You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA ĐỊA LÍ

ĐỊA LÍ BIỂN ĐÔNG

BÀI TẬP CÁ NHÂN

TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN


BIỂN, ĐẢO TRÊN BIỂN ĐÔNG

Sinh viên: Trần Yến Nhi


Mã sinh 715603168
viên: K71CLC
Lớp: Nguyễn Tường Huy
Giảng viên:
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤ
C
I. Mở đầu....................................................................................................................2
II. Nội dung.................................................................................................................2
1. Công ước luật biển 1982, Tuyên bố DOC (2002), và các văn bản pháp lý về
biển, đảo của Việt Nam..................................................................................................2
1.1. Công ước luật biển 1982..............................................................................2
1.2. Tuyên bố DOC (2002)..................................................................................3
1.3. Các văn bản pháp lý về biển, đảo của Việt Nam..........................................3
2. Những tranh chấp chủ yếu trên Biển Đông.....................................................4
2.1. Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa...4
2.2. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc................................................5
2.3. Tranh chấp trong phân định ranh giới các vùng biển/thềm lục địa chồng
lấn.................................................................................................................................6
3. Các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển – đảo của Việt Nam...........................7
4. Chủ trương và chính sách của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh
chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông....................................................................9
III. Kết luận................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................11
I. Mở đầu
Với vùng biển rộng lớn, giàu có về nguồn lợi sinh vật biển và tiềm năng dầu khí to
lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, hơn nữa Biển Đông còn
là vùng biển có vị trí địa lý nhạy cảm, là “điểm nóng” của khu vực và thế giới về vấn đề
chính trị, quân sự và an ninh quốc phòng. Vì vậy, những mẫu thuẫn về việc tranh chấp
chủ quyền xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đứng trước những diễn biến căng thẳng
trên Biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những hành động cụ thể và những
giải pháp phù hợp để giảm đi sự căng thẳng ấy và đi tới một kết quả tốt đẹp nhất cho các
bên liên quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này tôi đã tiến hành thực hiện bài báo cáo với chủ
đề “Tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông”.
II. Nội dung
1. Công ước luật biển 1982, Tuyên bố DOC (2002), và các văn bản pháp lý về
biển, đảo của Việt Nam
1.1. Công ước luật biển 1982
Công ước về luật biển được coi như “Hiến pháp về biển và đại dương” bao gồm 17
phần, 320 điều và 9 phụ lục [10], quy định việc phân chia ranh giới của các vùng biển và
toàn bộ những quyền mà một một quốc gia ven biển có thể được hưởng về những vấn đề
liên quan đến biển: khai thác nguồn lợi từ biển, đại dương nhưng vẫn phải đảm bảo điều
khoản mà Công ước đã định sẵn.
Năm 1994, Việt Nam gia nhập Công ước về luật biển 1982 đã đánh dấu một chặng
đường mới cho quá trình khẳng định chủ quyền của quốc gia trên biển. Việc Việt Nam là
một thành viên tham gia Công ước đã chính thức hóa phạm vi các vùng biển, đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền của Việt Nam tại các vùng biển đó.
Qua đó, có thể khẳng định rằng Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 là một
“văn kiện quốc tế toàn diện về mọi mặt” (Hoàng Đức, Bài 10: Những nội dung chính, vai
trò và ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, báo Đồng Khởi, truy
cập ngày 23-10-2023 tại trang web https://baodongkhoi.vn/bai-10-nhung-noi-dung-chinh-
vai-tro-va-y-nghia-cua-cong-uoc-lien-hiep-quoc-ve-luat-bien-nam-1982-27102014-
a3800.html) và sự chung sức, đồng lòng cùng nhau đóng góp, chỉnh sửa các vấn đề liên
quan đến biển, chủ quyền của mỗi quốc gia ven biển và việc khai thác nguồn tài nguyên
từ biển để tạo nên một “luật” chung cho toàn nhân loại.

1
Việc ra đời của Công ước đã bước đầu đặt đặt ra cơ sở cho các quốc gia ven biển,
trong đó có Việt Nam để xác định các vùng biển bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đồng thời cũng đặt cơ sở cho các
quốc gia để xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển của
mình.
Vùng nội thủy (Internal Waters) theo điều 8 của Công ước quy định là toàn bộ
vùng nước tiếp giáp với bờ, nằm phía trong đường cơ sở. Được coi là bộ phận của đất liền
[1].
Vùng lãnh hải (Teritorial Sea) là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở, có chiều rộng
12 hải lý, môi hải lý rộng 1852m (theo luật biển năm 1982). Các quốc gia đều có chủ
quyền tại vùng lãnh hải nhưng các tàu thuyền của quốc gia khác vẫn được qua lại bình
thường và không xâm phạm chủ quyền ven biển [1].
Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) là vùng biển ở ngoài đường cơ sở nằm
giáp với vùng lãnh hải về phía biển. Chiều rộng của vùng là 12 hải lý. Các quốc gia ven
biển có quyền thi hành các biện pháp nhằm kiểm soát sự xâm phạm chủ quyền và các quy
định về hải quan, y tế, môi trường… [1].

2
Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) là vùng biển nằm ngoài lãnh
hải hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Theo điều 56 của Luật biển 1982, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các
hoạt động khai thác tài nguyên biển, quyền tài phán đối với việc lắp đặt, thăm dò, sử dụng
các thiết bị, nghiên cứu khoa học biển… Các quốc gia khác cũng có quyền tự do hàng hải,
hàng không trên biển nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về độc lập chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ [1].
Vùng thềm lục địa (Continental Shelf) là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
nằm ngoài lãnh hải kéo dài tới khoảng 200 hải lý. Tại điều 77 của Công ước về Luật biển
1982 quy định các quốc gia có chủ quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên tại vùng thềm lục địa của mình [1].
1.2. Tuyên bố DOC (2002)
Biển Đông là vùng biển nửa kín, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó
có các nước của khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, là con đường để các
nước trong khu vực giao lưu, trao đổi liên quan mật thiết đến lợi ích của từng dân tộc.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XX đã xảy ra một số tranh chấp trên Biển Đông, chủ yếu về vấn
đề chủ quyền quốc gia của các nước ven biển. Về sau, những tranh chấp ấy ngày càng trở
nên căng thẳng, đáng chú ý phải kể đến tranh chấp chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Đứng trước tình hình căng thẳng đó, vào tháng 7/2002, Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC)” nhằm kêu gọi các bên liên quan giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 [6].
Nội dung cơ bản gồm các cam kết về nguyên tắc ứng xử trong “Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”; các cam kết về việc tìm kiếm
phương cách xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác trong một số lĩnh vực ít nhạy
cảm [6].
1.3. Các văn bản pháp lý về biển, đảo của Việt Nam
Một số văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam phải kể đến như Luật Biên giới quốc
gia năm 2003, Luật Biển Việt Nam 2012, Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, một số
tuyên bố về chủ quyền biển – đảo của Việt Nam: Tuyên bố năm 1977 về các vùng biển,
Tuyên bố năm 1982 về phạm vi đường cơ sở và Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt
Nam. Tất cả các văn bản này đều có một mục đích chung là quy định về biên giới quốc
gia, ranh giới, phạm vi các vùng biển và khẳng định chủ quyền của đất nước trên vùng
biển, đặc biệt là trên hai quần đảo xa bờ. Đồng thời đưa ra một số mục tiêu phát triển kinh
tế biển trong tương lai gần và tầm nhìn về sự phát triển xa hơn.

3
Một số văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam phải kể đến như Luật Biên giới quốc
gia năm 2003 gồm 6 chương, 41 điều quy định về biên giới của quốc gia, khẳng định chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [3]. Luật Biển Việt Nam năm 2012 (Có
hiệu lực từ ngày 1/1/2013) gồm 7 chương, 55 điều quy định về “đường cơ sở, các vùng
biển của Việt Nam, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển;
quản lý và bảo vệ biển, đảo” [4]. Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 (có hiệu lực thi
hành từ 1/7/2019) gồm 8 chương, 41 điều quy định về “vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh
sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan” [2]. Và một
số Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977);
Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm
(1982)…
2. Những tranh chấp chủ yếu trên Biển Đông
2.1. Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
2.1.1. Đối với quần đảo Hoàng Sa
Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa
trong vòng hơn một thế kỉ, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra
quần đảo Hoàng Sa năm 1909. Năm 1956, lợi dụng lúc quân đội Pháp phải rút khỏi Đông
Dương theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp
tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng
nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa [11].
Năm 1974, lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân
đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền nam Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
đã huy động lực lượng xâm chiếm nhóm đảo phía Tây Hoàng Sa [11].
Tất cả mọi hành động xâm phạm chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
đều gặp phải sự phản đối, chống trả quyết liệt trên cả mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư
luận trong nước, quốc tế của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Giơ-ne-vơ
1954 là đại diện nắm quyền quản lý phần lãnh thổ phía nam Việt Nam.
2.1.2. Đối với quần đảo Trường Sa
Về phía Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp tại quần đảo này được gần một trăm
năm, mở đầu bằng việc gửi Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris cho Bộ Ngoại
giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc” [11]. Trong
khoảng thời gian 10 năm từ 1946 đến 1956, quân đội Trung Hoa Dân quốc và Đài Loan

4
đã lần lượt xâm chiếm và tái xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1988, Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa chiếm 6 vị trí phía tây bắc Trường Sa. Đến năm 1995, tiếp tục huy động lực
lượng đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía đông nam của đảo Trường Sa, kết quả
Trung Quốc chiếm tổng 7 vị trí tại quần đảo Trường Sa [11].
Về phía Philippines, sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố “quần đảo Trường Sa
phải thuộc về philippines vì nó ở gần Philippines” đã bắt đầu cho sự tranh chấp chủ quyền
đối với quần đảo Trường Sa của đất nước này. Từ 1971 đến 1973, chiếm đóng 5 đảo; từ
năm 1977-1978 chiếm thêm 2 đảo. Từ 1980 đến nay, Philippine đã chiếm đóng tổng cộng
9 đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa [11].
Về phía Malaysia, vào ngày 3/2/1971 Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn đã gửi Công
hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi “quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc
nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt
Nam Cộng hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không?” Vào ngày 20/4/1971, chính
quyền Việt Nam Cộng hòa đã trả lời lại rằng Việt Nam là nước duy nhất có chủ quyền về
mặt lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa, tất cả mọi hành động xâm phạm chủ quyền đều vi
phạm pháp luật quốc tế. Hiện nay, Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo, đá, bãi cạn trong quần
đảo Trường Sa [11].
2.2. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Yêu sách “đường lưỡi bò” theo cách người Trung Quốc thường gọi là “đường chín
đoạn” (cửu đoạn tuyến) hay “đường chữ U” được một tư nhân vẽ ra, sau đó đã xuất hiện
trên bản đồ của Trung Hoa Dân quốc vào năm 1948 [13] (Xem phụ lục 1). Ban đầu khi vẽ
nên đường yêu sách này gồm 11 đoạn bắt đầu từ vịnh Bắc Bộ (Việt Nam) đi xuống phía
nam, ăn sát vào ven bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Malaysia,
Indonesia, Bruney, Philippines, chiếm tới 80% diện tích của Biển Đông [8], đặc biệt hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo như bản đồ “đường lưỡi bò” đã hoàn toàn thuộc về
địa phận lãnh thổ Trung Quốc. Hành động này đã làm trái với những điều khoản đã được
quy định trong Công ước về Luật biển 1982 mà Trung Quốc cũng là thành viên và có
tham gia vào tổ chức này cũng như trái với tất cả các tư liệu lịch sử đã ghi chép về chủ
quyền tại hai quần đảo này chỉ thuộc về Việt Nam.
Đến ngày 7/5/2009, Trung Quốc cho lưu hành bản đồ “đường lưỡi bò” ở Biển
Đông tại Liên Hợp Quốc [14]. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã chính
thức công khai yêu sách “đường lưỡi bò” với toàn bộ cộng đồng quốc tế. Trước sự việc
này các quốc gia và dư luận quốc tế đã có những phản ứng dữ dội, tất cả đều phản đối
việc làm này của Trung Quốc. Lần lượt vào tháng 5/2009 (Việt Nam), tháng 7/2010
(Indonesia) và gần 1 năm sau vào tháng 4/2011 (Philippines) đã chính thức đệ lên Liên
hợp quốc Công hàm bày tỏ sự phản đối đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

5
tự mình vẽ ra. Các quốc gia khác trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản…) cùng nhiều nhà nghiên
cứu, học giả cũng bày tỏ quan điểm lên án, phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc [13].
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, học giả cũng lên tiếng bày tỏ sự phản
đối với yêu sách phi lý này. Theo TS Peter Dutton (Viện Nghiên cứu Hàng hải Hoa Kỳ),
yêu sách này của Trung Quốc là “tham lam” đã “lờ đi những giới hạn luật pháp được quy
định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế 1982 (UNCLOS)” [5]. Ông
cũng cho rằng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là một trong nhiều nguyên nhân chính
gây căng thẳng trên Biển Đông” [5]. Qua đó có thể khẳng định rằng, đây là một bản yêu
sách không có cơ sở lịch sử, thực tiễn và không có giá trị về mặt pháp lý quốc tế.
2.3. Tranh chấp trong phân định ranh giới các vùng biển/thềm lục địa chồng lấn
Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
điều này đã dẫn đến điều tất yếu xảy ra là việc tranh chấp trong phân định ranh giới các
vùng biển/thềm lục địa chồng lấn. Trong đó phải kể đến: phân định ranh giới trên biển với
Thái Lan; Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ về ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thêm lục địa; phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia; bên cạnh đó đạt được
một số thỏa thuận quá độ.
2.3.1. Phân định ranh giới trên biển với Thái Lan
Trải qua suốt 6 năm từ 1992 đến 1997 đã tiến hành được 9 vòng đàm phán, đến
ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hiệp định phân định ranh giới trên biển đã được
ký kết thành công giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan [13] (Xem phụ lục 2).
Trong bản Hiệp định này đã xác định rõ ranh giới về vùng biển chồng lấn của hai
nước, nó đã làm dịu đi những tranh chấp căng thẳng trên vùng thềm lục địa chồng lấn của
hai nước. Hiệp định kết thành công đồng nghĩa với việc đây là bản Hiệp định đầu tiên mà
Việt Nam ký kết với cả nước trong khu vực Đông Nam Á
2.3.2. Phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ
Cả Việt Nam và Trung Quốc ngoài việc có chung đường biên giới quốc gia trên
đất liền mà trên biển cũng có chung đường tiếp giáp giữa các vùng lãnh hải, đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa. Điều này đặt ra một vấn đề là phải có sự phân chia ranh giới rõ
ràng, tránh xảy ra xung đột trong việc thăm dò, khai thác các tài nguyên thiên nhiên trên
vùng biển của quốc gia mình.
Trong vòng từ 1992 đến 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức rất nhiều cuộc
đàm phán có cả đàm phán chính thức và không chính thức. Đến tháng 12 năm 2000, Hiệp
định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước Việt Nam
và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ đã được ký kết (Xem phụ lục 3). Cả hai bên đã đi tới

6
thống nhất trong việc phân chia ranh giới rõ ràng tại vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và
vùng thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Trong trường hợp có mỏ dầu khí, nguồn tài nguyên
biển đều thuộc địa phận lãnh thổ của hai nước sẽ tiến hành đàm phán, trao đổi, thỏa thuận
hữu nghị, công bằng trong việc phân chia quyền, khả năng khai thác nguồn tài nguyên ấy
và nguồn lợi thu được từ việc khai thác tài nguyên [13].
2.3.3. Phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia
Khoảng từ giữa năm 1978 đến năm 2003, hai nước Việt Nam và Indonesia đã tiến
hành được khá nhiều vòng đàm phán với mức độ khác nhau, trong đó đã tiến hành được 2
vòng đàm phán cấp Chính phủ và đại diện hai nước ký Hiệp định phân định thềm lục địa
giữa hai nước nhằm xác định được ranh giới rõ ràng địa phận vùng biển của hai nước [13]
(Xem phụ lục 4).

2.3.4. Các thỏa thuận quá độ


Trải qua suốt 6 năm từ 1992 đến 1997 đã tiến hành được 9 vòng đàm phán, đến
ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hiệp định phân định ranh giới trên biển đã được
ký kết thành công giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan [13].
Thứ hai, Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia được ký kết vào năm
1982, trong đó có một số nội dung chính là: cùng nhau thỏa thuận việc tuần tiễn, khai thác
hải sản của nhân dân địa phương vẫn theo truyền thống từ lâu đời, còn việc thăm dò, khai
thác tài nguyên thiên nhiên khác có giá trị trong vùng biển này cần phải do cả hai bên
cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận; trong trường hợp nếu không có thỏa thuận thì không bên
nào được tự ý đơn phương tiến hành [13] (Xem phụ lục 5).
3. Các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển – đảo của Việt Nam
Những cuộc tranh chấp xảy ra là điều không một quốc gia nào mong muốn, tuy
nhiên khi phải đối diện với nó thì phải có những hành động cụ thể, rõ ràng để thể hiện sự
kiên quyết của quốc gia dân tộc để bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam
đã và đang có những hành động cụ thể, rõ ràng và nhất quán trong chủ trương, chiến lược
bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, đảo của đất nước.
Thứ nhất, xây dựng, ban hành các Nghị quyết, văn bản pháp lý về biển của Việt
Nam [13]. Trong đó có thể kể đến Nghị quyết năm 1992, Nghị quyết năm 2007 [7] và một
số Tuyên bố năm 1977, 1982 của Chính phủ về một số bộ phận của vùng biển Việt Nam.
Từ hai tuyên bố đã nêu trên, vào năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Biên giới quốc
gia, đến năm 2012 Luật Biển Việt Nam được thông qua. Đây có thể coi là văn bản có tính
pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển [7].

7
Thứ hai, Việt Nam luôn có những hành động cụ thể, rõ ràng để khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo, vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của đất
nước. Trong tất cả các văn bản hành chính được Nhà nước ta ban hành đều hướng tới một
mục tiêu chung đó là luôn giữ vững lập trường nhất quán, xuyên suốt về việc khẳng định
chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo. Chính phủ đã đầu tư, xây dựng, nâng cấp, đồng
bộ cơ sở hạ tầng (nhà ga, sân bay, bến cảng, hệ thống đèn…), đồng thời, đẩy nhanh tiến
độ đưa dân cư ra sinh sống tại hai quần đảo này cũng như việc xây dựng và duy trì hoạt
động của các nhà giàn DK1 tại vùng biển của Việt Nam, một mặt là nơi để sơ chế qua các
sản phẩm đánh bắt được từ biển rồi đưa vào đất liền, mặt khác là nơi neo đậu tránh bão
cho các tàu thuyền của ngư dân trên biển, phần khác nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý các
hoạt động diễn ra tại hai vùng này. Bên cạnh đó hoạt động đánh bắt hải sản, thăm dò, khai
thác dầu khí và các hoạt động khác diễn ra trên vùng biển của Việt Nam vẫn được tiếp tục
duy trì thực hiện bình thường nằm trong sự quản lý của nước ta.
Thứ ba, tuyên truyền mạnh mẽ với toàn thể dân tộc Việt Nam cùng với cộng đồng
các quốc gia trong khu vực và thế giới về chủ quyền của nước ta tại các vùng biển và các
đảo, quần đảo. Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp
chặt chẽ các hoạt động kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại… (Cổng thông
tin điện tử tỉnh Cà Mau, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, truy cập
ngày 23-10-2023 tại trang web https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=gioithieu.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/
gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanban/dgsdgrye64 ).
Thứ tư, tập trung phát triển kinh tế biển một cách bền vững, gắn với bảo đảm an
ninh quốc phòng trên biển trong thế kỷ mà quốc gia trên thế giới đều có xu hướng hướng
ra biển. Vì vậy, việc phát triển tổng hợp kinh tế biển là nhiệm vụ hết sức cấp thiết để
khẳng định vị thế kinh tế cũng như chính trị của quốc gia đối với bạn bè quốc tế. Vùng
biển của Việt Nam khá rộng lớn và giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng về chủng
loại, là điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tuy nhiên, việc đánh bắt
còn nhiều hạn chế, bất cập khi chưa gắn việc phát triển tổng hợp kinh tế biển với bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững. Hiện nay, các khu kinh tế ven biển đang phát triển mạnh
mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như khẳng định chủ quyền, nâng
cao vị thế của quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế (Đại úy, ThS Hoàng Đình Tuấn, Bảo vệ
chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, Tạp chí Xây dựng Đảng, truy cập ngày 23-10-
2023 tại trang web https://www.xaydungdang.org.vn/ly-luan-thuc-tien/bao-ve-chu-quyen-
bien-dao-trong-tinh-hinh-moi-7769 ).
Thứ năm, ngoài việc bảo vệ chủ quyền vùng ven biển và hải đảo, Đảng và Nhà nước
ta luôn chú trọng tới việc bảo đảm cho hoạt động đánh bắt, thăm dò của ngư dân được
diễn ra một cách bình thường trên vùng biển của Việt Nam. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ

8
nâng cấp trang thiết bị, tàu thuyền, ngư cụ để phục vụ cho việc ra khơi đánh bắt, hay có
chính sách bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, luôn có mặt kịp thời để hỗ trợ
người dân khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải
kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật
đối với các ngư dân, giúp họ biết, hiểu và tôn trọng pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế.
Từ đó có những hành xử đúng đắn khi ra khơi đánh bắt trên các vùng biển của các nước
láng giềng [13].
4. Chủ trương và chính sách của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh
chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông
Thứ nhất, Việt Nam đã, đang và sẽ luôn khẳng định chủ quyền của mình tại hai
quần đảo xa bờ, thể hiện rõ qua các Nghị quyết Đại hội VII, XI, XII; các Tuyên bố của
Chính phủ, Luật Biên giới quốc gia (2003), Luật Biển Việt Nam (2012) cùng với các
tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam luôn dựa trên cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế để chủ trương
giải quyết mọi vấn đề xảy ra bằng biện pháp hòa bình, ổn định, đảm bảo sự công bằng,
tôn trọng các bên liên quan, tuyệt đối tránh dùng vũ lực để giải quyết. Đây có thể coi là
biện pháp khôn khéo nhất trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Thứ ba, trước những sự việc diễn ra trên vùng Biển Đông, quan điểm của Việt
Nam rất rõ ràng, luôn chủ trương không nghiêng về một bên để chống lại bên đối diện,
giữ vững lập trường trung lập trước mọi tranh chấp bởi nếu đứng về phía một nước lớn
nào, quay lưng lại với nước khác đều sẽ gây bất lợi cho đất nước mình. Việt Nam rất coi
trọng quan hệ với các nước khác trên thế giới nhất là các nước có chung đường biên giới
(Trung Quốc, Lào, Campuchia…) và tích cực thúc đẩy đàm phán tăng cường quan hệ
[12].
Thứ tư, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng đồng thời kết hợp chặt chẽ phát
triển kinh tế nhất là kinh tế biển nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong tình hình hiện nay các tranh chấp, xung đột vẫn đang tiếp
diễn trên Biển Đông, đặt ra yêu cầu phải có các lực lượng Hải quân, Phòng không không
quân, Cảnh sát biển… có lực lượng dồi dào, có kỹ thuật tốt, chất lượng cao để trang bị
tiềm lực cho phát triển các ngành kinh tế biển. [12].
III. Kết luận
Việc nghiên cứu về Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo
là một việc làm hết sức cần thiết bởi Biển Đông là vùng biển giàu có về tài nguyên thiên
nhiên, có vị trí chiến lược, là “điểm nóng” về chính trị, an ninh quốc phòng. Đứng trước
diễn biến hết sức phức tạp về các cuộc tranh chấp trên vùng Biển Đông, Việt Nam luôn

9
giữ lập trường trung lập, chủ trương nhất quán trong việc khẳng định chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ của quốc gia, đặc biệt tại hai quần đảo xa bờ. Qua đó, càng khẳng định thêm rằng
những hành động, chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền và giải quyết các
vấn đề tranh chấp chủ quyền vùng biển, đảo trên Biển Đông là vô cùng cấp thiết trong
tình hình hiện nay.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Công ước Luật biển Quốc tế năm
1982: Các vùng biển của quốc gia ven biển, truy cập ngày 16-10-2023, tại trang
web https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/cong-uoc-luat-bien-quoc-te-nam-
1982-cac-vung-bien-cua-quoc-gia-ven-bien-73570.html.
2. Cổng thông tin điện tử Bộ thông tin và Truyền thông (2018), Luật số
33/2018/QH14 của Quốc hội: LUẬT CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, truy cập ngày
17-10-2023, tại trang web
https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/tinchitiet.aspx?tintucid=150313.
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2003), Luật số 06/2003/QH11 của Quốc hội:
LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA, truy cập ngày 17-10-2023, tại trang web
https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=93588.
4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2012), Luật số 18/2012/QH13 của Quốc hội:
LUẬT BIỂN VIỆT NAM truy cập ngày 16-10-2023, tại trang web
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?
docid=163056&gidzl=gS2O1mG1uZYXsve91HZcFQdKcmuQHR1gvT3CL1eHj
MMmWCjL5KEqPxo4pb17GUCqk8R9K66Tz4a71WRYCm&pageid=27160.
5. Hoa Sen University (2017), Dư luận quốc tế phản đối đường lưỡi bò truy cập ngày
14-10-2023, tại trang web https://www.hoasen.edu.vn/du-luan-quoc-te-phan-doi-
duong-luoi-bo/.
6. Học viện hải quân (2011), Nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông, truy cập ngày 16-10-2023, tại trang web http://hocvienhaiquan.edu.vn/tin-
tuc/noi-dung-cua-tuyen-bo-ve-ung-xu-cua-cac-ben-o-bien-dong?
fbclid=IwAR2l24W1tXX3g-
ySfXJXlOOD5SglYs5xvSsl7BwHoI8JQNXGB9SCkWTwV84
7. Kim Nhiên (2014), Hoạt động bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Việt Nam, Cổng
thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, truy cập ngày 14-10-2023, tại trang web
https://camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath
%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/
tulieuvanban/dsgsgagqe646.
8. Quốc Pháp, Đường lưỡi bò – Một yêu sách phi lý – Kỳ 24, truy cập ngày 14-10-
2023, tại trang web http://biengioibienbentre.vn/noi-dung/duong-luoi-bo-mot-yeu-
sach-phi-ly-ky-24.html ) và
9. Q.Trung (2016), Bác yêu sách đường lưỡi bò, cơ hội giải quyết tranh chấp, Tuổi
trẻ online, truy cập ngày 14-10-2023, tại trang web https://tuoitre.vn/bac-yeu-sach-
duong-luoi-bo-co-hoi-giai-quyet-tranh-chap-1138432.htm.
10. Sài Gòn giải phóng online (2019), Kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, truy cập ngày 15-10-2023, tại trang web

11
https://www.sggp.org.vn/ky-niem-25-nam-viet-nam-phe-chuan-cong-uoc-cua-lien-
hop-quoc-ve-luat-bien-1982-post525677.html.
11. TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ (2023), Thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và
vị trí chiếm đóng đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, truy cập ngày 15-10-
2023, tại trang web https://www.moitruongvadothi.vn/thuc-trang-tranh-chap-chu-
quyen-lanh-tho-va-vi-tri-chiem-dong-doi-voi-quan-dao-truong-sa-hoang-sa-
a120416.html.
12. Trần Thị Ngọc Thúy (2017), "Chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề tranh
chấp Biển đông trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay", Tuyển tập Hội nghị
Khoa học thường niên năm 2017.
13. Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao (2010), Những vấn đề liên quan đến
chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, NXB tri thức, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hải Yến và Trần Thị Thu Thủy (2019), Từ yêu sách “đường lưỡi bò”
đến “Tứ Sa”: “Bình mưới rượu cũ” trong chiến lược của Trung Quốc tại Biển
Đông, truy cập ngày 14-10-2023, tại trang web
https://iuscogens-vie.org/2019/04/20/132/.

12
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc
Nguồn: [9]

Phụ lục 2: Sơ đồ đường phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan năm
1997
Nguồn: [13]

13
Phụ lục 3: Sơ đồ đường phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000
Nguồn: [13]

14
Phụ lục 4: Sơ đồ đường phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và
Indonexia năm 2003
Nguồn: [13]

Phụ lục 5: Sơ đồ vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND
Campuchia năm 1982
Nguồn: [13]

15

You might also like