You are on page 1of 3

Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM

Môn học: Cơ sở khoa học môi trường

Lớp: 11_QLTN_3

Nhóm: 07

Chủ đề: Dự án bảo vệ môi trường

Tên thành viên nhóm:

1. Trần Thị Thu Hương


2. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
3. Phùng Thị Huỳnh Như
4. Nguyễn Ngọc Thảo Phương
5. Mai Hoàng Anh Thi

1. Lí do chọn dự án:

Theo báo cáo lại của IQAIR nồng độ bụi mịn PM2 trong năm 2021 tại Việt Nam cao gấp 4,9
lần mức độ không khí đảm bảo của WHO, xếp hạng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 36 toàn thế giới
về ô nhiễm không khí và Việt Nam xếp thứ tư trong danh sách những nước làm phát sinh ô
nhiễm nhựa biển trên toàn thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

Với tình hình môi trường ô nhiễm đáng báo động như hiện nay,mọi giải pháp ngăn chặn và cải
thiện đang được khẩn trương gấp rút. Cả thế giới phải đối đầu với hiện tượng nóng lên toàn
cầu, hàng trăm loài động vật đang bước tới bờ vực tuyệt chủng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tác hại nặng nề ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động xả thải
từ đời sống, sinh hoạt, sản xuất của con người, những hành động vô ý thức và thiếu hiểu biết
của chúng ta đang thắt chặt lấy cổ của chúng ta. Trong đó rác thải nhựa là vấn đề gây nhức nhói
nhất của toàn xã hội, Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Lượng rác
thải nhựa gia tăng nhanh chóng. Thế nên việc ưu tiên bây giờ là phân loại rác trước khi tái chế
Theo GS. Kitano (Nhật Bản): “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác
thải sẽ trở thành tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!". Là một đoàn thanh niên và là
sinh viên đh tài nguyên và môi trường, chúng em đặc biệt quan tâm đến các vấn đề môi trường
của thế giới nói chung và VN nói riêng.Để hoà mình theo chiến dịch làm xanh trái đất, chúng
em rất tâm huyết và quyết định thực hiện dự án 3R - 3R là chiến dịch cho hành động ý thức của
mỗi người được đặt ra với ý nghĩa bảo vệ môi trường và hướng đến mục đích lớn lao là phát
triển bền vững, toàn diện không chỉ trong nước mà còn trên thế giới

2.Mục tiêu chung:

- Nhận thức được tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, phát triển bản thân lan toađến
mọi người xung quanh cùng thực hiện, khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở
các trường học khu đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề..

3. Mục tiêu chi tiết:

- Giúp người dân hiểu biết và gần gũi hơn về việc phân loại rác thải, ứng dụng nhiều vào thực
tiễn.

- Góp phần tái chế chất thải hữu cơ, giảm thiểu lượng chất thải phải mang đi chôn lấp, tiết kiệm
nguồn tài nguyên, sản xuất ra loại phân bón phù hợp để "Canh tác, sản xuất an toàn" hạn chế
rác thải bị vứt trực tiếp ra môi trường, nâng cao chất lượng sống và sức khỏe của người dân.

- Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, nói không với đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử
dụng đồ tái chế và thực hiện tái chế.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, toàn diện không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.

4. Đối tượng:

- Trẻ em

- Thanh thiếu niên trẻ

- Người dân trên khắp cả nước

- Doanh nghiệp, nhà nước

5. Phạm vi:

- Không gian: Đại học tài nguyên và môi trường cơ sở 91D Nguyễn Trí Thanh, Phường 9,
Quận 5, Nhà văn hóa thể dục thể thao Quận Tân Bình, đường xá phạm vi gần trường học
- Thời gian: hoạt động nhặt rác kéo dài từ 9/12/2022 – 15/12/2022, hoạt động tái chế chất thải
nhựa 12/12/2022 – 15/12/2022

6. Phương pháp thực hiện:

- Hoạt động nhặt rác dựa trên châm ngôn “Mắt thấy rác tay phải nhặt” của tất cả các thành viên
trong nhóm địa điểm bất cứ đâu nhưng đặc biệt là phạm vi trường học, công viên đường xá gần
trường học, hộ gia đình góp phần làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.

- Hoạt động tái chế chất thải nhựa dựa trên những chai nước đã qua sử dụng dùng làm các vật
phẩm như chậu hoa, tạo ra các nhánh hoa bằng chính chai nhựa có thể trang trí cùng với những
chiếc bình đã qua tái chế.

7. Dụng cụ, Phương tiện......sử dụng:

- Bao tay, túi đựng rác và phân loại rác

- kéo, dao cắt giấy, chai nhựa đã qua sử dụng, keo dán, một số vật liệu trang trí

8. Kết quả mong đợi:

- Từ những hoạt động thực tế như gom rác thải vệ sinh trường học đến hoạt động tái chế rác
thải nhựa, tạo ra những món đồ chơi xinh xắn trang trí. Hoạt động của tụi mình cũng là một
cách để chỉ dẫn các em nhỏ cách tái chế, giải thích tầm quan trọng của việc tái chế… hơn ai
hết, chúng em mong muốn qua những dự án này sẽ “kích hoạt” được ước mơ xanh trong các
bạn trẻ. Bởi, khi nhận thức và cách ứng xử của mỗi một cá nhân trong cộng đồng về việc bảo
vệ môi trường thay đổi tích cực hơn, thì môi trường sống chúng ta sẽ được bảo vệ.

9. Kế hoạch chi tiết:

Hoạt động nhặt rác gồm 5 thành viên trong nhóm thu dọn rác quanh khu thể duc thể thao quận
Tân Bình.

Hoạt động tái chế chất thải nhựa:

 Biến đổi chai nhựa thành hoa: Nguyễn Ngọc Thảo Phương và Phùng Thị Huỳnh
Như làm tại nhà
 Bình cấm hoa bằng chai nhựa: Nguyễn thị Ngọc Huyền làm tại nhà
 Trồng cây bằng chậu nhựa: Trần Thị Thu Hương và Mai Hoành Anh thi làm tại
nhà

You might also like