You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT BIỂN

CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN


GIẢNG VIÊN: TH.S HÀ THỊ HẠNH
DANH SÁCH NHÓM (nhóm 05)
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Hải Minh 2253801011153
2 Thái Gia Minh 2253801011154
3 Đỗ Hà My 2253801011156
4 Huỳnh Ngọc Hạ My 2253801011157
5 Lê Thị Trà My 2253801011158
6 Nguyễn Diệu My 2253801011159
7 Trần Thị Diễm My 2253801011160
8 Võ Nguyễn Huyền My 2253801011161
9 Trần Vũ Ái Mỹ 2253801011162
10 Đặng Phương Nam 2253801011163
11 Lê Thị Hoài Nam 2253801011164
12 Nguyễn Kiều Thuý Nga 2253801011165

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2023.


MỤC LỤC:
CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển.
1. Khái niệm và các nguyên tắc phân định biển..................................................1
2. Phân định lãnh hải.............................................................................................1
3. Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa..................................................2
4. Quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế khác gì quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải?..................................................................................3
5. Tại sao cần phân định biển?..............................................................................4
6. Trong phân định biển các quốc gia có nguyên tắc cơ bản nào?.....................4
7. Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước................................5
8. Việt Nam cần phân định biên giới biển với nước nào và ranh giới biển với
nước nào?...................................................................................................................5
II. Tranh chấp, giải quyết tranh chấp trên biển.
1. Khái niệm tranh chấp trên biển........................................................................6
2. Đặc điểm của tranh chấp trên biển...................................................................6
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982..........................................6
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển mà các bên giải quyết tranh chấp
viện dẫn......................................................................................................................7
5. Giả sử tàu quốc gia A (dân sự dùng trong thương mại) hoạt động vùng
lãnh thổ của quốc gia B, thủy thủ A ẩu đả với B, theo em quốc gia B có quyền
tài phán quốc gia A lĩnh vực thương mại không, tại sao?.....................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển.
1. Khái niệm và các nguyên tắc phân định biển.
- Khái niệm:
Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng biển giữa
các quốc gia hữu quan. Phân định biển gồm phân định lãnh hải và phân định đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa (đặt ra giữa các quốc gia có sự chồng lấn các vùng biển
này). Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có
biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
- Nguyên tắc:
 Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề
hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá
đường trung tuyến, trừ khi có thỏa thuận ngược lại.
 Đối với hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Điều
74 và 83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối
diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng pháp luật
quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế, để đi tới một
giải pháp công bằng.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận và
nguyên tắc công bằng.
2. Phân định lãnh hải.
Biên giới quốc gia trên biển được xác định trong hai trường hợp:
a. Trường hợp thứ nhất: Khi quốc gia có toàn bộ hoặc một phần bờ biển đối diện
hoặc bờ biển liền kề nhau.
Trong trường hợp này, các quốc gia liên quan sẽ thỏa thuận xác định biên giới
thông qua việc ký kết hiệp định phân định biên giới trên biển. Thông thường, đường
biên giới khi hai quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau được xác định là đường trung
tuyến hoặc đường cách đều (gọi chung là đường trung tuyến cách đều) để phân định
ranh giới vùng nội thủy, lãnh hải giữa hai quốc gia nếu các quốc gia không có thỏa
thuận khác (Điều 15 UNCLOS 1982).
Như vậy, để phân định lãnh hải nguyên tắc trung tuyến cách đều chiếm ưu thế,
bởi các lý do sau:
- Do tính chất đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học của nó. Đường cách đều bao
giờ cũng cho phép hình dung và vạch ngay được trên thực tế một con đường
phân định.
- Về nguyên tắc chung, phân định chủ yếu dựa trên các yếu tố địa lý. Xuất phát
từ danh nghĩa khoảng cách, đường cách đều là một phương pháp tự nhiên nhất
bởi vì “Prima Facie” (ngay từ đầu) nó đã cho phép một sự phân chia ngang
bằng.
- Đường cách đều trong phần lớn các trường hợp phân định đều cho một kết quả
công bằng.1
b. Trường hợp thứ hai: Quốc gia ven biển đơn phương hoạch định biên giới trên
biển trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần bờ biển của quốc gia này không
đối diện hoặc tiếp giáp với bất kỳ quốc gia nào.
Trong trường hợp này, xác định biên giới quốc gia trên biển là nhằm phân định
nội thủy, lãnh hải thuộc chủ quyền quốc gia với các vùng quốc gia có quyền chủ
quyền trên biển.
Tuy nhiên, quốc gia ven biển phải tuân thủ các nguyên tắc chung của luật biển
quốc tế. Sau khi đã xác định được đường cơ sở và chiều rộng lãnh hải, công bố chính
thức, công khai trên hải đồ tỷ lệ lớn, đường biên giới quốc gia trên biển chính là ranh
giới phía ngoài của lãnh hải.2
3. Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
- Vùng đặc quyền kinh tế:
Điều 57 UNCLOS 1982 nêu rõ Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200
hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là
một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của
mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật Biển 1982 quy định:
 Đối với các quốc gia ven biển: Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về
việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh
vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất
dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng
này vì mục đích kinh tế.
 Đối với các quốc gia khác: Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không,
được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, được tự do sử dụng biển vào các
mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế. Tuy nhiên, mọi tổ chức, cá nhân

1
Nguyễn Hồng Thao (Chủ biên), Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia 2008, tr.109.
2
Trần Thăng Long, Lê Minh Nhựt (Đồng chủ biên), Công pháp quốc tế (Luật Quốc tế), hệ thống kiến thức cơ
bản, câu hỏi lý thuyết, nhận định, bài tập và hệ thống văn bản pháp luật, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh 2021, tr.114 - 115.
nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự
xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
- Thềm lục địa:
Khoản 1 và khoản 5 Điều 76 UNCLOS 1982 có quy định về thềm lục địa, theo
đó thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia
này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở
khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.
Tuy nhiên, bề rộng tối đa của Thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa,
không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ Đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải
lý bên ngoài đường thẳng sâu 2 500m. Như vậy, Thềm lục địa cách đường cơ sở từ
200 đến tối đa là 350 hải lý tùy theo nền của lục địa.
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt
thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh vật
như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của
quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không
có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho
phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc
gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế
độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các
quyền tự do của các quốc gia khác.
Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc
gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công
ước. Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu
khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tất cả các
quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa.
Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến
đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.
Như vậy đối với những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên
nhiên. Mọi hành động thăm dò và khai thác của quốc gia khác mà không được sự
đồng ý và thỏa thuận của Việt Nam là xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam.
4. Quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế khác gì quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải?
Sự khác nhau thể hiện như sau:
Quyền tự do hàng hải trong vùng đặc Quyền đi qua không gây hại trong
quyền kinh tế. lãnh hải.
Được quy định tại Điều 58 và Điều Được quy định từ Điều 17 đến Điều
87 UNCLOS 1982. 32 UNCLOS 1982.
Tàu thuyền trên vùng đặc quyền kinh Tàu thuyền trên lãnh hải phải chịu sự
tế không bị ràng buộc bởi các quy tắc ràng buộc bởi các nguyên tắc của quốc
hàng hải nào của quốc gia ven biển chỉ gia ven biển. Phải đi qua liên tục không
bị ràng buộc các quy tắc hàng hải chung được dừng lại có hành động bất hợp
của luật hàng hải quốc tế. pháp như đánh bắt cá hay thăm dò
nghiên cứu, những hành động không
trực tiếp liên quan đi lại cũng được coi là
gây hại.

5. Tại sao cần phân định biển?


Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng biển giữa
các Quốc gia hữu quan. Cần phải phân định biển, bởi vì nhằm loại trừ xung đột chính
trị và vũ trang giữa các quốc gia có các vùng biển chồng lấn, đồng thời góp phần loại
trừ những nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh khu vực quốc tế. Bởi lẽ, các tranh chấp
trên biển, đặc biệt là tranh chấp các vùng nội thủy, lãnh hải chính là tranh chấp về lãnh
thổ, biên giới trên biển.
Tranh chấp các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là tranh chấp các vùng
biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa các quốc gia láng giềng. Mặt
khác, phân định biển sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các quốc gia thực hiện chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển mà được pháp luật quốc
tế công nhận, là bảo đảm cơ bản nhất để các quốc gia thăm dò, quản lý, khai thác, bảo
vệ, bảo tồn, tài nguyên biển một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là tài nguyên thủy sản,
tài nguyên nước, tài nguyên gió và hải lưu, chính vì vậy cần phải phân định biển.
6. Trong phân định biển các quốc gia có nguyên tắc cơ bản nào?
Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có
biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, Điều 15 của Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 quy định: Khi hai quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện
nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến, trừ
khi có thỏa thuận ngược lại.
Đối với hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Điều 74 và
83 của Công ước 1982 quy định: Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện
bằng con đường thỏa thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở điều 38
của Quy chế Tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản trong phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận và
nguyên tắc công bằng.
7. Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước.
Với chủ trương nhất quán thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp, bất đồng trên biển, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả
Công ước Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước
láng giềng, trong đó luôn đề cao nguyên tắc công bằng để tìm ra giải pháp hợp lý, cụ
thể là: Việt Nam đã phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan
bằng việc ký hiệp định về ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ngày
9/8/1997. Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc
Bộ với Trung Quốc ngày 25/12/2000; đã phân định thềm lục địa với Indonesia
26/6/2003. Ngoài ra Việt Nam còn thỏa thuận khai thác chung thềm lục địa chồng lấn
với Malaysia 1992. Bên cạnh đó thì còn có những vùng biển và thềm lục địa chồng
lấn chưa được phân định giữa Việt Nam với các nước khác như: chồng lấn vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam với Trung Quốc ở phía ngoài cửa Nam
của Vịnh Bắc Bộ, chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia, Malaysia, Philipin,
cũng như phân định biên giới biển và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Campuchia.
8. Việt Nam cần phân định biên giới biển với nước nào và ranh giới biển với
nước nào?
- Phân định biên giới trên biển:
 Trung Quốc: Ngày 25/12/2000, hai nước đã ký Hiệp định phân định lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam - Trung Quốc
trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ.
 Campuchia: Hai bên đã ký Hiệp định Hữu nghị và Biên giới Việt Nam -
Campuchia năm 1979, nhưng trên thực tế, vẫn còn một số bất đồng về
đường biên giới biển, đặc biệt là ở khu vực biên giới phía Tây Nam.
 Thái Lan: Hai bên đã ký Hiệp định Hữu nghị và Biên giới Việt Nam - Thái
Lan năm 1977, nhưng trên thực tế, vẫn còn một số bất đồng về đường biên
giới biển, đặc biệt là ở khu vực biên giới phía Nam.
- Phân định ranh giới trên biển:
 Trung Quốc: Ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm vùng
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hiện nay, hai bên đã phân
định xong vùng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định phân định lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn bất đồng về ranh
giới biển ở Biển Đông.
 Malaysia: Ranh giới biển giữa Việt Nam và Malaysia bao gồm vùng lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hai bên đã đạt được thỏa thuận
phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông năm 2003.
 Indonesia: Ranh giới biển giữa Việt Nam và Indonesia bao gồm vùng lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hai bên đã đạt được thỏa thuận
phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông năm 2009.
 Philippines: Ranh giới biển giữa Việt Nam và Philippines bao gồm vùng
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hai bên đã đạt được thỏa
thuận phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông năm
2016.

II. Tranh chấp, giải quyết tranh chấp trên biển.


1. Khái niệm tranh chấp trên biển.
Tranh chấp trên biển là những đòi hỏi đối lập nhau về yêu sách, quyền, nghĩa vụ
giữa các quốc gia liên quan đến biển. (Tranh chấp về biển là những mâu thuẫn xung
đột bất đồng phát sinh giữa các quốc gia liên quan đến quyền và lợi ích trong quá trình
phân định biển, ranh giới trên biển, các lợi ích khai thác từ biển).
2. Đặc điểm của tranh chấp trên biển.
Địa bàn tranh chấp: Biển là một vùng rộng lớn, với nhiều đặc điểm địa lý phức
tạp, bao gồm các đảo, quần đảo, rạn san hô, và các vùng biển khác nhau. Điều này dẫn
đến sự chồng lấn về chủ quyền, quyền tài phán, và lợi ích kinh tế, tài nguyên biển giữa
các quốc gia.
Tính phức tạp của tranh chấp: Tranh chấp trên biển thường liên quan đến nhiều
vấn đề khác nhau, bao gồm lịch sử, địa lý, pháp lý, và kinh tế. Điều này khiến cho
việc giải quyết tranh chấp trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Tính nhạy cảm của tranh chấp: Tranh chấp trên biển thường liên quan đến các
lợi ích quốc gia quan trọng, bao gồm an ninh, kinh tế, và môi trường. Do đó, các bên
tranh chấp thường có những lập trường cứng rắn, khiến cho việc giải quyết tranh chấp
trở nên khó khăn hơn.
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982.
a. Các quy định chung về giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Cơ sở pháp lý: Phần thứ XV và các phụ lục V, VI, VII và VIII của UNCLOS
1982.
b. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thủ tục ngoại giao.
Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục ngoại giao có 2 hình thức là đàm phán trực
tiếp và thông qua bên thứ ba.
- Đối với đàm phán trực tiếp:
Khái niệm: Đàm phán trực tiếp là sự trao đổi, thỏa thuận, thương lượng trực tiếp
giữa các bên tranh chấp để giải quyết tranh chấp.
Ưu điểm của biện pháp này là các bên được bày tỏ quan điểm, yêu sách trực tiếp
để thấu hiểu lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, bất đồng, hiểu nhầm. Phương pháp này
cũng giúp các bên hữu quan được tự do thỏa thuận thể thức, thủ tục, thời gian trong
suốt quá trình đàm phán.
Tuy nhiên, thủ tục này khó thành công khi các bên tranh chấp thường căng thẳng,
chỉ trích lẫn nhau và luôn đặt lợi ích của quốc gia mình lên trên dẫn đến khó dung
hòa.
- Đối với đàm phán thông qua bên thứ ba:
 Phương pháp điều tra.
 Phương pháp trung gian.
 Phương pháp hòa giải.
c. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thủ tục tài phán
Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng cơ chế tài phán quốc tế bao gồm giải quyết
tranh chấp quốc tế bằng tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế. Tòa trọng tài có nhiều
điểm chung với tòa án thường trực, như về nguyên tắc việc giải quyết tranh chấp tại
trọng tài hay tài phán quốc tế được thực hiện dựa trên cơ sở luật quốc tế.
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển mà các bên giải quyết tranh chấp
viện dẫn.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển mà các bên giải quyết tranh chấp
thường viện dẫn bao gồm:
- Nguyên tắc hòa bình: Đây là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong giải
quyết tranh chấp quốc tế, bao gồm cả tranh chấp về biển. Theo nguyên tắc này,
các bên tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình,
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng
của nhau.
- Nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế: Các bên tranh chấp có nghĩa vụ giải
quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).
- Nguyên tắc thiện chí: Các bên tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp
một cách thiện chí, chân thành và nỗ lực hết sức để tìm kiếm giải pháp thỏa
đáng cho cả hai bên.
- Nguyên tắc hợp tác: Các bên tranh chấp có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong
quá trình giải quyết tranh chấp, nhằm đạt được mục tiêu giải quyết tranh chấp
một cách hiệu quả và bền vững.
5. Giả sử tàu quốc gia A (dân sự dùng trong thương mại) hoạt động vùng
lãnh thổ của quốc gia B, thủy thủ A ẩu đả với B, theo em quốc gia B có
quyền tài phán quốc gia A lĩnh vực thương mại không, tại sao?
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), quốc gia ven
biển có quyền tài phán đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng lãnh
hải của mình, bao gồm:
- Quyền kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm luật pháp và quy định của quốc
gia ven biển.
- Quyền tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng.
- Quyền cấp phép nhập cảnh, lưu trú và xuất cảnh cho thuyền viên và hành
khách nước ngoài.
Trong trường hợp này, tàu quốc gia A đang hoạt động trong vùng lãnh hải của
quốc gia B. Do đó, quốc gia B có quyền kiểm soát và xử lý hành vi ẩu đả của thủy thủ
A. Tuy nhiên, quyền tài phán này chỉ giới hạn trong lĩnh vực an ninh quốc gia và trật
tự công cộng. Quốc gia B không có quyền tài phán quốc gia A trong lĩnh vực thương
mại. Cụ thể, quốc gia B có thể tiến hành các biện pháp sau để xử lý hành vi ẩu đả của
thủy thủ A:
- Bắt giữ thủy thủ A và tàu quốc gia A.
- Tiến hành điều tra vụ việc.

- Xử phạt thủy thủ A theo quy định của pháp luật quốc gia B.

- Tuy nhiên, quốc gia B không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người
bị thương trong vụ ẩu đả từ quốc gia A. Quốc gia A chỉ có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người bị thương theo quy định của pháp luật quốc gia A.
Nếu vụ ẩu đả dẫn đến thiệt hại về tài sản, quốc gia B có thể yêu cầu quốc gia A
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc bồi thường này sẽ được giải quyết thông
qua con đường ngoại giao hoặc trọng tài quốc tế. Về nguyên tắc, quốc gia ven
biển không có quyền can thiệp vào hoạt động thương mại của tàu thuyền nước
ngoài hoạt động trong vùng lãnh hải của mình. Chỉ trong trường hợp tàu thuyền
nước ngoài vi phạm pháp luật và quy định của quốc gia ven biển, hoặc gây ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự công cộng, quốc gia ven biển mới có thể
tiến hành các biện pháp kiểm soát và xử lý.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật.
1. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
B. Tài liệu tham khảo.
1. Nguyễn Hồng Thao (Chủ biên), Công ước biển 1982 và chiến lược biển
của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia 2008, tr.109.
2. Trần Thăng Long, Lê Minh Nhựt (Đồng chủ biên), Công pháp quốc tế
(Luật Quốc tế), hệ thống kiến thức cơ bản, câu hỏi lý thuyết, nhận định, bài
tập và hệ thống văn bản pháp luật, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh 2021, tr.114 - 115.

You might also like