You are on page 1of 8

[2C-1] Khảo sát thực trạng chứng minh sự tồn tại của vấn đề

Lớp: 2A- Ca 2.5.7 Số thứ tự nhóm: 01

Tên thành viên: Mai Hồng Ngọc Bình, Phạm Hữu Khánh

Phiếu này dùng để mô tả thực trạng, chứng minh vấn đề tồn tại.

Cá nhân sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu, các bài khảo sát/thống kê, nghiên
cứu... đã được đăng trên các sách, báo, tạp chí hoặc Internet đáng tin cậy.

Nếu vấn đề mới, chưa có thông tin, dữ liệu/số liệu thì cá nhân có thể đến những nơi
vấn đề xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các bên liên quan để trả
lời các câu hỏi: Vấn đề gì? Xảy ra ở đâu? Các bên liên quan là ai? Ý kiến của họ như
thế nào? Thực trạng của vấn đề về mức độ nghiêm trọng, cấp thiết ra sao nhằm
chứng minh vấn đề thực sự tồn tại.

Sinh viên Hutech còn sử dụng nhiều túi ni lông trong khuôn viên
Dự án nhóm trường

Minh họa: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh thể hiện cuộc khảo sát
của bạn để thể hiện thực trạng của dự án và chú thích ngắn gọn dưới mỗi hình thức
minh hoạ.
Thái độ, hành vi Thái độ đối với giảm thiểu rác thải
từ túi nilon
Chưa từng Thỉnh Thường
thoảng xuyên
Tìm kiếm các sản phẩm thay thế túi nilon 15% 65% 20%
Chủ động tìm hiểu về cách tái sử dụng, tái 15% 70% 15%
chế đối với các loại túi nilon
Phân loại các loại túi nilon có thể tái chế 45% 35% 20%
được
Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi 15% 65% 20%
trường
Áp dụng chính sách của các cửa hàng nhằm 35% 55% 10%
khuyến khích người tiêu dùng khác hạn chế
sử dụng túi nilon

Hình 5. Thái độ, hành vi giảm thiểu rác thải từ túi nilon của giảng viên.
Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực
trạng của dự án nhóm (mức độ nghiêm trọng, cấp thiết) ra sao? Sử dụng
các giá trị định lượng (nếu có thể).

Hình 1: Trong các sản phẩm nhựa mà giảng viên trường đại học Công Nghệ tp.HCM
thường sử dụng, bao bì nilon (bao bì nhựa) sử dụng một lần là sản phẩm mà giảng
viên chiếm nhiều nhất với tỷ lệ là 55%, tiếp đến là ly/chai nhựa với tỷ lệ 30% và ống
hút nhựa, muỗng nhựa chiếm 10%. Điều này cho thấy các sản phẩm trên đã trở thành
vật dụng quen thuộc trong cuộc sống của giảng viên trường đại học Công Nghệ bởi
đa số qua phỏng vấn cho rằng, các sản phẩm nhựa dùng một lần có giá thành rẻ, tiện
lợi và trở thành thói quen khó bỏ của họ.

Hình 2: Theo kết quả điều tra đánh giá thói quen của giảng viên về việc hạn chế sử
dụng túi nilon, hầu hết các giảng viên có sự quan tâm, chú ý đúng mức tới vấn đề
này, có nhiều thói quen tốt. 70% giảng viên sử dụng khoảng 1-2 túi nilon/ngày, 20%
giảng viên sử dụng khoảng 3-5 túi nilon/ngày và 10% giảng viên sử dụng trên 5 túi/
ngày. Mức sử dụng túi nilon một ngày của giảng viên trường đại học Công Nghệ khá
thấp, sử dụng ít túi nilon và có dấu hiệu của việc giảm sử dụng.

Hầu hết giảng viên đều thường xuyên sử dụng túi nilon vì tính nhỏ gọn và nhẹ.
Giảng viên có ý kiến không có lựa chọn nào khác vì đi mua hàng tất cả chủ cửa hàng
đều cho vào túi nilon. Phần lớn giảng viên đều biết tác hại của túi nilon từ công cụ
truyền thông đại chúng (Internet, tivi).
Hình 3: Trong các sản phẩm nhựa được giảng viên đại học Công Nghệ sử dụng,
40% sản phẩm nhựa có nguồn gốc từ chợ, 45% từ các siêu thị, trung tâm thương mại,
75% từ các cửa hàng tạp hóa và 35% phát sinh từ các cửa hàng ăn, uống. Đa số
những sản phẩm nhựa này hiện vẫn được các cơ sở kinh doanh trên sử dụng vì sự
thông dụng, để tìm nguồn hàng và chi phí hợp lý của chúng. Nó đã trở thành một thứ
thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Cho
nên việc giảm thiểu chất thải nhựa là vô cùng khó khăn. Đặc biệt, có sự trao đổi hàng
hóa và mua bán liên tục với khối lượng rất lớn trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.

Hình 4: Kết quả về các phương pháp xử lý chất thải nhựa hiện nay của giảng viên
đại học Công Nghệ trong khu vực khảo sát cho thấy, 40% người dân sử dụng phương
thải bỏ các loại sản phẩm nhựa sau khi sử dụng một lần. Điều này đúng với thực tế
khi vẫn tồn tại một lượng lớn chất thải nhựa được xả thải bừa bãi ra môi trường gây
mất mỹ quan. Bên cạnh đó có khoảng 10% giảng viên chọn phương án đốt. Đây là
một phương án xử lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người thực hiện
vì khi đốt bỏ, các chất thải nhựa sẽ sản sinh ra một lượng khí độc dioxin và furan.
Ngoài ra, không có giảng viên chọn phương án chôn lấp không hợp vệ sinh (chiếm
0%). Đây là một phương pháp gây hại cho môi trường. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ
làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua
đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô
nhiễm nguồn nước, gây chết cho các vi sinh vật có lợi trong môi trường đất. Có
khoảng 5% giảng viên Hutech chọn phương pháp tái sử dụng trên 5 lần và 65%
người dân chọn tái sử dụng dưới 5 lần. Đây là những phương án khả thi cho việc
giảm thiểu tiêu thụ và sử dụng dụng các sản phẩm nhựa, cũng như hạn chế được một
lượng lớn chất thải nhựa được thải ra môi trường, góp phần hạn chế gây áp lực đến
môi trường.10% giảng viên Hutech thực hiện giải pháp tái chế các loại chất thải nhựa
thành các loại vật dụng khác để sử dụng hàng ngày.

Hình 5: Nghiên cứu tiến hành đánh giá thái độ, hành vi của giảng viên Hutech tại
tp.Hồ Chí Minh đối với giảm thiểu rác thải từ túi nilon và đồ nhựa dùng một lần qua
các nội dung được đưa ra trong hình 5.

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy, thái độ đối với giảm thiểu túi nilon các giảng viên
Hutech đang ở mức độ trung bình. Thể hiện thông qua việc tìm kiếm các sản phẩm
thay thế túi nilon, chủ động tìm hiểu về cách tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa vẫn
còn ở mức độ thấp. Khi tiến hành khảo sát, nghiên cứu cũng nhận thấy, tỷ lệ các
giảng viên Hutech quan tâm nhất đến việc tìm kiếm sản phẩm thay thế túi nilon
chiếm (20% thường xuyên, 70% thỉnh thoảng, 15% chưa từng) hay sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trường như túi vải (20% thường xuyên, 65% thỉnh thoảng,
15% chưa từng) thông qua thái độ và hành vi đối với giảm thiểu rác thải từ túi nilon
giảng viên hiện nay cũng khá quan tâm đến chất thải nhựa và sự ảnh hưởng của nó
đến môi trường, sức khỏe. Tuy nhiên, từ thái độ quan tâm đến hành vi thực hiện còn
gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ các giảng viên chủ động tìm hiểu về cách tái sử dụng, tái
chế đối với các loại túi nilon chiếm (15% thường xuyên, 70% thỉnh thoảng, 15%
chưa từng), phân loại các loại túi nilon có thể tái chế được (20% thường xuyên, 35%
thỉnh thoảng, 45% chưa từng) và áp dụng chính sách của các cửa hàng nhằm khuyến
khích người tiêu dùng khác hạn chế sử dụng túi nilon (10% thường xuyên, 55% thỉnh
thoảng, 35% chưa từng) với mức độ thấp hơn so với thái độ quan tâm như phân tích
trên. Các sản phẩm thân thiện với môi trường được các giảng viên sử dụng chủ yếu
là túi giấy (đựng các sản phẩm khô ở một số quán bánh mỳ, bánh sắn, quẩy,
pizza…), cốc giấy, ống hút giấy (ở một số quán kem, trà sữa…), ăn cơm tại chỗ ở
các quán cơm văn phòng,… Tỷ lệ các cửa hàng sử dụng cũng thấp do có nhiều bất
cập khi sử dụng. Ví dụ như, túi giấy không thuận tiện trong

vận chuyển bởi chúng không có quai, chỉ đựng các đồ khô, các loại túi tự hủy sinh
học, túi giấy có quai, cốc giấy, ống hút giấy giá thành lại cao nên chi phí sẽ tăng khi
sử dụng; và nếu dùng lâu thì ống hút giấy, cốc giấy sẽ bị mềm và mủn… Tỷ lệ các
cửa hàng áp dụng các chính sách nhằm khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử
dụng các sản phẩm từ nhựa ở mức thấp nhất (chỉ có 12,2% cửa hàng đã từng áp dụng
từ mức thỉnh thoảng trở lên). Hình thức cũng đơn giản, chủ yếu tập trung ở các quán
bán phở, xôi, cháo, chè… như cho thêm một chút đồ nếu khách mang theo cặp lồng,
đồ đựng. Những hình thức này cũng không được chủ các cửa hàng đưa vào như một
chính sách hay quy định của cửa hàng để triển khai rộng rãi với khách mà chỉ đơn
giản là thực hiện như một thói quen. Bên cạnh đó, nắm bắt được tâm lý một bộ phận
khách mua hàng (thường là cán bộ thuộc các trường đại học, cán bộ văn phòng ở lại
trưa tại cơ quan) có tâm lý lo sợ về việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để
đựng đồ ăn, chủ một số quán ăn văn phòng đã áp dụng dịch vụ vận chuyển cơm hộp
(sử dụng các hộp cơm inox có thể tái sử dụng nhiều lần) đến tận nơi theo yêu cầu của
khách hàng và sau đó các hộp cơm này sẽ được thu hồi sau khi khách hàng sử dụng.
Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng nếu khách hàng lấy với số lượng nhiều hoặc
các khách hàng tập trung ở một khu vực nhất định (như trường học, ký túc xá…) còn
lại không áp dụng với các khách lẻ, không tập trung vì còn liên quan đến việc thu hồi
hộp đựng sau khi khách hàng sử dụng. Cùng với đó, dịch Covid 19 xuất hiện và bùng
phát từ những năm 2020 cũng làm cho việc vận dụng chính sách này gặp khó khăn
hơn khi khách hàng từ chối sử dụng các đồ tái sử dụng nhiều lần vì lo sợ sự lây lan
của dịch bệnh. Nhìn chung, các chính sách mà các cửa hàng áp dụng nhằm giảm
thiểu túi nilon và đồ nhựa dùng một lần còn đơn giản, chưa có tính hệ thống và còn
gặp nhiều khó khăn khi áp dụng do phụ thuộc nhiều vào tâm lý cũng như sự quyết
định của khách mua hàng. Từ các phân tích trên có thể thấy chủ các cửa hàng kinh
doanh ăn uống trên địa bàn phường Tân Thịnh bước đầu đã có sự quan tâm đến rác
thải từ nhựa (đặc biệt là túi nilon và đồ nhựa dùng một lần). Tuy nhiên, từ thái độ
quan tâm đến việc thực hiện thay đổi hành vi còn gặp nhiều khó khăn.

Kết luận: Nhận định của cá nhân về kết quả khảo sát về thực trạng/ sự tồn tại của dự
án nhóm: vấn đề có tồn tại hay không? Thực trạng có nghiêm trọng/ cấp thiết
không?

Bao bì nilon, hộp nhựa, hộp xốp, thùng xốp, ly nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa và
muỗng nhựa là các loại sản phẩm nhựa được giảng viên sử dụng, trong đó phổ biến
nhất là bao bì nilon. Đa phần người tp. Hồ Chí Minh đều nhận thức được rằng chất
thải nhựa đang là một vấn đề môi trường nghiêm trọng và đã thực hiện những
phương pháp giảm thiểu chất thải nhựa có ý nghĩa như tái chế, tái sử dụng. Tuy vậy,
vẫn còn giải pháp khắc phục vẫn chưa thực sự triệt để trong việc thực hiện các biện
pháp giảm thiểu chất thải nhựa. Để giảm thiểu được tình trạng chất thải nhựa như
hiện nay, các cơ quan quản lý, ban ngành đoàn thể cần thực hiện tổng hợp các giải
pháp quản lý thiết thực và hiệu quả. Ngoài ra, cần đẩy nhanh và mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục và truyền thông về hiện trạng, tác hại của chất thải nhựa nhằm nâng
cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân. Các hoạt động giáo dục cần được tiến
hành trong gian dài, với khoản chi phí đầu tư cho các hoạt động giáo dục hợp lý.

Nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc dự án nhóm (trong nước hoặc
trên thế giới): cùng 1 vấn đề hoặc tương tự ở trong 1 hoàn cảnh tương tự hoặc ở một
hoàn cảnh khác.

Nghiên cứu phát sinh và hành vi tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần trong
trường học

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.

1. Nguyễn Thị Hồng Viên, Vũ Thị Phương, Nguyễn Thị Hồng, 28/3/2019,
GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN KÝ TÚC XÁ
ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ HẠN CHẾ SỬ
DỤNG TÚI NILON, ngày 09/03/2024

http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/13797/1/39704-1297-
126390-1-10-20190411.pdf?
fbclid=IwAR03pQWQeHeaXYyOGwr6yc1xtqRjnA8sbb8UatOHreQ4kVdmrsybxqZ
7jos

2. Nguyễn Văn Thịnh, Hồ Bích Liên, 30/01/2022, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG SẢN PHẨM NHỰA VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
BÌNH DƯƠNG, ngày 09/03/2024

http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/64642/1/
CVv512S022022117.pdf?
fbclid=IwAR2PHUhELi7tRRVAZdDBinn_Iik3VlVo6vT6OyXQf6orFhKHwAijmw
Qtd1Y

You might also like