You are on page 1of 53

THỀM LỤC ĐỊA

I. KHÁI NIỆM THỀM LỤC ĐỊA


1. Thềm lục địa địa chất

 Cấu tạo vỏ trái đất: các lục địa được kéo dài bởi một rìa lục địa
ngập dưới nước biển, diện tích khoảng 22% bề mặt đại dương
 Rìa lục địa này được cấu thành bởi 3 phần:
 Thềm lục địa (continental shelf): phần nền lục địa ngập nước với
độ dốc thoai thoải (0,07-10), thường kéo ra đến độ sâu 100 - 200m
 Dốc lục địa (continental slope): phần nằm giữa thềm và bờ lục địa,
phân biệt với thềm lục địa bởi sự thay đổi dốc đột ngột. Dốc lục địa
thường ra đến độ sâu 3.000-4.000m
 Bờ lục địa (continental rise): vùng tiếp theo từ chân dốc lục địa ra
đến đáy đại dương, độ dốc thoai thoải trở lại, khoảng cách từ 50-
500km, được cấu tạo bởi các lớp trầm tích, có khi dày đến hàng
chục km
Thềm lục địa địa chất chỉ là một phần của rìa lục địa, thường
kéo dài từ bờ biển ra đến độ sâu 100-200m
2. Thềm lục địa pháp lý

a. Quá trình pháp điển hoá


 Tuyên bố ngày 28/9/1945 của TTh Mỹ Truman  đòi
quyền tài phán và kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên
của Mỹ ở vùng thềm lục địa (“đáy biển ngập nước tiếp
liền lục địa, ở độ sâu không quá 100 fathom (khoảng
200m)”
TLĐ được xem là sự mở rộng của lục địa đất liền 
việc các quốc gia ven biển thực thi các quyền đối với
TLĐ là đúng đắn
 Các quốc gia khác viện dẫn Tuyên bố này nhằm yêu
sách một thềm lục địa
  Nhu cầu pháp điển hóa khái niệm TLĐ trong LPQT
a. Quá trình pháp điển hoá
 Công ước 1958 về TLĐ: “Trong các điều khoản này, thuật ngữ “TLĐ”
được sử dụng để chỉ:
 “Đáy và lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm bên ngoài lãnh hải,
đến độ sâu 200m hoặc ngoài giới hạn đó, đến độ sâu cho phép khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên;
 Đáy và lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp với bờ biển của các đảo”
  Ranh giới ngoài của TLĐ được xác định dựa trên một trong hai tiêu chuẩn:
 Khách quan: độ sâu 200m (tương đối trùng với TLĐ địa chất)
 Chủ quan: khả năng khai thác của các quốc gia

 Gắn TLĐ với lãnh thổ lục địa
 Chưa thể hiện được bản chất của TLĐ là sự kéo dài tự nhiên của lãnh
thổ lục địa
 Tiêu chí xác định ranh giới ngoài chưa rõ ràng, bất bình đẳng
a. Quá trình pháp điển hoá
 Phán quyết của ICJ (Vụ TLĐ Biển Bắc: Đức – Đan Mạch – Hà Lan
1969):
 Nguyên tắc “Đất thống trị biển”  coi TLĐ là sự kéo dài tự nhiên
của lãnh thổ đất liền ra biển
 Các quyền của quốc gia ven biển đối với TLĐ có nguồn gốc từ
các quyền đối với lãnh thổ
 Ngay cả khi một vùng đáy biển có vị trí gần lãnh thổ của một
quốc gia này hơn lãnh thổ của mọi quốc gia khác, thì cũng
không có nghĩa là nó thuộc quốc gia đó nếu nó không phải là
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra
biển
quyền của quốc gia ven biển đối với TLĐ là những quyền
đương nhiên và có từ ban đầu (ipso facto and ab initio), không
phụ thuộc vào một tuyên bố hay yêu sách đơn phương
a. Quá trình pháp điển hoá

 Sự phát triển mạnh mẽ của KHKT nửa sau thế kỷ 20 


nâng cao khả năng vươn ra các vùng biển và đáy biển
để thăm dò, khai thác tài nguyên, sử dụng biển
 Sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển không kết thúc
ở mép TLĐ tự nhiên mà là ở rìa ngoài của bờ lục địa
 Quy định về độ sâu cho phép khai thác không cố định và khó
xác định cụ thể
 Các nước mới giành độc lập đấu tranh nhằm xác định
trật tự pháp lý quốc tế mới trên biển
  đấu tranh đạt được định nghĩa mới về TLĐ trong
UNCLOS 1982
Chế định TLĐ mở rộng ngoài 200 hl ra đời
b. Định nghĩa TLĐ pháp lý
 TLĐ của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển nằm ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài
cùng của rìa lục địa; hoặc đến cách ĐCS 200 hải lý, khi
bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn
Điều 76.1 UNCLOS 1982
 Rìa lục địa là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa
GQvb, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc
và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục
địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn,
với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao
gồm lòng đất dưới đáy của chúng.
Điều 76.3 UNCLOS 1982
c. Xác định ranh giới TLĐ pháp lý
 Ranh giới trong: “TLĐ pháp lý của quốc gia ven biển bao
gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài lãnh
hải, …” Ranh giới trong của TLĐ pháp lý = Ranh giới
ngoài của lãnh hải
 Ranh giới ngoài:
 Khi bờ ngoài của rìa LĐ ≤ 200 hải lý tính từ ĐCS  RGN
của TLĐ pháp lý ra tới giới hạn 200 hải lý tính từ ĐCS
 Khi bờ ngoài của rìa LĐ > 200 hải lý  RGN của TLĐ pháp
lý = bờ ngoài cùng của rìa LĐ
 Bờ ngoài của rìa LĐ  theo công thức/pp “bề dày trầm
tích” hoặc công thức/pp “chân dốc lục địa” ( “Đường
công thức”)
 không được quá 350 hải lý tính từ ĐCS hoặc không
được quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m (
“Đường giới hạn”)
Điều 76.4, 76.5
Tiêu chuẩn Cách xác định RGN của TLĐ pháp lý

1. Sự kéo dài tự nhiên Phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài
cùng của rìa LĐ
2. Khoảng cách
- Rìa LĐ ≤ 200 hl từ TLĐ pháp lý ≤ 200 hl từ ĐCS
ĐCS
- Rìa LĐ > 200 hl từ TLĐ pháp lý mở rộng không được ra xa hơn "đường công
ĐCS  TLĐ mở rộng thức” và "đường giới hạn”
Đường công thức  (a). Đường Hedberg (công thức/pp “chân dốc lục địa”):
(a) hoặc (b) Đường nối các điểm cách chân dốc TLĐ không quá 60 hl 
hoặc (a) và (b) TLĐ pháp lý ≤ chân dốc LĐ + 60 hl (Điều 76.4.a.ii)
(b). Đường Gardiner (công thức/pp “bề dày trầm tích”):
Đường nối các điểm nơi lớp đá trầm tích có độ dày ít nhất
bằng 1% khoảng cách từ điểm được xét cho đến chân dốc
LĐ  TLĐ pháp lý ≤ chân dốc LĐ + X (Điều 76.4.a.i)
Đường giới hạn (c). Đường cách ĐCS không quá 350 hl  TLĐ pháp lý ≤
 (c) hoặc (d) 350 hl từ ĐCS
(d). Đường cách ĐĐS 2.500 m không quá 100 hl  TLĐ
pháp lý ≤ 100 hl từ ĐĐS 2.500 m
(ĐĐS: đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500 m)
 Những ứng dụng kỹ thuật xác định chân dốc lục địa theo Điều 76
UNCLOS
 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst/article/viewFile/2584/3028
II. QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA THỀM LỤC ĐỊA
1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển
a. Quyền
 Quyền chủ quyền đối với chính TLĐ của mình và việc thăm dò, khai thác
tài nguyên thiên nhiên trên đó (khoáng sản, sinh vật và phi sinh vật)
 Là những quyền mang tính chất đặc quyền (Điều 77.2 UNCLOS)
 Không phụ thuộc vào sự chiếm hữu trên hình thức hay trên thực tế hoặc bất kỳ
một tuyên bố rõ ràng nào
 khác với quyền chủ quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền KT
 Quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên TLĐ
 Đặt điều kiện đối với những ống dẫn, cáp ngầm nào muốn đi vào lãnh thổ và
lãnh hải của mình; những ống dẫn, cáp ngầm nào được lắp đặt và sử dụng
nhằm thăm dò và khai thác tài nguyên của mình trên TLĐ;
 cho phép và quy định việc khoan ở TLĐ nhằm bất kỳ mục đích gì;
 cho phép xây dựng hay lắp đặt các đảo nhân tạo, các công trình nhân tạo khác,

 Quyền tài phán về NCKH biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
 cơ bản giống với các quyền tương ứng của quốc gia ven biển trong vùng đặc
quyền KT
1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển

b. Nghĩa vụ
 Tôn trọng các quyền của các quốc gia khác mà Luật
biển cho phép trên TLĐ của mình
 Các quyền của quốc gia ven biển đối với TLĐ
không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng
nước ở phía trên hay vùng trời phía trên vùng nước
này
 Quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình
đối với TLĐ không được gây thiệt hại đến hàng hải
hay các quyền và các tự do khác của các quốc gia
khác đã được Luật biển thừa nhận
 Các quốc gia có TLĐ mở rộng hơn 200 hải lý:
Nghĩa vụ của QGVB có TLĐ mở rộng
 TLĐ mở rộng là chế định mới được đưa vào UNCLOS 1982
 Tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định RGN trong UNCLOS
1982 và phù hợp với các kiến nghị của UB ranh giới TLĐ (CLCS) được
thành lập theo Phụ lục II UNCLOS 1982
 Xác định rõ tọa độ, thông báo các thông tin về các ranh giới ngoài của
TLĐ mở rộng cho CLCS:
 Phải thực hiện khi có điều kiện và trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong thời
hạn 10 năm kể từ khi:
 Công ước có hiệu lực với quốc gia này (Phụ lục II, Điều 4 UNCLOS)
 hoặc từ khi CLCS ban hành Hướng dẫn KHKT về ranh giới TLĐ (13/5/1999) theo quyết
định tại Hội nghị lần thứ 11 của quốc gia thành viên UNCLOS
 Đến thời hạn này, quốc gia phải thực hiện các lựa chọn:
 Trình hồ sơ cuối cùng về ranh giới ngoài TLĐ mở rộng ngoài 200hl cho CLCS (hồ sơ
toàn bộ hoặc một phần; hai hoặc nhiều quốc gia có thể trình chung một hồ sơ  Mục 4,
Phụ lục I Quy định thủ tục của CLCS;
 Hoặc Trình Tổng Thư ký CLCS các thông tin ban đầu về ranh giới ngoài TLĐ mở rộng
ngoài 200hl và bản mô tả tình hình chuẩn bị và ngày dự kiến trình hồ sơ cuối cùng cho
CLCS theo các yêu cầu tại Điều 76 UNCLOS và Quy định thủ tục và hướng dẫn KHKT
của CLCS
Nghĩa vụ của QGVB có TLĐ mở rộng
 Nếu quốc gia ven biển không tiến hành đúng thời hạn  được coi là từ
bỏ và không có yêu cầu đối với việc mở rộng TLĐ ra ngoài 200hl tính từ
ĐCS của mình  vùng TLĐ mở rộng đó có thể được ban cho quốc gia
đăng ký kịp thời hạn, hoặc có thể được cho là tài sản chung của nhân
loại.
 Sau khi nhận được hồ sơ của quốc gia ven biển, CLCS sẽ khuyến nghị
về ranh giới TLĐ mở rộng của nước này. Nếu quốc gia này vạch ranh
giới theo khuyến nghị đó thì ranh giới đó sẽ có tính chất ràng buộc về
mặt pháp lý (Điều 76.8 UNCLOS)
 Tính đến 16/8/2019: CLCS đưa ra kiến nghị cho 32/84 hồ sơ hồ sơ xác
định ranh giới ngoài được đệ trình
 Thời gian nhanh nhất để CLCS đưa ra kiến nghị: 3-4 năm >< Na Uy: 10
năm
 Trường hợp có tranh chấp: CLCS không thành lập tiểu ban xem xét hồ
sơ do quốc gia đệ trình
 Nghĩa vụ đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật về việc khai thác các tài
nguyên thiên nhiên không sinh vật của TLĐ mở rộng (Điều 82 UNCLOS)
 đóng góp cho ISA
TLĐ mở rộng có tranh chấp
 Trường hợp có tranh chấp về phân định TLĐ giữa các
nước đối diện hoặc tiếp liền hoặc có các tranh chấp về
lãnh thổ hoặc tranh chấp biển chưa được giải quyết  các
báo cáo vẫn có thể được xây dựng và sẽ được xem xét
trên cơ sở phù hợp với Phụ lục I của Bộ Thủ tục hoạt động
CLCS (Quy tắc số 46(1), Bộ Thủ tục hoạt động của CLCS) 
 Trường hợp tồn tại tranh chấp về lãnh thổ hoặc tranh chấp
biển  CLCS sẽ không xem xét và đánh giá báo cáo của
bất kỳ quốc gia nào liên quan tới tranh chấp đó.
 Tuy nhiên, CLCS có thể sẽ xem xét một hoặc một số báo
cáo về khu vực tranh chấp đó nếu tất cả các bên của tranh
chấp đồng ý trước như vậy.
 Điểm 5(a), Phụ lục I của Bộ Thủ tục
2. Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác

 Quyền tự do hàng hải ở vùng biển và tự do hàng


không ở vùng trời phía trên TLĐ của các quốc gia ven
biển
 Quyền đặt cáp và ống dẫn ngầm trên TLĐ của quốc
gia ven biển
 Nghĩa vụ thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến
đường đi của cáp và ống ngầm
 Nghĩa vụ chú ý thích đáng đến các ống dẫn hay
dây cáp ngầm đã được lắp đặt từ trước trên TLĐ,
đặc biệt là đảm bảo không gây khó khăn cho việc
bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết (điều 79, khoản
3 và 5).
III. THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

Tuyên bố ngày 12/5/1977 Luật biển VN 2012

• Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới • Là vùng đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển thuộc phần kéo dài tự đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh
nhiên của lục địa VN mở rộng ra hải VN, trên toàn bộ phần kéo dài tự
ngoài lãnh hải VN cho đến bờ ngoài nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo
của rìa lục địa; và quần đảo của VN cho đến mép
• nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa ngoài của rìa lục địa.
cách ĐCS dùng để tính chiều rộng • Trong trường hợp mép ngoài của
lãnh hải VN không đến 200 hải lý thì rìa lục địa này cách ĐCS chưa đủ
thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó
hải lý kể từ ĐCS đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ
ĐCS.
•Trong trường hợp mép ngoài của
rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý
tính từ ĐCS thì thềm lục địa nơi đó
được kéo dài không quá 350 hải lý
tính từ ĐCS hoặc không quá 100 hải
lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m.
III. THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Luật Biển 2012  TLĐ VN được xác định theo đúng tiêu
chuẩn của Điều 76 Công ước 1982  VN có vùng TLĐ chồng
lấn với hầu hết các nước láng giềng:
 Với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ  Hiệp định phân định
vịnh Bắc Bộ 2000
 Với Indonesia ở phía Nam  Hiệp định phân định năm 2003
 Với Malaysia, Thái Lan và Campuchia trong vịnh Thái Lan 
Hiệp định phân định các vùng biển VN-TL 1997 (là hiệp định
phân định biển đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan)
Phía ngoài bờ biển Nam Trung Bộ (khu vực Tư Chính), TLĐ
mở rộng hơn 200 hải lý
III. THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
 Quy chế pháp lý của TLĐ VN: Điều 18 Luật biển 2012
 Quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên.
 Quyền chủ quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt
động thăm dò TLĐ hoặc khai thác tài nguyên của TLĐ nếu không có sự đồng ý
của chính phủ VN.
 Quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm
bất kỳ mục đích nào ở TLĐ.
 Tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp
pháp khác của các quốc gia khác ở TLĐ VN theo quy định của Luật này và các
ĐƯQT mà VN là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của VN.
 Việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ
quan NN có thẩm quyền của Vn
 Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, NCKH, lắp đặt thiết bị và công trình ở TLĐ của VN trên cơ sở ĐƯQT
mà VN là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật VN hoặc
được phép của Chính phủ VN.
 Các hoạt động cấm trong vùng ĐQKT và TLĐ VN: Điều 37 Luật biển
2012)
TLĐ mở rộng VN - Malaysia
 06/5/2009: VN - Malaysia nộp Báo cáo chung về khu vực
TLĐ phía Nam:
 Thống nhất một “Khu vực xác định” (Defined Area) là khu vực được cho
là thềm lục địa ngoài 200 hải lý của hai nước
 Ghi nhận việc tồn tại tranh chấp liên quan đến phân định thềm lục địa tại
“Khu vực xác định”
 Khẳng định các tranh chấp này không ảnh hưởng tới việc CLCS xem xét
Báo cáo chung căn cứ vào Điều 76(10) của UNCLOS và các quy định khác
có liên quan tại UNCLOS và Bộ Thủ tục hoạt động của CLCS
 đề nghị CLCS xem xét Báo cáo chung và đưa ra khuyến nghị để hai nước
có thể xác định chính xác ranh giới của “Khu vực xác định”, phù hợp với
quy định của UNCLOS.
  Vận dụng vận dụng điểm 5(a), Phụ lục I, Bộ Thủ tục hoạt
động của CLCS và tiếp thu kinh nghiệm của một số nước về việc
cùng xác nhận sự tồn tại tranh chấp liên quan đến phân định TLĐ
ngoài 200hl nhưng đồng thuận để CLCS xem xét báo cáo.
TLĐ mở rộng VN - Malaysia
TLĐ mở rộng VN - Malaysia
 07/5/2009: VN nộp tiếp Báo cáo riêng khu vực TLĐ phía
Bắc
 07/5/2009: Trung Quốc gửi công hàm phản đối đến TTK
LHQ:
 Thông báo về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo
tại Biển Đông và vùng nước phụ cận tại các đảo này; yêu sách quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan, đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển tương ứng của các vùng biển này.
 Cho rằng Báo cáo chung VN – Malaysia đã xâm phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ tại Biển Đông.
 đề nghị CLCS không xem xét Báo cáo chung này (căn cứ quy định
tại Điều 5(a), Phụ lục I, Bộ Thủ tục hoạt động của CLCS)
 Đính kèm bản đồ thể hiện “đường 9 đoạn” nhưng không giải
thích về yêu sách của mình tại bản đồ này.  Lần đầu tiên
đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” / “đường lưỡi bò”
TLĐ mở rộng VN - Malaysia
 08/5/2009: VN gửi Công hàm phản đối Công hàm của Trung
Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ yêu sách “đường "chín đoạn”
 04/8/2009: Philippines gửi Công hàm phản đối Báo cáo chung
VN - Malaysia:
 “Khu vực xác định” chồng lấn với thềm lục địa ngoài 200 hải lý của
Philippines;
 Tranh chấp giữa Philippines và Malaysia liên quan đến chủ quyền
đối với một số đảo nằm trong “Khu vực xác định”, trong đó có đảo
Bắc Borneo.
 đề nghị CLCS không xem xét Báo cáo chung VN – Malaysia
cho đến khi các tranh chấp nêu trên được giải quyết.
 27/8/2009: VN và Malaysia phối hợp trình bày báo cáo chung tại
CLCS
 28/8/2009: VN trình bày báo cáo riêng TLĐ khu vực phía Bắc tại
CLCS
TLĐ mở rộng VN - Malaysia

 Báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia về TLĐ mở rộng


ngoài 200 hl vướng vào cả hai loại tranh chấp được nêu tại
Điều 46 và điểm 5(a), Phụ lục I, Bộ Thủ tục hoạt động của
CLCS, bao gồm:
 (i) Tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa Malaysia và
Philippines về chủ quyền đối với một số đảo nằm trong “Khu
vực xác định”;
 (ii) Tranh chấp về phân định giữa “Khu vực xác định” và thềm
lục địa ngoài 200 hải lý của Philippines bất chấp việc Philippines
chưa có nộp báo cáo của mình lên CLCS Báo cáo. 
 10/8 – 11/9/2009: phiên họp lần thứ 24 của CLCS  căn cứ
vào ý kiến phản đối của Philippines và Trung Quốc, CLCS đã
quyết định hoãn xem xét Báo cáo chung của Việt Nam và
Malaysia và Báo cáo riêng của VN
https://undocs.org/CLCS/64, đoạn 92 và 106
“Cuộc chiến Công hàm 2.0”

 12/12/2019: Malaysia nộp Báo cáo xác định ranh giới


TLĐ mở rộng ở phía Bắc
 12/12/2019: Trung Quốc gửi Công hàm CML/14/2019
đến TTK LHQ phản bác Báo cáo này của Malaysia, cho
rằng:
 (i) Trung Quốc có chủ quyền đối với bốn nhóm đảo là
Hoàng Sa, Trường Sa (của Việt Nam), Trung Sa, Đông
Sa (gọi chung là Nam Hải chư đảo);
 (ii) Trung Quốc có các vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa) từ các nhóm thực thể và
 (iii) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.
“Cuộc chiến Công hàm 2.0”
 06/3/2020: Philippines gửi lên TTK LHQ hai Công hàm:
 Công hàm số 000191-2020 phản đối Công hàm CML/14/2019 của
TQ  tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với
LPQT, trong đó có UNCLOS 1982
 Công hàm số 000192-2020 đưa ý kiến về Báo cáo TLĐ mở rộng
của Malaysia.
 23/3/2020: Trung Quốc gửi Công hàm CML/11/2020 lên TTK
LHQ để phản bác các Công hàm của Philippines.
 Yêu sách chủ quyền đối với Trường Sa (của Việt Nam), bãi
Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và các vùng biển
lân cận;
 Yêu sách quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng
biển liên quan cũng như vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển.
 Tiếp tục nhắc lại yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông
“Cuộc chiến Công hàm 2.0”

 30/3/2020: Việt Nam gửi Công hàm số 22/HC-2020


lên TTK LHQ để phản bác hai Công hàm
CML/14/2019 và CM/11/2020 của Trung Quốc.
 10/4/2020: Việt Nam gửi hai Công hàm số 24/HC-
2020 và 25/HC-2020 lên TTK LHQ lần lượt nêu ý kiến
về báo cáo của Malaysia và về các công hàm của
Philippines.
Công hàm số 22/HC-2020 của Việt Nam
Công hàm số 22/HC-2020 của Việt Nam
 Trình bày đầy đủ và có hệ thống về quan điểm của VN đối với 3
vấn đề quan trọng:
 (i) các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông;
 (ii) yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa;
 (iii) việc áp dụng công ước UNCLOS 1982 ở Biển Đông.
 Thể hiện lập trường nhất quán, rõ ràng và toàn diện của Việt Nam
trong vấn đề Biển Đông.
 kiên quyết khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán cùng các quyền lợi chính đáng khác của mình ở Biển
Đông.
 Chủ trương coi UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất
 Một lần nữa chứng minh trách nhiệm của mình trong việc
tuân thủ LPQT nói chung và UNCLOS 1982 nói riêng
 Góp phần đảm bảo trật tự pháp lý trên Biển Đông.
“Cuộc chiến Công hàm 2.0”

 17/4/2020: Trung Quốc gửi Công hàm số CML/42/2020 phản bác


lại công hàm của Việt Nam.
 01/6/2020: Mỹ gửi Công thư thể hiện lập trường của Mỹ đối với
Công hàm của Trung Quốc ngày 12/12/2019 về việc Malaysia
mở rộng thềm lục địa.
 23/7/2020: Australia gửi Công hàm bác bỏ các yêu sách phi lý
của TQ ở Biển Đông
 29/7/2020: Malaysia gửi Công hàm phản bác Trung Quốc
 07/8/2020: Trung Quốc gửi Công hàm phản bác
 16/9/2020: Anh – Pháp – Đức gửi Công hàm
 19/1/2021: Nhật Bản gửi Công hàm
 11/7/2021: Canada ra tuyên bố về phán quyết vụ kiện Biển Đông
 3/8/2021: New Zealand gửi Công hàm
Công thư của Mỹ
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/my-buoc-vao-cuoc-chien-trao-doi-
cong-ham-o-bien-dong-648849.html
https://plo.vn/quoc-te/cong-thu-my-phan-doi-trung-quoc-o-bien-dong-7-diem-
quan-trong-916651.html

http://hoiluatquocte.org.vn/post/my-trung-tai-hien-cuoc-tranh-luan-bien-dong-dong
-hay-mo?fbclid=IwAR368hxC4y7F_KVvSTGzRGr8zym1crhWkVRf1uYVtvjwsD71
hXJm8H4XiJw

https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/cuoc-dau-khau-my-trung-ve-thuon
g-ton-phap-luat-bien-dong-658364.html?fbclid=IwAR0ggazAz3oC6QLYsKXcxh_r
BX5qA-IKvZz02u39mt-tlB4KRzNdS2dAbdI

https://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mys_12_12_2019/2020
_07_23_AUS_NV_UN_001_OLA-2020-00373.pdf?fbclid=IwAR2loGc97_PuchRq
HxFc30oE0zixUSPFzd7U55TOf73mTkc1Zj1wRY7QFQU
Công hàm của Malaysia, Australia, Anh – Pháp – Đức
•https://tuoitre.vn/malaysia-gui-cong-ham-len-lien-hiep-quoc-bac-cong-ham-cua-
trung-quoc-20200801101554478.htm

•https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/cong-ham-chung-phap-anh-duc-
va-cuoc-chien-phap-ly-tren-bien-dong-674593.html
•https://dskbd.org/2020/09/17/phap-duc-anh-gui-cong-ham-chung-toi-lien-hop-
quoc-bay-to-lap-truong-cua-ba-nuoc-ve-bien-dong/?fbclid=IwAR3v5tWXyS--
dtVvpsTVzymgLlpEW5oqsjECZY7cbXhvv8f0HIWJ9vtKLTA
Malaysia
Australia
Trung Quốc
Anh – Pháp – Đức
Nhật Bản
Tham khảo
 https://biengioihaidao.wordpress.com/2012/08/29/them-luc-dia-mo-rong
-va-hoang-sa-truong-sa/
 https://soha.vn/gian-nan-hanh-trinh-xac-dinh-ranh-gioi-ngoai-them-luc-di
a-cua-viet-nam-truoc-su-can-pha-cua-tq-20190802121007625.htm?fbclid
=IwAR0us2t0on2yPuZ92BtZ799ITe6OFN_O_-yS7zHZohnxwbqRdNYcKthfS
OU
 https://www.bgr.bund.de/EN/Themen/Zusammenarbeit/TechnZusamme
narb/UNCLOS/UNCLOS_Article76/UNCLOS_Article76_node_en.html
 https://thediplomat.com/2019/12/malaysias-new-game-in-the-south-
china-sea/ (Malaysia’s submission 2019)
 https://tuoitre.vn/3-nuoc-asean-dong-long-trung-quoc-don-doc-
20200409100030465.htm?fbclid=IwAR0tVMVhqLdnBgrkns5mHD-
QpTAH2sbENFCh60V2VxBD9wjs_oYhUIuoZM0
 https://iuscogens-vie.org/2019/04/28/133/
 http://nghiencuuquocte.org/2020/04/24/phan-tich-cong-ham-viet-nam-
gui-tong-thu-ky-lhq-ngay-30-03-2020/
 https://thediplomat.com/2020/08/south-china-sea-the-battle-of-the-
diplomatic-notes-continues/?
fbclid=IwAR0grt9pPt4GBhvnGAtiiqpdMOyVhwTRPj816R5IXRQMMDnfUd0
Nguyễn Hồng Thao, Cuộc chiến pháp lý về
thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, Tạp chí
Luật học, số 5/2020

You might also like