tiễn, thường các điều ước có nội dung đặc biệt quan trọng
đối với quốc gia trong các lĩnh vực như hoà bình, an ninh, lãnh thổ biên
giới…sẽ phải được phê chuẩn.
- Thẩm quyền phê chuẩn:
+ Do pháp luật của từng quốc gia quy định
+ Các quốc gia trên thế giới thường trao quyền phê chuẩn cho cơ quan
quyền lực cao nhất của nhà nước hoặc nguyên thủ quốc gia.
❖ Phê duyệt:
- Khái niệm: Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận
sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Khoản 9, Điều 2, Luật ĐƯQT 2016)
- Loại ĐƯQT cần phê duyệt:
+ Các quốc gia sẽ thỏa thuận và ghi nhận trong chính điều ước
+ Thông thường những điều ước cần phê duyệt sẽ có tầm quan trọng thấp
hơn những điều ước cần phê chuẩn.
- Thẩm quyền phê duyệt: Pháp luật của các quốc gia hầu hết quy định thẩm
quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc cơ quan quyền lực cao nhất của nhà
nước.
❖ Sự khác nhau giữa phê chuẩn và phê duyệt:
+ Về loại ĐƯQT: Điều 28, 37 Luật ĐƯQT 2016 (phê chuẩn có mức độ quan
trọng nhất; quan trọng mức độ thấp hơn là phê duyệt)
+ Về cơ quan có thẩm quyền: khoản 8, 9 Điều 2, Điều 29, 38 Luật ĐƯQT 2016
(chính phủ phê duyệt, chủ tịch nước và quốc hội phê chuẩn).
7. Gia nhập ĐƯQT
- Định nghĩa: Gia nhập là một trong những hành vi thể hiện sự xác nhận và
đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế của một quốc gia. Gia nhập
là hành vi đơn phương được quốc gia thực hiện trên cơ sở tự nguyện và thể
hiện mong muốn trở thành thành viên của điều ước quốc tế của quốc gia
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 2 Công ước Vienna về Luật Điều ước quốc tế
năm 1969 và khoản 10 Điều 2 Luật về ĐƯQT 2016
- Thời điểm xin gia nhập: khi thời hạn ký kết ĐƯQT đã kết thúc hoặc khi
ĐƯQT đã phát sinh hiệu lực
- Điều kiện và thủ tục: do ĐƯQT quy định
- Thẩm quyền quyết định: do pháp luật quốc gia quy định
- Nội dung quyết định: do pháp luật quốc gia quy định
8. Bảo lưu ĐƯQT
- Định nghĩa: Bảo lưu là tuyên bố đơn phương của thành viên điều ước nhằm
loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý một hoặc một số điều khoản của điều
ước quốc tế đa phương khi áp dụng đối với thành viên đó.
- CSPL:
+ Điểm d Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969
+ Khoản 15 Điều 2 Luật về Điều ước quốc tế năm 2016
- Mục đích:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia, gia nhập điều ước quốc tế
đa phương theo ý muốn của mình, từ đó thực hiện điều ước một cách tốt
nhất.
+ Giúp quốc gia có thể thực hiện chính sách đối ngoại của mình một cách
nhất quán.
- Thời điểm đưa ra tuyên bố bảo lưu: ký chính thức, phê chuẩn, phê chuẩn, gia
nhập ( ở bất kỳ thời điểm nào)
- Thủ tục bảo lưu: khi 1 nước nào đưa ra tuyên bố bảo lưu thì phải lập thành
văn bản đưa ra trong các hội nghị hoặc gửi đến các QG bảo quản điều ước hoặc
ban thư ký bảo quản điều ước
- Hệ quả pháp lý:
+ Bảo lưu chỉ có hiệu lực pháp lý đối với mối quan hệ giữa các quốc gia
bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu khi thực thi ĐƯQT.
+ Bảo lưu không làm thay đổi các điều khoản của ĐƯQT đối với các bên
tham gia khác của ĐƯQT.
+ Nếu có thành viên phản đối bảo lưu thì bảo lưu sẽ không được áp dụng
trong quan hệ giữa các thành viên này với thành viên tuyên bố bảo lưu.
- Tuyên bố bảo lưu tác động tới:
+ Quan hệ giữa các thành viên tuyên bố bảo lưu
+ Quan hệ giữa các thanh viên không tuyên bố bảo lưu
+ Quan hệ giữa thanh viên bảo lưu và thành viên không bảo lưu
- Điều kiện bảo lưu: Điều 19 Công ước viên 1969
- Những trường hợp hạn chế bảo lưu:
+ ĐƯQT song phương (chỉ bảo lưu đối với điều ước đa phương)
+ ĐƯQT ngăn cấm việc bảo lưu
+ ĐƯQT chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định
+ Có các ĐƯQT cho phép bảo lưu và không giới hạn trong điều khoản nào
thì quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều khoản đi ngược
lại với mục đích và đối tượng của điều ước.
9. Hiệu lực của ĐƯQT
a) Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
- Là các điều kiện trở thành nguồn của ĐƯQT
- Tùy từng trường hợp mà ĐƯQT có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương
đối
- Một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều
ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán.
-Nếu không có những quy định hoặc thoả thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị
hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu
sự ràng buộc của điều ước.
- Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước vào thời điểm điều
ước đã có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực
đối với quốc gia này từ thời điểm đó.
- Những quy định của một điều ước điều chỉnh việc xác thực văn bản, biểu thị
sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, những thể thức hoặc thời điểm bắt
đầu có hiệu lực, những bảo lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu cũng
như tất cả những vấn đề khác mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước
có hiệu lực, sẽ đều được thi hành ngay từ thời điểm thông qua văn bản của điều
ước đó.
- Theo Điều 52 điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước CHXHCNVN theo
quy định của Điều ước quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên Việt Nam và
bên ký kết nước ngoài.
b) Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT
- ĐƯQT có thời hạn: quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc hiệu lực
- ĐƯQT vô hạn: chỉ quy định thời điểm bắt đầu chứ không quy định thời điểm
kết thúc => không có hiệu lực mãi mãi mà chỉ là không xác định được thời
điểm kết thúc.
- Thời gian bắt đầu có hiệu lực:
+ Đối với những ĐƯQT thông thường: thì có hiệu lực từ thời điểm ký
chính thức
+ Đối với một số ĐƯQT quan trọng thì sau khi ký phải chờ phê chuẩn/
phê duyệt thì mới có hiệu lực.
+ Ngoài ra, một số ĐƯQT quy định thời điểm có hiệu lực phải đáp ứng 1
số điều kiện nhất định (VD: ĐƯQT đa phương toàn cầu: CUV 1961 về
quan hệ ngoại giao có quy định công ước này sẽ có hiệu lực sau khi
nhận được thư phê chuẩn của nước thứ 45).
c) Không gian có hiệu lực của ĐƯQT
Trên lãnh thổ của quốc gia thành viên hoặc vùng lãnh thổ thuộc quyền chủ
quyền hoặc các vùng lãnh thổ quốc tế hoặc cả quốc gia thứ ba.
d) Chấm dứt hiệu lực của ĐƯQT
- Đối với những điều ước quốc tế có thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực
được ghi nhận trong nội dung của ĐƯQT đó.
- Đối với những điều ước vô thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực không được
ghi nhận trong ĐƯQT mà thực tế được xác định như sau:
+ Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý chí của các bên
+ Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực
10. Thực hiện ĐƯQT
- Các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ những điều ước quốc tế mà mình là
thành viên dựa trên nguyên tắc pacta sunt servanda.
- Trong trường hợp có sự xung đột giữa giữa quy định của điều ước quốc tế và
quy định của các văn bản trong nước, các thành viên phải ưu tiên áp dụng điều
ước.
- Khoản 1, Điều 6 Luật ĐƯQT 2016 quy định: “1. Trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”
C. Tập quán quốc tế
1. Khái niệm
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ
quốc tế, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng
rãi là những quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ quốc tế.
2. Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế
- Thứ nhất, tập quán quốc tế đó phải là những quy tắc xử sự được áp dụng một
thời gian dài trong quan hệ quốc tế. Tập quán đó phải được các chủ thể của luật
quốc tế áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dài, liên tục trong thực tiễn quan hệ
quốc tế.
- Thứ hai, tập quán quốc tế đó phải được thừa nhận rộng rãi như những quy
phạm có tính chất bắt buộc. Để được công nhận là tập quán quốc tế, ít nhất một
nguyên tắc xử sự phải được hai chủ thể luật quốc tế thừa nhận tính bắt buộc và
áp dụng trong quan hệ giữa họ với nhau.
- Thứ ba, tập quán quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
3. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
- Điều ước quốc tế là cơ sở hình thành tập quán thông qua thực tiễn ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế.
- Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế được hình thành dưới sự thừa nhận rộng
rãi của các chủ thể của luật quốc tế, cho nên chúng có giá trị pháp lý ngang
nhau.
- Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước và
ngược lại cũng có trường hợp điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng
con đường tập quán.
D. Các phương tiện bổ trợ nguồn của LQT
- Các nguyên tắc pháp luật chung
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
- Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế
- Học thuyết, các công trình nghiên cứu về luật quốc tế
- Hành vi pháp lý đơn phương của QG
➢ CÂU HỎI:
*Nguồn của Luật quốc tế là gì?
Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm
pháp luật quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên hoặc thừa nhận trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể của
luật quốc tế với nhau. (CSPL: khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế)
*So sánh điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?
❖ Giống nhau:
- Đều là kết quả của sự thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan;
- Đều hình thành từ sự thỏa thuận của các bên liên quan;
- Đều là nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế;
- Là công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế.
❖ Khác nhau:

Điều ước Quốc tế Tập quán quốc tế


Hình thức thể hiện Điều ước quốc tế là thỏa Tập quán quốc tế là những
thuận công khai và được thỏa thuận mang tính chất
thể hiện dưới hình thức ngầm định, bất thành văn.
văn bản.
Điều kiện có hiệu lực - Các thỏa thuận này phải - Được áp dụng lặp đi lặp
được ký kết phù hợp với lại qua một thời gian dài
pháp luật của các bên ký trong thực tiễn pháp lý
kết về thẩm quyền và thủ quốc tế.
tục. - Thừa nhận rộng rãi như
- Ký đúng với năng lực những quy phạm pháp lý có
của các bên ký kết. tính bắt buộc chung.
- Được ký trên cơ sở tự - Nội dung phù hợp với các
nguyện và bình đẳng về nguyên tắc cơ bản của luật
quyền và nghĩa vụ. quốc tế hiện đại.
- Nội dung phù hợp với
các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế.
Sự hình thành Điều ước quốc tế chỉ cần Tập quán quốc tế muốn
một sự kiện duy nhất là hình thành phải trải qua
sự ký kết hay tham gia một quá trình lâu dài thông
của các chủ thể theo qua sự kiện liên tiếp.
đúng trình tự thủ tục.

*Tập quán quốc tế luôn được hình thành trên cơ sở các điều ước quốc tế, đúng
hay sai?
Nhận định sai. Vì không phải lúc nào tập quán quốc tế cũng được hình thành trên cơ
sở các điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế chỉ được hình thành dựa trên sự thỏa thuận,
bình đẳng của hai hay nhiều chủ thể của luật quốc tế thông qua quá trình đàm phán, ký
kết rất chặt chẽ gồm đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước ký, phê
chuẩn hoặc phê duyệt. Còn tập quán quốc tế ra đời thông qua quá trình hình thành áp
dụng lâu dài ổn định và thống nhất, tập quán quốc tế có nguồn gốc đa dạng hơn, nó có
thể được hình thành từ nghị quyết của tổ chức quốc tế, từ tiền lệ, từ các hành vi pháp
lý đơn phương của quốc gia, từ thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế phổ cập chứa
đựng các quy phạm pháp luật quốc tế chung, có sự tham gia của đại đa số các quốc gia
trên thế giới.
*Phân biệt nguồn của Luật quốc tế và nguồn của Luật quốc gia?
Nguồn của Luật quốc tế Nguồn của Luật quốc gia
Khái niệm Là hình thức biểu hiện sự Là hệ thống các quy phạm pháp lý,
tồn tại của những quy phạm thành văn hoặc không thành văn
pháp luật quốc tế do các chủ do nhà nước đặt ra hoặc công nhận
thể của luật quốc tế xây dựng nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý
trên cơ sở tự nguyện và bình giữa các chủ thể của pháp luật và
đẳng hoặc cùng nhau thừa về nguyên tắc những quan hệ đó
nhận giá trị pháp lý ràng phát sinh trong lãnh thổ hoặc
buộc của chúng. quyền tài phán của quốc gia đó.
Pháp luật trong nước có hiệu lực
trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia
ban hành ra nó.
Hình thức thể Được thể hiện dưới dạng Nguồn của LQG bao gồm: VB
hiện thành văn - điều ước quốc tế; QPPL; Điều ước QT, Tập quán
bất thành văn - tập quán quốc pháp, Tiền lệ pháp,...
tế hoặc nguyên tắc chung của
luật được các quốc gia văn
minh thừa nhận.

Con đường Trên cơ sở thỏa thuận giữa Quy phạm pháp luật quốc gia do
hình thành các chủ thể của lực quốc tế cơ quan lập pháp ban hành.
có sự thống nhất ý chí của
các chủ thể.
Các biện Luật quốc tế không có cơ Được đảm bảo thực hiện bằng các
pháp bảo đảm quan chuyên biệt để đảm bảo cơ quan cưỡng chế như quân đội,
thực thi thi hành mà được chính các cảnh sát, tòa án, nhà tù… do Nhà
chủ thể thực hiện thông qua nước thành lập
biện pháp cưỡng chế cá thể
tập thể.

*Điều ước quốc tế là gì? Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật
quốc tế?
- ĐƯQT là văn bản pháp luật do các chủ thể của LQT thỏa thuận ký kết trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng, nhằm thiết lập các quy tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi
hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ quốc tế.
- Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn của Luật quốc tế:
+ ĐƯQT phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết. (Mỗi chủ thể của
LQT có năng lực chủ thể khác nhau và khi ký phải ký trong phạm vi năng lực
của họ. Đầu tiên họ phải là chủ thể của LQT. Thứ hai, ký phải trong năng lực
phạm vi chủ thể)
+ ĐƯQT phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ.
+ ĐƯQT phải được ký đúng với quy định của pháp luật các bên về thẩm
quyền và thủ tục ký kết
+ Nội dung của ĐƯQT không được trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT
(nguyên tắc cơ bản của LQT là thước đo giá trị cho toàn bộ các QPPL khác,
nếu các QPPL khác không còn phù hợp với nguyên tắc thì quy phạm ấy sẽ vô
hiệu và thậm chí là cả điều ước ấy vô hiệu.)
=> Nếu vi phạm các điều này thì ĐƯQT sẽ bị vô hiệu và các bên ký kết có quyền từ
chối thực hiện nó
*Mọi sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế là điều ước quốc tế, đúng
hay sai?
Nhận định sai. Vì không phải mọi thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế là điều
ước quốc tế. “Điều ước” dùng để chỉ 1 thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản
giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong 1 văn
kiện duy nhất hoặc 2 hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi
riêng của nó là gì. Do đó, những thỏa thuận giữa các chủ thể mà không được lập thành
văn bản thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa bên nên không được xem là
điều ước quốc tế.
*Tên gọi điều ước quốc tế khác nhau (hiệp ước, công ước…) thì hiệu lực của điều
ước có ngang bằng (giống) nhau không?
Tên gọi của điều ước quốc tế khác nhau (hiệp ước, công ước, hiệp định…) thì hiệu lực
của điều ước vẫn có giá trị ngang bằng nhau; tên gọi của điều ước không quyết định
thứ bậc hiệu lực của điều ước quốc tế.
*Các điều ước quốc tế đều có đủ 3 chữ ký: ký tắt, ký Ad referendum và ký chính
thức; đúng hay sai?
Nhận định sai. Vì khi ký điều ước quốc tế chỉ có thể có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Ký tắt + Ký Ad referendum
- Trường hợp 2: Ký tắt + Ký chính thức
Không thể vừa ký ad referendum vừa ký chính thức được vì ký ad referendum là thay
thế cho ký chính thức.
*Phân biệt 3 chữ ký: ký tắt, ký Ad referendum và ký chính thức?

Ký tắt ( Ký nháy) Ký tượng trưng( Ad referendum) Ký chính thức

Không làm phát Có thể phát sinh hiệu lực khi cơ Ngay lập tức phát sinh
sinh hiệu lực, là quan đại diện có thẩm quyền của hiệu lực.
bước đệm để các các bên tỏ rõ sự chấp thuận của chữ
bên tiến hành ký ký này ( không cần các bên phải Trừ trường hợp ĐƯQT
chính thức chuyển qua giai đoạn ký chính này quyết định các bên
thức) phải tiến hành phê
Nếu 1 ĐƯQT đơn chuẩn, phê duyệt sau
giản không có gì đó mới có hiệu lực thi
phức tạp và các hành.
bên mong muốn áp
dụng ĐƯ ngay.

*Sự khác nhau giữa phê duyệt và phê chuẩn?

Phê chuẩn Phê duyệt

Thẩm quyền Cơ quan lập pháp hoặc Nguyên Cơ quan hành pháp
thủ quốc gia
Áp dụng cho các - Về hoà bình, an ninh, biên giới, - Có điều khoản quy định
ĐƯQT lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; phê duyệt
(Theo Luật ký - Về quyền và nghĩa vụ cơ bản - Có điều khoản trái hoặc
kết, gia nhập và của công dân, về tương trợ tư chưa được quy định trong
thực hiện ĐƯQT pháp; các văn bản quy phạm pháp
2005) - Có điều khoản trái hoặc chưa luật của Chính phủ.
được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật của Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Liên quan đến ngân sách nhà
nước theo đề nghị phê chuẩn của
Chính phủ Việt Nam;
- Có điều khoản quy định phê
chuẩn.

Mức độ quan Cao Thấp


trọng

*Vì sao cần phải phê duyệt, phê chuẩn?


Vì phê chuẩn/phê duyệt là cơ hội cuối cùng để các quốc gia rà soát lại nội dung điều
ước mà quốc gia đã ký trước khi chính thức chấp nhận sự ràng buộc của điều ước với
quốc gia mình để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của QG.

*Quyền của thành viên sáng lập và thành viên tham gia trong điều ước quốc tế là
ngang bằng nhau, đúng hay sai?
Nhận định đúng. Vì về nguyên tắc thì quyền của thành viên sáng lập và thành viên
tham gia trong điều ước quốc tế là ngang bằng nhau. Tuy nhiên trên thực tế trong 1
vài trường hợp 1 số ĐƯQT quy định quyền của thành viên sáng lập nhiều hơn thành
viên gia nhập ở 2 vấn đề: kết nạp thành viên mới và sửa đổi nội dung điều ước.
( Ví dụ: Hiến chương LHQ do 5 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc sáng lập do
đó mỗi khi muốn kết nạp thành viên mới cần phải xin ý kiến của các nước này)
*Nội luật hoá là gì? Tất cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết đều phải
thông qua nội luật hóa để thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam, đúng hay sai?
- Nội luật hóa là chuyển hoá quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp
luật có giá trị bất buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia.
- Nhận định sai. Tất cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết không nhất thiết
thông qua nội luật hóa để thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam. Theo Điều 6 khoản
3 Luật ký kết gia nhập và thực hiện được quốc tế của Việt Nam 2005 thì trong trường
hợp Điều ước quốc tế đã đủ rõ ràng chi tiết để thực hiện thì Quốc hội, Chủ tịch nước,
Chính phủ quyết định chấp nhận áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước
quốc tế đó đối với cơ quan tổ chức cá nhân mà không cần phải thông qua nội luật hóa.
*Mục đích của bảo lưu là gì?
- Tạo ra sự linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia, gia nhập vào điều
ước quốc tế đa phương theo đúng ý muốn của mình, từ đó thực hiện điều ước 1 cách
tốt nhất.
- Giúp quốc gia có thể thực hiện chính sách đối ngoại của mình một cách nhất quán.
*Tuyên bố đơn phương nhằm giải thích nội dung của điều ước quốc tế là tuyên
bố bảo lưu, đúng hay sai?
Nhận định sai. Vì tuyên bố đơn phương nhằm giải thích nội dung của điều ước quốc tế
không phải là tuyên bố bảo lưu. Căn cứ theo Công ước Vienna 1969 về Luật Điều ước
quốc tế: “Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách
viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp
thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu
lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc
gia đó”. Do đó, để một tuyên bố đơn phương có thể trở thành tuyên bố bảo lưu thì
tuyên bố đó phải nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định
của điều ước trong việc áp dụng chúng với quốc gia đó. Còn tuyên bố đơn phương
nhằm giải thích nội dung của điều ước quốc tế là một tuyên bố đưa ra nhằm cụ thể hóa
hay làm rõ ý nghĩa và phạm vi của một điều ước hoặc một số quy định của điều ước
chứ nó không nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của
điều ước nên nó không phải là tuyên bố bảo lưu.
*Nêu các trường hợp hạn chế bảo lưu điều ước quốc tế?
- ĐƯQT song phương
- ĐƯQT ngăn cấm việc bảo lưu (điểm a Điều 19 CUV 1969)
- ĐƯQT chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định (điểm b
Điều 19 CUV 1969).
- Có các ĐƯQT cho phép bảo lưu và không giới hạn trong điều khoản nào thì
quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều khoản đi ngược lại với
mục đích và đối tượng của điều ước.
*Các điều kiện để điều ước quốc tế có hiệu lực?
- Các thỏa thuận này phải được ký kết phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về
thẩm quyền và thủ tục.
- Ký đúng với năng lực của các bên ký kết.
- Được ký trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
*Mọi điều ước quốc tế đều phát sinh hiệu lực từ khi các bên ký ước, đúng hay
sai?
Nhận định trên sai. Vì không phải mọi điều ước quốc tế đều phát sinh hiệu lực từ khi
các bên ký ước. Thời điểm có hiệu lực của ĐƯQT có thể là sau khi ký chính thức, sau
khi phê chuẩn/phê duyệt, sau khi gia nhập. Và vẫn có trường hợp thì bản thân điều
ước có thể quy định các điều kiện nhất định thì điều ước mới phát sinh hiệu lực. (VD:
ĐƯQT đa phương toàn cầu: CUV 1961 về quan hệ ngoại giao có quy định công ước
này sẽ có hiệu lực sau khi nhận được thư phê chuẩn của nước thứ 45.)
*Phân biệt điều ước quốc tế vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối?

ĐƯQT vô hiệu tuyệt đối ĐƯQT vô hiệu tương đối


Cơ sở Ký kết không trên cơ sở tự Có sự vi phạm pháp luật
nguyện, bình đẳng hoặc trong nước khi ký kết, sai
nội dung trái với nguyên thẩm quyền, hoặc có hành
tắc cơ bản của luật QT vi man trá hay mua chuộc
hay nhận hối lộ của đại
diện quốc gia.
Hệ quả pháp lý ĐƯQT xem như chưa Vẫn có thể có hiệu lực nếu
từng phát sinh hiệu lực, được các bên chấp thuận
không có giá trị pháp lý CSPL Điều 46, 47, 48, 49,
CSPL Điều 51,52 Công 50 Công ước viên 1969
ước viên 1969

*Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào?
- Đối với những điều ước quốc tế có thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực được ghi
nhận trong nội dung của ĐƯQT đó.
- Đối với những điều ước vô thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực không được ghi
nhận trong ĐƯQT mà thực tế được xác định như sau:
+ Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý chí của các bên, cụ thể:
● Bãi bỏ ĐƯQT
● Hủy bỏ ĐƯQT
● Tạm đình chỉ thi hành
+ Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực, cụ thể:
● Sau khi các bên đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ trước thời hạn
được quy định trong điều ước
● Khi xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang: sẽ làm chấm dứt hiệu lực đối
với các điều ước quốc tế song phương. Đối với các điều ước quốc tế đa
phương thì chúng chỉ mất hiệu lực đối với các bên tham chiến nhưng
vẫn tiếp tục có hiệu lực đối với các bên còn lại (các bên không tham
chiến).
*Nếu tham gia vào điều ước quốc tế mà bỏ ngang thì đó là hành vi vi phạm pháp
luật, đúng hay sai? Có trường hợp ngoại lệ nào về hành vi này không?
Nhận định đúng. Vì hành vi tham gia vào ĐƯQT mà bỏ ngang là vi phạm vào nguyên
tắc pháp lý của LQT được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là
nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết (Điều 2 khoản 2 Hiến chương LHQ). Theo
đó, mỗi bên trong quan hệ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận được
quy định trong hợp đồng và chịu trách nhiệm pháp lý về việc không hoàn thành nghĩa
vụ đã thỏa thuận liên quan. Tuy nhiên, nguyên tắc này có những ngoại lệ (ngoại lệ của
nguyên tắc Pacta sunt servanda), đó là các trường hợp:
- Điều ước quốc tế được ký kết vi phạm những quy định của các quốc gia tham gia về
thẩm quyền và thủ tục ký kết;
- Nội dung của điều ước trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ hoặc
không trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ;
- Những điều kiện để thi hành cam kết quốc tế đã thay đổi một cách cơ bản (VD: khi 1
QG có cuộc đảo chính lật đổ chính quyền, chính phủ mới lên thay tuyên bố huỷ các
điều ước mà chính phủ cũ đã ký kết);
- Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ của mình;
- Trường hợp xảy ra chiến tranh.
*Trường hợp quốc gia thứ 3 không tham gia vào điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế có thể có hiệu lực ở lãnh thổ của quốc gia đó không?
Về mặt nguyên tắc thì chỉ những quốc gia tham gia vào điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế mới có hiệu lực ở trên lãnh thổ của quốc gia đó. Tuy nhiên đối với các điều
ước quốc tế đã tồn tại lâu dài và được các chủ thể của luật quốc tế áp dụng lặp đi lặp
lại nhiều lần, trong một quá trình lâu dài, liên tục trong thực tiễn, đồng thời cũng được
nhiều chủ thể quốc tế khác thừa nhận và áp dụng thì lúc này quốc gia thứ 3 không
tham gia điều ước có thể áp dụng điều ước với tư cách là tập quán pháp. Như vậy thì
điều ước quốc tế mà bên thứ 3 không tham gia có thể vẫn có hiệu lực trên lãnh thổ
quốc gia đó.
*Điều kiện để trở thành nguồn của tập quán quốc tế?
- Thứ nhất, tập quán quốc tế đó phải là những quy tắc xử sự được áp dụng một
thời gian dài trong quan hệ quốc tế. Tập quán đó phải được các chủ thể của
luật quốc tế áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu dài, liên tục trong thực tiễn
quan hệ quốc tế.
- Thứ hai, tập quán quốc tế đó phải được thừa nhận rộng rãi như những quy
phạm có tính chất bắt buộc. Để được công nhận là tập quán quốc tế, ít nhất
một nguyên tắc xử sự phải được hai chủ thể luật quốc tế thừa nhận tính bắt
buộc và áp dụng trong quan hệ giữa họ với nhau.
- Thứ ba, tập quán quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế.
*Khi cùng 1 vấn đề mà vừa có điều ước quốc tế vừa có tập quán quốc tế điều
chỉnh thì các chủ thể thường xuyên ưu tiên áp dụng cái nào? Vì sao?
Khi cùng 1 vấn đề mà vừa có điều ước quốc tế vừa có tập quán quốc tế điều chỉnh thì
các chủ thể sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế. Vì trong thực tiễn giải quyết tranh
chấp quốc tế cho thấy tính phổ biến trong đó liệt kê các nguồn theo thứ tự như sau:
điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và cuối cùng là nguyên tắc chung của luật.
CSPL: Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
*Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế?
- Các nguyên tắc pháp luật chung
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
- Phán quyết của Tòa án quốc tế
- Học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn về luật quốc tế
- Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia

You might also like