You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT BIỂN


CHƯƠNG 3: CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN VÀ
QUYỀN TÀI PHÁN QUỐC GIA. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
GIẢNG VIÊN: TH.S HÀ THỊ HẠNH
DANH SÁCH NHÓM (nhóm 05)

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Nguyễn Hải Minh 2253801011153
2 Thái Gia Minh 2253801011154
3 Đỗ Hà My 2253801011156
4 Huỳnh Ngọc Hạ My 2253801011157
5 Lê Thị Trà My 2253801011158
6 Nguyễn Diệu My 2253801011159
7 Trần Thị Diễm My 2253801011160
8 Võ Nguyễn Huyền My 2253801011161
9 Trần Vũ Ái Mỹ 2253801011162
10 Đặng Phương Nam 2253801011163
11 Lê Thị Hoài Nam 2253801011164
12 Nguyễn Kiều Thuý Nga 2253801011165

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023.


MỤC LỤC
I/ Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia ven biển ......... 1
1. Tiếp giáp lãnh hải ................................................................................................. 1
2. Đặc quyền kinh tế ................................................................................................. 1
3. Thềm lục địa ......................................................................................................... 1
II/ Vùng biển quốc tế .................................................................................................... 3
1. Giới hạn Công hải theo quy định UNCLOS 1982 là gì?...................................... 3
2. Quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế khác gì so với quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải? ..................................................................................... 4
3. Nguyên tắc tự do biển cả? .................................................................................... 4
4. Theo em được hiểu thế nào là quyền tự do về sử dụng biển cả? ......................... 4
5. Theo em trong vùng biển quốc tế, 1 quốc gia tự ra giới hạn vùng của mình (xác
lập chủ quyền) có được không? .................................................................................. 5
6. Theo em trong trường hợp: Khi các tàu thuyền của các quốc gia hoạt động ở
biển quốc tế, tàu quốc gia A phát hiện tàu quân sự quốc gia B đánh nhanh với tàu
quốc gia A, thì tàu quốc gia A huy động thêm thủy thủ để đánh với tàu B được
không? ......................................................................................................................... 5
7. Thế nào là sử dụng vào mục đích hoà bình? ........................................................ 5
8. Có quan điểm cho rằng mọi tàu thuyền của quốc gia ở biển cả đều được coi là
lãnh thổ di động đúng không? ..................................................................................... 5
9. Có phải tất cả tàu thuyền hoạt động trên vùng biển quốc tế khi vi phạm hình sự
đều bị xử lý? ................................................................................................................ 5
10. Hạn chế cướp biển ở vùng biển quốc tế. ........................................................... 6
11. Theo em thực tiễn cướp biển đang hoành hành ở đâu? .................................... 6
I/ Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia ven biển

1. Tiếp giáp lãnh hải


- Theo khoản 2 Điều 33 UNCLOS 1982 thì vùng tiếp giáp lãnh hải không thể
mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng pháp lý là 24 hải lý tính
từ đường cơ sở. Chiều rộng thực thế vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là 12 hải lý
tính từ ranh giới phía ngoài lãnh hải.
- Theo Điều 55 UNCLOS 1982 thì vùng tiếp giáp lãnh hải là 1 bộ phận của
vùng đặc quyền kinh tế.
- Ranh giới phía trong của vùng tiếp giáp lãnh hải (đường biên giới trên biển) là
ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia.
➢ Tại sao tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế?
Căn cứ vào việc xác định chiều rộng của vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền
kinh tế ta thấy chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế không vượt quá 200 hải lý tính
từ đường cơ sở còn vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Vậy
vùng tiếp giáp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay có thể nói vùng tiếp giáp lãnh
hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế.
2. Đặc quyền kinh tế
- Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng biệt, không phải là lãnh thổ
quốc gia, cũng không phải là biển quốc tế.
- Theo Điều 57 UNCLOS 1982 thì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế
không được mở rộng ra quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng pháp lý là 200 hải lý tính
từ đường cơ sở. Chiều rộng thực tế vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 188 hải lý
tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
- Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán, đặc biệt là “đặc
quyền” kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế.
3. Thềm lục địa
- Theo khoản 1 Điều 76 UNCLOS 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven
biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó,
trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ
ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
200 hải lý, khí bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.”
- Thềm lục địa được hình thành do sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ, tạo nên
quy chế pháp lý cho các quốc gia ven biển trên thềm lục địa.

1
- Chiều rộng của thềm lục địa nằm trong giới hạn quá 200 hải lý và không vượt
quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
➢ Sự khác nhau giữa đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Tiêu chí Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa

Cơ sở phát - Để khai sinh ra vùng đặc -Thềm lục địa được hình
sinh quyền kinh tế của quốc gia thành do sự kéo dài tự nhiên
ven biển, buộc phải có một của lãnh thổ, tạo nên quy chế
tuyên bố đơn phương từ phía
pháp lý cho các quốc gia ven
quốc gia đó. Từ đó mới hình
thành nên quy chế pháp lý biển trên thềm lục địa. Các
của các quốc gia trên vùng quyền của quốc gia ven biển
đặc quyền kinh tế của mình. đối với thềm lục địa không
phụ thuộc vào bất cứ tuyên
bố rõ ràng nào.

Phạm vi chủ - Các quốc gia có quyền chủ - Quyền của quốc gia ven
quyền quyền ở vùng đặc quyền kinh biển đối với thềm lục địa
tế cũng có quyền đối với cả không đụng chạm đến chế độ
phần vùng nước phía trên và pháp lý của vùng nước ở phía
vùng trời trên vùng nước này. trên hay của vùng trời trên
- Ngoài giới hạn 200 hải lý vùng nước này.
(tính từ đường cơ sở), vùng - Ngoài giới hạn 200 hải lý,
đặc quyền kinh tế chấm dứt thềm lục địa vẫn có thể tồn
sự tồn tại, do đó các quốc gia tại (trong khi vùng đặc quyền
không còn có quyền trên kinh tế không còn tồn tại). Vì
những vùng đó nữa. vậy, trong giới hạn 200 hải
lý, vùng đặc quyền kinh tế
bao gộp cả thềm lục địa.

Đối tượng - Quốc gia ven biển chỉ thực - Quốc gia ven biển không
quyền chủ hiện quyền chủ quyền trên chỉ có quyền chủ quyền đối
quyền các tài nguyên thiên nhiên với tài nguyên của thềm lục
của vùng chứ không phải trên địa mà còn đối với cả chính
chính vùng đặc quyền kinh thềm lục địa.
tế. - Tài nguyên thiên nhiên là
- Tài nguyên của vùng đặc đối tượng tác động của quyền
quyền kinh tế không bao gồm chủ quyền của các quốc gia
các loài định cư. ven biển không chỉ bao hàm
các tài nguyên không sinh vật
mà còn cả tài nguyên sinh vật
thuộc loài định cư.

Tính chất - Do được phát sinh trên cơ - Do cơ sở phát sinh là sự kéo

2
quyền chủ thể sở phải do quốc gia ven biển dài tự nhiên của lãnh thổ nên
yêu sách vùng này một tuyên quyền của các quốc gia trên
bố đơn phương nên quyền thềm lục địa là quyền đương
chủ quyền của quốc gia ven nhiên và ngay từ đầu. Đó là
biển trên vùng đặc quyền quyền không thể chuyển
kinh tế không tồn tại một nhượng và không thể mất
cách thực tế và ngay từ ban hiệu lực. Các quyền này tồn
đầu tại không phụ thuộc vào việc
- Quốc gia ven biển không có thực hiện nó có hiệu quả hay
chủ quyền trên vùng đặc không.
quyền kinh tế với tư cách là
người chủ hoàn toàn.
- Nếu quốc gia ven biển
- Tính đặc quyền của quốc không thăm dò thềm lục địa
gia ven biển chấp nhận ngoại hay không khai thác tài
lệ là nếu trường hợp quốc gia nguyên thiên nhiên của thềm
ven biển không khai thác hết lục địa, thì không ai có quyền
mà tồn tại một số dư của khối tiến hành các hoạt động như
lượng cho phép đánh bắt thì vậy nếu không có sự thỏa
quốc gia ven biển phải có thuận rõ ràng của các quốc
nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận gia đó.
lợi cho việc khai thác tối ưu
các tài nguyên sinh vật của
vùng đặc quyền kinh tế” mà
không phương hại đến đặc
quyền bảo tồn tài nguyên
sinh vật của mình, có ưu tiên
cho các quốc gia không có
biển hay bất lợi về mặt địa lý.

II/ Vùng biển quốc tế


Có 2 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển cả:
- UNCLOS 1982 quy định từ Điều 86 đến Điều 115.
- Pháp luật của Quốc gia ven biển.

1. Giới hạn Công hải theo quy định UNCLOS 1982 là gì?

Theo Điều 86 UNCLOS 1982, biển quốc tế không thuộc vùng biển chủ quyền
quốc gia và quyền chủ quyềnTrong vùng biển quốc tế, các quốc gia được hưởng
quyền tự do hàng hải như trong vùng đặc quyền kinh tế.

3
2. Quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế khác gì so với quyền
đi qua không gây hại trong lãnh hải?
Tự do hàng hải là quyền của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia
không có bờ biển, được sử dụng các phương tiện vận chuyển trên mặt nước, dưới mặt
nước để đi lại tự do, không bị khám xét trên các vùng biển quốc tế, được đi qua các eo
biển, kênh đào quốc gia nằm trên các đường hàng hải quốc tế, được đi qua vô hại các
vùng tiếp giáp lãnh hải, các vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia, được vào
trú đậu, sửa chữa phương tiện vận chuyển khi gặp thiên tai, hư hỏng, để lấy thêm
nhiên liệu, tiếp tế lương thực tại các hải cảng quốc tế. Các tàu thuyền không mang
quốc tịch, không rõ lai lịch, các tàu thuyền của bọn cướp biển, không được hưởng
quyền tự do hàng hải và có thể bị tàu thuyền quân sự của tất cả các nước truy bắt hoặc
đánh đắm.
Đối với quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải là không gây ra các hành
động gây hại, đe doạ hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển, các loại tàu
thuyền nước ngoài (kể cả tàu quân sự) được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của
quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí
và không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên theo Điều 21 UNCLOS 1982 cũng quy định:
“Ở trong lãnh hải, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo
cờ quốc tịch” và Điều 30 UNCLOS 1982: “nếu một tàu chiến không tôn trọng các luật
và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất
chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc
gia ven biển có thể đòi chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức”.

3. Nguyên tắc tự do biển cả?


Theo quy định tại Điều 87 UNCLOS 1982 ghi nhận về quyền tự do biển cả: Cho
dù Quốc gia có biển hay không có biển thì các Quốc gia đều có quyền bình đẳng và tự
do trong việc sử dụng biển cả.

4. Theo em được hiểu thế nào là quyền tự do về sử dụng biển cả?


Quyền tự do về sử dụng biển cả là các quốc gia có quyền tự do hàng hải, tự do
hàng không,... Tuy nhiên, các quốc gia được tự do nghiên cứu khoa học ngoài vùng
biển quốc tế nhưng nếu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác thì phải tuân
thủ theo pháp luật quốc gia ven biển (không được tự do tuyệt đối).

4
5. Theo em trong vùng biển quốc tế, 1 quốc gia tự ra giới hạn vùng của mình
(xác lập chủ quyền) có được không?

Biển cả là khu vực chung cho cả cộng đồng nên theo Điều 89 UNCLOS 1982
thì không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của
biển cả thuộc vào chủ quyền của mình.

6. Theo em trong trường hợp: Khi các tàu thuyền của các quốc gia hoạt động
ở biển quốc tế, tàu quốc gia A phát hiện tàu quân sự quốc gia B đánh
nhanh với tàu quốc gia A, thì tàu quốc gia A huy động thêm thủy thủ để
đánh với tàu B được không?

Theo em, trong trường hợp này, thủy thủ tàu A về quốc gia mình gọi thêm lực
lượng ra đánh nhau với thủy thủ tàu B là không được. Vì theo Điều 88 UNCLOS năm
1982 thì biển cả được sử dụng vào mục đích hòa bình. Do đó khi phát hiện đánh nhau
giữa tàu quốc gia A và B thì chúng ta nên áp dụng các biện pháp hòa bình như: đàm
pháp, thỏa thuận thông qua cơ quan tài phán quốc tế.

7. Thế nào là sử dụng vào mục đích hoà bình?


Sử dụng vào mục đích hòa bình là áp dụng các biện pháp hòa bình: đám phán,
thỏa thuận thông qua cơ quan tài phán quốc tế.

8. Có quan điểm cho rằng mọi tàu thuyền của quốc gia ở biển cả đều được
coi là lãnh thổ di động đúng không?

Quan điểm cho rằng mọi tàu thuyền của quốc gia ở biển cả đều được coi là lãnh
thổ di động là đúng. Lãnh thổ di động (kể cả tàu tư nhân) là không có bất kỳ chủ thể
nào có quyền xâm phạm trái phép đến tàu mang quốc tịch của quốc gia đó. Quyền này
được áp dụng khi các tàu thuyền mang số hiệu quốc gia của mình. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp như buôn bán nô lệ (Điều 99 UNCLOS 1982), có chất cấm thì
được quyền can thiệp.

9. Có phải tất cả tàu thuyền hoạt động trên vùng biển quốc tế khi vi phạm
hình sự đều bị xử lý?

Không phải mọi tàu thuyền vi phạm hình sự quốc tế đều bị xử lý. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến việc tàu thuyền vi phạm hình sự quốc tế có bị xử lý hay không, bao
gồm:

• Tính chất của hành vi vi phạm: Các hành vi vi phạm hình sự quốc tế
nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như buôn bán ma túy, cướp biển, hoặc khủng bố,

5
có nhiều khả năng bị truy cứu trách nhiệm hơn các hành vi vi phạm ít nghiêm
trọng hơn, chẳng hạn như vi phạm quy định về an toàn hàng hải.

• Sự sẵn có của bằng chứng: Nếu không có bằng chứng rõ ràng về hành vi vi
phạm, thì sẽ khó khăn hơn để truy cứu trách nhiệm.

• Sự hợp tác của quốc gia mang cờ: Nếu quốc gia mang cờ không hợp tác với
các quốc gia khác trong việc điều tra và truy tố, thì sẽ khó khăn hơn để đưa tàu
thuyền vi phạm ra trước công lý.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp tàu thuyền vi phạm hình sự quốc tế nhưng
không bị xử lý vì lý do chính trị hoặc ngoại giao. Ví dụ, một quốc gia có thể không
muốn truy tố tàu thuyền của một quốc gia khác vì lo ngại sẽ làm xấu đi quan hệ giữa
hai nước.

Tóm lại, việc tàu thuyền vi phạm hình sự quốc tế có bị xử lý hay không là một
vấn đề phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhìn chungcác tàu thuyền vi
phạm hình sự quốc tế nghiêm trọng có nhiều khả năng bị truy cứu trách nhiệm hơn.

10. Hạn chế cướp biển ở vùng biển quốc tế.


Theo Điều 100 UNCLOS 1982 thì các quốc gia phải hợp tác với nhau để sử
dụng mọi khả năng trấn áp cướp biển trên biển cả hay tất cả các khu vực không thuộc
quyền tài phán của quốc gia nào.

11. Theo em thực tiễn cướp biển đang hoành hành ở đâu?

Theo báo cáo của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), thực tiễn cướp biển đang
hoành hành ở vùng biển Đông Phi và Vịnh Guinea. Đây là hai khu vực có hoạt động
cướp biển cao nhất trên thế giới.

Vùng biển Đông Phi là nơi hoạt động của các nhóm cướp biển Somalia, vốn
nổi tiếng với tính bạo lực và manh động. Các nhóm cướp biển này thường sử dụng tàu
thuyền vũ trang để tấn công các tàu hàng thương mại, bắt giữ thủy thủ đoàn và đòi
tiền chuộc.

Vịnh Guinea là nơi hoạt động của các nhóm cướp biển Nigeria, vốn có mối liên
hệ với các nhóm tội phạm có tổ chức. Các nhóm cướp biển này thường sử dụng tàu
thuyền nhỏ để tấn công các tàu hàng thương mại, cướp hàng hóa và vũ khí.

Ngoài ra, cướp biển cũng đang gia tăng ở vùng biển Caribbean và Đông Nam
Á. Các nhóm cướp biển ở khu vực này thường nhắm vào các tàu thuyền nhỏ, đánh bắt
cá hoặc du lịch.

You might also like