You are on page 1of 6

IV Xây dựng nhận thức/ biện pháp hạn chế:

Hạn chế rác thải nhựa là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, tổ chức và
chính phủ. Chúng ta cần thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, ưu tiên các
sản phẩm thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng
đồng và môi trường cho thế hệ tương lai.
1. Một số biện pháp hạn chế
a. Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế nhựa dùng một
lần.
Thay vì sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như cốc nhựa, ống
hút nhựa, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với
môi trường như:
- Ống hút thiên nhiên tự phân huỷ : Được làm từ cà phê, bã mía,
dừa, cỏ bàng và gạo, an toàn cho sức khỏe, tự phân hủy hoàn toàn
trong môi trường tự nhiên.
- Hộp đựng thực phẩm: được làm từ bã mía, là một nguồn nguyên
liệu tự nhiên bền vững có thể tái tạo và phân huỷ một cách nhanh
chóng. Đặc điểm nổi bật của sợi bã mía nằm ở tính chất bền chắc,
linh hoạt trong khả năng đóng gói, và chất lượng thoáng khí, không
thấm nước.
- Bộ ly giấy với công nghệ tráng nước : Sử dụng công nghệ tráng
nước, không tráng nhựa (PP, PE hoặc PLA) giúp quá trình sản xuất
ít thải ra khí carbon và khi phân hủy không để lại các tác động xấu
đến môi trường như ly giấy thông thường. Phân hủy hoàn toàn
trong môi trường tự nhiên trong vòng 18 tuần, đa dạng kích thước,
phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng.
Những sản phẩm này được làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, an
toàn và tự phân huỷ trong thời gian ngắn, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa
thải ra Trái Đất mỗi ngày.
b. Tái sử dụng đồ nhựa một cách an toàn:
Tái sử dụng đồ nhựa là giải pháp hiệu quả cho môi trường nhưng cần
thực hiện an toàn để bảo vệ sức khỏe. Nên chọn loại nhựa an toàn,
kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng, vệ sinh sạch sẽ, không dùng cho
thực phẩm nóng hoặc trong lò vi sóng, hạn chế tái sử dụng nhiều lần.

Thay vì dùng một lần và vứt đi thì người dân có thể sử dụng sản phẩm
đó cho những mục đích khác như : tái sử dụng đồ nhựa làm đồ trang
trí (ống cắm, bút chậu hoa,…)
Dùng chai nhựa để trồng cây tại nhà

c. Hạn chế việc đốt rác thải nhựa tại nhà :


Việc người dân tự đốt rác thải nhựa, hoặc các điểm thu gom nhỏ lẻ vẫn
xử lý rác bằng cách đốt mang đến rất nhiều nguy hại:

Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ
tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh:
giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là
ung thư.

Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có
trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới
tầng ozone.
d. Phân loại và tái chế rác thải nhựa:
Phân loại rác thải nhựa là bước đầu tiên để tái chế hiệu quả. Việc phân
loại giúp thu gom các loại nhựa khác nhau, xử lý phù hợp và tạo ra
nguyên liệu mới. Tái chế rác thải nhựa giúp giảm thiểu rác thải, tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Có thể tái chế nhiều loại nhựa
như chai PET, hộp HDPE, túi nilon LDPE và hộp PP. Tuy nhiên, cần
lưu ý một số loại nhựa không thể tái chế như PVC, PS và PC.
e. Tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người :
Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao ý thức cộng
đồng trong việc hạn chế rác thải nhựa là vô cùng quan trọng.

Cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền hiệu quả như:
- Đưa nội dung về tác hại của rác thải nhựa vào chương trình gảng
dạy ở các trường học, tổ chức các hội thảo, tập huấn cho người
dân.
- Phát sóng các chương trình truyền hình, tin tức, bài báo về tác hại
của rác thải nhựa và lợi ích của việc hạn chế sử dụng.
- Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tổ chúc các hoạt động thu gom, tái chế rác thải nhựa.
Hạn chế rác thải nhựa là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn xã
hội. Hãy thay đổi thói quen sử dụng, lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi
trường, tái sử dụng và phân loại rác thải nhựa đúng cách. Chung tay bảo vệ
môi trường, xây dựng tương lai xanh cho chính bản thân và thế hệ sau.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của mỗi cá nhân, tổ chức và
chính phủ. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, thay đổi thói quen sử dụng,
hạn chế đồ nhựa dùng một lần, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường, tái sử dụng và phân loại rác thải nhựa đúng cách. Tổ chức và chính
phủ cần có chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường, đầu tư vào hệ thống xử lý rác thải nhựa, đồng thời tuyên truyền
nâng cao ý thức cộng đồng. Hạn chế rác thải nhựa là trách nhiệm chung,
hãy chung tay hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

You might also like