You are on page 1of 17

I.

Thông tin tổng quan về Unilver và dự án

1. Về Unilver Việt Nam


Unilever thành lập ở Việt Nam từ 1995 với nhiều nhãn hàng tiêu dùng quen
thuộc với các gia đình Việt như: OMO, Lifebuoy, Sunlight, P/S, Dove, Clear.... Các
sản phẩm của Unilever có mặt tại hơn 190 quốc gia với 2,5 tỷ người sử dụng các
sản phẩm của mỗi ngày. Unilever sở hữu một mạng lưới phân phối toàn cầu rộng
khắp gồm 25 triệu nhà bán lẻ. Có hơn 400 thương hiệu giúp người tiêu dùng chăm
sóc nhà cửa. Tại Việt Nam, Unilever tập trung vào 3 nhóm sản phẩm với 25 thương
hiệu:
● Nhóm thực phẩm, đồ uống: Knorr, Lipton, Wall’s, Unilever Food
Solutions
● Nhóm hóa chất giặt tẩy và vệ sinh nhà cửa: Cif, Comfort, OMO,
Sunlight lau sàn, Sunlight rửa bát, Surf, Vim, Viso.
● Nhóm làm đẹp và chăm sóc cá nhân: Axe, closeup, Dove, Lifebuoy,
Lux, Pond’s, Rexona, sunsilk, Vaseline, Clear, TRESemme, Hazeline,
P/S.
Với sứ mệnh: “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc
sống. và tầm nhìn của Unilever toàn cầu là làm cho cuộc sống bền vững trở nên
phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các
hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường.
● Giảm một nửa ảnh hưởng môi trường từ các sản phẩm của Unilever.
● Cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của con người. 
● Cải thiện sinh kế của hàng triệu người.
2. Bối cảnh dự án

Vấn nạn rác thải nhựa là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm tại Việt Nam.
Hàng năm, Việt Nam thải ra 1.8 tỉ tấn rác thải nhựa nhưng chỉ 27% lượng rác thải
được tái chế. Nếu không được xử lí và tái chế theo đúng quy trình, nhựa mất đến
hàng nghìn năm để phân hủy. Rác thải xuống biển và tự nhiên sẽ làm môi trường
sống bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nóng
bỏng, là mối quan tâm hàng đầu cho tất cả các nhãn hàng toàn cầu nói chung và
Unilever nói riêng. Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp cần lên kế hoạch hành
động để bảo vệ cuộc sống bền vững của con người.
Vấn đề cần được giải quyết: cần làm gì để nâng cao ý thức của người dân về việc
phân loại rác tại nguồn (SAS) và xử lý rác thải nhựa?

3. Vai trò của Unilever về vấn đề rác thải nhựa từ trước đến nay:

Năm Nội dung


2011 Kế hoạch phát triển bền vững ra đời, trong đó vấn đề môi trường được
đặt làm trọng tâm, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất của
Unilever với 3 mục tiêu lớn: 
● Giúp hơn 1 tỷ người cải thiện sức khỏe và điều kiện sống. 
● Giảm một nửa tác động đến môi trường từ việc sản xuất và sử dụng
các sản phẩm của Unilever.
● Cải thiện sinh kế của hàng triệu người trong quá trình phát triển
kinh doanh.
2012 - Hơn 1/3 nguyên liệu thô nông nghiệp được mua từ các nguồn bền vững
2014 và trên 50% nhà máy đạt được mục tiêu không chuyển rác tới bãi rác.
2015 Unilever công bố đã đạt được mục tiêu không chở rác thải không nguy
hiểm tới bãi rác từ toàn bộ mạng lưới các nhà máy của mình và đạt được
mức cắt giảm 1 triệu tấn khí thải CO2 từ năm 2008.
2017 Thay đổi phương thức sản xuất bao bì nhựa với chiến lược “Less, Better,
No Plastic” 
● Less plastic (Dùng ít nhựa hơn): nghiên cứu cách thức đóng gói
và vận chuyển sản phẩm; thiết lập những trạm nạp đầy dầu gội và
nước giặt tẩy đặt ở các cửa hàng, trường đại học và máy bán hàng
tự động ở Đông Nam Á.
● Better plastic (Dùng nhựa tốt hơn): sáng tạo thêm chất mới (có
thể nhìn thấy và sàng lọc bằng máy quét của nhà máy tái chế) vào
trong bao bì của Axe và TRESemmé để giúp nhựa màu đen có thể
tái chế được. Tại Châu Âu, nhãn hàng Lipton cũng đã thí điểm mô
hình thu lại chai nhựa đã qua sử dụng để sản xuất “Chai lễ hội” từ
100% nhựa tái chế.
● No plastic (Không dùng nhựa): phát minh mới trong việc kiểm
soát chất thải nhựa bao gồm bánh xà phòng gội đầu, viên kem đánh
răng, que khử mùi các-tông và bàn chải tre…. Tham gia vào chuỗi
cung ứng Loop góp phần tìm kiếm những phương thức mới trong
hoạt động bán hàng, giao hàng và thu hồi bao bì từ các hộ gia đình
để tái sử dụng.
2018
Tham gia lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai sáng kiến "Zero
Waste to Nature"
● Giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa.
● Xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh
doanh bền vững.
● Phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn.
● Kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh
tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Cụ thể:
● Đầu tư sản xuất bao bì thân thiện với môi trường
✔ Thay thế toàn bộ bao bì bằng nhựa nguyên sinh sản xuất trực tiếp
từ dầu mỏ bằng nhựa tái chế. VD: Sunlight, Comfort,…

✔ Nhựa tái chế được sản xuất từ nhựa thu gom. Sau khi phân loại,
nhựa được nghiền nhỏ, làm sạch và nung chảy. Hỗn hợp nhựa được
chuyển qua máy ép thành dạng sợi hoặc hạt nhựa.

● Đặt trạm refill tại các Trung tâm thương mại: Sunlight và
Comfort khuyến khích khách hàng mua sản phẩm dạng túi để refill
vào chai rỗng cũ tại nhà. Sunlight đặt trạm refill tại 4 TTTM lớn ở
Hà Nội và Hồ Chí Minh trong nhiều ngày để khách hàng trực tiếp
trải nghiệm "rót đầy" sản phẩm mới vào chai Sunlight cũ.

2017 - Hợp tác với Công Ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị TPHCM trong dự
2020 án "Nâng cao nhận thức và chất lượng môi trường sống của người
dân tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh".
Cụ thể: 
● Hỗ trợ truyền thông Chương trình phân loại rác thải tại nguồn,
nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt”.
● 2018: tổ chức thí điểm “Thu gom bao bì nhựa hỗn hợp dành cho
đơn vị tư nhân nhận ngay sản phẩm tiêu dùng hàng ngày” cho lực
lượng thu gom rác dân lập, người lao động tại 2 trạm trung chuyển
Quang Trung và Tống Văn Trân.
2020 - 19/2/2020: Ký “Hợp tác công tư về quản lý rác thải nhựa” với Bộ
Tài nguyên và Môi trường và 2 doanh nghiệp (công ty TNHH Dow
Chemical Việt Nam và công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn) với mục tiêu
thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam.

- Hợp tác dài hạn giữa Unilever và URENCO "Phân loại rác tại
nguồn gắn liền với Thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội" giai
đoạn 2020 - 2025. URENCO chịu trách nhiệm tổ chức thu gom, vận
chuyển, tái chế các loại rác thải (bằng hệ thống E2E). Unilever là đơn vị
đối tác chiến lược, hỗ trợ tài chính, đồng hành cùng URENCO thực hiện
công tác tuyên truyền, truyền thông giúp người dân hình thành và duy trì
thói quen phân loại rác tại nguồn.
● 26/6/2020: Ký kết phê chuẩn chương trình hành động và mục tiêu
năm 2020
● Tổ chức các điểm “Green day” cố định vào sáng thứ Bảy hàng tuần
để người dân  mang rác có thể tái chế đến đổi lấy sản phẩm
Unilever hoặc sử dụng app Mgreen để chủ động chọn quà, hẹn
ngày/giờ để nhân viên môi trường đô thị đến thu gom.
● Ra mắt MV "Này này, phân loại rác đi nào"vào ngày 21/12/2020

- 11/12/2020: Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Công ty Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Môi trường đô thị
Hà Nội – URENCO, Công ty CP Sản xuất nhựa Duy Tân, Công ty TNHH
Tư vấn Mãi mãi xanh Labs về việc sản xuất và trao tặng thùng phân loại
rác tại nguồn cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương và một số khu vực
công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
● Giai đoạn 1: Sản xuất, trao tặng 3,750 thùng phân loại rác tại
nguồn (3 ngăn) làm từ nhựa tái chế cho các cơ quan nhà nước
Trung ương năm 2020.
● Giai đoạn 2: Sản xuất, trao tặng một số thùng phân loại rác tại
nguồn (3 ngăn) cho các khu vực công cộng (phố đi bộ, quảng
trường, trung tâm thương mại, công viên, trường học…) trong năm
2021.

Đánh giá chung: thông qua một số báo cáo của Unilever về các hoạt động của tập
đoàn, Unilever đã có rất nhiều hành động thiết thực để thể hiện trách nhiệm của
mình trong vai trò bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người, thực hiện đúng
cam kết và sứ mệnh của kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Giới thiệu dự án thay đổi nhận thức về SAS (phân loại rác tại nguồn)

1. Những trở ngại hiện tại


● Tình trạng ô nhiễm trắng (ô nhiễm rác thải nhựa) ngày càng đáng báo động.
● Kiến thức của người dân còn rất hạn chế (đặc biệt là về việc phân loại rác
thải sao cho đúng)
● Ngại trong việc phân loại rác (cảm thấy bất tiện, không cần thiết, tâm lý
lười…)
● Còn nhiều nghi hoặc về quy trình xử lý rác sau khi phân loại (phân loại xong
sẽ đổ đi đâu? Ai thu gom? Xử lý như thế nào?)

2. Những vấn đề mà Unilever có thể giải quyết


● Đầu tư và hợp tác để cải thiện hạ tầng quản lý chất thải.
● Thu mua và sử dụng nhựa tái chế cho bao bì sản phẩm từ các nguồn của đối
tác dự án
● Tham gia các chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để hỗ trợ
tài chính cho việc thu gom bao bì của mình
● Nâng cao nhận thức của người Việt trong việc xử lý rác thải nhựa và thực
hiện phân loại rác tại nguồn đúng cách, đúng quy chuẩn.
● Truyền thông để người dân hiểu và tin tưởng vào hệ thống tổ chức thu gom,
vận chuyển, tái chế các loại rác thải sau khi phân loại
3. Mục tiêu của dự án
● Nhắm tới mục tiêu dài hạn (2025): giảm thiểu 50% số lượng nhựa nguyên
sinh thải ra ngoài môi trường và 100% các sản phẩm của Unilever đều sử
dụng nhựa có thể tái chế, tái sử dụng và dễ phân hủy. 
● Hỗ trợ quá trình thu gom và xử lí rác thải, để lượng rác thải mà Unilever tái
chế sẽ vượt quá số lượng nhựa mà nhãn hàng đưa ra thị trường. 
● 60% các hộ gia đình/văn phòng/ khu dân cư… trên địa bàn 4 thành phố lớn
(Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) hiểu và thực hiện phân loại rác thải
tại nguồn.
4. Đối tượng của dự án
● Những hộ gia đình có bố mẹ thuộc thế hệ Millennials tại 4 thành phố lớn: Hà
Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ
● Các đối tác kinh doanh của Unilever.
● Sở ban ngành môi trường đô thị và chính quyền tại 4 địa phương.
● Khách hàng của Unilever.
5. Kế hoạch tổng quan dự án 5 năm
2020: 
● Phối hợp với URENCO xây dựng chương trình phân loại rác tại nguồn (thí
điểm tại thành phố Hà Nội) 
● Ký hết hợp tác công tư về quản lý rác thải nhựa với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, mục tiêu thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại
Việt Nam
● Sản xuất và trao tặng thùng phân loại rác tại nguồn cho các cơ quan nhà
nước ở Trung ương và một số khu vực công cộng trên địa bàn thành phố Hà
Nội
● Cam kết tài trợ ngân sách trong việc đầu tư hợp tác quản lý/cải thiện hạ tầng
phân loại và xử lý rác thải trong vòng 5 năm
2021:
● Kết hợp với các cấp chính quyền và địa phương tổ chức workshop, hội thảo
đào tạo về chủ đề môi trường, rác thải nhựa; thực hiện phân loại rác tại
nguồn và nâng cao hiểu biết về End-to-End System cho các nhà chuyên
môn, nhà hoạt động xã hội, cán bộ nhà trường, cán bộ phường/ủy ban tại 4
thành phố lớn (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ)
● Thực hiện chiến dịch truyền thông dự án năm 2021 đến với người dân địa
phương.
2022 - 2023:
● Chuỗi sự kiện và truyền thông liên quan của dự án tới cộng đồng. Tập trung
triển khai sự kiện tại những địa điểm công cộng tại 4 thành phố lớn: Hà Nội,
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
● Hợp tác với một trang thương mại điện tử tạo ra một hệ thống sử dụng trí
thông minh nhân tạo tự động xác định và phân loại bao bì nhựa.
✔ Khách hàng quét mã QR trên chai muốn tái chế trước khi đặt vào máy.
✔ Công nghệ AI xác định loại nhựa và phân loại nó cho phù hợp.
✔ Hạt nhựa tái chế của chai sau đó sẽ được áp dụng cho bao bì của các sản
phẩm Unilever trong tương lai.
2024:
● Soạn thảo bộ tài liệu góp phần thúc đẩy đến những quy định pháp luật đồng
bộ việc phân loại rác tại nguồn, xử lý và tái chế rác 
● Kêu gọi hành động: triển khai dự án tại các địa điểm công cộng như: bệnh
viện, trường học, chung cư, công viên, siêu thị…
2025:
● Đánh giá Dự án, kiến nghị tác động đến chính sách và và một số văn bản
pháp luật.
III. Đề xuất kế hoạch hoạt động trong năm 2021
1. Fact – Insight

Fact:
Sự thật là chúng ta không thể sống mà không sử dụng nhựa. Nhựa không hoàn toàn
xấu. Nếu chúng ta phân loại rác thải nhựa đúng cách và tái chế chúng, nhựa sẽ làm
tốt vai trò của nó trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.

Insight: 
Chúng ta đều được khuyến khích không sử dụng nhựa (thay vào đó là thủy tinh, đồ
tre nứa…) nhưng lại không đủ nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả tích cực
của việc tái chế rác thải nhựa.
Chúng ta đều biết rằng, thải nhựa ra môi trường là xấu. Nhưng lại quên mất rằng,
ta có thể vừa sử dụng nhựa, vừa kiểm soát và giảm lượng nhựa thải ra môi trường
bằng cách luyện tập thói quen phân loại rác tại nguồn (SAS) để trả nhựa về đúng vị
trí vốn có của nó.

2. Thông điệp của chiến dịch: “Everything has its right place”

3. Đối tượng mục tiêu


● Người trẻ độ tuổi 18 – 22, sống và học tập tại 4 thành phố lớn: Hà Nội,
TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ
● Những bà mẹ Millenials trong độ tuổi 25 – 35, sống và làm việc ở 4
thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ

4. Thời gian: 8 tháng (03 – 10/2021)

5. Mục tiêu của chiến dịch: Giúp đối tượng mục tiêu bắt đầu thói quen thực
hiện phân loại rác tại nguồn và có ý thức, sự tin tưởng về sự tồn tại và vận
hành của hệ thống thu gom, xử lý và tái chế rác (E2E System)

6. Các hoạt động chính


● Làm việc cùng các cơ quan, chính quyền địa phương tổ chức các workshop
về chủ đề môi trường, rác thải nhựa; thực hiện phân loại rác tại nguồn và
nâng cao hiểu biết về End-to-End System cho các nhà chuyên môn, nhà hoạt
động xã hội, cán bộ làm việc tại các cơ quan đặc thù: trường học, bệnh
viện,..; cán bộ phường/ủy ban tại 4 thành phố lớn.
● Ra mắt Mobile app tích điểm đổi quà.
● Tiến hành cộng tác tổ chức các hoạt động thu gom/refill sản phẩm nhựa tại
trường học, các cơ sở bệnh viện lớn.
● Triển khai chính sách khuyến khích phân loại rác tại nhà:
- Thu thập và đổi thưởng tại các đại lý bán lẻ (có chiết khấu cho đại lý/khách
hàng)
- Tích điểm, đổi thưởng các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường
hoặc sản phẩm của Unilver trực tiếp thông qua Mobile App
- Tích điểm, đổi thưởng các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường
hoặc sản phẩm của Unilever thông qua các điểm thu gom rác thải nhựa tập
trung.
● Duy trì trích lợi nhuận/hỗ trợ tài chính:
- Nghiên cứu và phát triển bao bì/vật liệu mới.
- Nâng cấp hệ thống xử lý rác thải nhựa của URENCO.

7. Triển khai truyền thông


Chiến dịch truyền thông dự án năm 2021 chia làm 3 giai đoạn kéo dài 8 tháng
Giai đoạn Trigger Engagement Amplification
Where do I No! I don’t belong Take me back to
belong? here where I belong to
Mục đích -Thu hút sự chú ý Tạo ấn tượng bởi Nhấn mạnh thông
của nhóm đối quảng cáo tương tác điệp về vị trí thực sự
tượng mục tiêu. ngoài trời và của mỗi sự vật trong
-Gợi mở ra vấn đề printed-ads - là cầu tự nhiên, đặc biệt là
ô nhiễm rác thải nối tương tác giữa rác thải, từ đó kêu gọi
nhựa và tác hại của chiến dịch và công hành động phân loại
việc rác thải nhựa
chúng mục tiêu. rác tại nguồn.
không được “Đặt
đúng vị trí”
Key hook -Triển lãm ứng -Printed-ads. -Offline events:
dụng công nghệ -Quảng cáo OOH tại workshop, triển lãm,
cao. siêu thị. cho đặt quầy tại hội
-Xây dựng mobile chợ cho người tiêu
app cập nhật tin dùng.
tức, nâng cao hiểu -Game: cho ra mắt
biết về vấn đề ô filter trên nền tảng
nhiễm trắng, hỗ trợ Instagram
phân loại rác và
tích điểm/đổi quà.
Supporting Booking PR các PR, Seeding vào các Booking PR các hot
tactics trang tin điện tử, hội nhóm, recap, page/KOLs/Fanpage
booking KOLs booking PR tại các Đăng bài trên fanpage
đăng tải bài viết/ hot page/fanpage trên của Unilever.
video trên nền tảng Facebook, Instagram;
MXH cá nhân, đăng bài lên fanpage
đăng bài lên của Unilever.
fanpage của
Unilever.

Cụ thể:
Giai đoạn 1: Where do I belong? (15/3 – 15/4)
1. Triển lãm ứng dụng công nghệ cao:
- Truyền thông về triển lãm:
+ Owned media:
▪ Fanpage của Unilever Việt Nam và fanpage của 25 dòng sản phẩm
của Unilever tại Việt Nam.
▪ Sự kiện được tạo trên SNS.
▪ Instagram, Youtube: chạy quảng cáo (đối với Instagram là chạy trên
story).
▪ Standee tại các hệ thống siêu thị của 4 thành phố lớn.
+ Paid media:
▪ KOLs: Gia đình Cam Cam, Giang Ơi, Gia đình Tùng Sơn – Trang
Lou, Khánh Vy.
▪ Fanpage: Hà Nội của tôi, Lang thang Hà Nội, Sài Gòn Review…
- Về sự kiện triển lãm:
▪ Hà Nội: Triển lãm nghệ thuật đương đại VCCA – Vincom Royal City
(29/3 – 11/4)
▪ TPHCM: Trung tâm hội nghị và triển lãm Sài Gòn (9/4 – 11/4)
- Nội dung triển lãm:
● Sử dụng các máy móc công nghệ cao: Virtual Reality - thực tế ảo và
Thực tế ảo tăng cường (sử dụng mã AR hoặc app Artitive), máy chiếu,
âm nhạc, màn hình LED…
● Tái hiện “mái nhà” của tất cả loài sinh vật trên trái đất với thông điệp
“Everything has its right place”, bao gồm cả rác thải ở mọi dạng.
● Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thị giác bởi Visual Artist (Nghệ sĩ
thị giác) Phạm Khắc Thắng.
● Chiếu các câu chuyện (Documentary) liên quan tới hành trình của rác
thải và các tác động của chúng tới môi trường (Động vật, thực vật &
hệ sinh thái, con người).
2. Mobile application (Ứng dụng điện thoại):
● App cung cấp thông tin về môi trường nói chung – về vấn đề ô nhiễm rác
thải nhựa nói riêng.
● Như một reminder nhắc nhở “Đổ rác đúng giờ”, “Phân loại rác cơ bản” vào
các khung giờ quy định, hằng ngày.
● Định vị - báo cáo ô nhiễm không khí – ô nhiễm rác thải tại các địa điểm
người dùng đi qua.
● Báo địa điểm thu gom rác, các sự kiện và chương trình hàng tháng.
● Tích lũy điểm – xếp hạng thành viên – đổi quà từ Unilever:
- Chơi game arcade đổi điểm.
- Cập nhật hành trình tạo dựng thói quen sống tích cực SAS tích lũy điểm.
VD: đi bộ 4000 bước mỗi ngày, dậy sớm (từ 4h30 – 7h sáng; vào app để tick
điểm danh) được thưởng thêm điểm.
- Đổi rác (rác độc hại, rác thải nhựa như chai lọ mỹ phẩm đựng hóa chất, pin
điện tử) tích điểm và đổi quà từ các chương trình được tổ chức định kỳ hàng
tuần tại địa phương (nhà văn hóa của một khu dân cư cho mỗi phường). Các
phần quà sẽ là những sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường: miếng
rửa bát làm từ xơ mướp, xà phòng (soap) làm từ nguyên liệu tự nhiên, ống
hút tre, đồ dùng cho bếp làm từ tre/ cây thân gỗ,… hoặc hạt giống cây/ chậu
cây cảnh nhỏ.
Truyền thông cho app:
+ Owned media:
▪ Fanpage của Unilever Việt Nam và 25 thương hiệu của Unilever có mặt
tại Việt Nam.
▪ Youtube, Instagram: chạy quảng cáo.
▪ Notification trên app: Nhiệm vụ hàng tuần: Giới thiệu bạn bè, người thân
sử dụng app để được thưởng 20.000 VND tương đương với 20 điểm để
đổi quà.
+ Paid media: Booking KOLs (Gia đình Cam Cam) đăng bài viết trên SNS
hoặc đăng tải video để review/hướng dẫn sử dụng app, chia sẻ tips sống
xanh và healthy hơn. Người xem sau khi tải app theo đường link affiliate
trên kênh của Gia đình Cam Cam sẽ được thưởng 30 điểm khi đăng nhập
vào app thành công.

Giai đoạn 2: No! I don’t belong here (16/4 – 30/6)


1. Printed-ads:
Hình ảnh những sự vật bị đặt sai nơi nó thuộc về khiến con người trở nên khó chịu
(trong đó bao gồm cả rác thải) – trên printed-ads đó có mã QR để dẫn tới page của
chương trình và của sự kiện triển lãm.
Vị trí đặt printed-ad: trạm dừng xe buýt (30 trạm tại các quận trung tâm thành phố
ở Hà Nội: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân,
Long Biên, Hà Đông và Thành phố Hồ Chí Minh: quận 1, quận 3, quận Gò Vấp,
quận Bình Tân, quận 4, quận 12; 15 trạm tại các quận trung tâm thành phố Đà
Nẵng, 20 trạm tại các quận trung tâm thành phố Cần Thơ), quầy thanh toán tại siêu
thị (hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của Vinmart, Aeon Mall, BigC,
CoopMart, MegaMarket), chiếu LCD tại hệ thống Vincom của 4 thành phố.
Demo cho print-ad:
2. OOH at supermarket:
Xe đẩy hàng/giỏ đựng hàng được chia làm 2 ngăn với hai màu đỏ - xanh, tương
ứng với rác có thể tái chế và rác không thể tái chế.
VD: Ngăn đỏ (rác có thể tái chế - không tự phân hủy): chai thủy tinh, chai nhựa, lọ
đựng mỹ phẩm, hóa chất, dung dịch, ống hút nhựa, bìa carton, giấy…
Ngăn xanh (rác không tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ): sản phẩm rau củ quả,
trứng,…
Giai đoạn 3: Take me back to where I belong to ( 1/7 – 31/10)
1. Offline events:
Chuyến xe đến các trường Tiểu học và Trung học cơ sở để tổ chức các chương
trình giáo dục/thực hành phân loại rác với hình thức vui nhộn, hấp dẫn trên địa bàn
4 thành phố. Mục tiêu trong năm 2021 reach được 100.000 học sinh của 100
trường tại 4 thành phố lớn.
Cụ thể: Mỗi event sẽ được diễn ra trong 2,5 – 3 giờ đồng hồ với sự tham gia
của toàn bộ học sinh trong trường và các giáo viên phụ trách. Chương trình chia ra
làm 2 phần: Phần 1 với thời lượng 40 phút (chương trình sân khấu), Phần 2 là phần
thực hành cho tất cả học sinh với thời lượng 1h30 – 2 giờ. Ở phần 1 của chương
trình, học sinh sẽ tập trung dưới sân trường và ngồi theo lớp (như một tiết chào cờ),
trên sân khấu, MC sẽ giao lưu với học sinh và truyền tải một số kiến thức về phân
loại rác cho học sinh bằng hình thức vui nhộn: lật flashcard, trả lời câu hỏi và nhận
quà, minigame phân loại rác nhanh trên sân khấu. Cuối cùng MC cùng rút ra thông
điệp về bảo vệ môi trường bằng cách phân loại rác tại nguồn, cảm ơn nhãn hàng
Unilever đã tài trợ cho chương trình; tiếp theo sau đấy điều phối học sinh đến khu
vực chơi theo lớp. Ở phần 2, các staff của chương trình đã set up 3 booth chơi và 1
booth đổi thưởng từ trước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi chặng chơi, học
sinh sẽ được đóng 1 stamp lên tay. Sau khi hoàn thành cả 3 chặng chơi, học sinh di
chuyển về booth đổi thưởng của Unilever để nhận thưởng.
Đặt booth của Unilver tại các hội chợ, triển lãm các ngành hàng tiêu dùng: giới
thiệu về app tích điểm đổi quà, đặt banner/standee về việc phân loại rác tại nguồn.
2. Game: Instagram Filter:
- Game phân loại rác – đặt rác vào đúng chỗ - với hình ảnh và visual dễ thương cho
người sử dụng– Instagram user dùng đầu để đưa các hình ảnh chai/lọ thường dùng
vào vị trí 2 thùng rác (lấy cảm hứng từ Angry Bird).
- Game trả lời câu hỏi: liên quan đến chủ đề: Everything has its place: Người dùng
instagram nào trả lời được nhiều câu hỏi đúng và quay lại màn hình gửi đến
fanpage của Unilever để nhận được mã quay số trúng thưởng là các bộ quà tặng:
sản phẩm từ 25 thương hiệu của Unilever và tai nghe Airpods pro (giải đặc biệt).
Giải thưởng sẽ được trao 2 tuần 1 lần. Khách hàng trúng giải đặc biệt sẽ đến tại văn
phòng đại diện của Unilever để làm thủ tục nhận thưởng, bên cạnh đó hình ảnh về
việc trao giải sẽ được update lên fanpage của Unilever.

IV. Dự trù kinh phí

Giai Hoạt động Hạng mục Dự trù ngân sách


đoạn
1 Triển lãm công Thuê địa điểm tổ chức tại Hà 200.000.000
nghệ cao Nội & TPHCM
Chi phí lắp đặt máy, thiết bị, đặt 250.000.000
sản phẩm nghệ thuật thị giác
Booking KOLs, fanpage 250.000.000
Thiết kế ấn phẩm truyền thông 70.000.000
Chạy quảng cáo 120.000.000
Mobile App Thiết kế ứng dụng 200.000.000
Chạy quảng cáo 120.000.000
Booking KOLs 250.000.000
2 Printed-ad Thiết kế 50.000.000
Thuê vị trí đặt quảng cáo 650.000.000
OOH Supermarket Thay các giỏ hàng (xách tay) 500.000.000
3 Offline events Đặt booth tại hội chợ, triển lãm 80.000.000
Nhân sự cho các events 500.000.000
(200.000/người/ngày)
Chi phí tổ chức sự kiện (thuê 1.500.000.000
MC, in backdrop, sample sản
phẩm, đồ thực hành cho học sinh
phân loại)
Game Design filter trên instagram 5.000.000
Quà tặng các minigame 50.000.000
Tổng: 4.795.000.000 VND

V. Tiêu chí đánh giá kết quả:

Kết quả của chiến dịch CSR sẽ được đánh giá thông qua việc so sánh với mục tiêu
đề ra ban đầu. 
- Nhắm tới mục tiêu dài hạn (2025): giảm thiểu 50% số lượng nhựa nguyên sinh
thải ra ngoài môi trường và 100% các sản phẩm của Unilever đều sử dụng nhựa có
thể tái chế, tái sử dụng và dễ phân hủy. 
- Hỗ trợ quá trình thu gom và xử lý rác thải, để lượng rác thải mà Unilever tái chế
sẽ vượt quá số lượng nhựa mà nhãn hàng đưa ra thị trường. 
- 60% các hộ gia đình/văn phòng/ khu dân cư… trên địa bàn 4 thành phố lớn (Hà
Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) hiểu và thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Do đó, các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của chiến dịch như sau:
1. Hoạt động online: Độ lan tỏa của chiến dịch:
● Vị trí Share of Voice (thị phần thảo luận) trong ngành Tiêu dùng. So sánh
với đối thủ cạnh tranh để có số liệu này
● Lượt hiển thị trên tất cả các kênh Online.
● Chỉ số cảm xúc (Brand Love) đối với thương hiệu sau khi kết thúc chiến
dịch vào tháng 10 tăng lên hay bị giảm sút so với trước chiến dịch
● Lượt thảo luận trên social.

2. Hoạt động Offline: Mức độ hưởng ứng và thay đổi trong thói quen của
người tiêu dùng
● Lượt tham gia cài App, tích điểm, đổi quà
● Số điểm được sử dụng
● Số lượng học sinh được hướng dẫn về cách phân loại rác tại nguồn
● Tỷ lệ người dân có thói quen phân loại rác tại nguồn

3. Nội bộ Unilever
▪ Tổng kết doanh thu
▪ Tổng kết tỷ trọng phần trăm lượng nhựa được tái chế làm bao bì.

Để thay đổi ý thức và thói quen của con người rất khó khăn và cần rất nhiều thời
gian. Unilever cần tiếp tục duy trì các hoạt động và mở rộng phạm vi của chiến
dịch tới toàn quốc. Bằng việc thay đổi nhận thức và thói quen của con người,
Unilever đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng và bảo
vệ thiên nhiên, môi trường nói chung.

IV. Quá trình hình thành ý tưởng dự án:

Khi lựa chọn doanh nghiệp để triển khai ý tưởng, chúng em ưu tiên những
doanh nghiệp đã thực hiện các chiến dịch CSR trong quá khứ và nhận được phản
hồi tốt. Bên cạnh đó, Unilever Future Leader’s League cũng đang có cuộc thi để
sinh viên tham gia giải bài toán của doanh nghiệp và song song đó mang lại những
thay đổi tích cực cho cộng đồng. Nhận thấy mục đích của case study mà Unilever
đưa ra vô cùng thiết thực và mang đậm màu sắc CSR nên nhóm đã lựa chọn dự án
phân loại rác tài nguồn của Unilever. Sau một số buổi thảo luận với nhau, nhóm đã
phân chia nhiệm vụ và tự nghiên cứu cá nhân sau đó tổng hợp lại và đưa ra bản kế
hoạch đầu tiên với Campaign Brief. Tuy nhiên sau khi được feedback lại bởi giảng
viên hướng dẫn, nhóm đã phải chấn chỉnh lại do brief mặc dù có idea tốt nhưng
vẫn còn quá sơ sài và cần lưu ý thêm về việc sử dụng khái niệm “kinh tế tuần
hoàn”. Nhóm đã tìm hiểu kĩ hơn về “kinh tế tuần hoàn”, từ đó triển khai thêm vào
mục thực thi đã được trình bày ở trên, tức là tái sử dụng những bao bì đã sản xuất
bởi Unilever (ở đây là vỏ hộp, chai nhựa). Về phía Unilever, ở khâu sản xuất phải
chú trọng ở việc sản xuất bao bì sao cho phù hợp với việc tái sử dụng về sau,
không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chiến dịch CSR nhằm nâng cao
nhận thức của người tiêu dùng của Unilever nói riêng và cộng đồng dân cư các
thành phố lớn nói chung về việc thu gom và phân loại rác tại nguồn, giảm bớt công
sức của công nhân môi trường và chi phí phân loại rác tại điểm tập kết; sao cho các
vỏ hộp chai nhựa của Unilever được gửi thẳng về xưởng sản xuất xử lí, tái chế, tái
sử dụng và lại tiếp tục đưa ra thị trường thay vì sản xuất vỏ hộp, chai nhựa mới
hoàn toàn (không tiết kiệm chi phí mà tăng lượng rác thải khó phân hủy ra ngoài
môi trường).
Để có được kết quả như trên, cần phải thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi
của người tiêu dùng. Nhưng để thay đổi hành vi của người tiêu dùng cần rất nhiều
thời gian, vì thế Unilever cần triển khai một chiến dịch cả offline lẫn online có
điểm chạm đến càng nhiều người càng tốt, sau đó tiếp tục duy trì một số hoạt động
nhằm duy trì thói quen tốt của một số bộ phận người tiêu dùng và thói quen này sẽ
được lan tỏa và được hưởng ứng bởi các thế hệ sau.

You might also like