You are on page 1of 23

CHƯƠNG 2 : NGUỒN CỦA LUÂT QUỐC TẾ

I. Khái niệm nguồn của luật Quốc Tế


1. Khái niệm
- Nguồn của luật Quốc Tế là hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm quốc tế,
do các chủ thể của Luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện bình đẳng.
- Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 38 Quy chế tòa án Công lý quốc tế
- Hiện nay chưa có 1 văn bản nào thống nhất riêng biệt ghi nhận nguồn của quốc tế
- Các loại gồm điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung
- Các án lệ và các học thuyết là phương tiện để xác định quy phạm pháp luật chứ không
phải nguồn của luật quốc tế
- Phân biệt giữa nguồn quốc tế và luật quốc gia
 Khác nhau về chủ thể: nguồn quốc tế do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng
trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, chủ thể quốc gia là thể nhân, pháp nhân và nhà
nước tham gia với tư cách là chủ thể đăc biệt khi nhà nước là một bên trong
quan hệ
 Giống: đều là hình thức chứa đựng các văn bản QPPL
2. Phân loại các loại nguồn của luật quốc tế
Nguồn :
- Điều ước quốc tế
- Tập quán quốc tế
Phương tiện bổ trợ nguồn
- Những nguyên tắc pl chung
- Phán quyết của tòa án công lý và các chế tài phán quốc tế
- Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Học thuyết, công trình nghiên cứu học giả LQT
3. Giá trị pháp lý và giá trị áp dụng
 Điều ước và tập quán có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào hơn
cái nào
 Nguồn cao hơn phương tiện bổ trợ vì mang tính bắt buộc
 Giá trị áp dụng nói về cái nào được ưu tiên sử dụng trong thực tiễn hơn
 Điều ước quốc tế có giá trị sử dụng cao hơn
 Nguồn cao hơn phương tiện bổ trợ nguồn
II. Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước quốc tế
1. Khái niệm ĐUQT:
o Điều 2 khoản 1 điểm a của Công ước Viên về Luật điều ước QT năm 1969 quy
định: “…Thuật ngữ "điều ước” dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết
bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp LQT điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan
hệ với nhau và với bất kỷ tên gọi riêng của nó là gì."

o Theo Điều 2.1 Luật Điều ước quốc tế của VN năm 2016, điều ước quốc tế
“Điều ước quốc tế là thoả thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà
nước hoặc Chính phủ nước CHXHCNVN với bên ký kết nước ngoài, làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCNVN
theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước,
hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi
hoặc văn kiện có tên gọi khác".

-CSPL: Điều 1, khoản 2 Điều 2,3 pháp lệnh thỏa thuận Quốc tế 2022.
 Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ thể của luật
quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng thiết quy tắc pháp lý bắt buộc nhằm
lập những quy ân định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với
nhau trong quan hệ quốc tế.
2. Tên gọi
 Hiến chương
 Hiệp ước
 Hiệp định
 Công ước
 Nghị định thư
3. Cấu trúc:
 Lời nói đầu
 Phần nội dung chính
 Phần cuối cùng
 Các văn bản kèm theo ( phụ lục, danh mục cam kết, tuyên bố trào lưu,…)
4. Điều kiện trở thành nguồn:
 Ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng
 Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT
 Phù hợp với pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục
5. nghĩa và vai trò của điều ước Quốc tế:
 Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và
ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và
phát triển.
 Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp
tác quốc tế giữa các chủ thể.
 Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp cuả chủ thể
LQT.
 Là công cụ để xây dựng chung pháp luật Quốc tế hiện đại cũng như để tiến
hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.
6. Phân loại Điều ước Quốc tế
 Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia
 Song phương: Giữa 2 quốc gia, hoặc giữa một quốc gia và một nhóm quốc gia.
 Đa phương: Giữa 3 quốc gia trở lên. Bao gồm điều ước quốc tế đa phương khu
vực hoặc điều ước quốc tế đa phương toàn cầu (mang tính chất phổ biến).
 Căn cứ vào tính chất hiệu lực của điều ước
 Điều ước khung: đề ra những nguyên tắc chung điều chỉnh các quan hệ cơ bản
giữa các quốc gia.
 Điều ước cụ thể: điều chỉnh những vấn đề cụ thể trong quan hệ giữa các bên ký
kết
 Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh
 Điều ước về chính trị, điều chỉnh các quan hệ chính trị.
 Điều ước về kinh tế: điều chỉnh các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính.
 Điều ước về văn hóa – KHKT: điều chính trong lĩnh vực văn hóa, KHKT.
 Điều ước về pháp luật: điều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp luật.
7. Quy trình ký kết điều ước Quốc tế
 Thẩm quyền ký kết
 Quốc gia
 Tổ chức quốc tế Liên chính phủ
 Chủ thể đặc biệt
Trình tự ký kết điều ước quốc tế:
Đàm phán  Soạn thảo  thông qua điều ước Quốc tế
 Đàm phán
 Hình thức đàm phán: Hội nghị thượng đỉnh cử phái đoàn đàm phán, đàm phán
thông qua cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
 Thẩm quyền đàm phán ( tùy quốc gia).
-Các nguyên thủ Quốc Gia, người đứng đầu Chính Phủ, Bộ
trưởng bộ ngoại giao.
- Các trưởng đoàn ngoại giao.
- Người đại diện được cử của một Quốc Gia tại một hội nghị
Quốc Tế hoặc tại một tổ chức Quốc tế hoặc tại một cơ quan
của tổ chức này.
 Theo ủy quyền
 Soạn thảo
Là bước tiếp theo của quá trình ký kết điều ước Quốc tế.
Việc soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận đạt được giữa các bên.
Đây là việc ghi nhận những thỏa thuận của các bên thành văn bản theo đúng trình tự, thủ
tục, hình thức của một Điều ước quốc tế.
Thư tục hình thức của một điều ước Quốc tế.
 Cách thức soạn thảo:
o Đối với điều ước song phương: sẽ thành lập ban soạn thảo văn bản để soạn
thảo văn bản Điều ước. Hoặc cũng có thể do một bên soạn thảo sau đó hai
bên sẽ thống nhất nội dung văn bản điều ước.
o Đối với điều ước đa phương: các bên ký kết sẽ thành lập ủy ban soạn thỏa
bao gồm đại diện của tất cả bên tham gia. Điều ước Quốc tế trong khuôn
khổ LHQ sẽ do UBPLQT của LHQ đảm nhiệm.
 Thông qua
Sau khi văn bản điều ước đã được soạn thảo xong, các bên sẽ biểu hiện sự nhất trí của
mình bằng cách thông qua văn bản đó.
Việc thông qua văn bản chưa làm phát sinh hiệu lực pháp lý cho điều ước  có ý nghĩa
xác nhận văn bản điều ước đã được soạn thảo xong.
 Cách thức thông qua dự thảo điều ước: do các bên thoả thuận.
o Điều ước song phương: bằng cách tổ chức hội nghị toàn thể hoặc thông qua
sự thoả thuận của cá nhân có thẩm quyền do các bên cử ra Thoả thuận này
có thế bằng miệng hoặc bằng hình thức kỷ kết.
o Đối với điều ước đa phương : có thế thông qua bằng bỏ phiếu kín hoặc biểu
quyết. Nguyên tắc Consensus (Đồng thuận). Văn bản điều ước được thông
qua khi không có quốc gia nào phản đối. Áp dụng cho những nội dung quan
trọng, đòi hỏi sự tham gia và thực hiện một cách đầy đủ của tất cả các bên
tham gia.
Các phương thức làm phát sinh hiệu lực của điều ước Quốc tế.
 Ký điều ước Quốc tế
 Phê chuẩn điều ước quốc tế
 Phê duyệt điều ước Quốc tế
 Các hình thức khác ( chấp thuận, trao đổi văn kiện, hợp thành,…)
o Ký điều ước quốc tế:
 Ký tắt: Là việc đại diện của các bên tham gia đàm phán ký xác nhận
văn bản dự thảo là văn bản đã được thỏa thuận.Sau khi ký tắt, điều
ước Quốc tế chưa phát sinh hiệu lực.
 Ký ad referendum: Là việc ký của vị đại diện, sau đó cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong nước chấp thuận
không phải kỳ đầy đủ nữa.Khác với ký tắt: nếu hình thức ký này
được cơ quan có thẩm quyền của các bên tỏ rõ ý tán thành thì không
phải ký đầy đủ nữa.Trong khi đó, kỷ tắt chỉ là một bước quá độ để
tiến tới ký đầy đủ.
 Ký đầy đủ

2.3.2. Phê chuẩn ĐƯQT


- Là hoạt đọng của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chính thức xác nhận điều
ước quốc tế có hiệu lực đối với mình
Điều 2 khoản 1 điểm b, công ước viên 1969
“Phê chuẩn là hành vi quốc tế của quốc gia, theo đó quốc gia xác nhận sự đông ý của
mình, tên phương tiện quôc tế chịu sự ràng buộc của một điều ước”
Điều 2 khoản 8 ĐƯQT, công ước viên 2016
“Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp
nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCN Việt Nam”
-Mục đích của phê chuẩn
+ Rà soát nội dung của ĐƯQT trước khi chính thức xác nhận sự ràng buộc
+ Ktra tính hợp pháp của người đại diện
+ Có thời gian chuẩn bị cho việc thực hiện ĐƯQT ở phạm vi quốc gia
2.3.3. Phê duyệt
- Là hoạt đọng của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chính thức xác nhận ĐƯQT
đó có hiệu lực đối với mình
Điều 2 khoản 1 điểm b, công ước viên 1969
“Phê duyệt là hành vi quốc tế của quốc gia. Theo đó quốc gia xác nhận sự đông ý của
mình, trên phương tiện quốc tế, chịu sự ràng buộc của 1 ĐƯQT
Điều 2 khoản 9, luật ĐƯQT 2016
“Phê duyệt là hành vi pháp lý do chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của
ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCN Việt Nam
2.4 Gia nhập ĐƯQT
- Biêur thị sự đông ý ràng buộc khi quốc gia không tham gia vào quá trình đàm phán
hoặc không ký điều ước đó
- Gia nhập có thể thực hiện bởi :
+ Phê chuẩn
+ Phê duyệt
+ Ký trực tiếp vào văn bản ĐƯQT
+ Gửi công hàm xin gia nhập
2.5 Bảo lưu ĐƯQT
- khái niệm bảo lưu
+ tuyên bố loại trừ hoặc có mục đích làm thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số điều khoản
nhất định của điều ước
2.6.2 Những trường hợp không được bảo lưu
- ĐƯQT cần bảo lưu
VD: Công ước Luật biển 1982 cấm các quốc gia bảo lưu (Điều 309)
-Điều ước chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản cụ thể
- Nội dung bảo lưu trái đối tượng và mục đích của điều ước
- Chỉ áp dụng đến với các điều ước đa phương
2.6.4 Hậu quả pháp lý của bảo lưu
- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu -> thực hiện bằng các
ĐƯQT áp dụng bảo lưu
- Quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia chống lại việc bảo lưu-> điều
chỉnh bằng điều ước mà không áp dụng bảo lưu
2.7 Hiệu lực pháp lý của ĐƯQT
- Điều kiện có hiệu lực
- Hiệu lực của ĐƯQT về không gian
- Hiệu lực của ĐƯQT về thời gian
- Thời điểm phát sinh hiệu lực
- ĐƯQT và quốc gia thứ 3
- ĐƯQT hết hiệu lực
2.7.1 Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
- Phù hợp với quy định của Pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và thủ tục ký
kết
- Tự nguyện, bình đẳng
- Nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế
2.7.2 Hiệu lực của ĐƯQT về không gian
- Không gian: là phạm vi lãnh thổ mà ĐƯQT có hiệu lực
- Một số loại ĐƯQT có thể cơ thể có hiệu lực ngoài phạm vi lãnh thổ các bên ký kết
VD: Hiệp ước về Nam Cực, các điều ước liên quan đến khoảng không vũ trụ, các
vùng biển quốc tế
2.7.3 Hiệu lực của ĐƯQT về thời gian
- Là khoản thời gian mà ĐƯQT có hiệu lực và được quy định trong điều ước
 Điều ước có thời hạn : quy định 1 cách cụ thể thời điểm bắt đầu có hiệu
lực của điều ước và quy định cụ thể thời điểm chấm dứt hiệu lực
VD: Hiệp định Paris 19 73 về VN, Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ
 Những điều ước vô thời hạn : chỉ quy định tời điểm có hiệu lực mà
không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực
VD : Hiến chương Liên Hợp Quốc
2.7.4 Thời điểm phát sinh hiệu lực
- Điều ước không cần phê chuẩn: ngay sau khi ký đầy đủ
- Điều ước bắt buộc phải có phê chuẩn trao đổi thư phê chuẩn
 Song phương
+ Hiệp định Việt Nam – Hoa kỳ: ngày các bên trao đổi thông báo hoàn
tất thủ tục
 Đa phương
+ Công ước luật biển 1982 (16/11/1994): Công ước Viema 1961
(24/4/1964-30 ngày sau khi nó phê chuẩn thứ 22)
2.7.5 ĐƯQT và quốc gia thứ 3
- Điều ước mang lại quyền lợi cho quốc gia thứ 3 (điều ước có điều khoản tối huệ quốc)
+ Điều 69 Công Ước biển 1982 quy định về quyền của các quốc gia không có biển
+ Điều 70 quy định về quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý trong vung đặc quyền
kinh tế của một quốc gia ven biển
-Điêu ước quy định về nhiệm vụ của các quốc gia thứ ba
+ Điều ước có các điều khoản nhằm hạn chế hoạt động của các quốc gia thứ ba
+ Các điều ước liên quan đến giao thông; các điều ước về phân định biên giới
2.7.6 ĐƯQT hết hiệu lực
 Tự động hết hiệu lực
-Hết thời gian thỏa thuận
- Thực hiện xong tất cả các quyền và nhiệm vụ đã cam kết trước thời
hạn
- Chiên tranh
- Điều ước nhân đạo
- Điều ước về lãnh thổ, biên giới
 Hết hiệu lực theo ý chí của các bên
-Thỏa thuận
- Bãi bỏ điều ước: đơn phương tuyên bố Điều ước đã ký kết hết hiệu lực
theo quy định của Điều ước
- Điều ước sang phương: một bên tuyên bố bãi bỏ -> hết hiệu lực đến
với bên đưa ra tuyên bố
2.10 Áp dụng ĐƯQT
- Trực tiếp
- Nội luật hóa
VD: Khoản 2 Điều ước Luật ĐƯQT Việt Nam 2016
3. Tập quán quốc tế
 Khái niệm
- Những nguyên tắc xử sự chung
- Hoàn thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế
- Được thừa nhận rộng rãi bởi các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế là những
quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.
 Đặc điểm
-Về hình thức: quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự của các
chủ thể Luật Quốc Tế. Do đó, tập quán quốc tế lun ở dạng bất thành văn
- Về nội dung: là các nguyên tắc và quy phạm tập quán quốc tế, chứa dựng các quy tắc
điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT
- Về chủ thể: chủ thể của quy phạm tập quán quốc tế là chủ thể LQT
- Quá trình hình thành: không thông qua hành vi ký kết mà do nó đc hình thành trong
thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể LQT
 Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế
-Được áp dụng lặp đi lặp lại qua 1 thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế
- Thừa nhận rộng rãi như những quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc
- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại

CHƯƠNG 3: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ


I/Tổng quan về dân cư trong LQT
I.1 Khái niệm dân cư
Là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất
định, chịu sự điều chỉnh của Pháp luật quốc gia đó
 Phân loại dân cư
 Công dân
 Người nước ngoài :
+ Công dân nước ngoài
+ Người không quốc tịch
I.2 Chủ quyền quốc gia về dân cư
-Về một nguyên tắc những vấn đề về quốc tịch thuộc thẩm quyền tài phán nội bộ của mội
quốc gia (báo cáo Ủy ban PLQT 1952)
II/ Các vấn đề pháp luật quốc tế về quốc tịch
2.1 Khái niệm
Là mối liên hệ pháp lý – chính trị giữa 1 cá nhân với 1 quốc gia nhất định và thực hiện ở
tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện
Quốc gia có quyền đảm bảo sự bình yên, an ninh, trật tự-an ninh xã hội,...(là cơ sở để
phát sinh nghĩa vụ công dân)
 Đặc điểm của quốc tịch :
 Quốc tịch có tính ổn định và bền vững :
+ Về không gian: mối liên hệ quốc tịch không bị thay đổi, mất đi do sự thay
đổi nơi cư trú
+ Về thời gian: quôc tịch thể hiện sự gắn bó bền vưngc giữa cá nhân và nhà
nước trong một thời gian dài
 Quốc tịch có tính các nhân
+ Quốc tịch gắn liền với nhân thân, bản thân cá nhân mang quốc tịch
+ VD: Điều 10 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008: việc kết hôn hoặc chấm
dứt quan hệ hôn nhân sẽ không mặc nhiên làm thay đổi quốc tịch của người
vợ hoặc chông
+ Ngoại lệ: Điều 35.1: trường hợp con chưa thành niên
 Quốc tịch là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ giữ nhà nước và công dân
+ Kể từ thời điểm mối liên hệ quốc tịch được xác lập giữa quốc gia cà công
dân hình thành các quyền và nghĩa vụ tương ướng
 Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế: là cơ sở để quốc gia
+ Tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình
+ Từ chối dẫn độ tội phạm đói với công dân của mình
+ Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế
+ Khẳng định tẩm quyền tài phán đối với 1 cá nhân trong trường hợp có sự
xung đột về thẩm quyền xét xử
 Nguyên tắc xác định
 Nguyên tắc 1 quốc tịch
- Quốc gia chỉ thừa nhận công dân của mình mang một quốc
tịch là quốc tịch của quốc gia đó
Điều 4 Luật Quốc Tich việt Nam 2008
 Nguyên tắc nhiều quốc tịch
 Quốc gia công nhận một người có thể mang nhiều quốc tịch tại một thời
điểm. Việc công nhận có thể công khai hoặc tùy theo quy định của quốc
gia dẫn đến việc một người đương nhiên mang nhiều quốc tịch
 VD: Điều 21-2 Bộ luật Dân sự Pháp
 Nguyên tắc xác định quốc tịch
 Quốc gia chỉ cho phép công dân mang một quốc tịch của quốc gia đó
nhưng trong những hợp đặc biệt vẫn cho phép công dân mang thêm
quốc tịch nước ngoài
 Điều 4 Luật Quốc Tịch Việt Nam
 Cơ sở xác định quốc tịch :
+ Cơ sở thực tiễn : vấn đề về việc xác định quốc tịch của một cá
nhân phải căn cứ dựa trên một sự kiện pháp lý xảy ra
+ Cơ sở pháp lý: sự kiện xảy ra trong thực tế phải được đề cập trong
quy định cụ thể của pháp luật quốc gia
 Cách thức hưởng quốc tịch
- Sinh ra : quốc tịch của một cá nhân đc xác định một cách mặc
nhiên từ khi người đó mới sinh ra :
+ nguyên tắc huyết thống :
o Cá nhân sinh ra mang quốc tịch của cha mẹ hoặc cha
hoặc mẹ mà không phụ thuộc vào nơi sinh
o Điều 15 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008

+ nguyên tắc nơi sinh :


o Mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì mang
quốc tịch quốc gia đó
o Điều 18 Bộ Luật Quốc Tịch 2008
 Cách thức hưởng quốc tịch
- Các nhân có quốc tịch thông qua việc xin gia nhập quốc tịch
của quốc gia khác :
+ Xin gia nhập theo nguyện vọng
o Điều kiện cư trú
o Điều kiện về độ tuổi
o Điều kiện về chính trị, văn hóa
o Điều kiện về ngôn ngữ
+ Xin gia nhập do kết hôn với người nước ngoài
+ Xin gia nhập do được nhận làm con nuôi với người nước
ngoài : trẻ ưm có quốc tịch nước ngoài theo cha mẹ nuôi
- Phục hồi
+ Là việc khôi phục lại quốc tịch cho người đã mất quốc tịch
do nhiều nguyên nhân khác nhau
+ Trinmhg tự thủ tục có thể đơn giản hơn và có ưu tiên
+ Điều 23 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008
- Lựa chọn
+ Quyền của người dân lựa chọn cho mình một quốc tịch tùy
thuộc ý chí chủ quan trên cơ sở tự nguyện
o Có sự chuyển một phần lãnh thổ của quốc gia này cho
quốc gia khác
o Có sự trao đổi dân cư
o Trường hợp đối với người có nhiều quốc tịch, sau một
thời gian nhất định, các quốc gia đặt ra nguyên tắc
buộc lựa chọn một quốc tịch
- Thưởng
+ Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc
gia công nhận người người nước ngoài là công dân của nước
mình vì những đóng góp công lao của người này đối với quốc
gia được thưởng
- Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch
+ Thôi quốc tịch
o Là việc đương sự tự xin thôi quốc tịch theo ý chỉ và
nguyện vọng cá nhân
o Các nhân có nguyện vọng thôi quốc tịch làm đơn xin
thôi quốc tịch gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
o Điều 27.1 Luật quốc tịch Việt Nam 2008
o Quết định 758
+ Tước quốc tịch
o Là biện pháp trừng phạt cảu nhà nươc áp dụng đóoi
với công dân nước mình có những hành vi vi phạm
nghiêm trọng pháp luật, làm phương hại đến độc lập
dân tộc, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc hoặc lợi
ích và uy tín, danh dự của quốc gia trong quan hệ quốc
tế
o Điều 30,31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
+ Đương nhiên mất quốc tịch
o Là việc một người tự động mất quốc tịch hện có khi
rơi vào những trường hợp mà luật đã quy định trước
o VD: luật quốc tịch Mỹ năm 1952 một người được nhập
quốc tịch Mỹ sẽ mất quốc tịch Mỹ nếu người này cư
trú 3 năm liên tục tại quốc gia mà họ có quốc tịch
trước đó hoặc quốc gia với người này được sinh ra ,
hoặc cư trú
- Người không quốc tịch và người nhiều quốc tịch
Người không quốc tịch
Nguyên nhân
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt
nguyên tắc “quyền huyết thống” mà cha mẹ là người không
quốc tịch
+ Khi có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc
tịch
+ Khi một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch
mới
Nhiều quốc tịch là tình trạng một người cùng lúc có từ hai
quốc tịch trở lên
Nguyên nhân :
+ trẻ em được sỉnh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch
áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh đông thời cha mẹ đưas trẻ lại
là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc
huyết thống
+ Trẻ em có ba mẹ khác quốc tịch mà luật quốc tịch của cả
hai nước đều xác định quốc tịch của mình cho đứa trẻ đó
+ người đã có quốc tịch khác nhưng chưa mất ưuoocs tịch cũ
+ khi kết hôn cùng người nước ngoài
+ Trẻ em khi làm con nuôi công dân nước ngoài vẫn giữ quốc
tịch nước mình do luật quốc tịch quy định
III/ Những vấn đề pháp lý cơ bản về bảo hộ công dân
3.1 Khái niệm và điều kiện bảo hộ mcoong dân :
Khái niệm :
 Nghĩa hẹp
- Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Phù hợp pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trở lại
- Bảo vệ công dân ở nươc ngoài khi các quyền và lợi ích hợp
pháp của họ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại
 Nghĩa rộng
- Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Phù hợp pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia sở tại
- Hỗ trỡ, giúp đỡ công dân nước ngoài về mọi mặt
 Điều kiện bảo hộ công dân
 Quốc tịch :
+ Người được bảo hộ phải mang quốc tịch của quốc gia tiến hành
bảo hộ
+ Trên cơ sở pháp luật của quốc gia tiến hành bảo hộ
+ Quốc tịch đang còn hiệu lực
 Phát sinh nhu cầu bảo hộ
+ Khi công dân bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp tại quốc gia
sở tại
+ Khi công dân phát sinh nhu cầu về tư pháp, hành chính
+ Khi công dân vi phạm pháp luật quốc gia sở tại
 Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Sử dụng hết các biện pháp mà vẫn không được quốc gia sở tại khôi
phục nguyên vẹn quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc chưa
chấm dứt hành vi xâm hại trên thực tế
 Thảm quyền bảo hộ công dân
 Cơ quan nước ngoài :
+ cơ quan đại diện ngoại giao
+ Cơ quan lãnh sự
+ Phải đại diện
 Cơ quan trong nước
+ Bộ ngoại giao
+ Bộ, ban ngành khác
+ Nguyên thủ quốc gia
+ Thủ tướng
+ Quốc hội
 Biện pháp bảo hộ công dân
 Hành chính-pháp lý:
+ Điều 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài năm 2009
+ Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt nam ở nước ngoài
 Tư pháp
+ Cử luật sư bào chữa cho bị cáo là công dân nước mình
+ Bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự
+ Thăm lãnh sự
 Ngoại giao:
+ Gửi công hàm đề nghị
+ Đưa vụ việc ra trước hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế
+ Trừng phạt, cấm vận
4. Những vấn đề pháp lý cơ bản về người nước ngoài
4.1. Khái niệm và phân loại người nước ngoài
- Khái niệm:
+ Điều 3.5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “ Người nước ngoài cư trú ở Việt
nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt
Nam”.
+ Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Nhật Bản.
+ Người nước ngoài là bất kỳ ai không phải công dân Jordan.
- Phân loại người nước ngoài:
+ Quốc tịch:
Người mang quốc tịch nước ngoài.
Người không có quốc tịch.
+ Thời gian cư trú:
Người nước ngoài tạm trú.
Người nước ngoài thường trú.
+ Quy chế pháp lý:
Người nước ngoài không được hưởng quy chế ngoại giao
Người nước ngoài được hưởng quy chế ngoại giao
4.2. Quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài:
- Đối xử như công dân:
+ Được hưởng một chế độ pháp lý như công dân nước sở tại, trừ các trường hợp pháp
luật quốc gia có quy định khác.
+ Nhằm đảm bảo cho nước ngoài được hưởng những quyền con người tối thiểu nhất.
- Tối huệ quốc:
+ Được hưởng các quyền và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một
nước thứ ba nào đang được có và sẽ được hưởng trong tương lai.
- Đối xử đặc biệt:
+ Dành cho nhóm cụ thể những người nước ngoài được hưởng quy chế pháp lý riêng
biệt.
+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện về quyền lợi, và về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp
lý.
+ Lĩnh vực ngoại giao và lãnh sự: chủ yếu.
+ Vì mục đích kinh tế nhất định: rất hạn chế.
- Có đi có lại:
+ Tương ứng với chế độ pháp lý mà quốc gia này đã và sẽ dành cho thế nhân và pháp
nhân cử nước sở tại.
+ Ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc.
+ Mang tính song phương.
- Báo phục quốc:
+ Nếu một quốc gia đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có hành vi gây tổn
hại đến công dân và pháp nhân của quốc gia khác thì quốc gia này sẽ sử dụng các biện
pháp tương tự như vậy để đối phó lại công dân và pháp nhân của quốc gia kia.
5. Vấn đề cư trú chính trị (tị nạ chính trị ) trong luật quốc tế
5.1 Khái niệm
- Cư trú chính trị là việc quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã
trên đất nước của họ do những quan điểm và hoạt động về chính trị, khoa học và tôn
giáo,.. đang nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước mình
- Việc cho phép cư trú chính trị thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia
 Đối tượng được hưởng quyền cư trú chính trị
Pháp luật quốc tế
+ Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 : Điều 14
+ Tuyên bố về tị nạn lãnh thổ 1967: Điều 1 và Điều 2
Pháp luật quốc gia : Điều 49 Hiến pháp 2013
 Đối tượng không được cư trú chính trị
+ Người phạm tội ác quốc tế : Hành vi diệt chủng, phân biệt chủng tộc, tội ác
chiến tranh, tội ác chống loài ngườu ở các quốc gia chế độ phát xít, ở các quốc
gia diệt chủng, tàn sát dân thường
+ Người phạm các tội hinhg sự quốc tế: tội buôn người, cướp biển, buôn bán
ma túy xuyên biên giới, buôn bán nô lệ
+ Người phạm các tội phạm hình sự có quy định dẫn độ
 Áp dụng trong trường hợp tội phạm hình sự đã được quy định trong
điều ước quốc té, không áp dụng với tội phạm chính trị
 Theo điều ước quốc tế hoặc nguy tắc có đi có lại
5.2 Hệ quả pháp lý cư trú chính trị
- Quy chế pháp lý như người nước ngoài
- Không được dẫn độ, chuyển giao( giao nộp ), đẩy trả
- Không ép buộc nhập quốc tịch của quốc gia sở tại
- Có thể được bảo hộ ngoại giao
CHƯƠNG 4: LÃNH THỔ-BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC
TẾ
1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc gia
1.1 Khái niệm, ý nghĩa chính trị-pháp lý và các bộ phận cấu thành lãnh thổ
quốc gia
a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia:
- Theo pháp luật quốc tế: Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao
gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng
thuộc chủ quyền của quốc gia.
- Theo Điều 1 Hiến pháp 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”
b. Ý nghĩa chính trị - pháp lý lãnh thổ quốc gia:
- Là một trong bốn yếu tố cấu thành nên quốc gia, tạo nên tư cách chủ thể
luật quốc tế cho quốc gia.
- Là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển của quốc gia.
- Giới hạn chủ quyền, quyền lực của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
c. Các bộ phận của lãnh thổ quốc gia:
• Lãnh thổ vùng đất:
- Vùng đất của một quốc gia bao gồm toàn bộ phần đất liền (đất lục địa) và
các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia kể cả các đảo và quần
đảo gần bờ hoặc xa bờ.
- Đối với các quốc gia quần đảo: bộ phận vùng đất bao gồm tập hợp các
đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
- Tính chất chủ quyền: vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
(riêng biệt) của quốc gia.
• Lãnh thổ vùng nước
• Lãnh thổ vùng trời
• Lãnh thổ vùng lòng đất:
 Lãnh thổ vùng đất
Vùng đất của một quốc gia bao gồm toàn bộ phần đất liền (đất lục địa) và các đảo,
quần đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia kể cả các đảo và quần đảo gần bờ hoặc
xa bờ
Đối với các quốc gia quần đảo: bộ phận vùng đất bao gồm tập hợp các đảo, quần
đảo thộc chủ quyền: vùng đất thuộc chủ quyền toàn quyền và tuyệt đối
 Lãnh thổ vùng nước
Vùng nước của quốc gia là toàn bộ các bộ phận nước nằm trong đường biên giới
quốc gia. Bao gồm vùng nước nội địa, vùng nước biên giới
Vunhgf nước nội địacuar quốc gia bao gồm các bộ phận nước ở sông, suối, kênh,
rạch kể cả tự nhiên và nhân tạo nằm trên vùng đất( không nằm tại khu vực biên
giới) hay biển nội địa
 Vùng nước nội địa
Tính chất chủ quyền: vùng nước nội đại thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
của quốc gia
 Vùng nước biên giới
Bao gồm nước ở biển nội địa, sông suối, đầm ao, kênh rạch nằm trong khu vực
Tính chất chủ quyền: vùn nước biên giới thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
 Vùng nước nội thủy
Vùng nước nội thủy được xác định một bên là bờ biển còn bên kia là đường cơ sở
của quốc gia ven biển
 Vùng nước lãnh hải
Là một bộ mphaanj lãnh thổ trên biển của quốc gia, là vùng biển nằm ngoài nội
thủy, tiếp liền với nội thủy có chiều rộng đước xác đingj bởi một bên là đường cơ
sở và bên kia là ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Tính chất chủ quyền lãnh hải: hoàn toàn và đầy đủ
 Vì tại lãnh hải, UNCLOS 1982 cho phép tàu thuyền nước ngoài có quyền”đi
qua không gây hại”
Lãnh thổ vùng nước
Vùng nước Vùng nước Vùng nước Vùng nước
nội địa biên giới nội địa lãnh hải

Tính chất Nội địa Nội địa Biển Biển


vùng nước
Tính chất chủ Hoàn toàn và Hoàn toàn và Hoàn toàn và Hoàn toàn và
quyền tuyệt đối đầy đủ tuyệt đối đầy đủ
 Lãnh thổ vùng trời : là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước
của quốc gia
 Lãnh thổ vùng long đất : vùng lòng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất phía
giới vùng đất và vùng nước của quốc gia
Tính chất chủ quyền: vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc
gia
2. Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
 Xac lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
 Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia
2.1 Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia và lãnh thổ
 Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
- Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
- Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chuyển nhựng tự nguyện
- Nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời hiệu
a. Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
- Khái niệm chiếm hữu lãnh thổ
- Phân loại
+ Hình thức chiếm hữu tượng trưng (hình thức)
 Có sự “khám phá trước tiên”, “terra nullius”
 Quốc gia phải tuyên bố xác lập chủ quyền chiếm hữu
Hạn chế của nguyên tắc chiếm hữu tượng hình
1. Bất hợp lý đối với việc chiếm hữu vùng đất lớn
2. Hạn chế về thông tin liên lạc
3. Dấu hiệu “khám phá trước tiên” bị phá hủy
+ Hình thức chiếm hữu thật sự (hữu hình)
1. Những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ
vô chủ, không nằm hoặc không còn nằm (lãnh thổ bị bỏ rơi)
trong hện thống địa lý hành chính của một quốc gia nào
Lãnh thổ bị bỏ rơi
 Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt
động mang tính quyền lực nhà nước đối với lãnh thổ
 Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục
chủ quyền đối với lãnh thổ đó
2. Việc chiếm hữu đó phải là hành động của nhà nước
3. Việc chiếm hữu phải thực sự
4. Việc chiếm hữu phải hòa bình được dư luận đương thời chấp
nhận
b. Nguyên tắc xác nhập chủ quyền bằng chuyển nhượng tự nguyện
+ Là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng cách chuyển giao
một cách tự nguyện, hòa bình chủ quyền lãnh thổ từ một quốc gia
này sang một quốc gia khác bằng việc ký kết điều ước quốc tế
c. Nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời hiệu
+ Là sự thực hiện thực sự liên tục và hòa bình trong một thời gian
dài và không có sự phản đối bất kì quốc gia nào khác mặc dù về
phương diện pháp lý chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này còn đang
là đối tượng tranh chấp

2.2 Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
 Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- Do hợp nhất quốc gia
- Do phân chia quốc gia
- Do sáp nhập quốc gia
- Do trao trả lãnh thổ
- Do chuyển nhượng lãnh thổ
3. Quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia
 Khái niệm quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia
 Nguồn luật điều chỉnh quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia
 Nội dung quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia
4. Những vấn đề pháp lý cơ bản về biên giới quốc gia
4.1 Khái niệm, ý nghĩa chính trị- pháp lý và các bộ phận cấu thành biên giới
quốc gia
+ Khái niệm : biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia
này với lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng
quốc gia có quyền chủ quyền trên biển hoặc giữa lãnh thổ quốc gia và lãnh
thổ quốc tế
+ Ý nghĩa của biên giới quốc gia
 Là đường giới hạn để phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ
quốc gia khác hoặc với các vùng quốc gia cói quyền chủ quyền trên
biển hoặc giữa lãnh thổ quốc gia và lãnh thổ quốc tế
 Là “ranh giới” giới hạn chủ quyền của quốc gia trong một phạm vi
lãnh thổ nhất định
+ Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
 Biên giới trên bộ
- Là đường biên giới xác định trên đất liền, trên đảo, trên
sông, trên hồ biên giới, trên biển nội địa
- Được xác lập thông qua sự thỏa thuận giữa các quốc gia
láng giềng
 Biên giới trên biển
-Là ranh giới ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết
lập phù hợp với UNCLOS 1982 gồm :
+ Biên giới trên biên giữa 2 quốc gia có lãnh hải đối diện
tiếp giáp nhau
+ Đường biên giới phân định vùng biển thuộc chủ quyền
của quốc gia ven biển với những vùng biển khác thuộc
chủ quyền của quốc gia
 Biên giới vùng trời
- Là ranh giới phân định vùng trời thuộc chủ quyền của
quốc gia này với vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia
khác hoặc vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia với
vùng trời quốc tế
 Biên giới lòng đất
- Là “mặt phẳng” được xác định dựa trên đường biên giới
trên bộ và biên giới trên bộ và biên giới trên biển của
quốc gia kéo dài tới tận tâm của trái đất
- Xác định thông qua sự phân định biên giới lòng đất theo
sự thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng; hoặc thông
qua tuyên bố đơn phương xác lập vùng lòng đất
 Các kiểu đường biên giới
- Các kiểu đường biên giới địa hình( tự nhiên): Được xác
định dựa vào địa hình thực tế như dãy núi, hồ, sa mạc,...
- Kiểu biên giới hình học: Được xác định theo các đường
thẳng nối các điểm đã phân định lại với nhau, không phụ
thuộc vào địa hình.
- Kiểu biên giới thiên: Được xác định theo các kinh tuyến và
vĩ tuyến của Trái đất
5. Nguyên tắc hoạch định về đường biên giới
a. Nguyên tắc của luật quốc tế về hoạch định biên giới
- Nguyên tắc thỏa thuận:
o Thỏa thuận về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành đàm phán phân
định lãnh thổ biên giới.
o Thỏa thuận xác định nguyên tắc hoạch định biên giới.
o Thỏa thuận xác định chiều hướng chung của đường biên giới, kiểu biên giới
áp dụng để hoạch định, vị trí tọa độ các điểm đường biên giới đi qua.
o Thỏa thuận xác định biên giới trên sông hồ, đồi núi, sa mạc.
o Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp.
-Nguyên tắc Uti possidetis:
o Uti possidetis de juris: vì bạn sở hữu chúng nên bạn sẽ sở hữu chúng.
o Utipossidetis de facto: biến đường biên giới thực tế đã tồn tại trước đó
thành đường biên giới pháp lý.
- Thông qua con đường tài phán: Hoạch định biên giới quốc gia dựa vào kết quả của quá
trình giải quyết tranh chấp trước ICJ có thể áp dụng đối với biên giới quốc gia trên đât
liền, trên biển và phân định các vùng quốc gia có chủ quyền trên biển.
b. Phân định biên giới quốc gia trên đất liền
- Là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước( vùng nước nội đị, vùng nước biên
giới), để từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời, vùng lòng đất giữa
các quốc gia.
- Là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước( vùng nước nội dịa, vùng nước
biên giới), để từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời và vùng lòng
đất giữa các quốc gia.’
 Giai đoạn 1: Hoạch định biên giới
- Xác định nguyên tắc hoạch định biên giới;
- Xác định chiều hướng chung của đường biên giới;
- Xác định vị trí, các điểm tọa độ đường biên giới đi qua;
- Cách thức phân định biên giới qua sông suối, đồi núi, sa mạc, eo biển, biển hồ
- Thành lập ủy ban liên hiệp về phân giới lục địa và cấm mốc;
- Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế về hoạch định biên giới và giải quyết tranh
chấp liên quan đến biên giới.
 Giai đoạn 2: Phân giới thực địa.
- Là quá trình thực địa hóa đường bên giới trong điều ước quốc tế.
=> Thành lập một ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cấm mốc để thực hiện các
công việc như đánh đáu thực địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa
hình thực tế.
 Giai đoạn 3: Cắm mốc
- Là quá trình Ủy bsn liên hiệp về phân giới cấm mốc tiến hành cắm mốc các cột
mốc cụ thể tại cái điểm đã được hai bên đánh dấu trên thực địa.
cHoạch định/ Phân định biên giới quốc gia trên biển
- Khi bờ biển có sự đối diện hoặc liền kề nhau: thông qua sự thỏa thuận giữa các quốc gia
hữu quan( tương tự như phân định biên giới trên bộ nhưng không cắm mốc).
- Ngược lại: quốc gia đơn phương hoạch định.
5.2 Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
- Khái niệm: Là những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quản lý, -
bảo vệ và duy trì sự ổn dịnh, bền vững của biên giới quốc gia.
- Nguồn của luật điều chỉnh:Pháp luật quốc gia : nguyên tắc,quy phạm về các hoạt động
cụ thể và chủ yếu là điều chỉnh các hoạt động trongkhu vực giáp biển của quốc gia hay
còn gọi là quy chế dọc biên giới.

You might also like