You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Đề tài: Ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón trong việc
dạy học tích cực cho học sinh Tiểu học về vấn đề môi trường.

Nhóm nghiên cứu 6

TP. Đà Nẵng, ngày 22 tháng 4 năm 2022

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Đề tài: Ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón trong việc dạy học tích cực
cho học sinh Tiểu học về vấn đề môi trường.

I. Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học.

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc sống chúng ta luôn có sự đào thải.. Trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước coi trọng. Bảo vệ
môi trường đồng thời là mục tiêu cũng là nền tảng của sự phát triển lâu dài. Vì vậy cứ
mỗi một năm qua đi, dân số tăng lên, đời sống con người được cải thiện và nâng cao cũng
đồng nghĩa với việc lượng rác thải cũng tăng lên chóng mặt. Nếu vấn đề rác thải không
được xử lý kỹ và cẩn thận thì có thể gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhận thức về bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành cùng với nhân dân đang ngày một
nâng cao. Bên cạnh việc tuyên truyền thì ở nhiều nước trên thế giới đã có nhiều giải pháp
cho vấn đề rác thải và họ đang làm điều đó rất tốt.

 Nhờ đó, môi trường được cải thiện và tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Tuy
nhiên công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển tốt khi nguồn rác được phân loại tốt, vì
thế việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp cần thiết trong quá trình thu gom và xử lý
chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng. Mặt khác, mỗi ngày ở Tp Đà
Nẵng 1.100 tấn/ngày, trong đó, phần lớn lượng rác thải đều chưa được xử lí và đều dùng
chung một biện pháp để khắc phục đó là chôn lấp rác tại bãi rác Khánh Sơn. Và trung
bình mỗi năm lượng rác thải được áp dụng biện pháp chôn lấp chiếm 5-10%/năm. 

 Với tốc độ này thì có khả năng trong tương lai thành phố sẽ không đủ chỗ để xử lý rác
thải, vì thế vấn đề rác thải càng nghiêm trọng việc này sẽ gây ra cho môi trường của
thành phố bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Việc không xử lý rác thải sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống của
con người. Những đống rác sinh hoạt cao như núi nếu không xử lý kịp thời sẽ bốc mùi
hôi thối, ẩm mốc khiến cho không khí có mùi khó chịu.  Trời mưa, nước mưa cuốn theo
rác thải sinh hoạt xuống các nguồn nước làm ô nhiễm mặt nước hoặc ngấm xuống đất
làm ô nhiễm nước ngầm. Điều đáng chú ý là các chất ô nhiễm này sẽ có mặt trong nước
sinh hoạt hoặc nước canh tác từ đó đi vào cơ thể người dân, tích lũy qua thời gian và gây
các bệnh nguy hiểm như vô sinh, ung thư…

2. Mục đích nghiên cứu

- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HSTH lớp 4 về ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường do chất thải hữu cơ gây ra, và vận dụng tạo ra những sản phẩm có ích cho môi
trường.
- Kích thích sự tò mò phát triển của trẻ em thông qua thí nghiệm bằng cách quan sát, lắng
nghe, đặt câu hỏi và thực hành thông qua việc đề xuất phương pháp dạy học tích cực.

- Giúp giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt một số thí nghiệm hữu ích trong việc dạy
học tích cực và cung cấp kiến thức cơ bản về xử lý rác thải hữu cơ.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Để thực hiện được mục tiêu này, nhóm chúng tôi hướng đến đối tượng là HSTH lớp 4.

- Phiểu khảo sát về vấn đề nhận thức bảo vệ môi trường của HSTH lớp 4.

- Kế hoạch bài dạy trong hoạt động trải nghiệm lớp 4 kèm theo với mô hình trồng cây sử
dụng phân bón từ rác thải hữu cơ.

4. Phạm vi nghiên cứu:

- Thiết kế kế hoạch bài dạy 2 tiết trong hoạt động trải nghiệm lớp 4

- Thực hiện các khảo sát tại các trường Tiểu học ở địa bàn Tp.Đà Nẵng.

- Mô hình phân bón hữu cơ tự thiết kế tại nhà từ các vật liệu có sẵn.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu trả lời.

- Phương pháp quan sát các hoạt động của HSTH.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm dựa trên thiết kế bài dạy và hoạt động dạy học.

B. Nội dung nghiên cứu.

Chương I : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ngoài nước  

 Vào những năm 70, Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác
hiệu quả. Nhật Bản là nước có tỉ lệ cao nhất châu Á về rác tái chế. Môi trường của họ
được đánh giá là tốt nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngày nay có khá
nhiều  nước đã cho thấy người dân của nước họ có một bước tiến vượt bậc và nổi trội so
với chính phủ Nhật Bản về các quy trình xử lý, công nghệ chẳng hạn như là các quốc gia
ở Châu Âu ( Đức, Áo, Bỉ) hay là Hàn Quốc. 
 Xử lý rác thải hữu cơ đang là vấn đề cấp thiết mà mọi quốc gia đang tìm cách xử lý và
khắc phục. Trong bối cảnh đô thị hóa và tình trạng bùng nổ dân số thì rác thải đã trở
thành một vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng trên thế giới. Hội nghị Diễn đàn
Kinh tế Thế giới đầu năm 2017 tại Thụy Sỹ, đại diện các Quốc gia đã đưa ra các giải
pháp cho vấn đề này. Báo cáo đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến rác thải ở các nước đang
phát triển là do những vấn đề chưa từng có trước đây, như: sự tích tụ không được kiểm
soát của các thiết bị điện tử, điện thoại di động, rác thải thực phẩm và rác thải y tế. Báo
cáo cũng cho thấy, khoảng 40% lượng chất thải trên thế giới đã được xử lý triệt để, phục
vụ cho khoảng 3,5-4 tỷ người.

 Các công trình nghiên cứu gần đây cho rằng: Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng
phát triển việc xử lý rác thải là rất cần thiết, cần có các biện pháp phù hợp đề xử lý hơn là
làm sao để chỉ ra vấn đề đó như thế nào.

 Chất thải sinh hoạt nói riêng là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rác sẽ rác nếu
không được phân loại, rác sẽ là tài nguyên nếu được phân loại hiệu quả. Điều này cho
thấy công tác phân loại rác, nhất là phân loại tại nguồn là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên,
nếu chỉ phân loại tại nguồn mà công tác vận chuyển chỉ dùng 1 xe, chôn lấp ở cùng một
bãi rác thì công tác phân loại là vô ích. Do đó, để giảm thiểu rác thải hiệu quả thì việc ủ
rác tại nguồn thành phân bón hữu cơ là giải pháp quan trọng. (sai)

1.1.2. Trong nước 

Trong những năm qua ở Việt Nam sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển xã hội đã làm
tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu, tiêu dùng hàng hóa, tiêu thụ nhiên liệu dẫn đến tình
trạng phát sinh lượng lớn rác thải hữu cơ. Lượng rác thải tăng sinh hằng ngày dẫn đến sự
ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất….

Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải hữu cơ đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức đối
với nhà nước ta hiện nay, đặc biệt là trong quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn. Tại
Việt Nam, rác thải hữu cơ chiếm tới 60% trong tổng số rác thải, nếu không được xử lý
kịp thời và đúng cách, rác thải hữu cơ sẽ phân huỷ và gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Mặc dù, rác thải hữu cơ là loại rác phổ biến
trong sinh hoạt, nhưng rất ít người thực sự biết cách xử lý rác thải hữu cơ một cách thật
khoa học và đúng đắn. Việc xử lý rác không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho
môi trường đất, nước và không khí. Hiện nay, không chỉ tại các hộ gia đình có cách xử lý
sai cách, mà đến cả những công ty môi trường, những bãi thu gom rác lớn cũng không có
cách xử lý thích hợp. Tất cả mọi người đã đang và sẽ thay đổi các thói quen để bảo vệ
môi trường. Trong đó, việc cơ bản và đơn giản nhất có thể làm đó là tìm hiểu và phân loại
rác. Nhưng phân loại rác không chỉ là rác tái chế và rác vô cơ, mà còn có rác hữu cơ, thứ
chiếm 50 - 70% tổng số rác thải trong gia đình.

Xử lý rác thải hữu cơ luôn là vấn đề lo lắng của hầu hết mọi người hiện nay khi mà quá
trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, lượng rác thải hữu cơ dần được thải
ra môi trường ngày một nhiều nhưng mọi người vẫn chưa biết các biện pháp xử lý sao
cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi HSTH


   Ở 6 năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, các em sẽ tìm hiểu thế giới xung quanh bằng
bản năng và các giác quan của mình. Và 5 năm tiếp theo trẻ tiếp cận với thế giới qua cả lý
trí và suy nghĩ của mình nên đây là thời điểm mà trẻ sẽ thắc mắc với mọi thứ, tò mò và
luôn đặt câu hỏi khi khó hiểu với một thứ gì đó xung quanh chúng . Trẻ  sẽ đặt những câu
hỏi liên liên quan đến những vấn đề cho người lớn thay vì tự khám phá, tìm hiểu vì vậy
người lớn hãy trả lời chúng một cách thật hợp lý và không được qua loa.
 HSTH dễ dàng thích nghi và đón nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng bên
cạnh đó trẻ cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định ( sự
điều chỉnh có ý thức lên một đối tượng cụ thể) chưa được phát triển mạnh, tính hiếu
động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét.Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với
HSTH có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ –
logic. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực
quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học,
tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính
khái quát ở các lớp cuối cấp. 
  Đối với HSTH, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ.
Ví dụ việc cho các em xem hoạt động, cách thức sống, sinh hoạt của một con chim sẽ
giúp các em ghi nhớ lâu hơn so với với việc tưởng tượng qua cách miêu tả chúng bằng lời
nói của giáo viên khiến trẻ trở nên khó hình dung sự vật hơn. Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan
tâm chú ý đến những môn học có tranh ảnh, đồ dùng sinh động, hấp dẫn, có trò
chơi .Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
của HSTH nhóm chúng tôi cho rằng: việc kết hợp giữa việc học tập ở trên lớp và thực
hành các thí nghiệm bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường sẽ giúp các em giải đáp
được những thắc mắc mà các em mắc phải. Đồng thời thúc đẩy được sự hứng thú và tập
trung hơn trong việc học, tạo tâm thế thoải mái giữa thầy cô và trò.
2.1.1. Đặc điểm về nhận thức của HSTH
a. Tri giác:
  Tri giác của HSTH mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở
đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri
giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc
sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng (trẻ biết lập
kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...)
b. Tưởng tượng:
  Quá trình tạo nên trí tưởng tượng ở HSTH thường  trải qua hai giai đoạn nhất định. Với
giai đoạn đầu, hình ảnh sự vật trong trí tưởng tượng của trẻ được tái tạo bằng những hình
ảnh có sẵn, trẻ thường có khả năng miêu tả một cách rõ nét khi trẻ được tri giác bằng
những hình ảnh cụ thể qua những câu chuyện hoặc tranh vẽ. Qua giai đoạn thứ hai, khả
năng tưởng tượng của trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ có khả năng tái tạo lại hình ảnh mà không
cần hình ảnh cụ thể, chi tiết nào. Chẳng hạn như trẻ có khả năng miêu tả một cách sinh
động những câu chuyện mà chúng đã được đọc hoặc được nghe cô giáo kể. Tưởng tượng
tái tạo hay còn gọi là sự sao chép lại được phát triển trong tất cả các giờ học của học sinh
nhỏ tuổi là một trong những tiền đề rất quan trọng đối với sự phát triển tưởng tượng sáng
tạo.
2.2. Một số khái niệm cơ bản
2.2.1. Khái niệm rác hữu cơ
  Rác hữu cơ ( tiếng anh là organic rubbish) là sản phẩm được tạo ra bởi các hoạt động
của con người, là các loại rác dễ phân hủy từ sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt hằng ngày…Nguồn chất thải hữu cơ bao gồm thành phần hữu cơ bị thải bỏ.
Những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. Là những loại rác dễ dàng
phân hủy, chúng thường được tận dụng làm phân xanh (phân hữu cơ) hoặc làm thức ăn
cho động vật nuôi.Chẳng hạn như:

- Các loại phế thải nông nghiệp: rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng
hoặc ít có giá trị.

- Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc,…

- Phế liệu giấy, sợi từ nhà máy giấy, nhà máy sợi,…
- Phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa như: rau củ quả, trái cây, thịt, cá, trứng,…
- Phế thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất may mặc: vải, sợi bông,…

2.2.2. Khái niệm phân bón

 Phân bón: Là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều
chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đích
chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng
phát triển tốt và cho năng suất cao. 
 Phân hữu cơ: Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc ở các
giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phế phụ
phẩm của trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải từ các ngành sản xuất như ngành sản
xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ các ngành chế biến nông sản.

2.2.3. Tình hình nhận thức của HSTH về vấn đề rác hữu cơ trong trường học
  Hầu hết ở các trường tiểu học trên cả nước, HSTH đã được các thầy cô giới thiệu và cho
tìm hiểu về các loại rác thải và cách phân loại chúng. Trẻ có thể phân loại được các loại
rác thải đó và biết xử lý cơ bản các loại rác, các em đã biết phân loại các chất thải hữu cơ
dễ phân hủy như: Thực phẩm, vỏ rau củ quả trong quá trình chế biến, thức ăn thừa, lá
cây…. . Bên cạnh đó, với các chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế như: Giấy, vỏ lon
nhôm, vỏ hộp sữa… trẻ có thể để dành bán ve chai lấy tiền nuôi heo đất, hay để làm kế
hoạch nhỏ, cũng như cách xử lý các chất thải nguy hại pin, xăng dầu, huỳnh quang…
2.3. Một số vấn đề cơ bản của việc dạy học tích cực
2.3.1. Khái niệm dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (Tiếng Anh: Active learning) là một thuật ngữ được sử
dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc hoạt động hóa, tích cực hóa nhận thức
của người học cụ thể là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy như các phương pháp dạy
học truyền thống. Để áp dụng phương pháp này, giáo viên phải nỗ lực nhiều trong quá
trình dạy học.
2.3.2. Mục tiêu dạy học tích cực :
  - Dạy học tích cực làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc 
sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa
nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
  Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản
cần cho học sinh vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc
đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
  Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tế, cụ thể, có ích cho cuộc sống sau
này.Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Thông tin càng đa dạng, phong phú
thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy học sinh mới thực sự làm chủ được kiến thức
và mới vận dụng được kiến thức đã học khi gặp một tình huống bất ngờ, chưa từng gặp.
Chương III. Thực trạng sử dụng ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón
trong việc dạy học tích cực ở trường tiểu học
3.1. Thực trạng dạy học tích cực ở trường TH
3.1.1. Thực trạng chung về công tác dạy học tích cực ở các trường TH trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
3.1.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón ở trường tiểu
học trong trong việc dạy học trên địa bàn thành phố ĐN (chưa hoàn thành)
  Việc sử dụng  ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón ở các trường TH trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng chưa được phổ biến. Tuy nhiên, đã có một số trường đang phát
triển khá mạnh mẽ, nổi bật về mặt xử lý rác thải có thể kể đến như: Trường Tiểu học Phù
Đổng Đà Nẵng; Trường Mầm Non - Tiểu Học - THCS Đức Trí; The St. Nicholas
School ; APU International School Da Nang Campus….
 Xong việc  ứng dụng này còn gặp nhiều hạn chế nhất định. Hệ quả là HS chưa thực sự có
ý thức trách nhiệm với môi môi trường, chưa thực sự hành động để BVMT. Việc giữ gìn
vệ sinh nơi công cộng, ở khu dân cư và cả trong trường học của HS vẫn còn yếu kém
như: vứt rác bừa bãi, sử dụng nước sạch lãng phí và ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân của
HS chưa thực sự trở thành thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
 Tuy nhiên, một số GV ở các trường công lập vẫn có biết đến về dạy học theo thực
nghiệm thông qua tự tìm hiểu các phương tiện thông tin đại chúng. Một số GV cho rằng
đây là một hình thức dạy học thú vị, có thể giúp HS làm quen, tạo hứng khởi học tập,
phát triển tư duy, giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, áp dụng dạy học trong
trường TH thì sẽ gặp không ít khó khăn do đặc điểm của hệ thống giáo dục quốc dân hiện
nay và cơ sở vật chất của trường.  
3.2. Khảo sát mức độ hiểu biết của  GV về phân loại và tái chế rác thải hữu cơ và áp
dụng  trong việc dạy học học trên lớp. 
3.2.1 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu được thực trạng nhận thức và hiểu biết của GV về việc phân loại và tái chế rác
hữu cơ. Việc khảo sát này là bước đầu giúp có được số liệu bao quát để nhận biết được số
lượng GV hiểu về vấn đề nghiên cứu này. Từ đó thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm
trong hoạt động trải nghiệm lớp 4.
3.2.2. Nội dung khảo sát
-   Đánh giá mức độ hiểu biết của GV về ứng dụng xử lý rác thải hữu cơ trong việc dạy
hoạt động trải nghiệm cho HS lớp 4.
 Phiếu khảo sát số 1( phụ lục 1).
-  Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phiếu khảo sát cho GV.
-  Sử dụng phương pháp xử lý số liệu: tính tỷ lệ phần trăm.

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu

4.1. Tiến hành khảo sát

Tiến hành khảo sát các giáo viên và học sinh trong địa bàn thành phố Đà Nẵng về rác thải
hữu cơ, và mức độ hiểu biết về phân loại rác thải và việc xử lí rác thải hữu cơ trong dạy
học.

Từ đó dựa vào số liệu thu được chúng tôi phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức, mức độ hiểu biết của học sinh cũng như là giáo viên về xử lý rác thải hữu
cơ nhằm bảo vệ môi trường.

4.2. Kết quả nghiên cứu dự kiến

- Xây dựng được mô hình trồng cây thông qua sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón

- Thiết kế được kế hoạch dạy học trong hoạt động trải nghiệm lớp 4 liên quan đến đề tài
áp dụng qua dạy học tích cực trên trường tiểu học.

You might also like