You are on page 1of 5

Nhóm mình nhớ đọc kĩ các phần mình đã bôi, đây là nội dung căn bản chủ yếu

cần
phải học, chủ yếu là mình tổng hợp từ bài cô giảng với giáo trình khuyến khích các
bạn tìm hiểu sâu hơn để đọc nha
A, KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

1, Khái niệm:

Luật biển QT là 1 ngành luật độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm tổng thể các
nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế do các chủ thể của LQT thỏa thuận trên cơ sở tự
nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT trong
quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển.

Đối tượng điều chỉnh của luật Biển QT: chính là các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia
và các chủ thể khác nhằm quản trị, khai thác sử dụng biển và đại dương vì mục đích hòa
bình, chủ yếu là các quan hệ phát sinh trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền, gìn
giữ môi trường biển….

Quan hệ giữa luật biển QT và luật hàng không dân dụng QT: có chức năng điều chỉnh chế
độ pháp lý của 2 bộ phận lãnh thổ khác nhau và xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng
biển là một trong những căn cứ để xác định vùng trời trên các vùng biển tương ứng. (tìm
hiểu thêm trong Luật biển trang 24-25)

2, Nguồn của luật Biển QT

Bao gồm các điều ước Qt và tập quán Qt về biển ngoài ra còn có các học thuyết và thực
tiễn giải quyết…

 Điều ước quốc tế: được chia thành 2 loại nguồn: Nguồn cổ điển và nguồn hiện đại.
Nguồn cổ điển là các điều ước qt được kí kết từ thời cổ đại. Đối với nguồn hiện
đại của Luật Biển QT, từ khi LHQ ra đời hđ pháp điển hóa luật biển trở thành
những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, một số DDUwQT về biển có nội dung
hiện đại đã lần lượt được đàm phán và thông qua khuôn khổ LHQ và UNCLOS
1982 được coi là nguồn luật DUQT quan trọng nhất và nó luôn được cộng đồng
quốc tế sửa đổi, bổ sung và phát triển theo hướng hoàn thiện hơn.
 Tập quán quốc tế: Là nguồn chủ yếu của LQT nói chung và Luật Biển QT nói
riêng và đây cũng là loại nguồn quan trọng để hình thành và phát triển LQT. Tập
quán QT được hình thành từ các hành vi xử sự lặp đi lặp lại thống nhất, ổn định
của các quốc gia trong khu vực và dần được thừa nhận rộng rãi hơn
 Các phương tiện bổ trợ nguồn: Các hành vi đoen phương của quốc gia, phán quyết
của các cơ quan tài phán quốc tế, nghị quyết … cũng là những phương tiện bỗ trợ
đóng vai trò hình thành các qpplqt

3, Các nguyên tắc của Luật Biển QT (đọc kĩ các nguyên tắc nhé mn quan trọng 3 cái đầu)

 Nguyên tắc đất thống trị biển (lãnh thổ trên bộ quyết định lãnh thổ biển)
 Việc xác định quyền đối với các vùng biển xuất phát từ chủ quyền vùng đất
của mỗi quốc gia
 Nội dung ngtac: Chỉ có quốc gia nào có lãnh thổ trên đất liền tiếp giáp với
biển mới có quyền thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền của mình (nội
thủy và lãnh hãi) và các vùng biển chủ quyền thuộc chủ quyền, quyền tài
phán của mình (vùng tiếp giáp lãnh hãi, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa)
 Lãnh thổ đất liền là cơ sở để xác định các vùng biển của quốc gia và từ đỗ
quốc gia xác định, duy trì chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của quốc gia đối với các vùng biển

Nếu 1 qg không có đất liền tiếp giáp với biển, không có các đảo và quần đảo thì quốc gia
đó không thể có các vùng biển thuộc chủ quyền.. mà chỉ được hưởng một số quyền ở biển
và đại dương như quyền quá cảnh ra biển, quyền đát bắt cá dư trong vùng đặc quyền kt
của các qg trong cùng khu vực

 Nguyên tắc tự do biển cả

Nguyên tắc này đc ghi nhận và khẳng định là ngtac cơ bản của luật biển QT hiện đại
trong UNCLOS 1982 điều 87 quy định để các quốc gia thực hiện quyền tự do biển cả
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây ống
dẫn ngầm … được pl cho phéo

Khi thực hiện ngtac này các quốc gia phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên
biển qt của quốc gia khác. Ngtac này là cơ sở pháp lý xác định và thiết lập chế độ pháp lý
ở mỗi vùng biển khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh pháp lý, giải
quyết đối với hđ khai thác tài nguyên thiên nhiên, còn là cơ sở thiết lập chế độ bay tự do
trên biển cả và eo biển qt theo quy chế pháp lý của không phận qt

 Nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển

Tất cả mọi quốc gia trên thế giới kể cả có biển hay không có biển đều phải có nghĩa
vụ bảo vệ và giũ gìn môi trường biển. Ngtac này thể hiện mqh sử dụng và bảo tồn
trong khai thác môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng..
 Nguyên tắc công bằng:

Bảo đảm sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia và các quan hệ liên
quan đến biển

 Nguyên tắc Vùng (đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại

Đáy đại dương và tài nguyên thiên nhiên ở đó là di sản chung của tất cả các quốc gia,
kh thuộc quyền sỡ hữu bất kì của 1 quốc gia hay tổ chức nào

 Nguyên tắc công bằng:

Thể hiện thông qua nhiều quy định của UNCLOS: công bằng giữa các quốc gia có
biển và không có biển, công bằng trong sử dụng biển quốc tế, công bằng trong quản lý
khai thác phân chia tài nguyên của Vùng, công bằng trong phân định biển giữa các
quốc gia

B, Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Quan trọng)

1,Nội thủy:

Cách xác định nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ
sở. (Cách xác định đường cơ sở phần sau)

Nội thủy là vùng nước biển nằm giữa bờ biển và đường cơ sở dùng để xác định chiều
rộng lãnh hải và các vùng biển khác của quốc gia ven biển. Nội thủy bao gồm nhiều bộ
phận, khu vực như vùng nước cảng biển, vũng đậu tàu, cửa sông, vịnh..

nội thủy thuộc chủ quyển hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển, chủ quyền này được thực
hiện cả ở phần nước nội thuỷ, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như vùng trời trên nội
thủy. Hầu hết các quốc gia đều quy định tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia
ven biển đều phải xin phép trước, trừ trường hợp tàu thuyền đó đang gặp tai nạn, rủi ro đe dọa
sự an toàn của chính phương tiện và những người có mặt trên phương tiện đó.

Phương pháp xác định đường cơ sở

* Khái niệm:
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là đường cơ sở.
Tuy nhiên, theo Luật biển Việt Nam 2012 và Công ước về Luật biển năm 1982, nội thủy
là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của
Việt Nam. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển,
được vạch ra theo đúng Công ước.
Căn cứ quy định nêu trên, có thể xác định đường cơ sở của Việt Nam là ranh giới phía
ngoài của nội thủy và là ranh giới phía trong của lãnh hải, chia nội thủy và lãnh hải thành
2 vùng nước có chế độ pháp lý khác nhau.
* Phương pháp xác định: (Điều 5, Điều 7, Điều 13, Điều 47 UNCLOS)
Theo UNCLOS có 2 phương pháp để xác định đường cơ sở là phương pháp đường cơ sở
thông thường (Điều 5) và đường cơ sở thẳng (Điều 7)
- Đường cơ sở thông thường: Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở
thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ
biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức
công nhận.
- Đường cơ sở thẳng:
+ Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát
ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm
thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
+ Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm
tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều
thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn
có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
(Các lưu ý về đường cơ sở thẳng: khoản 3, 4, 5, 6 Điều 7 UNCLOS)
Tuy nhiên ngoài ra còn có đường cơ sở quần đảo: Khi xác định đường cơ sở của quần đảo
hoặc quốc gia quần đảo, các quốc gia phải tuân thủ các điều kiện cụ thể theo quy định tại
khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 47 UNCLOS 1982.
Đường cơ sở thông Đường cơ sở thẳng Đường cơ sở quần
thường đảo
Cơ sở Điều 5 UNCLOS Điều 7 UNCLOS
Điều 46, 47
pháp Điều 3 CTS Điều 4 CTS
UNCLOS

Hoàn Đường bờ biển có địa Đường bờ biển bị khoét sâu Chỉ có thể áp dụng
cảnh hình, cấu trúc thông và lồi lõm; đường bờ biển có với quốc gia quần
áp thường, đơn giản, một chuỗi đảo nằm sát ngay đảo theo định nghĩa
dụng không có các đặc và chạy dọc theo bờ biển; tại Điều 46.
điểm gây khó khăn đường bờ biển cực kỳ không
cho việc vạch đường ổn định do có một châu thổ và
cơ sở thông thường. những đặc điểm tự nhiên
khác.
Cách “Là ngấn nước triều Các quốc gia ven biển sẽ lựa Lựa chọn các điểm
thức thấp nhất dọc theo bờ chọn các điểm cơ sở cơ sở tại những điểm
vạch biển, như được thể (basepoints) và nối các điểm ngoài cùng của
hiện trên các hải đồ cơ sở đó lại, tạo thành đường những đảo và bãi cạn
tỷ lệ lớn đã được cơ sở thẳng. xa nhất của quần đảo
quốc gia ven biển Khi vạch đường cơ sở thẳng, và nối các điểm cơ sở
chính thức công quốc gia ven biển phải tuân lại với nhau.
nhận” thủ bốn điều kiện được quy Đường cơ sở quần
định tại Điều 7 (3), (4), (5), đảo phải thỏa mãn
(6). các điều kiện tại Điều
47.

Vậy nên:

Đường cơ sở thông thường:

 áp dụng đối với quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm
ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp để thể hiện rỏ ràng
 Để xác định các quốc gia thường chọn thời điểm khi mực nước thủy triều xuống
thấp nhất dọc bờ biển và lựa các điểm, tọa độ thể hiện đường cơ sở
 Nhược điểm và hạn chế: khó áp dụng đối với các vùng biển có địa hình khúc
khuỷu, phức tạp. Vì xác định đường cơ sở do các quốc gia ven biển tuyên bố vì
vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng các quốc gia tuyên bố không đúng thực tế nhằm
mục đích mở rộng nội thủy quốc gia mình. Và áp dụng cách thức này các quốc gia
ven biển có vùng nội thủy rất hẹp

Đường cơ sở thẳng thì như trên đã trình bày

Quy chế pháp lý vùng nước nội thủy:

Vì nội thủy là vùng biển gắn với đất liền, là 1 bộ phận của lãnh thổ quốc gia, vì vậy quốc
gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy
biển, long đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.

 Tàu biển nước ngoài và chế độ hoạt động của tàu biển nước ngoài trong NT
Khái niệm tàu biển: Tàu biển có khái niệm rất rộng, theo công ước liên hợp quốc thì bất
cứ con tàu nào được sử dụng trong kinh doanh trên biển quốc tế để chuyên chở hàng hóa,
hành khách hay cả hàng hóa và hành khách.

You might also like