You are on page 1of 6

Chủ thể luật quốc tế:

 Tòa thánh Vatican


 HongKong
 Macau
 Đài Loan....
1.2.4. Biện pháp đảm bảo thi hành.
- Luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế thi hành chuyên nghiệp.
 Các quy luật được đảm bảo thực hiện Dựa vào sự tự nguyện của các chủ thể
 Trong th cần thiết các chủ thể của luật qt mới thực hiện các biện pháp cưỡng chế cá
thể (áp dụng với chủ thể bị vi phạm) hoặc tập thể
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
(Hiến chương Liên Hiệp quốc) (Tuyên bố năm 1970)
- Các nguyên tắc cơ bản của luật qt là nhưngx quan điểm, tư tưởng, chính trị pháp lý cơ bản
có tính chất chỉ đạo bao trùm và là cơ sở để xây dựng và thi hành luật quốc tế.
- CSPPL: Điều 2 Hiến chương LHQ.
*Đặc điểm cơ bản của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất.
- Là quy phạm mang tính phổ biến: Tất cả các chủ thể phải tuân theo, không được làm trái,
các quan hệ quốc tế phải phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế
- Các nguyên tắc này không xuất hiện cùng 1 lúc với nhau mà được hình thành dần dần trong
từng giai đoạn pt của luật qt, được thực tiễn chứng minh rằng đó là chân lý.
- Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong 1 chỉnh thế thống nhất: Các nguyên tắc này không
tồn đại độc lập mà gắn bó với nhau, thể hiện ở chỗ thực hiện nguyên tắc này làm tiền đề để
thực hiện các nguyên tắc còn lại; Nếu vi phạm sẽ kéo theo một loạt các nguyên tắc khác đều
bị vi phạm.
1. Nt bình đẳng về chủ quyền quốc gia
2. Nt cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
 Vũ lực: Sức mạnh vũ trang
 Sử dụng vũ lực: Sử dụng sức mạnh vũ trang/sử dụng các biện pháp kinh tế
chính trị dẫn đến việc sử dụng sức mạnh vũ trang
 Đe dọa sử dụng vũ lực: Đe dọa bằng lời nói, tuyên bố, tuyên chiến, ra các điều
kiện sẵn sàng tấn công.
 Định nghĩa về xâm lực: Việc 1 nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để xâm
phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của 1 quốc gia; Hoặc
dùng 1 biện pháp không phù hợp với HIến chương LHQ, như đã được nêu trong
định nghĩa này để đặt được mục đích nói trên (Nghị quyết 3314 ngày
12/4/1974)
3. Nt hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế: Các biện pháp, phương tiện, thủ lực mà
không dùng vũ lực.
4. Nt không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
 Công việc nội bộ của quốc gia: Công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các
quốc gia xuất phát từ thẩm quyền của minh.
o Can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác
chống lại các quốc gia khác.
o Sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc
quốc gia khác phụ thuộc vào mình
o Tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang hoạt động,
phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền
nước đó..
o Can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bọ của các quốc gia khác.
 Ngoại lệ của nguyên tắc
o Trường hợp có nội chiến đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế
o
5. Nt các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
6. Nt quyền dân tộc tự quyết
7. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)
Ngoại lệ của nguyên tắc
 Tham gia vào lực lượng liên quân gìn giữ hòa bình của LHQ (Điều 43 Hiến chương
LHQ)
 Quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể (Điều 51 Hiến chương LHQ)
 Quyền dân tộc tự quyết: Dùng mọi biện pháp để giải phóng dân tộc mình
1.5. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và luật quốc gia.
- Một số học thuyết: nhất nguyên luận; Nhị nguyên luận
- Cơ sở của mối quan hệ giữa LQT và LQG: Xuất phát từ mối quan hệ giữa hai chức năng
cơ bản của nhà nước là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
- Nội dung của mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế:
 Luật quốc gia ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế
 Luật quốc gia chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế
 Luật quốc gia là phương tiện để thực hiện luật quốc tế
 Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển hoàn thiện của Luật quốc gia, cho cho
luật quốc gia phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
Bài 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm nguồn của LQT.
- Nguồn theo nghĩa lịch sử: Nguồn gốc.
- Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng các quy phạm pháp
luật quốc tế, do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa
nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng.
 Khoản 1 điều 38 Quy chế tòa án Công lý quốc tế
a. Các điều ước quốc tế chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các
bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như
những quy phạm pháp luật
c. Nguyên tắc chung của luật quốc tế được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện được nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên
gia có chuyên môn cao nhất vè luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là
phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
- Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế.
- Nguồn bổ trợ: Phán quyết của tòa án quốc tế, học thuyết của các chuyên gia, nghị quốc của
các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
2. KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ.
- Khoản 1 Điều 2 Luật điều ước quốc tế 2016.
- Điểm a, khoản 1 điều 2 Công ước viên 1969
- Định nghĩa: Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật do các chủ thể của Luật quốc tế thỏa
thuận ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm thiết lập các quy tắc bắc buộc để ấn
định, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ quốc tế.
- Khoản 1 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc quốc tế
2.1. Phân loại điều ước quốc tế:
 Căn cứ vào chủ thể tham gia: Điều ước quốc tế song phương, Điều ước đa phương.
 Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về nhân quyền, Điều ước về thương mại..
 Căn cứ vào chủ thể ký kết: Điều ước được ký kết giữa các quốc gia, giữa các quốc gia
với tổ chức thế giới, giữa tổ chức quốc tế với nhau...
2.2. Điều kiện trở thành nguồn Luật quốc tế của Điều ước quốc tế.
- Điều ước quốc tế phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết.
- Phải được ký trên cơ sở tự nguyên, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ/Người đại diện của
quốc gia bị mua chuộc, ép buộc.
- Phải được ký đúng với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền và thủ tục ký kết. Có
thể có quy định về các thủ tục riêng đặc biệt.
- Nội dung của Điều ước quốc tế không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên hiệp
quốc.
2.3. Chủ thể ký điều ước quốc tế.
- Là các chủ thể của Liên hiệp quốc.
- Quốc gia ký kết thông qua các đại diện của mình gồm đại diện đương nhiên và đại diện ủy
quyền (cần thư của đại diện đương nhiên)
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ căn cứ vào quy chế của tổ chức.
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
- Chủ thể đặc biệt: HongKong, Macau, thông qua trưởng đặc khu, Vatican thông qua giáo
hoàng.
2.4. Hình thức của điều ước quốc tế.
- Tên gọi Điều ước quốc tế do các bên thỏa thuận (Tên gọi không quyết định hiệu lực của
điều ước)
 Nghị định thư để sửa đổi,, bổ sung công ước có hiệu lực ngang bằng vơi công
ước, có thể là một phần của công ước..
- Ngôn ngữ của Điều ước quốc tế nếu được ký kết giữa 2 quốc gia thì có thể có 2 bản chính
hoặc thỏa thuận dùng chung ngôn ngữ thứ 3.
 Điều ước quốc tế song phương
 Điều ước đa phương  Thống nhất do các bên thỏa thuận.
- Cơ cấu của điều ước quốc tế: Do các bên thỏa thuận.
2.5. Quá trình ký kết Điều ước quốc tế.
- Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT.
- Thông qua ĐƯQT.
- Phê chuẩn phê duyệt điều ước quốc tế (có thể không cần bước này tủy trường hợp
*Đàm phán, soạn thảo.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp, các quốc gia cử các đại diện tham gia; cũng có thể đàm phán
thông qua phần mềm trực tuyến hoặc gửi công hàm. Tổ chức hội nghị, các cấp khác nhau,
mang tính quyết định cuối ở cuộc họp thượng đỉnh.
- Soạn thảo: Xây dựng bản dự thảo Điều ước quốc tế thông qua các buổi đàm phán để góp ý,
bàn bạc, tìm giải pháp; sẽ có ban thư ký ghi đưa vào biên bản cuộc họp cá bên  Đàm phán
và soạn thảo đan xen nhau.
- Thông qua điều ước quốc tế:
 Khoản 2 Điều 9 Công ước viên 1969 (đa số)
 Nguyên tắc đồng thuận: Khoản 1 Điều 9
*Ký điều ước quốc tế.
- Ký tắt: Việc ký của đại diện để xác định Điều ước quốc tế đã được thông qua.
- Ký Ad referendum: Việc ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý của cơ quan có thẩm
quyền tiếp theo thì không cần ký chính thức nữa.
- Ký chính thức: Là việc ký của vị đại diện xác nhận sự ràng buộc của Điều ước quốc tế với
các quốc gia minhf trì khi có quy định khác.
*Phê chuẩn/Phê duyệt.
- Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sự ràng buộc của Điều ước QT
với quốc gia mình (điểm b, khoản 1, điều 2, công ước viên 1969)
- Sự khác nhau giữa phê chuẩn và phê duyệt
 Về loại điều ước qt: Điều 28, 37 ĐƯQT.
 Về cơ quan có thẩm quyền: Khoản 8, 9 Điều 2, ĐIều 29, 38 Luật Điều ước quốc
tế.
- Phê chuẩn phê duyệt tính chất giống nhau nhưng áp dụng cho các loại điều ước khác nhau,
có phê chuẩn thì không có phê duyệt
2.5. Gia nhập điều ước quốc tế.
- Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sự ràng buộc của ddieuf ước
quốc tế với quốc gia mình (ĐIểm b, khoản 1, Điều 2 Công ước viên 1969)
- Thời điểm gia nhập: Sau khi đã kết thúc quá trình ký kết.
- Thẩm quyền gia nhập: theo pháp luật của quốc gia quy định.
- Thủ tục gia nhập: Theo quy định của Điều ước quốc tế.
2.6. Bảo lưu điều ước quốc tế.
*Điểm d, khoản 1 điều 2 công ước viên
- Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa
đổi hiệu lực pháp lý của 1 số quy định của điều ước quốc tế trong việc áp dụng chúng với
quốc gia đó.
 Lý do của bảo lưu Điều ước quốc tế:
 Thời điểm đưa ra tuyên bố bảo lưu: Đối với hành động xác lập điều ước các quốc gia,
quá trình dự kiến soạn thảo không cần đưa ra ý kiến bảo lưu. Bảo lưu thường đa ra
những giai đoạn ksy chính thức, phê chuẩn phê duyệt, chấp nhận ký hiệp ước.
 Thủ tục bảo lưu: Điều 20, 21, 22, 23 Công ước viên 1969.
- Nếu không có nước nào phản đối thì tuyên bố bảo lưu có hiệu lực sau 12 tháng. Nếu có
nước chấp thuận bảo lưu, điều khoản không cần thực hiện. Nếu có nước phản đối bảo lưu,
vẫn phải thực hiện điều khoản.
*Những trường hợp hạn chế bảo lưu.
 Không áp dụng với Điều ước song phương, chỉ áp dụng với ĐƯQT đa phương: Chính
các bên song phương đã thống nhất quy định điều ước, những thỏa thuận không đảm
bảo đã không giao kết ngay từ đầu. Một bên không thực hiện điều ước sẽ ảnh hướng
đến bên kia và hiệu lực của Điều ước.
 Điều ước cấm bảo lưu (Kể cả điều ước quốc tế đa phương):
 Điều ước quốc tế chỉ cho bảo lưu một số điều khoản nhất định.
 Các điều khoản đi ngược lại với mục đích và đối tượng của Điều ước quốc tế:
2.7. Hiệu lực của điều ước quốc tế..
*Điều kiện có hiệu lực của Điều ước quốc tế.
- Là các đk trở thành nguồn của ĐƯQT.
 - Điều ước quốc tế phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết.
 - Phải được ký trên cơ sở tự nguyên, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ/Người đại diện
của quốc gia bị mua chuộc, ép buộc.
 - Phải được ký đúng với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền và thủ tục ký
kết. Có thể có quy định về các thủ tục riêng đặc biệt.
 - Nội dung của Điều ước quốc tế không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Liên
hiệp quốc.
- Tùy tường trường hợp mà điều ước quốc tế có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc vô hiệu tương đối.
*Thời gian có hiệu lực.
- Điều ước quốc tế có thời hạn: Quy định tại thời điểm bắt đầu và thời điêm kết thúc hiệu lực
của Điều ước.
- Điều ước quốc tế vô thời hạn: Chỉ quy định thời điểm bắt đầu hiệu lực.
*Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực.
- Tự động hết hiệu lực: Hết thời hạn, đối tượng không còn.
- Do ý chí của các bên: Các bên thỏa thuận
 Bãi bỏ điều ước: Các quốc gia tuyên bố bãi bỏ tư các thành viên
 Hủy bỏ điều ước quốc tế: Tự hủy bỏ
*Không gian có hiệu lực của điều ước quốc tế.
- Lãnh thổ của các nước thành viên điều ước đó.
- Lãnh thổ quốc tế.
- Lãnh thổ quốc gia thứ ba: Vd quy định quyền cho quốc gia (Công ước về biển quyển của
các quốc gia không có biển)hn

You might also like