You are on page 1of 61

CHƯƠNG 1 + 2

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ


NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Điểm khác biệt của nguồn Luật Quốc gia và nguồn Luật Quốc tế

Vấn đề 1: Khác biệt giữa Luật Quốc gia và Luật Quốc tế.

I. Hình thức biểu hiện nguồn

1. Luật Quốc gia

Định nghĩa: Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp
căn cứ pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của
pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động
của CQNN, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Các loại nguồn của pháp luật

 Văn bản QPPL (nguồn cơ bản)


 Tập quán pháp (nguồn cơ bản)
 Tiền lệ pháp/Án lệ (Nguồn cơ bản)
 Các loại nguồn khác: đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền, các
quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lý.

2. Luật Quốc tế

Định nghĩa: Nguồn của LQT là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng
những QPPL quốc tế, do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên.

Cơ sở pháp lý: Điều 38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế (Tòa án với chứng
năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa
án, sẽ áp dụng: các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế, nguyên tắc chung.

Nguồn cơ bản

 Điều ước quốc tế


 Tập quán quốc tế

Ngoài ra còn có các phương tiện bổ trợ nguồn

 Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế
 Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
 Học thuyết, các công trình nghiên cứu của các học giả luật quốc tế
II. Con đường hình thành

1. Luật Quốc gia

Có 1 con đường hình thành

 Do NN đặt ra các quy tắc xử sự mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà các
quy tắc xử sự khác (đạo đức, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng) không điều chỉnh
hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không điều chỉnh được.
 NN thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội phù hợp với ý chí NN nâng
lên thành luật; thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế sử
dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự (án lệ).

2. Luật Quốc tế

Được hình thành một cách khách quan dựa trên cơ chế thỏa thuận trong quá
trình hình thành LQT.

Thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các
nguyên tắc và quy phạm LQT – duy trì trật tự pháp lý cần thiết đối với cộng đồng
quốc tế.

Hình thành LQT là quá trình mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể
hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức
thỏa thuận công khai bằng quan hệ điều ước hoặc thừa nhận quy tắc xử sự trong luật
tập quán.

Tính tự điều chỉnh thông qua 2 giai đoạn:

 Giai đoạn thỏa thuận giữa các nước về nội dung quy tắc.
 Giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình
thành.
 Là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về
chủ quyền.

III. Cơ quan cưỡng chế đảm bảo thực thi

1. Luật Quốc gia

Quân đội, công an, cảnh sát, tòa án, nhà tù…

2. Luật Quốc tế

Không có cơ quan cưỡng chế chung.

Được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể
do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng
dư luận tiến bộ thế giới.
IV. Cấp bậc của nguồn luật

1. Luật Quốc gia

Do cơ quan lập pháp của quốc gia đó xây dựng, được sắp xếp theo các trình tự,
thứ bậc từ cao xuống thấp.Ví dụ: Hiến pháp là do Quốc hội ban hành; Chủ tịch nước
có quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm CATANDTC, VTVKSNDTC..

2. Luật Quốc tế

Do không có cơ quan lập pháp, cơ quan cưỡng chế chung nên các quy phạm
thành văn hay bất thành văn chủ yếu do các chủ thể có chủ quyền quốc gia thỏa thuận
trên sự bình đẳng, hợp tác cùng nhau xây dựng.

Vấn đề 2: Điều ước quốc tế

I. Điều ước quốc tế được hiểu như thế nào? Điều kiện để ĐUQT trở
thành nguồn?

1. Khái niệm

Điều ước quốc tế là VBPL Quốc tế do các chủ thể LQT thỏa thuận ký kết trên
cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc để ấn định,
thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ với nhau.

2. Điều kiện để điều ước quốc tế trở thành nguồn

Đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:

 Phải được ký kết phù hợp với quy định của các bên ký kết về thẩm
quyền và thủ tục ký kết.
 Phải được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ..
 Phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế.

II. Quy trình ký kết điều ước quốc tế

1. Giai đoạn 1: Đàm phán, soạn thảo (Xây dựng văn bản điều ước quốc tế)

a. Đàm phán

Thông qua các cá nhân, phái đoàn đại diện của các quốc gia hoặc chủ thể khác.

Đàm phán được coi là quá trình đấu tranh, thương lượng để đi đến thỏa thuận
các quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết điều ước.
Có thể được tiến hành tại các hội nghị quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế và các
bên có thể tổ chức hội nghị đàm phán song phương hoặc đa phương tùy thuộc vào sự
thỏa thuận của các bên ký kết.

b. Soạn thảo và thông qua

Soạn thảo là bước chuyển hóa của quá trình đàm phán, việc soạn thảo có thể do
hai bên thành lập ban soạn thảo văn bản hoặc một bên soạn thảo sau đó hai bên sẽ
thống nhất nội dung văn bản điều ước quốc tế ( ít xảy ra).

Việc thông qua văn bản sẽ tiến hành theo cách thức được các bên thỏa thuận.

Có nhiều cách thông qua như: bỏ phiếu kín và biểu quyết (đa phương).

Ngoài ra các chủ thể còn thường áp dụng quy tắc đồng thuận, văn bản điều ước
được thông qua khi không có quốc gia nào phản đối.

2. Giai đoạn 2: Ký điều ước quốc tế (3 hình thức)

Các bên tham gia điều ước có thể thỏa thuận một trong ba hình thức: ký tắt, ký
ad referendum và ký đầy đủ (chính thức).

Ký tắt Ký ad referendum Ký đầy đủ


(chính thức)
Là việc các đại diện của Việc đại diện của một quốc gia ký ad Là chữ ký của
các bên tham gia đàm referendum vào một điều ước là việc người đại diện
phán, soạn thảo ký vào ký cuối cùng vào điều ước đó nếu vào văn bản điều
văn bản điều ước nhằm việc ký như thế được các quốc gia ước quốc tế. Nếu
xác nhận văn bản điều xác nhận (áp dụng trong trường hợp không quy định
ước chính là văn bản đã người đại diện thấy không đủ thẩm các thủ tục pháp
được mình và đại diện quyền hoặc không có sự hướng dẫn lý khác như phê
của các bên đàm phán cụ thể để ký bình thường). Về chuẩn hay phê
thông qua. nguyên tắc, hành vi ký ad không làm duyệt.
→ Không làm phát sinh phát sinh hiệu lực của điều ước. → Phát sinh hiệu
hiệu lực → Khi cơ quan có thẩm quyền tán lực.
thành thì chữ ký có hiệu lực.

3. Phê chuẩn, phê duyệt

Phê chuẩn Phê duyệt


Khái Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn Phê duyệt là một tuyên bố đơn
niệm phương (tuyên bố đơn phương) phương của cơ quan nhà nước
của cơ quan nhà nước có thẩm có thẩm quyền công nhận hiệu
quyền công nhận hiệu lực của một lực của một điều ước quốc tế
điều ước quốc tế đối với quốc gia đối với quốc gia mình.
mình.

Thẩm Quốc hội Chính phủ


quyền Chủ tịch nước

Phân Các loại điều ước quốc tế phải phê Trừ trường hợp thuộc thẩm
loại chuẩn: quyền phê chuẩn của Quốc
- Điều ước quốc tế có quy định hội, các điều ước quốc tế sau
phải phê chuẩn. đây phải được phê duyệt:
- Điều ước quốc tế nhân danh Nhà - Điều ước quốc tế nhân danh
nước. Chính phủ có quy định phải
- Điều ước quốc tế nhân danh phê duyệt hoặc phải hoàn
Chính phủ có quy định trái với thành thủ tục pháp lý theo quy
luật, nghị quyết của Quốc hội định của mỗi nước để có hiệu
lực
- Điều ước quốc tế nhân danh
Chính phủ có quy định trái với
quy định trong văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ.

Tầm quan Cao hơn Thấp hơn


trọng

III. Bảo lưu điều ước quốc tế

1. Bảo lưu điều ước quốc tế là gì?


Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm
loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản nhất định của điều
ước. Những điều khoản đó gọi là những điều khoản bị bảo lưu.

Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ghi nhận “Bảo lưu điều ước
quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một
quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó
loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc
áp dụng chúng đối với quốc gia đó”. Như vậy, bảo lưu được thừa nhận là quyền của
các chủ thể luật quốc tế, tuy nhiên quyền này không phải là tuyệt đối. Quốc gia có thể
đưa ra tuyên bố bảo lưu vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận
sự ràng buộc của một điều ước đối với quốc gia đó.

Cũng theo Công ước Viên 1969, quốc gia chỉ được phép đưa ra tuyên bố bảo
lưu khi sự bảo lưu đó:

 Không bị cấm ngay trong điều ước (Ví dụ: Công ước Luật Biển cấm các quốc
gia bảo lưu bất kỳ điều khoản nào của Công ước);
 Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước;
 Việc bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện đối với các điều ước
quốc tế đa phương;
 Đối với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra tuyên bố bảo
lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước mới.

2. Mục đích của việc bảo lưu

Vừa đảm bảo giá trị của điều ước mà vẫn còn bảo vệ lợi ích các quốc gia, chế
định bảo lưu xuất hiện, đảm bảo một quốc gia vì lợi ích riêng của mình có thể thay đổi
một hoặc một số điều khoản của điều ước.

3. Thời điểm bảo lưu

Căn cứ vào Điểm d Khoản 1 Điều 2 Công ước viên 1969 về Luật Điều ước
quốc tế: “Thuật ngữ bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết
hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận,
phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực
pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia
đó”.

Có thể hiểu, thứ nhất, tuyên bố bảo lưu được đưa ra tại thời điểm quốc gia thực
hiện các hành vi mà thể hiện sự ràng buộc với một điều ước, cụ thể như ký, phê
chuẩn, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế. Ví dụ dựa trên thực tế về công cụ
Chat GPT hiện nay, liệu những bài viết nhờ trí tuệ nhân tạo có được công nhận về
quyền tác giả hay không? Luật sở hữu trí tuệ của quốc gia sẽ có những điều khoản về
việc công nhận về quyền tác giả bài viết nhờ công cụ Chat GPT hay không? Điều này
sẽ ảnh hưởng đến những quốc gia đang cho phép người dân sử dụng công cụ Chat
GPT. Trên thực tiễn, không phải quốc gia nào cũng thật sự quan tâm đến công cụ Chat
GPT và tận dụng vào đời sống để phục vụ nhu cầu làm việc. Vì vậy, tại thời điểm này
họ có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu về vấn đề quyền tác giả của những bài viết do công
cụ chat GPT tạo ra.
Thứ hai, trong một số trường hợp, bảo lưu điều ước có thể được thực hiện sớm
hơn, ngay khi đàm phán tại hội nghị hoặc khi soạn thảo, thông qua điều ước quốc tế.

4. Tại sao bảo lưu được xem là một quyền nhưng không tuyệt đối

Về bản chất, bảo lưu bản thân của nó được coi là một tuyên bố đơn phương nên
được coi là một quyền và các quốc gia trong quá trình ký kết điều ước quốc tế có
quyền bảo lưu hoặc không bảo lưu điều ước quốc tế. Nhưng đây không phải là một
quyền tuyệt đối bởi hạn chế trong các vấn đề sau:

a. Điều ước quốc tế cấm bảo lưu

Có nghĩa là các quốc gia chịu sự ràng buộc của các điều ước này thì không
được đưa ra các biện pháp bảo lưu mà phải tuân thủ thực hiện theo điều ước đã qui
định. Ví dụ: Công ước Luật biển năm 1982 cấm các quốc gia bảo lưu (Đ.309).

Điều này đặt ra cho các quốc gia có sự lựa chọn. Đó là ác quốc gia có thể chọn
không tham gia điều ước hoặc tham gia điều ước nhưng không có điều kiện bảo lưu
nào.

b. Điều ước chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản cụ thể

Ở những điều ước này sẽ quy định cụ thể các điều khoản mà các quốc gia được
bảo lưu.

c. Nội dung bảo lưu trái với đối tượng và mục đích của điều ước

Khi một quốc gia đưa ra một tuyên bố bảo lưu thì tuyên bố bảo lưu đó sẽ được
luân chuyển đến các quốc gia ký kết khác để phê chuẩn, đánh giá, xem xét hiệu quả,
nội dung mà đối tượng hướng đến có phù hợp với tình hình quốc gia đó. Bảo lưu sẽ
không có giá trị nếu như ít nhất ⅔ thành viên phản đối.

d. Chỉ áp dụng đối với các điều ước đa phương

Có nghĩa không được áp dụng với điều ước song phương. Về bản chất, điều
ước song phương là sự thỏa thuận, thống nhất ý kiến trực tiếp giữa các bên ký kết. Về
bản chất của việc bảo lưu là loại trừ, thay đổi hiệu lực của các nội dung được quy định
trong điều ước. Như vậy, kết quả của việc bảo lưu sẽ làm việc áp dụng điều ước của
các quốc gia bị thay đổi. Trong trường hợp một bên nào đó không thực hiện nổi một
số điều của điều ước thì đây là lời đề nghị mới của bên đối phương, nếu được bên đối
phương đồng ý. Nếu không đồng ý thì không thực hiện được quyền bảo lưu.

5. Giải quyết mối quan hệ bảo lưu

Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu => thực hiện
bằng các điều ước quốc tế áp dụng bảo lưu.
- Điều ước sẽ được áp dụng có tính đến nội dung bảo lưu mà quốc gia đó đưa
ra. Lấy ví dụ: Quy định rằng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo là 5% giữa các bên
ký kết. Tuy nhiên, bên quốc bảo lưu đưa ra tuyên bố rằng họ muốn thế suất này chỉ
còn 2%. Vì vậy bên quốc gia bảo lưu tạm gọi là A và các bên chấp thuận việc bảo lưu
tạm gọi là B C và D sẽ áp dụng điều ước với điều khoản thuế suất nhập khẩu về 2 mặt
hàng gạo là 2% chứ không phải 5% như nguyên thủy ban đầu.

Quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc gia chống lại việc bảo lưu =>
điều chỉnh bằng điều ước mà không áp dụng bảo lưu.

- Khi điều ước quốc tế được áp dụng thì bên quốc gia phản đối phải áp dụng
điều ước quốc tế nguyên thủy. Nói theo cách khác, điều ước quốc tế sẽ được áp dụng
mà không tính đến nội dung được bảo lưu theo quy định của điều khoản.

CÔNG PHÁP QUỐC TẾ


Ngày trình bày: 23/03/2023
I. Điều ước quốc tế tự động chấm dứt hiệu lực; Phụ thuộc vào ý muốn của
các bên
1. Tự động chấm dứt hiệu lực
Điều ước sẽ tự chấm dứt hiệu lực trong 3 trường hợp sau đây
a. Khi thời hạn của điều ước đã kết thúc.
 Có nghĩa khi hết thời hạn thì điều ước sẽ tự động chấm dứt hiệu lực.
 Nếu như chưa thực hiện xong thì các bên sẽ gia hạn thêm thời gian để thực
hiện các nghĩa vụ.
b. Khi các bên thực hiện xong tất cả các quyền và nghĩa vụ trước thời hạn: tự động
chấm dứt
b. Khi chiến tranh xảy ra (Điều ước nhân đạo; Điều ước về lãnh thổ, biên giới)
 Về mặt nguyên tắc, điều ước quốc tế sẽ tự chấm dứt hiệu lực đối với các bên
tham chiến.
 Điều ước sẽ tiếp tục còn có giá trị pháp lý khi chiến tranh xảy ra đối với tất
cả các bên tham chiến: điều ước về lãnh thổ, biên giới, quyền con người, các
bên đã có thỏa thuận trước đó là cho dù chiến tranh xảy ra thì không làm mất
hiệu lực của điều ước.
 Tức là 2 bên sẽ thỏa thuận trước đó.

2. Phụ thuộc vào ý muốn của các bên


Đều là hành vi đơn phương của các quốc gia
 Bãi bỏ: trong khuôn khổ điều ước quy định, tuyên bố rằng điều ước chấm
dứt hiệu lực đối với bên đó => chỉ được bãi bỏ điều ước trong điều kiện điều
ước cho phép. (Nếu điều ư của điều ước cũng có thể thấy rõ là các bên cho
phép được bãi bỏ điều ước đó). Đặc biệt, luật pháp ở ớc không quy định,
việc bãi bỏ điều ước cũng có thể tiến hành khi các bên tham gia đồng ý cho
phép hoặc căn cứ vào tính chất từng quốc gia phải quy định rõ ràng cơ quan
nào của quốc gia mình có quyền tuyên bố bãi bỏ điều ước.
 Hủy bỏ: tuyên bố điều ước chấm dứt hiệu lực đối với mình mà không cần có
sự quy định của điều ước nào, khi tuyên bố hủy bỏ phải dựa trên những cơ
sở sau đây:
 1 hay nhiều bên tham gia đã vi phạm cơ bản điều ước thì các bên khác
có quyền tuyên bố hủy bỏ (dựa theo điều 60 công ước viên năm
1969).
 Quốc gia không còn khả năng thực hiện điều ước nữa do đối tượng
gắn liền với việc thi hành điều ước đã không còn tồn tại hoặc hủy bỏ.
 Xuất hiện sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh -> không thực hiện điều
ước trong trường hợp hoàn cảnh này là cơ sở chủ yếu để các quốc gia
chấp nhận sự ràng buộc của điều ước, ảnh hưởng của sự thay đổi ->
thay đổi cơ bản phạm vi các nghĩa vụ còn lại phải thực hiện.
 Do việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự giữa các quốc gia
thành viên. (Trong trường hợp việc tồn tại quan hệ ngoại giao hoặc
lãnh sự giữa các quốc gia thành viên là không thể thiếu được khi thi
hành điều ước thì khi quan hệ này bị cắt đứt các quốc gia có thể tuyên
bố hủy bỏ điều ước).
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản: 2 TH sau đây
 Hoàn cảnh bị xáo trộn lớn đến mức làm biến đổi cơ bản phạm vi của những
nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước. Sự thay đổi này vượt
ra khỏi tầm kiểm soát của các bên -> Các bên không thể tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ của mình trong quan hệ điều ước
 Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định như là: điều ước liên quan đến
việc thiết lập biên giới quốc gia, sự thay đổi đó là kết quả của 1 vi phạm
nghiêm trọng của chính bên nêu ra -> sẽ không được lấy làm lý do để chấm
dứt / rút khỏi quan hệ điều ước. Căn cứ theo công ước Vienna 1969 về Điều
ước quốc tế
 là 1 căn cứ để 1 bên viện dẫn -> hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước nếu thỏa
mãn 5 điều kiện:
 Có sự thay đổi giữa hoàn cảnh lúc ký kết & hoàn cảnh sau đó
 Sự thay đổi đó phải mang tính cơ bản
 Sự thay đổi đó không được các bên biết trước
 Hoàn cảnh bị thay đổi là căn cứ quan trọng để các bên chấp nhận chịu
ràng buộc đối với điều ước
 Sự thay đổi đó làm biến đổi đáng kể phạm vi nghĩa vụ sẽ được thực thi
theo điều ước
 Sự thay đổi tư cách chủ thể
 Sự thay đổi thể chế chính trị

II. Thực hiện điều ước quốc tế


Theo nguyên tắc pacta sunt servanda, điều ước cần được thực hiện bởi các
quốc gia thành viên một cách tận tâm và có thiện chí. Trong thực tế, việc thực hiện
điều ước quốc tế sẽ thông qua hai hình thức: thực hiện trực tiếp hoặc thực hiện
gián tiếp.
1. Thực hiện trực tiếp điều ước quốc tế : áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế
mà quốc gia là thành viên mà không cần “ nội luật hóa” hay “ chuyển hóa”
các quy định của điều ước quốc tế thành quy định của pháp luật quốc gia để
thực hiện.
VD: Các điều ước quốc tế về phân định lãnh thổ, biên giới quốc gia.
2. Thực hiện gián tiếp điều ước quốc tế : quốc gia thành viên phải tiến hành
“nội luật hóa” hay “chuyển hóa” các quy định của điều ước quốc tế vào
pháp luật quốc gia để thực hiện, bằng các hành vi như ban hành văn bản
mới, sửa đổi bổ sung các văn bản hiện hành hoặc bãi bỏ những văn bản
không còn phù hợp.
3. Liên hệ Việt Nam trong luật quốc tế

Một ví dụ điển hình là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định
thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trong đó quyết định : "Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được
ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ
chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ
lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành
lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam
không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới,
Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập
Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm”.
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 71/2006/QH11 đã đánh dấu một bước
quan trọng trong sự phát triển pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam trong quá
trình hội nhập. Lần đầu tiên một Nghị quyết của Quốc hội khẳng định việc áp dụng
trực tiếp các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế
giới mà không cần phải thực hiện phương thức chuyển hoá.

Liên hệ Việt Nam:


 VN chính thức trở thành thành viên của Công ước viên 1992 thì VN sẽ tiến
hành “nội luật hóa”, diễn giải rõ ràng chi tiết hơn những điều ước đó để người
dân thực hiện dễ dàng hơn.
 VN là thành viên của CUV về luật biển.

HP có giá trị cao hơn ĐƯQT?


Xét về câu từ thì đúng tuy nhiên khi luật được ban hành, trước đó đã có nhiều
III. Tập quán pháp
1. Khái niệm
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung (những hành vi xử sự được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các quốc gia) hình thành trong thực tiễn quốc tế,
được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những
quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc chung.

2. Điều kiện trở thành nguồn của tập quán quốc tế

- Được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn pháp lý quốc tế.
Có nghĩa là tập quán đó phải được các chủ thể luật quốc tế áp dụng lặp đi lặp
lại nhiều lần, trong một quá trình lâu dài, liên tục trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

- Thừa nhận rộng rãi như những quy phạm pháp lý có tính chất bắt buộc

Tức là tập quán đó được nhiều chủ thể thừa nhận và áp dụng, đồng thời phải tin
rằng xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý và có tính chất bắt buộc. Tuy nhiên trong
thực tế có những quy tắc xử sự được áp dụng nhưng chưa được các quốc gia thừa
nhận có giá trị pháp lý bắt buộc như là nghi thức đón, tiễn đại biểu của các nước viếng
thăm lẫn nhau, các quy định về lễ tân ngoại giao… Các quy tắc này không phải là tập
quán quốc tế mà chỉ là các quy tắc lễ nhượng quốc tế.

- Nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại

Không trái với các nội dung nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

So sánh ĐƯQT và TQQT


* Điểm giống
Chủ thể của ĐƯQT và TQQT đều là chủ thể của LQT.?( các quốc gia, các tổ
chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết )
Đều chứa đựng các quy tắc xử sự có chức năng điều chỉnh các quan hệ phát
sinh giữa các chủ thể của luật QT
Đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể của luật QT trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng)
Đều có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể của LQT( giá trị pháp lý
ngang bằng nhau )(Khi các chủ thể của luật quốc tế ký kết hoặc thừa nhận áp dụng để
điều chỉnh)
Phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT
ĐƯQT và TQQT có giá trị pháp lý ngang nhau

* Điểm khác

ĐƯQT TQQT
Phương  Thỏa thuận, bình đẳng Đa dạng từ:
thức hình của hai hay nhiều chủ  Nghị quyết của tổ chức quốc tế
thành thể  Tiền lệ
 Thời gian hình thành  Hành vi pháp lý đơn phương của
nhanh hơn các quốc gia
 Quy trình hình thành  Thực tiễn thực hiện điều ước quốc
chặt chẽ, rõ ràng tế
 Áp dụng lâu dài, ổn  Quá trình hình thành lâu dài và
định và thống nhất đòi hỏi phải có sự liên tục
 Quy trình hình thành không rõ
ràng, mang tính ngầm hiểu
 Áp dụng không thống nhất bằng

Hình Là sự thỏa thuận công khai Mang tính ngầm định, bất thành văn
thức thông qua đàm phán và ký (không có văn bản nào tập hợp tất cả
kết, thể hiện dưới dạng văn các tập quán, chỉ có những tiền lệ áp
bản (thành văn) dụng có thể nhắc tới làm cơ sở cho
nội dung cần giải quyết)
Giá trị áp Chiếm ưu thế hơn TQQT. Có giá trị áp dụng thấp hơn ĐƯQT.
dụng (Khi các chủ thể đã tham (Khi không có điều ước các bên mới
gia ký kết thì bắt buộc phải lựa chọn áp dụng tập quán hay
áp dụng trong hoạt động không)
hợp tác quốc tế)

Nếu ĐƯQT và TQQT cùng điều chỉnh vấn đề thì trong TH này các bên sẽ vận dụng
nguồn nào? Ưu tiên các bên thỏa thuận chọn áp dụng nguồn, thông thường các bên
thỏa thuận sử dụng ĐƯQT.

Kể tên các phương tiện bổ trợ cho nguồn LQT và lý giải ngắn gọn: tại sao gọi là
phương tiện bổ trợ, điều kiện chung để trở thành ĐƯQT (ĐK nguồn LQT và
TQQT).

Các phương tiện bổ trợ nguồn LQT


 Các nguyên tắc pháp luật chung (Các dân tộc văn minh thừa nhận bởi 1 số quốc
gia phương Tây trước đây và họ cho rằng các dân tộc còn lại thì không phải
dân tộc văn minh => tư tưởng của 1 nhóm người).
 Phán quyết của Tòa án Quốc tế hoặc trọng tài Quốc tế. (1 vụ tranh chấp chỉ có
giá trị các bên tranh chấp, tham chiếu các phán quyết tòa đã xử lý tương tự để
xử lý vấn đề nhanh chóng, không chứa QPPPLQT mà chỉ liên quan đến các sự
việc cụ thể)
 Nghị quyết của các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ. (Về nguyên tắc, có 2 loại
nghị quyết: Tính khuyến nghị: tham khảo; Tính bắt buộc: Chỉ áp dụng với chủ
thể của các quốc gia trong tổ chức QTLCP).
 Học thuyết, công trình nghiên cứu của các chuyên gia LQT. (Tư tưởng cá
nhân: không phải chủ thể LQT)
 Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia (Chỉ là ý chí của 1 bên chủ thể)
Vai trò:
 Nhằm giải thích và làm sáng tỏ nội dung của các nguồn pháp lý (ĐƯQT,
TQQT)
 Là cơ sở để hình thành nên các nguồn pháp lý
 Có thể sử dụng để điều chỉnh các quan hệ QT nếu không có nguồn pháp lý tồn
tại.
Tại sao gọi các phương tiện bổ trợ cho nguồn LQT là phương tiện bổ trợ?
 Không chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế
Không điều chỉnh trực tiếp các quan hệ pháp luật quốc tế mà chỉ giúp làm sáng

tỏ tính pháp lý của việc vận dụng nguồn cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế vào
thực tiễn
Dân cư nước sở tại bao gồm: công dân và người mang quốc tịch nước ngoài
Điều kiện chung để ĐƯQT và TQQT trở thành nguồn của LQT
 Được các chủ thể quốc tế thỏa thuận, thừa nhận trên cơ sở tự nguyện bình đẳng
(tuy nhiên ĐƯQT luôn là sự thỏa thuận trực tiếp thông quá trình đàm phán ký
kết giữa các chủ thể LQT thì TQT là sự thỏa thuận thừa nhận “ngầm” trong
thực tiễn quan hệ quốc tế).
 Phù hợp với pháp luật của các bên về trình tự thủ tục ký kết
 Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT.
 Hình thức đó phải được xem là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc chung.

CHƯƠNG 3
DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1. Luật quốc tịch VN 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 điều 13
Vấn đề trọng tâm
 Hai bộ phận cấu thành dân cư
I. Dân cư nước sở tại.
Công dân (người mang quốc tịch của quốc gia đó): là bộ phận quan trọng nhất
và chiếm đại đa số trong thành phần dân cư của một quốc gia. Chịu sự điều chỉnh của
pháp luật tại quốc gia công dân mang quốc tịch. (Nếu mang nhiều quốc tịch trong đó
có quốc tịch của nước đang cư trú thì cá nhân chịu điều chỉnh bởi pháp luật của những
quốc gia đồng thời mang quốc tịch;). Người không quốc tịch: chỉ chịu sự điều chỉnh
của quốc gia nơi họ đang cư trú.
Ví dụ: A mang QT Pháp, Mỹ sinh sống trên VN thì chịu sự điều chỉnh PL của
nơi đang cư trú và nơi họ mang QT.

Câu hỏi: Công dân Việt Nam chỉ chịu sự điều chỉnh của PLVN.
Nhận định này sai.
Vì về mặt nguyên tắc, cư dân Việt sống trong phạm vi lãnh thổ thì chịu sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam hoặc công dân Việt Nam đi cư trú, học tập ở nước ngoài
thì cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nơi cư trú.
CSPL: Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch 2014.

II. Người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại
Người mang quốc tịch nước ngoài: là người mang hai hoặc nhiều quốc tịch.
Bộ phận dân cư này chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đang cư trú đồng thời
chịu sự điều chỉnh của pháp luật của quốc gia mà họ là công dân. Ngoài ra, khái niệm
“người nước ngoài” còn bao gồm những người không quốc tịch, đây là những người
không có một quốc tịch nào, họ là những người được hưởng quy chế pháp lý do quốc
gia nơi họ đang cư trú.

III. Bốn đặc điểm của quốc tịch


1. Quốc tịch mang tính ổn định, bền vững
Một cá nhân luôn chịu sự chi phối của quốc gia mà mình mang quốc tịch dù cá
nhân đó ở trong hay ngoài nước.
Về thời gian: Mối quan hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân mang quốc tịch là
hoàn toàn không bị hạn chế, điều này thể hiện ở chỗ: Khi đã mang quốc tịch và trở
thành công dân của một quốc gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối
và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay
ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau.
CSPL: Khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung
2014) thì: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt
Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Điều 44 Hiến pháp sđ, bs 2013: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ
quốc. Điều này bắt buộc công dân VN cư trú ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều phải
có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
=> Như vậy một công dân Việt Nam dù đang cư trú ở nước ngoài vẫn chịu sự
tác động của nhà nước CHXHCN Việt Nam thông qua việc tước quốc tịch.
2. Cơ sở phát sinh các quyền nghĩa vụ giữa công dân; quốc gia
Quốc gia có quyền và nghĩa vụ đối với công dân của mình và ngược lại.
Khi mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, thì công dân được hưởng những quyền
đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với nhà nước của họ; ngược lại, các quyền
của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo
tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền
của quốc gia đó.
Cơ sở pháp lý:
Điều 45 và điều 27 hiến pháp 2013
Điều 2 Luật Quốc tịch VN quy định về quyền đối với quốc tịch:
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có
quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy
định tại Điều 31 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc
đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
Điều 5 Luật quốc tịch VN quy định quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
VD: A là công dân VN và A có quyền hưởng các quyền công dân của mình
theo quy định của pháp luật VN. Dựa vào điều này, A nghĩ rằng mình có quyền tự do
ngôn luận nên đã đặt điều và kể xấu về B trên mạng xã hội. Tuy nhiên, A đồng thời
phải thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là công dân VN. Trong trường hợp này,
hành vi của A là trái pháp luật. vì A đã xâm phạm quyền được đảm bảo về danh dự,
nhân phẩm của B.
Điều 6 Luật Quốc tịch VN: Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng
của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
2. Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của
nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó
3. Tính cá nhân của quốc tịch
Việc vợ hoặc chồng vào, mất hay thay đổi quốc tịch không làm thay đổi đến
quốc tịch của người kia.
CSPL: Điều 10 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014):
“Việc vợ hoặc chồng nhập, trở lại hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi
quốc tịch của người kia”.
Điều 9 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
Khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
4. Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế
 Quốc tịch là cơ sở để một quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công
dân mình
Vấn đề bảo hộ công dân chỉ áp dụng cho công dân ở nước ngoài?
 Quốc tịch là cơ sở để quốc gia thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế đối
với những quốc gia khác liên quan đến hành vi của những người mang
quốc tịch của quốc gia mình thực hiện.
 Quốc tịch là cơ sở để từ chối dẫn độ tội phạm đối với công dân mình
nếu kẻ phạm tội là công dân của quốc gia đó.
 Quốc tịch cũng là cơ sở để các quốc gia xác định thẩm quyền tài phán
đối với một cá nhân trong trường hợp có sự xung đột về thẩm quyền xét
xử hành vi do cá nhân thực hiện.
IV. Năm cách thức mà một cá nhân được hưởng quốc tịch
 Có quốc tịch do sự sinh đẻ, có 2 nguyên tắc: nguyên tắc huyết thống là
sinh ra phải mang quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ mà không phụ
thuộc vào nơi sinh cũng như không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ
đứa trẻ và nguyên tắc sinh đẻ là mọi đứa trẻ trên lãnh thổ quốc gia nào
thì mang quốc tịch đó
CSPL: điều 17 Luật quốc tịch 2008 là quốc tịch của trẻ em sinh ra có
cha mẹ không quốc tịch
điều 18 Luật quốc tịch: quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em
được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

? Nguyên tắc áp dụng quốc tịch ở Việt Nam là nguyên tắc nào, 1 quốc tịch hay đa
quốc tịch.
Việt Nam áp dụng nguyên tắc một quốc tịch dựa trên linh động và mềm dẻo.

 Có quốc tịch do sự gia nhập


CSPL: điều 19 luật quốc tịch VNam: điều kiện được nhập quốc tịch
 Có quốc tịch do sự lựa chọn
 Có quốc tịch do sự phục hồi quốc tịch
 Thưởng quốc tịch
V. Ba trường hợp chấm dứt quốc tịch
 Thôi quốc tịch
Mối quan hệ quốc tịch giữa nhà nước & công dân chấm dứt do nguyện vọng cá
nhân của công dân do đó vì lý do muốn thôi quốc tịch này để nhập quốc tịch nước
khác. (Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008)
Các trường hợp hạn chế thôi quốc tịch (Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008):
 Đang nợ thuế đối với nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam.
 Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam.
 Đang bị tạm giam để chờ thi hành án.
 Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Các trường hợp cấm thôi quốc tịch: Khoản 3, 4 Điều 27 Luật Quốc tịch 2008
 Tước quốc tịch (không phải chế tài hình sự mà chỉ là tước đi
danh hiệu trong trường hợp họ không còn xứng đáng là với
danh hiệu là công dân )
Là biện pháp trừng phạt áp dụng đối với công dân khi công dân đã thực hiện
những hành vi phương hại đến độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng & bảo vệ tổ quốc,
lợi ích, danh dự, uy tín, danh dự của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Đối tượng bị tước quốc tịch:
 Những người có quốc tịch gốc nhưng thường trú ở nước ngoài, có hành
vi vi phạm nghiêm trọng về chính trị hoặc có thái độ chính trị xấu đối
với nhà nước mà họ mang quốc tịch.
 Những người đã nhập tịch nhưng có hành vi gian lận trong việc xin gia
nhập quốc tịch hoặc phạm tội theo quy định của pháp luật nước mà họ
đã nhập tịch.
 Điều 31, 32 Luật Quốc tịch Việt Nam.
 Tự động ( Đương nhiên mất quốc tịch )
Là tình trạng của 1 người rơi vào các trường hợp luật đã dự liệu thì sẽ đương
nhiên mất quốc tịch. Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định các trường hợp
đương nhiên mất quốc tịch:
 Không đi đăng ký quốc tịch Việt Nam khi hết thời hạn đăng ký quốc
tịch.
 Mọi trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt
Nam. Khi tìm được cha mẹ của nó là công dân nước ngoài thì đương
nhiên mất quốc tịch Việt Nam để theo quốc tịch cha mẹ.
 Đứa trẻ chưa thành niên sống chung với cha mẹ sẽ thay đổi quốc tịch
theo cha mẹ khi cha mẹ thay đổi quốc tịch, nếu cha mẹ đứa trẻ đã thôi
quốc tịch VN cũng không còn quốc tịch (Điều 35)

VI. Thực tiễn Việt Nam có cá nhân có nhiều quốc tịch không? Nguyên nhân?
1. Thực tiễn Việt Nam có cá nhân mang nhiều quốc tịch
Luật quốc tịch Việt Nam có 4 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai
quốc tịch, theo đó Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân
Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Trừ trường hợp Luật này có quy
định khác, nên trong một số trường hợp ngoại lệ, Việt Nam vẫn cho phép công dân
được mang quốc tịch kép.
Bốn trường hợp là:

1. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch
Việt Nam (khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sđ, bs 2014)
2. Trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước
ngoài (3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008; Điều 9 Nghị định
16/2020/NĐ-CP )
3. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc
tịch nước ngoài (khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008; Điều 14
Nghị định 16/2020/NĐ-CP)
4. Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi ( Điều
37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)

Nguyên nhân
 Do sự xung đột pháp luật của các nước khi quy định về các trường hợp hưởng
và mất quốc tịch
 Do hành vi kết hôn, nhận con nuôi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
hoặc được QG nước ngoài tặng, thưởng QT do có công lao đóng góp đối với
QG thưởng QT
 Do một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng chưa xin thôi QT cũ hoặc
QT cũ không đương nhiên bị chấm dứt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương nhiên mất quốc
tịch khi vào quốc tịch mới.

VII. Nhiều quốc tịch lẫn người không quốc tịch?


 Các cách thức có quốc tịch.
1. Có quốc tịch do sự sinh đẻ
Đây là hình thức có quốc tịch phổ biến nhất. Theo đó, quốc tịch của một
người được xác định một cách mặc nhiên ngay từ khi người đó sinh ra.
2. Có quốc tịch do sự gia nhập
Đây là hình thức có quốc tịch phổ biến thứ hai. Trong trường hợp này
cá nhân có quốc tịch thông qua việc xin gia nhập quốc tịch của một quốc gia
khác. Tuy nhiên cũng phải đáp ứng các điều kiện ở quốc gia xin gia nhập quốc
tịch:
 Điều kiện về cư trú
 Điều kiện về độ tuổi
 Điều kiện về chính trị - văn hóa
 Điều kiện về ngôn ngữ
 Các điều kiện khác
3. Có quốc tịch do sự lựa chọn
Việc lựa chọn quốc tịch được đặt ra trong trường hợp một bộ phận lãnh
thổ của quốc gia này được sáp nhập vào một quốc gia khác hay trường hợp
chính phủ hai nước thỏa thuận với nhau về việc di chuyển các bộ phận dân cư
từ nước này sang nước khác.
4. Có quốc tịch do sự phục hồi
Là việc khôi phục quốc tịch của một người vì một lý do nào đó đã mất
quốc tịch cũ
5. Có quốc tịch do thưởng quốc tịch
Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận
một người nước ngoài là công dân nước mình dựa trên những cơ sở những
công lao đóng góp của người đó đối với quốc gia mình; nhân loại.

Nguyên nhân có nhiều quốc tịch:


 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật
nơi sinh đồng thời cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp
dụng nguyên tắc huyết thống.
 Trẻ em có cha mẹ khác quốc tịch mà luật quốc tịch của cả hai nước đều xác
định quốc tịch của mình cho đứa trẻ đó. (Thậm chí đứa trẻ sinh ra ở nơi áp
dụng nguyên tắc luật nơi sinh thì sẽ có 3 quốc tịch)
 Trẻ em khi làm con nuôi công dân nước ngoài vẫn giữ quốc tịch nước mình do
luật quốc tịch quy định, mặt khác luật của nước cha mẹ nuôi lại quy định trẻ em
đó tự động mang quốc tịch theo quốc tịch cha mẹ. (Điều 37).
 Khi kết hôn với công dân nước ngoài, theo luật của nước mình, người phụ nữ
vẫn được giữ nguyên quốc tịch gốc (luật của Mỹ, Pháp…) đồng thời theo luật
quốc gia của người chồng họ cũng có quốc tịch của chồng (luật Anh,
Braxin…). Người phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài được giữ quốc
tịch khi kết hôn (điều 9)
 Vào quốc tịch mới nhưng luật nước đó chưa bắt buộc thôi quốc tịch cũ.
 Một công dân được thưởng quốc tịch mà trong trường hợp quốc gia đó không
buộc họ phải thôi quốc tịch gốc.
 Thuận lợi
Được hưởng các quyền, lợi ích, phúc lợi từ phía tất cả các quốc gia họ làm
công dân.
 Bất lợi
Một trong hai quốc gia không được bảo hộ để chống quốc gia còn lại
Nếu giữa Việt Nam và Mỹ không có ký kết nguyên tắc hiện hữu mà khi em bị Pháp
xâm phạm quyền lợi pháp lý khi đó nếu Mỹ và Việt Nam đều bảo hộ nhưng lại xung
đột về mặt pháp lý thì sẽ gây khó khăn trong việc bảo hộ.

 Thực trạng
 Xuất phát chủ yếu bởi VN không có điều khoản khi công dân nhập quốc tịch
mới phải thôi quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo Điều 13 Luật Quốc tịch VN
2014.
 Người nước ngoài nhập Điều 19 Luật Quốc tịch VN 2014
 Xin trở lại quốc tịch Việt Nam căn cứ khoản 5 Điều 23 Luật QT VN 2014.
 Trẻ em nhận làm con nuôi. Căn cứ Điều 37 Luật Quốc tịch VN 2014.
 Người phụ nữ được mang quốc tịch của người chồng. Căn cứ vào Điều 9.
 Giải pháp (Điều 12 Luật Quốc tịch)

Tại sao Việt Nam không áp dụng triệt để tình trạng nhiều quốc tịch ở Việt Nam?
Như điều 4, “trừ TH..”. NN cho phép mang nhiều QT nhằm mục đích gì (cơ hội cho
người nước ngoài quay trở về VN)

Nguyên nhân tình trạng không có quốc tịch:


Điều 8, 17, 18, 22, 26, 27, 31, 35 Luật QTVN
 Một người đã mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự
động mất quốc tịch…) nhưng chưa được vào quốc tịch mới của quốc gia khác
 Do xung đột về cách thức hưởng quốc tịch của các nước.
 Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của QG áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha
mẹ là người không quốc tịch
VD: Đứa trẻ sinh ra ở Áo mà nước này áp dụng theo nguyên tắc huyết thống
nhưng cha mẹ em bé lại không có quốc tịch-> em bé không có quốc tịch
 Thuận lợi
 Không quốc tịch: hầu như không có thuận lợi nào, quyền và lợi ích ko có
 Bất lợi
Nhiều quốc tịch:
Việc một người có hai quốc tịch trái với nguyên tắc mỗi người chỉ có một
quốc tịch dẫn đến những phức tạp trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong việc
bảo hộ ngoại giao, hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ công dân. Chính vì
vậy mà tình trạng hai quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc
gia. Thực hiện nghĩa vụ đối với cả hai quốc gia như đóng thuế, tham gia nghĩa
vụ quân sự,...
Không quốc tịch: Địa vị pháp lý của người không quốc tịch rất hạn chế, không
có được những quyền dân sự và chính trị như bầu cử, tham gia vào bộ máy nhà
nước, đồng thời theo nguyên tắc họ không được một nhà nước nào bảo hộ về
quyền lợi.
Vd: điều 17 nhiều trường hợp sống ở vùng ven biên giới không có nơi đăng ký
thường trú thì không được bảo hộ
 Thực tiễn.
 Trẻ em ở Lào Cai, Lai Châu đang ở trong tình trạng không quốc tịch: do tình
hình trọng nam khinh nữ => đẩy những đứa trẻ qua VN trong tình trạng không
đúng với pháp luật => nhận làm con nuôi bất hợp pháp mà không có giấy tờ để
chứng minh => cư trú bất hợp pháp.
 Các cô dâu VN lấy chồng nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc,..) đã thôi quốc
tịch VN nhưng vẫn chưa có quốc tịch mới.

Thực tiễn hiện nay còn nhiều người Việt nam không có quốc tịch hoặc mang
nhiều quốc tịch. Ví dụ như:
 Năm 2018 ghi nhận 3 anh em sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Nam hơn 50 năm,
nhưng vật vã nhiều năm nhập quốc tịch không được.
 Năm 2019 ghi nhận ông Trần Quyết Chiến (SN 1978), tạm trú tại Sa Thôn, xã
Xuân Lâm huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, năm 1985 đi làm bên Trung Quốc, nay
trở về cùng con, đã 7 năm sống "chui" không quốc tịch.
 Giải pháp của NN VN (bữa cuối cô giải đáp)

VIII. Pháp luật quy định như thế nào về cá nhân có nhiều và không có
quốc tịch.
Trường hợp 1: Khoản 1 Điều 672 BLDS 2015
 Pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch
nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật
của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được
nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó
nhất.
Trường hợp 2: Khoản 2 Điều 672 BLDS 2015
 Pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch
nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp
luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc
nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người
đó có quốc tịch & có mối liên hệ gắn bó nhất.
 Pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch
nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt
Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

IX. Chế độ đối với công dân là người nước ngoài tại nước sở tại
1. Chế độ đãi ngộ như công dân
Là chế độ đãi ngộ giống công nhân nước sở tại, được hưởng quyền và lợi ích
giống công nhân nước sở tại nhưng chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng chịu 1
vài hạn chế. Cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của CD nước sở tại và người nước
ngoài. Tuy nhiên điều này không triệt để, chỉ mang tính chất tương đối. VD:
 Chỉ có ở CD nước sở tại: bầu cử, khắc con dấu,..
 Nghĩa vụ mà người nước ngoài được miễn: NVQS
2. Chế độ tối huệ quốc
3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt
Giới hạn đối tượng: viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự
Theo điều 29 CƯV 1961 về ngoại giao, 1963 về lãnh sự.
4. Chế độ có đi có lại
5. Chế độ trả đũa

X. Cư trú chính trị. Liên hệ Việt Nam. So sánh tội phạm chính trị, tội phạm
hình sự và tội phạm hình sự quốc tế.
1. Khái niệm và CSPL
Pháp luật Việt Nam:
Cư trú chính trị (tị nạn chính trị) có thể được định nghĩa là việc 1 quốc gia cho
phép người nước ngoài đang bị truy nã ở ngay trên đất nước họ do những quan điểm
và hoạt động về chính trị, khoa học và tôn giáo…. được nhập cảnh và cư trú ở trên
lãnh thổ của mình.
Điều kiện để một người nước ngoài có thể được 1 quốc gia khác cho phép cư
trú chính trị trên lãnh thổ mình nếu như theo quan điểm của quốc gia chấp nhận cư
trú chính trị, họ có sự bất đồng về quan điểm hoặc có những hoạt động về chính trị,
khoa học, tôn giáo ở ngay chính quốc gia mà họ đang là công dân và vì lý do này họ
đang bị truy nã ở quốc gia đó hoặc có khả năng bị đe dọa bắt giữ hoặc áp dụng chế tài.
(Tóm lại: Người có các quan điểm bất đồng về chính trị, tôn giáo, khoa học trên
chính quốc gia họ sinh sống và người đó bị chính quốc gia của họ bị truy nã, bị
bức hại trong quá trình bỏ trốn).
Việc cho phép người nước ngoài cư trú chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến
quan hệ giữa quốc gia cho phép cư trú chính trị và quốc gia mà người này là công
dân .
CSPL: Điều 82 hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định: “Người nước ngoài
đấu tranh vì tự do độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự
khoa học mà bị bức hại thì được nhà nước Cộng hoà chủ nghĩa VN xem xét việc cho
cư trú”.
(CSPL: Điều 49 HP 2013 “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì
chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì
được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.”).

Pháp luật quốc tế:


Văn bản tuyên bố của Liên hiệp quốc về cư trú lãnh thổ 1967
Điều 14 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền 1948

Những tội phạm không được phép cư trú chính trị:


Văn bản tuyên bố của Liên hiệp quốc về cư trú lãnh thổ 1967

Xác định tội phạm hình sự


1. Nếu không có điều ước
Việc dẫn độ hay không là quyền của quốc gia nhận được yêu cầu dẫn độ
2. Nếu có điều ước
Để xác định đó có phải là tội phạm chính trị hay là tội phạm hình sự hay không
dựa vào pháp luật của quốc gia nơi xảy ra hành vi phạm tội

2. Liên hệ Việt Nam


Vào tháng 6 năm 2016, một số bài báo nước ngoài đã đưa tin về 1 công dân Mỹ
(tên là Khưu Hiền Duyên) làm từ thiện ở Việt Nam bỗng dưng mất tích. Các bài báo
trên cho rằng, bà Hiền Duyên được cho là mất tích vào đêm ngày 26/5/2016.
Đáng chú ý, ngay sau khi bà về Mỹ, các báo đài đã phỏng vấn về việc bỗng
dưng mất tích tại Việt Nam, từ đó suy diễn, bịa đặt nhiều nội dung tố cáo Công an
Việt Nam bắt giữ công dân Hoa Kỳ.
Nhưng sự thật đằng sau, “từ thiện” chỉ là cái cớ còn thực chất là Mã Tiểu Linh
về Việt Nam thực hiện các hành vi chống phá, giúp sức cho Việt Tân lợi dụng sự bức
xúc của người dân sau hiện tượng cá chết để kích động xuống đường biểu tình, gây
rối, từ đó ý đồ gây bạo loạn.
Bác sĩ Lê Nguyên Sang, thành viên lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhân dân, trong
phiên tòa xử sơ thẩm ngày 10/05/2007 của Tòa án nhân dân Sài Gòn bị phạt 5 năm tù
và 2 năm quản chế tại gia về tội tuyên truyền chống Nhà nước.
Bác sĩ Sang với các hành vi thành lập Đảng Dân chủ Nhân dân không xin phép,
in khoảng 1600 tờ truyền đơn đòi tự do dân chủ. Vào năm 2007, chính vì những hành
vi đó mà ông bị xem là một tội phạm chính trị.

3. So sánh tội phạm chính trị, tội phạm hình sự, tội phạm hình sự quốc tế
Tội phạm Tội phạm Tội phạm hình
chính trị hình sự sự quốc tế (tội
phạm có tính
quốc tế)
Là 1 người bị giam Hay còn gọi là tội phạm Hay còn gọi là tội
giữ trong nhà tù hay nói chung, là nhóm tội phạm theo công
quản thúc tại gia do phạm không xâm phạm ước là tội phạm
hình ảnh hay chính đến trật tự pháp lý quốc tế xâm phạm trật tự
kiến, hành động của và không đụng chạm đến pháp lý quốc gia
KHÁI người này bị chính các quyền lợi của cộng và an ninh, hòa
NIỆM quyền xem là đe doạ đồng quốc tế bình quốc tế, gây
hay thách thức đến ảnh hưởng tiêu
quyền lực của chính cực tới đời sống
quyền hay an ninh của cộng đồng
và chủ quyền quốc quốc tế
gia
CHỦ THỂ Những người có đủ Theo quy định của pháp Những người có
năng lực trách luật quốc gia đủ năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt nhiệm hình sự và
độ tuổi theo luật đạt độ tuổi theo
định luật định
MỨC ĐỘ Mức độ nguy hiểm Mức độ nguy hiểm ít hơn Mức độ không
NGUY cao nhất quá nguy hiểm
HIỂM nhưng hậu quả
nghiêm trọng

TRÁCH Thông thường được trừng Cộng đồng quốc


NHIỆM trị, ngăn chặn bằng pháp tế đã thừa nhận
QUỐC GIA luật quốc gia đó. Trong nhiệm vụ ngăn
nhiều trường hợp, tội ngừa và trừng trị
phạm dùng các thủ đoạn tội phạm này là
tinh vi nhằm lẩn trốn sự trách nhiệm
trừng phạt của pháp luật chung của cộng
quốc gia thì bên cạnh đồng quốc tế chứ
pháp luật quốc gia cần không riêng của
phải có sự trợ giúp từ các một quốc gia.
quốc gia khác để có thể
thực thi được công lý và
trừng phạt người có tội.
CÁC TỘI Nhóm tội trực tiếp Các tội phạm được quy Tội cướp biển, tội
PHẠM uy hiếp sự tồn tại và định trong bộ luật hình sự khủng bố quốc tế,
THUỘC sự vững mạnh của của các quốc gia. tội làm tiền giả,
NHÓM chính quyền nhân tội buôn bán trái
TỘI dân phép các chất ma
túy và chất hướng
thần, tội buôn bán
phụ nữ và trẻ em.
HẬU QUẢ - Thiệt hại về vật Gây thiệt hại cho quốc Gây thiệt hại cho
chất gia và mối quan hệ giữa các quan hệ quốc
các quốc gia tế, ảnh hưởng tới
- Thiệt hại về thể mối quan hệ giữa
chất các quốc gia.

- Thiệt hại về tinh


thần

- Các biến đổi khác


(trong đó có tình
trạng nguy hiểm)

PHƯƠNG Chủ yếu là ký kết các điều ước quốc tế song


THỨC phương và đa phương toàn cầu hoặc trong khu
GIẢI vực đồng thời có sự bảo trợ của các tổ chức
QUYẾT quốc tế có liên quan.

Cư trú Có thể được cư trú Không cho phép cư trú Không cho phép
chính trị chính trị và được nhập cư trú
QT

CHƯƠNG 4: LÃNH THỔ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

I. Lãnh thổ quốc gia và các yếu tố cấu thành nên quốc gia
1. Khái niệm
Lãnh thổ là một trung 4 điều kiện cơ bản và chủ yếu cấu thành nên một quốc gia, bao
gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất và vùng trời.
 Vùng lãnh thổ quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối: duy nhất có toàn
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với lãnh thổ thuộc chủ quyền của
mình.
 Vùng lãnh thổ quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ: Có nhiều quốc gia
sở hữu chung, khai thác chung như vùng nước có nhiều quốc gia ven bờ.

BỐN YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN QUỐC GIA


Vùng đất Vùng nước Vùng lòng đất Vùng trời
 Vùng đất của quốc  Là toàn bộ  Là phần đất  Là vùng không
gia bao gồm toàn bộ phần nước nằm dưới vùng gian bao trùm
phần đất liền và các nằm trong đất và vùng lên vùng đất và
hải đảo thuộc chủ biên giới nước của quốc vùng nước của
quyền (kể cả đảo quốc gia, gia thuộc chủ quốc gia, thuộc
gần bờ và xa bờ). bao gồm: quyền hoàn chủ quyền và
 Vùng đất của quốc  VN nội toàn và riêng hoàn toàn riêng
gia quần đảo là tập địa biệt của quốc biệt của quốc
hợp các đảo thuộc  VN nội gia. gia.
chủ quyền của quốc thủy  Về nguyên tắc,  Độ cao của
gia đó.  VN biên Luật Quốc tế vùng trời chưa
 Vùng đất thuộc chủ giới mặc nhiên được Luật Quốc
quyền hoàn toàn và  VN lãnh thừa nhận tế quy định
riêng biệt của QG. hải (Điều vùng lòng đất trong các
QG chủ nhà có 17, 18, kéo dài tới tận ĐƯQT mà áp
quyền quy định chế 19 Công tâm trái đất. dụng TQQT.
độ pháp lý của vùng ước
đất cùng như quyền 1982)
quản lý, bảo vệ và
sử dụng, khai thác
vùng đất thuộc lãnh
thổ của mình.

Bổ sung và làm rõ đặc trưng của 4 yếu tố trên. Liên hệ Việt Nam.
Vùng đất: Ở Việt Nam, là một nước ven biển, lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm
toàn bộ dải đất hình chữ “S” nằm ở lục địa đông nam châu Á và các đảo quần đảo gần
bờ hoặc xa bờ như đảo Thổ Chu, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc,... và hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vùng nước:
Mặc dù đều là bộ phận lãnh thổ quốc gia nhưng tính chất chủ quyền của quốc
gia đối với mỗi vùng nước này có sự khác nhau nhất định. Ở vùng nước nội thủy, chủ
quyền của quốc gia ven biển là hoàn toàn và tuyệt đối. Còn ở vùng nước lãnh hải, chủ
quyền của quốc gia ven biển chỉ là hoàn toàn và đầy đủ (tàu thuyền nước ngoài được
qua lại vô hại quy định tại điều 17, công ước 1982)
Có phải 4 quốc gia thì có 4 vùng này hết không?
Nhận định sai. Vì sẽ có những QG không có giáp biển: Lào, Nepal nên sẽ không có
vùng nội thủy, lãnh hải do không có biển.
Nội địa khác nội thủy: khác về vị trí, một cái nằm trên biển, một cái trên đất
liền. Tính chất chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối.
Nội thủy khác lãnh hải (điều 17, 18, 19 Công ước UNCLOS 1982): về vị trí;
vị trí sát bờ, gắn liền với đất liền, toàn bộ phần nước biển nằm tiếp liền với nội thủy
một bên là đường cơ sở và đường biên giới trên biển. Khác lớn nhất: tính chất chủ
quyền, vùng NT hoàn toàn tuyệt đối, lãnh hải là hoàn toàn và đầy đủ: do Công ước
1982 thừa nhận quyền qua lại vô hại lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài. Đây chính là
sự thỏa hiệp giữa các quốc gia ven biển và các cường quốc hàng hải trong việc thừa
nhận quốc gia ven biển có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý (trước đây, thông thường lãnh
hải của quốc gia ven biển chỉ rộng 3 hải lý). Điều 17 (qua lại không gây hại nhưng
không đồng nghĩa với tự do qua lại) nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho tất cả các quốc
gia cho dù có biển hay không có biển.

 Xác định nội thủy và lãnh hải: phải xác định được đường cơ sở (Điều 5,7
UNCLOS 1982)
 Tại sao phải có 2 pp xác định cơ sở: là do không phải bờ biển của mỗi quốc
gia đều có cấu trúc địa hình giống nhau (đơn giản hay phức tạp). Thậm chí là
kết hợp cả 2 cơ sở (Điều 14 công ước UNCLOS 1982).

Liên hệ Việt Nam:

 Việt Nam có 4 vùng nước: vùng nội địa, vùng biên giới, vùng nội thủy, vùng
lãnh hải.
 VD vùng nước biên giới Việt Nam: Sông Mê Kông
 Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều hiệp định quốc tế liên quan đến vấn đề
vùng nước như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
 Ví dụ cụ thể: Trong Luật Biển UNCLOS, tranh chấp với Trung Quốc về chủ
quyền trên Biển Đông. Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ
sở quân sự trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền là một hoạt động vi
phạm UNCLOS và các nguyên tắc của Luật Biển Quốc tế.

Vùng trời:
Vùng trời quốc gia là khu vực không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước
của một quốc gia, thuộc chủ quyền và kiểm soát tối đa của quốc gia đó. Các quy định
về vùng trời quốc gia thường được quy định trong các điều lệ pháp lý, hiệp định và
các công ước quốc tế.
Vùng trời là khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia. Giới hạn bên
ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc
từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh
hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ. Đa số các nước trên
thế giới xác định độ cao cùng vùng trời là 100 đến 110 km từ mực nước biển trở lên.
Khái niệm và các chế định pháp lý của vùng trời được hình thành từ cuối thế kỷ thứ
19 khi xuất hiện các thiết bị bay.
Các quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và toàn vẹn đối với vùng
trời của mình. Xâm phạm vùng trời được công pháp quốc tế thừa nhận là xâm phạm
toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Dựa trên nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với
vùng trời, các quốc gia có toàn quyền quy định chế độ sử dụng và khai thác vùng trời
quốc gia. Nội dung của quy chế gồm:
Các chuyến bay của phương tiện bay (phương tiện bay) nước ngoài chỉ được
thực hiện trên cơ sở giấy phép hàng không;
Điều ước quốc tế hàng không là cơ sở pháp lý để cấp giấy phép cùng các điều
kiện thực hiện giấy phép này;
Trong quá trình khai thác vùng ười quốc gia, các phương tiện bay nước ngoài
phải chấp hành các quy định về cửa khẩu hàng không, hành lang bay, độ cao bay và
sân bay hạ cánh;
Quốc gia sở tại có quyền quy định vùng cấm bay hoặc hạn chế bay, các phương
tiện bay nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng các quy định này;
Tất cả hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia trong vùng trời đều sẽ bị trừng phạt
nghiêm khắc theo quy định và các điều khoản có liên quan của luật quốc gia cũng như
luật quốc tế.
Trong tuyên bố ngày 5/6/1984 của Việt Nam về vùng trời đã thể hiện rõ ràng
nội dung các quy định nêu trên, theo đó:

 Các chuyến bay của phương tiện bay nước ngoài chỉ được thực hiện
trong vùng trời Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế hàng không
hoặc trên cơ sở cho phép của Chính phủ Việt Nam.
 Các phương tiện bay nước ngoài phải tuân theo các quy định của Việt
Nam về đường bay, sân bay hàng không; phải chịu mọi sự kiểm soát và
hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
 Phương tiện bay nước ngoài không được tiến hành dưới bất kỳ hình thức
nào các hoạt động xâm phạm tới vùng trời Việt Nam.
=> Tất cả các hành vi vi phạm các quy định về vùng trời Việt Nam sẽ bị xử lý theo
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Liên hệ Việt Nam:
Luật Hàng không dân dụng năm 2014: Luật này quy định về vùng trời quốc gia
của Việt Nam, bao gồm quyền sở hữu, quản lý, điều hành, kiểm soát không
lưu, cấp phép bay và giám sát an toàn hàng không.
Nghị định số 92/2018/NĐ-CP ngày 07/06/2018 của Chính phủ về việc quản lý
an ninh hàng không dân dụng: Nghị định này quy định về việc đảm bảo an ninh
hàng không, bao gồm việc quản lý và kiểm soát các hoạt động trên vùng trời
quốc gia của Việt Nam.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015: Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của Chính phủ Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực hàng
không và vùng trời quốc gia.
Hiến pháp năm 2013: Quy định rõ việc bảo vệ chủ quyền, thống nhất lãnh thổ
và vùng trời quốc gia của Việt Nam.

Ví dụ cụ thể: Hiệp định MHA được ký kết năm 1987 với mục đích kiểm soát các chất
làm hủy ozon như CFC và HCFC với một tiêu chuẩn cho toàn cầu. Việt Nam cũng
tham gia Hiệp định này và đã tiến hành thực hiện quy định về các chất hủy hoại tầng
ozon. Một trong những nỗ lực đã được thực hiện là ngừng nhập khẩu và sử dụng CFC
và HCFC từ năm 2010 và thay thế chúng bằng các chất thân thiện với môi trường.

Vùng lòng đất:


Vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần đất nằm dưới đất liền, dưới các
đảo, quần đảo, dưới vùng nước biên giới, vùng nước nội địa, vùng nước nội thủy và
vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền quốc gia. Đối với các quần đảo thì vùng lòng đất
là phần đất liền nằm dưới quần đảo. Vùng lòng đất của quốc gia được xác định từ bề
mặt trái đất đến tâm của trái đất.
QG có có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng lãnh thổ này. Điều đó
có nghĩa là QG là chủ thể duy nhất có quyền tối cao trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ vùng lòng đất
của QG

Liên hệ VN: Vì vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG nên
theo Điều 227 Bộ Luật hình sự: Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò,
khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam thì bị phạt tiền lên tới 3 tỷ và phạt tù
lên tới 7 năm.
VD: Công ty Bình Minh bị xử phạt gần 300 triệu đồng vì khai thác đá trái phép
(https://moitruong.net.vn/thanh-hoa-xu-phat-gan-300-trieu-dong-doi-voi-cong-ty-
binh-minh-vi-vi-pham-khai-thac-khoang-san-59396.html)
=> Lãnh thổ vùng đất là quan trọng nhất vì:
- Là nơi sinh sống đa số của cộng đồng dân cư, nơi chính quyền được thành lập, tồn
tại và phát triển
- Lãnh thổ vùng đất là nơi chủ yếu để QG thực hiện chủ quyền của mình
- Lãnh thổ vùng đất là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để QG lập chủ quyền đối với
lãnh thổ trên biển, lãnh thổ trên không và lãnh thổ lòng đất

Đối với vùng biển


Theo khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm:
 Nội thủy
 Lãnh hải
 Vùng tiếp giáp lãnh hải
 Vùng đặc quyền kinh tế
 Biển cả
Lưu ý: Vùng biển chủ quyền chỉ bao gồm vùng nội thủy và vùng lãnh hải
=> Vùng nước sẽ rộng hơn vùng biển.
Làm thế nào để xác định vùng biển của 1 quốc gia?
Bất kì 1 QG có biển nào thì đầu tiên và quan trọng nhất để xác định vùng biển
là xác định đường cơ sở.
Việt Nam có bao nhiêu vùng nước thuộc chủ quyền?
Nội địa, nội thủy, biên giới, lãnh hải
Ví dụ vùng nước biên giới: sông MêKong (VN, TQ, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia)
2. Xác lập chủ quyền lãnh thổ
Có 3 nguyên tắc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ phổ biến và chủ
yếu sau đây:
 Xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
 Chiếm hữu tượng trưng
 Chiếm hữu thực sự
 Xác lập chủ quyền bằng chuyển nhượng tự nguyện.
 Xác lập chủ quyền theo thời hiệu.

Xác lập chủ quyền quốc gia thông qua chiếm hữu lãnh thổ là gì?
Là hành động của một quốc gia tuyên bố xác lập chủ quyền đối với một vùng
lãnh thổ vô chủ, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào vào thời điểm xác
lập.
Nguyên tắc này được chia thành 2 dạng: chiếm hữu tượng trưng và chiếm hữu
thật sự.
Các điều kiện để quốc gia xác lập chủ quyền lãnh thổ theo hai hình thức
chiếm hữu:
 Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng. Nêu những điểm hạn chế của nguyên
tắc này. (Nguyên tắc này khởi nguồn từ đâu; 2 điều kiện là gì; Hạn chế?)
Nguyên tắc này xuất phát từ học thuyết quyền khám phá trước tiên. Theo học
thuyết này, cơ sở để xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ mới được thực
hiện thông qua sự công nhận một số hành vi mang tính chất tượng trưng như hành vi
của viên thuyền trưởng hay nhà thám hiểm nào đó đã đặt chân lên đảo hay bờ biển của
vùng lãnh thổ vô chủ và để lại bằng chứng như cây thập tự, cột gỗ, bia đá… hay bất
kỳ dấu tích nào để chứng minh sự có mặt của họ trên lãnh thổ đó. Tiếp đó, nhà nước
mà nhà thám hiểm là công nhân phải đưa ra tuyên bố chính thức về việc xác lập chủ
quyền của quốc gia đối với vùng lãnh thổ mới phát hiện.
Điều kiện
 Phải là vùng lãnh thổ vô chủ. (không quan trọng)
 Hành động nhân danh cá nhân. VD: thông qua nhà thám hiểm; các thuyền
trưởng đặt chân lên vùng đất vô chủ ấy để lại dấu tích, cột mốc, bia đá, cột
cờ…
 Quốc gia có tuyên bố chính thức xác lập chủ quyền thông qua hành vi cá nhân
của mình.
Hai điều kiện cuối là điều kiện quyết định và quan trọng nhất.
Mặt hạn chế
 Chỉ dễ dàng đối với vùng đất, đảo nhỏ đối với vùng đất đai rộng lớn nếu chỉ
lưu lại bằng chứng tại một điểm nào đó trong khi chưa hoàn toàn khám phá hết
vùng đất mà quốc gia đã xác lập chủ quyền hoàn toàn với vùng đất ấy là chưa
hợp lý.
 Nhiều quốc gia đều tuyên bố chủ quyền trên một vùng đất mới do điều kiện
thông tin không kịp thời và đầy đủ nên không biết đã có quốc gia khác phát
hiện => dẫn đến việc tái xác lập chủ quyền => các quốc gia dễ xung đột.
 Những dấu tích, chứng cứ bị hư hại theo thời gian dẫn tới tái phát hiện, tái xác
lập dẫn đến xảy ra xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia.
=> Chính vì những mặt hạn chế trên mà nguyên tắc này dần được thay thế bằng
nguyên tắc chiếm hữu thật sự.

 Nguyên tắc chiếm hữu thực sự.


Nguồn gốc: Định ước Berlin năm 1885. (Giá trị pháp lý cao hơn học
thuyết)mà do các quốc gia thỏa thuận.
Điều kiện:
 Những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ,
không nằm hoặc không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của
một quốc gia nào.
Lãnh thổ vô chủ: Thứ nhất, trước khi quốc gia tuyên bố xác lập chủ quyền thì
lãnh thổ đó chưa có bất kỳ quốc gia nào tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Thứ hai,
lãnh thổ này đã thuộc chủ quyền nhưng quốc gia đó tuyên bố từ bỏ chủ quyền lãnh thổ
này với giấy tờ rõ ràng thì cũng được coi là vô chủ.
 Việc chiếm hữu đó là phải là hành động của nhà nước.
Nhà nước cử các cá nhân tổ chức của qg đó để thực hiện việc quản lý khai thác
khám phá thậm chí là quyền tài phán trên khu vực đó
 Việc chiếm hữu phải thực sự.
Việc chiếm hữu mang tính thực sự khi có sự hiện hiện diện của chính quyền
nhà nước trong việc thiết lập, kiểm soát quản lý, bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc
gia trên vùng lãnh thổ mà quốc gia đã chiếm hữu và xác lập chủ quyền.

 Việc chiếm hữu phải hòa bình (không phải dùng vũ lực), liên tục và
được cộng đồng quốc tế chấp nhận.

Thế nào là được cộng đồng quốc tế công nhận? Có 2 phương pháp:
Công nhận minh thị (có nghĩa rõ ràng): các QG gọi điện, viết thư chúc mừng, thông
cáo, sử sách, nguyên tắc của các QG…. bằng hình thức văn bản

Công nhận mặc thị (im lặng, không phản đối): mặc nhiên được hiểu là đồng ý.
Yêu cầu về tính hòa bình của sự chiếm hữu có nghĩa là việc chiếm hữu và xác
lập chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ không phải là kết quả của hành vi tước
đoạt chủ quyền của một quốc gia khác bằng hành vi sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực.
SO SÁNH CHIẾM HỮU TƯỢNG TRƯƠNG VÀ THỰC SỰ

Thực sự Tượng trưng


Cơ sở Dựa trên hiệp ước Dựa trên học thuyết quyền khám phá trước tiên.
Berlin 1885
Việc chiếm hữu, xác Việc chiếm hữu, xác lập chủ quyền dựa trên các
lập chủ quyền dựa trên điều kiện sau:
các điều kiện sau: - Nhân danh cá nhân
- Nhân danh nhà nước - Hành vi mang tính tượng trưng. VD: Việc nhà
Điều
- Sự hiện diện đó thám hiểm khám phá một vùng đất mới và đánh
kiện
muốn xác lập chủ dấu chủ quyền bằng lá cờ hoặc khắc tên lên bia
quyền, chiếm hữu. đá.
- Giá trị pháp lý bắt - Phải thông báo việc xác lập chủ quyền cho
buộc quốc gia khác.
- Có giá trị tham khảo
Tính Tính hiệu quả cao Tính hiệu quả thấp
hiệu
quả

Ngoài ra, xác lập chủ quyền quốc gia còn dựa theo nguyên tắc:
 Nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời hiệu.
Theo nguyên tắc này, 1 số quốc gia sẽ xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh
thổ nếu họ đã chiếm hữu trong 1 thời gian dài mà không có sự tranh chấp với quốc gia
khác, mặc dù về phương diện pháp lý, chủ quyền đối với lãnh thổ này còn đang là đối
tượng gây tranh cãi. Nguyên tắc này xuất hiện từ thời kỳ “ quyền chiến tranh “và vẫn
được áp dụng trong quan hệ quốc tế. Theo nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời
hiệu phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau:
 Quốc gia có danh nghĩa chủ quyền nhưng đã từ bỏ, dẫn đến lãnh thổ bị từ bỏ
 Quốc gia mới xác lập chủ quyền thực sự đối với vùng lãnh thổ bị từ bỏ đó một
cách công khai, liên tục và hoà bình
Luật quốc tế hiện đại không thừa nhận nguyên tắc này về mặt pháp lý, trừ
trường hợp quốc gia xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà ho
chiếm hữu không thông qua hành vi xâm lược.

 Nguyên tắc xác lập chủ quyền = sự chuyển nhượng tự nguyện.


Là sự chuyển giao một cách hòa bình chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ từ
một quốc gia này sang quốc gia khác bằng việc ký kết điều ước quốc tế.
Vd: Nga chuyển nhượng vùng lãnh thổ Alaska cho Hoa Kỳ với giá 7.2 triệu
USD thông qua hiệp ước giữa 2 nước dựa trên Điều ước quốc tế.
Việt Nam có áp dụng nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chuyển nhượng
không?
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 của nhà Nguyễn với thực dân Pháp: nhượng lại
vùng lãnh thổ nhưng không phải là sự chuyển nhượng tự nguyện, hòa bình.

4. Liên hệ thực tiễn Việt Nam trong việc xác lập chủ quyền với 2 quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa. Tại sao TQ cũng tuyên bố chiếm hữu HS, TS nhưng thực
sự đây có theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự hay không?
Liên hệ:
Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần
đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia
nào.
Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được
thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề
quy thuộc về các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51
quốc gia. Tại hội nghị này, Trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính
phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của 50 quốc gia
tham dự còn lại.
Sau khi ký hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 Pháp đã chuyển giao hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn thực tế và
thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Sau năm 1975, nước Việt Nam thống
nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa và luôn khẳng định
chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tại sao?
Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với
một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình chiếm hữu, thực thi, quản
lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách Nhà nước một cách liên tục hoà bình. Theo đó,
Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm vào các năm
1956 và 1974; một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc
đánh chiếm bằng vũ lực vào năm 1988. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực nào
ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vi phạm nghiêm trọng hiến chương Liên hợp
quốc và các chuẩn mực của pháp luật quốc tế.
 Riêng với các quốc gia quần đảo thì vùng đất được hiểu ra sao?
Duy An
Trước hết, vùng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo xa bờ và gần bờ. Đối với các quốc gia
quần đảo (Indonesia, Philipin) thì vùng đất của quốc gia là tập hợp các đảo thuộc chủ
quyền quốc gia đó.
 Có chủ quyền như thế nào đối với vùng đất của mình? Duy An
Vùng đất của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia bất
kể vị trí một phần hay toàn bộ của chúng nằm ở đâu.
Khi nói đến lãnh thổ của một quốc gia thì trước tiên là nói đến vùng lãnh thổ
đất liền hay còn gọi là lãnh thổ lục địa (vùng đất lục địa), ngoài vùng đất lục địa, lãnh
thổ quốc gia còn bao gồm: các đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả
các đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo, các quần đảo gần
bờ hoặc xa bờ.
 Liên hệ Việt Nam? Duy An
Việt Nam là một nước ven biển vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ dải đất
hình chữ S và các đảo như Thổ Chu (hay còn gọi là Thổ Châu, thuộc Huyện Phú quốc,
Kiên giang); Bạch Long Vĩ (là một huyện đảo thuộc Hải phòng); Côn Đảo (tên một
quần đảo ngoài khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); đảo Cồn Cỏ (Quảng trị)... các quần đảo
như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, tất cả đều được luật quốc tế công nhận
là lãnh thổ vùng đất của Việt Nam.

5. Mở rộng: Lãnh thổ di động là gì? Bắc Cực có vùng lãnh thổ kế cận/rẻ quạt?
Lãnh thổ hải ngoại, lãnh thổ kín? Trâm Anh Minh Ánh, Đ.L.QAnh.
Lãnh thổ di động:
Khi tàu thuyền, máy bay quân sự, các công trình, thiết bị nhân tạo của quốc gia
như hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm, đảo nhân tạo… mang cờ hoặc dấu hiệu riêng
biệt, hợp pháp của quốc gia hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (ở
vùng biển quốc tế, châu Nam Cực, khoảng không vũ trụ) được thừa nhận có chế độ
pháp lý như lãnh thổ quốc gia thì chúng được coi là một bộ phận lãnh thổ quốc gia,
với tên gọi là "lãnh thổ di động" , "lãnh thổ bay" hay "lãnh thổ bơi".
Lãnh thổ kế cận:
Là khu vực lân cận mà một quốc gia có quan hệ gần gũi, tương tác thường
xuyên với các quốc gia khác. Tùy vào hoàn cảnh, lãnh thổ kế cận có thể được
xác định theo nhiều cách khác nhau, như là lãnh thổ giáp ranh, khu vực địa lý
lân cận, khu vực thương mại quan trọng.
Lãnh thổ kín: Là bộ phận lãnh thổ nằm trọn trong lãnh thổ của quốc gia khác,
không có đường thông ra biển (như Lavia, lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm trong lãnh
thổ Cộng hòa Pháp).
Lãnh thổ rẻ quạt: Đối với các quốc gia giáp với Bắc Cực như Nga, Mỹ, Na
Uy, Canada, Đan mạch, Thụy điển, Phần lan và Aixơlen vùng đất của các quốc gia
này còn cả phần đất hình rẻ quạt nằm trong khu vực Bắc cực.
Lãnh thổ hải ngoại:
Lãnh thổ hải ngoại của 1 quốc gia là các vùng lãnh thổ do chính quốc gia đó
quản lý nằm bên ngoài ranh giới địa lý của quốc gia đó.
VD: Lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm các vùng lãnh thổ do Cộng hòa
Pháp quản lý nằm bên ngoài ranh giới địa lý của châu Âu. Các lãnh thổ này có tình
trạng pháp lý khác nhau và mức độ tự trị cũng có những khác biệt, tất cả đều có đại
diện trong Quốc hội Pháp. Lãnh thổ Hải ngoại thuộc Pháp bao gồm nhiều hải đảo tại
Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Guyane thuộc Pháp thuộc đại
lục Nam Mỹ và lãnh thổ tuyên bố chủ quyền tại Nam Cực cũng như các đảo xung
quanh.

6. Tuyên bố chủ quyền


 Khi nào tuyên bố chủ quyền của một quốc gia được coi là hợp pháp?

Thứ nhất, khi quốc gia đó đưa ra đầy đủ các bằng chứng, cơ sở pháp lý chứng
minh rằng họ có quyền chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó.
Thứ hai, tuyên bố của QG phải phù hợp với các ĐƯQT.

 Tuyên bố của TQ về chủ quyền đối với HS và TS dựa trên nguyên tắc nào
hay là dùng biện pháp vũ lực đe dọa?

Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa không
dựa trên bất kỳ nguyên tắc nào. Trung Quốc cũng không đưa ra được bất kỳ cơ sở
pháp lý nào để chứng minh chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã nguỵ biện về chủ quyền của họ ở Tây Sa (HS) và Nam Sa (TS). Họ
cho rằng, họ có chủ quyền lịch sử đối với 2 quần đảo này. Sách trắng của Trung Quốc
đối với Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt
Nam) kết luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên khai thác, cai quản các quần đảo này
từ hàng nghìn năm nay. Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào
kể cả trong sử sách, là Nhà nước Trung Quốc đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây,
tư liệu lịch sử và bản đồ của người Trung Quốc xuất bản chính thức không thể hiện
được điều đó. Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay, kể cả tư liệu trong cuộc trưng
bày bản đồ do Chánh án Tòa án Tối cao Philippines tổ chức, cho thấy bản đồ Trung
Quốc chỉ vẽ cực nam nước này là đến phía Nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu
bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ
pháp lý, tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền của họ. Trong khi đó Việt Nam đã được
ra được bằng chứng chứng minh rằng Việt Nam chiếm hữu thật sự hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII khi nó chưa thuộc quyền sở hữu của
bất kỳ quốc gia nào.
Trung quốc đã sử dụng nhiều biện pháp chiếm đóng trái phép bằng vũ lực.
Như đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam các năm 1956, 1974 và một số bãi
đá ở quần đảo Trường Sa năm 1988; xây đảo nhân tạo trái phép ở biển đông; năm
2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương địa chất 08 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu
dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày; tổ chức diễn tập 5
ngày ngoài khơi phía đông đảo Hải Nam và phía bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Mưu đồ của Trung Quốc là biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp,
rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình.

II. Biên giới quốc gia


1. Biên giới quốc gia là gì? Minh Ánh
 Về phương diện pháp lý & địa lý
Biên giới quốc gia chính là phần bao bọc bên ngoài lãnh thổ QG, là “vỏ bao
bọc liên tục của 1 tập hợp không gian của 1 QG” hoặc là “điểm chấm dứt thẩm quyền
thuộc về lãnh thổ của 1 QG”
Không có 1 QG nào có lãnh thổ xác định mà lại không có biên giới QG -> có
lãnh thổ xác định chắc chắn có biên giới QG
Biên giới là “đường giới hạn” lãnh thổ QG, 1 trong 4 yếu tố không thể thiếu để
1 thực thể được công nhận là 1 QG, chủ thể cơ bản & chủ yếu của LQT
 Về phương diện lịch sử
Thuật ngữ “biên giới” được dùng để chỉ các vùng tiếp giáp chứ không phải là
đường biên giới theo nghĩa là ranh giới để phân định lãnh thổ của QG này với lãnh
thổ QG khác hoặc là ranh giới để phân định lãnh thổ QG với các vùng QG có quyền
chủ quyền trên biển
 Theo LQT hiện đại
Biên giới QG là ranh giới phân định lãnh thổ QG này với lãnh thổ QG khác
hoặc với các vùng QG có quyền chủ quyền trên biển.
Biên giới QG là hàng rào pháp lý được vạch ra theo tâm của trái đất qua các cột
mốc QG để giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời & lòng đất thuộc chủ quyền hoàn
toàn và riêng biệt của QG.
Theo Điều 1 Luật Biên giới QG 2003 của VN, biên giới QG của nước ta là
đường & mặt thẳng đứng theo đường đó -> xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các
đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo HS và quần đảo TS, vùng biển, lòng đất, vùng
trời của nước CHXHCNVN.
 Biên giới QG có chức năng cơ bản
Là đường giới hạn để phân định lãnh thổ của QG này với lãnh thổ của QG
khác.
Là “ranh giới” để giới hạn chủ quyền của các QG trong 1 phạm vi lãnh thổ xác
định.
Là “ranh giới” để tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa của
các cộng đồng dân cư của các QG.
Là “ranh giới” phân định giữa lãnh thổ QG với lãnh thổ quốc tế
 Các bộ phận cấu thành biên giới QG
 Biên giới trên bộ
 Biên giới trên biển
 Biên giới lòng đất
 Biên giới vùng trời
 Các kiểu biên giới QG
Biên giới địa hình (tự nhiên): các dãy núi, sông, suối, hồ, sa mạc,....
VD: Việt Nam & Trung Quốc: dựa vào dãy Trường Sơn; Pháp & Ý: dựa vào
dãy Alpe.
Biên giới hình dọc: được xác định theo các đường thẳng nối các điểm đã phân
định lại với nhau, không phụ thuộc vào địa hình -> có lợi thế là việc hoạch định dễ
dàng và thuận lợi nhưng có thể gây ra nhiều thay đổi, xáo trộn -> ảnh hưởng đến sự ổn
định của dân cư sống trong khu vực biên giới phân định
VD: phổ biến ở các QG như: châu Phi, Bắc Mỹ & châu Á.
Biên giới thiên văn: xác định theo các kinh tuyến & vĩ tuyến của trái đất. Áp
dụng để xác định biên giới QG trên biển.
VD: Hiệp định biên giới giữa Pháp & nhà Thanh (TQ) về biên giới trong vịnh
Bắc Bộ giữa VN - TQ năm 1887; biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ; biên giới giữa Ai
Cập và Libya, Ai Cập và Sudan.

2. Ý nghĩa chính trị - pháp lý của việc xác định biên giới quốc gia Duy
An
Biên giới của một quốc gia có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện để đảm bảo cho một
quốc gia hòa bình và phát triển. Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Quốc gia hình thành bởi ba thành tố cơ bản là “lãnh thổ, nhà nước và dân cư”.
Trong đó, yếu tố biên giới - lãnh thổ là nền tảng đầu tiên. Bản chất vấn đề biên giới -
lãnh thổ là hệ trọng và hết sức nhạy cảm, việc bảo vệ toàn vẹn biên giới - lãnh thổ là
mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc.
=> Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với quốc
gia khác hoặc với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó.
Nói cách khác, biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia
này với quốc gia khác và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa.
Ở VN, Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các
đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển,
lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CSPL: Điều 3, Nghị định số 140/2004/NĐ - CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Là cơ sở xác định ranh giới lãnh thổ QG
Là cơ sở pháp lý để giới hạn phạm vi chủ quyền của mỗi QG đối với lãnh thổ
của mình, các QG phải tôn trọng không được can thiệp
Biên giới trên bộ và trên biển vô cùng quan trọng là cơ sở để các QG xác định
biên giới vùng trời và vùng đất
Xác định 1 không gian quyền lực tối cao của QG đối với lãnh thổ.
3. Biên giới trên bộ và biên giới trên biển
 Biên giới trên bộ
CSPL: Điều 1 Luật biên giới quốc gia 2003.
Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh,
biển, nội địa… Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam là 1.065,652 km. Biên giới
trên bộ phổ biến được quy định trong các Điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan
(trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số Điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết
định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

 Cách xác định biên giới trên bộ


Đầu tiên, xác định được nguyên tắc phân định đường biên giới (nguyên tắc
thỏa thuận, nguyên tắc thông qua con đường tài phán, nguyên tắc Uti possidetis).
Áp dụng nguyên tắc nào tùy thuộc vào đường biên giới cũ hay mới.
Hoạch định biên giới quốc gia: Giai đoạn cực kỳ quan trọng nhằm xác định vị
trí, hướng đi của đường biên giới. Dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Hoạch định phải
dựa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi,
phương pháp hoạch định được tiến hành thông qua đàm phán và các con đường hòa
bình khác để đưa ra thảo luận chung về đường biên giới. (phải đạt được sự thỏa thuận
giữa các bên liên quan) (mang tính chất về mặt hình thức: các bên thỏa thuận về
nguyên tắc xác định đường biên giới. Thỏa thuận thành lập ủy ban liên hiệp phân giới
cắm mốc.)
Nếu đã có biên giới cũ hiện còn đang có mà muốn xác định lại thì áp dụng
nguyên tắc Uti possidetis (sở hữu những gì vốn dĩ có từ trước)
Phân giới và cắm mốc thực địa: Là thực địa hóa đường biên giới trong hiệp
định (đi đánh dấu trên thực địa trên toàn tuyến). Là công việc mang tính chất vật chất,
cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản đồ, cố định
nó bằng các dấu mốc biên giới với các phương pháp kỹ thuật đo chính xác.
Tiến hành thành lập ủy ban liên hiệp phân giới cắm mốc (thành viên là đại diện
của cả 2 qg)
Cắm mốc: xây dựng cột mốc (thông thường các bên sẽ thỏa thuận việc cắm
mốc theo chẵn lẻ. Vd: TQ số lẻ VN số chẵn)
Giữa VN và TQ có 1970 cột mốc ngày 31/12/2008 2 bên đã hoàn thành việc
cắm mốc trên toàn tuyến
2 hoặc 3 giai đoạn tùy thuộc vào các bên thỏa thuận. Chỉ có duy nhất 1 qg mà
VN và nước đó trải qua 2 giai đoạn là campuchia (phân giới đến đâu cắm đến đó)

 Biên giới trên biển


CSPL
 Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật
biên giới quốc gia.
 Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 “ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải
lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới
quốc gia trên biển của Việt Nam”.
 Điều 33 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: “ Vùng
tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và có chiều rộng không
quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở”.
 Khoản 3 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia 2003.

Là đường mà mặt thẳng đứng theo đường đó xác định lãnh thổ trên biển xuống
lòng đất và lên vùng trời, được xác định dựa trên đất liền, các đảo và các quần đảo.
Xác định biên giới trên biển để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển
tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc
gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

 Cách xác định biên biên giới trên biển


Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các tọa độ của
hải đồ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà các bên đã thỏa thuận ký
kết hoặc gia nhập. Về Việt Nam, lãnh hải của đảo, của quần đảo được xác định theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các điều ước quốc tế giữa
CHXHCNVN và các quốc gia hữu quan.

 Trường hợp QG có biển đối diện hoặc tiếp giáp liền kề với QG khác tức là 2
QG có khu vực chồng lấn ở vùng biển thuộc chủ quyền (vùng lãnh hải) thì
đường biên giới trên biển được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các QG
theo Điều 15 Unclos 1982, đường biên giới biển là đường trung tuyến của
vùng biển bị chồng chéo nhưng phải xét đến tính công bằng (VD: VN được
khai thác 70% vùng biển Vịnh Bắc Bộ của VN - TQ dựa vào cơ sở các đảo của
VN ở khu vực này đã hình thành từ lâu, nhưng để đạt được thỏa thuận, VN chỉ
được khai thác 53% theo hiệp định phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm
2000)
 Trường hợp QG không có biển đối diện tiếp giáp liền kề biển của QG khác
hoặc chỉ chồng lấn ở vùng biển thuộc quyền chủ quyền (các QG phải xác định
biên giới biển chung của 2 nước) thì xác định đường ranh giới biển chung
(vùng biển không thuộc chủ quyền) (VD: VN - Thái Lan, VN - Malaysia)
 Trường hợp không có chồng lấn với các QG ở lãnh hải (chồng lấn ở vùng biển
thuộc về chủ quyền) trường hợp này QG được đơn phương tuyên bố đường
biên giới trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải (vùng biển lãnh hải và
vùng biển thuộc quyền chủ quyền gồm vùng tiếp giáp lãnh hải & đặc quyền
kinh tế) phù hợp với quy định của công ước (trước tiên là phải xác định đường
cơ sở)

Việt nam chỉ xác định biên giới biển với Campuchia và TQ
VN với các quốc gia khác là ranh giới trên biển chồng lấn

 Biên giới trên không & biên giới lòng đất:


 Được LQT thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của
đường biên giới trên bộ, trên biển
 Tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các QG
 Biên giới vùng trời
 Mặt phẳng tính từ đường ranh giới trên biển đi lên
Vùng trời quốc tế: tất cả các phương tiện bay khi bay qua được tự do
hàng không. Các máy bay của QG khác bay trên vùng chủ quyền tuyệt
đối thì phải xin phép.
2 TRƯỜNG HỢP
 Khi quốc gia có biển đối diện or tiếp giáp liền kề với quốc gia khác (gọi là
phân định đường biên giới trên biển) => chồng lấn (điều 15 UNCLOS). Hiệp
định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000. QG ko được quyền đơn phương tuyên
bố mà phải đạt được thỏa thuận chung thông qua ĐƯQT
 Đối với các quốc gia hình thành vùng chồng lấn ở vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa (vùng biển quyền chủ quyền) phải xác định ranh giới biển
chung giữa 2 nước. QG đc quyền đơn phương tuyên bố.

4. Hoạch định biên giới quốc gia


4.1. Quy trình phân định
4.1.1. Phân định biên giới trên bộ
Có 3 giai đoạn trong nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia?
 Dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên nếu không được thì dựa trên
nguyên tắc tài phán (có sự tham gia của bên thứ ba).
 Nguyên tắc Uti possidetis.
Giai đoạn đầu: Hoạch định biên giới. Ở giai đoạn này, các QG hữu quan sẽ tiến hành
đàm phán để tiến hành đàm phán và ký ĐƯQT về biên giới. Các quốc gia lựa chọn
các hình thức sau:
 Hoạch định biên giới trên cơ sở đường ranh giới đã có nhưng có sửa đổi, bổ
sung (ngoài xác định theo nguyên tắc thỏa thuận thì có thể xác định nguyên tắc
Uti possidetis).
 Hoạch định biên giới mới (thông thường sẽ xác định nguyên tắc thỏa thuận)

Điều ước quốc tế phân định lãnh thổ biên giới trên bộ thường chứa các nội dung cơ
bản sau: (Điều ước phải miêu tả tỉ mỉ, chi tiết các đặc điểm trên bản đồ đính kèm với
ĐƯQT về biên giới. Tất cả các tài liệu đính kèm với ĐƯQT về biên giới là những bộ
phận không thể tách rời của ĐƯQT)

 Xác định nguyên tắc hoạch định biên giới (nguyên tắc thỏa thuận hoặc thông
qua con đường tài phán hay nguyên tắc Uti possidetis)
 Xác định chiều hướng chung của đường biên giới
 Xác định vị trí, các điểm tọa độ đường biên giới đi qua
 Cách thức phân định biên giới qua sông suối, đồi núi, sa mạc, eo biển, biển
hồ,...
 Thành lập ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cắm mốc
 Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung Điều ước về hoạch định biên giới và giải quyết tranh
chấp liên quan đến biên giới.

Giai đoạn 2: Phân giới thực địa

 Phân giới thực địa là quá trình thực địa hóa đường biên giới theo ĐƯQT
 Để phân giới thực địa, các QG liên quan sẽ thành lập một ủy ban liên hiệp về
phân giới thực địa và cắm mốc để thực hiện các công việc như đánh dấu thực
địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa hình thực tế
 Các hoạt động phân giới thực địa phải được cả 2 bên thỏa thuận và ghi chép
đầy đủ, chi tiết trong các hồ sơ, biên bản, sơ đồ kèm theo ĐƯQT về biên giới
 Tất cả những sửa đổi, bổ sung dù ở bất kỳ hình thức nào cũng phải được các
bên liên quan đồng thuận

Giai đoạn 3: Cắm mốc

 Giai đoạn này do ủy ban liên hiệp về phân giới cắm mốc tiến hành. Ủy ban này
cắm các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên đánh dấu trên thực địa
 Các cột mốc biên giới thường đặt tại các điểm ở các cửa khẩu, các điểm chuyển
hướng của đường biên giới (chân núi, đỉnh núi,...), các điểm nằm trên đường
quốc lộ, đường sắt hoặc các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, sông
suối, địa hình phức tạp,...
 Số lượng, hình dáng và cách thức thiết kế cột mốc cũng như trách nhiệm cắm
mốc biên giới của mỗi bên sẽ do các bên liên quan thỏa thuận quyết định xây
dựng cột mốc theo chẵn lẻ.
 Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, ủy ban liên hiệp về phân giới cắm
mốc sẽ lập bản đồ chính thức về đường biên giới đúng với thực trạng đã được
phân định và cắm mốc. Bản đồ về đường biên giới là một bộ phận đính kèm
hiệp định biên giới để các QG phê chuẩn.

Lưu ý: Quá trình phân định biên giới không nhất thiết phải thông qua cả 3 giai
đoạn.

1. Luật ngoại giao của lãnh sự là gì, hãy cho biết đối tượng điều chỉnh

Ngoại giao là gì?

Ngoại giao được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động chính thức của chủ
thể luật quốc tế mà trước tiên và chủ yếu là các quốc gia, nhằm mục đích thực
hiện đường lối, chính sách đối ngoại của quốc gia, phát triển quan hệ hoà bình
giữa các quốc gia, bảo vệ quyền, lợi ích của các quốc gia và công dân của quốc
gia đó bằng các biện pháp hoà bình, cũng như góp phần giải quyết các vấn đề
quốc tế chung.
Quan hệ lãnh sự cũng là quan hệ đối ngoại chính thức giữa các quốc gia,
được thiết lập chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của nước lãnh sự, công dân của nước
cử lãnh sự cư trú trên lãnh thổ nước đại diện, giải quyết và phát triển
Luật ngoại giao, lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế điều chỉnh việc thiết lập, tổ chức và thực hiện quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của LQT. Đồng thời, điều chỉnh các vấn đề về
quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, phái đoàn
đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ, cơ quan, phái
đoàn của tổ chức quốc tế liên chính phủ và thành viên của các cơ quan này tại lãnh thổ
các quốc gia.
=> Luật NG&LS là một ngành luật độc lập nằm trong .., tổng thể các nguyên
tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, nhằm điều chỉnh, thiết lập, tổ chức và thực hiện
qhngls giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế và điều chỉnh các vấn đề
về quyền, ưu đãi, miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại của quốc gia ở
nước ngoài và các thành viên của các cơ quan này tại nước ngoài.
Cơ quan quan hệ đối ngoại của 1 quốc gia

 Trong nước (cơ quan có thẩm quyền chung, chuyên môn): nguyên thủ
quốc gia, Người đứng đầu chính phủ, Bộ trưởng bộ ngoại giao
 Nước ngoài:
 Hoạt động thường trực: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự, các phái đoàn đại diện thường trực.
 Hoạt động lâm thời (tự tìm hiểu): là các phái đoàn được cử
chuyên tham dự các hội nghị tại các tổ chức quốc tế (ngắn ngày)

Khi nhắc đến cơ quan quan hệ đối ngoại có nghĩa là nhắc đến cơ quan đại diện
ngoại giao và cơ quan lãnh sự.
Nhận định sai. Vì các CQQHĐN còn được phân chia theo từng chức năng, trong nước
và ngoài nước.

Đối tượng điều chỉnh

 Tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại của một quốc
gia.
 Các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan quan hệ đối ngoại
của các quốc gia ở nước ngoài và thành viên của các cơ quan quan hệ
đối ngoại ở nước ngoài đó.

Trình bày các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự

 Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử (xuất phát từ nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền) (bình đẳng về địa vị pháp lý trong quan hệ ngoại giao và
lãnh sự)

Quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa các quốc gia cũng phải được thiết lập trên cơ
sở tự nguyện về ý chí và bình đẳng về chủ quyền, không phân biệt đối xử giữa các
quốc gia có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau.

Được ghi nhận trong ĐUQT song phương và đa phương.

Nguyên tắc này chỉ có 2 trường hợp ngoại lệ: (i) có đi có lại; (ii) ưu đãi đặc
biệt.

 Nguyên tắc thỏa thuận


Nguyên tắc thỏa thuận trong việc thiết lập và thực hiện quan hệ ngoại giao,
lãnh sự yêu cầu quốc gia cử đại diện và quốc gia nhận đại diện đều phải thông qua
trao đổi, thỏa thuận để đi đến sự thống nhất trong các quyết định cuối cùng.
Ví dụ: VN thiết lập đại sứ quán tại TQ, thì về nguyên tắc viên chức ngoại giao
là công dân việt nam, vậy viên chức ngoại giao là công dân của TQTQ hoặc công dân
của nước thứ 3 được không? có với điều kiện nước tiếp nhận đại diện không phản đối,
nếu nước tiếp nhận đại diện không đồng ý thì nước cử đại diện phải cử đúng người là
công dân của nước mình.

 Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của CQĐDNG, CQLS và
thành viên của các cơ quan này

Đặt ra nghĩa vụ pháp lý cho các quốc gia nhận đại diện.
Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia sở tại
Đặt ra nghĩa vụ pháp lý cho các cơ quan và thành viên CQĐDNG, CQLS khi
đại diện cho nhà nước của mình thực hiện chức năng ngoại giao, lãnh sự trên lãnh thổ
nước nhận đại diện.
Phải có nghĩa vụ tuân thủ, tôn trọng pháp luật cũng như phong tục, tập quán
của nước nhận nhận đại diện.
Quy định này không áp dụng cho các viên chức ngoại giao. Điều

 Nguyên tắc không lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

KẾT LUẬN: Bởi vì tế là một ngành luật độc lập của hệ thống luật quốc tế, phải được
xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (7 nguyên tắc). Tuy
nhiên, Luật NG&LS cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của chính
nó, đó là 5 nguyên tắc nêu trên.

Nguồn của luật ngoại giao, lãnh sự (được biểu hiện thông qua hai
hình thức là tập quán quốc tế và điều ước quốc tế: Công ước vienna 1961 và
công ước viên 1963)
Luật ngoại giao, lãnh sự là một ngành luật độc lập của hệ thống pháp luật
quốc tế. Vì vậy, nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự cũng chính là hình thức
biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều
chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia và các chủ thể khác của
luật quốc tế, do chính các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.
Nguồn của luật ngoại giao, lãnh sự chủ yếu là tập quán, các điều ước
quốc tế điều chỉnh các quan hệ ngoại giao, lãnh sự còn rất ít. Các điều ước quốc
tế đa phương trong lĩnh vực ngoại giao thời kỳ này là Nghị định thư Vienna
năm 1815 về Hàm ngoại giao và được sửa đổi, bổ sung năm 1818, Công ước
Habana về viên chức ngoại giao năm 1928.
2. Phân biệt chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao và chức năng của cơ
quan lãnh sự (điều 3 công ước viên năm 1961, điều 5 công ước viên năm
1963) Ngọc Anh, Trâm Anh

Khái niệm cơ quan đại diện ngoại giao: là cơ quan mà do nn thành lập theo
sự thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan có trụ sở ở quốc gia sở tại để thực hiện quan
hệ ngoại giao với quốc gia sở tại
Cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kì có trụ sở đại sứ quán đặt tại
Việt Nam => thực hiện quan hệ ngoại giao với Nhà nước Việt Nam, qua đó
cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước đã có trụ sở đã thiết lập ngoại
giao trên Việt Nam.
Cơ quan đại diện ngoại giao theo Điều 14 của CUV 1961 được chia
làm 3 cấp:
Cao nhất: Đại sứ quán (niềm tin đầy đủ, trọn vẹn)
Thấp hơn: Công sứ quán (còn dè dặt thận trọng)
Thấp nhất: Đại biện quán (còn thể hiện niềm tin rất dè dặt và thận trọng)
Theo pháp luật vn hiện hành, thì vn thiết lập ở cấp nào? Trong quan hệ
giữa vn và các nước khác từ trước đến nay là đại sứ quán. (điều 4)
Theo điều 14 CƯV: Tùy thuộc vào mqh để thiết lập một trong 3 cấp.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao? Nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm đại sứ quán và công sứ
Còn người đứng đứng đầu đại biện quán thuộc thẩm quyền của bộ trưởng
bộ ngoại giao. (Điều 19)
VN không thành lập đại biện quán nhưng tại sao lại quy định bộ
trưởng bộ ngoại giao bổ nhiệm người đứng đầu đại biện?
Đại biện ở đây chỉ là đại biện lâm thời, tạm thời giải quyết những công
việc mang tính chất hành chính trong đại sứ quán trong trường hợp chủ tịch
nước chưa bổ nhiệm được đại sứ.
Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao: là các phương tiện hoạt
động chủ yếu của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định trong các điều ước
quốc tế và pháp luật quốc gia: chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao theo
điều 3 công ước Vienna 1961: đại diện cho nước cử đại diện tại quốc gia sở tại;
bảo vệ quyền lợi của nhà nước, công dân, pháp nhân quốc gia cử đại diện; đàm
phán với quốc gia sở tại; tìm hiểu (bằng những phương tiện hợp pháp) điều kiện
và tình hình ở quốc gia sở tại và báo cáo tình hình đó cho quốc gia mình; thúc
đẩy quan hệ hữu nghị và pháp triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa 2
nước; ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể thực hiện chức năng lãnh
sự

 Theo điều 3 công ước viên năm 1961 có quy định:


Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao cụ thể gồm có:
a) Đại diện cho Nước cử đi tại Nước tiếp nhận;
b) Bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận
trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;
c) Đàm phán với Chính phủ Nước tiếp nhận;
d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại Nước tiếp nhận
và báo cáo với Chính phủ của Nước cử đi;
e) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá và khoa học giữa
Nước cử đi và Nước tiếp nhận.
2. Không một điều khoản nào của Công ước này có thể được giải thích như có ý ngăn
cản cơ quan đại diện ngoại giao thi hành các chức năng lãnh sự.
 Theo điều 5 Công ước viên có quy định:
Các chức năng lãnh sự gồm có:
a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân
và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước
tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy
định của Công ước này;
c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống
thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về
Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy
tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức
năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều
kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử
trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy
định của Nước tiếp nhận;
h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị
thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt
trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp
việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toà án và các nhà chức trách khác
của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy
định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì
vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi
ích của họ;
j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư
pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các tòa án ở Nước cử phù hợp với các điều ước
quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ
cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép,
đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ
bay;
l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của
thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình
của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của
nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình
của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ
quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;
m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó
không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp
nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa
Nước cử và Nước tiếp nhận.
Phân biệt cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự.

Giống nhau: là cơ quan đại diện mang tính chất thường trực ở quốc gia cử đại diện ở
nước tiếp nhận đại diện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho nước cử đại diện đồng
thời bảo vệ cho công dân của nước cử đại diện tại nước tiếp nhận đại diện

Khác nhau:

Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự

Khái - Là cơ quan do nhà nước thành lập dựa trên - Là cơ quan quan hệ
niệm sự sự thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan, đối ngoại của nhà nước
có trụ sở ở nước sở tại, đại diện cho quốc gia ở nước ngoài, thực hiện
mình về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với chức năng lãnh sự trong
nước nhận đại diện và với cơ quan đại diện một khu vực lãnh thổ
ngoại giao của các QG khác ở nước nhận đại nhất định của nước tiếp
diện nhận
Phân - Điều 14 CƯV 1961
loại
 Đại sứ quán (cấp cao nhất thể hiện
niềm tin trọn vẹn nhất đối với QG tiếp
nhận)
 Công sứ quán (nếu vẫn còn dè dặt và
thận trọng đối với QG tiếp nhận)
 Đại biện quán

- Cơ quan đại đại diện của nước


CHXHCNVN ở nước ngoài là đại sứ quán
(Điều 4 LUẬT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Ở NƯỚC NGOÀI)

Thẩm - Nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm đại


quyền sứ và công sứ
bổ - Bộ trưởng Bộ ngoại giao có thẩm quyền bổ
nhiệm nhiệm Đại biện (chỉ là đại biện lâm thời)
(Điều 19 LUẬT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI)
Chức - CSPL: Điều 3 công ước viên 1961 - CSPL: Điều 5 công
năng - Mang tính chính trị, vĩ mô (bảo vệ quyền lợi ước viên 1963
của nước cử đại diện và công dân nước cử đại - Mang tính hành chính
diện, đàm phán với chính phủ nước sở tại về – pháp lý, hành chính -
vấn đề mà nước mình quan tâm, phát triển tư pháp, vi mô (cấp visa,
quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cử đại diện và giấy tờ đi đường, tài liệu
nước sở tại,...) văn bản, công chứng,
- Có thể thực hiện các chức năng lãnh sự chứng thực giấy tờ,...)
(Khoản 2 Điều 3 Công ước viên 1961) vì trên - Có thể thiết lập nhiều
thực tế tại khu vực đặt cơ quan ngoại giao có khu vực lãnh sự
thể chưa có cơ quan lãnh sự - Chức năng thông qua
- Chỉ thiết lập 1 cơ quan duy nhất thường là chính quyền địa phương
kế bên thủ đô của nước tiếp nhận đại diện ở từng khu vực lãnh sự

Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự


Chức - Mang tính vĩ mô (đ3 cưv 1961 về - Mang tính vi mô (đ5 cưv 1963 về
năng quan hệ ngoại giao) quan hệ lãnh sự)

Thiên về tính pháp lý chính trị và Thiên về tính hành chính pháp lý,
các quan hệ trên tất cả lĩnh vực. hành chính tư pháp như cấp hộ
chiếu, giấy tờ, công chứng giấy tờ,
- Việc thực hiện chức năng chỉ được đăng kí kết hôn, khai sinh, khai tử
thực hiện một cơ quan duy nhất cho công dân ở nước ngoài...
thường đặt bên cạnh thủ đô của nước
tiếp nhận đại diện và các hoạt động - Việc thực hiện chức năng được
đều thông qua chính quyền trung thực hiện ở nhiều khu vực lãnh sự ở
ương của nước tiếp nhận đại diện các địa phương ở các nước tiếp nhận
đại diện và các hoạt động thông qua
Lưu ý k2 đ3 có thể kiêm thêm việc chính quyền địa phương ở khu vực
chức năng lãnh sự. tại sao có quy lãnh sự được thiết lập và buộc phải
định này? khi nước cử đại diện đặt thông qua cơ quan đại diện ngoại
trụ sở ngoại giao tại nước tiếp nhận giao.
đại diện mà khi mà chưa kịp thời đặt
để giải quyết các vấn đề liên quan
đến ngoại giao thì…

=> rộng hơn nhiều của cơ quan lãnh


sự

3. Phân biệt gốc ngoại giao, hàm ngoại giao, chức vụ ngoại giao ĐLQAnh,
Minh Ánh, Duy An

Hãy phân biệt 3 cái này qua khái niệm, được quy định ở luật nào, hệ thống và
chức năng.

Cấp ngoại giao Hàm ngoại giao Chức vụ ngoại giao


Khái Là thứ bậc của người đứng Là chức danh nhà Chức vụ ngoại giao:
niệm đầu cơ quan đại diện ngoại nước phong cho công Là chức vụ được bổ
giao, được xác định theo chức ngành ngoại nhiệm cho những
quy định của luật quốc tế và giao để thực hiện người có cương vị
thỏa thuận của các quốc gia công tác đối ngoại ở ngoại giao công tác
hữu quan. trong và ngoài nước. tại cơ quan quan hệ
đối ngoại của nhà
Hàm ngoại giao gắn nước ở nước ngoài.
bó suốt đời với công Đối tượng bổ nhiệm
chức ngoại giao chức vụ ngoại giao
rộng hơn phong hàm
ngoại giao
(Chỉ bổ nhiệm chức
vụ ngoại giao khi
công tác ở nước
ngoài)
Hàm ngoại giao gắn
bó suốt đời với viên
chức ngoại giao.
Trong khi chức vụ
gắn với nhiệm kỳ,
hết nhiệm kỳ là hết
chức vụ
Cơ sở - Do luật quốc tế quy định - Do luật quốc gia - Do luật quốc gia
pháp (điều 14 theo CƯV 1961) quy định. (điều 5 quy định. (Khoản 1
lý - Của Việt Nam trong quan Pháp lệnh về hàm, Điều 9 Pháp lệnh
hệ với các quốc gia khác là cấp ngoại giao) về hàm, cấp ngoại
khoản 1 điều 4 luật cơ quan (công tác trong và giao)
đại diện 2009 ngoài nước đều
được phong hàm)
Hệ - Cấp Đại sứ bổ nhiệm bên - Cấp ngoại giao cao - Đại sứ đặc mệnh
thống cạnh Nguyên thủ quốc gia. cấp: toàn quyền.
- Cấp Công sứ bổ nhiệm + Hàm Đại sứ. - Đại sứ.
bên cạnh nguyên thủ quốc + Hàm Công sứ. - Công sứ.
gia. + Hàm Tham tán - Tham tán Công sứ.
- Cấp Đại biện bổ nhiệm - Tham tán.
bên cạnh Bộ trưởng ngoại - Cấp ngoại giao - Bí thư thứ nhất.
giao trung cấp: - Bí thư thứ hai.
+ Hàm bí thư thứ - Bí thư thứ ba.
*Trên thực tế hiện nay, các nhất. - Tùy viên.
cấp Đại biện và cấp Công + Hàm bí thư thứ (Không phải được
sứ chỉ còn rất ít hai. phong hàm nào thì
*LQT không ấn định bất kỳ cũng được chức vụ
sự phân biệt nào về địa vị - Cấp ngoại giao sơ tương đương)
pháp lý cấp: Chức vụ ngoại giao
*Có sự khác nhau giữa cấp + Hàm bí thư thứ được bổ nhiệm cho
Đại biện và cấp Đại biện ba. viên chức ngoại
lâm thời (Đại biện: là cấp + Hàm tùy viên. giao.
của người đứng đầu cơ quan Sai. Vì chức vụ
đại diện ngoại giao / Đại ngoại giao còn được
biện lâm thời: là chỉ tạm bổ nhiệm cho những
thời thực hiện chức năng người ở các ngành
của người đứng đầu đại sứ khác.
quán khi không có đại sứ)
Thực tiễn: Điều 14 Luật cơ
quan đại diện 2009

Cơ sở Thỏa thuận giữa nước bổ Nhà nước phong cho Được cử, triệu hồi.
xác nhiệm với nước tiếp nhận công chức ngành
lập đại diện ngoại giao về việc ngoại giao.
thiết lập cơ quan đại diện
ngoại giao cụ thể tương ứng
với một trong ba mức độ
khác nhau.

Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể nhân viên
phục vụ (bảo vệ, người làm vườn, người nấu ăn...)?
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 1 Công ước viên 1961
"Các cán bộ nhân viên của cơ quan đại diện" là các cán bộ ngoại giao, các nhân
viên hành chính và kỹ thuật và các nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện.
Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao đều được phân hàm
ngoại giao.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 1 Công ước viên 1961
Chỉ có riêng viên chức ngoại giao mới có hàm và chức vụ.

4. So sánh quyền ưu đãi và miễn trừ cho cqđdng và cơ quan lãnh sự.

Quyền ưu đãi, miễn


Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho
So sánh trừ dành cho viên
viên chức lãnh sự
chức ngoại giao

Đều là các quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nhà nước sở tại
Giống
dành cho các cơ quan ngoại giao. Viên chức ngoại giao và thành
nhau
viên gia đình của họ
Chính quyền nước sở
tại không được phép ra Không được phép ra vào nhưng nếu
vào khi không có sự có hỏa hoạn xảy ra thì bất kể có được
Quyền
đồng ý của người đứng phép hay không thì chính quyền nước
ra vào
đầu (Căn cứ theo Điều sở tại vẫn được vào để cứu chữa (Căn
trụ sở
22 Công ước Viên cứ theo Điều 31 Công ước Viên
1961). Mang tính tuyệt 1963). Mang tính tương đối
đối

Trụ sở, đồ đạc, vật


Trụ sở, đồ đạc, vật dụng, các phương
dụng, các phương tiện
tiện đi lại cũng không bị tịch thu. Tuy
Quyền giao thông không bị
nhiên bởi lý do an ninh quốc phòng
về tài trưng dụng, tịch thu hay
hoặc lợi ích công cộng thì cũng có thể
sản ápdụng biện pháp thi
bị trưng dụng song đất nước tiếp nhận
hành án (Theo Công
phải bồi thường thỏa đáng.
ước Viên 1961).

Có quyền bất khả xâm


Thư tín bưu phẩm cũng có quyền bất
phạm về thư tín, bưu
khả xâm phạm, va li lãnh sự không bị
phẩm, va li không bị
giữ lại, không bị mở. Tuy nhiên trong
Quyền mở, không bị giữ 1
trường hợp cần thiết có lý do chính
về thư cách tuyệt đối. Trong
đáng thì vẫn bị mở bị giữ. Tuy nhiên
tín, bưu mọi TH ko qi có quyền
nếu viên chức lãnh sự nhất quyết
phẩm được yêu cầu mở ra hay
không mở vali thì phải trả lại chứ
khám xét (Theo Điều
không được ép buộc (Theo Điều 33,
27 Công ước Viên
35 Công ước Viên 1963).
1961).

Quyền Được phép treo vào tất Chỉ được phép treo quốc kỳ, quốc
treo cả các việc kể cả việc huy vào những việc công, không
quốc kỳ công, việc tư (Điều 20 được treo vào việc tư (Điều 29 CƯV
quốc huy CƯV 1961) 1963)
Viên chức ngoại giao
có quyền bất khả xâm Bất khả xâm phạm thân thể không
Quyền
phạm về thân thể một tuyệt đối. Họ có thể bị bắt giữ nếu
bất khả
cách tuyệt đối. Họ phạm tội nghiêm trọng khi có quyết
xâm
không bị bắt, bị giam định của cơ quan nhà nước có thẩm
phạm về
giữ dưới bất kỳ hình quyền (Theo Điều 41 Công ước Viên
thân thể
thức nào (Theo Điều 29 1963).
Công ước Viên 1961).

Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự có quyền đi lại hẹp
Quyền đi
có quyền đi lại rất rộng hơn. Họ không được đi tới những chỗ
lại
rãi. nước sở tại cấm.

 Được hưởng quyền miễn trừ


- Được miễn trừ xét xử tài phán về hình sự khi thi
Quyền
hình sự tuyệt đối (Điều hành việc công và không phạm
tài phán
31 CƯV 1961) trọng tội nghiêm trọng (Điều
43 CƯV 1963)

Viên chức ngoại giao


được miễn mọi thứ thuế Viên chức lãnh sự và thành viên gia
và lệ phí, trừ thuế và lệ đình họ được hưởng quyền miễn trừ
Quyền
phí đối với bất động tất cả các loại thuế và lệ phívề nhân
miễn
sản tư nhân có trên lãnh thân hay tài sản do nhà nước, địa
thuế và
thổ nước nhận đại diện, phương hoặc thành phố thu , trừ lệ
lệ phí
thuế và lê phí đối với phí về các dịch vụ cụ thể (Điều 49
những dịch vụ cụ thể. CƯV 1963)
(Điều 34 CƯV 1961)

Viên chức ngoại giao


Viên chức lãnh sự và thân nhân của
Quyền và thân nhân của họ thì
họ cũng được miễn kiểm tra hải quan
khám hành lý được miễn
ngoại trừ trường hợp có cơ sở cho
xét hải kiểm tra hải quan (Theo
rằng có chứa hàng cấm xuất khẩu
quan Điều 36 Công ước Viên
hoặc cấm nhập khẩu.
1961).
Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự có nghĩa vụ làm
Nghĩa vụ
không có nghĩa vụ làm chứng trong các vụ việc liên quan tới
làm
chứng (Khoản 2 Điều chức năng của lãnh sự (Khoản 1 Điều
chứng
31 CƯV 1961) 44 CƯV 1963).

? Mối liên hệ giữa quan hệ lãnh sự và quan hệ ngoại giao, sự tác động hai chiều
Mai Quỳnh Anh
Mối liên hệ giữa quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự mang tính chất tương
đối độc lập. Vì khi quan ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt thì không đương nhiên
làm chấm dứt hoạt động của cơ quan lãnh sự.
CSPL: Khoản 3 Điều 2 Công ước viên 1963.

? Ví dụ trường hợp bảo vệ cho công dân thông qua hoạt động của cơ quan lãnh
sự Trâm Anh
Câu chuyện về chuyến bay giải cứu của vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh
và anh Nguyễn Văn Phi từ Vũ Hán sau những ngày căng thẳng đối mặt với đại
dịch Covid-19. Theo vợ chồng anh chia sẻ, vào 2h chiều ngày 9/2, họ nhận tin
chính phủ Việt Nam đã bố trí một chuyến bay từ Nội Bài sang Vũ Hán đón 30
lưu học sinh và công dân đang mắc kẹt tại đây về nước, dù trước đó tất cả các
chuyến bay thương mại đã bị ngừng. Thời điểm đó Trung Quốc đã có hơn
37.000 ca nhiễm và hơn 800 ca tử vong do COVID-19. Vì chị Thanh đang
mang bầu những tháng cuối, nên trên chuyến bay có một bác sĩ sản khoa chăm
sóc riêng. Về đến sân bay Vân Đồn, cô cũng được di chuyển bằng xe cứu
thương thay vì đi xe với đông người phòng trường hợp sinh giữa đường. Tại
Bệnh viện Nhiệt đới trung ương ở Đông Anh, đôi vợ chồng được ở một căn
phòng cách ly riêng, có cả bàn đẻ, lồng ấp và đầy đủ các trang thiết bị khác sẵn
sàng cho trường hợp chuyển dạ.
Để thực hiện thành công những chuyến bay giải cứu trên, có sự đóng góp
thầm lặng nhưng rất quan trọng của các cán bộ ngoại giao làm công tác bảo hộ
công dân. “Thời điểm đó, tất cả các đơn vị trong Cục Lãnh sự đều được đặt ở
chế độ “trực chiến,” các phòng làm việc luôn có cán bộ túc trực gần như 24/24
giờ, ban ngày theo dõi thông tin trong nước và các nước trong khu vực, tham
gia Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 ở các cấp, đến đêm kết nối, trao đổi
với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở châu Âu, châu Mỹ để nắm tình hình, các
chính sách của sở tại, cập nhật số lượng công dân Việt Nam ở nước ngoài cần
trợ giúp, bị mắc kẹt ở các sân bay” – Đại sứ Vũ Việt Anh, nguyên Cục trưởng
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao chia sẻ những kỷ niệm cùng các cán bộ của Cục
Lãnh sự thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài khi đại dịch COVID-
19 bùng phát trên toàn cầu.
? Pháp luật VN quy định về cơ quan lãnh sự như thế nào? Ngọc Anh
? Cấp lãnh sự: Tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự, đại lý lãnh sự (Điều 9 CƯV
1963)
- Khi VN thiết lập quan hệ lãnh sự giữa các nước chỉ thiết lập 2 cấp cao nhất là
tổng lãnh sự và lãnh sự
- Thành viên cơ quan lãnh sự: viên chức lãnh sự, nhân viên lãnh sự, nhân viên
phục vụ

? Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên lãnh sự và nhân viên phục vụ (của
cả 2 cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự) có được hưởng quyền ưu đãi miễn
trừ hay không.
- Vấn đề được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ nhưng sẽ hạn chế hơn nhiều so
với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự, cụ thể là:

 Nhân viên hành chính - kỹ thuật (thành viên cơ quan ngoại giao) Duy An

Nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện cũng như các
thành viên gia đình họ nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không
có nơi cư trú thường xuyên ở nước này thì được hưởng các quyền miễn trừ đặc
biệt về cơ bản giống với viên chức ngoại giao nhưng
Họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự của nước tiếp nhận,
hưởng các quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính chỉ áp dụng đối với
những hành vi nằm trong việc thi hành chức năng của họ
Họ không được hưởng quyền miễn khám xét (Khoản 2 Điều 36 CƯV
1961)

 Nhân viên lãnh sự Duy An

Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự
và xử lý vi phạm hành chính như viên chức lãnh sự.
Nhân viên lãnh sự được hưởng quyền miễn thuế và lệ phí hải quan đối
với đồ đạc lần đầu mang vào nước tiếp nhận.
Nhân viên lãnh sự và thành viên gia đình họ được hưởng quyền miễn trừ
đối với mọi thứ thuế và lệ phí.

 Nhân viên phục vụ Minh Ánh

Nhân viên phục vụ của cơ quan ngoại giao nếu không phải là công dân
của nước sở tại / không thường trú ở nước này, được hưởng các quyền
miễn trừ đối với các hành vi thực hiện trong khi thừa hành công vụ của
mình, được miễn trừ các thứ thuế và lệ phí về tiền công thu được từ công
vụ
Theo Điều 37 của Luật Ngoại giao Việt Nam, nhân viên phục vụ của cơ
quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự được miễn trừ thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa và vật liệu cần thiết cho công tác của mình. Ngoài ra, họ còn
được hưởng quyền miễn trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dịch
vụ và hàng hóa cần thiết cho công tác của mình
Căn cứ vào khoản 2 Điều 53 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 thì
nhân viên phục vụ của cơ quan lãnh sự được quyền hưởng các quyền ưu
đãi miễn trừ. Nhân viên phục vụ riêng của viên chức lãnh sự không còn
giúp việc cho viên chức lãnh sự và có ý định rời nước tiếp nhận trong một
thời gian hợp lý thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ cho đến
lúc rời hẳn

CHƯƠNG 6
TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ

I. Tranh chấp quốc tế là gì, hãy phân loại các tranh chấp quốc tế
1. Khái niệm:
 Vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp lý quốc tế về
tranh chấp quốc tế
 Nhưng hiểu tranh chấp quốc tế có nghĩa là hoàn cảnh thực tế, trong đó các chủ
thể tham gia có những quan điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về những vấn đề liên
quan tới lợi ích của họ
 Chủ thể: Là chủ thể của luật quốc tế nhưng cơ bản và chủ yếu là quốc
gia.
 Đối tượng điều chỉnh chính: Quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật quốc tế.

2. Đặc trưng:
 Chủ thể tranh chấp: Chủ thể của luật quốc tế.
 Đối tượng: Các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế.
( lãnh thổ, biên giới, chủ quyền quốc gia, vùng biển quốc gia có quyền chủ
quyền và quyền tài phán…)
 Luật áp dụng: Luật quốc tế.

3. Phân loại: Dựa trên các tiêu chí, căn cứ sau đây:
 Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp có thể phân thành tranh chấp
song phương và tranh chấp đa phương.
 Tranh chấp song phương: Là tranh chấp chỉ có hai chủ thể luật quốc tế
tham gia trực tiếp
 Tranh chấp đa phương: Là loại hình tranh chấp mà trong đó có sự tham
gia của ít nhất ba chủ thể của luật quốc tế. Trong tranh chấp đa phương
bao gồm tranh chấp đa phương khu vực và tranh chấp đa phương toàn
cầu:
 Tranh chấp đa phương khu vực chỉ liên quan đến một khu vực địa
lý xác định
 Tranh chấp đa phương toàn cầu là loại tranh chấp có phạm vi bao
trùm toàn bộ hoặc số lớn các quốc gia trên thế giới. Là loại hình
tranh chấp có tác động nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực
 Căn cứ vào mức độ nguy hại, có thể phân loại tranh chấp quốc tế thành tranh
chấp quốc tế nghiêm trọng và tranh chấp quốc tế thông thường
 Tranh chấp quốc tế nghiêm trọng là loại tranh chấp có nguy cơ phá hoại
hoà bình và an ninh thế giới
 Tranh chấp quốc tế thông thường là tranh chấp không dẫn đến nguy cơ
đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế

 Căn cứ vào nội dung vụ tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp thành tranh
chấp về thương mại, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc
tế, tranh chấp lãnh thổ và biên giới quốc gia

 Căn cứ vào quyền năng chủ thể luật quốc tế của các bên tranh chấp có thể phân
loại tranh chấp thành tranh chấp giữa các quốc gia, giữa các quốc tế liên chính
phủ hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế

 Căn cứ vào Điều 34 Hiến chương LHQ có thể phân loại thành tranh chấp định
danh và tranh chấp thông thường

 Căn cứ vào tính chất vụ tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp thành tranh
chấp chính trị và tranh chấp pháp lý

II. Hãy phân biệt tranh chấp quốc tế và tranh chấp dân sự trong nước

Tranh chấp quốc tế Tranh chấp dân sự có yếu tố


nhà nước

Hoàn cảnh thực tế, trong đó các Các chủ thể mâu thuẫn, xung đột
Khái niệm chủ thể tham gia có quan điểm, về lợi ích của mình trong các
đòi hỏi trái ngược nhau về những quan hệ về nhân thân hoặc tài
vấn đề liên quan đến lợi ích của sản được pháp luật dân sự quy
họ định.

Chủ thể Chủ thể của tranh chấp quốc tế Cá nhân, tổ chức
cũng là chủ thể của luật quốc tế
(chủ yếu là quốc gia)

Đối tượng Quan hệ pháp luật thuộc đối Quan hệ nhân thân, quan hệ tài
điều chỉnh tượng điều chỉnh của luật quốc tế sản
- Giải quyết hòa bình các tranh - Lẽ phải được mọi người thừa
Nguyên tắc chấp quốc tế nhận.
giải quyết - Cấm đe dọa dùng vũ lực và - Phù hợp với nguyên tắc nhân
tranh chấp dùng vũ lực trong quan hệ quốc đao.
tế - Bình đẳng giữa các bên
- Không thiên vị

- Các bên trong chanh chấp Tòa án và các cơ quan có thẩm


- Các cơ quan tài phán quốc tế quyền (Điều 14 BLDS 2015)
Thẩm quyền - Tòa án quốc tế
giải quyết - Trọng tài quốc tế
tranh chấp - Các cơ quan của tổ chức liên
chính phủ

III. Các nguồn luật để áp dụng giải quyết các tranh chấp quốc tế
 Hiến pháp của các quốc gia: Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng Tòa án Tối
cao Hoa Kỳ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
 Các hiệp định quốc tế: Hiệp định Liên hợp quốc về pháp lý biển quốc tế có
quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc tôn
trọng chủ quyền, quyền sử dụng tài nguyên và các vấn đề khác liên quan đến
biển.
 Tòa án quốc tế: Các tòa án quốc tế như Tòa án Quốc tế và Tòa án Châu Âu có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
 Pháp luật quốc tế: Ví dụ như, Luật thương mại quốc tế có chứa các quy định
về giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia.

IV. Vai trò của Hội đồng bảo an

 Trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế (Chương VI hiến chương)
Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết tranh chấp, HĐBA trước hết dành
quyền chủ động, tích cực cho chính các bên tranh chấp trong việc lựa chọn biện pháp
hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Vai trò của HĐBA trong quá trình này chỉ dừng
ở việc xác định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế,
kêu gọi các bên áp dụng các biện pháp hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp
( Điều 34 Hiến Chương)

 Khi tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì
HĐBA sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp
bằng các phương pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa
giải, trọng tài, tòa án hay sử dụng những tổ chức hay hiệp định khu vực
bằng các biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên
quan( Điều 33 Hiến Chương ).
 Trong trường hợp việc giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến
tranh chấp không đem lại hiệu quả thì khi đó, tranh chấp sẽ được đưa ra
HĐBA và lúc này, vai trò của HĐBA được nâng lên rất nhiều. HĐBA
có quyền áp dụng bất kì thủ tục hay cách giải quyết tranh chấp nào mà
HĐBA đánh giá là hợp lý ( Điều 37 Hiến Chương) với đích cuối cùng
là giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi
hợp pháp của tất cả các bên liên quan .

HĐBA chỉ xem xét các tranh chấp có khả năng đe dọa đến hòa bình, an ninh
quốc tế và thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh chấp về chủ quyền
quốc gia về dân cư, lãnh thổ…Các loại hình tranh chấp có tính chất pháp lí như như
tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế hay tập quán
quốc tế, … thì thông thường các bên có thể đưa vi phạm ra trước cơ quan tài phán của
LHQ là Tòa Công lý quốc tế theo đúng quy chế tòa án công lí quốc tế (khoản 3 điều
36 Hiến Chương).

 Trong việc giữ gìn, xây dựng nền hòa bình an ninh quốc tế (chương
VII hiến chương)
Nhiệm vụ chính của Hội đồng bảo an trong việc giữ gìn, xây dựng nền hòa bình
an ninh quốc tế là đưa ra kiến nghị và quyết định về các biện pháp cần thiết để ngăn
chặn hoặc giải quyết các mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Theo Điều 40 của Hiến chương, trước khi đưa ra các quyết định về các biện
pháp cần thiết, Hội đồng bảo an có thẩm quyền yêu cầu các bên có liên quan tạm thời
thi hành những biện pháp cần thiết và các biện pháp đó phải không gây ảnh hưởng đến
quyền và tình trạng của các bên hữu quan. Nếu các biện pháp tạm thời không được thi
hành, Hội đồng bảo an phải lưu ý đến việc không thi hành những biện pháp tạm thời
đó.
Điều 41 Hiến chương quy định rằng Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết
định các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc giải quyết các mối đe dọa đến hòa
bình và an ninh quốc tế mà không sử dụng vũ lực, và có thể yêu cầu các thành viên
của Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp đó.
=> Những biện pháp này có thể là cắt đứt các mối quan hệ kinh tế, vận tải hay ngoại
giao giữa các quốc gia, tuy nhiên, chúng phải được áp dụng một cách hợp lý và tránh
gây tổn hại đến dân cư hoặc kinh tế của các quốc gia đó.
Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy rằng các biện pháp nêu trên không hiệu quả,
Điều 42 cho phép Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp quân sự nhằm duy trì hoặc
khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp này có thể là cuộc diễn tập
quân sự, phong tỏa hay các cuộc hành quân khác.
Theo Điều 44: Khi Hội đồng bảo an đã quyết định dùng vũ lực, thì trước khi
yêu cầu một thành viên có đại diện ở Hội đồng bảo an cung cấp các lực lượng vũ trang
để thi hành những nghĩa vụ đã cam kết, Hội đồng bảo an phải mời thành viên đó, nếu
họ muốn, tham gia việc định ra những nghị quyết của Hội đồng bảo an về sử dụng lực
lượng vũ trang của thành viên ấy.

V. Vai trò của đại hội đồng Liên Hợp Quốc Đỗ Lê Quỳnh Anh
Theo điều 13 của Hiến chương LHQ 1945, Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và
thông qua những kiến nghị nhằm:

 Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chính trị và thúc đẩy các biện
pháp pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ;
 Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y
tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi
người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo;

Theo Điều 15:

 Đại hội đồng tiếp nhận và nghiên cứu những báo cáo hàng năm và những
báo cáo đặc biệt của Hội đồng bảo an. Các báo cáo đó tường trình những
biện pháp mà Hội đồng bảo an đã quyết định hoặc đã thi hành để duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế;
 Đại hội đồng tiếp nhận và xem xét những báo cáo của các cơ quan khác
của Liên hợp quốc.

Ngoài ra, Đại hội đồng còn xét và phê chuẩn ngân sách của Liên hợp quốc; Đại
hội đồng xét và phê chuẩn mọi điều ước về tài chính về ngân sách, ký các điều
ước quốc tế với những tổ chức chuyên môn nói ở điều 57 và kiểm tra ngân sách
hành chính của các tổ chức này để đưa ra các kiến nghị cho những tổ chức đó
căn cứ vào khoản 1 và 3 điều 17 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945.
VI. Phân biệt tranh chấp quốc tế và tình thế quốc tế Ngọc Anh, Minh Ánh
Tại điều 34 của Hiến chương LHQ 1945 trong chương 6 giải quyết hòa bình các vụ
tranh chấp ta có thể thấy:

 “Hội đồng bảo an có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có
thể xảy ra dẫn đến sự bất hòa giữa các QG hoặc gây ra một vụ tranh chấp, xác
định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế hay không”.

-> Ta có thể hiểu tình thế quốc tế ở đây mới chỉ dừng lại ở mức độ có những
quan điểm trái ngược nhau, có thể kéo dài và dẫn đến tranh chấp. Từ một tình
thế không kịp giải quyết dẫn đến tranh chấp lớn hơn. Thiệt hại lớn hơn. Tổng
hợp lại thì tình thế quốc tế có mức độ thấp hơn so với tranh chấp quốc tế.

 Mà ta hiểu rằng tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa 2 bên hoặc
nhiều bên QG có chủ quyền, có thể xảy ra khi có mâu thuẫn trái ngược nhau và
gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Tranh chấp quốc
tế có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quốc tế của các QG, nhưng
nổi bật và đáng chú ý nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh
thổ (bao gồm: chủ quyền trên đất liền, trên các hải đảo, trên biển, trên
không,...)
 Hiến chương LHQ và Công pháp quốc tế đã xác định các nguyên tắc giải quyết
tranh chấp quốc tế là
 Giải quyết = phương pháp hòa bình, đàm phán thương lượng
 Không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
 Giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt được đến thỏa thuận cuối cùng
 Các bên tranh chấp phải tự kiềm chế không tiến hành bất cứ hoạt động
nào làm cho tình hình trở nên xấu đi.

Tình thế quốc tế Tranh chấp quốc tế


Điểm - Chủ thể:
giống - Quyền định danh dựa trên thẩm quyền của Hội đồng bảo an.
- Kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hòa bình, anh ninh thế giới.
Khái Là sự tương tác giữa các QG Là hoàn cảnh quốc tế, trong đó
niệm trong cộng đồng quốc tế, bao chủ thể tham gia có những quan
gồm mối quan hệ kinh tế, chính điểm, đòi hỏi trái ngược nhau về
trị, an ninh, văn hóa và môi những vấn đề liên quan đến lợi ích
trường; phản ánh trạng thái của của họ
thế giới và các sự kiện quốc tế
đang diễn ra, ảnh hưởng đến
quyết định và hành động của
các QG
Mối - Có khả năng tạo ra các vấn đề -Tạo nên từ tình thế quốc tế
quan tranh chấp và trở thành tranh
hệ chấp
Thời - Xuất hiện trước tranh chấp - Xuất hiện sau tình thế quốc tế.
gian quốc tế
xuất - Vẫn có thể duy trì sau khi
hiện và tranh chấp quốc tế được giải
duy trì quyết.
Mức - Tuỳ thuộc vào các tranh chấp -mức độ tranh chấp và căng thẳng
độ và tình huống cụ thể liên quan trên trường quốc tế bao gồm bất
ổn chính trị và kinh tế, tranh chấp
lãnh thổ, bất đồng thương mại,
vấn đề nhân quyền và xung đột
quân sự. Những yếu tố này có thể
dẫn đến một loạt các hành động
và phản ứng từ các quốc gia và tổ
chức quốc tế, bao gồm đàm phán
ngoại giao, trừng phạt, can thiệp
quân sự và nỗ lực giải quyết xung
đột thông qua các biện pháp hòa
bình.

You might also like