You are on page 1of 7

Họ và tên: Tống văn Thế Mã SV: 2231020205

Lớp: MT22VT
Mã HP:
Môn Học: ……………………………………………………………………………………………….

Bài kiểm tra giữa kì:

I. Luật Điều Ước Quốc Tế Là Gì?


1. Khái niệm:
+ Là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế.

+ Điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.
2. Nguồn gốc luật điều ước quốc tế.
+ Các quy phạm của luật điều ước quốc tê' được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế.

+ Các quy phạm tập quán về luật điều ước quốc tế được hình thành chủ yếu từ chính thực tiễn đàm phán, ký kết và
thực hiện điổu ước quốc tế của các quốc gia. Hiện nay, những tập quán quốc tế liên quan đến thủ tục, nghi lễ ký kết
điểu ước quốc tế vẫn được các chủ thể kết ước áp dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ điều ước quốc tố với
nhau.

+ Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tê' giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước
quốc tế giữa cấc quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tê' được coi là nguồn pháp luật thành
ván chủ yếu của luật điều ước quốc tế hiện hành. Công ước Viên năm 1969 là kết quả của quá trình phát triển và pháp
điển hoá các quy phạm luật điều ước quốc tế.
3. Vai trò của Luật Điều Điều Ước Quốc Tế.
+ Điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua hệ thống các điều ước đa dạng về nội dung.

+ Gia tăng hợp tác quốc tế điều ước quốc tế là công cụ pháp luật chủ yếu để điều chỉnh hầu hết những quan hệ quốc
tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế vì vậy sự phát triển của luật điều ước quốc tế như hiện nay đang là
một trong những yếu tố đảm bảo cho sự hoàn thiện và phát triển luật tế theo xu thế toàn cầu hóa.

+Điều chỉnh quan hệ về kí kết giữa các quốc gia các tổ chức quốc tế liên quan

II. Điều Ước Quốc Tế.


1. Khái niệm
+ Là các văn bản pháp luật quốc tế.

- Do các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết thông qua các quy phạm điều ước.

- Được luật pháp quốc tế điều chỉnh.

2. Mục đích
+ Mhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực về quan hệ quốc tế
thông qua các quy phạm điều ước.

3. Phân loai
+ Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết:
- Điều ước quốc tế đa phương.
- Điều ước quốc tế song phương
+ Căn c ứ vào lĩnh vực điều chin
̉ h
- Điều ước về chính trị, Điều ước về kinh tế, Điều ước Quốc tế về quyền con người, Điều ước Quốc tế về các lĩnh
vực hợp tác…
Căn cứ vào loại chủ thể tham gia điều ước quốc tế.
+ Điều ước Quốc tế giữa Quốc gia – Quốc gia.
+ Điều ước Quốc tế giữa Quốc gia – Tổ chức Quốc tế.
+ Điều ước Quốc tế giữa Tổ chức Quốc tế - Tổ chức Quốc tế
Căn cứ vào phạm vi áp dụng.
+ Điều ước song phương.
+ Điều ước khu vực.
+ Điều ước phổ cập
4. Đặc Điểm của điều ước quốc tế:
+ chủ thể bao gồm quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và nhũng chủ thể khác luật quốc tế.

+ Hình thức điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại dưới dạng văn bản giấy tờ, tài liệu.

+ Tên gọi điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước… tên gọi này phụ thuộc vào sự thỏa
thuận của các bên ký kêt.

+ Kết cấu bao gồm:

- Lời nói đầu.


- Nội dung chính.
- Phần cuối cùng.
- Phụ lục.
+ Ngôn ngữ của điều ước:

- Điều ước được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế đa phương phổ cập thì văn bản đươc soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong
liên hợp quốc ví dụ như: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp tiếng Trung Quốc, tiếng Tây ban Nha và tiếng Ả Rập...
+ Đối với nội dung:

- Ghi nhận những nguyên tắc, quy phạm pháp luật về quyền nghĩa vụ giữa các bên ký kết.
- Theo đó những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự rang buộc lẫn nhau nhưng được xây dựng do các bên thỏa
thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng.
+ Thẩm quyền kí trong Điều Ước Quốc Tế:

+ Bộ trưởng bộ ngoại giao.


+ Nguyên thủ quốc gia.
+ Đại diện quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế.
+ Người đứng đầu chính phủ.
+ Đại diện được ủy quyền
5. Hiệu lực của Điều Ước Quốc Tế
5.1 Hiệu lực của điều ước quốc tế theo không gian và thời gian
a) Thời điểm phát sinh hiệu lực: Các bên tham gia không bị ràng buộc với quyền và nghĩa vụ của điều ước.

b) Bắt đầu có hiệu lực:

- Khi thực hiện đúng và đủ các thủ tục và điều kiện ghi trong điều ước.
- Không được tiến hành bất kì hành vi nào làm hại đến mục đích và nội dung của điều ước hoặc hành động làm
chậm thời điểm bắt đầu của hiệu lực của điều ước.
+ Hiệu lực theo không gian: Là phạm vi lãnh thổ chịu sự tác động của điều ước quốc tế bao gồm vùng trời, vùng biển,
bao gồm cả vùng đáy đại dương.
c) Hiệu lực theo thời gian:
- Điều ước quốc tế có thời hạn: Quy định rõ rang thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực và thời điểm chấm dứt hiệu
lực.
- Điều ước quốc tế vô thời hạn:
+ Chỉ xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực mà không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực của điều ước.
+ Có tính phổ cập, ý nghĩa lớn, quyết định những quy phạm mang tính chất chung của luật quốc tế.
5.2 Hiệu lực của điều ước quốc tế và quốc gia thứ ba.
- Có quy định nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia về hòa bình ,chống chiến tranh, sức khỏe, y tế, bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm sự đối xử công bằng và tránh phân biệt đối xử trong quan hệ giữa các quốc gia.
- Ấn định quyền lợi và nghĩa vụ cho các quốc gia kí kết , ấn định những quy tắc có hiệu lực với các quốc gia khác.
5.3 Điều ước quốc tế không hợp pháp
- Nội dung phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại.
- Các chủ thể kí kết điều ước phải có thẩm quyền tham gia kí kết điều ước.
- Điều ước được hình thành không phải trên cơ sở của sự lừa dối, nhầm lẫn, hối lộ, cưỡng ép, đe dọa sử dụng vũ lực
hoặc sử dụng vũ lực

5.4 Điều ước quốc tế không hợp pháp tương đối.


- Vi phạm quy trình kí kết
- Vi phạm pháp luật trong nước về thẩm quyền kí kết , lầm lỗi ,man trá , mua chuộc vị đại diện
5.5 Điều ước quốc tế không hợp pháp tuyệt đối.
- Những điều ước bị vô hiệu ngay từ khi ký kết vì cưỡng bức vị đại diện , cưỡng bức quốc gia tham gia bằng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực không phù hợp với quy phạm mệnh lệnh và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại
5.6 Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực.
- Đây là điều ước không có giá trị ràng buộc các bên tham gia, và không còn khả năng làm nảy sinh nghĩa vụ quyền lục
đối với các bên tham gia nữa.
- Ngoài việc điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực khi nó đã hết hạn thì các bên còn có thể thỏa thuận để xóa bỏ điều
ước đó trước thời hạn quy định.
- Ngoài ra điều ước đó còn có thể mất hiệu lực trong các trường hợp sau:
+ Bãi bỏ điều ước quốc tế.
+ Hủy bỏ điều ước quốc tế.
+ Xuất hiện quy phạm mệnh lệnh mới.
+ Chấm dứt hiệu lực.
5.7 Điều ước quốc tế tạm thời đình chỉ hiệu lực
- Đình chỉ hiệu lực điều ước khi:
+ Xảy ra quy phạm điều ước
+ Không có khả năng thi hành điều ước vì đối tượng của điều ước không tồn tại hoặc đã bị hủy bỏ
+ Do có sự biến đổi cơ bản của hoàn cảnh
+ Do có sự xuất hiện điều ước kí kết sau có đối tượng điều chỉnh trùng với điều ước kí kết trước
+ Do việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự
5.8 Xung đột hiệu lực áp dụng đối với các điều ước quốc tế
- Hiện tượng xung đột hiệu lực thi hành có thể diễn ra rất nhiều với các loại điều ước quốc tế như :
+ Điều ước quốc tế đa phương với song phương
+ Điều ước quốc tế sau với điều ước quốc tế trước.
- Để giải quyết vấn đề đó thì một số học thuyết đã đưa ra một số nguyên tắc như :
+ Luật sau thay thế luật trước.
+ Điều ước đa phương có giá trị nhiều hơn điều ước song phương
+ Hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Công ước Viên năm 1969.

1.1 Án lệ

Án lệ là một nguồn bổ trợ của luật pháp quốc tế. Án lệ có thể là các phán quyết,
lệnh hay quyết định khác của cơ quan tài phán quốc tế hoặc cơ quan tài phán quốc gia.
Khi luật quốc tế còn chưa phát triển, các án lệ quốc gia thường được sử dụng. Tuy
nhiên, đến hiện nay hầy hết các án lệ được trích dẫn và sử dụng đều là án lệ của các
cơ quan tài phán quốc tế.
1.2 Pháp luật quốc gia
Pháp luật trong nước là nguồn cơ bản của Luật hàng hải quốc tế, bao gồm các văn
bản quy phạm pháp luật chủ yếu sau: Hiến pháp, Bộ Luật hàng hải Việt Nam, Bộ
luật dân sự,…
1.3 Soft Law và các nghị quyết của các tổ chức quốc tế

Luật mềm (soft law) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các văn bản hay quy định
mà bản chất không phải là luật nhưng có tầm quan trọng trong khuôn khổ phát triển
luật pháp quốc tế. Đấy là các văn kiện không ràng buộc như khuyến nghị, hướng dẫn,
quy tắc hay tiêu chuẩn được các quốc gia đưa ra hoặc các tổ chức quốc tế và các cơ
quan của nó đưa ra. VD Nguyên tắc về con người và môi trường 1972…
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chỉnh phủ là các quyết định được tổ chức
quốc tế đưa ra hoặc được các cơ quan của tổ chức đó đưa ra trong phạm vi quyền hạn
của mình theo quy định của tổ chức quốc tế. Các quyết định này thể hiện ý chí của tổ
chức quốc tế đó và quan trọng hơn là các quốc gia thành viên của tổ chức. Tổ chức
quốc tế càng phổ quát thì ý chí chung đó càng mang tính đại diện cao trong cộng đồng
quốc tế.

1. Các yếu tố bổ trợ.


Khái niêm: Yếu tố bổ trợ (Phương tiện bổ trợ của nguồn luật quốc tế) là những
phương tiện giải thích làm sáng tỏ nội dung của các vi phạm điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế không áp dụng trực tiếp điều chỉnh các quan hệ đối tượng điều chỉnh của
luật quốc tế.
1.1 Các nguyên tắc pháp luật chung.
1.1.1 Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
- Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia ở trong nước và quyền độc lập của
quốc gia đó trong quan hệ quốc tế.
- Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội.
- Mỗi quốc gia đều là chủ thể của luật quốc tế, có quyền tham gia gải quyết các vấn đề
quốc tế có liên quan.
- Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về mặt pháp lý. Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng
chủ quyền cảu nhau, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập của mỗi quốc gia.
- Các quốc gia xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế trên cơ sở sự thỏa thuận, bình
đẳng, không bị quốc gia nào chèn ép

1.1.2 Nguyên tác không can thiệp vào nội bộ vào các nước khác.
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp đe dọa can thiệp nhằm chống lại
chủ quyền , nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia.
- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia
khác phụ thuộc vào mình.
- Cấm tổ chức khuyến khích các phần tử phá hoại hoặ khủng bố nhằm lật đổ chính
quyền của quốc gia khác.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

1.1.3 Nguyên tắc dân tộc tự quyết.


- Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên
bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện.
- Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội.
- Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài.
- Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh vũ trang để giành
độc lập và nhân sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự.
- Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa, tín
ngưỡng, điều kiện địa lý…
- Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và quốc gia khác tôn
trọng

1.1.4 Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan
hệ Quốc tế.
- Không được dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh chống lại sự toàn vẹn lãnh
thổ, nền độc lập của các quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự
quyết.
- Trong trường hợp tự vệ khi bị tấn công, ngăn ngừa đe dọa hòa bình, chấn áp hành vi
xâm lược Luong việc dùng sức mạnh đươc coi là hợp pháp.
- Cấm chiến tranh xâm lược và tuyên truyền chiên tranh

1.1.5 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp
hòa bình.
- Các biện pháp hòa bình như đàm phán hòa giải.
- Việc giải quyết hòa bình trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

1.1.6 Nguyên tác tận tâm thiện trí thực hiện các cam kết quốc tế.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
- Các quốc gia không phân biệt chế độ kinh tế, xã hội có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội nhân đạo, ổn định xã hội ổn định tình hình kinh tế và an ninh thế giới vì sự tiến bộ và phồn vinh chung của
nhân loại.
- Sự hợp tác phải được tiến hành trên cơ sở không làm ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế, tôn trọng quyền tự do cơ
bản của con người và không có sự phân biệt đối xử.
- Việc tuân thủ nguyên tắc này là điều rất quan trọng trong việc củng cố tôn trọng các nguyên tắc khác của luật quốc tế

1.1.7 Nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế


- Cam kết quốc tế được hiểu là tất cả các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốc gia được
ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế.
- Các chủ thể của luật quốc tế (LQT) phải có nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế phù
hợp với LQT một cách tận tâm có thiện chí và đầy đủ.
- Không được vi phạm các cam kết quốc tế với các lý do vì nó trái với luật pháp của
quốc gia mình

1.2Phán Quyết của cơ quan tài phán quốc tế


- Cơ quan tài phán quốc tế là những cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật
quốc tế.
- Nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể
thực thi tuân thủ luật quốc tế.
- Cơ quan tài phán quốc tế tồn tại dưới hai hình thức: Toàn án và Trọng tài quốc tế.
- Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là những bản án, quyết định giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ
thể của Luật Quốc tế.
- Ý nghĩa của phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế:
+ Là cơ sở hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới.
+ Làm sáng tỏ nội dung của các Nguyen tắc, các quy phạm.
+ Tạo cơ sở về hiểu biết và áp dụng đúng đắn

1.3 Học thuyết của các luật gia nổi tiếng.


- Học thuyết về luật quốc tế là những tư tưởng những quan điểm thể hiện trong những
công trình nghiên cứu, tác phẩm và những kết luận của các luật gia về những vấn đề
cơ bản của luật quốc tế.
- Trong nhiều trường hợp các học thuyêt này đã đưa ra những lý giải về điều ước quốc
tế và những tập quán quốc tế để làm sáng tỏ nội dung của những quy phạm này giúp
cho việc áp dụng đúng đắn những quy phạm pháp luật quốc tế vào những trường hợp
cụ thể
- Học thuyết về luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng thực tế đến việc hình
thành nhận thức con người về luật quốc tế qua đó tác động đến quan điểm của các
quốc gia về các vấn đề pháp lí quốc tế

1.4 Hành vi pháp lí đơn phương của quốc gia.


- Khái niệm: Hành vi pháp lí đơn phương là sự độc lập thể hiện ý chỉ của một chủ thể
quốc tế, một hành vi được coi là hành vi pháp lí đơn phương của mỗi quốc gia nếu
ddonongf thời thỏa mãn ba yếu tố sau:
- Hành vi đó phải do những người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia
đó đưa ra.
- Hành vi đó phải hướng đến các chủ thể cụ thể của luật quốc tế.
- Hành vi đó phải làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ nhất định cho quốc gia đó.
- Hành vi pháp lí đơn phương có một số dạng công nhận, cam kết, phản đối, căn cứ xác
định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế trong một số trường hợp cụ thể.

1.5 Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ chính phủ.
a. Nghị quyết có tính quy phạm.
- Là những nghị quyết quy định về quyền, nghĩa vụ, tổ chức, hoạt động của tổ chức
quốc tế , thành viên của các thành viên tham gia tổ chức đó
- Các nghị quyết này có hiệu lực bắt buộc với các tổ chức quốc tế cũng như những
thành viên tham gia tổ chức quốc tế.
- Những nghị quyết này là nguỗn của luật quốc tế cụ thể là nguộn cơ bản của luật quốc
tế.

b. Nghị quyết có tính khuyến nghị.


- Là những văn kiện quốc tế trong đó chứa đựng những định hướng chủ trương, biện
pháp giải quyết từng vấn đề mang tính thời sự của đời sống quốc tế hoặc tuyên bố về
nguyên tắc giải quyêt vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế.
- Những nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghi và không có giá trị pháp lý ràng buộc
các chủ thể của luật quốc tế phải tuân theo
c.

2 . Mối quan hệ qua lại giũa các loại nguồn luật pháp
-Nguồn luật pháp bao gồm Điều ước Quốc tế và Tập quán quốc tế và nguồn cơ bản,
nguồn cổ trợ.
2.1 Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
- Tập quán quốc tế là cơ sở để hình thành Điều ước quốc tế và ngược lại.
- Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế có vị trí độc lập với nhau trong hệ thống nguồn
của luật quốc tế.
- Tập quán quốc tế có thể bị hủy bỏ thay đổi bằng con đường điều ước quốc tế.
- Cá biệt cũng có những trường hợp, Điều ước quốc tế bị thay đổi, hủy bỏ bằng con
đường tập quán quốc tế.
2.2 Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ.
- Là cơ sở để hình thành nên nguồn cơ bản của luật quốc tế.
- Là phương tiện chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản.
- Góp phần giải thích làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản.
- Bổ xung những nội dung mà Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế chưa điều chỉnh.
- Được áp dụng khi thiếu vắng nguồn cơ bản.

2.3 Kết luận.


- Các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản, đồng thời là
phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản.
- Các loại nguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế
trong các trường hợp không có nguồn cơ bản để điều chỉnh.
- Nguồn bổ trợ cũng đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, là nguồn gốc
hình thành nguồn cơ bản, thông qua các phương tiệ này người ta xây dựng các quy
phạm pháp luật quốc tế nhanh chóng hơn.

You might also like