You are on page 1of 8

 QUY TRÌNH THIẾT KẾ TÚI TÁI CHẾ

1. Nguyên liệu: kéo, chỉ, máy may mini, 40 vỏ mì tôm (đã vệ sinh sạch), giấy nến,
bàn là.
2. CÁCH THỰC HIỆN
Bước 1: Cắt rời vỏ mì tôm thành các miếng nhỏ.
Bước 2: Dùng giấy nến đặt lên các miếng vỏ mì tôm đã cắt rồi dùng bàn là là đến
khi chúng hòa vào thành một miếng lớn, và thiết kế quai túi bằng miếng nhỏ hơn.
Bước 3: Dùng máy may mini để may những vỏ mì tôm thành 1 cái túi tái chế (như
hình kèm theo).
Bước 4: Hoàn thành sản phẩm.
Cách làm tương tự với các túi nilon tái chế còn lại.
 QUY TRÌNH LÀM TÚI TÁI CHẾ TỪ BAO GẠO
1. Nguyên liệu: kéo, chỉ, máy may mini, 1 vỏ bao đựng gạo ( đã vệ sinh sạch sẽ), bút
vẽ, màu vẽ.
2. CÁCH THỰC HIỆN
Bước 1: Cắt rời 2/3 túi bao gạo lấy làm thân túi, 1/3 bao gạo còn lại dùng làm quai túi.
Bước 2: Dùng máy may mini để may những mảnh ghép trên thành 1 cái túi tái chế
như hình kèm theo).
Bước 3: Vẽ câu tuyên truyền “ Bớt 1 cọng rác, thêm 1 mầm xanh”.
Bước 4: Hoàn thành sản phẩm.
Chương 3: GIẢI PHÁP
Môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm, không chỉ bởi lượng
nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác quá mức. Vấn đề này hiện nay đang là
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối
với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần
môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Vì vậy việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho con người đặc biệt là đối tượng sinh viên, thế hệ trẻ
những chủ nhân tương lai của Đất nước mang một ý nghĩa và tầm vóc hết sức quan
trọng. Tất cả vì một tương lai tươi đẹp, trong sạch, lành mạnh của tất cả mọi người
mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
bằng các hành động cụ thể. Từ kết quả nghiên cứu thu được tại trường THPT chuyên
Lê Quý Đôn, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.1. Hạn chế sử dụng túi nilon vì nó là vật khó phân hủy trong môi trường bình
thường, nó có thể tồn tại hàng trăm năm. Nếu sử dụng nhiều túi nilon mà không xử lý
đúng sẽ gây lên hậu quả nặng nề sau này. Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng
nhựa chúng ta nên hạn chế tối đa hoặc thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi
dễ phân hủy. Đặc biệt chúng ta hướng đến tái chế lại các túi nilon, vỏ mì tôm, chai
nhựa… thành vật dụng bền hơn, kéo dài tuổi thọ của túi nilon hơn.
 Chế tạo túi tái chế từ vỏ mì tôm, vỏ bao đựng gạo…
 Làm sản phẩm chậu hoa cây, cây cảnh…

3.2. Xuất phát từ thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và thực trạng giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh còn yếu về kỹ năng, nên nội dung giáo dục
nhằm hình thành các kỹ năng, việc trang bị tri thức và kỹ năng trong bảo vệ môi
trường, cần tuyên truyền rộng rãi hơn thông qua nhiều hình thức như: Thiết kế và tạo
sản phẩm các poster tuyên truyền phân loại rác…

3.3. Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường giúp làm giảm ô nhiễm. Sử dụng
các sản phẩm thân thiện với môi trường là phương pháp bảo vệ môi trường một cách
nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích. Bảo vệ được môi trường sống là bảo vệ sức khỏe
con người và phát triển kinh tế của đất nước.
 Sử dụng túi vải dù tuổi thọ dài, bền thay cho túi nilon.

3.4. Tăng cường hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người, đặc biệt
giới trẻ. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao
thì cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở như Đoàn, hiệp hội
thanh niên, …Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (link video:
https://www.facebook.com/dienbientv.vn/videos/218482973782222).
 Tuyên truyền và hướng dẫn tái chế rác thải nhựa tại các lớp học:
 Phối kết hợp với Đoàn trường, câu lạc bộ môi trường và các câu lạc bộ khác
trong trường để tuyên truyền nâng cao ý thức cho học sinh.
 Kết hợp với bên truyền thông để tuyên truyền về bảo vệ môi trường được
lan tỏa rộng rãi hơn

 Đặc biệt kết hợp với câu lạc bộ môi trường, câu lạc bộ vẽ để thực hiện các
dự án có ý nghĩa cho môi trường trong thời gian tới với mục đích “ Tái tuần
hoàn rác thải thông minh” như:
 Dự án “ Giấy vụn đổi giấy trắng hoặc giấy vệ sinh mới”.
 Dự án đổi giấy lấy cây, đổi sách vở, báo chí cũ lấy cây…
 Dự án “Thiết kế các sản phẩm đồ chơi cho các trường mầm non vùng sâu
vùng xa”.
 Tiếp tục thực hiện các dự án thu gom sách báo cũ tặng cho các trường vùng
sâu vùng xa…

You might also like