You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỚP HS45.2 – NHÓM 5

MÔN: LUẬT BIỂN


BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM 5

Danh sách sinh viên thực hiện:


1. Võ Minh Phú MSSV: 2053801013128
2. Nguyễn Hoàng Phước MSSV: 2053801013129
3. Nguyễn Thị Trúc Phương MSSV: 2053801013131
4. Lương Hải Quan MSSV: 2053801013133
5. Lê Quân MSSV: 2053801013134
6. Dương Vinh Quang MSSV: 2053801013136
7. Triệu Phú Quý MSSV: 2053801013137
8. Huỳnh Hà Quyên MSSV: 2053801013138
9. Lê Ngọc Như Quỳnh MSSV: 2053801013140
10. Khương Văn Tài MSSV: 2053801013141
1

SO SÁNH CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ


VÀ THỀM LỤC ĐỊA
* Giống nhau:

- Xét về ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, chúng đều có chung
ranh giới phía trong là đường biên giới trên biển của quốc gia ven biển. Điều này được
thể hiện ở các quy định tại Điều 55, 56, 76, 77 Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển
(UNCLOS) năm 1982. 

- Xét về mặt chế độ pháp lý, theo Công ước năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa đều là những nơi có tồn tại “thẩm quyền hỗn hợp”, hay nói cách khác, ngoài
quyền của quốc gia ven biển, những quốc gia khác cũng có thể có quyền tại những vùng
này; khác với nội thuỷ và lãnh hải, nơi thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển.

- Cụ thể, về quyền của quốc gia ven biển, Công ước đều ghi nhận quyền thăm dò
và khai thác tài nguyên ở 2 vùng này (điểm a khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 77). Khi
thực hiện các quyền của mình ở vùng ĐQKT và TLĐ, các quốc gia ven biển không được
gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, theo khoản 3 Điều
56 và khoản 2 Điều 78 Công ước 1982. Điều này là phù hợp nhằm đảm bảo sự hài hoà lợi
ích giữa quốc gia ven biển với các quốc gia khác tại vùng thuộc quyền chủ quyền của
quốc gia ven biển.

- Ngoài ra, những vấn đề pháp lý liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công
trình ở vùng ĐQKT cũng được kế thừa khi điều chỉnh thềm lục địa, theo quy định tại
Điều 60 và Điều 80 của Công ước.
2

 Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Vùng đặc quyền kinh tế Vùng thềm lục địa
Khái niệm Vùng đặc quyền kinh tế là
Thềm lục địa bao gồm đáy
vùng nằm ở phía ngoàibiển và lòng đất dưới đáy
lãnh hải và tiếp liền với
biển nằm bên ngoài lãnh
lãnh hải… hải của quốc gia ven biển,
CSPL: Điều 55 UNCLOS trên toàn bộ phần kéo dài
1982 tự nhiên của lãnh thổ đất
liền của quốc gia đó… 
CSPL: Điều 76 UNCLOS
1982.

Nhận xét Vùng đặc quyền kinh tế có cùng ranh giới phía trong với
thềm lục địa đó là đường biên giới trên biển, hay nói cách
khác là đường biên giới bên ngoài của lãnh hải. Tuy
nhiên, nếu như vùng đặc quyền kinh tế gồm vùng nước
phía trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thì
thềm lục địa chỉ bao gồm đáy biển và vùng đất ở phía
dưới đáy biển. Như vậy, phần lớn thềm lục địa sẽ nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế.
Chiều rộng và cách xác Theo Điều 57 UNCLOS Nguyên tắc xác định chiều
định chiều rộng quy định về chiều rộng của rộng của thềm lục địa theo
vùng đặc quyền kinh tế: khoản 1 Điều 76
“Vùng đặc quyền về kinh UNCLOS: “Thềm lục địa
tế không được mở rộng ra của một quốc gia ven biển
quá 200 hải lý kể từ đường bao gồm đáy biển và lòng
cơ sở dùng để tính chiều đất dưới đáy biển bên ngoài
rộng lãnh hải.” lãnh hải của quốc gia đó,
trên toàn bộ phần kéo dài
tự nhiên của lãnh thổ đất
liền của quốc gia đó cho
đến bờ ngoài của rìa lục
địa, hoặc đến cách đường
cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải 200 hải lý,
khi bờ ngoài của rìa lục địa
của quốc gia đó ờ khoảng
cách gần hơn”.
Tuy nhiên do rìa lục địa
3

của mỗi quốc gia ven biển


là khác nhau và có thể kéo
dài ra quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở, nên đối với
thềm lục địa có hai cách để
xác định chiều rộng của
thềm lục địa trong trường
hợp mở rộng này, được quy
định tại khoản 4, 5 Điều 76
UNCLOS: 
“4. a) Theo công ước, quốc
gia ven biển xác định bờ
ngoài của rìa lục địa mở
rộng ra quá 200 hải lý các
đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải bằng:
i. Một đường vạch theo
đúng khoản 7, bằng cách
nối các điểm cố định tận
cùng nào mà bề dày lớp đá
trầm tích ít nhất cũng bằng
một phần trăm khoảng cách
từ điểm được xét cho tới
chân dốc lục địa hay,
ii. Một đường vạch theo
đúng khoản 7, bằng cách
nối các điểm cố định ở
cách chân dốc lục địa nhiều
nhất là 60 hải lý;
b) Nếu không có bằng
chứng ngược lại, chân dốc
lục địa trùng hợp với điểm
biến đổi độ dốc rõ nét nhất
ở nền dốc
5. Các điểm cố định xác
định trên đáy biển, đường
ranh giới ngoài cùng của
thềm lục địa được vạch
theo đúng khoản 4, điểm
a), điểm nhỏ i) và ii), nằm
cách điểm cơ sở để tính
4

chiều rộng lãnh hải một


khoảng cách không vượt
quá 350 hải lý hoặc nằm
cách đường đẳng sâu
2500m là đường nối liền
các điểm có chiều sâu
2500m, một khoảng cách
không quá 100 hải lý.”
Nhận xét Qua đó, có thể thấy được chiều rộng của vùng đặc quyền
kinh tế là không quá 200 hải lý còn đối với thềm lục địa
thì chiều rộng có thể vượt qua 200 hải lý. Nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt này là do đặc thù của thềm lục địa
được xác định dựa theo phần đất kéo dài của lãnh thổ
trên đất liền của quốc gia ven biển, đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của mỗi quốc gia ven biển là khác nhau và
bờ ngoài của rìa lục địa có thể kéo dài hơn 200 hải lý. Do
vậy, Công ước quy định những quy chế pháp lý khác
nhau để phù hợp với địa hình của mỗi quốc gia ven biển
khi xác định chiều rộng thềm lục địa, điều này giúp đảm
bảo công bằng cho các quốc gia ven biển trong việc thăm
dò và khai thác tài nguyên.
Cơ sở phát sinh Để khai sinh ra vùng đặc Các quyền của quốc gia
quyền kinh tế của quốc gia ven biển đối với thềm lục
ven biển, buộc phải có một địa không phụ thuộc vào sự
tuyên bố đơn phương từ chiếm hữu thực sự hay
quốc gia đó từ đó mới hình danh nghĩa, cũng như vào
thành nên quy chế pháp lý bất cứ tuyên bố rõ ràng
của các quốc gia trên vùng nào. (khoản 3 Điều 77
đặc quyền kinh tế của UNCLOS)
mình. (Điều 16 và Điều 75
UNCLOS)
Nhận xét Điều này xuất phát từ định nghĩa của thềm lục địa, như
đã trình bày ở trên, thềm lục địa là phần đất dưới đáy
biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ trên đất liền
của quốc gia ven biển, do đó, quốc gia ven biển đương
nhiên sẽ có các đặc quyền đối với phần “đất kéo dài
này”. Khác với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế phải
hình thành dựa trên tuyên bố đơn phương của quốc gia
ven biển. Điều này xuất phát từ việc, bản chất của vùng
này là phần nước biển nằm tiếp giáp với lãnh hải, không
liên quan trực tiếp đến phần “lãnh thổ đất liền” của quốc
gia ven biển. Do đó, các quyền của quốc gia ven biển
5

trong vùng ĐQKT này phụ thuộc vào tuyên bố đơn


phương của quốc gia này, dựa trên đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải.
Quyền - Quốc gia ven biển có - Các quyền của quốc gia
chủ quyền quyền đối với vùng nước ven biển đối với thềm lục
bên trên đáy biển, của đáy địa không đụng chạm đến
biển và lòng đất dưới đáy chế độ pháp lý của vùng
biển. (khoản 1 Điều 56 nước ở phía trên hay của
UNCLOS) vùng trời trên vùng nước
này. (khoản 1 Điều 78
- Ngoài giới hạn 200 hải lý UNCLOS)
(tính từ đường cơ sở), vùng - Thềm lục địa vẫn có thể
đặc quyền kinh tế chấm dứt tồn tại ngoài giới hạn 200
sự tồn tại => các quốc gia hải lý => các quốc gia vẫn
không còn quyền trên vùng có thể có quyền trên vùng
đó nữa này.

Nhận xét Khác với vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa còn
có thể tồn tại ngoài giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ
sở tuỳ theo địa hình tự nhiên của quốc gia, cho phép các
quốc gia ven biển vẫn có quyền chủ quyền và quyền tài
phán trong vùng này, bên cạnh đó, Công ước cũng đặt ra
quy định rằng các quốc gia này phải có những đóng góp
khi khai thác các loại tài nguyên không sinh vật tại thềm
lục địa ngoài 200 hải lý (Điều 82 UNCLOS)
Đối tượng tài nguyên Tài nguyên của vùng đặc Không chỉ bao hàm các tài
quyền kinh tế không bao nguyên không sinh vật mà
gồm các loài định cư. còn cả tài nguyên sinh vật
(điểm a khoản 1 Điều 56 thuộc loài định cư. (khoản
UNCLOS) 4 Điều 77 UNCLOS)

Tính chất Tính đặc quyền của quốc Nếu quốc gia ven biển
gia ven biển trong vùng không thăm dò thềm lục
ĐQKT chấp nhận ngoại lệ địa hay không khai thác tài
là nếu trường hợp quốc gia nguyên thiên nhiên của
ven biển không khai thác thềm lục địa, thì không ai
hết mà tồn tại một số dư có quyền tiến hành các hoạt
của khối lượng cho phép động như vậy nếu không có
đánh bắt thì quốc gia ven sự thỏa thuận rõ ràng của
biển phải có nghĩa vụ cho các quốc gia đó (khoản 2
phép các quốc gia khác,
6

qua điều ước hoặc qua thoả Điều 77 UNCLOS)


thuận khác, khai thác lượng
tài nguyên này, nhằm “tạo
điều kiện thuận lợi cho việc
khai thác tối ưu các tài
nguyên sinh vật của vùng
đặc quyền kinh tế” mà
không phương hại đến đặc
quyền bảo tồn tài nguyên
sinh vật của mình (khoản 1,
khoản 2 Điều 62
UNCLOS)
Nhận xét Có thể nhận thấy giữa 2 vùng có tính chất đặc quyền
khác nhau. Quyền chủ quyền liên quan đến thềm lục địa
có tính chất đặc quyền cao hơn, không ai có quyền tiến
hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài
nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của
QGVB đó. Ngược lại, trong vùng đặc quyền kinh tế,
Công ước đặt ra cho quốc gia ven biển nghĩa vụ “chia sẻ”
phần tài nguyên thiên nhiên nằm ngoài khả năng khai
thác của quốc gia đó với các quốc gia khác, đặc biệt là
những quốc gia không có biển, quốc gia có điều kiện địa
lí bất lợi và quốc gia đang phát triển mà không có biển
hoặc có điều kiện địa lí bất lợi.

You might also like