You are on page 1of 28

1) Trình bày những hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và

hoạt động cụ thể tại trường Đại học Mở TPHCM.

- Những hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam:


Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó kinh tế
tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế
và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an
ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng và hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ
những bất cập và tạo áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ô
nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi
suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực
tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy
thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia
tăng;..., gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề
này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.Như ô nhiễm Đất, Nước ,
Không Khí,Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và
xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng
phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các
loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh. Nhiều loài bị
săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy
cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật
biến đổi gen,.... Chính vì thế mà nhà nước Việt Nam của chúng ta đã đưa ra rất
nhiều hoạt động cũng như tham gia các hiệp ước để chung tay bảo vệ môi
trường thân yêu của chúng ta thông qua các hoạt động cụ thể:

-Chung tay hưởng ứng ngày môi trường thế giới trên toàn Việt Nam : Với chủ
đề 'Chỉ một Trái đất', Ngày Môi trường thế giới năm 2022 do Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp
cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời, sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi
khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch
hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động
cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất. Để bảo vệ thiên nhiên và Trái Đất,
thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành, địa phương đã
triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: thành lập và quản lý hiệu quả các khu
bảo tồn thiên nhiên; phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; bảo tồn các loài nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen; kiểm soát nạn săn bắt,
buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép; quản lý sinh vật ngoại lai; thúc
đẩy việc xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên... Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm nay, Bộ Công
Thương cũng đã gửi Công văn đề nghị các đơn vị thuộc Bộ tổ chức các hoạt
động hưởng ứng như tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông thuộc Bộ,
treo tại trụ sở; đồng thời, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ được
giao, tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng theo hướng dẫn tại Công văn
số 2472/BTNMT-TTTT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo kết quả
thực hiện trước ngày 29 tháng 7 năm 2022.

Dọn vệ sinh môi trường tại bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa ( Ảnh : Internet)

-Tại Thanh Hoá, ngoài việc tổ chức lễ phát động cấp tỉnh hưởng ứng Ngày Môi
trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh
học kết hợp với việc phát động thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn,
chống rác thải nhựa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh còn phối hợp với các
ban, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận
thức của cộng đồng thay đổi thói quen và mức tiêu dùng hiện tại như: sử dụng
tiết kiệm nước, hạn chế phát sinh các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày; đặc
biệt khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng công nghệ, sản phẩm
thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, hạn chế sử dụng
các nguồn nguyên liệu có phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường trong quá
trình sản xuất, xử lý chất thải, vận chuyển và phân phối hàng hóa…

Ảnh : Báo Hà Tĩnh

-Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" đã trở thành một trong những sự kiện
môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm
triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, chiến dịch đã được
lan tỏa sâu rộng và trở thành hoạt động xuyên suốt trong các cơ quan, đoàn thể,
tổ chức chính trị xã hội.
Bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành mục tiêu và là một trong ba trụ cột của
phát triển bền vững. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi
xướng từ năm 1993 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động
trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ ba của tháng 9 hằng năm. Với chủ đề "Every
small action makes a world of difference" – (Cùng hành động để thay đổi thế
giới) với ý nghĩa mỗi một hành động (vì môi trường), dù nhỏ cũng tạo nên một
thế giới (sạch hơn) khác biệt, UNEP phát động Chiến dịch Làm cho thế giới
sạch hơn này từ ngày 18 - 20/9/2020 tới hơn
130 quốc gia nhằm kêu gọi các quốc gia cùng nhau hành động để tạo nên một
sự thay đổi lớn cho môi trường toàn cầu. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với các bộ, ngành và địa phương trên cả
nước tổ chức thành công nhiều sự kiện hưởng ứng ngày Làm cho thế giới sạch
hơn với nhiều hoạt động thiết thực góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức và
ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Việt Nam đang xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác
thải nhựa lớn nhất trên thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới về xả rác thải
nhựa ra đại dương. Trung bình mỗi ngày chúng ta thải ra môi trường
khoảng 2.500 tấn rác nhựa
130 quốc gia nhằm kêu gọi các quốc gia cùng nhau hành động để tạo nên một
sự thay đổi lớn cho môi trường toàn cầu. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng với các bộ, ngành và địa phương trên cả
nước tổ chức thành công nhiều sự kiện hưởng ứng ngày Làm cho thế giới sạch
hơn với nhiều hoạt động thiết thực góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức và
ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Tại sự kiện "Tử tế vì môi trường", Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga
kêu gọi hội viên, phụ nữ, các tổ chức, cá nhân hãy cùng chung tay bảo vệ môi
trường bằng những việc làm cụ thể
Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020, Chủ tịch Hội
LHPN Việt Nam đã kêu gọi hội viên, phụ nữ, các tổ chức, cá nhân hãy cùng
chung tay bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Từ bỏ
sử dụng túi nilon khó phân huỷ, đồ nhựa dùng một lần; khuyến khích sử dụng
các sản phẩm dễ phân huỷ, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường; tích
cực tham gia các hoạt động làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác
thải; thực hiện phân loại rác từ gia đình…

Bằng ý thức trách nhiệm, mỗi chúng ta hãy đi đầu trong tuyên truyền,
vận động người thân, bạn bè và cộng đồng cùng bảo vệ môi trường, để
tạo nên sự thay đổi lớn cho môi trường toàn cầu. Tử tế vì môi trường
chính là tử tế vì chính mình và cuộc sống của chúng ta.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga kêu gọi
-Đa dạng các hoạt động bảo vệ môi trường Với mạng lưới tổ chức đến tận thôn
bản, hơn 104 nghìn chi hội trưởng, 245 nghìn tổ trưởng và hơn 19 triệu hội viên,
các hoạt động bảo vệ môi trường của Hội LHPN Việt Nam đã lan tỏa thông điệp
tử tế vì môi trường, cùng hành động để thay đổi thế giới đến đông đảo mọi tầng
lớp phụ nữ từ mọi vùng miền, dân tộc, lứa tuổi, ngành nghề… Nhiều mô hình
hay đã được phát động tại các cấp Hội như: Mô hình "Gạch sinh thái" (Quảng
Ninh, Lai Châu); mô hình "Đổi rác nhựa lấy giỏ xách", "Phụ nữ xử lý rác thải
văn minh- biến rác thải thành tiền", "Phụ nữ không sử dụng rác thải nhựa một
lần trong sinh hoạt" (TP. Hải Phòng); mô hình "Phụ nữ nói không với túi nilon,
sản phẩm nhựa dùng một lần" (Bắc Giang); mô hình "Thùng thu gom rác thải
nhựa", "Trồng cây chuối lấy lá", "Thu gom pin cũ", "Sử dụng túi, ống hút thân
thiện với môi trường" (Đà Nẵng); mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ - Hãnh diện
của người nội trợ - Chung tay hạn chế túi nilon" (Ninh Thuận)…

-Thực hiện kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành, địa
phương, đơn vị cũng đề ra lộ trình hành động giảm thiểu chất thải nhựa theo
từng lĩnh vực. Thứ trưởng Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho
biết, một trong những nội dung chính của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
năm 2020 là xoay quanh chủ đề giảm thiểu rác thải nhựa. Các đơn vị sẽ tập
trung vào thực hiện 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) chất thải, coi chất
thải là tài nguyên. Phong trào chống rác thải nhựa trong hơn một năm qua là
minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, từ việc ban
hành các chính sách đến các đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như
thay đổi nhận thức trong cộng đồng và từng người dân.
Về hành động thực tế, chuyển động lớn nhất từ phía người sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm nhựa là việc 13 doanh nghiệp bắt tay
nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì
(PRO Vietnam). Ngoài ra, rất nhiều hoạt
động giảm thiểu, tái chế, thay thế túi nilon
bằng sản phẩm thân thiện môi trường được
triển khai tự phát hoặc ở nhiều quy mô, như
mô hình quán cà phê xanh sử dụng ống hút
tre, dùng làn đi chợ cho hội viên, khuyến
khích sử dụng túi giấy, gói hàng bằng lá chuối… Những hoạt động có ý nghĩa
này đã lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đang thay đổi nhận thức trong từng
người dân, nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường để làm cho
thế giới trở nên sạch hơn.

- Quảng Bình: Mô hình "Ngôi nhà xanh" góp phần bảo vệ môi trường và hỗ trợ
hội viên phụ nữ khó khăn : Từ việc thu gom phế liệu của gia đình, hội viên, phụ
nữ thị xã Ba Đồn đã tích cực đóng góp vào mô hình "Ngôi nhà xanh", từ đó lan
tỏa những hành động đẹp, góp phần bảo vệ môi trường và gây quỹ để giúp đỡ
những hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã.

-Video, Poster Bảo vệ môi trường


Ảnh : Internet
-Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định chính sách của Nhà nước về
bảo vệ môi trường như sau:

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình
và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện
pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây
dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng
lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái,
chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi
riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo
khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu
tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân
đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi
trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái
chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công
cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch,
chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây
dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án
phát triển kinh tế - xã hội.

Trong việc bảo vệ môi trường thì Nhà nước ta có 11 chính sách về vấn đề này
theo như các nội dung được nêu trên. Xem thêm tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi
trường 2020.

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không
đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm
cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do
dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự
nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi
hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá
dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin,
gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi
trường.
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh
vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố
độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng
ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo
vệ môi trường.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.

Trong hoạt động bảo vệ môi trường thì pháp luật quy định 14 hành vi bị nghiêm
cấm theo nội dung được nêu trên. Xem thêm tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường
2020.
Bảo vệ môi trường có những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nguyên tắc bảo vệ môi
trường như sau:

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết
với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá
trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình
đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai,
minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường,
quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử
dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi
từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại,
khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an
ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Nguyên tắc trong bảo vệ môi trường như sau:

- Là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế,
quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt
động phát triển.

- Gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm
quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo,
phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường,
giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai
thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị
trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ
môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại,
khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn
liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.,........

- Những hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường của Trường Đại học Mở
TPHCM

1)Cán bộ Viên chức, Sinh viên Trường Đại học Mở TP. HCM chung tay
“THU GOM RÁC THẢI – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN”
40 nhân sự là cán bộ, viên chức, sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCM với
360kg rác thải là nhựa, bao nilon, rác thải sinh hoạt được thu gom ở khu vực
ven biển Cần Giờ vào ngày 26/07/2020. Đây là Chương trình trong chuỗi hoạt
động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường của
ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

2) Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
3) Sinh viên OU trồng cây hưởng ứng ngày Môi Trường Thế Giới 05/6/2023
Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường và ngày Môi trường Thế giới
năm 2023, Đoàn – Hội trường Đại học Mở. TP.HCM, Đội hình Trung tâm
Thành phố của chiến dịch Mùa Hè Xanh 2023, CLB OU Green Plus và UBND
Phường 1, Quận 3 đã cùng phối hợp tổ chức Hoạt động Trồng Cây – Góp Xanh
Khu Phố và Hoạt động Đổi rác lấy quà tại công viên hẻm 251 Nguyễn Thiện
Thuật, P1, Q3. Hoạt động diễn ra vào sáng ngày 5/6/2023, thu hút đông đảo sự
quan tâm và tham gia của người dân.

4)Sinh viên OU cùng nhau tham gia hoạt động rác tại đêm nhạc diễn ra tại Quận
1
5)Trường Đại học Mở TP.HCM hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023
với hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường

5)Giải pháp Bảo vệ môi trường biển, phát triển bền vững từ góc nhìn sinh
viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
6)Sinh Viên OU Chung Tay Khơi Thông Dòng Chảy – Dọn Dẹp Tuyến
Mương

7)Tái Chế Rác Nhựa, Thay Đổi Vòng Đời Cùng Thiếu Nhi
Sáng Thứ bảy ngày 8/7/2023 vừa qua, CLB OU Green Plus trực thuộc phòng
Công tác sinh viên và Truyền thông Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã phối hợp với – Uỷ ban nhân dân phường Tân Thành, quận Tân Phú,
Tp. Hồ Chí Minh tổ chức lớp dạy làm đồ tái chế cho các em thiếu nhi sinh sống
trên địa bàn phường Tân Thành. Hoạt động tái chế có sự tham gia đông đảo của
các em thiếu nhi ở nhiều độ tuổi.
8) Thông điệp môi trường được sinh viên OU tái hiện qua những câu
chuyện cổ tích
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là chủ đề luôn luôn sôi nổi trong
môi trường đại học, bởi sự sáng tạo trong ý tưởng, năng động trong việc tuyên
truyền thông điệp về môi trường của các bạn sinh viên. Vừa qua, sinh viên OU
đã tái hiện sinh động những câu chuyện cổ tích, thông qua đó truyền tải những
thông điệp bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường biển, đại dương.
9)Sinh viên trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng Ngày
môi trường Thế giới 5/6

10)OU chung tay lan tỏa tình yêu môi trường với chiến dịch “Clean Up
Việt Nam” lần thứ 3
Nhằm tạo điều kiện giúp sinh viên thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với
cộng đồng. Góp phần lan tỏa tình yêu thiên nhiên và môi trường đến mọi người
xung quanh. Vào đúng ngày Môi trường Thế giới (5/6/2022), trường Đại học
Mở Tp. Hồ Chí Minh (OU) đã khuyến khích sinh viên cùng nhau tham gia chiến
dịch nhặt rác toàn quốc – Clean Up Việt Nam lần thứ 3 do Xanh Việt Nam tổ
chức. Với sứ mệnh “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải
nhựa vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp”.

Nguồn : Ảnh : internet


Nguồn : Ảnh :https://ou.edu.vn/moi-truong/

Câu 2:
- Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển bền vững trên thế giới và ở
nước ta.
- Khó khăn
- + Thực trạng tăng trưởng kinh tế vẫn phải đối mặt với các thách thức như:
Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao; chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu; phát triển khoa học công nghệ còn
hạn chế, chưa tạo thành động lực tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng còn chậm, mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền
tảng khoa học, công nghệ; đổi mới sáng tạo, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào sự
gia tăng đầu tư, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội rất lớn,
nguồn vốn nhà nước, vốn ưu đãi và viện trợ đều có xu hướng giảm.
- Quản lý, phát triển xã hội còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển.
Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và những vụ việc
bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội. Chênh lệch giàu - nghèo
có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất
là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai;
khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn.
- Tình trạng phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép còn diễn ra ở nhiều địa
phương. Chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo,
quản lý kinh tế, xã hội, một số mặt còn hạn chế, bất cập. Năng lực, phẩm chất, ý
thức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; còn tình
trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp.
Chưa tận dụng, khai thác tốt những cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hội nhập
quốc tế.
- Đặc biệt, quá trình xây dựng và thực thi khung khổ chính sách phát triển bền
vững còn gặp nhiều vướng mắc, hiệu lực thực thi chính sách chưa cao, sự tham
gia của một số bên liên quan còn hạn chế.
- Hệ thống văn bản chính sách còn cồng kềnh, phức tạp; cơ chế, chính sách còn
thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo; năng lực quản trị của các cơ quan nhà
nước còn yếu, nhất là ở cấp cơ sở; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước và
quản trị doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu của tình hình mới. Một số chính sách chưa đi vào thực tiễn do
mục tiêu chính sách thiếu cụ thể, thiếu tính khả thi, mục tiêu chính sách quá cao
trong khi nguồn lực để thực hiện chính sách là hạn chế.

- Thuận lợi: - Người dân đã sử dụng các công nghệ với những đặc điểm tiêu
tốn ít năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo của mặt trời, thuỷ lực, gió, thuỷ
triều; sử dụng vật liệu tái tạo, tìm được tại chỗ hoặc gần nơi sản xuất; sử dụng,
tái chế tất cả các phế thải, phụ phẩm của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Trong
vườn nhà của người nông dân ĐBSH tài nguyên đất được sử dụng 2-3 vụ mỗi
năm, nguồn nước được sử dụng nhiều lần từ dùng để uống, đun nấu, rửa đến
tưới vườn, ruộng. Năng lượng mặt trời được dùng để phơi sấy, năng lượng thuỷ
triều để tưới tiêu, gió để đẩy thuyền; nhiệt lượng từ không khí để biến thực
phẩm qua lên men. Nhiều vật liệu xây dựng lấy từ cây cỏ, tre nứa. Nước bẩn từ
nhà bếp, nhà vệ sinh chảy về vườn, ruộng.
- Sự tạo lập nên những giá trị văn hoá đề cao sự tự tôn trong lao động sản
xuất, tiết kiệm trong tiêu thụ và sử dụng tài nguyên, tránh những hành động can
thiệp vào cân bằng và hài hoà của thiên nhiên. Trong xã hội truyền thống ở Việt
Nam, người có học được đặt vào vị trí cao nhất (nhất sĩ) người nông dân được
đặt ở vị trí thứ hai(nhì nông). Kham khổ, tiết chế trong ăn, mặc, ở, được xem là
đức tính quan trọng, ăn chay, cấm sát sinh là những tập quán phổ biến trong tín
đồ phật giáo.
- Một hệ thống xã hội phát triển tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nhân dân,
tạo nên khả năng huy động tài sản của cộng đồng hoặc của cá nhân nhằm đảm
bảo cho những việc công ích, kể cả việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, phòng
chống thiên tai và bảo vệ môi trường (BVMT) đang là cơ sở tổ chức xã hội này.
- Từ kinh nghiệm nhiều thế kỷ tại ĐBSH có thể thấy rằng PTBV là có khả năng
hiện thực. Tính hiện thực này dựa trên sự tổ hợp của lựa chọn đúng đắn điều
kiện thiên nhiên, sử dụng công nghệ "sạch" thích hợp và hình thành một nền
văn minh hoá PTBV.
- Thuận lợi và khó khăn trong việc PTBV trên thế giới:
- Khó khăn:
+ Biến đổi khí hậu
Từng được Tổng thư ký Guterres mô tả năm ngoái là một "mối đe dọa hiện
sinh" đối với nhân loại song triển vọng đạt được các mục tiêu giảm thiểu biến
đổi khí hậu lại vẫn rất ảm đạm. Với sự gia tăng khí thải nhà kính, biến đổi khí
hậu đang diễn ra theo tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự báo và "tác động của nó
được cảm nhận rõ ràng trên toàn thế giới".
Mục tiêu, vốn đã được các nhà lãnh đạo thế giới cùng thống nhất, là giữ cho tốc
độ ấm lên toàn cầu dưới ngưỡng 2°C và, nếu có thể là 1,5°C so với giai đoạn
tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình của hành tinh đã cao hơn 1°C so với mức
của giai đoạn tiền công nghiệp, nhưng nếu chúng ta không làm đủ thì sự nóng
lên toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức không bền vững và có thể vượt quá 3°C vào cuối
thế kỷ này.
Mặc dù các quốc gia đã có những biện pháp tích cực trong việc phát triển kế
hoạch khí hậu và tăng các khoản đầu tư đã cam kết để tài trợ cho các hoạt động
này song theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, "cần có kế hoạch nhiều
tham vọng hơn và những hành động tăng tốc” về giảm thiểu và thích ứng với
khí hậu.
Nghèo
Nghèo cùng cực, mà theo Liên hợp quốc định nghĩa là tình trạng thiếu hụt
nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản của con người, vẫn tiếp tục giảm, nhưng sự
suy giảm này đã chậm lại đến mức thế giới không đi đúng hướng để đạt được
Mục tiêu chưa đầy 3% dân số thế giới sống trong tình trạng nghèo cùng cực vào
năm 2030. Theo ước tính hiện tại thì nhiều khả năng con số này sẽ là khoảng
6%, tương đương khoảng 420 triệu người. Đây thực sự là “một tình huống đáng
lo ngại nghiêm trọng”, theo người đứng đầu Liên hợp quốc.
Các cuộc xung đột bạo lực và thảm họa là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.
Ở khu vực Ả Rập, nghèo cùng cực trước đây chỉ dưới 3%, tuy nhiên, xung đột ở
Syria và Yemen đã làm gia tăng tỷ lệ nghèo tại đây.
Nạn đói
Nạn đói đang tăng trở lại trên thế giới, với khoản 821 triệu người thiếu dinh
dưỡng trong năm 2017, so với 784 triệu người vào năm 2015. Do đó, 1 trong số
9 người trên thế giới không có đủ ăn.
Châu Phi vẫn là lục địa có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, ảnh hưởng đến 1/5
dân số, khoảng hơn 256 triệu người. Đầu tư công vào nông nghiệp đang giảm
trên toàn thế giới, và theo Tổng thư ký Liên hợp quốc tình huống này cần phải
được đảo ngược. "Các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ và hộ nông dân gia
đình cần nhiều hỗ trợ hơn, và cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và
công nghệ cho nông nghiệp bền vững” – ông Guterres nhấn mạnh.
Các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thiếu đầu tư này.
Tỷ lệ các nhà sản xuất thực phẩm nhỏ ở các nước châu Phi, châu Á và châu Mỹ
Latinh dao động từ 40 đến 85%, so với dưới 10% ở châu Âu.
+ Sức khỏe
Nhiều tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc cải thiện sức khỏe của hàng
triệu người và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuổi thọ tăng cao hơn, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh và cuộc chiến
chống lại các bệnh nguy hiểm nhất, các bệnh truyền nhiem.
Nạn đói
Nạn đói đang tăng trở lại trên thế giới, với khoảng 821 triệu người thiếu dinh
dưỡng trong năm 2017, so với 784 triệu người vào năm 2015. Do đó, 1 trong số
9 người trên thế giới không có đủ ăn.
Châu Phi vẫn là lục địa có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, ảnh hưởng đến 1/5
dân số, khoảng hơn 256 triệu người. Đầu tư công vào nông nghiệp đang giảm
trên toàn thế giới, và theo Tổng thư ký Liên hợp quốc tình huống này cần phải
được đảo ngược. "Các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ và hộ nông dân gia
đình cần nhiều hỗ trợ hơn, và cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và
công nghệ cho nông nghiệp bền vững” – ông Guterres nhấn mạnh.
Các quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thiếu đầu tư này.
Tỷ lệ các nhà sản xuất thực phẩm nhỏ ở các nước châu Phi, châu Á và châu Mỹ
Latinh dao động từ 40 đến 85%, so với dưới 10% ở châu Âu.
+ Sức khỏe
Nhiều tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc cải thiện sức khỏe của hàng
triệu người và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuổi thọ tăng cao hơn, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh và cuộc chiến
chống lại các bệnh nguy hiểm nhất, các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, mặc dù
đạt được những cải thiện này song ước tính vẫn có khoảng 303.000 phụ nữ trên
toàn thế giới đã chết vì các biến chứng của việc mang thai và sinh nở vào năm
2015, phần lớn trong số họ ở khu vực châu Phi cận Sahara.
Những tiến bộ trong việc kiểm soát các bệnh chủ yếu, như sốt rét và lao, đã bị
đình trệ hoặc không tiến triển đủ nhanh, trong khi ít nhất một nửa dân số thế
giới, khoảng 3,5 tỷ người, không có quyền truy cập vào các dịch vụ y tế thiết
yếu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nói rằng "những nỗ lực phối hợp
là cần thiết để đạt được bảo hiểm y tế toàn cầu, tài chính y tế bền vững và để
giải quyết gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh không truyền nhiễm, bao
gồm cả sức khỏe tâm thần".
Bình đẳng giới
Bạo lực giới vẫn tồn tại. Trên khắp thế giới, khoảng 1/5 phụ nữ trong độ tuổi 15
– 49 đã bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục trong 12 tháng qua. Tỷ lệ cao nhất
trong 47 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Mặc dù một số chỉ số về bình đẳng giới đang tiến triển, chẳng hạn như số lượng
nam giới và nữ giới trong lực lượng lao động giảm đáng kể, song tỷ lệ cắt xén
bộ phận sinh dục nữ và kết hôn sớm vẫn còn cao. Ngoài ra, không đủ tiến bộ về
các vấn đề cơ cấu gây ra bất bình đẳng giới.
Bất bình đẳng, chẳng hạn như phân biệt đối xử pháp lý, các chuẩn mực và thái
độ xã hội không công bằng, ra quyết định về các vấn đề tình dục và sinh sản, và
mức độ tham gia chính trị thấp, đang làm suy yếu các nỗ lực để đạt được mục
tiêu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nêu rõ: "Đơn giản là không thể đạt được 17 mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ mà không đạt được bình đẳng giới và trao quyền
cho phụ nữ và trẻ em gái".
Lao động và việc làm
Các chuyên gia đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế bao gồm tất cả các thành phần
của xã hội và bền vững có thể thúc đẩy tiến bộ và tạo ra những phương tiện để
thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trên toàn

Ai trong chúng ta cũng nhận thấy được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng nghiêm trọng.
Đứng trước tình trạng đáng báo động này, thì những người có ý thức bảo vệ môi
trường lại quá ít so với những người đang huỷ hoại nó. Liệu rằng chúng ta có còn
cứu được môi trường hay không?
Trước tiên chúng ta hãy đưa ra những nguyên nhân gây ra tình trạng môi
trường hiện nay:
- Do sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng
những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người
lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính
quyền... trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì
cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình
nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục
cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
- Sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô
nhiễm môi trường đáng kể. Hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp
chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông,
hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
- Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh
sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình
hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cấp
chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ
môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra,
giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi
trường trong xã hội còn hạn chế.
Sau đây là những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng
hiện nay:
- Nâng cao ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường.
- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có
những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
- Nên đặt thêm nhiều thùng rác và xây thêm các nhà vệ sinh công cộng ở các khu
đông dân cư, khu du lịch,…
- Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn
xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường.
=> Trở lại câu hỏi ban đầu “Liệu chúng ta còn cứu được môi trường đang bị ô
nhiễm nghiệm trọng như vậy không? Câu trả lời là chúng ta vẫn còn có thể cứu
được nếu như mỗi người chúng ta chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Chỉ cần
làm từ những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta như bỏ rác đúng nơi quy định,
không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nylong, ly nhựa,… Mỗi ngày chúng ta
cùng góp chút ít vậy thì môi trường sẽ sớm thôi không còn bị ô nhiễm nữa.
Những tổ chức kinh doanh đang gián tiếp đưa hàng tấn rác ra môi trường và
những hoạt động bảo vệ môi trường lại quá nhỏ bé, chúng ta có thể làm gì để thay
đổi?
* Nguyên nhân gây ra ô nhiễm ở các khu công nghiệp:
- Các khu công nghiệp chưa có sự ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải, một số
khu công nghiệp thậm chí còn không có hệ thống xử lý rác thải mà đổ trực tiếp ra
môi trường.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu
công nghiệp còn hạn chế, nhiều chủ cơ sở hiểu chưa rõ, chưa chính xác và thậm chí
không cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành trong công tác bảo vệ môi
trường.
- Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cam kết bảo vệ môi
trường nhưng lại không thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng
hơn. Ban quản lý môi trường tại các địa phương chưa có sự quan tâm đầy đủ đến
vấn đề này.
* Các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên:
- Cần hoàn thiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Các bộ, ngành liên quan cần thực hiện rà soát, sửa đổi một số luật có liên quan,
như Luật Xử phạt vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Tài nguyên nước, Luật
Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thuế bảo vệ
môi trường, Luật Đầu tư... để phát huy hiệu lực, hiệu quả của các quy định trong
Luật bảo vệ môi trường.
- Có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trong đó có hệ thống xử
lý nước thải tập trung.
- Tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam theo
hướng đầu tư, xây dựng công trình bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại địa
phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
- Giám sát chặt chẽ việc phát sinh chất thải từ các khu công nghiệp và các nguồn
thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao từ các khu công nghiệp.
- Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo
vệ mội trường khu công nghiệp; huy động các nguồn vốn đầu tư, vốn viện trợ quốc
tế để thực hiện các giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp, trong đó tập
trung nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; có các giải
pháp huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường và
khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nó bắt nguồn phần lớn là do ý thức
của người dân, những hình ảnh tiêu cực đó được các bạn trẻ làm theo, chúng ta cần
làm gì để những đứa trẻ biết bảo vệ môi trường?
Con người và môi trường có mối quan hệ khăng khít với nhau. Môi trường tự
nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi,
cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải
trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. Mẹ thiên nhiên đã rất ưu
ái ban tặng cho chúng ta một môi trường tuyệt vời - đó là "báu vật vô giá".
Đừng xem nó như một "kho báu vô hạn" mà khai thác, tàn phá để đem lại lợi
ích cá nhân.
Môi trường không làm tổn hại chúng ta thì chúng ta cũng không nên gây hại cho
môi trường. Vì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Và hãy nhớ rằng: "Con người
không thể sống nếu như không có môi trường".
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay nghiêm trọng như thế nào?
Không phải hiển nhiên mà nó được coi là vấn đề toàn cầu, báo động nghiêm
trọng. Ô nhiễm môi trường gây hủy hoại không gian sống của toàn sinh vật, mọi
người trên Trái Đất. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Và cái tình trạng
này từng ngày vẫn đang tăng lên một cách đáng kể. Theo thống kê, chỉ tính
riêng Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 10.000 tấn hóa chất chỉ trong một năm. Loại
hóa chất này dùng để bảo vệ thực vật. Ngoài ra, chúng ta còn có 2.3 tấn rác thải
sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, và còn hàng tá chất thải từ các
vấn đề khác. Hơn 250 khu công nghiệp đã thải ra môi trường 550.000m3 nước
thải từng ngày. Điều đáng nói không phải bất cứ khu công nghiệp nào cũng thải
chất thải ra ngoài khi đã xử lí đúng quy trình. Hầu hết, ở Việt Nam, khoảng 615
cụm công nghiệp thì chỉ có 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải đúng
quy chuẩn, quy trình mà bên Môi Trường đề ra. Còn lại đều xả thải trực tiếp
hoặc không xử lí đúng tiêu chuẩn. Đây còn chưa tính hàng ngàn các cơ sở ý tế
đều thải ra chất thải hằng ngày. Dù đưa ra hàng loạt thống kê để mọi người nắm
được mức báo động ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, các tình trạng này không có
dấu hiệu dừng lại và vẫn đang tăng cao. Điều đó tạo ra mối nguy hiểm nghiêm
trọng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Chúng ta thấy được sự
nghiêm trọng về vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ thông qua những con số, nếu
chỉ xem những con số ấy chỉ là số đếm thì nó chỉ là "hạt cát trên sa mạc" nhưng
những con số ấy lại biểu thị cho chất thải mà chính con người chúng ta đã "ban
tặng" cho môi trường. Chính vì thế, khi đưa ra những số liệu như vậy, một phần
để đánh giá được tình trạng môi trường đang ngày càng ô nhiễm như thế nào,
một phần nó đang cảnh tỉnh chúng ta bởi những hành vi gây tổn hại đến môi
trường và điều đó không chỉ môi trường đang bị tổn hại mà chính chúng ta cũng
đang gây hại cho chính bản thân mình.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
Hàng loạt vấn đề liên qua đến ô nhiễm môi trường vẫn là cấn đề báo động, được
quan tâm nhất hiện nay. Hậu quả của nó để rất trầm trọng, hủy hoại môi trường
sống của con người và động vật, hao hụt lượng lớn tài nguyên quý giá trên Trái
Đất, ngoài ra còn gây các vấn đề về bệnh tật: bệnh ngoài da, ung thư,… Vậy
nguyên nhân của nó là gì? Nguyên nhân chủ yếu hầu hết các vấn đề ô nhiễm
môi trường chính là đến từ con người. Bên cạnh các nguyên nhân tự nhiên như
bão, gió, lũ,…và xuất phát từ vô số các nguyên nhân khác. Tuy vậy nhưng vấn
đề đó chỉ là nguyên nhân rất nhỏ. Chủ yếu vẫn là do CON NGƯỜI.
Ý thức của người dân rất thấp trong vấn đề này. Họ thường xuyên xả thải xuống
dưới nước, đất vô tội vạ, chôn rác một cách không theo quy trình, quy chuẩn.
Họ luôn cho rằng chuyện dọn dẹp chất thải nơi công cộng không phải là việc
của mình, nên họ không quan tâm. Chỉ không phải là nhà của mình, thì nơi nào
họ cũng xả thải được, không quan tâm đến cộng đồng. Chính vì những cái suy
nghĩ như vậy, đã trở thành một tấm gương không tốt cho mọi người về sau, đặc
biệt là trẻ nhỏ.
"Môi trường" dưới con mắt (góc nhìn) của giới trẻ chính là "Môi trường là nơi
chứa đựng vật chất, cụ thể là chất thải".
Hầu như họ không quan tâm đến việc một ngày họ xả bao nhiêu rác thải ra
ngoài môi trường, họ cũng chẳng màng quan tâm đến việc ai sẽ là người dọn rác
thải mà họ đã thải ra và một số người còn mặc định những việc như vậy sẽ có
những người lao công đảm nhận. Hành động vứt rác không đúng nơi quy định
diễn ra như một lẽ thường tình. Tại sao lại như vậy? Chúng ta có những thùng
rác với màu sắc nổi bật mà, còn có những thùng rác tạo con vật như chim cánh
cụt,... nhưng những điều đó không nổi bật để làm họ chú ý tới?
Ý thức bảo vệ môi trường của những đứa trẻ ngày nay:
Những đứa trẻ ngày nay thiếu hẳn ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh
mình. Trước hết là trong hành vi xử lí rác thải. Nhiều đứa trẻ vô tư xả rác ra
đường, sân trường hay bất kì đâu mà không hề ái ngại. Ý thức bỏ rác đúng nơi
quy định vẫn chưa thực sự trở thành thói quen của những đứa trẻ ngày nay.
Nhiều đứa trẻ xem thường hành động bảo vệ môi trường chung. Các em chưa có
ý thức rõ ràng về tác động của môi trường sống đối với con người. Không
những thế, nhiều đứa trẻ còn có hành vi hủy hoại môi trường như xả rác xuống
hồ nức, cống rãnh, bẻ cây xanh, …
Các bài học về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống vẫn chưa thực
sự có tính giáo dục mạnh mẽ, nâng cao nhận thức cho những đứa trẻ. Cách bài
học, hoạt động thực tế nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường không
được các đứa trẻ quan tâm. Điều đó thật đáng lo ngại.
Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu ý thức giữ gìn môi trường của nhiều đứa trẻ là
do những người xung quanh ta đã không ý thức được khiến cho những đứa trẻ
bắt chước theo và sẽ có thói quen như vậy cho đến lớn, sự lười biếng của trẻ
ngày nay. Sự lười biếng đã tạo cho trẻ ngày nay một thói quen to lớn đó là tiện
đâu vứt đó mà không nghĩ cho những người phải dọn dẹp cực nhọc vì những
thứ mình đã xả ra. Những đứa trẻ cần khắc phục nhanh chóng những thói quen
xấu này bằng cách hãy bỏ đi sự lười biếng của mình mà hãy nghĩ đến sự vất vả,
cực nhọc của những cô lao công ngày ngày đi dọn dẹp những thứ rác mà mình
đã vứt ra. Sao các đứa trẻ không thấy cực cho các cô lao công cũng như công
viên vệ sinh nhỉ? Khi các cô lao công đã làm việc trong một ngôi trường như
vậy đã mệt thì các công nhân vệ sinh làm cả một con đường thì sẽ như thế nào?
Chỉ một hành động nhỏ của chúng ta mà đã làm cho người khác phải cực nhọc
biết bao nhiêu.
Cần khen ngợi những đứa trẻ có ý thức tốt, bỏ rác đúng nơi quy định, khi học
sinh đã bỏ rác đúng nơi quy định thì cũng đã một phần giúp đỡ các cô rồi đó. Có
khen thì cũng phải có phê phán những đứa trẻ chấp nhận sự ô nhiễm nơi mình
học, lì lợm, thiếu ý thức và không biết cảm thương. Những đứa trẻ cần phải
nhận thức được rằng khi ngồi học, khi sống trên bãi rác như vậy thì có chịu nổi
không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Vậy tại sao không biết giữ gìn vệ sinh
trường, lớp, môi trường sống: nhà ở, đường xá,...để chúng ta ngồi học và sống
trong bầu không khí trong lành và giảm đi phần mệt mỏi cho các những người
lao công. Chỉ cần bỏ rác đúng nơi quy định mà đã phụ giúp biết bao nhiêu cho
nhà trường và xã hội. Vì vậy,các học sinh ngày nay cần phải giữ gìn vệ sinh
trường, lớp cũng như môi trường xung quanh để có bầu không khí trong lành
và không bị ô nhiễm.
Đáng nói hơn, không thể nói "Ngày nay chỉ có giới trẻ và những đứa trẻ không
có ý thức về bảo vệ môi trường", những người lớn, thậm chí là những người lớn
tuổi vẫn còn rất thờ ơ về việc bảo vệ môi trường. Nhưng nói chung đó là việc ý
thức, nhận thức của con người nói chung. Trẻ em luôn quan sát những tình
huống, sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh cuộc sống chúng. Cho đến tuổi
này, có trẻ sẽ ý thức được như thế nào là bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mỗi trẻ
có nhận thức khác nhau, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xung
quanh. Chúng rất dễ bắt chước những hành động đó mà sẽ không nghĩ rằng
hành động đó liệu đúng hay là sai. Liệu có gây nguy hại hay không. Và nếu như
không có sự can thiệp từ phía gia đình hay một ai đó, nói với trẻ rằng đó là hành
động không đúng. Trong trường hợp, không có ai tiếp cận để thay đổi nhận thức
thì lâu dần điều đó sẽ trở thành thói quen và sẽ nhận định rằng việc đó là một
điều dĩ nhiên.
Chúng ta cần làm gì để những đứa trẻ biết bảo vệ môi trường.
Từng có một bài viết nói rằng: "Liệu việc bảo vệ môi trường là ý thức hay là
trào lưu". Những trào lưu về môi trường trên mạng xã hội gần đây không chỉ
nhắc nhở người trẻ Việt về tác hại của rác thải nhựa lên đời sống, mà còn nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên,
chúng ta đã thật sự có ý thức bảo vệ môi trường chưa, hay chỉ đang chạy theo
một trào lưu mang tầm quốc tế?
Thế hệ trẻ sẽ là người tiếp tục song hành cùng Trái Đất trong tương lai. Hiểu
được điều này, họ đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình từng
ngày bằng nhiều cách, trong đó rõ rệt nhất là qua những chiến dịch về môi
trường. Trong những năm gần đây, người trẻ Việt đang được chứng kiến ngày
càng nhiều những trào lưu hướng đến môi trường, như “giảm thiểu rác thải
nhựa”, “ống hút tre”, và “mang bình nước riêng để được giảm giá.” Điều này
không chỉ nhắc nhở về tác hại của rác thải nhựa lên nhiều khía cạnh đời sống,
mà còn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Những trào lưu như vậy chỉ mang tính nhất thời, không mang tính về lâu về dài.
Nhưng chúng lại nhận được sự hưởng ứng từ nhiều bạn trẻ. Không phải những
trào lưu cứng nhắc như việc tuyên truyền miệng. Thay vào đó hãy lồng ghép
những hành động, chiến dịch mang tính thực tế để tạo ra những trải nghiệm thực
sự ý nghĩa và dần dần họ sẽ thay đổi ý thức dần dần. Tuy nhiên, chúng ta phải
đặt ra câu hỏi lớn "Chúng ta đã thật sự có ý thức bảo vệ môi trường chưa, hay
chỉ đang chạy theo một trào lưu mang tầm quốc tế?". Đầu năm 2019, mạng xã
hội Việt Nam bắt đầu lan truyền nhiều hình ảnh đẹp và ý nghĩa với hàng loạt
hashtag hướng về môi trường. Tiêu biểu là thử thách #nostrawchallenge — nói
không với ống hút nhựa. Kết quả là một bộ phận giới trẻ đã chuyển sang dùng
ống hút và ly tái sử dụng, thân thiện với môi trường để hưởng ứng phong trào
này.
Những trào lưu về môi trường trên mạng xã hội gần đây không chỉ nhắc nhở
người trẻ Việt về tác hại của rác thải nhựa lên đời sống, mà còn nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã
thật sự có ý thức bảo vệ môi trường chưa, hay chỉ đang chạy theo một trào lưu
mang tầm quốc tế?
Mối quan hệ mật thiết giữa mỗi người với môi trường bắt đầu từ khi ra đời.
Sống trong môi trường này, nhưng trước đây con người thường ít dành thời gian
nghĩ và quan tâm về nó, cho tới khi những sức ép và nguy hại lên môi trường
ngày càng rõ rệt, thậm chí ảnh hưởng ngược lại đến cuộc sống của con người.
Thế hệ trẻ sẽ là người tiếp tục song hành cùng Trái Đất trong tương lai. Hiểu
được điều này, họ đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình từng
ngày bằng nhiều cách, trong đó rõ rệt nhất là qua những chiến dịch về môi
trường.
Trong những năm gần đây, người trẻ Việt đang được chứng kiến ngày càng
nhiều những trào lưu hướng đến môi trường, như “giảm thiểu rác thải nhựa”,
“ống hút tre”, và “mang bình nước riêng để được giảm giá.” Điều này không chỉ
nhắc nhở về tác hại của rác thải nhựa lên nhiều khía cạnh đời sống, mà còn nhấn
mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Bằng sự phát
triển và khả năng kết nối mạnh mẽ, mạng xã hội là kênh thông tin và giao tiếp
quan trọng của những chiến dịch tổ chức bởi thế hệ trẻ, và dành cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: chúng ta đã thật sự có ý thức bảo vệ môi
trường chưa, hay chỉ đang chạy theo một trào lưu mang tầm quốc tế? Những
chiến dịch bảo vệ môi trường ChallengeforChange được lan truyền mạnh mẽ và
mang lại thành quả đáng kinh ngạc với các khung đường nay đã sạch bóng rác.
Thể hiện tình yêu môi trường qua mạng xã hội:
Câu chuyện về rác thải nhựa và môi trường bị huỷ hoại vốn đã được kể từ năm
này qua tháng nọ. Tuy nhiên, đến khi những bức hình gây ám ảnh về chiếc ống
hút nhựa kẹt trong cổ những sinh vật biển, chiếc túi nilon trùm kín đầu một chú
rùa được tiết lộ, thì các cuộc chiến bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa
mới bắt đầu nóng lên.
Đầu năm 2019, mạng xã hội Việt Nam bắt đầu lan truyền nhiều hình ảnh đẹp và
ý nghĩa với hàng loạt hashtag hướng về môi trường. Tiêu biểu là thử
thách #nostrawchallenge — nói không với ống hút nhựa. Kết quả là một bộ
phận giới trẻ đã chuyển sang dùng ống hút và ly tái sử dụng, thân thiện với môi
trường để hưởng ứng phong trào này. Tháng 3 vừa qua, chiến
dịch #trashtag hay #ChallengeforChange — dọn dẹp bãi rác, nở rộ khắp mạng
xã hội. Rất nhiều hình ảnh so sánh thành quả đáng kinh ngạc, các khung đường
nay đã sạch bóng rác được chia sẻ, khiến các bạn trẻ càng thêm tự hào và hăng
hái với những hành động thiết thực tương tự. Không chỉ gói gọn ở trong nước,
mà những sáng kiến đơn giản, dễ thực hiện từ nước ngoài cũng được người Việt
trẻ tán thưởng và học hỏi, chẳng hạn như ý tưởng bọc rau củ bằng lá chuối của
siêu thị Rimping ở Chiang Mai, Thái Lan. Nhờ sức mạnh lan toả của các bạn trẻ
mà hiện nay, một số cửa hàng tại Việt Nam cũng đã thay túi nilon thành lá
chuối.
Có thể thấy hiện nay, bên cạnh việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Việt trẻ
đang dần quan tâm hơn về vấn đề phát triển cộng đồng bền vững, cụ thể là môi
trường sống tốt đẹp. Tất cả những lý tưởng đó đều được thể hiện rõ nét qua từng
chiếc tin hiện lên hàng ngày trên… Facebook.
“Trào lưu” (trend) thường được xem là một trò vui xuất hiện trong một khoảng
thời gian ngắn. Thời điểm cao trào, đó là những ngọn sóng lớn khiến cả biển
người phải sục sôi, ai bước theo sẽ tự động mang danh “thời thượng”. Nhưng
cái kết của trào lưu luôn là trôi vào quên lãng sau vài tháng, vài tuần, hoặc thậm
chí là vài ngày. Tuy nhiên, những trào lưu tốt xứng đáng được tồn tại lâu dài.
Môi trường chắc chắn đã khả quan hơn phần nào từ khi những chiến dịch vì môi
trường nổi lên, và nhận thức về vấn đề này cũng được lan rộng hơn bao giờ hết.
Nếu trào lưu ấy tiếp tục đi cùng với giới trẻ Việt Nam và biến thành ý thức
chung của một thế hệ mới, tương lai của hệ sinh thái này sẽ được cải thiện một
cách không ngờ. Chẳng cần phải xắn tay áo đi dọn bãi rác vào mỗi cuối tuần,
bạn chỉ cần thay việc vứt một chai nước vào thùng rác bằng cách mang về dùng
lại vài lần, hay dùng để trồng thêm một mầm xanh. Hoặc thử nghĩ xem, có cách
nào để tái chế chồng túi nilon đang nằm trong nhà bạn thay vì bỏ chúng đi? Rác
sẽ không còn là rác, nếu chúng ta tìm ra cách sử dụng chúng.
Biến những trao lưu tích cực trở thành một ý thức thực sự chứ không phải biến
thành một ý thức, cuộc sống ảo.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA.

You might also like