You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA


ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
NHỰA DÙNG MỘT LẦN

NHÓM 1 – KHÓA 71 – LỚP CLC

HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI MỤC LỤC
HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................2
2.2. ĐỀ CƯƠNG
Tình hình nghiên NGHIÊN CỨU
cứu trong nước..................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................7
3.2.NHẬN
Nhiệm vụ THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA
nghiên cứu.......................................................................................8
4. ĐỊA
Phạm vi LÝ
nghiênTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
cứu................................................................................................8
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..............................................................8
HÀ NỘI ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
5.1. Quan điểm nghiên cứu....................................................................................8
NHỰA
5.2. Phương pháp DÙNG MỘT LẦN
nghiên cứu..............................................................................10
6. Đóng góp của đề tài..............................................................................................11
6.1. Về khoa học....................................................................................................11
6.2. Về thực tiễn.....................................................................................................12
7. Cấu trúc của đềNHÓM 1 – KHÓA 71 – LỚP CLC
tài...............................................................................................12
8. Tài liệu tham khảo................................................................................................14
9. 1.
KếNguyễn Thị Đức
hoạch thực hiệnMinh - 715603023 6. Mã Kim Chi - 715603032
đề tài.....................................................................................16
2. Nguyễn Thị Hiền - 715603032 7. Trần Yến Nhi - 715603032
3. Quang Thị Hà Trang - 715603032 8. Trần Thanh Chúc - 715603032
4. Vi Thị Lịch - 715603032 9. Nguyễn Mai Anh - 715603032
5. Đoàn Phương Thảo - 715603032

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tường Huy

HÀ NỘI – 2023
1. Lí do chọn đề tài

Trong nhịp sống hối hả hiện nay, con người đang có xu hướng sử dụng các sản
phẩm mang tính “nhanh – gọn – lẹ”. Một trong số đó là các sản phẩm nhựa dùng một
lần đang rất được ưa chuộng như: túi nilon, ống hút, ly nhựa, chai nhựa, hộp đồ ăn
nhanh,… Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chúng đem lại như rất nhỏ
gọn, tiện dụng, giá thành rẻ, tiết kiệm thời gian,… Tuy nhiên những tác hại của đồ
nhựa dùng một lần còn lớn hơn cả tới vấn đề ô nhiễm môi trường, sức khỏe của con
người. Trong thời gian gần đây, giới trẻ đã trở thành một nhóm đối tượng tiêu dùng
chính của các sản phẩm nhựa một lần. Sự đa dạng của các sản phẩm này đã dẫn đến
tình trạng rác thải nhựa tăng đáng kể. Thật không khó để bắt gặp các hình ảnh mỗi sinh
viên trên tay cầm ly nước nhựa, sự tràn lan của rác thải nhựa một lần ở các thùng rác
tại các trường học từ các cấp tiểu học đến trung học phổ thông và thậm chí là các
trường đại học.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng không phải một ngoại lệ của vấn đề trên.
Sự tiện dụng của sản phẩm nhựa một lần đã dần hình thành nên thói quen sử dụng loại
sản phẩm này của sinh viên trong trường. Mặt sau những sự tiện dụng, tiết kiệm thời
gian mà sản phẩm nhựa dùng một lần mang lại là rác các túi nilon, chai nước, ly đồ
uống nhanh có thể được thấy trong ngăn bàn cho tới nền các lớp học hay các thùng rác
tại các giảng đường, loại rác thải này còn bắt gặp được tại lối đi trong khuôn viên của
trường. Rác thải nhựa dùng một lần phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: hoạt động
sinh hoạt, giảng dạy chuyên môn, nghiên cứu của cán bộ viên chức và các bộ phận liên
quan của nhà trường, sinh viên và học viên sau đại học đặc biệt là các hoạt động kinh
doanh dịch vụ trong nhà trường. Điều này đã có những tác động xấu tới vấn đề ô
nhiễm môi trường nói chung, ảnh hưởng tới cảnh quan trong khuôn viên nhà trường
nói riêng.

Ô nhiễm môi trường từ vấn nạn đồ nhựa dùng một lần không phải là chủ đề mới
và tính cấp thiết tầm quan trọng của nó được tăng lên theo thời gian phát triển của lối
sống hiện đại. Thật vậy đã có nhiều đề tài, nghiên cứu, báo cáo đề cập tới vấn đề này.
Các nghiên cứu trước đây đã đề cập tới cơ sở lí luận, thực tiễn để xác định lộ trình và
đề xuất các giải pháp loại bỏ chất thải nhựa sử dụng một lần và túi nilong khó phân
hủy phục vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam [1] hay đề tài nghiên cứu thực
trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại các trường đại học trên địa
bàn Hà Nội và nhiều địa bàn khác. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào của vấn đề

4
rác thải nhựa dùng một lần đề cập làm rõ tới việc nhận thức của sinh viên tại trường
Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay. Là sinh viên khoa Địa Lý của trường Đại học Sư
phạm Hà Nội với sự hiểu biết cùng vốn kiến thức am hiểu về môi trường thuộc chuyên
ngành đang theo học và nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, vì vậy nhóm chúng
tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư
phạm Hà Nội về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần” dưới góc độ địa lí một cách hoàn
chỉnh có hệ thống. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào thực trạng sử dụng đồ nhựa dùng
một lần của sinh viên Khoa Địa lý thông qua các khảo sát thực tiễn, tìm hiểu về
nguyên nhân và hậu quả, từ đó đề ra các giải pháp. Nghiên cứu này cũng góp phần
nâng cao nhận thức của sinh viên khoa Địa Lý nói riêng và toàn thể sinh viên trong
trường nói chung về việc bảo vệ môi trường và hướng tới lối sống xanh.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tình trạng môi trường bị ô nhiễm nặng nề là một vấn đề cấp bách và ảnh hưởng tới
chính cuộc sống của chúng ta. Kinh tế phát triển, nhu cầu vật chất - tinh thần tăng cao
cùng với đó là thực trạng môi trường bị ô nhiễm cũng trở nên phức tạp hơn kèm theo
nhiều hậu quả khôn lường.

Vào năm 2017, Mohammad Bakri Alaa Hammami1 cùng các cộng sự đã nghiên
cứu vấn đề “Survey on awareness and attitudes of secondary school students regarding
plastic pollution: implications for environmental education and public health in Sharjah
city, UAE” [17]. Ở bài viết này đã nêu được khái quát về tình trạng ô nhiễm nhựa và sự
gia tăng tình trạng ô nhiễm do chất thải nhựa gây nên. Từ đó có những khảo sát thực tiễn
đối với đối tượng là học sinh trung học cơ sở tại thành phố Sharjah của UAE về nhận
thức, thái độ của chúng về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường qua việc sử
dụng rác thải nhựa. Khảo sát này đã có đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao
nhận thức của học sinh về ý thức sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống. Tuy nhiên, điểm hạn
chế của bài này ở chỗ chưa trình bày được cụ thể những hậu quả do việc sử dụng đồ
nhựa tới môi trường cũng như ý nghĩa đối với giáo dục môi trường còn mơ hồ, chưa cụ
thể dễ gây ra sự hoang mang cho đối tượng khảo sát. Ngoài ra, khảo sát này còn bị hạn
chế về việc chọn mẫu khảo sát, chỉ khảo sát học sinh tại thành phố Sharjah nên không
thể phản ánh được toàn bộ dân số UAE bởi mỗi vùng sẽ có chất lượng môi trường sống
khác nhau nên bài nghiên cứu này đưa ra chỉ là một ví dụ rất nhỏ đại diện cho một khu
vực nhất định, không mang tính chất bao quát cho cả nước.

5
Năm 2018, tác giả Tony Robert Walker cũng cộng sự đã nghiên cứu về “A call for
Canada to move toward zero plastic waste by reducing and recycling single-use
plastics” [21]. Trong báo cáo của mình, tác giả đã chỉ ra được thực trạng của vấn nạn sử
dụng đồ nhựa trên thế giới. Hàng năm có khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa tràn
vào các đại dương, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Tác giả cũng đã đưa ra
nhiều chính sách mà nhiều quốc gia đang triển khai. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đưa
những giải pháp thiết thực nhất để giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần [21].

Năm 2021, tác giả Ana l. Patrício Silva cùng cộng sự đã nghiên cứu về đề tài “An
urgent call to think globally and act locally on landfill disposable plastics under and
after Covid- 19 pandemic: Pollution prevention and technological (Bio) remediation
solution” [20].Các tác giả nghiên cứu về vấn đề rác thải nhựa trong giai đoạn dịch Covid
- 19 diễn ra. Số lượng khẩu trang cũng như rác thải nhựa từ y tế thải ra môi trường vô
cùng lớn. Với số lượng lớn rác thải nhựa, thế giới chưa thể xử lý triệt để và có những
biện pháp để phân hủy lượng rác thải nhựa ấy. Nên các quốc gia đã xử lý rác thải nhựa
bằng cách chôn lấp. Cách xử lý này đã gây ra nhiều hậu quả như rò rỉ các chất hóa học
độc hại, ô nhiễm đất, chiếm phần lớn diện tích đất,... Tác giả đã phân tích cụ thể vấn đề
thực tiễn cũng như hậu quả của rác thải nhựa tới môi trường, xã hội cũng như chính
cuộc sống của con người.
Cùng năm đó tác giả Elisabetta Cornago đã nghiên cứu đề tài “Preventing
single-use plastic waste: Implications of different policy approaches” [16]. Trong đề
tài của mình, tác giả tập trung phân tích về thực trạng rác thải nhựa mà con người đã
phát sinh ra ngoài môi trường trên toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rác thải nhựa
chiếm một nửa rác thải trên thế giới và chưa có một giải pháp nào để xử lý ổn thỏa
nhất vấn đề rác thải nhựa.

Tác giả Jenna Jambeck cùng cộng sự đã nghiên cứu về “Plastic waste inputs from
land into the ocean” [18]. Báo cáo đã nghiên cứu về vấn đề rác thải nhựa trên các đại
dương trên Trái Đất. Vào năm 1975, ước tính lượng rác thải hàng năm của tất cả các vật
liệu thải ra môi trường đại dương là 6,4 triệu tấn, lượng rác thải có trên đất liền chiếm
tới 80% và số lượng rác thải nhựa trên đại dương ngày càng tăng nhanh. Tác giả đã rất
thành công khi phân tích rất cụ thể thực trạng của rác thải nhựa trên các đại dương và
các quốc gia không xử lý tốt rác thải nhựa. Tác giả cũng đã đề ra 1 số chiến lược cụ thể
để các quốc gia quản lý tốt hơn lượng rác thải nhựa trên vùng biển của mình. Tuy nhiên
nghiên cứu của tác giả Jenna Jambeck lại chú trọng về ô nhiễm đại dương do rác thải
nhựa mà chưa đề cập tới vấn vấn đề ô nhiễm trong đất liền cũng như chưa ra các giải
pháp cụ thể [18].
6
Năm 2020, Niswatun Indana Jariyah cũng cộng sự đã nghiên cứu về đề tài “Level
of Student Awareness in Using Tumbler Water Bottles in an Effort to Reduce The Use of
Plastic Bottles” [19]. Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu về việc sử
dụng rác thải nhựa và ý thức của học sinh, sinh viên về tác động tiêu cực mà rác thải
nhựa đến môi trường. Trong số học sinh, sinh viên được khảo sát, phần lớn học sinh,
sinh viên đã biết và nhận thức những hậu quả tiêu cực của rác thải nhựa. Còn một phần
nhỏ thì chưa biết những ảnh hưởng của rác thải nhựa đến xã hội, môi trường. Tuy nhiên,
tác giả cũng chưa có những biện pháp để sinh viên hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một
lần [19].

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay ô nhiễm môi trường là vấn đề không còn quá xa lạ đối với các quốc gia
trên thế giới bởi những hậu quả mà nó đem lại vô cùng nặng nề và có ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sự phát triển của nền kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng xấu tới
chất lượng cuộc sống của người dân… Đối mặt với những hệ quả tiêu cực mà ô nhiễm
môi trường gây ra, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra rất nhiều chính sách nhằm giữ
gìn và bảo vệ hành tinh – môi trường sống của chúng ta. Tuy nhiên ý thức của con người
vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của kế hoạch.

Tác giả Nguyễn Minh Kỳ cũng đã nghiên cứu về đề tài “Ô nhiễm rác thải nhựa
- một vấn đề nan giải” [7]. Trong đề tài của mình, tác giả đã khái quát được thực
trạng tiêu thụ nhựa và rác thải nhựa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác giả đã
nghiên cứu chi tiết, cụ thể những ảnh hưởng của vấn nạn rác thải nhựa đến xã hội,
cuộc sống của con người. Và từ những ảnh hưởng ấy, tác giả đã đưa ra một số biện
pháp thích hợp nhằm giảm đi việc sử dụng đồ nhựa. Tuy nhiên đề tài chưa đi vào khảo
sát đến cụ thể từng sinh viên trong các trường đại học nên chưa đưa ra các giải pháp cụ
thể để giải quyết tình trạng sử dụng nhựa của sinh viên [7].

Năm 2020, tác giả Trịnh Thị Quyên đã “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội” [9]. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra rất cụ thể về thực trạng
sử dụng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa. Qua khảo sát
của tác giả, có thể thấy số lượng rác thải nhựa mà sinh viên thải ra tại trường Đại học
Lâm nghiệp rất lớn. Theo điều tra của tác giả, rác thải nhựa mà sinh viên thải ra một
ngày là khoảng 98,78 kg/ngày – một con số rất lớn đối với một trường Đại học. Đồng

7
thời, đã phân tích một số nguyên nhân sinh viên sử dụng nhiều đồ dùng nhựa và từ đó có
những giải pháp thực tiễn [9].

Một đề tài của Nguyễn Thị Thanh Huyền và các cộng sự về “Nghiên cứu phát sinh
và hành vi tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần trong trường học” vào năm 2020 [6]
và nghiên cứu của Nguyễn Công Thuận và các cộng sự về vấn đề “Thực trạng rác thải
nhựa trong trường học – Nghiên cứu điển hình tại trường Đại học Cần Thơ” (2021)
[14] đã làm rõ thực trạng việc sử dụng đồ nhựa một lần thông qua các khảo sát hành vi,
thái độ của sinh viên các trường đại học thuộc thành phố Đà Nẵng, đại học Cần Thơ.
Bên cạnh đó, cả hai nghiên cứu cũng đưa ra được một số giải pháp khuyến nghị đối với
sinh viên, tuy nhiên chưa làm rõ được được nguyên nhân tại sao sinh viên lại ưa chuộng
sử dụng các sản phẩm liên quan đến nhựa dùng một lần.

Ngoài ra, với nghiên cứu “Thực trạng sử dụng ống hút nhựa của sinh viên trường
Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp thay thế” của tác
giả Đặng Hồ Phương Thảo vào năm 2022 cũng đã cho thấy được thực trạng sử dụng ống
hút nhựa của sinh viên với tần suất sử dụng liên tục trong một tuần và đưa ra được một
số cách giải quyết để giảm việc sử dụng chúng [13]. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa làm
rõ được hậu quả từ việc sử dụng hàng ngày cảnh quan, khuôn viên trường học.

Nghiên cứu “Hiện trạng phát sinh chất thải nhựa trong sinh hoạt hộ gia đình và đề
xuất giải pháp quản lý tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” (2022) của tác giả
Nguyễn Quỳnh Hương cùng cộng sự đã chỉ rõ được lượng rác thải nhựa mà các gia
đình hiện nay thải ra môi trường là rất lớn. [4] Từ đó có thể đánh giá khái quát được
mức độ xả thải, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ
thể. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu tại một khu vực nhỏ nên chưa thể phản ánh đúng
thực trạng xả chất thải nhựa từ sinh hoạt hộ gia đình của toàn thành phố Hà Nội cũng
như của cả nước nhưng cũng phần nào đó cho thấy được tình hình cụ thể của sự phát
sinh chất thải ra môi trường hàng ngày ở thời điểm hiện nay.

Năm 2022, Đỗ Thị Hồng Uyên và các cộng sự đã nghiên cứu về đề tài “Nhận thức
và nhu cầu xử lý rác thải nhựa của người dân ở miền Bắc Việt Nam” [15] cùng với đề
tài “Nhận thức của cộng đồng về rác thải nhựa ở đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên
cứu điển hình tại Cần Thơ” [12] của Nguyễn Trường Thành và cộng sự đều nghiên cứu,
tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến nhựa trong cuộc sống hàng
ngày cũng như cách xử lý rác thải thải ra và đánh giá nhận thức của người dân, đặc biệt
là các hộ gia đình về những ảnh hưởng của đồ nhựa đến môi trường. Từ đó đề xuất được

8
một số chủ trương nhằm giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa và chính sách đẩy mạnh công
tác xử lý trên địa bàn. Tuy nhiên, ở nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hồng Uyên và cộng
sự đưa ra các kết luận và giải pháp đi kèm cần cụ thể, thiết thực hơn nữa trong bối cảnh
hiện nay.

Năm 2021, tác giả Nguyễn Thu Hường cùng cộng sự đã nghiên cứu về đề tài
“Đánh giá nhận thức của sinh viên Trường Đại học khoa học Thái Nguyên về chất thải
nhựa và giảm thiểu chất thải nhựa” [5]. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tập trung làm
nổi bật lên thực trạng phát sinh rác thải nhựa của sinh viên trong Trường Đại học Khoa
học. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đã đưa ra được các đánh giá về nhận thức của sinh
viên về vấn đề nêu trên và đề xuất một số giải phải nhằm nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của sinh viên về vấn đề rác thải nhựa. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra vẫn còn
mang nặng tính lý thuyết, khó áp dụng hoặc áp dụng chưa rộng rãi tới toàn bộ sinh viên
của trường cũng như tất cả sinh viên trên cả nước.

Năm 2022, tác giả Trương Đình Thái và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Những
nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải nhựa của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh” [10]. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã cho thấy tình trạng
rác thải nhựa tại các trường đại học và tác động đến việc phân loại rác của sinh viên. Kết
quả cho thấy có 4 nhân tố gồm thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi và cơ sở vật
chất ảnh hưởng trực tiếp đến ý định phân loại rác thải nhựa của sinh viên [10]. Tuy
nhiên tác giả chưa đề cập tới cách phân loại rác cũng như các giải pháp để thúc đẩy ý
thức của sinh viên trong việc phân loại rác thải nhựa trong trường đại học. Trong khi đó
đề tài nghiên cứu của Phạm Thị Dương và Định Thị Thúy Hằng trong cùng năm về
“Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức, hành vi của sinh viên về thói quen phân loại
rác thải và sử dụng nhựa một lần” [3] đã chỉ ra được hầu hết sinh viên đều có hiểu biết
về các tác hại của đồ nhựa dùng một lần và đã có ý thức trong việc phân loại rác thải
nhựa, từ đó đề xuất được 4 giải pháp góp phần giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn
hơn trong việc sử dụng rác thải nhựa, hình thành được các thói quen sử dụng đồ nhựa
một lần một cách có hiệu quả.

Tác giả Vũ Thanh Ca cùng cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Thái độ của người dân
thành phố Hạ Long đối với việc sử dụng nhựa dùng một lần” [2]. Tác giả đã đi sâu
nghiên cứu về thực trạng và thái độ của người dân trong việc sử dụng đồ nhựa dùng một
lần. Sau khi khảo sát cho kết quả có tới 90% người dân nhận thức được tác động từ vật
dụng mà mình đang sử dụng hàng ngày có ảnh hượng nghiêm trọng đến môi trường và
khoảng 86% người dân phường Hồng Hải - TP Hạ Long không phân loại rác thải mà
9
gộp chung các loại rác thải nhựa dùng 1 lần với nhau. Nghiên cứu đã cho thấy một điều
rằng đại đa số người làm khảo sát đều biết, thậm chí hiểu rất rõ hệ quả tiêu cực mà các
sản phẩm nhựa dùng một lần mang lại cho môi trường nhưng lại không thể hạn chế sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Hoàng Thị Thanh cùng cộng sự vào năm 2022 đã nghiên cứu về việc “Giáo dục
rác thải nhựa cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bài
học Địa Lý” [11] đã nhắc đến việc lồng ghép, tích hợp vào trong các bài học về vấn đề
sử dụng rác thải nhựa cho học sinh bậc THCS thông qua các bài giảng địa lí, các hoạt
động trải nghiệm với mong muốn sẽ phần nào đó cung cấp thêm nhiều cách xử lí phù
hợp để giáo dục ý thức cho sinh viên. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục về các vấn đề liên quan đến chất thải có nguồn gốc từ
nhựa cùng những ảnh hưởng tới môi trường.

Năm 2019, tác giả Minh Phương với đề tài “Biến rác thải nhựa thành nhiên liệu
sạch” [8]. Tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng sử dụng vật dụng nhựa trong cuộc
sống hàng ngày của nhân loại. Theo nghiên cứu thì tới năm 2050, 12 tỷ tấn là số lượng
chất thải nhựa mà con người sẽ thải ra. Từ những dự báo ấy, tác giả đã mở ra cách xử lý
chuyển rác thải thành nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, các giải
pháp xử lí đó chưa thực sự gần gũi với sinh viên và chưa được áp dụng rộng rãi nhiều ở
các quốc gia.

Các nghiên cứu đều chỉ ra diễn biến phức tạp của ô nhiễm môi trường và những
hậu quả mà nó đem lại là vô cùng nghiêm trọng. Mỗi một bài nghiên cứu đề đi khai
thác sâu về một khía cạnh cụ thể của vấn đề môi trường, nhất là về ô nhiễm. Từ những
kết quả thu được, chúng ta đều nhận thấy rằng mức độ tác động của con người tới môi
trường nghiên là đặc biệt nghiêm trọng. Vì ậy cần chung tay bảo vệ môi trường, có ý
thức giữ gìn ngôi nhà chung, tránh những tàn phá trong quá trình phát triển kinh tế.
Đặc biệt, sinh viên - những người đang là thế hệ tương lai của đất nước, người tiếp thu
tinh hoa văn hóa, người phát triển xã hội nhưng cũng là một trong nhiều tác nhân phá
hủy môi trường sống của mình.

Qua các nghiên cứu trước đó chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay có rất ít các đề
tài nghiên cứu về thực trạng nhận thức của sinh viên đại học về vấn đề môi trường, cụ
thể là việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Vì vậy, từ việc tiế thu thành tự và phát triển
thêm các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả đã bắt đầu thực hiện đề tài “Nhận thức của

10
sinh viên Khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội về việc sử dụng đồ nhựa dùng
một lần”.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc “Sử dụng đồ nhựa
dùng một lần của sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội”. Qua đó, đưa
ra một số giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong
trường học, hướng tới “lối sống xanh” và “bảo vệ môi trường”.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lí luận về thực trạng của việc “sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.
- Phân tích những nguyên nhân tác động tới việc sinh viên chọn lựa việc “sử
dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên khoa Địa Lý.
- Đánh giá hậu quả mà việc “sử dụng đồ nhựa dùng một lần” gây ra cho môi
trường lớp học, khuôn viên trong trường học.

- Đưa ra một số giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp để giảm thiểu việc sử
dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên khoa Địa Lý, từ đó hướng tới “lối sống
xanh” và “bảo vệ môi trường” trong trường học.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng, hậu quả và giải
pháp của vấn đề mà không nghiên cứu sâu vào nguyên nhân vì việc sử dụng đồ nhựa
dùng một lần của sinh viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ yếu do
nguyên nhân khách quan.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2023 đến hết tháng 12 năm 2024.

- Địa bàn nghiên cứu: Sinh viên Khóa 71 đang học tập tại khoa Địa lý Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu


5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này nghiên cứu về tính hoàn chỉnh và tính phức tạp các các đối tượng
mà bài nghiên cứu nhắm tới về thành phần cấu trúc, biểu hiện của chúng, chính là các
tổng hợp thể không gian tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong các mối quan hệ.
Không chỉ vậy chúng còn có những sự thay đổi tùy theo không gian hay thời gian cụ
11
thể. Đây chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của Địa Lý học (Vũ Cao Đàm (2021),
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội).

Trong nghiên cứu này, thực trạng các sinh viên khoa Địa Lý sử dụng các sản
phẩm nhựa dùng một lần được nghiên cứu một cách tổng hợp từ các yếu tố từ tự nhiên
cho đến kinh tế, xã hội và nhân văn và được đặt trong mối quan hệ phức tạp với các
sinh viên khoa khác trong trường và những sinh viên khác tại các trường đại học trên
toàn thành phố Hà Nội cũng như trên cả nước. Bên cạnh đó, đề tài này còn có tác động
lớn đến không gian môi trường và con người xung quanh. Từ những thực trạng ấy cho
thấy được nhận thức, thái độ của các sinh viên về vấn đề này và qua đó, đề xuất một số
biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng
đồ nhựa dùng một lần, nhất là nhận thức của sinh viên khoa Địa Lý.

5.1.2. Quan điểm hệ thống

Quan điểm này cho rằng các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn có
quan hệ mật thiết với nhau, được đặt trong điều kiện phát triển nhất định để phát hiện
ra được bản chất và quy luật phát triển của đối tượng nghiên cứu thông qua phương
pháp luận phù hợp. Cũng theo quan điểm này, khi một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự
thay đổi của các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của toàn hệ thống. Tuy nhiên đây là
một hệ thống hở, có sự tương tác, trao đổi qua lại giữa các yếu tố với nhau. Chính vì
vậy, mỗi một đề tài trước khi bước vào nghiên cứu cần phải xác định được tính hệ
thống của vấn đề, việc này giúp cho bài làm trở nên logic hơn (Vũ Cao Đàm (2021),
Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội).

Trong đề tài lần này của nhóm tác giả đã nghiên cứu những vấn đề xoay quanh
các sản phẩm nhựa được sử dụng một lần đó là về thực trạng, lí do vì sao lại lựa chọn
sử dụng chúng, chỉ ra hậu quả của việc sử dụng các sản phẩm đó. Từ đây đưa ra những
giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp đặt trong mối quan hệ giữa vấn đề nghiên cứu
và sinh viên khoa Địa Lý với bối cạnh thực tế hiện nay đồ nhựa dùng một lần đang
được sử dụng phổ biến và rộng khắp. Xác định được thực trạng của việc sử dụng đồ
nhựa một lần thông qua khảo sát, quan sát thực tế tại địa phương nghiên cứu. Từ đó,
đưa ra những cảnh báo về hậu quả ô nhiễm môi trường và các giải pháp cho việc sử
dụng, kiểm soát quản lý rác thải nhựa hiệu quả tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

5.1.3. Quan điểm lãnh thổ

12
Với nội dung nghiên cứu gắn với các đối tượng nằm trong các tổng hợp thể từ tự
nhiên cho đến kinh tế - xã hội và nhân văn tồn tại trong một không gian cụ thể và có
mối liên hệ, tương tác với những lãnh thổ, không gian khác xung quanh nó. Ngoài ra
với sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu thiên về nghiên cứu
định lượng (Vũ Cao Đàm (2021), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội).
Sử dụng đồ nhựa dùng một lần là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà
còn là vấn đề mang tính toàn cầu. Vận dụng quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu này
nhằm phân tích thực trạng sử dụng đồ nhựa một lần của sinh viên trong không gian
lãnh thổ xác định tại khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội và có thể áp dụng
tới toàn bộ sinh viên tại các trường đại học trước hết là trên địa bàn thành phố Hà Nội
và rộng hơn là với người dân cả nước.

5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Đối tượng nghiên cứu của quan điểm này là các thể tổng hợp không gian tự
nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn. Mỗi đối tượng các khác đều có quá trình vận động,
biến đổi và có lịch sử phát sinh, phát triển riêng. Vì vậy, trước khi đưa ra những đánh
giá về các đối tượng này cần phải xem xét kĩ tất cả quá trình tồn tại và nguồn gốc phát
sinh, lịch sử phát triển để có những kết luận đúng đắn cuối cùng và dự báo được tương
lai thông qua nhiều phương pháp luận phù hợp (Vũ Cao Đàm (2021), Giáo trình
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội).
Vấn đề sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã xuất hiện từ lâu và đã có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, để làm rõ hơn thực trạng vấn đề gắn liền với nhận thức
của sinh viên thì cần phải vận dụng những kết quả nghiên cứu đã được công bố trước
đó kết hợp với những dữ liệu thu thập được qua nghiên cứu này, từ đó có những kết
luận trung thực, khách quan nhất về vấn đề đang được nghiên cứu.

5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững


Phát triển bền vững kinh tế - xã hội là chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước
ta. Đồng thời là mục tiêu và quan điểm nghiên cứu trong khoa học địa lí để phân tích,
tổng hợp và đánh giá các hiện tượng, sự vật của địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã
hội.
Các sản phẩm nhựa hay là đồ nhựa chỉ sử dụng một lần có ảnh hưởng rất lớn tới
môi trường địa lí và mục tiêu phát triển bền vững. Qua đề tài nghiên cứu này, nhóm
tác giả đã đề xuất một số phương án, định hướng phát triển phù hợp nhằm giảm thiểu
và kiểm soát mức độ sử dụng rác thải nhựa đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu
bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở tại địa bàn nghiên cứu và nhân rộng mô
hình ra các nhà trường, địa phương khác.
13
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp này để thu thập các tài liệu liên quan
đến “Thực trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần của sinh viên” thông qua tài liệu học
thuật (tạp chí khoa học có bình duyệt, bài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có
liên quan,....), các bài báo truyền thông; các thông tin từ cổng thông tin điện tử, tổng
cục...’ các dữ liệu, báo cáo khoa học chuyên ngành liên quan đến mục đích nghiên
cứu.

5.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài mà nhóm tác giả nghiên cứu đã sử dụng
2 phương pháp đó là phương pháp quan sát và phương pháp khảo sát bằng bằng bảng
hỏi.

Phương pháp quan sát

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để quan sát và ghi nhận việc sử dụng đồ
nhựa dùng một lần và mức độ của sinh viên khoa Địa Lý trong trường học thông qua
việc ghi chép lại tình hình quan sát và chụp ảnh làm minh chứng cho việc ghi chép về
thực trạng sử dụng, xả thải rác.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp giữa dữ
liệu định lượng và định tính nhằm thu thập ý kiến, nhận thức và thái độ của sinh viên
khoa Địa Lý về việc sử dụng và mức độ xả thải đồ nhựa dùng một lần trong trường
học. Phiếu hỏi sẽ được gửi trực tiếp đến sinh viên (xem phục lục trang 20).

Những người tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là sinh viên khoa Địa lý
thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ước tính số lượng tham gia điền khảo sát là
250 sinh viên. Thời gian thực hiện trong 2 tuần.

5.2.2. Phương pháp xử lí, phân tích và diễn giải dữ liệu


5.2.2.1. Dữ liệu định lượng

Nhóm tác giả sử dụng các thuật tón thống kê để xử lí số liệu trên cơ sở có sự hỗ
trợ của các phần mềm SPSS và Microsoft Excel. Các kết quả nghiên cứu được trình
bày dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ thống kê,... Như vậy bài nghiên cứu của nhóm

14
sẽ có sự úng dụng cả về thống kê mô tả và thống kê suy luận để có thể thấy được sự
khách quan của kết quả khảo sát.

5.2.2.2. Dữ liệu định tính

Các dữ liệu đã được thu thập sẽ được tài liệu hóa, phân loại, cô đọng dữ liệu. Sau
đó, các dữ liệu này sẽ được kiểm tra, kiểm chứng và đi đến kết luận.

6. Đóng góp của đề tài


6.1. Về khoa học

Qua những tìm hiểu, phân tích về thực trạng sử dụng, phát thải rác thải nhựa, đề
tài có ý nghĩa to lớn trong việc đóng góp thêm số liệu và làm rõ hơn nữa cơ sở lí luận
về thực trạng sử dụng, phát thải rác thải nhựa dùng một lần của sinh viên khoa Địa Lý
vào công trình nghiên cứu chung đồ sộ về chủ đề này. Nghiên cứu trên của nhóm tác
giả góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng ấy về vấn đề bảo vệ môi trường, không gian
lớp học, khuôn viên trường học, đảm bảo sự phát triển bền vững. Từ việc thực hiện đề
tài nghiên cứu, nhóm tác giả đã vận dụng thành công phương pháp khảo sát, quan sát
vào thực tế trường Đại học Sư phạm Hà Nội đảm bảo tính hiệu quả, trung thực và
khách, quan, cụ thể.

6.2. Về thực tiễn

Khi tiến hành thực hiện đề tài đã khảo sát các sinh viên trong khoa với kết quả
tương đối khách quan, góp phần mở rộng hiểu biết, củng cố kiến thức cho toàn thể
sinh viên khoa Địa Lý nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung về tác hại của đồ
nhựa dùng một lần và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan
chung trong trường học. Đề xuất các phương án nhằm hạn chế các tác động tiêu cực,
quản lí rác thải nhựa hiệu quả không chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà còn
nhân rộng mô hình ra các trường học, địa phương và xã hội.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đều là những phần cố
định của một đề tài nghiên cứu thì cấu trúc của đề tài này bao gồm 4 chương. Cụ thể:

CHƯƠNG 1. Cơ sở lí luận về đồ nhựa dùng một lần và ô nhiêm môi trường


1.1. Tổng quan về đồ nhựa dùng một lần
1.1.1. Khái niệm về đồ nhựa, đồ nhựa dùng một lần
1.1.2. Sự tồn tại của đồ nhựa dùng một lần

15
1.1.3. Lợi ích của đồ nhựa dùng một lần
1.1.4. Tác hại của đồ nhựa dùng một lần
1.2. Ô nhiễm môi trường
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
1.2.3. Ảnh hưởng của sử dụng đồ nhựa dùng một lần tới các vấn đề môi
trường
1.3. Giải pháp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần
1.3.1. Trên thế giới
1.3.2. Tại Việt Nam

CHƯƠNG 2. Hiện trạng sử dụng và nhận thức của sinh viên khoa Địa Lý
trường Đại học Sư phạm Hà Nội với đồ nhựa dùng một lần tới môi trường
2.1. Hiện trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần
2.1.1. Tần suất sử dụng đồ nhựa một lần của sinh viên khoa Địa lý
2.1.2. Phạm vi sử dụng đồ nhựa một lần của sinh viên khoa Địa lý
2.1.3. Các sản phẩm sử dụng phổ biển từ đồ nhựa một lần của sinh viên
Địa lý
2.1.4. Hiện trạng phân loại rác thải nhựa một lần với các loại rác khác
2.1.5. Thói quen xử lí các sản phẩm nhựa một lần sau sử dụng
2.1.6. Thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế
2.2. Nhận thức của sinh viên với rác thải nhựa dùng một lần
2.2.1. Nhận thức về tác hại của đồ nhựa một lần tới môi trường của sinh
viên khoa Địa lý
2.2.2. Nguyên nhân dẫn tới thói quen sử dụng nhựa một lần
2.2.3. Nhận thức về phân loại các kí hiệu, mã số trên bao bì các sản
phẩm nhựa một lần
2.3.4. Nhận thức về phân loại rác thải nhựa của sinh viên

CHƯƠNG 3. Ảnh hưởng của sử dụng đồ nhựa dùng một lần đến môi trường
tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3.1. Ảnh hưởng tới môi trường trong trường học
3.1.1. Ảnh hưởng tới môi trường trong lớp học
3.1.2. Ảnh hưởng tới môi trường hành lang lớp học
3.1.3. Ảnh hưở.ng tới cảnh quan trong sân trường
3.2. Ảnh hưởng tới việc thu gom, xử lí rác thải của nhân viên vệ sinh môi
trường

16
3.2.1. Khó khăn trong việc phân loại, thu gom rác thải nhựa dùng một
lần
3.2.2. Khó khăn trong việc xử lý rác thải nhựa dùng một lần

CHƯƠNG 4. Giải pháp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần và bảo vệ
môi trường ở khoa Địa Lí
4.1. Đối với sinh viên khoa Địa lý
4.1.1. Giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần
4.1.2. Tái chế đồ nhựa dùng một lần
4.1.3. Tái sử dụng đồ nhựa
4.1.4. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
4.2. Đối với nhà trường
4.2.1. Tuyên truyền “lối sống xanh”
4.2.2. Hướng dẫn phân loại rác
4.2.3. Đẩy mạnh thu gom và tái chế đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon
khó phân hủy
8. Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
[1]. Ngọc Anh (2021), Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu cơ
sở lý luận, thực tiễn để xác định lộ trình và đề xuất giải pháp loại bỏ chất thải
nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy phục vụ kiểm soát ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam”, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường,
truy cập ngày 22-10-2023, tại trang web
https://isponre.gov.vn/vi/news/tin-tuc/nghiem-thu-cap-co-so-de-tai-cap-bo-
nghien-cuu-co-so-ly-luan-thuc-tien-de-xac-dinh-lo-trinh-va-de-xuat-giai-phap-
loai-bo-chat-thai-nhua-su-dung-mot-lan-va-tui-ni-long-kho-phan-huy-phuc-vu-
kiem-soat-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-1859.html.
[2]. Vũ Thanh Ca và các cộng sự. (2020), Nghiên cứu thái độ của người dân thành
phố Hạ Long đối với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, Tạp chí Môi
trường, truy cập ngày 22-10-2023, tại trang web https://s.pro.vn/sMqt.
[3]. Phạm Thị Dương và Đinh Thúy Hằng (2022), "Khảo sát, đánh giá thực trạng
nhận thức, hành vi của sinh viên về thói quen phân loại rác thải và sử dụng nhựa
một lần", Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải (70), tr. 119-124.
[4]. Nguyễn Quỳnh Hương và các cộng sự. (2022), "Hiện trạng phát sinh chất thải
nhựa trong sinh hoạt hộ gia đình và đề xuất giải pháp quản lý tại quận Thanh

17
Xuân, thành phố Hà Nội", Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường số 44
năm 2022, tr. 98-107.
[5]. Nguyễn Thu Hường và các cộng sự. (2021), "Đánh giá nhận thức của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên về chất thải nhựa và giảm thiểu chất thải
nhựa", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 226(12), tr. 14-21.
[6]. Nguyễn Thị Thanh Huyền và các cộng sự. (2020), "Nghiên cứu phát sinh và hành
vi tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần trong trường học", Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Đại học Duy Tân. 4(41), tr. 97-105.
[7]. Nguyễn Minh Kỳ (2023), Ô nhiễm rác thải nhựa - một vấn đề nan giải, truy cập
ngày 22-10-2023, tại trang web https://osf.io/v268w/.
[8]. Minh Phương (2019), "Biến rác thải nhựa thành nhiên liệu sạch", Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Việt Nam số 4 năm 2019, tr. 48-49.
[9]. Trịnh Thị Quyên (2020), Nghiên cứu thực trạng và đê xuất giải pháp giảm thiểu
rác thải nhựa tại trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
[10]. Trương Đình Thái và Nguyễn Văn Thích (2022), "Những nhân tố ảnh hưởng đến
ý định phân loại rác thải nhựa của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh", Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển. 131(5C), tr. 197-
216.
[11]. Hoàng Thị Thanh và Nguyễn Thị Hiển (2022), Giáo dục rác thải nhựa cho học
sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua các bài học Địa Lý,
Cơ sở dữ liệu Khoa học và Công nghệ- Đại học Huế, truy cập ngày 22-10-2023,
tại trang web https://s.pro.vn/9OXE.
[12]. Nguyễn Trường Thành và các cộng sự. (2022), "Nhận thức của cộng đồng về rác
thải nhựa ở đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình tại Cần Thơ", Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 58( SDMS 2022), tr. 258-264.
[13]. Đặng Hồ Phương Thảo, Nguyễn Thu Hiền và Phạm Ngọc Hòa (2022), "Thực
trạng sử dụng ống hút nhựa của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm.
22(3), tr. 24-33.
[14]. Nguyễn Công Thuận và các cộng sự. (2021), "Thực trạng phát sinh rác thải nhựa
trong trường học- nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Cần Thơ", Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57(Chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí
hậu), tr. 126-137.
[15]. Đỗ Thị Hồng Uyên và các cộng sự. (2022), Nhận thức và nhu cầu xử lý rác thải
nhựa của người dân ở miền Bắc Việt Nam, truy cập ngày 22-10-2023, tại trang
web https://osf.io/rnpgz.

18
Tiếng Anh
[16]. Cornago, Elisabetta, Börkey, Peter, and Brown, Andrew (2021), Preventing
single-use plastic waste: Implications of different policy approaches, OECD
iLibrary accessed 22-10-2023, from
https://www.oecd-ilibrary.org/environment/preventing-single-use-plastic-
waste_c62069e7-en.
[17]. Hammami, Mohammad Bakri Alaa, et al. (2017), "Survey on awareness and
attitudes of secondary school students regarding plastic pollution: implications
for environmental education and public health in Sharjah city, UAE",
Environmental Science and Pollution Research. 24(25), pp. 20626–20633
[18]. Jambeck, Jenna, et al. (2015), "Plastic waste inputs from land into the ocean",
Science. 347(6223), pp. 768-771.
[19]. Jariyaha, Niswatun Indana, et al. (2020), "Level of Student Awareness in Using
Tumbler Water Bottles in an Effort to Reduce the Use of Plastic Bottles",
International Journal of Innovation, Creativity and Change. 10(12), pp. 369-381.
[20]. Silva, Ana Luísa Patrício, et al. (2021), "An urgent call to think globally and act
locally on landfill disposable plastics under and after covid-19 pandemic:
Pollution prevention and technological (Bio) remediation solutions", Chemical
Engineering Journal. 426.
Walker, Tony Robert and Xanthos, Dirk (2018), "A call for Canada to move toward
zero plastic waste by reducing and recycling single-use plastics", Resources,
Conservation & Recycling. 133, pp. 99-100
9. Kế hoạch thực hiện đề tài

STT Nội dung/ Phương pháp thực hiện Sản Thời gian
Công việc phẩm

1 Chương 1. Cơ sở - Sử dụng phương pháp thu Bản 05/10/2023 -


lý luận về đồ thập dữ liệu từ các dữ liệu thứ thảo 20/11/2023
nhựa dùng một cấp thông qua việc thu thập chương
lần và ô nhiễm những tài liệu luận văn, luận 1
môi trường án, bài báo và tạp chí khoa
học,... trong nước và nước
ngoài đã được công bố để tìm
kiếm về các khái niệm, lợi
ích, sự tồn tại và tác hại của
đồ nhựa, đồ nhựa dùng một
lần; khái niệm, tiêu chí đánh

19
giá mức độ ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng của việc sử
dụng đồ nhựa, đồ nhựa dùng
một lần và đưa ra giải pháp.
- Sau khi thu thập dữ liệu
thông qua việc sử dụng
phương pháp phân tích và diễn
giải dữ liệu để tiến hành tài
liệu hóa, thực hiện quy trình
phân tích và phân loại dữ liệu,
từ đó cô đọng dữ liệu thành
các khái niệm, dữ liệu về đồ
nhựa dùng một lần và ô nhiễm
môi trường một cách chỉnh thể.
Sau đó kiểm tra, chỉ ra mối
quan hệ giữa các khái niệm
như thế nào. Sắp xếp, tổng hợp
một cách có hệ thống, đưa ra
và chứng thực hóa những kết
luận về đồ nhựa dùng một lần
- Trình bày hoàn thiện nội
dung chương 1.

2 Chương 2. Hiện -Thu thập dữ liệu từ dữ liệu sơ Bản 21/11/2023 -


trạng sử dụng và cấp: Bảng khảo sát: “Phiếu thảo 4/1/2024
nhận thức của khảo sát nhận thức của sinh chương
sinh viên khoa viên khoa Địa lý về đồ nhựa 2
Địa Lý trường dùng một lần” về hiện trạng
Đại học Sư phạm sử dụng và nhận thức của sinh
Hà Nội với đồ viên khoa Địa Lý trường Đại
nhựa dùng một học Sư phạm Hà Nội với đồ
lần tới môi nhựa dùng một lần tới môi
trường trường.
- Quan sát kết hợp với chụp
ảnh, ghi chép hiện trạng sử
dụng đồ nhựa dùng một lần
của sinh viên tại các lớp học
chuyên ngành để đưa ra các số
liệu thống kê cụ thể về số

20
lượng rác thải nhựa dùng một
lần, từ đó rút ra kết luận về
hiện trạng sử dụng đồ nhựa
dùng một lần của sinh viên
khoa Địa lý.
- Sử dụng phần mềm SPSS
thống kê để xử lí số liệu, chỉ ra
được các mối quan hệ giữa
nhận thức và hiện trạng sử
dụng đồ nhựa dùng một lần
của sinh viên khoa Địa Lý (chỉ
ra được nhận thức của sinh
viên về đồ nhựa dùng một lần
như thế nào từ đó chi phối ra
sao tới thói quen sử dụng sản
phẩm nhựa) rút ra kết luận từ
bảng biểu hoặc số liệu hóa kết
quả thu thập được thành biểu
đồ để chứng minh các mối liên
hệ và kết luận đưa ra.
- Sử dụng phương pháp phân
tích, so sánh các dữ liệu đưa ra
được thực trạng về việc sử
dụng và nhận thức của sinh
viên khoa Địa Lý trường Đại
học Sư phạm Hà Nội với đồ
nhựa dùng một lần.

Chương 3. Ảnh - Sử dụng phương pháp thu Bản 5/1/2024 -


hưởng của sử thập dữ liệu thứ cấp từ các luận thảo 9/02/2024
dụng đồ nhựa văn, đề tài, công trình nghiên chương
dùng một lần đến cứu đã được công bố: Ảnh 3
môi trường tại hưởng của việc sử dụng đồ
trường Đại học nhựa dùng một lần tới môi
Sư phạm Hà Nội trường.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp từ
bảng khảo sát “Phiếu khảo sát
nhận thức của sinh viên khoa
Địa lý về đồ nhựa dùng một

21
lần” kết hợp với quan sát để
đưa ra kết luận về ảnh hưởng
của việc sử dụng đồ nhựa dùng
một lần tới môi trường.
- Sử dụng phương pháp phân
tích và diễn giải dữ liệu, so
sánh: trình bày được những
ảnh hưởng của việc sử dụng đồ
nhựa dùng một lần tới môi
trường.
- Sử dụng phần mềm SPSS
thống kê về những tác động
của việc sử dụng đồ nhựa dùng
một lần tới môi trường trong
trường học.

Chương 4. Giải - Sử dụng phương pháp thu Bản 10/02/2024 -


pháp giảm thiểu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài thảo 10/03/2024
sử dụng đồ nhựa báo khoa học có bình duyệt, chương
dùng 1 lần và bảo các bài báo mạng, văn bản báo 4
vệ môi trường ở chí những thông tin liên quan
khoa Địa lý đến chủ đề về các giải pháp tái
sử dụng, tái chế đồ nhựa.
- Thu thập dữ liệu từ bảng
khảo sát “Phiếu khảo sát nhận
thức của sinh viên khoa Địa lý
về đồ nhựa dùng 1 lần” về các
biện pháp thay thế đồ nhựa
bằng các vật liệu khác để tránh
gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng phần mềm SPSS để
thống kê những giải pháp chủ
yếu mà sinh viên sử dụng để
giảm thiểu rác thải nhựa.
- Xử lý số liệu và trình bày
hoàn thiện nội dung chương 4.

5 Hoàn thành bản Trình bày bản thảo trên word, 11/03/2024 -

22
nghiên cứu khoa lập danh mục tài liệu tham 31/03/2024
học khảo theo các quy định của
một nghiên cứu.

6 Sửa và hoàn thiện Rút kinh nghiệm từ những Bài báo 1/04/2024 -
bản đề tài nghiên đóng góp của người hướng cáo 28/04/2024
cứu khoa học dẫn, thảo luận nhóm để chỉnh hoàn
sửa và hoàn thiện . chỉnh

7 Nộp bản báo cáo Bài báo cáo in hoàn chỉnh. Bài 30/04/2024
nghiên cứu khoa nghiên
học cứu bản
cứng

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ
VỀ ĐỒ NHỰA DÙNG MỘT LẦN

I. Thông tin chung

1. Bạn là sinh viên lớp nào?

□ K71A
□ K71B

23
□ K71C
□ K71CLC

2. Giới tính của bạn là gì?

□ Nam
□ Nữ

II. Nội dung khảo sát

1. Bạn có thường xuyên sử dụng đồ nhựa dùng một lần không?

□ Thường xuyên
□ Hiếm khi
□ Không sử dụng

2. Bạn sử dụng khoảng bao nhiêu sản phẩm nhựa mỗi ngày?

□ Không sử dụng
□ Từ 2 – 5 sản phẩm
□ Từ 5 – 10 sản phẩm
□ Trên 10 sản phẩm
□ Không biết

3. Sản phẩm nhựa mà bạn sử dụng nhiều nhất đó là:

□ Chai nhựa
□ Túi nilong
□ Cốc nhựa
□ Thùng nhựa
□ Hộp xôi
□ Khẩu trang y tế
□ Khác

4. Bạn có thói quen dùng lại đồ nhựa một lần không?

□ Tái sử dụng
□ Bỏ đi

5. Bạn có biết tới các kí hiệu, mã số trên các sản phẩm từ nhựa không?

□ Có biết
□ Không biết

24
6. Theo bạn, tại sao lại có các kí hiệu số khác nhau trên sản phẩm từ nhựa?

□ Trang trí bao bì sản phẩm thêm bắt mắt


□ Tăng độ nhận diện sản phẩm
□ Sản xuất theo dây chuyền khuôn mẫu trong từng đợt sản xuất
□ Giúp người dùng nhận biết được chất liệu nhựa làm nên sản phẩm
□ Khác

7. Bạn có hiểu ý nghĩa của các kí hiệu, con số in trên sản phẩm nhựa không?

□ Rất hiểu
□ Hiểu một phần
□ Không hiểu

8. Bạn hiểu như thế nào về các kí hiệu, mã số in trên sản phẩm nhựa?

□ Thành phần
□ Khả năng tái chế
□ Khả năng sử dụng
□ Mức độ độc hại
□ Cả 4 ý trên
□ Không hiểu gì

9. Khi sử dụng đồ nhựa bạn có để ý tới các kí hiệu in trên sản phẩm không?

□ Thường xuyên
□ Thi thoảng
□ Rất hiếm
□ Không để ý

10. Bạn có thường xuyên phân loại rác thải không?

□ Thường xuyên
□ Hiếm khi
□ Chưa bao giờ

11. Bạn có biết các cách phân loại rác hiện nay không?

□ Biết một số cách


□ Chưa tìm hiểu

12. Theo bạn, khó khăn trong quá trình phân loại rác là gì?

25
□ Kinh phí hạn hẹp nên không đủ phương tiện thu gom, vận chuyển rác tại
nguồn
□ Người dân chưa được cung cấp kiến thức về các cách phân loại rác
□ Ý thức của người dân chưa cao
□ Cả 3 ý trên
□ Khác
13. Theo bạn, việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần có thể gây ra những tác hại
cụ thể nào tới các vấn đề sức khỏe con người?
□ Nguy cơ gây ung thư
□ Phá hủy DNA
□ Gây rối loạn nội tiết tố
□ Nguy cơ gây vô sinh
□ Ảnh hưởng đến các chỉ số trong máu (oxi trong máu, tiểu cầu…)
□ Khác
14. Vậy bạn đánh giá như thế nào về tác hại của việc sử dụng đồ nhựa dùng
một lần đối với sức khỏe con người?
□ Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
□ Ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe
□ Không gây ảnh hưởng tới sức khỏe
15. Theo bạn, việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần tác động tới môi trường như
thế nào?
□ Gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường
□ Ít gây ô nhiễm môi trường
□ Không gây ô nhiễm môi trường
16. Theo bạn, việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần gây ảnh hưởng tới môi
trường tự nhiên như thế nào?
□ Ô nhiễm không khí
□ Ô nhiễm đất đai
□ Ô nhiễm nguồn nước ngọt
□ Ô nhiễm đại dương
□ Suy giảm đa dạng sinh học
□ Khác

17. Theo bạn đồ nhựa dùng 1 lần nên TIẾP TỤC sử dụng hay CẤM?

□ Tiếp tục sử dụng

26
□ Cấm sử dụng

18. Nếu CẤM sử dụng đồ dùng 1 lần, theo bạn sản phẩm thay thế là gì?

□ Túi giấy/vải
□ Ống hút giấy
□ Ống hút thủy tinh, inox
□ Ống hút hữu cơ từ vỏ gạo, cỏ, dừa, cà phê…
□ Bình nước cá nhân
□ Khác
19. Hiện tại, bạn có thực hiện các biện pháp giảm thiểu sử dụng đồ nhựa
dùng một lần bằng việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường không?

Không bao Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường


giờ xuyên

Túi giấy/vải □ □ □ □

Ống hút giấy □ □ □ □

Ống hút thủy □ □ □ □


tinh/inox

Ống hút hữu □ □ □ □


cơ từ vỏ gạo,
cỏ, dừa, cà
phê…

Bình nước cá □ □ □ □
nhân

20. Bạn có những đề xuất hay ý kiến nào khác để góp phần giảm thiểu đồ
nhựa dùng một lần không?
…..............................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........

27
28

You might also like